Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng cách mạng công nghệ 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.4 KB, 8 trang )

TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHOA HỌC

Đổi mới phương pháp giảng dạy

đáp ứng CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Nguyễn Quốc Khánh1, Nguyễn Thị Minh1, Ngô Tứ Thành2
Đại học Công nghiệp Việt Trì, 2Đại học Bách Khoa Hà Nội

1

TÓM TẮT

T

ác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã làm thay đổi về chất của
dạy học trong trường học truyền thống. Trên cơ sở phân tích những ảnh hưởng
của CMCN 4.0 tới đào tạo truyền thống, bài báo này đưa ra giải pháp đổi mới phương
pháp dạy học để đáp ứng được CMCN 4.0.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, dạy học đảo ngược, dạy học trực tuyến, thực hành
tương tác ảo, trắc nghiệm đồ họa, hệ thống dạy học trực tuyến.

1.Đặt vấn đề

Sự phát triển của nền sản xuất thông minh
dựa trên nền tảng Internet của CMCN 4.0
đang làm cho những kiến thức mà đại học
truyền thống đang dạy có thể không còn hữu
dụng trong tương lai. Sinh viên tốt nghiệp
đại học truyền thống không thích ứng với
sự phát triển công nghệ 4.0, không đáp ứng
được với yêu cầu của doanh nghiệp (DN)


khiến nhiều DN phải tự tổ chức đào tạo lại,
thậm chí đào tạo mới.
CMCN 4.0 cùng các thiết bị thông minh
đã hình thành mô hình trường học trực
tuyến với những ưu điểm nổi bật, chương
trình luôn thay đổi và được cập nhật thường
xuyên hoàn toàn tương thích với sự phát
triển của CMCN 4.0: quá trình học đều được
thực hiện trực tuyến ở mọi lúc (every time)
và mọi nơi (every where), giảng viên (GV) và
64  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017

sinh viên (SV) giao tiếp mà không cần tới
lớp học truyền thống mà thông qua lớp học
trên mạng (lớp học ảo); chương trình đào
tạo luôn được cập nhật nhanh nhất mảng
kiến thức mới cho học viên. Vì lẽ đó mà mô
hình đại học trực tuyến ngày càng lớn mạnh
theo thời gian và phát triển song hành với
cuộc CMCN 4.0 đang thu hút số lượng lớn
học sinh tốt nghiệp phổ thông. Đại học trực
tuyến được xem là mối đe dọa lớn nhất đối
đại học truyền thống.
CMCN 4.0 đang chứng kiến sự dịch
chuyển chức năng nghiên cứu và đào tạo
từ khu vực đại học sang khu vực DN. Các
DN lớn hiện nay đã có phòng thí nghiệm
riêng, có đội ngũ nghiên cứu thực hiện các
nghiên cứu tốn kém. Nhiều tập đoàn công
nghệ ngày nay có tiềm lực công nghệ, con

người và tài chính rất lớn, họ lại ở tuyến


TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHOA HỌC

đầu trong cuộc chạy đua biến tri thức
thành sản phẩm phục vụ cuộc sống vì thế
họ có nhiều trải nghiệm quý giá mà giới
hàn lâm đại học không có. Bởi vậy đại học
không còn là nơi duy nhất nghiên cứu, đặc
biệt là các nghiên cứu ứng dụng. Sự ra đời
của các tổ chức này trước tiên là nhằm mục
tiêu đào tạo nội bộ cho nhu cầu của doanh
nghiệp, nhưng hiện nay phần lớn đã mở
rộng đối tượng đào tạo học viên ngoài, cấp
chứng chỉ và cạnh tranh trực tiếp với đại
học truyền thống và đang “tham gia” vét
cạn nguồn tuyển sinh của các trường đại
học truyền thống công lập.
CMCN 4.0 đang làm giãn rộng khoảng
cách giữa việc đào tạo của các trường Đại
học và những gì xã hội thực sự cần. Tiến bộ
công nghệ 4.0 đã làm thay đổi bức tranh của
thị trường lao động: lao động giản đơn đã có
robot đảm nhiệm, thị trường chủ yếu chỉ cần
những việc đòi hỏi lao động sáng tạo ở trình
độ cao. Các trường đại học truyền thống
không thể dự đoán được các kỹ năng mà thị
trường lao động sẽ cần trong tương lai gần
nên tấm bằng đại học truyền thống không

