Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN hoa 8 RÈN KỸ NĂNG LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.14 KB, 16 trang )

Tên đề tài
RÈN KỸ NĂNG LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 8
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ABC
A- PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Việc giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông nhằm trang bị cho học sinh
hệ thống kiến thức cơ bản bao gồm các khái niệm hóa học, phân loại chất và tính
chất của chúng. Đặc biệt ở chương trình hóa học trung học cơ sở; việc giúp các em
nắm vững kiến thức cơ bản vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, vừa chuẩn
bị hành lí cơ bản về kiến thức hóa học để giúp các em bước vào bậc phổ thông trung
học một cách vững chắc. Từ đó vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống và
sản xuất sau này.
Để đạt được mục tiêu đó, việc giúp các em lập được công thức hóa học của các
chất giữ một vị trí quan trọng trong việc dạy học ở trường trung học cơ sở. Khi học
sinh lập được công thức hóa học một cách thành thạo và xác định được công thức
hóa học đúng hay sai khi biết hóa trị của các nguyên tố hay nhóm nguyên tố là cơ sở
để học sinh viết được phương trình hóa học. Từ đó học sinh mới thực hiện được
những bài toán tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy bộ môn hóa học ở trường cụ thể là Hóa 8. Tôi
nhận thấy một số học sinh, đặc biệt học sinh từ trung bình trở xuống lập công thức
hóa học còn chậm và rất khó khăn, đôi khi không thể lập được công thức của hợp
chất có nhóm nguyên tố. Từ đó dẫn đến việc giải các bài toán tính theo công thức hóa
học và phương trình hóa học còn rất yếu.
Từ những nguyên nhân và tầm quan trọng nêu trên tôi quyết định chọn đề tài:
Rèn kỹ năng lập công thức hóa học cho học sinh lớp 8 trường Trung Học Cơ Sở
ABC.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này nhằm chỉ ra đúng thực trạng của việc dạy và học cách
lập công thức hóa học trong thời gian qua ở trường THCS ABC và giới thiệu cách

Trang 1




làm mới mà bản thân đã nhận thức, áp dụng nhằm nâng cao chất lượng môn hóa học,
đồng thời trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp
Mục đích chính là giúp học sinh lập công thức hóa học đúng và nhanh

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Một số giải pháp dạy và học cách lập công thức hóa học ở môn hóa 8 nhằm nâng
cao chất lượng.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trao đổi
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
V. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Rèn kỹ năng lập công thức hóa học theo cách đơn giản dễ hiểu, dễ thực hiện,
không cứng nhắc theo sách giáo khoa.

B- NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chúng ta đã biết hóa học có vai trò to lớn trong sản xuất và đời sống, nhiệm vụ của
hóa học là nghiên cứu các chất và sự biến đổi chất trong đó, chất được biểu diễn bằng
công thức hóa học, nhưng muốn lập đúng công thức hóa học của chất đòi hỏi phải
thuộc hóa trị và viết chính xác kí hiệu hóa học, muốn thuộc được hóa trị của các
nguyên tố thì hết sức khó khăn đối với học sinh vì có rất nhiều nguyên tố, có khi một
nguyên tố lại có nhiều hóa trị do đó học sinh dễ quên và dễ nhầm lẫn.
Vì vậy cách tốt nhất là làm sao để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu mà ít tốn thời gian.
Qua kinh nghiệm bản thân tôi nhận thấy rằng thay vì học thuộc lòng một cách đơn
điệu hóa trị các nguyên tố và nhóm nguyên tố, thì xếp chúng thành những câu có vần

điệu dễ nhớ và vui hơn. Học sinh có cảm giác vừa học vừa chơi do đó có thể học bài

