Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

KPI cho nhân viên content

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.33 KB, 7 trang )

KPI CHO NHÂN VIÊN CONTENT
Lý do thôi thúc các nhà tuyển dụng content giao KPI cho nhân viên content là để  đảm bảo  
hiệu quả công việc, từ đó tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp.
Lợi nhuận trong các hoạt động kinh doanh là một trong những thước đo sự  phát triển thịnh 
vượng về  bền vững của doanh nghiệp. Để  đảm bảo nguồn thu, doanh số  và tiến độ, hiệu 
quả  công việc, các nhà lãnh đạo luôn áp dụng các mức chỉ  tiêu đánh giá quá trình làm việc  
của cấp dưới. Trong ngành sáng tạo nội dung, KPI cho nhân viên content cũng là một trong 
những vấn đề được nhiều người quan tâm.
Nên hiểu như thế nào về KPI?
Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp khái niệm KPI ở bất kỳ một lĩnh vực nào từ  kinh  
doanh, y tế, giáo dục cho đến báo chí,… nhưng để hiểu chính xác KPI là gì, gồm những yếu  
tố nào, có vai trò ra sao thì chắc hẳn chưa nhiều có người nắm rõ.
KPI là cách viết tắt của cụm từ tiếng Anh ‘Key Performance Indicator’, dịch sát nghĩa là ‘Chỉ 
số đánh giá hiệu suất làm việc’. Hiểu một cách khái quát hơn, KPI là bảng hệ thống, tiêu chí  
đánh giá các mức định lượng được áp dụng để  xem một doanh nghiệp có thể  đạt bao nhiêu 
phần trăm mục tiêu mà họ  từng đề  ra trước mỗi dự  án, hoạt động kinh doanh. Trong một 
diễn biến khác, KPI còn được các lãnh đạo sử dụng để thẩm định năng suất lao động của các  
nhân viên dưới quyền.


Tóm lại, nếu muốn biết một doanh nghiệp đang vận hành ra sao, thành công hay thất bại,  
một nhân viên đang làm việc như thế nào, hiệu quả  hay không hiệu quả, chúng ta đều phải 
căn cứ vào các chỉ số KPI thì mới có thể đưa ra các kết luận chính xác.
KPI trong lĩnh vực content
Content hay sáng tạo nội dung là một lĩnh vực quan trọng,  ảnh hưởng đến sự  thành bại của 
hoạt động marketing hiện đại. Để thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh, mỗi doanh nghiệp  
cần xây dựng được một đội ngũ sáng tạo nội dung chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của họ là viết  
bài tiếp thị sản phẩm, dịch vụ để  thu hút khách hàng, kích thích sức mua, qua đó đẩy mạnh  
quá trình bán hàng và quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, lực lượng content cần phải được  
quản lý dựa trên những tiêu chí KPI cụ thể để làm việc có hiệu quả, mang lại lợi ích tối đa  
cho doanh nghiệp.


Chỉ  số KPI cho nhân viên content theo quy định được chia thành hai tiêu chí đo lường là số 
lượng và chất lượng. Vì các bài viết content là sản phẩm ‘mềm’, không có giá trị  hữu hình  


cũng không trực tiếp tác động đến yếu tố lợi nhuận, nguồn thu nên phải được đánh giá dựa  
trên hai tiêu chí số lượng và chất lượng.

Để đáp ứng mức KPI về số lượng, một nhân viên phải đảm bảo giao nộp đúng thời hạn đầy 
đủ bài viết, hình ảnh hoặc video như nhiệm vụ cấp trên giao phó. Trong đó, bài viết phải đạt 
chuẩn về số chữ hoặc hình ảnh phải đạt chuẩn về size, định dạng.
Ngoài ra, các nhân viên content sáng tạo nội dung cho trang web, fanpage cũng phải đảm bảo  
số lượt tương tác (thích, bình luận, chia sẻ), số lượt tiếp cận bài viết, số lượt xem video đạt 
mức yêu cầu (đối với fanpage) và số  lượt ghé thăm, thời gian online trên trang (đối với  
website).
Người ta dựa vào các thông số tự nhiên để xác định chỉ số KPI về số lượng của một bài viết.  
Ví dụ, một fanpage facebook có 20 ngàn lượt thích thì KPI tối đa của một bài content trên đó 
chỉ cần lên đến mức 1000 – 2000 lượt tiếp cận là đạt yêu cầu.


