Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CÁC ĐỊNH CHẾ tài CHÍNH PHI NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.23 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

----------

CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
PHI NGÂN HÀNG

Đà nẵng, tháng 11 năm 2018


Nhóm 8

42K18.1 CLC

Mục lục
I.

Phân loại và đặc điểm định chế tài chính phi ngân hàng:.................................................4
1. Khái niệm quỹ đầu tư:...................................................................................................4
2. Các bên tham gia vào quỹ đầu tư:.................................................................................4
3. Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thông qua quỹ đầu tư bởi
5 yếu tố:............................................................................................................................... 4
4. Ưu điểm và nhược điểm của quỹ đầu tư:.......................................................................4
5. Phân loại:...................................................................................................................... 4
5.1

Theo nguồn vốn huy động:.....................................................................................4

5.2


Theo cấu trúc vận động vốn:..................................................................................5

5.3

Theo cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ:............................................................6

II. Công ty tài chính:.............................................................................................................7
1. Khái niệm:..................................................................................................................... 7
2. Đặc điểm:...................................................................................................................... 7

III.

2.1

Bản chất và phạm vi hoạt động:.............................................................................7

2.2

Vai trò:.................................................................................................................... 7

2.3

Phân loại:................................................................................................................ 7

2.4

Hoạt động của công ty tài chính:............................................................................8

Quỹ tương hỗ:...............................................................................................................9


1. Khái quát về quỹ tương hỗ (mutual fund):....................................................................9
2. Cấu trúc quỹ tương hỗ:................................................................................................10
3. Ưu nhược điểm của quỹ tương hỗ:..............................................................................10
4. Phân loại:.................................................................................................................... 10
IV.

Công ty bảo hiểm và quỹ trợ cấp hưu trí:....................................................................11

1. Công ty bảo hiểm:.......................................................................................................11
1.1

Khái niệm:............................................................................................................11

1.2

Vai trò:.................................................................................................................. 11

1.3

Phân loại:.............................................................................................................. 12

1.4

Hoạt động của công ty bảo hiểm:.........................................................................12
2


Nhóm 8

42K18.1 CLC


2. Quỹ trợ cấp hưu trí:.....................................................................................................12
2.1

Khái niệm:............................................................................................................12

2.2

Phân loại:.............................................................................................................. 12

2.3

Hoạt động:............................................................................................................13

V. Nghiên cứu về các định chế tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam:................................13
1. Công ty bảo hiểm:.......................................................................................................13
2. Công ty tài chính:........................................................................................................15
3. Quỹ hưu trí:................................................................................................................. 15
4. Quỹ đầu tư:.................................................................................................................16
5. Các công ty cho thuê tài chính:...................................................................................17
6. Các tổ chức hoạt động trên thị trường chứng khoán:...................................................17

3


Nhóm 8

I.

42K18.1 CLC


Phân loại và đặc điểm định chế tài chính phi ngân hàng:

1.

Khái niệm quỹ đầu tư:
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các
nguồn khác nhau để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền tê, hay các loại tài sản khác. Tất cả
các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ,
ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.
-

-

2.
Các bên tham gia vào quỹ đầu tư:
Công ty quản lý quỹ: Vốn pháp định tối thiểu là 25 tỷ đồng.
Ngân hàng giám sát: Bảo quản tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản
lý quỹ.
Người đầu tư: Là người góp vốn vào quỹ thông qua việc mua chứng chỉ quỹ đầu tư.
3.
Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thông qua quỹ
đầu tư bởi 5 yếu tố:
Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận.
Được quản lý chuyên nghiệp.
Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền.
Tính năng động của quỹ đầu tư: Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần
trong tổng danh mục đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở hữu
các chứng chỉ quỹ đầu tư.


4.
Ưu điểm và nhược điểm của quỹ đầu tư:
a) Ưu điểm:
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư mà không cần có một lượng vốn lớn.
- Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận.
- Tham gia các Đại hội các nhà đầu tư và Ban đại diện Quỹ.
- Quyền lợi của nhà đầu tư luôn được bảo vệ.
- Rất thuận tiện khi giao dịch.
- Có nhiều chọn lựa cho đầu tư từ đó có thể giảm rủi ro.
- Hưởng các dịch vụ của nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp.
- Nắm tình trạng đầu tư của mình với tính minh bạch rất cao.
b) Nhược điểm:
- Chi phí giao dịch do khớp lệnh nhiều lần trên sàn giao dịch.
- Thuế thu nhập cá nhân cao.

4


Nhóm 8

5.

42K18.1 CLC

Phân loại:

5.1
Theo nguồn vốn huy động:
a) Quỹ đầu tư tư nhân:

- Một số tổ chức và cá nhân góp vốn và thuê Công ty quản lý qũy nhằm mục đích đầu tư vốn
của mình một cách có lợi nhất và đảm bảo quản lý chặt chẽ vốn đầu tư.
- Do việc huy động vốn của Quỹ chỉ hạn chế trong một số tổ chức và cá nhân nên họ có thể
đầu tư vào những dự án dài hạn, có tiềm năng phát triển cao nhưng mức độ rủi ro lớn.
- Các quỹ này thường đầu tư vào chứng khoán của những công ty chưa niêm yết. Khi những
công ty này phát triển đến mức độ nhất định, họ bán lại những chứng khoán nắm giữ để thu
hồi vốn. Quỹ đầu tư tư nhân thường mang hình thái của quỹ đầu tư vốn mạo hiểm.
b) Quỹ đầu tư tập thể:
- Chứng chỉ góp vốn của Quỹ đầu tư tập thể được phép mua bán rộng rãi trên thị trường.
- Do số lượng người góp vốn rất nhiều và phần lớn là các cá nhân – những nhà đầu tư không
chuyên nên hầu hết các nước đều có những quy định hết sức chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi
của những người đầu tư.
5.2
Theo cấu trúc vận động vốn:
a) Quỹ đầu tư dạng đóng (closed-end fund):
- Không mua lại các chứng chỉ mà quỹ đã phát hành, do quỹ đóng huy động vốn thông qua
phát hành chứng chỉ từng lần một.
- Nhà đầu tư không mua được chứng chỉ quỹ ở các lần phát hành tập trung thì chỉ có thể mua
lại ở thị trường chứng khoán thứ cấp từ những cổ đông hiện tại giống như giao dịch các cổ
phiếu. Quỹ không có liên quan gì tới những giao dịch này. Vì vậy, quỹ đóng còn có tên là
quỹ giao dịch công cộng (publicly-traded fund). Chứng chỉ quỹ đóng có thể được niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc chỉ được giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập
trung OTC (Over The Counter) và được giao dịch giống như cổ phiếu thường.
- Quỹ đóng có cơ cấu vốn ổn định nên có lợi thế trong việc đầu tư vào các dự án dài hạn và
các chứng khoán có tính thanh khoản thấp. Tuy vậy, chứng chỉ qũy đóng không có tính
thanh khoản cao nên thị giá thường thấp và thời gian thu hồi vốn lâu.
b) Quỹ đầu tư dạng mở (open-end fund):
- Phát hành chứng chỉ liên tục để huy động vốn và sẵn sàng mua lại chứng chỉ mà quỹ đã phát
hành theo giá trị tài sản ròng.
- Việc mua bán chứng chỉ Quỹ có thể thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư và công ty quản lý

