Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.68 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN QUANG HÒA

HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI Ở HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNHQUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN QUANG HÒA

HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI Ở HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNHQUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Chu Tiến Quang

Hà Nội – 2016


CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu hoàn toàn độc lập của tôi, mọi số liệu
nghiên cứu và đề cập trong luận văn của tôi là tuyệt đối trung thực và có trích nguồn cụ
thể. Mọi kết quả nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Chu Tiến Quang
là hoàn toàn mới, chƣa đƣợc công bố bởi bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu „„ Hiệu quả kinh doanh của các trang
trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình‟‟, tôi xin gửi lời cám ơn chân
thành tới thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Chu Tiến Quang vì thời gian và công sức
quý báu mà thầy đã đành cho tôi trong thời gian qua. Nếu không có sự hƣớng dẫn
và hỗ trợ nhiệt tình của Thầy, tôi sẽ không thể hoàn thành nghiên cứu của mình.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới các chủ trang trại chăn
nuôi tai huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình vì đã dành thời gian tham gia phỏng vấn,
trả lời giúp tôi các câu hỏi, cung cấp số liệu và đóng góp nhiều ý kiến chuyên môn
cũng nhƣ ý kiến thực tiễn để tôi hoàn thành đƣợc luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình tôi, là những ngƣời
đã luôn cùng tôi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng cũng nhƣ động viên tôi hoàn
thành nghiên cứu này.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU
QUẢ KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI CHĂN NUÔI ........................................4
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ................................................................4
1.1.1 Nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của trang trại chăn nuôi trên thế giới......4
1.1.2. Các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở
Việt Nam ..............................................................................................................6
1.1.3. Nhận xét chung. .........................................................................................8
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................8
1.2.1. Kinh nghiệm nước ngoài............................................................................8
1.2.2. Kinh nghiệm trong nước ..........................................................................10
1.2.3. Những kinh nghiệm tham khảo cho các trang trại huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình ........................................................................................................14
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................15
2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................15
2.1.1 Khái niệm và vấn đề liên quan. ................................................................15
2.1.2. Nội dung hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi và tiêu
chí đánh giá .......................................................................................................18
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của trang trại ................23
2.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của trang trại .............25
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................26
2.2.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu ...................................................26
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu. .................................................................26
2.2.3 Phương pháp phân tích.............................................................................27
2.2.4. Phương pháp tổng hợp ............................................................................29


2.2.5. Công cụ và kỹ thuật nghiên cứu, tính toán ..............................................29
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY ............30

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................33
3.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ..................................................36
3.1.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực xã hội .....................39
3.1.5. Đánh giá chung về tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi
trường với hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn ở huyện Lệ Thủy ..........40
3.2. Sự hình thành và phát triển các trang trại ở huyện Lệ Thủy ..........................40
3.2.1. Đặc điểm các trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy ..............................43
3.3 Thực trạng kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy ...........48
3.3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ở huyện Lệ Thủy qua
điều tra. ..............................................................................................................48
3.3.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của 09 trang trại chăn nuôi đã điều tra 52
3.4. Phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố tới hiệu quả kinh doanh của các trang
trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy ............................................................................57
3.4.1. Nhóm nhân tố khách quan .......................................................................58
3.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan ...........................................................................61
3.4.3. Phân tích SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong nâng
cao hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy .........62
3.5. Nhận xét chung ..............................................................................................65
CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA TRANG TRẠI CHĂN NUÔI Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH ..72
4.1. Nhóm giải pháp đối với các trang trại chăn nuôi ..........................................72
4.2. Nhóm giải pháp đối với các chính sách nhà nƣớc về chăn nuôi nhằm hỗ trợ
trang trại chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh doanh ...............................................76
4.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho trang trại chăn nuôi. 76


4.2.2. Giải pháp về hỗ trợ đất đai và quy hoạch phát triển trang trại chăn nuôi ..76
KẾT LUẬN ...............................................................................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................81


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CN

Chăn nuôi

2

HQ

Hiệu quả

3

HQKD

Hiệu quả kinh doanh

i



DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

Trang

Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5


Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

Hiệu quả tài chính của các trang trại Chăn nuôi

53

10

Bảng 3.10

Hiệu quả tài chính của các trang trại Chăn nuôi

54


11

Bảng 3.11

Chi phí và cơ cấu chi phí chăn nuôi Gia cầm

55

12

Bảng 3.12

chính năm 2015
Diện tích, dân số huyện Lệ Thủy năm 2011
Các loại hình trang trại và lao động của các loại
hình trang trại
Số lƣợng vật nuôi và cơ cấu các lọại vật nuôi ở
huyện Lệ Thủy năm 2015
Số liệu loại hình trang trại đƣợc phân bố ở từng
vùng
Quy mô diện tích của các trang trại chăn nuôi
điều tra năm 2015
Diện tích đất sử dụng bình quân một trang trại
chăn nuôi năm 2015
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các
trang trại năm 2015

