Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và một số đề xuất đối với trường Đại học Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.95 KB, 7 trang )

KHOA HỌC XÃ HỘI

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4

và một số đề xuất đối với
trường Đại học Hùng Vương

Đỗ Tùng
Trường Đại học Hùng Vương

Nhận bài ngày 26/11/2017, Phản biện xong ngày 13/12/2017, Duyệt đăng ngày 14/12/2017

TÓM TẮT

C

uộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới,
tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục đại học.
Trên cơ sở các nghiên cứu đánh giá về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mô
hình trường đại học trong thế kỉ 21, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm đóng góp
cho sự phát triển của Trường Đại học Hùng Vương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
đại học hiện nay.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp, Đại học Hùng Vương, đại học 4.0

1.Đặt vấn đề

Trong thời gian gần đây, cụm từ “cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư” hay “cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0” được đề cập khá
nhiều trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Trên các diễn đàn, hội thảo về chủ đề


Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần
thứ 4 hay còn gọi là Cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) do Quốc hội, Chính
phủ, các Bộ, ngành tổ chức đã thu hút được
nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các
học giả trong và ngoài nước quan tâm. Tại
các Hội thảo này, các nghiên cứu đã chỉ ra
những cơ hội và thách thức đang đặt ra đối
với Việt Nam nói chung, giáo dục đại học
Việt Nam nói riêng trong bối cảnh CMCN
4.0 đang diễn ra.
10  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017

Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi
tập trung vào một số vấn đề: Giới thiệu khái
quát về CMCN 4.0 và một số xu hướng nổi
bật của nó, trên cơ sở đó đưa ra một số đề
xuất đối với trường Đại học Hùng Vương để
có thể tận dụng cơ hội, thời cơ đem lại sự
phát triển cho Nhà trường.

2.Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 và một số xu hướng phát
triển lớn

Nhân loại đã chứng kiến và trải qua ba
cuộc CMCN: Đầu tiên là cuộc cách mạng
mở ra từ nửa cuối thế kỉ XVIII với sự ra đời
của máy chạy bằng hơi nước và thủy lực;
Cuộc CMCN lần thứ hai diễn ra từ cuối thế

kỉ 19 với sự xuất hiện của các dây chuyền sản


KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguồn: Internet

xuất lớn sử dụng bằng điện; Cuộc CMCN
lần thứ 3 diễn ra từ cuối những năm 60 của
thế kỉ XX mở ra kỉ nguyên tự động hóa bằng
sử dụng điện tử và công nghệ thông tin.
Ngày nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn
đầu của cuộc CMCN 4.0 (Fourth Industry
Revolution – FIR 4.0) với sự phát triển mạnh
mẽ các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo.
Cuộc CMCN 4.0 phát triển với tốc độ cấp
số nhân, đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ
nền công nghiệp ở mọi quốc gia. Bề rộng và
chiều sâu của những thay đổi này tạo nên sự
tác động sâu sắc của toàn bộ các hệ thống sản
xuất, quản lý, quản trị và đào tạo nhân lực.
Về bản chất, cuộc CMCN 4.0 dựa trên nền
tảng là sự phát triển đột phá của công nghệ
số và tích hợp các công nghệ thông minh để
tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất
trong đó nhấn mạnh những công nghệ đã,
đang và sẽ có tác động to lớn đối với thế giới.
Theo GS Klaus Schwab [5], Chủ tịch Diễn
đàn kinh tế thế giới thì CMCN 4.0 bao gồm


một loạt công nghệ tự động hóa hiện đại,
trao đổi dữ liệu và chế tạo nhằm kết hợp các
hệ thống ảo với thế giới thực, vạn vật kết nối
Internet (Internet of Thing – IoT) và các hệ
thống kết nối Internet (Internet of System
– IoS). Cuộc CMCN 4.0 là sự kết hợp công
nghệ mới (như máy học, mã hóa gen, nano,
năng lượng tái tạo,…) cùng sự tương tác của
chúng trong ba lĩnh vực Kĩ thuật số, Vật lí và
Sinh học, giữa chúng có mối liên quan chặt
chẽ và thâm nhập vào nhau, tạo ra nhiều
sản phẩm đa dạng và có giá trị sử dụng cao,
thậm chí có thể thay thế con người trong
nhiều lĩnh vực hoạt động trong đó đặc trưng
nổi bật là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa
nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực này.
Trong lĩnh vực kỹ thuật số, những yếu tố
cốt lõi của CMCN 4.0 là: Trí tuệ nhân tạo
(AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things
(IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Với sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ, các cảm biến
được sản xuất ngày càng nhỏ hơn, rẻ hơn,
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017  11