quỹ, không phải thông qua thị trường chứng khoán với giá mua = giá trị tài sản ròng của quỹ
+ phí bán.
- Do cơ cấu vốn không ổn định vì người đầu tư có thể rút vốn bất kỳ lúc nào nên quỹ mở phải
đầu tư vào rất nhiều loại chứng khoán khác nhau. Vì vậy, góp vốn vào quỹ mở, người đầu tư
có thể nắm giữ một danh mục đầu tư hết sức đa dạng. Người đầu tư có thể nhận cổ tức hoặc
tái đầu tư vào quỹ bằng cách yêu cầu được mua thêm chứng chỉ mới. Quỹ mở thường được
gọi phổ biến là Quỹ tương hỗ (mutual fund).
c) Ngoài ra còn có một số dạng khác xuất phát từ hai hình thái trên:

5


Nhóm 8

-

42K18.1 CLC

Quỹ bán mở: có sự hạn chế hơn so với quỹ đầu tư dạng mở. Nhà quản lý quỹ đồng ý mua cổ
phiếu từ các cổ đông tại mức giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu tại các thời gian định
trước.
Quỹ tín thác đơn vị UIT (unit investment trust): được thành lập theo một chứng thư uỷ thác
hay một công cụ tương đương về tính pháp lý. Vốn đóng góp cũng như mọi đầu tư bằng vốn
đóng góp sẽ do cá nhân hoặc tổ chức được uỷ thác giữ. Ban đầu, khi thành lập Quỹ, nhà tư
vấn đầu tư thu xếp gộp vào trong một danh mục đầu tư rồi phân ra thành các đơn vị (giống
như các cổ phần thường) để bán cho người đầu tư qua môi giới. Các đơn vị thường được bán
theo giá trị tròn số (Mỹ: 1.000USD) trong lần phát hành đầu tiên. Các nhà môi giới, bảo lãnh
phát hành sẽ đồng thời là người duy trì hoạt động mua bán các đơn vị đó. Giá các đơn vị sẽ
tuỳ thuộc vào giá các chứng khoán trong danh mục đầu tư của Quỹ. Người mua các đơn vị
đầu tư này phải trả một khoản phí ban đầu cho người môi giới bán, thường là 4%. Chính

khoản phí cao như vậy mà các nhà đầu tư ngắn hạn thấy không có lợi khi đầu tư vào loại quỹ
này.

5.3
Theo cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ:
a) Mô hình công ty:
- Quỹ đầu tư có tư cách pháp nhân đầy đủ, được thành lập dưới hình thức công ty đầu tư cổ
phần, có điều lệ hoạt động, vốn huy động từ các nhà đầu tư bằng cách phát hành cổ phiếu.
Cổ phiếu của quỹ có thể được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường
OTC.
- Những người góp vốn vào quỹ sẽ trở thành những cổ đông được quyền hưởng cổ tức và biểu
quyết bầu Hội đồng quản trị cũng như các vấn đề cơ bản của Quỹ như các cổ đông trong một
công ty cổ phần truyền thống.
- Điểm đặc trưng của công ty đầu tư là Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông đứng ra
thuê công ty quản lý Quỹ và Ngân hàng bảo quản; sẽ đề ra chính sách và giám sát 2 tổ chức
này. Công ty quản lý Quỹ thực hiện đầu tư còn Ngân hàng bảo quản nắm giữ tài sản.
- Việc phân quyền như vậy nhằm đảm bảo việc tài sản không thuộc quyền định đoạt hoàn toàn
của bất kỳ ai. Công ty quản lý Quỹ, với vai trò của nhà đầu tư chuyên nghiệp, sẽ tối ưu hoá
hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, việc bảo đảm an toàn và lưu giữ các tài sản, đặc biệt là chứng
khoán, một cách khoa học cũng như việc tiến hành thu – chi, thanh toán thì không ai khác
ngoài một ngân hàng có thể đảm đương được. Bên cạnh đó, việc phân quyền cũng nhằm
đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư vì các Quỹ đầu tư được bắt đầu từ con số “0” và khối
lượng vốn huy động là không hạn chế trong khi các ngân hàng hay các loại hình công ty
khác luôn phải có mức vốn tự có tối thiểu để hoạt động.
- Tuy là một công ty cổ phần nhưng công ty đầu tư không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật
công ty mà còn phải chịu sự điều chỉnh khá phức tạp của các luật liên quan tới tín thác đầu
tư chứng khoán.
b) Mô hình tín thác:
- Quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân. Với mô hình này, Quỹ đầu tư chỉ được coi là một
khối lượng tiền do các nhà đầu tư góp vốn để sử dụng dịch vụ quản lý đầu tư chuyên nghiệp

nhằm thu lợi nhuận.
- Quỹ không có Hội đồng quản trị, hoạt động trên cơ sở Chứng thư tín thác (trust deed) được
ký kết giữa công ty quản lý Quỹ và Ngân hàng giám sát bảo quản. Chứng thư tín thác, được
6