So sánh chi phí và cơ cấu chi phí kinh doanh
cùng mô hình chăn nuôi Lợn của trang trại


ii

35
37
41

43

44

45

47

49

57


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Nội dung

1

Hình 3.1


Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy

30

2

Hình 3.2

Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Lệ Thủy năm 2015

34

iii

Trang


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp thuần bao
gồm trồng trọt-chăn nuôi-dịch vụ. Tuy nhiên trong những năm trƣớc và sau đổi mới
quản lý kinh tế nông nghiệp theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (5/4/1988) ngành
chăn nuôi ở Việt Nam chỉ đƣợc xem là sản xuất phụ của nông nghiệp nên phát triển
chậm, phân tán, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chỉ từ năm
2000 đến nay, ngành chăn nuôi cả nƣớc nói chung và ở nhiều địa phƣơng nói riêng
mới khởi sắc, chuyển sang sản xuất hàng hóa, có vai trò tích cực trong chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Mặc dù vậy, đến nay trình độ phát triển chăn nuôi ở
nƣớc ta vẫn thua kém so với các nƣớc trong khối ASEAN và thấp hơn nhiều so với
các nƣớc chăn nuôi tiên tiến trên thế giới.
Kết quả phát triển ngành chăn nuôi đến nay phản ánh đƣờng lối đổi mới của

Đảng và Nhà nƣớc về thúc đẩy chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa lớn trong
nông nghiệp trên cơ sở thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ và khuyến
khích “làm giàu” theo khả năng từng hộ. Trên nền tảng đó, kinh tế tự chủ của hộ
nông dân đã từng bƣớc phát triển thành các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn hơn
(số đầu con lớn hơn) so với quy mô chăn nuôi ở các hộ gia đình và đƣợc đầu tƣ vốn,
lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm không ngừng mở rộng
quy mô đầu con và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh để phát triển
trong cơ chế thị trƣờng. Kết quả này đƣợc bắt nguồn từ Nghị quyết 03/NQ/CP ngày
02/02/2000 của Chính phủ về “Kinh tế trang trại”. Nghị quyết đã tạo động lực mới
thúc đẩy các trang trại hình thành và phát triển nhanh chóng, thu hút thêm lao động
vào làm việc tại các trang trại và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Thực tế ở tỉnh Quảng Bình cho thấy, trang trại là một loại hình tổ chức kinh tế
phù hợp với yêu cầu của với sản xuất hàng hóa nông nghiệp, có vai trò là nhân tố
tích cực thúc đẩy quá trình đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, sự phát triển của trang trại chăn nuôi hiện nay trên địa bàn cả nƣớc
cũng nhƣ ở tỉnh Quảng Bình đang gặp nhiều khó khăn, cản trở nên hiệu quả thấp và
sức cạnh tranh yếu.

1


Để tìm hiểu về những khó khăn trở ngại đang ngăn cản hoạt động kinh doanh
của các trang trại chăn nuôi và góp phần đƣa ra những đề xuất về giải pháp phát
huy năng lực và nâng cao hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của các trang trại
chăn nuôi trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Học viên chọn chủ đề "
Hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình" để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành “Quản trị kinh
doanh” tại Trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia với mong muốn đóng góp
một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi, từ đó
đảm bảo phát triển bền vững các trang trại ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong

những năm tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Từ nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, Luận văn đề xuất giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của trang
trại chăn nuôi;
- Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh và phân tích ảnh hƣởng của các yếu
tố đến hiệu quả kinh doanh của trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2015.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy những năm tới.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy nhƣ
nào?
- Các trang trại chăn nuôi kinh doanh có thuận lợi khó khăn gì?
- Hiệu quả kinh doanh chăn nuôi chịu ảnh hƣởng bởi những nhân tố nào?
- Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các sản phẩm chăn nuôi?

2


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tƣợng nghiêncứu
Là giải pháp góp phần nâng cao hiệu qủa kinh doanh của trang trại chăn nuôi ở
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bao gồm 09 trang trại chăn nuôi trên địa bàn có
02 trang trại chăn nuôi Lợn, 03 trang trại chăn nuôi Gia Cầm, 04 trang trại chăn
nuôi Tổng Hợp.

3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: 46 trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình;
- Về thời gian: Giai đoạn 2012-2015. Riêng số liệu sơ cấp về 09 trang trại chăn
nuôi đƣợc điều tra năm 2015.
- Về nội dung: Các nội dung về cơ sở lý luận, thực tiễn chăn nuôi của các
trang trại đến giai đoạn bán sản phẩm tƣơi sống không có hoạt động giết mổ, sơ chế
và chế biến thành thực phẩm và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
của các trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
4. Những đóng góp mới của luận văn.
- Về lý luận: Góp phần làm rõ lý luận về hiệu quả kinh doanh của trang trại
chăn nuôi trong điều kiện kinh tế thị trƣờng;
- Về thực tiễn: Làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả kinh doanh của trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
trong những năm tới.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích thực trạng
Chƣơng 4: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
1.1.1 Nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của trang trại chăn nuôi trên thế giới
i). Morrison và Gunn (1983)[17] đã sử dụng phƣơng pháp phân tích chi phí và kết