KHOA HỌC XÃ HỘI

thông minh hơn, được sử dụng ngày càng
rộng rãi và phổ biến hơn. Chúng được lắp
đặt trong vật dụng thông thường, trong các

mạng lưới giao thông, trong các quy trình
sản xuất và được kết nối Internet. Chúng
được điều khiển thông qua điện thoại thông
minh, máy tính bảng, máy vi tính,… giúp
kết nối thế giới thực với mạng không gian
ảo, đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến toàn
bộ thế giới, đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Trong lĩnh vực Sinh học nói chung, lĩnh
vực sinh học phân tử, sinh học tổng hợp và
di truyền học nói riêng có những sự phát
triển vượt bậc. Bằng sự phát triển của khoa
học công nghệ, việc giải trình bộ gen người
với chi phí giảm và dễ dàng thực hiện hơn.
Từ chỗ phải mất hơn 10 năm, với chi phí
2,7 tỉ USD để hoàn thành Dự án Hệ gen
người, đến nay, một gen có thể được giải mã
trong vài giờ với chi phí không tới một ngàn
USD. Tiến tới, con người có thể tùy biến cơ
thể bằng cách kích hoạt, chỉnh sửa các gen
của mình để khắc phục, sửa những khiếm
khuyết mình gặp phải. Những thành công
của nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học đã
tạo ra những bước tiến nhảy vọt trong Nông
nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực
phẩm, bảo vệ môi trường như tạo ra những
giống cây trồng mới, giống vật nuôi có
những tính năng thích ứng với biến đổi khí
hậu, chống sâu bệnh, cho năng suất cao,…
Trong lĩnh vực vật lý với những xu hướng
lớn về phát triển công nghệ như Xe tự lái với

các loại xe hơi, xe tải tự lái, máy bay, thiết bị
bay không người lái...; Công nghệ in 3D thực
hiện tạo ra một đối tượng vật lý bằng cách in
theo các lớp từ một bản vẽ hay một mô hình
3D có trước bằng kỹ thuật số; Robot cao cấp
đang trở nên thích nghi và linh hoạt hơn
ngày càng được sử dụng nhiều hơn ở tất cả
12  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017

các lĩnh vực từ thay thế con người trong dây
chuyền sản sản xuất tự động hóa cho đến
chăm sóc người bệnh…; Vật liệu mới xuất
hiện với các vật liệu thông minh tự phục hồi
hình dạng hay tự làm sạch,...
Những tác động to lớn của cuộc CMCN
4.0 ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của
xã hội loài người, tác động đến mọi quốc gia
đưa lại nhiều thời cơ mới nhưng cũng chứa
đựng những thách thức khó khăn.
Cùng với những thành tựu của CMCN
4.0 mà con người được hưởng lợi thì mặt
trái của cuộc cách mạng này là việc gây ra
xu hướng bất bình đẳng, phá vỡ thị trường
lao động khi tự động hóa thay thế lao động
chân tay, khi robot thay thế con người trong
nhiều lĩnh vực. Theo một nghiên cứu của Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy, trong
2 thập niên tới dự báo khoảng 56% số lao
động tại 5 quốc gia Đông Nam Á (trong đó
có Việt Nam) có nguy cơ mất việc vì robot

và tại Việt Nam khoảng 86% người lao động
trong ngành dệt may - da giày, 3/4 lao động
trong ngành điện - điện tử phải đối mặt với
nguy cơ mất việc làm do tự động hóa các dây
chuyền sản xuất [5].
Trong lĩnh vực giáo dục, cuộc CMCN lần
thứ 4 tạo ra nhiều cơ hội như môi trường kết
nối Internet với nền tảng kĩ thuật số, các công
nghệ thông minh trợ giúp quá trình giảng dạy,
học tập hay cơ hội để tiếp cận với các chương
trình giáo dục quốc tế được thực hiện từ xa,
với các thiết bị được kết nối Internet,… Về cơ
cấu ngành nghề có sự thay đổi mạnh mẽ, nếu
như trước sự phân chia cơ cấu lao động xã
hội chủ yếu theo các lĩnh vực nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ thì nay CMCN 4.0
tạo ra cơ sở để dần hình thành cơ cấu nhân
lực xã hội theo hai thành phần cơ bản: Nhân
lực thừa hành (hành chính, vận chuyển, bảo


