Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

luận văn tnghiên cứu tình hình ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tại việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.93 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0

Ngành: Kinh tế học

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 83.10.106


Nguyễn Thị Hương
Người hướng dẫn: TS Chu Thị Mai Phương

Hà Nội - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện. Các số liệu
sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã được trích dẫn
nguồn gốc theo đúng quy định. Những kết quả trình bày trong luận văn này là kết
quả của quá trình phân tích khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. vi
TÓM TẮT KẾT QỦA NGHIÊN CỨU .................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
................................................................................................................................... 10

1.1. Cơ sở lý luận về công nghệ .........................................................................10
1.1.1 Định nghĩa về công nghệ ....................................................................... 1
0
1.1.2 Phân loại công nghệ .............................................................................. 11
1.1.3 Vai trò của công nghệ............................................................................ 1
2
1.1.4 Đo lường trình độ công nghệ của doanh nghiệp ................................... 1
4
1.2 Cơ sở lý luận về đổi mới sáng tạo ..............................................................17
1.2.1 Định nghĩa về đổi mới sáng tạo ............................................................ 1
7
1.2.2 Phân loại đổi mới sáng tạo ................................................................... 1
9
1.2.3 Vai trò của đổi mới sáng tạo ................................................................. 2
2
1.2.4 Đo lường đổi mới sáng tạo .................................................................... 2
4
1.3. Khái quát về bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 .................................29
1.3.1. Lịch sử hình thành của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.................... 2
9
1.3.2. Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới và ở Việt Nam ....... 3
1
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng
tạo trong doanh nghiệp ...................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI
MỚI SÁNG TẠO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ
TẠO TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
4.0. ............................................................................................................................. 38



2.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp của Việt Nam
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ...................................................... 38


iii
2.2. Thực trạng tình hình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong
bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0............................................................... 52
2.3. Đánh giá chung về thực trạng ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo
của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp
4.0........................................................................................................................ 63
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0........................................................................................................... 65
3.1. Kiến nghị giải pháp cho Chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động
ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam
trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0..................................................... 65
3.1.1. Kinh nghiệm về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo của một số nước trên thế giới...............65
3.1.2. Kiến nghị giải pháp cho Chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động
ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp tại Việt Nam trong
bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0............................................................. 71
3.2. Một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đẩy mạnh hoạt
động ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng trong bối cảnh Cách mạng công
nghiệp 4.0............................................................................................................ 76
KẾT LUẬN............................................................................................................ 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 81
PHỤ LỤC........................................................................................................................................... viii



iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghệ trong doanh nghiệp chế biến nông,
lâm sản.................................................................................................................... 14
Bảng 1.2: Chỉ tiêu đánh giá công nghệ trong ngành công nghiệp da giày...............15
Bảng 1.3: Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng công nghệ/máy móc thiết bị sản xuất
trong doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo............................................................ 16
Bảng 1.4: Chỉ tiêu đo lường hiệu suất đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.............25
Bảng 1.5: Chỉ tiêu đo lường đổi mới sáng tạo sản phẩm của doanh nghiệp...........26
Bảng 1.6: Chỉ tiêu đo lường đổi mới sáng tạo marketing của doanh nghiệp...........27
Báng 1.7: Chỉ tiêu đo lường đổi mới sáng tạo quy trình của doanh nghiệp.............26
Bảng 1.8: Chỉ tiêu đo lường đổi mới sáng tạo tổ chức của doanh nghiệp................27
Bảng 1.9: Chỉ tiêu đo lường đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tại VN..........28
Bảng 1.10: Chỉ tiêu nghiên cứu đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp ngành chế
biến, chế tạo............................................................................................................ 30
Bảng 2.1: Tỷ trọng doanh nghiệp ứng dụng các loại hình công nghệ hoặc máy móc
sản xuất................................................................................................................... 39
Bảng 2.2. Tỷ trọng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị theo thời
gian.......................................................................................................................... 41
Bảng 2.3. Chi phí mua công nghệ, máy móc thiết bị trong năm 2015.....................43
Bảng 2.4. Tỷ trọng bình quân các loại hình công nghệ/MMTB được doanh nghiệp
sử dụng từ các nguồn cung cấp............................................................................... 44
Bảng 2.5. Tỷ trọng doanh nghiệp ứng dụng các loại hình công nghệ hoặc máy móc
thiết bị thông tin và truyền thông............................................................................ 45
Bảng 2.6: Tình hình biến động số lượng lao động của doanh nghiệp nhờ việc phát
triển và sử dụng công nghệ sản xuất/công nghệ thông tin và truyền thông.............46
Bảng 2.7: Đối tượng phụ trách vận hành công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất trong
doanh nghiệp........................................................................................................... 48
Bảng 2.8: Đánh giá mức độ phù hợp của các kênh chuyển giao công nghệ trong