quả sản xuất, phƣơng pháp phân tổ thống kê để đánh giá Hiệu quả kinh doanh của 128
trang trại chăn nuôi ở bang Utah – Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy Hiệu quả kinh
doanh trang trại chăn nuôi chịu sự ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ quy mô chăn nuôi, tỷ lệ
chuyển đổi thức ăn thành thịt, tỷ lệ hao hụt, mùa vụ chăn nuôi và thời gian nuôi.
Ƣu điểm của nghiên cứu này là đã phân tích rõ Hiệu quả kinh doanh của
trang trại chăn nuôi theo nhiều tiêu thức khác nhau, từ đó đƣa ra cơ sở khoa học để
đề xuất với ngƣời chăn nuôi về quy mô, mùa vụ, thời gian nuôi nhằm đạt hiệu quả
kinh doanh cao nhất. Việc đánh giá Hiệu quả kinh doanh trang trại chăn nuôi từ
cách nhìn đa chiều của Morrison và Gunn lcó thể kế thừa và vận dụng vào luận văn
này . Tuy nhiên, nhƣợc điểm của nghiên cứu này là chƣa chỉ rõ cách tiếp cận, khung
phân tích và chƣa định lƣợng đƣợc ảnh hƣởng các các yếu tố đến Hiệu quả kinh
doanh trang trại chăn nuôi.
ii) Ahmad và CTV (2008)[18], Adepoju (2008)[19] đã sử dụng phƣơng pháp
phân tổ thống kê, phân tích ngân sách và các chỉ tiêu phân tích nhƣ TC, FC và VC,
TR, lợi nhuận… để phân tích Hiệu quả kinh doanh trang trại chăn nuôi ở Nigeria và
Pakistan. Bên cạnh đó, bằng phƣơng pháp phân tích hồi quy, phƣơng pháp phân tích
màng bao dữ liệu (DEA), các tác giã đã định lƣợng đƣợc ảnh hƣởng của các yếu tố
đến Hiệu quả kinh doanh, đo lƣờng đƣợc hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi để từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm năng cao Hiệu quả kinh doanh trang trại chăn nuôi.
Phƣơng pháp phân tích định lƣợng của Ahmad và Adepoju có thể kế thừa,
sử dụng vào luận văn này. Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu tính toán chƣa phù hợp với
thực trạng chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay, nơi nhiều chủ trang trại còn tƣ tƣởng lấy
công làm lãi và hoạt động chăn nuôi dựa nhiều vào nguồn lực tự có; nhiều trang trại

4


có TSCĐ không lớn và rất khó xác định giá trị TSCĐ đã đầu tƣ vì những TSCĐ đó
đƣợc sử dụng vào nhiều hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó, Hiệu quả kinh doanh
của các trang trại chăn nuôi chƣa đƣợc phân tích theo nhiều tiêu thức khác nhau,

Hiệu quả kinh doanh trong điều kiện có rủi ro cũng chƣa đƣợc đề cập để thấy đƣợc
bức tranh toàn cảnh về Hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi.
- Ahmad và Chohan (2008)[18] đã sử dụng phƣơng pháp phân tích ngân sách
và hệ thống chỉ tiêu phân tích nhƣ của Adepoju để đánh giá Hiệu quả kinh doanh
của 60 trang trại chăn nuôi ở vùng Jammu và Kashmir – Pakistan vào hai mùa vụ là
mùa Đông và mùa Hè. Kết quả nghiên cứu cho thấy vào mùa Đông Hiệu quả kinh
doanh trang trại chăn nuôi cao hơn do các trang trại có thể nuôi với mật độ cao hơn,
quy mô lớn hơn và đặc biệt là có giá bán cao hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này không
phân tích rõ Hiệu quả kinh doanh của các loại giống vật nuôi, hình thức nuôi hay
theo vùng sinh thái. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng Hiệu quả kinh doanh của các
trang trại chăn nuôi chịu sự ảnh hƣởng của khí hậu thời tiết từng mùa và biến động
giá cả, do đó để nâng cao Hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi, ngƣời
chăn nuôi cần nắm rõ quy luật khí hậu thời tiết và giá cả để đƣa ra các quyết định
tối ƣu về thời điểm nuôi và mật độ nuôi.
iii) Begun (2005)[20] và Micah (2011)[21] khi nghiên cứu Hiệu quả kinh
doanh và chuỗi cung sản phẩm vật nuôi của các trang trại có hợp đồng và không có
hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ở Bangladesh và Áo đã cho thấy rằng: Hiệu quả kinh
doanh của các trang trại chăn nuôi của các trang trại có hợp đồng là cao hơn, do
những trang trại này đã giảm thiểu đƣợc rủi ro từ biến động xấu của giá cả thị
trƣờng, nhận đƣợc những tƣ vấn về kỹ thuật chăn nuôi, kinh nghiệm quản lý nên
hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là cao hơn; Chuỗi cung cả hai hệ thống đều sử
dụng các đầu vào là giống nhau, tuy nhiên số lƣợng đầu vào của mỗi hệ thống là
khác nhau. Về đầu ra, những cơ sở không có hợp đồng phải tự tiêu thụ sản phẩm và
chủ yếu bán dƣới dạng tƣơi sống trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng, hoặc thông qua
những ngƣời bán lẻ và đặc biệt sản phẩm chăn nuôi của họ thƣờng không tiếp cận
đƣợc các thị trƣờng đòi hỏi chất lƣợng cao nhƣ siêu thị. Trong khi đó, những trang