Nhóm 8

-

-

42K18.1 CLC

sự phê chuẩn của Bộ tài chính hoặc cơ quan chức năng, quy định mọi vấn đề đối với hoạt
động của Quỹ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư.
Người đầu tư vào Quỹ đầu tư theo mô hình tín thác không được gọi là một cổ đông vì họ chỉ
có quyền nhận lợi tức từ số vốn góp mà không có quyền bầu cử và các quyền khác như mô
hình công ty. Vì thế, người đầu tư lúc này được gọi là người thụ hưởng (beneficiary) và
chứng chỉ Quỹ đầu tư được gọi là chứng chỉ hưởng lợi.
Do không có Hội đồng quản trị, chức năng giám sát và đề ra chính sách sẽ được san sẻ cho
Công ty quản lý Quỹ và Ngân hàng giám sát bảo quản. Cụ thể là Công ty quản lý Quỹ nắm
quyền quản lý và đề ra chính sách còn Ngân hàng sẽ nắm quyền giám sát và bảo quản tài
sản.
II.

Công ty tài chính:

1.


Khái niệm:
Các công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức năng sử dụng
vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ
khác tuân thủ đúng pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ than toán, nhận tiền gửi dưới 1
năm.
2.
-

Đặc điểm:

2.1
Bản chất và phạm vi hoạt động:
Là tổ chức tài chính phi ngân hàng
Không được làm dịch vụ thanh toán
Không được nhận tiền gửi dưới 1 năm
Được mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước
Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ
Phần vốn pháp định phải được gửi vào tài khoản phong tỏa không được hưởng lãi tại Ngân
hàng sau 30 ngày thì được giải tỏa. Mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng.
Thời gian hoạt động: Tối đa không quá 50 năm. Được phép ra hạn thời gian hoạt động theo
sự cho phép của NHNN và mỗi lần ra hạn không quá 50 năm.

-

2.2
Vai trò:
Góp phần giảm bớt những chi phí thông tin và giao dịch lớn cho mỗi cá nhân tổ chức và toàn
bộ nền kinh tế.
Do chuyên môn hóa và thành thạo trong nghề nghiệp, các Công ty tài chính đã đáp ứng đầy
đủ, chính xác và kịp thời yêu cầu giữa người cần vốn và người có vốn.

Do cạnh tranh đan xen và đa dạng hóa hoạt động, các Công ty tài chính thường xuyên thay
đổi lãi xuất một cách hợp lý, làm cho nguồn vốn thực tế được tài trợ cho đầu tư tăng lên mức
cao nhất.
7


Nhóm 8

-

Thực hiện có hiệu quả dịch vụ tư vấn, môi giới, tài trợ, trợ cấp và phòng ngừa rủi ro.
2.3

-

-

-

-

-

-

-

-

-


42K18.1 CLC

Phân loại:

2.3.1. Công ty tài chính bán hàng:
Do các công ty sản xuất và bán hàng làm chủ sở hữu và thực hiện các khoản vay tài trợ cho
khách hàng mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chính của công ty. Công ty tài chính bán
hàng cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng về các khoản cho vay tiêu dùng và có được khá
nhiều khách hàng vì các khoản vay này thường được thực hiện nhanh hơn và tiện lợi hơn tại
các địa điểm mua hàng.
Các công ty tài chính này gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua các món hàng
từ một nhà bán lẻ hoặc từ một nhà sản xuất nào đó.
Tín dụng được cấp dưới hình thức các doanh nghiệp bán trả góp cho khách hàng theo hợp
đồng mua do công ty tài chính loại này cung cấp, sau đó hợp đồng được bán lại cho công ty
tài chính. Như vậy, khoản nợ của khách hàng với nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ đã chuyển
thành khoản nợ của khách hàng với công ty tài chính.
Các công ty tài chính loại này thường do các công ty sản cuất hay các nhà phân phối bán lẻ
thành lập nên nhằm hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa của mình.
2.3.2. Công ty tài chính tiêu dùng:
Thực hiện các khoản cho vay cho khách hàng mua các loại hàng hóa cụ thể hay giúp đỡ chi
trả các khoản nợ nhỏ. Các công ty tài chính tiêu dùng này là do các doanh nghiệp riêng biệt
hay cho các ngân hàng là chủ sở hữu.
Công ty tài chính tiêu dùng cung ứng phần lớn nguồn vốn hay cấp tín dụng của mình cho
các khách hàng để họ mua sắm cho hệ thống cửa hàng bán lẻ. Hầu hết các khoản cho vay
này đều được trả góp định kỳ.
Do các khoản vay của loại công ty tài chính này khà rủi ro nên công ty thường chỉ cho vay
các khoản tiền nhỏ với lãi xuất cao hơn lãi xuất thị trường. Khách hàng của các công ty tài
chính tiêu dùng thường là người không tìm được khoản tín dụng từ nguồn khác và do vậy họ
thường phải chịu lãi xuất cao hơn thông thường.

Các công ty tài chính tiêu dùng có thể do ngân hàng thành lập và hoạt động độc lập dưới
hình thức các công ty cổ phần.
2.3.3. Công ty tài chính doanh nghiệp:
Cung cấp các hình thức ứng dụng chuyên biệt cho các doanh nghiệp bằng cách thực hiện các
khoản cho vay và tài khoản mua bán với chiết khấu. Ngoài ra, công ty tài chính doanh
nghiệp chuyên môn hóa vào cho thuê trang thiết bị, máy móc mà họ mua về và cho các
doanh nghiệp vay trong một khoảng thời gian nào đó.
Công ty tài chính doanh nghiệp cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới các hính thức
như: bao thanh toán, tức là công ty cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu các khoản phải
8


Nhóm 8

42K18.1 CLC

thu của doanh nghiệp; cho thuê tài chính, tức là công ty cấp tín dụng dưới hình thức mua
các máy móc thiết bị mà khách hàng yêu cầu rồi cho khách hàng thuê…
2.4
-

-

-

2.4.1. Huy động vốn:
Nhận tiền gửi có kì hạn 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của ngân hàng nhà
nước.
Phát hành kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động
vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế.
Tiếp nhận vốn úy thác của chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2.4.2. Huy động tín dụng:
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định của ngân hàng nhà nước.
Cho vay theo ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy
định hiện hành của Luật các tổ chức tín dụng và hợp đồng ủy thác.
Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp.
Chiết khấu, tài chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Bảo lãnh: Công ty tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối
với người nhận bảo lãnh.
2.4.3. Mở tài khoản và ngân quỹ:
Mở tài khoản: Công ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng nhà nước
và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng nhà nước.
Dịch vụ ngân quỹ: Công ty tài chính được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách
hàng.
2.4.4. Các hoạt động khác:
Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.
Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng.
Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp.
Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng; dịch vụ
bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác.
Các nghiệp vụ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
III.