doanh nghiệp........................................................................................................... 49


v
Bảng 2.9: Nguồn cung cấp công nghệ chính cho doanh nghiệp..............................50
Bảng 2.10: Tỷ trọng doanh nghiệp theo đuổi chiến lược nhằm cải thiện kết quả hoạt
động của doanh nghiệp............................................................................................ 53
Bảng 2.11: Mức độ quan trọng của các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong
quá trình đổi mới sáng tạo....................................................................................... 54
Bảng 2.12: Tỷ trọng doanh nghiệp thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển của
doanh nghiệp........................................................................................................... 55
Bảng 2.13: Cách thức thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh
nghiệp...................................................................................................................... 56
Bảng 2.14: Mục tiêu cho hoạt động R&D của doanh nghiệp..................................58
Bảng 2.15: Nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động R&D của doanh nghiệp..........59
Bảng 2.16: Tỷ trọng doanh nghiệp có bằng sáng chế cấp quốc gia, quốc tế............60
Bảng 2.17: Tỷ trọng doanh nghiệp đang phối hợp thực hiện nghiên cứu với các tổ
chức khác................................................................................................................ 61


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

FDI


Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GSO

General Statistics Office of
Vietnam

Tổng cục thống kê Việt Nam

OECD

Organization for Economic
Cooperation and

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

Development
R&D

Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

UNCTAC

United Nations Conference
on Trade and Development


Hội nghị Liên hiệp quốc về
Thương mại và Phát triển

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WIPO

World Intellectual Property
Organization

Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế
giới

CMCN

Cách mạng công nghiệp

DN

Doanh nghiệp

KH&CN

Khoa học và công nghệ


MMTB

Máy móc thiết bị


vii
TÓM TẮT KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống được những lý luận cơ bản về công nghệ
và đổi mới sáng tạo cũng như làm rõ được tầm quan trọng và một số cách thức đo
lường công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã phân tích được tình hình ứng dụng công nghệ và
đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo tại Việt Nam trong
bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Cụ thể, luận văn sử dụng bộ dữ liệu về tình
hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành chế biến,
chế tạo do Tổng cục thống kê thực hiện năm 2016 để phân tích thực trạng ứng dụng
công nghệ và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như trình độ
máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động
nghiên cứu và phát triển, v.v…
Từ kết quả phân tích tình hình ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo của
doanh nghiệp, kết hợp với nghiên cứu chính sách nhà nước của một số quốc gia,
luận văn đã đưa ra một số kiến nghị giải pháp cho Chính phủ Việt Nam nhằm nâng
cao hoạt động ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hoạt động ứng dụng
công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
“Cách mạng công nghiệp 4.0” đang là chủ đề được đề cập tới rất nhiều trên
các diễn đàn từ kinh tế, giáo dục tới văn hóa, chính trị trong phạm vi cả trong và
ngoài nước. Những tác động to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tới tất cả
các lĩnh vực của đời sống đang đặt các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam
trước rất nhiều cơ hội và thách thức.
“Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0” – là một cuộc cách mạng của sản xuất
gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, của trí tuệ nhân tạo, kỷ
nguyên số và sự phát triển bùng nổ của công nghệ đa ngành. Cuộc CMCN 4.0 đang
trong giai đoạn phát triển với hàng loạt các vật liệu mới và máy móc mới, đi cùng
nó là các tiến bộ khoa học và công nghệ ứng dụng vào trong sản xuất và tiêu dùng
đã làm thay đổi đáng kể các phương pháp sản xuất kinh doanh cũ. CMCN 4.0 đã tạo
điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các “nhà máy thông minh” với
những cải tiến quan trọng về năng suất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Trong
bối cảnh CMCN 4.0, khi những thách thức trên thị trường mà các doanh nghiệp phải
đổi mặt ngày càng lớn thì ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo chính là cơ hội để
các doanh nghiệp bứt phá, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,
gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và phát triển bền vững.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đưa ra rất nhiều
chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường ứng dụng
công nghệ và đổi mới sáng tạo vào trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên qua thực tế
của các cuộc điều tra, tiêu biểu gần đây nhất là cuộc điều tra thí điểm về tình hình
đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam do
Cục thông tin Khoa học và công nghệ quốc gia thực hiện vào năm 2018 cho thấy
hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh
nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế.
Cụ thể, trong số 7.641 phiếu điều tra thu được thì chỉ có 4.709 doanh nghiệp có hoạt