5



trại có hợp đồng không phải lo khâu tiêu thụ, sản phẩm chăn nuôi của họ đƣợc các
nhà máy mua và chế biến rồi bán trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng, siêu thị hoặc xuất
khẩu với giá bán cao hơn sản phẩm của những cơ sở không có hợp đồng.
Nghiên cứu của Begun và Micah gợi ý rằng trong chăn nuôi sự hợp tác, liên kết
giữa ngƣời chăn nuôi với các cơ sở cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm
đầu ra đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao Hiệu quả kinh doanh, vì theo các tác giả
điều này giúp cho ngƣời chăn nuôi chủ động hơn trong hoạt động chăn nuôi, tiếp cận
các yếu tố đầu vào dễ và đảm bảo chất lƣợng hơn, tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới nhanh hơn và đặc biệt là giảm thiểu đƣợc rủi ro do dịch bệnh và biến động
của giá cả thị trƣờng nhờ đƣợc chia sẽ những khó khăn này với các đối tác.
1.1.2. Các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở
Việt Nam
i) Nghiên cứu của Lê Nhƣ Tuấn (1994)[22], Nguyễn Văn Đức và Trần Long
(2008)[23] hay của Lê Văn Thắng 2011[24] đã sử dụng phƣơng pháp mô tả thống
kê, phƣơng pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất và hệ thống chỉ tiêu đánh giá
dựa trên hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) để đánh giá hiệu quả kinh doanh của
các trang trại chăn nuôi ở Miền Bắc Việt Nam. Ƣu điểm của những nghiên cứu này
là đã đánh giá và so sánh đƣợc Hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi
theo một số tiêu thức khác nhau nhƣ: quy mô, hình thức và thời gian nuôi, từ đó rút
ra đƣợc những nhận định quan trọng là: trong cấu thành chi phí chăn nuôi thì thức
ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 70%), tiếp theo là chi phí giống và chi phí thú y;
Hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp
cao hơn hình thức công nghiệp, quy mô chăn nuôi vừa cao hơn quy mô nhỏ, Nhƣng
hạn chế của các nghiên cứu này là chƣa định lƣợng đƣợc ảnh hƣởng của các yếu tố
đến Hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi, chƣa phân tích Hiệu quả kinh
doanh trong điều kiện có rủi ro và chƣa đề cập hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi .
ii) Nghiên cứu của Đinh Xuân Tùng (2012)[25] và Nguyễn Quốc Nghi
(2011)[24] đã sử dụng phƣơng pháp phân tích hiệu quả tài chính, phƣơng pháp hồi
quy tuyến tính đa biến để phân tích Hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ ảnh hƣởng của


6


các yếu tố kinh tế - xã hội đến Hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi. Ƣu
điểm của các nghiên cứu này là đã sử dụng phƣơng pháp phù hợp để định lƣợng ảnh
hƣởng các các yếu tố đến Hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi, từ đó có
cơ sở khoa học để đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao . Tuy nhiên,
hạn chế của các nghiên cứu này là chƣa phân tích và so sánh đƣợc Hiệu quả kinh
doanh của các trang trại chăn nuôi theo các tiêu thức khác nhau vì thế chƣa đƣa ra
đƣợc cơ sở khoa học cho khuyến nghị ngƣời chăn nuôi nên nuôi giống gì, nuôi theo
hình thức nào?…; chƣa nghiên cứu Hiệu quả kinh doanh trong điều kiện rủi ro do
biến động của giá cả thị trƣờng và tình hình dịch bệnh để thấy đƣợc khả năng tồn tại
và phát triển của ngành chăn nuôi trong môi trƣờng khó tiên liệu hiện nay. Bên cạnh
đó, các phƣơng pháp tiếp cận, khung phân tích hay hiệu quả kỹ thuật cũng chƣa
đƣợc đề cập.
iii) Sy.A, Roland-Holst. D và Zilberman. D (2008)[25] khi nghiên cứu chuỗi
cung thịt hơi ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã thấy rằng: Hoạt động chăn nuôi gặp
nhiều khó khăn do một số đầu vào có giá cao và khó tiếp cận; mối quan hệ mua –
bán giữa các tác nhân trong chuỗi cung thƣờng đƣợc thoả thuận bằng miệng, không
có sự rằng buộc về mặt pháp lý vì thế không có sự chia sẽ rủi ro giữa các tác nhân;
quy mô sản xuất nhỏ, các trang trại chăn nuôi nằm phân tán và thiếu sự liên kết với
nhau đã hạn chế ngƣời chăn nuôi trong việc lựa chọn kênh tiêu thụ và điều này đã
ảnh hƣởng đến giá bán của ngƣời chăn nuôi; ngƣời tiêu dùng thích sử dụng sản
phẩm dƣới dạng tƣơi sống hơn là đóng gói và đặc biệt các giống vật nuôi địa
phƣơng có giá cao gấp đôi so với các giống gà công nghiệp.
Nghiên cứu này chƣa đề cập sâu về Hiệu quả kinh doanh nhƣng đã gợi ý
một số vấn đề rằng: giá cả và sự sẵn có của các yếu tố đầu vào có ảnh hƣởng đến
hoạt động chăn nuôi và Hiệu quả kinh doanh; sự hợp tác lỏng lẽo, không có sự ràng
buộc bằng pháp lý giữa các tác nhân trong chuỗi cung đã làm cho hoạt động chăn
nuôi gặp nhiều rủi ro; quy mô chăn nuôi, sự hợp tác giữa ngƣời chăn nuôi có ảnh