đủ để tồn tại trong cuộc CMCN 4.0. Vì lý do
đó mà Việt Nam tồn tại nghịch lý: “hàng vạn
cử nhân tốt nghiệp nhưng các doanh nghiệp
lại không đủ người làm việc cho họ”.
Với những thiết bị hiện đại (máy tính,
điện thoại thông minh,…) đã có tác động
không tích cực tới quá trình dạy học trong
đào tạo truyền thống: giảng viên (GV) giảng
bài lần đầu thì nội dung sẽ được sinh viên
(SV) ghi lại, và bài giảng đó sẽ gửi cho các
SV lớp khác; khi SV có đủ tài liệu, GV sẽ
không còn tạo được yếu tố bất ngờ về mặt
nội dung, không còn gây hứng thú cho SV,
SV đến lớp chủ yếu điểm danh; sử dụng iPad
thông minh SV có thể dễ dàng tìm ra câu trả

lời nhanh hơn bất cứ giáo sư nào, SV không
cần đến GV như trước đây.
Vậy làm thế nào để đổi mới đại học truyền
thống đáp ứng được CMCN 4.0 là vấn đề
được đặt ra và được nhiều nhà khoa học giáo
dục nghiên cứu. Trong bài báo này tác giả đề
xuất một khía cạnh đổi mới đại học truyền
thống: đó là “đổi mới phương pháp giảng dạy
đáp ứng CMCN 4.0”.

2.Nội dung nghiên cứu
2.1.CMCN 4.0 là gì?

CMCN 4.0 mà nền tảng là internet kết nối

vạn vật (Internet of Things, viết tắt là IoT)
dựa trên sự phát triển bậc cao của công nghệ
thông tin truyền thông (ICT). Đây là sự kết
hợp giữa công nghệ thế giới thực, thế giới ảo
và thế giới sinh vật, cho phép thông tin, kiến
thức, tri thức của nhân loại thường xuyên
đưa lên “điện toán đám mây” cho mọi người
tra cứu [6].
IoT cho phép mỗi đồ vật, mỗi con người
được cung cấp một định danh của riêng
mình và tất cả đều có khả năng truyền tải trao
đổi thông tin dữ liệu qua mạng mà không
cần có sự tương tác trực tiếp giữa người với
người, hay người với máy tính. Lúc đó người
học không cần đến lớp mà chỉ cần có điện
thoại kết nối internet là có thể theo dõi được
bài giảng. Đặc biệt nếu sử dụng iPad thông
minh người học có thể dễ dàng tìm ra câu
trả lời nhanh hơn bất cứ giáo sư nào và lúc
này tri thức cơ bản không phải là những sự
kiện cần phải ghi nhớ.
2.2.Những vấn đề đặt ra trong dạy
học đáp ứng CMCN 4.0
a) Thay đổi hình thức dạy và học
Để tận dụng thế mạnh IoT như trên,
đại học truyền thống phải thay đổi về chất.
Thay đổi quan điểm dạy học truyền thụ tri
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017  65



TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHOA HỌC

thức “chỉ tay cầm việc” sang dạy học sáng
tạo, tức là quá trình dạy học phải [1]: Tập
trung mục tiêu phát triển năng lực và tư duy
sáng tạo của người học; đề cao vấn đề dạy
phương pháp học tập cho người học hơn là
dạy nội dung học tập, có nghĩa là cần quan
tâm người học sẽ học tập như thế nào? Bảo
đảm tính đồng bộ của quá trình dạy học,
tạo nhiều cơ hội tham gia cho người học;
sử dụng đa dạng phương pháp, hình thức tổ
chức và phương tiện, tài liệu dạy học; dành
nhiều thời gian cho hoạt động vận dụng,
giao tiếp, hoạt động nhóm nhỏ, giải quyết
vấn đề; tăng cường trực quan hoá, dạy học
đa giác quan, đa trí tuệ; nhiều thông tin
phản hồi tới giáo viên; đánh giá dựa trên
năng lực thực hiện.
Để đáp ứng được dạy học sáng tạo thì
trường đại học theo mô hình mới phải sử
dụng chính CMCN 4.0 để thay đổi hình thức
đào tạo, tức là cần kết hợp 2 phương thức
đào tạo trực tuyến và truyền thống.
•Trước đây, sinh viên học ở trường, về
nhà làm bài tập. Giờ thì ngược lại, kiến
thức mà GV giảng được SV học ở nhà
qua hệ thống trực tuyến, và SV đến lớp
chỉ để tương tác với GV, để hỏi những
gì họ chưa rõ.

•Một số môn học có thể học tập hoàn
toàn trực tuyến khi có đủ điều kiện dạy
học (nội dung, phương tiện và phương
pháp dạy học trực tuyến) phù hợp. Đây
là xu thế của dạy học trong thế kỷ 21.
Khi tất cả các trường đại học trên thế
giới được kết nối với nhau, thì SV nước
này chỉ cần bật thiết bị là biết các GV
ở nước khác đang dạy gì. Do đó việc
đào tạo lúc này không chỉ bó hẹp trong
phạm vi một trường, một quốc gia mà
là toàn cầu.
66  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017

b) Phải chú trọng đào tạo kỹ năng hơn là
đào tạo nội dung
Với sự thay đổi nhanh chóng của công
nghệ trong cuộc CMCN 4.0, các trường đại
học phải đào tạo cho người học những kỹ
năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo,
khả năng thích nghi khi công nghệ và vị trí
làm việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ
bị đào thải.
Người GV không dạy cho SV cái mình
đang có, mà phải hướng tới dạy SV sáng
tạo ra cái mới. Học tập để cạnh tranh chứ
không phải để lấy bằng như xưa. Nếu giáo
dục truyền thống dạy cách đọc, cách viết,
thì ngày nay cần dạy các kỹ năng truy cập
internet, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên

mạng, đây cũng là những kỹ năng sống còn
của người học khi trưởng thành và vào đời.
GV chuyển từ việc truyền thụ kiến thức sang
hướng dẫn sinh viên tiếp cận đúng thông tin
cần tìm và biết loại bỏ những thông tin xấu,
không liên quan trên Internet.

3.Vận dụng mô hình giảng dạy hiện
đại phù hợp CMCN 4.0
3.1.Sử dụng các công cụ dạy học hiện đại

a) Sử dụng hệ thống học tập trực tuyến
trong dạy học
Cùng với sự phát triển của công nghệ
thông tin và truyền thông, nhiều hệ thống
học tập trực tuyến cho nhiều môn học khác
nhau đã được xây dựng trên mã nguồn mở
Moodle. Hệ thống này được xây dựng dưới
dạng một website. Tại đây giáo viên có thể
đưa bài giảng điện tử lên cho sinh viên tự
học ở nhà. Sử dụng các bài kiểm tra trắc
nghiệm để kiểm tra đánh giá thường xuyên
hoặc định kỳ việc học ở nhà của sinh viên;
kiểm tra đánh giá việc học trên lớp của sinh
viên với các bài trắc nghiệm có tính tương


TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHOA HỌC

tác cao; kết quả kiểm tra đánh giá được hệ

thống tự động xử lý và lưu vào mục điểm số
của môn học. Hệ thống cho phép tổ chức làm
bài tập cá nhân, bài tập nhóm, sinh viên nộp
bài trực tuyến theo yêu cầu của giáo viên,
có thể trao đổi thông tin và thảo luận trực
tuyến thường xuyên với giáo viên qua mục
diễn đàn và hội họp trực tuyến. Ngoài ra hệ
thống này còn có thể sử dụng để tổ chức thi
giữa kỳ và hết kỳ dưới hình thức trắc nghiệm
online [3].
b) Sử dụng phần mềm thực hành tương
tác ảo để hỗ trợ dạy học thực hành
Trong dạy học thực hành việc rèn luyện
cho sinh viên có tay nghề thực hành thành
thạo trên phòng thực hành thật đòi hỏi mất
rất nhiều thời gian và chi phí rất tốn kém
cho cơ sở đào tạo.
Cùng với sự phát triển của đồ họa và
công nghệ thực tại ảo đã cho ra đời nhiều
phần mềm dạy học tương tác ảo. Việc sử
dụng những phần mềm này trong dạy học
thực hành sẽ đem lại những hiệu quả nhất
định [5]:
•Quá trình tương tác được thực hiện
qua phần mềm dạy học trên máy tính
và mạng chứ không phải trên vật thật
trong thực hành truyền thống.
•Vai trò của người dạy là hướng dẫn
người học sử dụng phần mềm và định
hướng phương án để giải quyết nhiệm

vụ thực hành đặt ra. Người học tích
cực, chủ động và thoải mái thực hiện
trên phần mềm, có thể thử sai nhiều
lần tùy ý mà không sợ nguy hiểm và
tốn kém từ đó hoàn thành được nhiệm
vụ thực hành đặt ra.
•Do được làm nhiều lần trên phần mềm
tương tác cho nên người học không
những chỉ biết làm mà còn làm thành

thạo mà không mất nhiều thời gian đi
thực hành.
•Giảng viên có thể cung cấp miễn
phí phần mềm này cho sinh viên cài
đặt trên máy tính cá nhân của mình
hoặc đưa lên mạng. Sinh viên có thể
thực hành ở nhà tùy thích mà không
phải chờ đến giờ thực hành. Như vậy
sinh viên có thể thử nghiệm những
sáng tạo của mình tùy thích cho tới
khi khám phá ra cái mới. Đặc biệt là
sau khi ra trường đi làm sinh viên
có thể sử dụng phần mềm này để
nghiên cứu, ứng dụng và giải quyết
những nhiệm vụ đặt ra trong thực tế
công việc.
Vậy giải pháp đưa ra ở đây là kết hợp
giữa phần mềm thực hành tương tác ảo với
phòng thực hành thật để hình thành tay
nghề cho SV. SV phải thực hành thành thạo

trên phần mềm thực hành ảo sau đó mới
được thực hành thực. Như vậy thời gian để
GV luyện tay nghề cho SV trên thiết bị thực
sẽ rút ngắn.
c) Sử dụng trắc nghiệm đồ họa trong kiểm
tra đánh giá môn học kỹ thuật
Trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra
đánh giá đã và đang được sử dụng trong hầu
hết các môn học ở đại học dưới dạng trắc
nghiệm dạng Text. Tuy nhiên trắc nghiệm
này chưa thực sự hiệu quả đối với những
môn học kỹ thuật.
Tác giả đề xuất một hình thức kiểm tra
đánh giá mới đó là sử dụng trắc nghiệm
đồ họa (hình ảnh, hình ảnh tương tác, mô
phỏng, video). Hình thức kiểm tra này đã
được tác giả nghiên cứu và xây dựng thành
công theo như [7] đã công bố. Được sử dụng
trong kiểm tra đánh giá trực tiếp và trực
tuyến để đánh giá chính xác kết quả học tập
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017  67


TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHOA HỌC

nhất là đối với những học phần kỹ thuật đòi
hỏi tay nghề thực hành.