-

Hoạt động của công ty tài chính:

Quỹ tương hỗ:


1.
Khái quát về quỹ tương hỗ (mutual fund):
Khái niệm: là một loại phương tiện đầu tư tập thể được quản lý chuyên nghiệp mà hồ tiền từ
nhiều nhà đầu tư để mua các chứng khoán. Trong khi không có định nghĩa pháp lý của thuật
ngữ "quỹ tương hỗ", nó thường được áp dụng chỉ cho những phương tiện đầu tư tập thể
9


Nhóm 8

-

-

42K18.1 CLC

được quy định và được bán cho công chúng. Chúng đôi khi được gọi là các "công ty đầu tư"
hoặc "công ty đầu tư có đăng ký". Phần lớn quỹ tương hỗ là "mở", có nghĩa là các nhà đầu tư
có thể mua hoặc bán cổ phần quỹ tại thời điểm bất kỳ. Các quỹ phòng hộ không được coi là
một loại quỹ tương hỗ
Quỹ tương hỗ phục vụ như một kênh trung gian tài chính chủ yếu.
Các nhà đầu tư trong một quỹ tương hỗ chi trả các chi phí của quỹ, làm giảm lợi nhuận/hiệu
quả của quỹ. Có tranh cãi về mức độ của các chi phí này. Một quỹ tương hỗ duy nhất có thể
cung cấp cho các nhà đầu tư lựa chọn các kết hợp khác nhau của chi phí (có thể bao gồm hoa
hồng hoặc gánh nặng bán hàng) bằng cách cung cấp vài loại tầng lớp cổ phần khác nhau.
Quỹ tương hỗ phát triển với tốc độ rất cao
2.
Cấu trúc quỹ tương hỗ:
Tại Mỹ, một quỹ tương hỗ được đăng ký với Ủy ban chứng khoán và hối đoái (SEC) và
được giám sát bởi một ban giám đốc (nếu được tổ chức như một công ty) hoặc hội đồng

quản trị (nếu tổ chức như một tín thác).
Người quản lý quỹ, còn được gọi là nhà hỗ trợ quỹ hoặc công ty quản lý quỹ. Họ thực hiện
các trao đổi (mua và bán) các khoản đầu tư của quỹ phù hợp với mục tiêu đầu tư của quỹ.
Một nhà quản lý quỹ phải là một nhà tư vấn đầu tư có đăng ký.
Các quỹ tương hỗ có thể đầu tư vào nhiều loại chứng khoán
Danh mục đầu tư của một quỹ tương hỗ được liên tục theo dõi bởi người quản lý danh mục
đầu tư hoặc người quản lý quỹ.

3.
Ưu nhược điểm của quỹ tương hỗ:
a) Ưu điểm:
- Tăng cường đa dạng hóa
- Thanh khoản hàng ngày
- Quản lý đầu tư chuyên nghiệp
- Khả năng tham gia trong các đầu tư mà có thể chỉ dành cho các nhà đầu tư lớn
- Dịch vụ và tiện lợi
- Giám sát Chính phủ
- Dễ so sánh
b) Nhược điểm:
- Tốn phí
- Ít kiểm soát thời gian của sự công nhận những lợi ích
- Thu nhập ít dự đoán được
- Không có cơ hội để tùy chỉnh
4.
Phân loại:
a) Dựa vòa năng lực trả nợ của các cổ đông:
- Quỹ mở: thành viên có thể mua bán cổ phần với Quỹ và là loại phổ biến nhất của Quỹ tương
hỗ
- Quỹ đóng: thành viên không được mua lại cổ phần đã bán
b) Dựa vào việc phát hành cổ phiếu:

10


Nhóm 8

-

Quỹ thu phí bán
Quỹ không thu phí bán
c)








-





-










42K18.1 CLC

Dựa trên các loại quỹ tương hỗ:

Phân loại theo chứng khoán (stock mutual funds categories): Các quỹ cổ phiếu đầu tư vào
các cổ phiếu phổ thông mà đại diện cho cổ phần sở hữu (hoặc vốn cổ phần) trong các công
ty. Họ có thể tập trung vào một ngành công nghiệp hoặc lĩnh vực cụ thể. Gồm có:
Quỹ đầu tư tăng trưởng
Quỹ đầu tư đánh giá nguồn vốn
Quỹ đầu tư tăng trưởng và thu nhập
Quỹ đầu tư toàn cầu và quốc tế
Quỹ đầu tư các sản phẩm đặc biệt
Quỹ đầu tư theo chỉ số
Quỹ hỗn hợp
Phân loại theo trái phiếu: Các quỹ trái phiếu đầu tư vào các chứng khoán thu nhập cố định
hoặc chứng khoán nợ. Các quỹ trái phiếu có thể được phân tiểu loại theo loại hình cụ thể của
trái phiếu nắm giữ (chẳng hạn như lợi suất cao hoặc trái phiếu rác, trái phiếu công ty cấp đầu
tư, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị) hoặc bằng sự trưởng thành của trái phiếu được tổ
chức. Gồm có:
Quỹ đầu tư thu nhập
Quỹ đầu tư miễn thuế
Quỹ đầu tư trái phiếu lợi suất cao
Quỹ đầu tư trái phếu toàn cầu và quốc tế
Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ: Các quỹ thị trường tiền tệ đầu tư vào các công cụ thị trường
tiền tệ, là các chứng khoán thu nhập cố định với một thời gian rất ngắn để trưởng thành và
chất lượng tín dụng cao. Các nhà đầu tư thường sử dụng các quỹ thị trường tiền tệ như một