hƣởng đến lựa chọn kênh tiêu thụ, giá bán và Hiệu quả kinh doanh; sở thích của
ngƣời tiêu dùng ảnh hƣởng đến giá bán vì thế việc lựa chọn giống vật nuôi phù hợp

7


với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng có ảnh hƣởng lớn Hiệu quả kinh doanh của các
trang trại chăn nuôi.
1.1.3. Nhận xét chung.
1.1.3.1. Những kết quả chính:
Đánh giá Hiệu quả kinh doanh Chăn nuôi đa chiều theo quy mô, mùa vụ,
thời gian nuôi...., với các phƣơng pháp định lƣợng nhƣ hồi quy tuyến tính đa biến,
và các phƣơng pháp đánh giá tính tính đã thực hiện cùng với hệ thống chỉ tiêu phân
tích của các nhà khoa học đã sử dụng là phù hợp với đặc điểm, tính chất của hoạt
động chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trang trại nói riêng Đây là cơ sở khoa học
quan trọng để Luận văn kế thừa, lựa chọn phƣơng pháp, hệ thống chỉ tiêu phân tích
và định hƣớng các kết quả cần đạt tới .
1.1.3.2 Những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trong luận văn này.
Bao gồm: Làm rõ về lý thuyết phân loại chi phí, chỉ sử dụng chỉ tiêu lợi
nhuận trong đánh giá Hiệu quả kinh doanh Chăn nuôi; thực trạng mô hình Chăn
nuôi ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh đó một số loại chi phí nhƣ chi phí marketing,
bảo hiểm... hay tỷ lệ chuyển đổi thức ăn là không có hoặc không thể tính toán; Hiệu
quả kinh doanh Chăn nuôi theo các tiêu thức khác nhau và các vấn đề rủi ro trong
kinh doanh chăn nuôi; Một số vấn đề về phƣơng pháp tiếp cận, khung phân tích
cũng chƣa rõ và cần đƣợc làm rõ trong nghiên cứu luận văn này.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm nước ngoài.
Kinh nghiệm kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả tại trang trại Sirathmpitak
- Thái Lan
Tháng 2 năm 2009, trang trại Sirathmpitak ở tỉnh Nakhon, phía bắc Thái Lan

đã thu hoạch lứa vịt thịt đầu tiên đƣợc nuôi trên cạn trong chuồng kín. Kết quả nuôi
120.000 con vịt thịt sau 45 ngày đã cho kết quả khả quan. Khối lƣợng cơ thể vịt
bình quân đạt 3,3 kg/con, tỷ lệ nuôi sống 98,5% và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng
trọng là 2,4 kg. Kết quả này cao hơn hẳn yêu cầu của công ty cổ phần hữu hạn

8


Bangkok Ranch, công ty lớn nhất trong chăn nuôi vịt ở Thái Lan, đã kí hợp đồng
với trang trại Sirathmpitak để thu mua vịt thịt phục vụ chế biến.
Ông Thitiwat Sirathmpitak, Giám đốc quản lý trang trại nói : “Sự thành công
này là kết quả của sự quản lý tốt cộng với sự ứng dụng các trang thiết bị chăn nuôi
phù hợp với con vịt đƣợc thiết kế chế tạo bới công ty GSI Asia”
Trƣớc khi lập trang trại nuôi vịt này, ông Thitiwat là một ngƣời chuyên kinh
doanh và cung cấp các trang thiết bị, nguyên liệu xây dựng và đã có những hiểu biết
về trang trại nuôi vịt. Thông qua sự tự mày mò nghiên cứu và thảo luận với nhƣng
nông dân nuôi vịt có kinh nghiệm, ông đã nhận thấy rằng muốn có lợi nhuận trong
chăn nuôi vịt thì cần phải đảm bảo sự sinh trƣởng đồng đều của cả đàn, đồng thời
phải giữ cho tỷ lệ nuôi sống cao nhất. Nghĩ sao, làm vậy, ông quyết định thiết kế
trang trại nuôi vịt và chọn lựa trang thiết bị phù hợp đảm bảo làm cho con vịt phát
triển tốt nhất.
Trang trại của ông gồm 12 chuồng kín nuôi khô, mỗi chuồng có kích cỡ 14 x
120 (m) có thể nuôi 10.000 vịt thịt với mật độ 6 con/m2 chuồng. Mỗi chuồng nhƣ
vậy đƣợc trang bị các bị các thiết bị tự động đƣợc cung cấp từ hãng GSI Asia nhƣ
silo đựng thức ăn, quạt hút gió, núm và máng uống, máy bơm nƣớc, tấm làm mát,
máy phun thuốc khử trùng chuồng trại…
Trong quá trình chăn nuôi vịt, trang trại Sirathmpitak tuân thủ nghiêm ngặt
những hƣớng dẫn của công ty Bangkok Ranch từ việc làm sạch và tẩy uế lồng úm,
thức ăn, nƣớc uống đến việc làm mát và thông gió trong chuồng nuôi. Trƣớc 14
ngày khi đƣa vịt vào chuồng, chuồng nuôi đƣợc rửa sạch, phun thuốc sát trùng. Sau