3.2.Vận dụng mô hình dạy học hiện đại
a) Vận dụng mô hình dạy học đảo ngược

Dạy học đảo ngược là mô hình dạy học
hiện đại được kết hợp giữa dạy học truyền
thống và dạy học trực tuyến. Mô hình này
được mô tả như Hình 1 [2]:

Hình 1. Mô hình lớp học đảo ngược

Mỗi bài học theo mô hình này được thực
hiện theo các bước sau:
■■ Bước 1: Trước giờ học trên lớp
GV: Tạo 1 bài giảng điện tử cho sinh viên
tự học ở nhà.
Thứ nhất, sử dụng một máy ảnh để ghi lại
video bài giảng theo cách “truyền thống”.
Thứ hai, sử dụng ứng dụng chụp ảnh màn
hình để ghi lại những gì xảy ra trên màn
hình, kèm theo bình luận của GV.
Thứ ba, sử dụng phần mềm xây dựng bài
giảng E-learning để xây dựng bài giảng và
đóng gói theo chuẩn SCORM.
Dạy học đảo ngược có thành công hay
không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ
chuyên môn, năng lực sư phạm & kỹ năng
sử dụng IT trong giảng dạy của GV. Tất cả
năng lực của GV được thể hiện qua việc
xây dựng video bài giảng một cách khoa
học, phù hợp với đối tượng người học.
68  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017

Kịch bản sư phạm cũng như giáo án của

cách dạy đảo ngược sẽ khác về bản chất
với dạy học truyền thống. Kịch bản và
giáo án của GV gồm 2 phần chính: Bài
giảng điện tử và các tình huống GV tương
tác với SV ở lớp.
Giữa nội dung bài giảng điện tử cho SV
xem trước ở nhà với nội dung thảo luận trên
lớp phải đảm bảo kết cấu hài hòa và hợp lý.
Không ngừng cập nhật những nội dung mới,
những tình huống mới trong thực tế để đưa
vào bài giảng video các năm sau để bài giảng
luôn được tươi mới.
SV: tự học, tự nghiên cứu với bài giảng
điện tử của GV và chuẩn bị phần thực hành
trên lớp. Việc học tập bị đảo ngược là nhằm
biến SV thành trung tâm, thay vì GV điều
khiển SV, giờ đây SV chủ động nghiên cứu
bài giảng điện tử để hình thành những ý
kiến riêng, các câu hỏi xung quanh nội dung,
và trước khi đến lớp đã có những hiểu biết
xung quanh khái niệm liên quan.
Kỹ năng cần có của SV: kỹ năng sử dụng
công nghệ thông tin, kỹ năng tìm kiếm tri
thức trên mạng, kỹ năng tự học và cá nhân
hóa việc học tập của bản thân.
■■ Bước 2: Trong giờ học
GV trao đổi, thảo luận, kiểm tra đánh giá
SV tại lớp. GV không dạy mà chủ yếu hướng
dẫn các SV làm bài tập, tìm hiểu các kiến
thức chưa hiểu của SV, tìm ra những phương

pháp làm bài hay nhất, tối ưu nhất cho SV.
Do cá nhân hóa người học nên việc dạy của
GV ở các lớp khác nhau thì tình huống cũng
như cách xử lý sư phạm sẽ khác nhau. Kỹ
năng của GV lúc này giống như MC dẫn
chương trình.
SV thực hành ứng dụng các khái niệm
chính cùng với phản hồi từ GV và các SV
khác. Bằng cách làm này, SV được phát triển


TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHOA HỌC

các kỹ năng cần thiết, đó là: kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ứng
dụng công nghệ.
Công việc trên lớp của GV và SV: GV
hướng dẫn SV đào sâu kiến thức, SV thực
hiện các hoạt động nhóm phù hợp cũng như
dành nhiều thời gian hơn trong việc luyện
tập và tư duy...
■■ Bước 3: Ngoài lớp học, sau giờ học
Kết thúc giờ học trên lớp, nếu những nội
dung trao đổi trên lớp chưa hoàn thiện, GV
sẽ hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của
SV qua mạng.
SV kiểm tra lại kiến thức đã học trong giờ
học và tự tìm hiểu mở rộng thêm.
SV có thể viết nhật ký hoặc blog, họ có
thể cập nhật những gì đã học được hoặc cần

