Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phương pháp đánh giá thực hiện công việc hiệu quả nhất hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.14 KB, 7 trang )

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 
HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Mọi doanh nghiệp đều phát triển dựa vào năng suất và hiệu quả  công việc của nhân viên, 
được thể hiện ở việc hoàn thành các chỉ tiêu và deadline công việc.
I. Khái niệm đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc là quá trình thu thập, phân tích và báo cáo thông tin liên quan 
đến tình hình thực hiện công việc của một cá nhân, phòng ban, một tổ  chức hay hệ  thống  
(thông thường là của cá nhân).

II. Tại sao cần đánh giá thực hiện công việc?
Đánh giá thực hiện công việc giúp nhà quản lý nắm được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của 
nhân viên và tiến độ dự án. Với bản đánh giá công việc, quản lý có thể xác định mắt xích nào  
trong hệ  thống cần được cải thiện, điểm mạnh điểm yếu của từng cá nhân để  có các biện 


pháp điều chỉnh phù hợp, phát huy  ưu điểm và khắc phục nhược điểm, đào tạo tập huấn 
thêm nhằm gia tăng hiệu suất chung.
Bản đánh giá thực hiện công việc cũng giúp công ty đưa ra những mức lương thưởng, đãi 
ngộ tương xứng với sự cố gắng và mức độ hoàn thành công việc của nhân viên để động viên 
và thúc đẩy họ thể hiện tốt hơn nữa trong công việc.
Thách thức với các doanh nghiệp ngày nay là làm cách nào để  lựa chọn được phương pháp 
đánh giá phù hợp với tính chất công việc, cơ cấu, văn hóa và chiến lược của tổ chức. Ngoài  
ra, người quản lý cũng phải cân nhắc loại hình và số  lượng phương pháp sử  dụng, sự  cân  
đối giữa tác dụng và chi phí của việc áp dụng đánh giá thực hiện công việc, sử dụng phương 
pháp đánh giá thế nào để có kết quả chính xác, khách quan nhất…
III. Một số phương pháp phổ biến để đánh giá thực hiện công việc
Có hàng chục phương pháp khác nhau để  đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân  
viên, trong đó có các phương pháp phổ biến sau:
1. Chỉ số đo lường hiệu suất KPI



KPI là những chỉ số, giá trị có thể đo lường được thể hiện mức độ hiệu quả trong hoạt động  
của một công ty. Các doanh nghiệp sử dụng KPI  ở nhiều cấp độ  khác nhau để  đánh giá tiến 
độ và khả năng hoàn thành các mục tiêu chiến lược của mình.
KPI ở cấp độ cao tập trung vào hiệu suất hoạt động chung của cả doanh nghiệp, còn KPI ở 
cấp độ vi mô tập trung vào chi tiết quy trình và hiệu quả công việc từng phòng ban, từng cá  
nhân trong hệ thống.
2. Phương pháp thẻ điểm cân bằng (Balanced Score Card – BSC)
Phương pháp Thẻ  điểm cân bằng (BSC) là hệ  thống xây dựng kế  hoạch và quản trị  chiến  
lược, nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, nâng  
cao hiệu quả  truyền thông nội bộ  và bên ngoài, theo dõi hiệu quả  hoạt động của doanh  
nghiệp so với mục tiêu đề ra.

Thẻ  điểm cân bằng thiết lập một hệ thống đo lường thành quả  hoạt động trong một doanh  
nghiệp trên bốn khía cạnh tài chính, khách hàng, hoạt động kinh doanh nội bộ, đào tạo và  
phát triển.


3. Phương pháp xếp hạng danh mục (Weighted Checklist Methods)

Đây là một phương pháp đánh giá hiệu suất khá phổ  biến, trong đó mức độ  thực hiện công  
việc được đánh giá bằng một danh sách được chuẩn bị trước, liệt kê các hành vi thể hiện sự 
hiệu quả và không hiệu quả trong công việc.


4. Thang đánh giá đồ thị (Graphic Rating Scales)

Thang đánh giá là một hình thức mà người quản lý chỉ  cần kiểm tra mức độ  hiệu quả  của  
nhân viên theo 3 hoặc 5 cấp độ: rất kém, kém, bình thường, tốt, rất tốt . Đây là phương pháp  
lâu đời nhất và được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá thực hiện công việc.
5. Phương pháp đánh giá nỗ lực (Essay Evaluation Method)

Phương pháp này yêu cầu người quản lý/người giám sát mô tả  điểm mạnh và điểm yếu 
trong quá trình thực hiện công việc của nhân viên. Phương pháp này là một kỹ thuật định tính  
và thường được sử dụng kèm với phương pháp thang đánh giá đồ thị.
6. Thang đánh giá neo hành vi (Behaviourally anchored rating scales)
Phương pháp này được sử dụng để mô tả xếp hạng hiệu suất tập trung vào một hoặc nhiều 
các hành vi cụ  thể  và các chỉ  số  xác định hiệu suất hiệu quả. Nó là sự  kết hợp giữa thang  
đánh giá và các kỹ thuật liên quan trong đánh giá năng suất của nhân viên.
7. Phương pháp xếp hạng hiệu suất (Performance Ranking Method)
Xếp hạng là phương pháp đánh giá hiệu suất được sử dụng để đánh giá hiệu suất của nhân  
viên từ  tốt nhất đến kém nhất. Nhà quản lý sẽ  so sánh sự  thể  hiện của các nhân viên với 


nhau dựa trên một số  tiêu chí nhất định, thay vì so sánh từng người với một phép đo tiêu  
chuẩn.
8. Phương pháp quản lý theo mục tiêu (Management By Objectives – MBO)
MBO là một quá trình trong đó các nhà quản lý / người giám sát đặt mục tiêu cho nhân viên,  
định kỳ đánh giá hiệu suất và khen thưởng theo kết quả. MBO tập trung chú ý vào những gì 
phải hoàn thành (mục tiêu, kết quả) thay vì cách thức và phương pháp thực hiện,
9. Đánh giá hiệu suất 360 (360 Degree Performance Appraisal)
Phản hồi 360 độ  là một hệ thống hoặc quy trình trong đó nhân viên nhận được phản hồi bí  
mật,  ẩn danh từ  những người làm việc xung quanh họ, bao gồm quản lý, cấp trên, người 
giám sát, đồng nghiệp và cả cấp dưới.
10. Xếp hạng theo phân phối định sẵn (Forced Ranking)

Forced Ranking là một phương pháp đánh giá hiệu suất để  xếp hạng nhân viên nhưng theo  
thứ  tự phân phối được quy định từ  trước. Ví dụ: nhân viên được xếp hạng thứ  tự  dựa theo  
hiệu quả công việc, trong đó 10% top đầu thuộc nhóm Xuất sắc, 70% tiếp theo thuộc nhóm 
Trung bình và 20% còn lại là loại Kém.



Những nhân viên trong nhóm Xuất sắc thường được đề bạt và thăng tiến nhanh hơn trong sự 
nghiệp và được tham gia các chương trình huấn luyện lãnh đạo. Ngược lại, những người  
thuộc nhóm dưới không được nhận các khoản đãi ngộ phụ thêm.



×