sự thay thế cho các tài khoản tiết kiệm ngân hàng.
Các loại quỹ khác:
Quỹ đầu tư ETF: thường được cấu trúc như một công ty đầu tư mở, mặc dù các ETF cũng có
thể được cấu trúc như các tín thác đầu tư đơn vị, quan hệ đối tác, tín thác đầu tư, tín thác hay
trái phiếu chỉ định (như là một giấy tờ giao dịch trao đổi). Các ETF kết hợp các đặc điểm
của cả quỹ đóng và quỹ mở. Giống như các quỹ đóng, các quỹ ETF được trao đổi trong ngày
trên một sàn giao dịch chứng khoán tại một mức giá xác định bởi thị trường. Tuy nhiên, như
với quỹ mở, các nhà đầu tư thường nhận được một mức giá gần với giá trị tài sản ròng. Để
giữ giá thị trường gần với giá trị tài sản ròng, các ETF phát hành và mua lại các khối lớn cổ
phần của mình với các nhà đầu tư tổ chức.
Quỹ đầu tư mạo hiểm
Quỹ đầu tư PE ( quỹ cổ phần riêng)
Quỹ trục lợi (quỹ kền kền)
Quỹ đầu tư thanh khoản
Quỹ tín thác bất động sản
11


Nhóm 8

42K18.1 CLC

IV.

Công ty bảo hiểm và quỹ trợ cấp hưu trí:

1.

Công ty bảo hiểm:


1.1

Khái niệm:
Công ty bảo hiểm là trung gian tài chính thực hiện nhiệm vụ chi trả cho các sự kiện
không mong đợi xảy ra. Là tổ chức huy động vốn bằng cách bán chứng nhận bảo hiểm cho
công chúng và sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư trên thị trường tài chính.
-

1.2
Vai trò:
Đảm bảo ổn định thông qua việc tập trung và phân tán rủi ro.
Tăng cường sự ổn định tài chính trong hộ gia đình và doanh nghiệp.
Huy động vốn dài hạn và đầu tư dài hạn.
Hạ thấp áp lực đối với ngân hàng nhà nước.

1.3
Phân loại:
a) Công ty bảo hiểm nhân thọ: Phát hành bảo hiểm chủ yếu liên quan đến sinh mạng, cuộc sống
và tuổi thọ con người.
b) Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn: Bảo hiểm cho một loạt các sự kiện không định trước
khác nhau liên quan đến tài sản như:
- Mất mát, hư hỏng tài sản
- Mất hay thiệt hại khả năng tạo thu nhập của tài sản
- Thiệt hại hay thương tật gây ra cho chủ thể thứ ba
- Thiệt hại hay thương tật do tai nạn nghề nghiệp
Trong thực tế, phần lớn các công ty bảo hiểm lớn thường bán cả hai loại sản phẩm dịch vụ
bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tài sản.
1.4

Hoạt động của công ty bảo hiểm:

Công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm để thành lập nên quỹ bảo hiểm phục vụ cho mục
địch bồi thường. Do hầu hết các khoản phí bảo hiểm đều được thu hết trước khi bồi thường
nên công ty bảo hiểm có một khoảng thời gian từ dưới một năm cho tới hàng chục năm để sử
dụng quỹ bảo hiểm. Tiền trong quỹ bảo hiểm khi chưa dùng để bồi thường sẽ được đầu tư
vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính khác
như góp vốn liên doanh, thành lập công ty chứng khoán, cung cấp các khoản tín dụng trực
tiếp…

12


Nhóm 8

2.
2.1

42K18.1 CLC

Quỹ trợ cấp hưu trí:

Khái niệm:
Các quỹ trợ cấp hưu trí được thành lập với mục đích giúp cho người lao động khi về hưu
có được những khoản thu nhập ổn định thông qua cung cấp các chương trình lương hưu
(pension plans).
Các chương trình lương hưu không chỉ được đóng góp bởi những người lao động mà cả
các chủ thuê lao động và thậm chí cả chính phủ.
Các khoản tiền quỹ trợ cấp hưu trí thu được dùng để đầu tư nhằm đạt được mức sinh lời
nhất định trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho khoản vốn. Do số tiền mà các quỹ phải chi trả
hàng năm có thể dự đoán với độ chính xác cao nên quỹ thường đầu tư số tiền nhàn rỗi của
mình vào các công cụ đầu tư dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay mua trả góp bất

động sản... Ngoài ra, các quỹ này còn đầu tư vào các tài sản tài chính có độ rủi ro thấp như
tiền gửi ngân hàng, các loại kỳ phiếu do ngân hàng phát hành. Như vậy hoạt động của các
quỹ hưu trí không chỉ đảm bảo khoản thu nhập thường xuyên ổn định cho những người về
hưu mà còn góp phần lưu chuyển vốn nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu về vốn.