Trang 2


bt c lỳc no, dn dn kin thức cng c khc sõu. Khi vit ỳng kớ hiu húa
hc v cụng thc húa hc l c s hc sinh vit ỳng phng trỡnh húa hc v tớnh
theo phng trỡnh húa hc sau ny, nm chc cỏc vn trờn vic hc húa i vi
hc sinh lp 9 v lờn trung hc ph thụng s d dng hn.
II. C S THC TIN VN NGHIấN CU:
Trong chng trỡnh húa hc bc THCS, vic vit ỳng, nhanh cụng thc húa hc
l ht sc quan trng; t ú hc sinh mi cú th hon thnh c cỏc dng bi tp
tớnh theo cụng thc húa hc v phng trỡnh húa hc.
Nhng thc t cỏc gi lờn lp vic hc sinh lp cụng thc húa hc aựt hiu qu
cha cao. Do nhửừng nguyeõn nhaõn sau:
1. i vi giỏo viờn:
- Giỏo viờn quỏ cng nhc theo phng phỏp m sỏch giỏo khoa a ra.
- Khi dy kin thc mi quờn i vic cng c kin thc c
2. i vi hc sinh:
- Hc sinh khụng nm vng kớ hiu húa hc v húa tr ca cỏc nguyờn t, cỏc
nhúm nguyờn t, t ỳ dn n vic hc thuc lng cng thc hỳa hc khi gp cht
mi khng bit vit cng thc hỳa hc
-Lp cụng thc húa hc ca n cht khụng bit trong trng hp no thỡ ch s
l 1 (khụng ghi), trng hp no ch s thng l 2.
-Vic vn dng qui tc húa tr cũn mỏy múc, lỳng tỳng khi lp t s

.

- Xỏc nh ch s x,y cha phự hp.
-Cha bit cỏch xỏc nh cụng thc húa hc no ỳng, sai.

III. Gii phỏp thc hin:
-Yờu cu chung:
+Hc sinh nm vng kớ hiu húa hc v húa tr ca cỏc nguyờn t, cỏc nhúm
nguyờn t, mt cỏch thun thc.
+Bit xỏc nh ch s x,y trong cụng thc hp cht l nhng s nguyờn n gin.

Trang 3


+Lập được công thức hóa học thành thạo, nhanh chóng, chính xác. Xác định
được công thức hóa học đã cho là đúng hay sai.
1. Đối với việc học sinh nắm vững kí hiệu hóa học và hóa trị của các nguyên
tố, các nhóm nguyên tố một cách thuần thục:
Việc học sinh không nắm vững kí hiệu hóa học và hóa trị của các nguyên tố, các
nhóm nguyên tố, là một trở ngại lớn nhất trong việc lập công thức hóa học. Vì không
biết kí hiệu, hóa trị thì chắc chắn dù nắm vững các bước lập công thức đến đâu cũng
không thể tiến hành được. Hơn nữa các kí hiệu, hóa trị các nguyên tố, các nhóm
nguyên tố, lại khó học, khó nhớ
Để học sinh nắm chắc kí hiệu hóa học tôi làm như sau:
1.1.

Kí hiệu hóa học:

Ngoài việc cung cấp cho học sinh những thông tin sách giáo khoa, giáo viên
cần lưu ý học sinh phải dùng kí hiệu hóa học thật chính xác vì kí hiệu hóa học mang
tính chất quốc tế. Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một ký hiệu hóa học là
chữ cái in hoa của tên nguyên tố.
VD 1: Cacbon
Oxi


:C
:O

Để tránh nhầm lẫn giữa các kí hiệu hóa học của hai nguyên tố có chữ cái đầu
giống nhau người ta phải dùng đến hai chữ cái (chữ cái đầu viết in hoa, chữ cái sau
viết thường )
VD 2:

Photpho
Bạch kim
Chì

: P
: Pt
: Pb

Các nguyên tố mà tên được dịch ra tiếng việt như: Sắt, Nhôm, Đồng, Vàng…
Thì chữ cái đầu tiếng việt không được dùng làm kí hiệu hóa học mà phải sử dụng
theo tên quốc tế
VD 3:
Sắt
: Fe
Nhôm
: Al
Đồng
: Cu
Trong phần này tôi rất chú ý cách viết của các em và kịp thời sửa chữa những
lổi ban đầu, tránh lập đi lập lại lỗi sai dần rồi trở thành thói quen.