KHOA HỌC XÃ HỘI

trì, sản xuất theo dây chuyền,…) và nhân lực
sáng tạo (nhà sáng chế, thiết kế, nghiên cứu,
thử nghiệm,…). Ranh giới giữa các ngành
công nghiệp truyền thống như luyện kim,
cơ khí chế tạo máy, điện tử,… ngày càng dần
bị xóa mờ và được thay thế bằng các ngành
đào tạo có tính tích hợp, liên ngành cao như

Khoa học vật liệu, Khoa học máy tính, Cơ
điện tử,… Các lĩnh vực khoa học xã hội, khoa
học quản lý cũng phát triển theo xu hướng
đa ngành, liên ngành và tích hợp ngày càng
cao. Chính vì vậy, nhân lực được đào tạo cần
phải có kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghề
nghiệp, ngoại ngữ đồng thời phải có năng lực
hoạt động nghiên cứu khoa học liên ngành
mới có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển
của xã hội trong giai đoạn mới.
Theo GS Gottfried Vossen [4], với các tác
động của CMCN 4.0 thì giáo dục đại học
cũng cần phải thay đổi mạnh mẽ, đồng bộ cả
trong giảng dạy, nghiên cứu và quản trị nhà
trường. CMCN 4.0 dẫn tới mô hình trường

đại học 4.0 với hoạt động dạy học, nghiên
cứu, quản trị nhà trường phải thay đổi cho
phù hợp.
Cũng theo GS Gottfried Vossen, dạy học
4.0 phải có nhiều hình thức học tập mới,
thời gian và địa điểm học tập không bị ràng
buộc, có sự thay đổi phù hợp với đối tượng
học, hoạt động dạy và học diễn ra mọi lúc và
mọi nơi, giúp người học có thể cá nhân hóa,
hoàn toàn quyết định việc học tập theo nhu
cầu của bản thân, trang bị nhiều kỹ năng
phù hợp hơn cho người học; nghiên cứu 4.0
phải có hình thức nghiên cứu mới (về tốc độ,
kết quả nghiên cứu và quá trình đánh giá),

hệ thống dữ liệu quy mô lớn hơn và nguồn
dữ liệu đa đạng hơn; quản lý 4.0 gồm: giảng
dạy (hệ thống phần mềm thực hiện được
nhiều mục đích hơn, những công cụ quản lý
hiệu quả hơn, hệ thống thông tin lớn hơn),
nghiên cứu khoa học (hệ thống thông tin
nghiên cứu khoa học, quản lý dự án), quản
lý cơ sở đào tạo, bộ phận hỗ trợ tài chính [4].

Dạy học
4.0

Nghiên cứu
4.0
Cơ sở giáo dục
4.0

Quản trị 4.0
Nguồn: Gottfried Vossen

Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017  13


KHOA HỌC XÃ HỘI

Mặc dù còn có những ý kiến khác nhau,
nhưng các nghiên cứu hiện nay đều thống
nhất về mô hình giáo dục đại học trong
tương lai phải là mô hình giáo dục thông
minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố nhà

trường – nhà quản lý – nhà doanh nghiệp,
tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và
năng suất lao động trong xã hội tri thức. Mô
hình này phải thúc đẩy được tinh thần khởi
nghiệp của giảng viên, sinh viên; tạo điều
kiện cho hợp tác giữa giáo dục đại học và
sản xuất, gắn kết chặt chẽ, hiệu quả với sự
phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và
khu vực.