2.1
Phân loại:
Các chương trình lương hưu được chia làm hai loại:
a) Loại căn cứ vào mức độ đóng góp (a defined-contribution plan): là chương trình lương hưu
trong đó số tiền nhận được của những người tham gia phụ thuộc vào số tiền đã đóng góp và
khoản tiền lời từ việc đầu tư các khoản đóng góp đó.
b) Loại căn cứ vào mức độ trợ cấp (a defined-benefit plan): là chương trình lương hưu trong đó
số tiền người tham gia được hưởng khi về hưu được xác định không căn cứ vào mức độ
đóng góp mà vào thời gian làm việc và mức lương của người đó. Loại chương trình này có
hạn chế là có thể xảy ra trường hợp số tiền mà người tham gia đóng góp không đủ để trả cho
số tiền mà họ sẽ nhận được sau khi về hưu.
2.2
Hoạt động:
Các quỹ trợ cấp hưu trí hoạt động dưới hai hình thức sau:
a) Các chương trình trợ cấp hưu trí tư nhân (Private Pension Plans): Các chương trình này do
các công ty thành lập nhằm mục đích hỗ trợ cho những người lao động trong công ty. Các
chương trình này sẽ do một ban quản lý quỹ chịu trách nhiệm điều hành bao gồm các hoạt
động thu tiền đóng góp, chi trả lương hưu và thực hiện việc đầu tư bằng nguồn vốn quỹ. Các
chương trình này cũng có thể được uỷ thác cho ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm nhân thọ
quản lý.
b) Các chương trình trợ cấp hưu trí công cộng (Public Pension Plans): Các chương trình
này còn có tên gọi khác là Bảo hiểm xã hội (Social Security). Hầu hết tất cả những người lao
động và chủ thuê lao động bị bắt buộc phải tham gia chương trình này. Phần đóng góp được
xác định trên cơ sở mức lương của người lao động. Người lao động và chủ thuê lao động sẽ
chia nhau đóng góp. Bảo hiểm xã hội không chỉ chi trả lương hưu mà cả chi phí khám chữa

bệnh và trợ cấp mất sức lao động. Do những khoản chi trả bảo hiểm không hoàn toàn phụ
13


Nhóm 8

42K18.1 CLC

thuộc vào mức độ đóng góp trước đây của người hưởng lợi cũng như do tỷ lệ người già tăng
nhanh trong xã hội nên các chương trình trợ cấp công đang phải đối mặt với nguy cơ hụt tiền
để chi trả. Thực tế này đòi hỏi nhiều nước phải cải cách các chương trình bảo hiểm xã hội
theo hướng tư nhân hóa hoặc đa dạng hóa các hình thức đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro
hơn nhung sinh lời cao hơn.
V.

Nghiên cứu về các định chế tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam:

1.

Công ty bảo hiểm:
Công ty bảo hiểm tại Việt Nam được phép sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của
mình để tham gia vào các hoạt động đầu tư. Để đảm bảo quyền lợi cho những người được
bảo hiểm, các công ty bảo hiểm khi đầu tư phải thực hiện các cam kết của mình bằng các tài
sản Có thể hiện trên bảng tổng kết tài sản. Khi sử dụng quỹ của những người được bảo hiểm,
các công ty bảo hiểm bắt buộc phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo sự an
toàn, sự sinh lời và tính thanh khoản của các khoản vốn đầu tư:
- An toàn về mặt tài chính để thực hiện chắc chắn những cam kết của công ty bảo hiểm đối
với những người được bảo hiểm.
- Sinh lời nhằm bảo đảm nguyên tắc hạch toán trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các
công ty bảo hiểm và tạo điều kiện giảm phí bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm.

- Khả năng thanh toán để công ty bảo hiểm có thể thanh toán các khoản bồi thường tổn thất
cho các chủ nợ vào bất kỳ thời điểm nào.
- Chính vì lý do này mà Nhà nước quy định danh mục các hoạt động mà công ty bảo hiểm có
thể đầu tư và tỷ lệ đầu tư cho mỗi loại:
- Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu:
 Các giá trị bất động sản: như nhà cửa, đất đai,... Hình thức đầu tư này có thể là chắc chắn và
sinh lời nhưng tính thanh khoản lại rất thấp.
 Các giá trị động sản: chủ yếu là trái phiếu và cổ phiếu.
 Các khoản cho vay và tiền gửi: các khoản cho vay thông qua việc cấp tín dụng, hay mua trực
tiếp các trái phiếu, tín phiếu kho bạc của Nhà nước, của các cấp chính quyền Nhà nước, của
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các khoản tiền gửi trong các ngân hàng, các tổ chức
tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước để thu lãi. Đây là hình thức có tính thanh khoản cao và chắc
chắn, tuy nhiên độ sinh lời thấp.
- Nguyên tắc đầu tư của các công ty bảo hiểm: Chỉ đầu tư nguồn vốn từ các khoản dự phòng
nghiệp vụ theo các danh mục do Nhà nước quy định.
- Nguyên tắc phân chia rủi ro trong đầu tư: các khoản đầu tư từ phần vốn nhàn rỗi của các
công ty bảo hiểm không được vượt quá mức trần Nhà nước quy định đối với một số loại
hình đầu tư. Tỷ lệ bắt buộc theo quy định được xác định căn cứ vào số tiền cam kết đối với
người được bảo hiểm của công ty bảo hiểm ( dự phòng nghiệp vụ) được thể hiện trên tài sản
Có của bảng tổng kết tài sản.
- Nguyên tắc phân tán rủi ro: các công ty bảo hiểm phải phân tán rủi ro trong đầu tư của họ.
Việc đầu tư của công ty bảo hiểm dưới mọi hình thức động sản hay bất động sản vào trong
một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế nào đó không được vượt quá tỷ lệ phần trăm nhất
định trên tổng giá trị tài sản Có của mình.
14


Nhóm 8

-


42K18.1 CLC

Ngoài ra theo quy định của nhà nước, trong quá trình hoạt động, các công ty bảo hiểm phải
trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ, quỹ dự trữ bắt buộc, nộp thuế… Ngoài ra, các công ty
bảo hiểm còn phải nộp các loại thu khác trong phạm vi hoạt động của mình cho NSNN như
lệ phí môn bài, thuế nhà đất, thu sử dụng vốn NSNN ( nếu có)...
Các công ty bảo hiểm Việt Nam: Hiện có khoảng 24 công ty bảo hiểm đang hoạt động
tại Việt Nam với tổng vốn điều lệ gần 5.000 tỷ đồng. Trong đó có 4 doanh nghiệp nhà nước,
7 công ty bảo hiểm cổ phần, 7 công ty bảo hiểm liên doanh và 6 doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài. Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo
Việt) chiếm thị phần chủ yếu và có 3 doanh nghiệp có thị phần lớn nhất là Bảo Việt,
Prudential và AIA. Các công ty bảo hiểm hoạt động theo Luật bảo hiểm và chịu sự quản lý
của Bộ Tài chính:

-

-

Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Prudential Việt Nam là thành viên của Tập Đoàn Bảo Hiểm
Prudential (Anh Quốc) hàng đầu thế giới. Với nguồn lực tài chính lớn mạnh, chiến lược kinh
doanh hiệu quả, am hiểu thực tế và lực lượng nhân viên và có đội ngũ tư vấn viên
chuyên nghiệp, Prudential Việt Nam trong những năm qua đã liên tục khẳng định vị thế dẫn
đầu thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.
Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ trực thuộc Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt. Là
doanh nghiệp phát hành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên trên thị trường Việt Nam từ
năm 1996, Bảo Việt Nhân thọ hiện giờ là một trong số ít các doanh nghiệp bảo hiểm nhân
thọ Việt Nam có lịch sự hoạt động lâu năm và ngày càng khẳng định vị thế trong top dẫn đầu
thị trường bảo hiểm.