KPI về chất lượng
KPI về  chất lượng của các bài content thường khó đánh giá hơn vì hầu như  phải dựa vào  
nhận xét, ý kiến chủ quan của người kiểm duyệt hoặc khách hàng. Vì vậy, giới sáng tạo nội 
dung đã đưa ra những tiêu chí chung để  thẩm định mức độ  đáp ứng KPI về  chất lượng của  
một bài viết như  đã thể  hiện đúng tư  tưởng của tác giả  chưa, đã xác định đúng đối tượng 
người đọc chưa, có gì độc đáo về nội dung và hình thức không hay đã thu hút được bao nhiêu 
tương tác.

KPI cho nhân viên content quan trọng như thế nào?
Với mục đích thẩm đinh, đánh giá hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên để  từ  đó theo dõi 
tình hình phát triển của doanh nghiệp, chỉ số KPI đóng vai trò không thể  thiếu trong mỗi tổ 

chức, đơn vị.


KPI giúp mỗi cá nhân đo lường khả năng thực hiện mục tiêu
Là phương pháp giúp quá trình đo lường mục tiêu lao động được đơn giản hóa. Giả dụ, nếu 
mục tiêu của bạn là kiếm được 10 triệu đồng từ việc nhận viết bài content mỗi tháng thì nhờ 
có KPI sẽ  nắm được cách thức nhanh nhất để  có thể  đạt được 10 triệu này. Trong trường  
hợp chưa đạt được con số như kỳ vọng, bạn phải nghiên cứu lý do và giải pháp để cải thiện  
tình hình và nhanh chóng đạt được mục tiêu.

KPI tạo ra sự kết nối giữa bạn và các đồng nghiệp
Trong quá trình hoàn thành KPI đúng thời hạn đã cam kết với cấp trên, nếu nhận thấy có  
điều gì sai sót hay khó khăn, hãy mạnh dạn trò chuyện với đồng nghiệp để  được chia sẻ, 
giúp đỡ. Đây cũng là cơ hội để  các trưởng bộ phận hướng dẫn nhân viên cấp dưới phương 
pháp làm việc để  hoàn thành hiệu quả  những mục tiêu đã đề  ra hoặc sửa đổi nếu mục tiêu  
bất khả thi trong điều kiện thực tế.


KPI nâng cao ý thức trách nhiệm của bạn với công việc
Dựa vào những con số thống kê về hiệu suất lao động mà KPI cung cấp, các nhà lãnh đạo sẽ 
biết được tiến độ và hiệu quả làm việc của nhân viên để có căn cứ đánh giá năng lực vá xét 
lương thưởng xứng đáng với chuyên môn và mức độ cống hiến.

Có KPI làm thước đo, người lao động cũng hình thành tư tưởng phấn đấu, nỗ lực hết sức để 
đáp  ứng thậm chí là vượt chỉ  tiêu, từ  đó nâng cao tinh thần làm việc và ý thức trách nhiệm  
trong công việc.
KPI gia tăng động lực làm việc
Động lực là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình làm việc của mỗi nhân viên. Thậm chí  
nó quyết định hiệu suất lao động và làm nên văn hóa của doanh nghiệp. Có các chỉ  số  KPI,  
mỗi nhân viên sẽ nâng cao ý thức tìm tòi, sáng tạo và học hỏi trong công việc. Hoàn thành chỉ 

tiêu đồng nghĩa với việc nhận lương thưởng nên họ sẽ gia tăng khả năng tập trung làm việc 
để đạt được mục tiêu và định mức KPI như lãnh đạo yêu cầu.


Tóm lại, các tiêu chuẩn về KPI cho nhân viên content được đặt ra để  khuyến khích họ nâng 
cao tinh thần làm việc, phát huy tối đa thế mạnh của bản thân. Từ đó, hoạt động kinh doanh,  
sản xuất cũng được thúc đẩy, hướng đến mục tiêu chung là tạo ra lợi nhuận cho doanh 
nghiệp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×