2


động đổi mới sáng tạo (61,63 %), có 2.841 doanh nghiệp không có hoạt động đổi
mới sáng tạo (37,18%) và có 91 doanh nghiệp (1,19%) không xác định được đã thực
hiện hoạt động đổi mới sáng tạo hay chưa. Nhìn vào kết quả của nghiên cứu trên có
thể thấy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình ứng dụng công nghệ và đổi
mới sáng tạo trong các doanh nghiệp của Việt Nam dẫn tới tỷ lệ các doanh nghiệp
ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp. Trên thế giới hiện nay, các
nghiên cứu về thực trạng ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo đang được các
nhà nghiên cứu quốc tế rất quan tâm. Còn ở Việt Nam mặc dù yếu tố về công nghệ
và đổi mới sáng tạo cũng đang nhận được sự quan tâm rất lớn nhưng trên thực tế số
lượng bài nghiên cứu về đề tài này còn ít và còn tồn tại nhiều điểm hạn chế. Chính
bởi lý do trên mà tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tình hình
ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của
mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Tình hình ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp là
một trong những chủ để nghiên cứu được các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế
rất quan tâm trong những năm gần đây. Các công trình nghiên cứu liên quan có quy
mô đa đạng từ các bài luận, bài báo cáo chuyên ngành đến các luận án tiến sĩ và
công trình nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở đến cấp Nhà nước. Nghiên cứu tình
hình ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp là một trong
những cơ sở quan trọng để Chính phủ các nước ban hành các chính sách kinh tế
nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu chung của
quốc gia phù hợp theo từng giai đoạn đặc biệt là trong bối cảnh CMCN 4.0 như hiện
nay. Dưới đây, tác giả xin tổng hợp một số nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế
liên quan tới đề tài nghiên cứu này.


3


2.1 .Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài về tình hình ứng
dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp với nhiều quan điểm và cách
tiếp cận khác nhau. Tiêu biểu có thể kể đến nghiên cứu của Ondrej Zizlavsky (2016)
về cách thức đo lường hiệu quả đổi mới trong các doanh nghiệp tại Cộng hòa Séc.
Nghiên cứu đã sử dụng bộ dữ liệu từ các cuộc điều tra doanh nghiệp kết hợp với các
mô hình hồi quy để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để các doanh nghiệp
Séc thực sự đo lường được hiệu suất đổi mới?”. Mục tiêu của bài nghiên cứu là trình
bày các phép đo lường về hiệu suất đổi mới đang được thực hiện trong các doanh
nghiệp từ đó rút ra được tầm quan trọng của việc đo lường hiệu quả của đổi mới
trong việc đưa ra các quyết định đầu tư cho đổi mới trong các doanh nghiệp tại
Cộng hòa Séc.
Một hướng nghiên cứu khác có thể kể tới như nghiên cứu của nhóm tác giả
Cooper và Edgett (2016) về đề tài định hướng chiến lược công nghệ và đổi mới sản
phẩm trong doanh nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra rằng một chiến lược đổi mới sản phẩm
và công nghệ là rất cần thiết để duy trì hiệu suất hoạt động của một công ty. Trong
khi đó đã có rất nhiều công ty đang thiếu đi định hướng chiến lược này dẫn tới sự
sụp đổ của nhiều tập đoàn lớn trong quá khứ. Thông qua những bằng chứng cụ thể
về tầm quan trọng của công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp bài
nghiên cứu đưa ra một lộ trình phát triển về chiến lược đổi mới sản phẩm và phát
triển công nghệ để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho một doanh nghiệp.
Bên cạnh đó còn có nghiên cứu của nhóm tác giả Hall và Bagchisen (2002) về
tác động của R&D và đổi mới sáng tạo tới hiệu quả kinh doanh trong ngành công
nghệ sinh học tại Canada. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông
qua mẫu 74 doanh nghiệp trong lĩnh vực sinh học ở Canada để đưa ra kết luận:
Năng lực R&D (đại diện bởi số lượng bằng sáng chế) và năng lực đổi mới sáng tạo
(đại diện bởi số lượng sản phẩm mới) là các nhân tố có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp được nghiên cứu. Nghiên cứu cũng chỉ ra thêm rằng
trong khi các nhân tố về R&D và đổi mới sáng tạo sẽ thúc đẩy những đột phá trong