đó tiếp tục đƣợc khử trùng với khí từ hỗn hợp formaldehyde và thuốc tím. Chất độn
chuồng bằng trấu cũng đƣợc sử lý bằng khí từ hỗn hợp trên trƣớc 3 ngày khi đƣợc
đƣa vào chuồng nuôi. Xung quanh mỗi chuồng cũng nhƣ xung quanh trang trại
đƣợc định kỳ phun xịt thuốc sát trùng. Bất cứ ai ra vào trại cũng đƣợc thay quần áo,
mũ, ủng bằng đồng phục của trại. Vịt con khi đƣa vào chuồng nuôi đƣợc cung cấp
nƣớc uống đã đƣợc sử lý bằng chlorine 3,5ppm có pha hỗn hợp vitamin. Đồng thời
vịt đƣợc úm trong lồng úm 7 ngày đầu với nhiết độ là 35 độ C. Hệ thống làm mát

9


trong chuồng nuôi hoạt động phụ thuộc vào tuổi của vịt. Thức ăn cho vịt đƣợc công
ty Bangkok Ranch cung cấp.
Ekapot Yimsabai, ngƣời giám sát trang trại này cho biết trong nuôi vịt thịt thì cần
phải tránh làm sao để chúng không bị thƣơng hoặc thâm tím vì điều này dễ làm
chúng bị nhiễm trùng, giá trị quầy thịt giảm. Để tránh điều này thì chất lót chuồng
nuôi cần phải đƣợc giữ sạch và khô. Muốn vậy thì ở những chỗ máng uống cần phải
lót bằng các tấm mủ nhựa để khi vịt uống nƣớc uống, nƣớc rơi vãi sẽ rơi ra ngoài.
Đồng thời dƣới những núm uống nƣớc cần có những cái phễu giữ lại nƣớc khi vịt
uống nƣớc. Theo ông Ekapot thì việc giữ chất lót chuồng sạch và khô đặc biệt quan
trong trong vòng 21 ngày đầu vì đây là thời gian sinh trƣởng lông của vịt thịt.
Ông Thitiwat phấn khởi cho biết: ”Tôi rất hài lòng về năng suất cũng nhƣ kết
quả nuôi vịt lứa đầu tiên này. Đây là kết quả của sự tận tâm với công việc của mọi
ngƣời trong trang trại và của sự quyết định đầu tƣ các trang thiết bị nuôi vịt hiệu
quả. Điều này đảm bảo sự thành công của chúng tôi trong tƣơng lai”. Trung bình
mỗi năm trang trại thu đƣợc nguồn lợi nhuận từ 10 – 12 tỷ đồng baht
( ngày 31/7/2009).[4]
1.2.2. Kinh nghiệm trong nước
1.3.2.1.Kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả tại trang trại Lợn rừng
Ngày 2 tháng 8 năm 2008 trang trại chăn nuôi Lợn rừng khởi công xây

dựng trang trại nuôi heo rừng, gà rừng, trồng cây rau rừng trên tổng diện tích 60ha
tại xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình với tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1
là 8.000.000.000VNĐ trong đó 6.000.000.000đ đầu tư mua đất, thuê đất,
1.000.000.000đ xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi lợn rừng, gà rừng,
1.000.000.000đ còn lại mua lợn rừng giống.
Giai đoạn 1: Từ những thất bại và đúc rút kinh nghiệm Trang trại đầu tư 100
con lợn rừng hậu bị F1 thuần chủng Thái Lan. Sau 7 tháng nuôi lợn rừng bị thất
bại hoàn toàn do:
- Không nắm bắt được khoa học, kỹ thuật nuôi lợn rừng.
- Không có kinh nghiệm chăn nuôi lợn rừng thực tế.