Trang 4



Khi kiểm tra bài cũ tôi thường cho các em viết bảng về các kí hiệu hóa học sau
đó cho một vài học sinh nhận xét rồi tôi phân tích lại những sai sót của các em vừa
viết. Qua quan sát nhiều lần như vậy các em nhớ dai hơn và viết chính xác kí hiệu
hóa học hơn.
1.2. Hóa trị một số nguyên tố thường gặp
Để học sinh dễ học và không nhầm lẫn hóa trị các nguyên tố tôi cho các em
chép và học thuộc bài ca hóa trị, với cách như thế học sinh sẽ hứng thú hơn khi học
(Theo bảng một số nguyên tố hóa học trang 42 SGK hóa học 8)
Clo, Bạc với Natri
Brom, Iot, Kali cùng loài
Liti, Flo theo đòi
Hiđro phải được một nòi với nhau
( Cl, Ag, Na, Br, I, K, Li, F, H : I)
Ba, Bo với Nhôm trắng phau ( B, Al: III)
Beri, Kẽm nối hai đầu Oxi (Be, Zn, O: II)
Magie, Canxi, Bari
Sánh đôi để được bước đi chung đường (Mg, Ca, Ba: II)
Silic số bốn vấn vương (Si: IV)
Thủy ngân hai, một vẫn thương anh Đồng (Hg, Cu: I, II)
Phốt pho ba, năm ngóng trông (P: III, V)
Lưu huỳnh hai, bốn, sáu đông chưa về (S: II, IV, VI)
Nitơ hai, ba, bốn quê (N: II, III, IV)
Mangan hai, bốn, bảy chê mắm cà (Mn: II, IV, VII)
Crom với Sắt hai, ba (Cr, Fe: II, III)
Cacbon hai, bốn với ta là chì (C, Pb: II, IV)

1.3. Hóa trị các nhóm nguyên tố


Trang 5


Clorua, Florua, bromua, nitrat hóa trị I (Cl, F, Br, NO3: I)
Cacbonat, sunfat, sunfit hóa trị II (CO3, SO4, SO3: II)
Đặc biệt photphat hóa trị III (PO4: III)
Ngoài ra sunfua, silicat hóa trị II (S, SiO3: II)
Trong bazơ nhóm hiđroxit và amoni hóa trị I (OH, NH4: I)

* Cách rèn luyện: Trước tiên học sinh đọc thuộc các bài trên. Dùng phấn để viết
lên bảng kí hiệu và hóa trị nhiều lần theo bài cho chính xác. Tiếp đến đảo thứ tự các
câu, các nguyên tố, các nhóm nguyên tố, để viết cho thuần thục.
2. Đối với lập công thức hóa học :
a. Lập công thức hóa học của đơn chất:
Trong việc lập công thức hóa học của đơn chất kim loại đối với học sinh là tương
đối dễ dàng. Vì chỉ cần thuộc kí hiệu hóa học các nguyên tố kim loại là có thể viết
được ngay công thức hóa học ( Vì với kim loại kí hiệu hóa học chính là công thức
hóa học). Việc thuộc kí hiệu hóa học, học sinh chỉ cần thực hiện được phần 1 là thành
công.
Ví dụ: CTHH của đơn chất Natri là Na, của Kali là K, của Đồng là Cu...
Tuy nhiên đối với đơn chất là phi kim học sinh khó phân biệt được công thức
hóa học của phi kim nào chỉ số là 1 (không ghi), phi kim nào có chỉ số thường là 2.
Vì vậy để học sinh dễ nhớ tôi cố gắng biến những công thức này thành những câu có
vần, điệu cho học sinh dễ nhớ, dễ thuộc từ đó tạo hứng thú để rèn luyện. Cụ thể như
sau:
công thức những đơn chất phi kim thường gặp
Phi kim thường gặp đó là:
Cacbon, Silic, Phôtpho, Lưu huỳnh
Là những đơn chất một mình
Không ghi chỉ số cũng xinh đẹp rồi (C, Si, P, S)

Đơn chất có chỉ số đôi

Trang 6


Như nitơ với tôi là oxi
Clo, hát, ép với I
Thêm brom nữa cùng đi chung đường (N2, O2, Cl2, H2, F2, I2, Br2).
* Cách rèn luyện: Trước tiên học sinh đọc thuộc bài trên. Dùng phấn để viết lên
bảng công thức hóa học nhiều lần theo bài cho chính xác. Tiếp đến đảo thứ tự các
câu, các công thức hóa học để viết cho thuần thục.
b. Lập công thức hóa học của hợp chất:
Trong việc lập công thức hóa học của hợp chất ,việc khó khăn đầu tiên ở học sinh
là nhớ được kí hiệu, hóa trị của các nguyên tố, các nhóm nguyên tố. Đối với vấn đề
này tôi thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở học sinh luyện tập cách nhớ như đã trình
bày trên phần 1.
Tuy nhiên ngoài ra học sinh còn gặp một khó khăn khác đó là vận dụng qui tắc hoá
trị để lập tỉ số

và từ đó rút ra được x, y là những số nguyên đơn giản, học sinh còn

sai nhiều khi xác định x,y. Theo các bước trong sách giáo khoa:
+Viết công thức dạng chung
+Áp dụng quy tắc hóa trị
+Chuyển thành tỉ lệ
+Viết công thức hóa học
Vì vậy trong khi lập công thức hóa học của hợp chất tôi chỉ đưa ra 3 bước cơ bản
như sau:
Với công thức dạng chung: a b
AxBy