4

ngành công nghệ sinh học thì các yếu tố về nhu cầu thị trường cũng đóng góp một
vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Ở một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Damanpour và Wischnevsky (2006)
với nội dung nghiên cứu về tình hình hoạt động đổi mới sáng tạo trong các tổ chức,
trong đó tập trung vào so sánh sự khác biệt giữa hai tổ chức có thực hiện đổi mới
sáng tạo và không thực hiện đổi mới sáng tạo. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố
về quy mô, tuổi đời không gây tác động đến quyết định đổi mới của một tổ chức.
Những doanh nghiệp mới khởi nghiệp có xu hướng tự tiến hành đổi mới sáng tạo
trong khi những doanh nghiệp truyền thống thường có xu hướng đầu tư mua lại sản
phẩm và quy trình sáng tạo từ các tổ chức khác để áp dụng thay vì tự phát triển.
Thêm vào đó, một báo cáo tổng quát của OECD (2014) về khoa học, công
nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam cũng đã cung cấp một đánh giá khá toàn diện
về hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam, tập trung vào vai trò của chính phủ và
đưa ra các khuyến nghị cụ thể về cải thiện các chính sách có tác động trực tiếp đến
đổi mới sáng tạo và hiệu quả R&D.
2.2 .Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở phạm vi Việt Nam, đã có một số nghiên cứu tập trung vào đánh giá tình hình
ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong một số ngành tại Việt Nam, tiêu biểu
có thể kể đến như nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hiếu và các cộng sự (2015).
Nghiên cứu tập trung vào đánh giá trình độ công nghệ và năng lực đổi mới công
nghệ trong ngành cơ khí chế tạo dựa trên kết quả của cuộc khảo sát bằng phiếu hỏi,
thông qua các phương pháp thu thập, đánh giá các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Kết
quả bài nghiên cứu chỉ ra rằng: Trình độ và năng lực công nghệ trong ngành cơ khí
chế tạo của Việt Nam còn ở mức thấp so với thế giới và khu vực, hiệu quả sản xuất
chưa cao, tính ổn định về sản phẩm cơ khí chưa được đảm bảo. Đổi mới công nghệ
trong các doanh nghiệp nói chung và đổi mới công nghệ trọng ngành cơ khí nói

riêng chủ yếu dựa vào việc nhập công nghệ từ nước ngoài, các hoạt động tự nghiên
cứu để tạo ra các công nghệ mới hoặc các giải pháp hữu ích phục vụ cho đổi mới


5

công nghệ hầu như không đáng kể. Từ những kết quả đó nhóm tác giả đã đưa ra đề
xuất các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong
ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam, góp phần hạn chế việc nhập khẩu các nguyên liệu,
nâng cao chất lượng sản phẩm và vị thế cạnh tranh của ngành trên thị trường.
Trong một nghiên cứu tương tự của tác giả Quan Minh Nhựt (2018) về thực
trạng và ảnh hưởng của đầu tư khoa học công nghệ đến kết quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre. Bài nghiên cứu sử dụng
phương pháp Hàm phân biệt để phân tích sự khác biệt lợi nhuận giữa hai nhóm
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi
mức độ đầu tư khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ trọng giá trị máy móc thiết bị trong tổng tài sản của doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối thấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng máy móc
thiết bị đã đầu tư không mấy hiệu quả thể hiện qua hiệu suất sử dụng máy móc thiết
bị của các doanh nghiệp trong khoảng thời gian nghiên cứu là chưa cao.
Hay như đề tài nghiên cứu của Trần Anh Tuấn (2015) về đổi mới công nghệ
trong ngành chế biến nông lâm sản ở doanh nghiệp nhỏ và vừa ở vùng đồng bằng
sông Hồng. Bài nghiên cứu sử dụng các kết quả từ quá trình khảo sát 300 doanh
nghiệp chế biến nông lâm sản cho thấy nhóm có trình độ công nghệ tiên tiến là rất
nhỏ (khoảng 20%), nhóm doanh nghiệp có trình độ trung bình và thấp chiếm tỷ lệ
cao (khoảng 80%). Trong đó, số doanh nghiệp được coi là có công nghệ tiên tiến
phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài và doanh nghiệp xuất
khẩu, còn những loại hình doanh nghiệp khác chủ yếu có trình độ công nghệ ở mức
trung bình và thấp.
Trên đây là một số nghiên cứu về ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp

ở một số ngành của Việt Nam. Bên cạnh đó là một số những nghiên cứu về đổi mới
sáng tạo trong doanh nghiệp có thể kể đến như nghiên cứu của nhóm tác giả
Nguyễn Ngọc Anh và các cộng sự (2007). Bài nghiên cứu tập trung đánh giá mối
liên hệ giữa yếu tố về đổi mới sáng tạo và tình hình xuất khẩu của khu vực doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng


6

với số liệu từ cuộc điều tra khảo sát doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2005 do Tổng
cục Thống kê cung cấp. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài nghiên cứu đã cho thấy
những hoạt động đổi mới sáng tạo để tìm ra những sản phẩm mới hay quá trình sản
xuất mới chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực xuất khẩu của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam .
Ngoài ra có thể kể đến nghiên cứu của nhóm tác giả Phùng Xuân Nhạ và Lê
Quân (2013). Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính thông qua dữ liệu thu
thập từ cuộc phỏng vấn 583 doanh nghiệp nhằm làm sáng tỏ hiện trạng đổi mới sáng
tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam, thể hiện qua các nội dung: nhận thức về đổi mới
sáng tạo, kết quả đổi mới sáng tạo, hình thức đổi mới sáng tạo, năng lực nguồn nhân
lực phục vụ đổi mới sáng tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp Việt
Nam nhận thức khá rõ vai trò và lợi ích của đổi mới sáng tạo, tuy nhiên chưa có
nhiều doanh nghiệp ban hành chính sách thúc đẩy hoạt động này. Hơn nữa, đổi mới
sáng tạo hiện nay chủ yếu mang tính cải tiến, rất ít doanh nghiệp phát triển sản
phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới đối với thị trường. Đa phần doanh nghiệp được khảo
sát chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D). Thay vào đó, khi có ý tưởng
mới về sản phẩm thì các doanh nghiệp này sẽ tiến hành đặt hàng thiết kế, sản xuất
với đối tác cung ứng (thường là sản xuất ở nước ngoài). Quan hệ hợp tác giữa doanh
nghiệp và đơn vị sản xuất tri thức như viện nghiên cứu, trường đại học chưa được
định hình.
Có thể thấy, mặc dù các nghiên cứu đi theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau

nhưng đều hướng tới kết luận chung rằng yếu tố về công nghệ và đổi mới sáng tạo
đều là những yếu tố gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của một tổ chức hoặc
một doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu trước đây còn tồn tại một số
những hạn chế tiêu biểu như hạn chế về mẫu nghiên cứu hoặc phạm vi nghiên cứu.
Quy mô nghiên cứu của các bài nghiên cứu trên thường ở phạm vi nhỏ với số lượng
mẫu khoảng dưới 500 doanh nghiệp vì vậy các kết quả thu được còn nhiều hạn chế.
Vì vây, đề tài “Nghiên cứu tình hình ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo của
của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” mà


7

tác giả tiến hành nghiên cứu sẽ tiếp tục kế thừa những điểm mạnh mà các đề tài
nghiên cứu trước đó đã đạt được, đồng thời khắc phục các hạn chế nhằm đưa ra
được những đánh giá tốt nhất về tình hình ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo
của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong những năm gần đây.
3 . Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
3.1.Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu tình hình ứng dụng công nghệ và đổi
mới sáng tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0 nhằm kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng công
nghệ và đổi mới sáng tạo để duy trì sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp
Việt Nam.
3.2.Mục tiêu cụ thể
Luận văn có các mục tiêu cụ thể sau:
(i) Phân tích được thực trạng ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp tại VN.
(ii) Phân tích được thực trạng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp tại VN.
(iii) Đề xuất được giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ và
đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công
nghiệp 4.0.

4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình ứng dụng công nghệ và đổi
mới sáng tạo của doanh nghiệp thuộc ngành chế biến, chế tạo tại Việt Nam trong bối
cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.


8

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình ứng dụng công
nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo tại Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn 2015 2016.
5 . Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu của luận văn, tác giả sử phương pháp nghiên cứu định
tính. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu bài luận văn sử dụng là kết quả của cuộc
điều khảo sát của hơn 5.000 doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo trong giai
đoạn năm 2015-2016. Bài nghiên cứu lựa chọn doanh nghiệp trong ngành chế biến,
chế tạo làm đại diện cho các doanh nghiệp của Việt Nam vì theo đánh giá thì doanh
nghiệp trong ngành này có quy mô lớn và đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong
thành phần kinh tế của Việt Nam và tính tới thời điểm thực hiện bài nghiên cứu
những số liệu thống kê về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành
này là cụ thể và đầy đủ nhất.
Ngoài dữ liệu thứ cấp được lấy từ kết quả cuộc điều tra khảo sát thì bài nghiên
cứu còn sử dụng số liệu thống kê từ một số cơ quan tổ chức trong và ngoài nước
như Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện nghiên cứu ứng dụng khoa học và
công nghệ, Cục thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Ngân hàng thế giới

(WB), v.v…
Dữ liệu sau khi thu thập được tác giả tiến hành xử lý thông qua các phương
pháp thống kê, so sánh, phân tích – tổng hợp cụ thể là:
Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê số liệu về tình hình sử dụng công
nghệ/máy móc thiết bị sản xuất và chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp để


9

phân tích tình hình ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành chế biến,
chế tạo.
Thống kê số liệu về năng lực đổi mới và tổ chức cải tiến công nghệ để phân
tích tình hình đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo.
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh sử dụng trong nghiên cứu nhằm
so sánh sự khác biệt về các loại hình máy móc công nghệ, chi phí đầu tư ứng dụng
công nghệ, năng lực đổi mới và cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp trong cùng
ngành chế biến chế tạo.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử
dụng trong luận văn nhằm phân tích các số liệu về tình hình ứng dụng dụng công
nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.
Thông qua phân tích các số liệu đã thống kê, tổng hợp xu hướng ứng dụng
công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo từ đó
đưa ra các kiến nghị giải pháp cho Chính phủ và doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh các
hoạt động ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp của Việt
Nam trong tương lai.
6 . Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, các phần tổng quan tài liệu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi,
phương pháp nghiên cứu, luận văn có kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công nghệ và đổi mới sáng sáng tạo.
Chương 2: Phân tích tình hình ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo của

các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp 4.0.
Chương 3: Kiến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ
và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công
nghiệp 4.0.