phải tập trung vào tiếp theo. Học sinh cũng
có thể sử dụng blog hoặc nhật ký của mình
để làm một lưu ý bất kì.
Sau bước 3, GV chuyển sang bước 1 để tạo
bài giảng điện tử mới hoặc bổ sung nội dung
bài giảng cũ sao cho phù hợp với trình độ
tiếp thu bài giảng của SV hiện tại. SV cũng
chuyển về bước 1 để nghiên cứu bài giảng
mới của GV.
b) Sử dụng mô hình dạy học trực tuyến
Dạy học trực tuyến đang là xu thế tất yếu
của giáo dục hiện đại. Cần phải dần dần
chuyển đổi từ dạy học truyền thống sang dạy
học trực tuyến ở những môn học có thể. Mô
hình tổ chức dạy học này được mô tả như
sau [4]:
■■ Bước 01. Ổn định tổ chức lớp học, bao
gồm các hoạt động: cấp tài khoản cho sinh
viên; tham gia các hoạt động trước khóa học;
tham gia các hoạt động làm quen; làm bài
tập thăm dò trước khóa học
■■ Bước 02. Tổ chức dạy học các chủ đề của
khóa học.

Cấp tài khoản cho học viên

Tham gia các hoạt động trước khóa học

Tham gia hoạt động làm quen


Làm bài tập thăm dò trước khóa học

Học chủ đề 01 (theo thời gian quy định)
Học chủ đề 02 (theo thời gian quy định)

--------------------------------------Làm thực hành trên phần mềm ảo
(IT Essentials Virtual Desktop)

Kiểm tra giữa khóa học

Học chủ đề N/2+1(theo thời gian quy định)
Làm bài tập trắc nghiệm đồ họa

-------------------------------------

Học chủ đề N (theo thời gian quy định)
Điểm
>=50%

Tổng kết điểm N chủ đề (tối đa M)

Đạt
Điểm >=45%*M
Không đạt
Không qua, học lại khóa học

Không đạt

Đạt
Thi kết thúc học phần


Tổng kết điểm

Hình 2. Quy trình tổ chức dạy học trực tuyến

■■ Bước 03. Tổ chức dạy học thực hành

trực tuyến: Sử dụng phần mềm thực hành
tương tác ảo và bài kiểm tra trắc nghiệm
đồ họa.
■■ Bước 04. Tổng kết đánh giá điểm quá
trình khóa học.
■■ Bước 05. Tổ chức thi giữa học phần và
kết thúc học phần.
Bước 2 được triển khai bao gồm các hoạt
động cụ thể như sau: học bài giảng và bài đọc
tham khảo; làm bài tập kiểm tra đánh giá kết
quả học bài giảng; làm bài tập cá nhân; làm
bài tập nhóm; tham gia thảo luận trực tuyến;
làm bài tập đánh giá hết chủ đề; làm bài tập
đúc kết; tổng kết đánh giá điểm; kho dữ liệu
trực tuyến; diễn đàn lấy ý kiến phản hồi của
sinh viên.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017  69


TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHOA HỌC
Học bài giảng và bài đọc tham khảo

Hệ thống

chấm điểm

Làm bài tập cá nhân (có đặt thời hạn)

Giảng viên
chấm điểm

Làm bài nhóm (có đặt thời hạn)

Giảng viên
chấm điểm
ộng giảng

Tham gia thảo luận trực tuyến (có đặt thời hạn)

Làm bài tập đánh giá hết chủ đề (có đặt thời hạn)

Hệ thống
chấm điểm

Làm bài tập đúc kết chủ đề (có đặt thời hạn)

Giảng viên
chấm điểm

4.Kết luận

Bài báo đã đưa ra một số giải pháp đổi
mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo đáp ứng được nhu

cầu của xã hội trước những tác động mạnh
mẽ của CMCN 4.0. Hiện tại, tác giả đã vận
dụng những phương pháp giảng dạy này tại
khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học
Công nghiệp Việt Trì ở một số môn học và
bước đầu thu được những kết quả khả quan.
Trong phạm vi khuôn khổ của bài báo, tác
giả không đề cập tới kết quả vận dụng của
mình, những kết quả đó sẽ được công bố ở
một bài báo khác.