Trong đó A, B là các nguyên tố hay nhóm nguyên tố.
a, b lần lượt là hóa trị của A và B
x, y lần lượt là chỉ số của A và B
Bước 1:
Viết kí hiệu và xác định hóa trị của A và B (Xác định a,b)

Trang 7


Bước 2:
Rút gọn 2 hóa trị (nếu có) ( Rút gọn a với b)
Bước 3:
Bắt chéo xuống chỉ số. (Xác định x, y)
* Học sinh chỉ cần nhớ được 3 bước trên có thể viết được công thức của các hợp
chất . (Việc này không khó với học sinh vì nó ngắn gọn, dễ nhớ)
Ví dụ 1: Trường hợp với hợp chất gồm 2 nguyên tố có hóa trị không rút gọn được
với nhau:

Lập cụng thức húa học của nhụm oxit.
Ta thực hiện: Ta viết

III II
Al O

( Vì

đã tối giản nên không rút gọn)

Vậy công thức đúng Al2O3 ( Vì bắt chéo III II )


Al2O3
Ví dụ 2: Trường hợp với hợp chất gồm 2 nguyên tố có hóa trị rút gọn được với
nhau:

Lập công thức hóa học của lưu huỳnh tri oxit tạo bởi 2 nguyên tố hóa học là lưu
huỳnh (VI) và oxi
Ta thực hiện: Ta viết VI II
S O

Trang 8


III I
Rút gọn thành: S O (Vì

)

Vậy công thức đúng: SO3 ( Vì bắt chéo

III I . Chỉ số 1 không ghi)

S O3
Ví dụ 3: Trường hợp với hợp chất gồm nguyên tố này liên kết với nhóm nguyên tố
kia có hóa trị không rút gọn được với nhau:

Lập công thức hóa học của muối Canxi photphat tạo bởi nguyên tố Ca và nhóm
PO4
Ta thực hiện: Ta viết

II III

Ca PO4

( Vì

đã tối giản nên không rút gọn)

Vậy công thức đúng Ca3(PO4)2 ( Vì bắt chéo

II III

)

Ca3(PO4)2

Ví dụ 4: Trường hợp với hợp chất gồm nguyên tố này liên kết với nhóm nguyên tố
kia có hóa trị rút gọn được với nhau:

Lập công thức hóa học của muối nhôm phôtphat tạo bởi nguyên tố Al và nhóm
PO4 .
Ta thực hiện: Ta viết

III III
Al PO4
I I

Trang 9


Rút gọn thành: Al PO4 (Vì


)

Vậy công thức đúng: AlPO4 (Vì bắt chéo I I

. Chỉ số 1 không ghi)

Al PO4

Ví dụ 5: Trường hợp với hợp chất gồm nhóm nguyên tố này liên kết với nguyên tố
kia :

Lập công thức hóa học của muối Amoni clorua tạo nên bởi nhóm NH4 và Cl.
Ta thực hiện: Ta viết

I

I

NH4 Cl
( Vì

đã tối giản nên không rút gọn)

Vậy công thức đúng NH4Cl
( Vì bắt chéo

I I .Chỉ số 1 không ghi)

NH4Cl
Ví dụ 6: Trường hợp với hợp chất gồm nhóm nguyên tố này liên kết với nhóm

nguyên tố kia :

Lập công thức hóa học của muối Amoni sunfat tạo nên bởi nhóm NH4 và nhóm SO4 .
Ta thực hiện: Ta viết I

II

NH4 SO4
( Vì

đã tối giản nên không rút gọn)

Trang 10


Vậy công thức đúng (NH4)2SO4 ( Vì bắt chéo

I II .Chỉ số 1 không ghi)

