Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Văn 9_Bài thuyết minh cây lúa_LTV, Quy Nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.13 KB, 3 trang )

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
VĂN THUYẾT MINH
I- MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
1.Kiến thức:
Viết được một văn bản thuyết minh, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả (thiên
nhiên,con người, đồ vật…) tuy nhiên yêu cầu thuyết minh khoa học, chính xác, mạch lạc
vẫn là chủ yếu.
2. Kỹ năng: Viết văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả, một số biện
pháp nghệ thuật, gồm đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, kết luận.
3. Thái độ : Lòng yêu thích văn học, văn chương trong nhà trường.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1. GV: Chuẩn bò đề kiểm tra, đáp án có biểu điểm.
2. HS: Ôn tập văn thuyết minh +Chuẩn bò giấy, bút đầy đủ
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn đònh tình hình lớp: 1’Kiểm tra só số
2. Chép đề bài:1’ Cây lúa Việt Nam
3. Yêu cầu:Dàn bài kết hợp thuyết minh với miêu tả
1.Mở bài : Giới thiệu về cây lúa ( Đất nước Việt Nam của chúng ta nằm ở khu vực
nhiệt đới gió mùa nên cây lương thực rất phong phú và đa dạng. Nhưng có lẽ người bạn
gần gũi và thân thiết nhất với con người Việt Nam vẫn là cây lúa. )
2.Thân bài : Thuyết minh theo trình tự sau:
Nguồn gốc lòch sử : Cây lúa có mặt từ thû xa xưa, từ khi có sự sống của con
người. Người nguyên thủy đã đem cây lúa hoang về thuần hóa thành cây trồng
Môi trường sống: cây lúa là loại cây nhiệt đới thích nghi với nhiệt độ cao và
mưa nhiều. Cây lúa có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta, từ miền bắc đến miền
Nam, từ đồng bằng đến miền núi
Đặc điểm cấu tạo:
+Cây lúa thân cỏ, tròn có nhiều gióng và đốt. Gióng thường rỗng chỉ đặc ở đốt, rễ
chùm
+ Lá dài có bẹ ôm lấy thân, gân lá song song


+ Hoa nhỏ, mọc thành bông không có cánh hoa
+ Quả khô có một hạt trong chứa nhiều chất bột.
Chủng loại: Rất đa dạng phong phú nhưng Ngoài Bắc nổi tiếng nhất có lúa
Khang Dân, i Quế, lúa nếp, tám xoan … , Miền Nam có lúa Di Hương , Móng Chim,
Nàng Hương… Hiện nay trên thò trường xuất hiện nhiều loại lúa như thơm, dẻo của Đài
Loan, Thái Lan …
Quá trình gieo trồng và sinh trưởng: Miền Bắc thì cấy, miền Nam thì gieo sạ.
Trước khi cấy hay gieo sạ, người ta phải cày thật kó, bừa cho tơi đất. Hạt giống phải
đem ngâm nước cho nảy mâm2 rồi mới đem gieo. Chỉ sau khi cấy, sạ mười lăm ngày là
cây lúa bắt đầu phát triển. Để có một cánh đồng lúa xanh tốt người nông dân phải làm
cỏ bón phân, chăm sóc rất vất vả. Thời kì lúa xanh tốt nhất là thời kì “Lúa đang thì con
gái”. Các vụ lúa phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu và thường có các vụ là vụ
lúa chiêm, lúa xuân, lúa hè thu, lúa mùa.
Công dụng:
+ Tất cả các bộ phận của cây lúa đều được sử dụng : Gạo để nấu; trấu để đun bếp và
bón phân; cám để nuôi heo; rạ rơm để lợp nhà, đun bếp hoặc làm nấm.
+ Các đặc sản được tạo ra từ gạo, đó là cốm, xôi gấc, bánh chưng bánh giầy
+ Gạo xuất khẩu đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước
3.Kết bài : Cảm xúc , suy nghó của em về vò trí, vai trò của cây lúa
4. Biểu điểm
Điểm 9 -10: HS nắm được phương pháp làm bài văn thuyết minh.
Nêu đặc điểm chi tiết về cây lúa
Biết sử dụng các phương tiện liên kết đoạn, câu. Hình thức trình bày sạch, đẹp,
chữ viết rõ ràng.
Có thể sai từ 1 – 3 lỗi các loại (chính tả, dùng từ, đặt câu)
Điểm 7 – 8 : Học sinh nắm được phương pháp là bài thuyết minh. Có thể thiếu 1,
2 ý. Sai 4 – 5 lỗi các loại
Điểm 5 – 6: Học sinh nắm được phương pháp làm bài. Có thể thiếu 1, 2 ý. Diễn
đạt đôi chỗ còn lủng củng, khô.
Điểm 3 – 4: Học sinh chưa nắm được phương pháp làm bài. Ýù còn lộn xộn, thiếy

tính hệ thống, sai nhiều lỗi.
Điểm 1 – 2 : Viết 2, 3 câu không rõ nội dung
Điểm 0: Bài làm bỏ giấy trắng.
4. Học sinh làm bài: 87’
5. Nhận xét: Nghiêm túc
5.Dặn dò HS chuẩn bò tiết học tiếp theo : 1’
- Đọc và tìm hiểu văn bản : “Chuyện người con gái Nam Xương”
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

×