10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
1.1. Cơ sở lý luận về công nghệ
1.1.1 Định nghĩa về công nghệ
Mặc dù từ “công nghệ” đã được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, song việc
đưa ra một định nghĩa về công nghệ lại chưa có được sự thống nhất. Nguyên nhân là
do số lượng các loại hình công nghệ ngày càng đa dạng, bên cạnh đó sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ đã làm thay đổi nhiều quan điểm cũ về công
nghệ khiến việc đưa ra một định nghĩa thống nhất ngày càng khó khăn. Có thể kể
đến một vài cách tiếp cận định nghĩa về công nghệ như sau:
Theo R.Jones (1970) thì Công nghệ là cách thức để đạt được mục tiêu chuyển
nguồn lực thành sản phẩm. Bên cạnh đó J.Barason (1976) lại định nghĩa Công nghệ
là tập hợp các kiến thức về một quy trình hoặc các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản
xuất ra các vật liệu và sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh. Điểm chung của hai định
nghĩa trên là đều nêu bật mục tiêu của công nghệ chính là chuyển đổi nguồn lực
thành sản phẩm.
Việc đưa ra được một định nghĩa khái quát được bản chất của công nghệ là rất
cần thiết và các tổ chức quốc tế về Khoa học – công nghệ đã có nhiều cố gắng trong
việc đưa ra một định nghĩa công nghệ có thể dung hòa các quan điểm đồng thời tạo
thuận lợi cho việc phát triển và hòa nhập các quốc gia trong từng khu vực và trên
phạm vi toàn cầu. Tiêu biểu trong đó có thể kể đến định nghĩa công nghệ do Ủy ban
Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social

Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) đưa ra: Công nghệ là kiến thức có
hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao
gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng
hóa và cung cấp dịch vụ. Định nghĩa công nghệ của ESCAP được coi là một bước
ngoặt trong quan niệm về công nghệ. Theo định nghĩa này, không chỉ sản xuất vật
chất mới dùng công nghệ, mà khái niệm công nghệ được mở rộng ra tất cả các lĩnh
vực hoạt động khác trong xã hội như công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng,
công nghệ du lịch, công nghệ văn phòng, v.v…
Còn theo như định nghĩa được đưa ra bởi UNCTAD (1972) thì công nghệ là
một đầu vào cần thiết cho sản xuất, và như vậy nó được mua và bán trên thị trường


11

như một hàng hóa và được thể hiện dưới một trong các dạng sau đây: tư liệu sản
xuất, các sản phẩm trung gian, nhân lực có trình độ chuyên sâu, thông tin về khoa
học kỹ thuật và thương mại.
Theo Khoản 2, Điều 3, Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam quy định
“Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm
theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” (Quốc hội
Việt Nam 2013, tr.1). Trong định nghĩa này, công nghệ bao gồm cả kiến thức và
công cụ, phương tiện với mục đích là biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Từ các định nghĩa trên đây, có thể nhận thấy rằng, xét về mặt bản chất thì các
định nghĩa đều chỉ ra công nghệ là kiến thức cần có để biến đổi các nguồn lực thành
sản phẩm. Trong số đó, một số định nghĩa coi công nghệ là kiến thức và chủ yếu
phản ánh thực tiễn của các nước phát triển – nơi mà các giao dịch về công nghệ
dưới dạng mua bán sáng chế, li-xăng sáng chế là phổ biến. Một số định nghĩa khác
thì coi công nghệ như một dạng của kiến thức nhưng nhấn mạnh dạng thức cụ thể
của công nghệ là vật mang kiến thức như máy móc, thiết bị, tài liệu, v.v…Với nội
dung chi tiết, cụ thể như vậy, các định nghĩa này đã đáp ứng được những vấn đề liên

quan đến quá trình công nghiệp hóa của các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam và định nghĩa của Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam cũng đi theo
khuynh hướng này.
Qua các định nghĩa về công nghệ trên đây, tác giả nhận thấy rằng định nghĩa
về công nghệ trong Luật Khoa học và Công Nghệ Việt Nam là một định nghĩa phản
ánh đầy đủ những yếu tố thành phần của công nghệ, phù hợp với điều kiện cụ thể
của nền kinh tế Việt Nam và định hướng nghiên cứu của luận văn. Vì vậy, trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả xin phép được sử dụng định nghĩa về
công nghệ trong Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam, theo đó “Công nghệ là giải
pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” (Quốc hội Việt Nam
2013, tr.1).
1.1.2 Phân loại công nghệ
Hiện nay việc phân loại công nghệ đã trở lên khó khăn hơn khi số lượng các
loại hình công nghệ mới gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Dựa theo giáo trình Quản