(NH4)2SO4

Như vậy với 3 bước lập công thức hóa học của hợp chất như trên ta có thể thiết
lập cho mọi trường hợp của hợp chất vô cơ như các trường hợp giữa 2 nguyên tố liên
kết với nhau, giữa nguyên tố này liên kết với nhóm nguyên tố kia và ngược lại, giữa
hai nhóm nguyên tố liên kết với nhau. Chính điều này làm giảm đi những trường hợp
làm rắc rối cho học sinh. Như vậy học sinh chỉ cần nắm vững 3 bước lập công thức
trên thì chắc chắn có thể lập được các công thức của hợp chất ở chương trình lớp 8
nói riêng và bậc trung học cơ sở nói chung.
c. Xác định được công thức hóa học đã cho là đúng hay sai:
Sau khi học sinh viết được chính xác công thức hóa học thì việc xác định công

thức hóa học nào đúng hay sai cũng không kém phần quan trọng. Việc xác định công
thức hóa học đã cho là đúng hay sai cũng góp phần vào việc rèn luyện kĩ năng viết
công thức hóa học. Vì vậy muốn xác định được công thức nào đúng, sai đối với hợp
chất tôi hướng dẫn học sinh đầu tiên phải xác định hóa trị của các nguyên tố hoặc
nhóm nguyên tố có trong từng công thức (tức hóa trị của A,B trong hợp chất). Sau
đó rút gọn hai hóa trị (nếu có) và bắt chéo để xác định chỉ số của công thức. So sánh
chỉ số của công thức đã lập với công thức đề cho để xác định đúng, sai.
Ví dụ: Trong CTHH của các hợp chất sau, CTHH nào đúng, hãy chữa CTHH sai
thành đúng: MgCl, KO2, Na2CO3, Ba(SO4)2.
Với dạng bài tập này ta thực hiện các bước như đã nêu ở trên cho từng trường
hợp cụ thể như sau:
II

I

*Vói MgCl:

Mg Cl

CTHH đúng sẽ là: MgCl2

Vậy công thức MgCl là sai. Chữa lại là: MgCl2
I II
* Với KO2:

KO

CTHH đúng sẽ là: K2O

Trang 11



Vậy công thức KO2 là sai. Chữa lại là: K2O
I

II

* Với Na2CO3: Na CO3

CTHH đúng sẽ là: Na2CO3

Vậy công thức Na2CO3 là đúng.
II II

I

I

* Với Ba(SO4)2: Ba SO4

Ba SO4

CTHH đúng sẽ là: BaSO4

Vậy công thức Ba(SO4)2 là sai. Chữa lại là: BaSO4
3. Bài tập củng cố:
Sau khi thực hiện xong phần lí thuyết và những ví dụ minh họa cho từng trường
hợp; Tôi cho học sinh áp dụng thực hiện trong các bài tập về nhà, giờ luyện tập, ụn
tập...
ở SGK8 học sinh thực hiện các bài tập: 4,5,6,7,8 (trang 38); 2,3,4 (trang 41); 2, 5

(trang 91).
ở sách bài tập hóa 8 thực hiện các bài 10.4. 10.5, 10.6, 10.7, 10.8 (trang 13);
10.2, 10.3, 10.4, 10.5 ( trang 14); 26.1, 26.7, 26.9 (trang 31 và 32), 37.2, 37.4, 37.5,
37.16 ( trang 43, 44,45).
Sau đó trong các giờ lên lớp kế tiếp, giờ luyện tập tôi thường xuyên kiểm tra vở
học sinh để đánh giá, kịp thời uốn nắn những sai sót của học sinh.
Ngoài ra tùy theo điều kiện cụ thể tôi cho thêm các em một số bài tập khác để các
em rèn luyện.

C- KẾT LUẬN-ĐỀ XUẤT

I.KẾT LUẬN
Tóm lại việc rèn luyện kĩ năng viết công thức hóa học cho học sinh một cách
nhanh chóng và chính xác phải đòi hỏi thời gian, tính kiên trì của cả thầy lẫn học trò.
Đối với giáo viên phải luôn gần gũi, quan tâm đến từng đối tượng học sinh. Từng
bước uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời dù đó là những sai sót nhỏ của học sinh đặc biệt

Trang 12


đối tượng học sinh yếu kém là việc làm hết sức cần thiết; Vì mỗi đối tượng học sinh
luôn có khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau, có điều kiện và hoàn cảnh gia đình
khác nhau nên khả năng lĩnh hội kiến thức về hóa học cũng khác nhau. Do đó bản
thân là một giáo viên chúng ta phải lựa chọn phương pháp phù hợp mang lại hiệu quả
tốt nhất, mặc dù mổi môn học đều có cái khó riêng của nó nhưng cái khó đó nếu
chúng ta chịu đầu tư và tìm giải pháp thích hợp thì vẫn mang lại hiệu quả cao. Trong
hóa 8 cái khó là rèn cho các em viết đúng công thức hóa học. Với cách làm mới như
tôi đã trình bày các em sẽ có được kỹ năng lập được công thức hóa học một cách dễ
dàng, nhanh chóng và chính xác.
1.