Tài liệu tham khảo
[1]  Trần Khánh Đức (2013), Lý luận và Phương
pháp dạy học hiện đại (phát triển năng lực
và tư duy sáng tạo), Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam.
[2]  Nguyễn Quốc Khánh (2016), Tổ chức lớp học
đảo ngược dạy học phần kiến trúc máy tính
với sự hỗ trợ của hệ thống học tập trực tuyến,
Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 127, trang 1-4.
[3]  Nguyễn Quốc Khánh (2016), Sử dụng hiệu
quả hiệu quả hệ thống học tập trực tuyến
trong dạy học sáng tạo học phần kiến trúc
70  Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017

TỔNG KẾT ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CỦA CHỦ ĐỀ

Làm bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng
(có đặt hời hạn)


Hình 3. Quy trình tổ chức dạy học một
chủ đề

máy tính, kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp
Quốc tế–Phát triển năng lực nghề nghiệp
cho giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục
Việt Nam và thế giới, trang 754-764 tháng
9/2016. Tạp chí Quản lý giáo dục, Volume 8.
No 11, số đặc biệt 11/2016, trang 269-273).
[4]  Nguyễn Quốc Khánh (2017), Thiết kế và tổ
chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc
máy tính, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm
Hà Nội, Vol 62, no 01, trang 52-64, 2017
[5]  Nguyễn Quốc Khánh, Hoàng Ngọc Dũng,
Nguyễn Văn Phòng (2017), Dạy học thực
hành tương tác trực tuyến học phần “Kiến
trúc máy tính”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số
144, tháng 5/2017.
[6]  Ngô Tứ Thành (2017), Đại học trực tuyến–mối
đe dọa lớn nhất đối với Đại học truyền thống,
/>cach-mang-cong-nghiep-40-dai-hoc-tructuyen-de-doa-lon-nhat-doi-dai-hoc-truyenthong-20170320135752569.htm
[7]  Nguyen Quoc Khanh, Nguyen Thi Minh
(2017), Research and development a set of
multiple choice questions in online graphic
for computer architecture module, Journal of
Science of Lac Hong University, Special Issue
(11/2017), pp. 50-54.


KHOA HỌC TỰ NHIÊN


SUMMARY
Innovate teaching methods responsive the industrial revolution 4.0

Nguyen Quoc Khanh1, Nguyen Thi Minh1, Ngo Tu Thanh2
Viet Tri University of Industry; 2Hanoi University of Science and Technology

1

T

he impact of the Industrial Revolution 4.0 has changed the nature of teaching in
traditional schools. Based on the analysis of the effects of Industrial Revolution
4.0 to traditional training, this article offers solution to innovate teaching methods to
responsive the Industrial Revolution 4.0.
Keywords: Industrial Revolution 4.0, flipped learning, online teaching, virtual interactive
practice, graphic tests, online learning system.

Bước đầu nghiên cứu tạo phân hữu cơ vi sinh...

(tiếp theo trang 29)

SUMMARY
Primary research on production of micro-organic fertilizer
from scrap sawdust, bark chips by using biological products

Tran Trung Kien1, Kieu Thi Thu Lan2, Le Thi Man1
Hung Vuong University, Phu Tho province; 2Center for High Technology Development–
Vietnam Academy of Science and Technology, Cau Giay, Ha Noi.


1

I

n this work, two biological products, Compost maker, EM, and cow dung were used
create micro-organic fertilizers from timber sawdust, bark chips to. After 90 days of
incubation, the substrate was broken down into organic fertilizer according to TCVN
7185:2002. The analysis results showed that the organic content was higher than 22%.
The highest nitrogen content was observed in fertilizer treated by EM (% Nts 2,52)
while the effective potassium content was highest in fertilizer incubated with CP (%
K2O5 1,61). This study also showed that micro-organic fertilizer being maked by using
EM was most effective to some growth and yield indices of Brassica integrifolia.
Keyword: Micro-organic fertilizer; Sawdust; Bark chips; Compost maker; Effective microorganisms
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017  71



×