12

trị công nghệ (Học viện Bưu chính viễn thông, 2006) thì công nghệ được phân loại
theo các tiêu chí như sau:
Theo tích chất: Có thể kể đến các loại như công nghệ sản xuất, công nghệ
thông tin, công nghệ giáo dục – đào tạo.
Theo ngành nghề: Có các loại công nghệ công nghiệp, công nghệ nông nghiệp,
công nghệ sản xuất, công nghệ vật liệu, công nghệ dịch vụ.
Theo sản phẩm: Tùy thuộc vào loại sản phẩm có các loại công nghệ tương ứng
như công nghệ thép, công nghệ ô tô, công nghệ máy tính, v.v…
Theo trình độ công nghệ: Căn cứ mức độ phức tạp của các thành phần công
nghệ có thể chia thành công nghệ truyền thống, công nghệ tiên tiến. Trong đó, công
nghệ truyền thống thường là thủ công, có tính đặc trưng về kỹ thuật với năng suất

không cao và chất lượng không đồng đều. Các công nghệ truyền thống có ba đặc
trưng cơ bản: tính cộng đồng, tính ổn định và tính lan truyền. Trong khi đó, các
công nghệ tiên tiến là thành quả khoa học hiện đại, những công nghệ này có năng
suất cao, chất lượng tốt và đồng đều, giá thành sản phẩm cạnh tranh.
Theo góc độ môi trường: Bao gồm công nghệ ô nhiễm và công nghệ sạch.
Công nghệ sạch là công nghệ mà quá trình sản xuất tuân theo điều kiện giảm ảnh
hưởng ô nhiễm đến môi trường, sử dụng các nguồn nguyên liệu thô và năng lượng
với chi phí hợp lý và thân thiện môi trường.
1.1.3 Vai trò của công nghệ
1.1.3.1. Vai trò của công nghệ tới phát triển kinh tế - xã hội
Công nghệ là một bộ phận nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội. Theo phân tích của Ngân hàng thế giới (WB, 2008) ở 38 quốc gia
và khu vực thì tiến bộ công nghệ đóng góp khoảng 50% vào tăng trưởng kinh tế ở
các nước phát triển, còn ở Việt Nam thì tỷ lệ đóng góp này là 23%. Sự phát triển của
công nghệ với sự ra đời của nhiều loại hình công nghệ mới đã làm chuyển đổi nền
kinh tế phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, theo đó tăng trưởng kinh tế đạt được
dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất. Với vai trò này, công
nghệ là phương tiện để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển
của ngành mà còn làm cho sự phân bổ nguồn lực trong xã hội có nhiều sự thay đổi,


13

dẫn đến sự xuất hiện của nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế mới làm thay đổi cơ
cấu kinh tế theo hướng tích cực. Cụ thể, cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành biến
đổi theo hướng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất ở những ngành có hàm lượng
công nghệ cao, lao động tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.
Đồng thời, công nghệ cho phép mọi người có nhiều sự lựa chọn hơn về sản
phẩm và dịch vụ, cải thiện chất lượng cuộc sống (M.A Schilling và M. Esmudo,

2009). Và mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và các yếu tố công nghệ của Việt
Nam đã được mô tả theo phương trình hồi quy tại nghiên cứu của Tăng Văn Khiên
(2008), nghiên cứu chỉ ra rằng trong giai đoạn 2001 - 2005 khi chỉ số năng lực công
nghệ tăng 1% thì chỉ số phát triển kinh tế sẽ tăng thêm 1,23% cho thấy rằng công
nghệ là một nhân tố ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với xu thế hội nhập quốc tế
như hiện nay thì công nghệ là yếu tố có tác động to lớn đến việc tăng trưởng và phát
triển kinh tế của Việt Nam. Công nghệ chính là chìa khóa cho tiến trình hội nhập
thành công và rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia phát triển trên
thế giới.
1.1.3.2.