10


- Không khống chế được dịch bệnh đặc biệt là dịch bệnh tiêu chảy, hô hấp…
Từ những thất bại trên công ty quyết định dừng hoạt động trang trại 3 tháng nuôi
lợn rừng để tập trung nghiên cứu tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nuôi lợn rừng.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thuật nuôi lợn rừng lao động trang trại gặp
rất nhiều khó khăn:
- Thứ nhất: Ở thời điểm này Việt Nam mới chỉ có 3 – 4 mô hình trang trại nuôi lợn
rừng với quy mô nhỏ cũng không nắm bắt được công nghệ khoa học kỹ thuật nuôi
lợn

rừng…

- Thứ hai: Mời các nhà khoa học, giáo sư, chuyên gia tư vấn về kỹ thuật nuôi lợn
rừng thì cũng gặp rất nhiều khú khăn và ở giai đoạn này nuôi lợn rừng mới chỉ nằm
trong các đề tài khoa học, các dự án nghiên cứu chứ chưa có một mô hình nuôi lợn
rừng có hiệu quả.
Giai đoạn 2: Phát triển vượt bậc

Sau thất bại trong việc chăn nuôi lợn rừng lần thứ nhất trang trại quyết định
đầu tƣ giai đoạn hai nuôi 500 con lợn rừng hậu bị F1 thuần chủng Thái Lan. Sau 7
tháng nuôi lợn rừng nhờ đúc kết đƣợc những thất bại trong quá trình chăn nuôi, áp
dụng đƣợc khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, giải quyết đƣợc cách phòng ngừa dịch
bệnh. Đặc biệt điều trị triệt để đƣợc bệnh tiêu chảy của lợn rừng bằng lá thuốc nam.
Ngoài ra trang trại cũng tận dụng đƣợc nguồn phân thải ra từ lợn rừng để nuôi giun
quế làm thức ăn cho lợn rừng, gà rừng, cá giảm đƣợc nguồn kinh phí đầu tƣ thức ăn
rất lớn. Nhờ áp dụng đƣợc những kiến thức khoa học trên, tận dụng đƣợc nguồn
thức ăn, thuốc chữa bệnh, kinh nghiệm thực tiễn trang trại đó thu đƣợc nguồn lợi
nhuận khá lớn từ việc nuôi lợn rừng sau lần thất bại đầu.
Quy mô trang trại và sự phát triển trang trại Lợn rừng
Đến nay trang trại đã đi vào hoạt động ổn định đƣợc 8 năm. Quy mô của
trang trại ở thời điểm hiện nay là 12.000 con lợn rừng, 5.000 con gà rừng, 5ha trồng
các loại cây rau rừng. Trung bình mỗi năm trang trại thu đƣợc nguồn lợi nhuận từ
30 – 40 tỷ đồng ( ngày 17/02/2016).[5]

11


1.2.2.2. Kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả của trang trại chăn nuôi gà thả vườn tại
Bắc Giang.
Chi phí sản xuất gồm có: con giống, thức ăn, thuốc thú y, nhân công và các
chi phí khác (tiền điện, nƣớc và các chi phí khác)
- Con giống. Giống gà ta lai tại thị trƣờng Bắc Giang có giá khoảng
13.000đ/con, tiền con giống cho 1000 gà là 13.000.000đ.
- Thức ăn. Hiện nay chăn nuôi gà thả vƣờn sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp
đƣợc chia nhƣ sau:
+ Giai đoạn úm (1 – 15 ngày ): 10 bao 25kg.
+ Giai đoạn 1 (15 – 40 ngày ) 30 bao 25kg.
+ Giai đoạn 2 (40 – 80 ngày ): 120 bao 25kg.

+ Giai đoạn vỗ béo (80 – xuất bán ( thƣờng là 100 ngày)) 60 bao 25kg.
Tổng số thức ăn sử dụng cho cả giai đoạn là 220 bao 25kg = 5.500kg thức an
hỗn hợp.
Giá thức ăn hỗn hợp bình quân khoảng 11.500đ/kg.→ chi phí thức ăn cho
1000 gà thả vƣờn là 11.500 x 5.500 = 63.250.000đ.
- Chi phí điện nƣớc. Với mô hình chăn nuôi gà thả vƣờn nhƣ hiện nay, chi
phí điện, nƣớc và các chi phí phát sinh khác thƣờng khó có thể tính đƣợc chi
tiết do chủ yếu trại tận dụng thời gian chăn nuôi, nên đƣợc cộng chung vào
chi phí này. Thƣờng một trại có quy mô 1000 gà thịt thả vƣờn có chi phí
điện, nƣớc và các chi phí khác khoảng: 3.000.000đ.
- Chi phí Chi phí vaccine: 2 lần vaccine newcastle: 400đ/con; 2 lần vaccine
Gumboro: 400đ/con; 1 lần tiêm vaccine newcastle: 300đ/con (có thể làm
hoặc không tuỳ từng trại). Tổng chi phí vaccine: 1.100đcon. Với 1000 gà chi
phí vaccine là 1.100.000đ.
- Chi phí thuốc thú y: Chi phí này thƣờng rất khó hạch toán do mỗi trại có
tình hình dịch tễ khác nhau nên sử dụng thuốc khác nhau. Các chủ trại lựa chọn loại
thuốc khác nhau (thuốc nội hoặc thuốc ngoại) nên chi phí này cũng khác nhau ở mỗi