Kết quả thực hiện:

Qua thời gian áp dụng kinh nghiệm trên tôi nhận thấy việc lập công thức hóa học
của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Học sinh dễ hiểu bài hơn, nhớ bài tốt hơn.
Tôi được phân công dạy hóa 8, ở lớp 8 1 dạy theo cách cũ, lớp 82 dạy theo cách nêu
trên, qua bài kiểm tra 1 tiết chương I, kết quả như sau:

Lớp

SBK
T

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

TL%

SL

TL%

SL


TL%

SL

2

6,9%

20

69%

2

44,8% 1

81

29

2

6,9%

82

29

5


17,2% 10

34,5% 13

TL
%

Kém
SL

TL%

TBTL
SL

TL%

6,9% 3

10,3% 24

82,8%

3,5% 0

0

96,5%


27

Qua kết quả cụ thể trên cho thấy sau khi tôi áp dụng đề tài , các em ngày càng
nắm vững cách viết công thức hóa học và đã phân biệt được chính xác các công thức
hóa học viết đúng, viết sai.
2. Bài học kinh nghiệm
Qua thực hiện đề tài “Rèn luyện kĩ năng lập công thức hóa học cho học sinh lớp 8
trường THCS ABC” bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Trong giảng dạy ngoài việc giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài, tìm ra những điểm
khó tiếp thu kiến thức của học sinh để lưu ý và nhấn mạnh; thì việc tìm ra con đường
“mềm hóa” kiến thức, cho học sinh tiếp thu kiến thức bằng những thí nghiệm, dụng

Trang 13


cụ trực quan, bằng những mẫu chuyện vui, bằng thực tế cuộc sống... cũng vô cùng
quan trọng. Nó làm cho học sinh tiếp thu kiến thức hóa học một cách hứng thú,
không khô khan, nặng nề.
Ví dụ như các kí hiệu và hóa trị của nguyên tố hóa học, các nhóm nguyên tố sẽ
rất khó khăn và nặng nề khi học sinh phải nhớ (như bảng Một số nguyên tố hóa học,
bảng hóa trị một số nhóm nguyên tử SGK8, trang 42 và 43). Nhưng nếu ta “mềm
hóa” các kiến thức trên bằng những câu có vần, điệu (như bài ca hóa trị đã trình bày
ở phần trên) sẽ kích thích được học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hứng thú hơn.
Từ đó cũng góp phần giúp học sinh yêu thích bộ môn hóa học.
- Những kiến thức hóa học nào nếu cô đọng, tinh giản được ta cố gắng tìm cách
cô đọng và tinh giản cho học sinh dễ nhớ, dễ khắc sâu; chỉ tập trung nhiều vào chuẩn
kiến thức không nên dàn trải khiến học sinh lúng túng (như cô đọng lại các bước lập
công thức hóa học đã trình bày ở phần trên).
- Phải luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh trong các giờ lên lớp kết hợp
với kết quả của bài kiểm tra để phát hiện những điểm hổng kiến thức của học sinh để

từ đó có biện pháp giải quyết một cách cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh.
* Trên đây là toàn bộ đề tài được bản thân tôi áp dụng trong thời gian qua đã
đem lại một phần kết quả, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn hóa học lớp 8
trường THCS ABC. Tôi xin được trình bày với mong muốn được trao đổi và học hỏi
thêm kinh nghiệm nơi đồng nghiệp.

II. ĐỀ XUẤT
- Để đề tài này phát huy tối đa tính tích cực của nó tôi có một số ý kiến đối với
giáo viên trực tiếp giảng dạy môn hóa và các cấp lãnh đạo vấn đề sau:
+ Đối với giáo viên không nên bắt học sinh học thuộc lòng các công thức hóa
học mà nên hướng dẫn các em cách lập công thức hóa học đơn giản Giáo viên giảng
dạy nhất thiết phải chuẩn bị một cách chu đáo khi thiết kế bài giảng.
+ Đối với các cấp lãnh đạo nên tạo điều kiện trang bị cơ sở vật chất, các loại tài
liệu có liên quan cho giáo viên và học sinh thực hiện tốt các hoạt động của mình
nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng bộ môn hóa 8
Người viết

Trang 14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa hóa học 8
2. Sách giáo viên hóa học 8
3. Sách bài tập hóa học 8
4. Sách phương pháp dạy học hóa học trung học cơ sở

Trang 15



Trang 16



×