Tiết 45:
THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ
ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
Tổ Ngữ văn
Trường THPT Krông Ana
I. ẨN DỤ
Thế nào là ẩn dụ?
Hãy thử lấy một ví dụ.
Ẩn dụ là so sánh ngầm, tức là rút gọn vế
được so sánh. Ẩn dụ dựa trên hoạt động liên
tưởng tương đồng.
VD: Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.
Trúc: chỉ người con trai (dựa trên sự giống nhau về
vẻ cứng cỏi, vững chãi của hai đối tượng)
Mai: chỉ người con gái (dựa trên sự giống nhau về
vẻ mảnh mai, đẹp đẽ của hai đối tượng)
Bài 1:
-Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
-Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
a. Nêu ý nghĩa ẩn dụ của những hình ảnh:
thuyền-bến, cây đa, bến cũ- con đò.
Hãy thay thế các từ ngữ nói trên bằng
những từ ngữ khác cùng chỉ một đối
tượng.
Chàng ơi có nhớ thiếp chăng
Thiếp thì một dạ khăng khăng đợi chàng .
-
Thuyền,con đò
: chỉ chàng trai
-
cây đa,bến nước
: chỉ cô gái
Theo em, khi thay như vậy, ý nghĩa
nào của các hình ảnh ẩn dụ trên sẽ
không được thể hiện?
Hơn nữa, sự kín đáo, tế nhị, giàu hình
ảnh của lời cô gái sẽ không còn.
-Thuyền,con đò : chỉ người đi xa
- cây đa,bến nước: chỉ người ở lại,
người chờ đợi
b. Thuyền, bến (câu 1) và cây đa bến
cũ, con đò (câu 2) có gì khác nhau?
Nếu câu 1 còn là sự băn khoăn về sự
chung thủy của người đi xa (thuyền) thì
câu 2 đã là sự trách móc người bạc nghĩa
(con đò)
Làm thế nào để hiểu đúng
nội dung hàm ẩn trong hai câu đó?
-Dựa vào từ ngữ chỉ tình cảm:
“nhớ”, “đợi”, “lỗi hẹn hò”.
-Dựa vào thực tế: Thuyền, con đò
là những vật di chuyển nên được
ví với chàng trai; bến nước con
đò là những vật cố định nên được
ví với cô gái.
Câu 2: Tìm và phân tích phép ẩn dụ
trong những đoạn trích sau:
(1) Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
Lửa lựu lập lòe:
Dựa trên sự tương
đồng về màu sắc (đỏ rực) giữa lửa
và hoa lựu, tạo nên cách miêu tả
sinh động, gợi cảm.