12


trại. Với trại có quy mô 1000 gà thịt thả vƣờn chi phí thuốc thú y trung bình
khoảng: 3.000.000đ.
Tổng chi phí thƣớc thú y và vaccine cho 1000 gà là 4.100.000đ.
- Chi phí nhân công: Do các trại chăn nuôi gà thả vƣờn thƣờng là hộ gia đình
nên việc hạch toán là rất khó, trên thực tế có trại quy mô 3.000 - 5.000 vẫn 1 ngƣời
chăn chính và gia đình phụ giúp, có trại 10.000 gà cũng chỉ có nhƣ vậy. Vì thế chí
phí này chúng tôi không đƣa ra con số cụ thể. Tiền lãi ngƣời nuôi nhận đƣợc chính
là tiền lãi trong quá trình chăn nuôi
Nhƣ vậy tổng chi phí là: 13.000.000 + 63.250.000 + 3.000.000 + 4.100.000

= 83.350.000đ.
- Tiền bán gà: Với các giống gà hiện nay khi nuôi tới 100 ngày và sử dụng
100% thức ăn công nghiệp có khối lƣợng xuất bán khoảng 1,8kg/con. Tỷ lệ hao
hụt đầu con thƣờng là 7%. Giá thị trƣờng hiện nay là: 65.000đ/kg.
→ Tổng thu là (1,8 x 1000 x 93%) x 65.000 = 108.810.000đ
Bảng hạch toán kinh tế
Chi phí
Con giống

13.000.000đ

Thức ăn

63.250.000đ

Điện nƣớc

3.000.000đ

Thuốc thú y

4.100.000đ

Tổng chi phí

83.350.000đ

Thu về
Bán gà


108.810.000đ

13


Tiền thu về sau quá trình chăn nuôi 1000 gà thịt thả vƣờn trong 100 ngày là:
108.810.000 – 83.350.000 = 25.460.000đ hạch toán trên chƣa bao gồm hao phí
chuồng trại và nhân công.
Qua mô hình trên với chi phí đầu tƣ khoảng 83 triệu cho mô hình gà thả
vƣờn cho 1.000 con gà ta lai thì sau 100 ngày thu về khoảng 25 triệu đồng với
khoảng trung bình 02 lao động trong đó 01 chính 01 phụ cho trang trại chăn nuôi
hiệu quả là khá tốt.1 [6].
1.2.3. Những kinh nghiệm tham khảo cho các trang trại huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình
Các trang trại chăn nuôi tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cần tham khảo
các kinh nghiệm sau:
- Chọn giống vật nuôi chất lƣợng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhƣởng
của vùng và phù hợp với thị hiếu của thị trƣờng tiêu thụ nhƣ giống gà Kiến ta,
giống gà Lƣơng Phƣợng và các giống vật nuôi khác.
- Nắm bắt đƣợc khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi của vật nuôi đƣợc
chọn nuôi nhƣ kỹ thuật úm gà, tiêm phòng vắc xin cho gà các ngày tuổi và các kỹ
thuật vật nuôi khác.
- Có đầy đủ các biện pháp để khống chế dịch bệnh và nhất là các dịch bệnh
truyền nhiễm.
- Có kế hoạch ký kết hợp đồng với các công ty chế biến và cung cấp đầu vào
cho vật nuôi.
- Có sự quản lý tốt cộng với các trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với vật nuôi.

14



CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm và vấn đề liên quan.
2.1.1.1. Khái niệm về trang trại
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về trang trại đƣa ra, cụ thể - Thuật ngữ
Farm (tiếng Anh) đƣợc dịch ra tiếng Việt là trang trại, là cơ sở sản xuất nông – lâm
nghiệp gắn với hộ gia đình nông dân.
- Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa khái quát nhƣ sau: “Trang trại là trại lớn
sản xuất nông nghiệp”, “Trang trại là hình thức sản xuất nông – lâm nghiệp dựa trên
cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tƣ cách pháp nhân, tự chủ
sản xuất kinh doanh và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, có chức năng
chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình và đáp ứng
cho nhu cầu của xã hội”.
- Tại hội thảo về kinh tế trang trại trong cả nƣớc đƣợc tổ chức tại thành phố
Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2000, Ban Kinh Tế Trung Ƣơng đã đƣa ra khái niệm:
“Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa lớn trong nông – lâm – ngƣ
nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau ở nông thôn, có sức đầu tƣ lớn, có
năng lực quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh, có tỷ suất lợi nhuận cao
hơn bình thƣờng trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đƣa ra những thành tựu khoa học
công nghệ mới kết tinh trong hàng hóa tạo ra sức cạnh tranh cao hơn trên thị trƣờng
xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cao”. [1]
- Từ những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, TS Lê Trọng đƣa ra nhận
định về trang trại nhƣ sau: “Trang trại là một hình thức tổ chức kinh doanh nông
nghiệp, đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân có
mức độ tích tụ và tập trung cao hơn về đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật.… nhằm tạo
ra khối lƣợng hàng hóa nông sản lớn, với lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của kinh
tế thị trƣờng, có sự điều tiết của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa” [2]


15


×