Vai trò của công nghệ đối với doanh nghiệp

Công nghệ tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và việc áp dụng công nghệ
là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường việc áp dụng công nghệ đã tác động trực
tiếp đến hiệu quả kinh doanh, từ các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất ngày càng
hiện đại, lao động với trình độ cao và đồng bộ dẫn đến năng lực sản xuất ngày càng
được nâng cao. Vì thế việc ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị
gia tăng cao hơn cho doanh nghiệp cũng như đem lại sự thỏa dụng cao hơn cho
khách hàng.
Ngoài ra, công nghệ còn ảnh hưởng tới năng lực của doanh nghiệp. Để xác
định ảnh hưởng của công nghệ đến năng lực của doanh nghiệp, Abernathy và Clark
(1985) chia năng lực của doanh nghiệp ra thành năng lực sản xuất và năng lực thị
trường. Về mặt sản xuất, công nghệ có thể làm thay đổi thiết kế sản phẩm, hệ thống
thiết bị, vật liệu, kỹ năng và kiến thức của người lao động. Còn về mặt thị trường,
công nghệ có thể làm thay đổi thái độ, hành vi khách hàng, kênh phân phối, phương



14

thức truyền thông, v.v…Điều này có nghĩa là những lĩnh vực hoạt động trong chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng.
1.1.4 Đo lường trình độ công nghệ của doanh nghiệp
Theo Thông tư số 04/2014/TT-BKHCN hướng dẫn đánh giá trình độ công
nghệ sản xuất do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2014 giải thích “Đánh
giá trình độ công nghệ sản xuất là hoạt động phân tích, nhận dạng hiện trạng trình
độ công nghệ của doanh nghiệp hay ngành sản xuất theo các tiêu chí nhất định
nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu của các thành phần công nghệ để từ đó đề xuất
các giải pháp, chính sách nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả và trình độ
công nghệ sản xuất của doanh nghiệp hoặc ngành” (Bộ KH&CN 2014, tr.1).
Hiện nay, có rất nhiều chỉ tiêu đo lường trình độ công nghệ của một doanh
nghiệp. Như ở Việt Nam, trong nghiên cứu của tác giả Trần Anh Tuấn (2015) về
tình hình đổi mới công nghệ chế biến nông lâm sản ở doanh nghiệp nhỏ và vừa
vùng đồng bằng sông Hồng đã sử dụng các chỉ tiêu nghiên cứu về công nghệ như:
Bảng 1.1: Chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghệ trong doanh nghiệp chế biến
nông, lâm sản
STT

Chỉ tiêu phân tích

1

Trình độ công nghệ của doanh nghiệp

2

Mức độ đồng bộ công nghệ trong doanh nghiệp


3

Nguồn lực sử dụng công nghệ trong doanh nghiêp

4

Phương thức tiến hành đổi mới công nghệ

Nguồn: Trần Anh Tuấn (2015)
Bên cạnh đó nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Xuyên (2015) về đổi mới
công nghệ sản xuất trong ngành công nghiệp da giày có sử dụng một số chỉ tiêu
đánh giá như sau:


15

Bảng 1.2: Chỉ tiêu đánh giá công nghệ trong ngành công nghiệp da giày
STT

Tiêu chí đánh giá

1

Loại hình thiết bị doanh nghiệp sử dụng

2

Nguồn gốc xuất xứ của máy móc

3


Trình độ máy móc doanh nghiệp đang sử dụng

4

Tình trạng máy móc thiết bị (thời gian sử dụng)

5

Tỷ lệ chi phí đầu tư mua sắm máy móc hàng năm tính trên doanh thu

6

Nhận thức về tầm quan trọng của đổi mới công nghệ trong doanh nghiêp

7

Trình độ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghệ

8

Khả năng huy động vốn đầu tư công nghệ của doanh nghiệp

9

Doanh nghiệp đánh giá chính sách của Nhà nước cho hoạt động đầu tư
công nghệ của doanh nghiệp

Nguồn: Nguyễn Hữu Xuyên (2015)
Phần lớn các nghiên cứu đều lựa chọn chỉ tiêu về máy móc thiết bị là chỉ tiêu

đầu tiên đại diện cho trình độ công nghệ của một doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận
định nghĩa về công nghệ của UNCTAC (1972) ở Chương 1 đã nêu thì công nghệ
được thể hiện dưới dạng thức tư liệu sản xuất, như vậy máy móc thiết bị chính là
một dạng tư liệu sản xuất có thể đại diện cho trình độ công nghệ của doanh nghiệp.
Ngoài chỉ tiêu máy móc thì trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Xuyên (2015) và
Trần Anh Tuấn (2015) đều đã lựa chọn thêm tiêu chí trình độ nguồn nhân lực làm
một trong những chỉ tiêu đánh giá công nghệ trong doanh nghiệp. Đây cũng là một
chỉ tiêu đánh giá quan trọng và được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về ứng
dụng công nghệ. Trong phạm vi bài nghiên cứu, để đạt được các mục tiêu đã đề ra,
luận văn cũng đã kế thừa các nghiên cứu trong việc sử dụng các chỉ tiêu máy móc
thiết bị sản xuất đại diện cho trình độ công nghệ. Bên cạnh đó bài luận văn cũng sử
dụng một số chỉ tiêu khác cụ thể như sau:


×