-

AIA Việt Nam là thành viên của Tập đoàn AIA - tập đoàn bảo hiểm nhân thọ độc lập, có
nguồn gốc châu Á lớn nhất thế giới được niêm yết. Chính thức hoạt động tại Việt Nam từ
tháng 2/2000, AIA Việt Nam đã nỗ lực xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền
vững trên thị trường bảo hiểm thông qua việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với đội
ngũ hơn 500 nhân viên và hơn 24.300 đại lý tính đến cuối tháng 12 năm 2014.
- Ngoài ra, hiện nay có nhiều công ty bảo hiểm hoạt động mạnh mẽ và dần chiếm thị phần của
3 công ty trên như: Công ty TNHH Manulife Việt Nam, Công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi
Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam,…
Quy mô thị trường:
- Tổng số thu phí bảo hiểm năm 2004 gần 12.500 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ bảo hiểm
nhân thọ chiếm khoảng 2/3 tổng số doanh thu của bảo hiểm. Doanh thu của các doanh
nghiệp bảo hiểm chủ yếu tập trung đầu tư vào trái phiếu và gửi tại các ngân hàng thương
mại.
-

Số liệu 6 tháng đầu năm 2017 thì số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khai thác đạt
817.616 hợp đồng (sản phẩm chính), tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, có
816.915 hợp đồng cá nhân (tăng 26,6%) và 701 hợp đồng nhóm (giảm 84%) với chủ yếu là
các sản phẩm bảo hiểm hưu trí. Về cơ cấu số lượng hợp đồng theo sản phẩm, 3 sản phẩm
được ưa chuộng và chiếm tỉ trọng cao nhất gồm sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (56,3%), sản
phẩm bảo hiểm đầu tư (36%) và sản phẩm bảo hiểm tử kỳ (6%). Số lượng đại lý mới tuyển
15


Nhóm 8

42K18.1 CLC


dụng 6 tháng đầu năm 2017 là 141.305 đại lý, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm ngoái, các
doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng đại lý mới tuyển dụng nhiều nhất thị trường theo thứ tự
là: Bảo Việt Nhân thọ 31.057 đại lý, Prudential 24.498 đại lý, Dai-ichi 19.489 đại lý, AIA
15.392 đại lý và Hanwha Life 13.946 đại lý. Tính đến hết tháng 6 năm 2017, tổng số lượng
đại lý có mặt trên thị trường là 525.150 đại lý, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Các
doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 163.755 đại lý, Bảo Việt Nhân thọ
142.382 đại lý, Dai-ichi life 66.738 đại lý, Hanwha Life 35.710 đại lý và AIA 34.025 đại lý.
2.
Công ty tài chính:
Các công ty tài chính ở Việt nam hiện nay
-

Các công ty tài chính trực thuộc các tổng công ty: dầu khí, bưu điện, cao su,tàu thuỷ
Công ty tài chính Sài Gòn (SFC)
Công ty tài chính Seaprodex
Tính đến năm 2006, có 5 công ty tài chính trực thuộc các tổng công ty lớn. Các công ty
tài chính này chủ yếu là dàn xếp tài chính cho tổng công ty mà nó trực thuộc. Ngoài ra trước
năm 2003 còn có Công ty tài chính Sài Gòn là một đơn vị độc lập không thuộc bất kỳ một
tổng công ty nào. Nhưng do những hạn chế của mô hình này hiện đã chuyển thành Ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Á.
Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 17 công ty tài chính vì đây là một hình thức tài chính
khá mới mẻ và các công ty này thuộc các tổ chức tín dụng phi ngân hàng nên các công ty
này vẫn chưa phát triển quy mô như các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đây là một hình
thưc mới mẻ nên hệ thống các CTTC chắc chắn sẽ nhanh chóng bành trướng trên thị trường
Việt. Ta biết tại Việt Nam vào thời điểm này, có vẻ như thị trường chung của các tổ chức tín
dụng phi ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn "tự phát" là chính. Số lượng ít, quy mô nhỏ,
cộng thêm không ít rắc rối trong thủ tục hành chính... tất cả đã ngăn cản các công ty tài
chính nhỏ lẻ vượt qua được ngân hàng trong các dịch vụ bán lẻ. Thực tế, ở thị trường nước
ta, các công ty tài chính thường vẫn "quen" làm việc với các doanh nghiệp lớn nhiều hơn.
Vô hình trung,đó lại là một rào cản cho chính họ.

3.

Quỹ hưu trí:
Quỹ hưu trí ở Việt Nam là một tổ chức của Nhà nước. Để duy trì hoạt động của quỹ này
thì ngưới lao động sẽ đóng góp một phần và một phần do doanh nghiệp đóng góp. Tổng số
dư tính đến năm 2006 của các quỹ hưu trí Việt Nam chỉ vào khoảng 55% GDP, trong khi đó
ở Hoa Kì vào năm 2002,con số này là hơn 100% GDP.
Từ kinh nghiệm tạo dựng Quỹ Hưu trí của các quốc gia trên thế giới cho thấy, Việt Nam
cũng đang đẩy mạnh khởi tạo Quỹ Hưu trí thông qua kênh đầu tư vào thị trường chứng
khoán. Sự ra đời của Quỹ Hưu trí tại Việt Nam được thể hiện tại Đề án hình thành và phát
triển Chương trình hưu trí tự nguyện tại Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định 144/2014/QĐ-TTg ngày 20/1/2014. Một bước ngoặc trong cụ thể hóa hành lang
pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của Quỹ Hưu trí là ngày 1/7/2016, Chính phủ ban hành
16


Nhóm 8

42K18.1 CLC

Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, với nhiều quy định
chi tiết về đường hướng phát triển hệ thống Quỹ Hưu trí theo thông lệ quốc tế nhưng phù
hợp với bối cảnh Việt Nam.
4.