3.Một số đề xuất đối với Trường Đại
học Hùng Vương

Trường Đại học Hùng Vương được thành
lập năm 2003 trên cơ sở một trường CĐSP
với truyền thống đào tạo trên 40 năm. Nhà
trường được thành lập với sứ mạng là đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc
các nhóm ngành công nghệ, xã hội nhân
văn, khoa học tự nhiên, nông lâm nghiệp,
sư phạm, ngoại ngữ,… đồng thời thực hiện
nhiệm vụ chuyển giao khoa học công nghệ
cho tỉnh Phú Thọ và khu vực. Trường Đại
học Hùng Vương xác định chiến lược phát
triển của mình là trở thành trường đại học
theo định hướng ứng dụng.
Trong gần 15 năm xây dựng và phát triển
với vai trò là Trường Đại học đầu tiên trên
quê hương Đất Tổ, nhà trường đã đạt được
nhiều thành tích nổi bật, đóng góp cho sự

phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ
và khu vực Trung du miền núi phía Bắc. Cơ
sở vật chất của nhà trường dần được đầu tư
hoàn thiện; đội ngũ giảng viên được chuẩn
hóa, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên
đạt trên 18,6%; ngành nghề đào tạo được mở
14  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017

rộng theo hướng mở rộng đào tạo sau đại
học; chất lượng đào tạo tiếp tục được duy trì
và đã đào tạo được trên 10 ngàn sinh viên đại
học, cao đẳng chính quy với tỷ lệ sinh viên
tốt nghiệp có việc làm đạt trên 70%; nhiều
đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp
tỉnh,… đã được ứng dụng có hiệu quả trong
thực tiễn.
Trong bối cảnh CMCN 4.0 đang diễn ra
tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống
xã hội, để có thể nắm bắt được cơ hội mới,
khai thác được lợi thế của nhà trường, theo
chúng tôi Trường Đại học Hùng Vương cần
quan tâm thực hiện một số vấn đề sau:
3.1.Trong công tác quản lý
Cần đổi mới công tác quản lý nhà trường
theo hướng tiếp cận quản trị đại học. Tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý tổng thể các hoạt động của
nhà trường đảm bảo khoa học, thiết thực
và hiệu quả. Trước hết, trang bị phần mềm
quản lý và xử lý văn bản đi đến, giao việc và

quản lý giao việc đối với mỗi vị trí công việc
để đánh giá được hiệu quả thực hiện nhiệm
vụ mỗi cá nhân. Phân quyền xử lý công việc
trên phần mềm; xây dựng và quản lý cơ sở
dữ liệu của trường để phục vụ tra cứu, tìm
kiếm và sử dụng nhanh chóng, hiệu quả.
3.2. Trong công tác đào tạo
Thực hiện rà soát chuẩn đầu ra và xây dựng
chương trình các ngành đào tạo theo nhóm
ngành đảm bảo phù hợp với định hướng
ứng dụng nghề nghiệp, quan tâm đến tính
liên môn của các ngành học và sự liên thông
trong các môn học. Chuẩn đầu ra cần được
xác định cụ thể, quan tâm phát triển kỹ năng
nghề nghiệp, đặc biệt là kỹ năng thích ứng
cho sinh viên trước những thay đổi nhanh


KHOA HỌC XÃ HỘI

chóng của thực tiễn. Trong chương trình đào
tạo, dành nhiều thời gian để sinh viên được
tiếp xúc, làm việc với thực tiễn ngành nghề
được đào tạo nhất là tiếp cận với các công
nghệ mới.
Thực hiện đẩy mạnh hoạt động đổi mới
phương pháp dạy học, triển khai xây dựng
hệ thống bài giảng điện tử, tăng cường kết
nối khai thác các khóa học trực tuyến; chú
trọng kĩ năng thực hành và NCKH của sinh