Quỹ đầu tư:
Một số quỹ đầu tư ở Việt Nam: Dragon Capital, VietFun, Vina Capital, Mekong Capital,
Pudential Fund, IFC, IDG
Quỹ đầu tư sẽ mang lại lợi thế là một nhà đầu tư lớn và việc quản lý quỹ chuyên nghiệp
sẽ giúp các nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân quản lý rủi ro một cách tốt hơn, thực hiện đầu

tư một cách có hiệu quả nhất. Với xu thế phát triển kinh tế vững mạnh và ổn định của đất
nước như hiện nay, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%/ năm trong mười năm qua và
chỉ đứng sau Trung Quốc, Việt Nam được các nước trên thế giới đánh giá là nước phát triển
vững mạnh và đáng chú ý. Bên cạnh đó, sự thành lập và hoạt động của gần 75.000 doanh
nghiệp sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời đã góp phần tăng trưởng kinh tế một cách đáng kể.
Chính vì sự phát triển kinh tế ổn định như vậy, các nguồn tiền trong nước đang tăng mạnh,
sự xuất hiện hoặc quay trở lại của các định chế tài chính khác và quỹ đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam đầu tư càng ngày càng nhiều. Vì vậy, việc đầu tư theo hình thức quỹ đầu tư là cơ
hội mà nhà đầu tư Việt Nam cần nên nắm bắt. Đó là quyền lợi dành riêng cho người Việt
Nam.
Khởi đầu năm 2003 với một công ty quản lý quỹ đầu tiên và năm 2004 hình thành quỹ đầu tư đầu
tiên thì sau 13 năm, hiện nay số lượng quỹ và các loại quỹ tại Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng, đáp
ứng nhu cầu đầu tư từ thị trường. Nếu như tháng 3/2013, trên thị trường chỉ có 1 quỹ mở thì đến nay, sau
12 năm hình thành và phát triển, trên thị trường đã có 30 quỹ đầu tư chứng khoán (số lượng quỹ đại
chúng chiếm 73%), bao gồm 1 quỹ đóng, 8 quỹ thành viên, 18 quỹ mở, 2 quỹ ETF và 1 quỹ bất động
sản. Tính đến 30/9/2016, tổng giá trị tài sản quản lý lên tới 7,171 tỷ đồng. Hầu hết các quỹ đều có mức
tăng trưởng NAV (giá trị tài sản ròng) khá ổn định. Trong 9 tháng đầu năm 2016, tổng NAV của các quỹ
tăng khoảng 2.6 tỷ đồng.

17


Nhóm 8

42K18.1 CLC

5.

Các công ty cho thuê tài chính:
Các công ty cho thuê tài chính cung cấp tín dụng trung và dài hạn thông qua các hợp

đồng cho thuê tài sản với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng được mua
lại với giá ưu đãi hoặc được tiếp tục thuê tài sản đó theo điều kiện đã thoả thuận trong hợp
đồng cho thuê.
Hiện có 9 công ty cho thuê tài chính, trong đó có 3 liên doanh. Sáu công ty còn lại trực
thuộc 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. Trong đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có 2 công ty.
Nhìn chung hoạt động thuê mua tài chính còn nhiều hạn chế. Tổng số cho thuê của các
công ty này có một phần không nhỏ là tài sản của các ngân hàng mẹ thuê .
Năm 2006, Thống đốc NHNN đã cấp giấy phép hoạt động cho công ty cho thuê tài
chính là Chailease và công ty tài chính Prudential, đưa tổng số lên 04 công ty cho thuê tài
chính hoạt động tại Việt Nam, bao gồm 01 công ty liên doanh và 03 công ty 100% vốn nước
ngoài.
Khác với một số nước, các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam được phép huy động
tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá kỳ hạn từ 01 năm trở lên và không được cung cấp dịch vụ
thanh toán. Tuy nhiên, nguồn vốn của các công ty cho thuê tài chính chủ yếu là tiền gửi và
vay các tổ chức tín dụng khác, hầu như không sử dụng hình thức phát hành giấy tờ có giá.
6.

Các tổ chức hoạt động trên thị trường chứng khoán:
Hiện có 13 công ty chứng khoán hoạt động với chức năng là các tổ chức môi giới trên
thị trường chứng khoán như lập các thủ tục phát hành, bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Trên thị trường có 1 ngân hàng chỉ định thanh toán là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam và có 5 ngân hàng lưu ký chứng khoán. Về công ty quản lý quỹ đầu tư thì hiện nay
có 1 công ty quản lý quỹ đầu tư đang quản lý quỹ VF1.
Hiện có 26 công ty niêm yết trên thị trường. Các công ty này chủ yếu là các doanh
nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Tổng số vốn giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt
Nam gần 27.000 tỷ đồng, bằng 4% GDP. Trong đó, giá trị cổ phiếu bằng 3.195 tỷ đồng,
chiếm 12% tổng giá trị thị trường, bằng 0,5% GDP.
Ngoài ra còn có một số quỹ đầu tư đóng vài trò đáng kể trên thị trường chứng khoán nói
riêng, thị trường tài chính nói chung là Dragon Capital, Mekong Capital, Vina Capital,

Indochina Capital, Quỹ đầu tư mạo hiểm của tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) và một số công
ty quản lý quỹ như Công ty quản lý quỹ đầu tư Việt Nam, Công ty quản lý quỹ Thành Việt,
Công ty quản lý quỹ Manulife và Công ty quản lý quỹ Frudential, Finansa.

18


Nhóm 8

42K18.1 CLC

Tài liệu tham khảo
1.
/>2.
/>3.
/>
19



×