viên; mở rộng hợp tác, trao đổi các chương
trình hợp tác đào tạo, trao đổi vấn đề chuyên
môn với các trường đại học trong và ngoài
nước. Khuyến khích giảng viên xây dựng các
bài giảng trực tuyến để người học có thể học
mọi lúc, mọi nơi. Trước hết, giao nhiệm vụ
với khoa Kỹ thuật công nghệ và khoa Ngoại
ngữ triển khai thực hiện với một số học phần
do các đơn vị này quản lý.
3.3.Trong nghiên cứu khoa học
Do đầu tư các trang thiết bị nhất là đối với
các công nghệ mới đòi hỏi chi phí lớn, lại dễ bị
lạc hậu, thay đổi nên các trường đại học khó có
thể thực hiện được điều này. Chính vì vậy, cần
tăng cường gắn kết, hợp tác có hiệu quả với
các doanh nghiệp, các tập đoàn, các trường
đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước
để xây dựng, khai thác hiệu quả các cơ sở vật
chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm; kết nối,
phối hợp với các nhà máy, doanh nghiệp thực
hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển
giao công nghệ theo hướng thực hiện nhiệm
vụ nghiên cứu và chuyển giao theo nhu cầu
đặt hàng của các doanh nghiệp trên các lĩnh
vực nhà trường có thế mạnh.
Trường Đại học Hùng Vương là một cơ sở
nghiên cứu khoa học có uy tín, nơi tập trung
đội ngũ trí thức có trình độ cao của tỉnh
Phú Thọ. Chính vì vậy, nhà trường cần quan


tâm chỉ đạo xây dựng các nhóm chuyên gia
đi đầu nghiên cứu xu thế toàn cầu hóa cũng
như các tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0
đối với các mặt kinh tế, xã hội, sản xuất công
nghiệp, dịch vụ,… của tỉnh.
3.4. Tăng cường năng lực
Để trường đại học Hùng Vương thực
hiện tốt được nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu
khoa học đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của bối
cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
thì một trong những nhân tố quyết định là
con người, cụ thể đó là năng lực, trình độ
chuyên môn, tâm huyết, trách nhiệm của
mỗi cán bộ, giảng viên nhà trường. Chính vì
vậy, cần tập trung nâng cao năng lực, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là ngoại
ngữ của giảng viên. Cần giao nhiệm vụ cho
giảng viên nhất là giảng viên trẻ trong thời
gian một hay hai năm,… có thể sử dụng
ngoại ngữ trong việc giảng dạy, nghiên cứu.
Cùng với nâng cao năng lực giảng viên, cần
quan tâm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
quản lí và sự chuyên nghiệp trong công việc
của đội ngũ chuyên viên. Tổ chức bồi dưỡng,
tập huấn theo các chuyên đề về khai thác
Internet, sử dụng dữ liệu dùng chung với nội
dung phù hợp cho các đối tượng.

4.Kết luận


CMCN 4.0 đã và đang có những tác động
to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Với
sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao, là cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ có uy tín của tỉnh Phú Thọ và
khu vực, Trường Đại học Hùng Vương cần
tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc cả về tư
duy quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, nội dung
chương trình, phương pháp giảng dạy, tăng
cường đánh giá theo chuẩn đầu ra đồng thời
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017  15


KHOA HỌC XÃ HỘI

phải tăng cường gắn kết chặt chẽ, hiệu quả
hơn nữa giữa quá trình đào tạo trong nhà
trường với thực tiễn để nâng cao chất lượng,
hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục đại học hiện nay.

Tài liệu tham khảo
[1]  Nguyễn Thị Lan Phương (2017), Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4: Cơ hội, thách
thức và tác động đến giáo dục, Tạp chí Khoa
học giáo dục số 138.
[2]  Phạm Đỗ Nhật Tiến (2017), Chính sách
giảng viên đại học trước những thách thức

của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp

chí Khoa học giáo dục số 140.
[3]  Báo Tuổi trẻ, />[4]  Gottfried Vossen (2017), University 4.0:
Concepts, challenges, and preliminary
(ERCIS) experiences, International Conference on University 4.0: A Framework for
21st Century Higher Education, Nguyen Tat
Thanh University.
[5]  Klaus Schwab (2016), The Fourth Industrial
Revolution, Kindle Edition.

SUMMARY
The Fourth Industrial Revolution
and some suggestions for Hung Vuong University

Do Tung
Hung Vuong University

T

he Fourth Industrial Revolution (FRI) has strong effects on the world, deeply influencing people’s lives, including higher education. Over the research about the FIR
and the model of the university in the 21st century, this paper gives some suggestion
for Hung Vuong University’s development.
Key words: Industrial Revolution, Hung Vuong University, University 4.0

16  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017



×