Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển nền nông nghiệp bền vững của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.13 KB, 16 trang )

Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua kinh tế Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn,
tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định vào tốp những nước đầu của thế giới. Đời
sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đến năm 2009 chúng
ta đã thoát khỏi tình trạng là nước nghèo. Có được những thành tựu to lớn này là
có sự đóng góp công sức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của tất cả các
ngành các cấp trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành nông nghiệp.
Việt Nam vẫn được coi là nước nông nghiệp với khoảng trên 80% dân số
sống ở nông thôn và khoảng 74,6% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Có thể
nói nông nghiệp, nông thôn là bộ phận quan trọng trong nên kinh tế quốc dân của
Việt Nam. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp; xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ quan
trọng cho nền kinh tế; tạo việc làm và thu nhập cho đa số người dân. Nông thôn là
môi trường sống của đa số nhân dân, nơi bảo tồn và phát triển các truyền thống văn
hoá dân tộc.
Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới vấn đề phát triển nông nghiệp, nông
thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, và coi đó nhiệm vụ
chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội, sự phát triển
hài hoà và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.
Chính nhờ được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước mà trong những
năm qua ngành nông nghiệp và nông thôn đã gặt hái được nhiều thành tựu hết sức
đáng mừng. Nông nghiệp Việt Nam không những đảm bảo tự cung tự cấp mà còn
trở thành một cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó ngành nông nghiệp Việt Nam
cũng còn có một số mặt hạn chế cần phải khắc phục như vấn đề phát triển nông
nghiệp kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa thức sự xử dụng hiệu quả và phát
huy hết các nguồn lực .........
1
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19


Do dó với mong muốn tìm hiểu thực trạng nền nông nghiệp nước nhà và đề
xuất một số giải pháp để phát triển tốt hơn ngành nông nghiệp, em mạnh dạn chọn
tiến hành nghiên cứu đề tài tiểu luận: ”Thực trạng và giải pháp phát triển nền
nông nghiệp bền vững của Việt Nam”. Do điều kiện hạn chế về trình độ, thời gian
nên trong tiểu luận sẽ có nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong được sự đóng góp
thêm của thầy cô giáo và các bạn đọc quan tâm để em có thể hoàn thiện thêm hiểu
biết của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững
- Đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam
- Đề ra một số giải pháp để phát triển nền nông nghiệp bền vững
1.3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp thu thập số liệu
Do điều kiện hạn chế, nên chúng tôi chủ yếu tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ
các nguồn:
+ Những thông tin, số liệu được thu thập từ các báo, tạp chí, luận văn có liên quan
đến vấn đề đang nghiên cứu tại thư viện trường Đại học Nông nghiệp Hà Nộ và
thư viện khoa Kinh tế và phát triển nông thôn. Từ đó chọn lọc những kiến thức,
những kết quả có thể sử dụng được.
+ Thu thập từ các trang web có liên quan trên mạng Internet
* Phương pháp xử lý số liệu
Căn cứ vào mục đích của đề tài, tôi tiến hành thu thập những số liệu cần có
bên trên và phân tích các số liệu đó. Tuy nhiên, để phân tích được, tôi sẽ phân tích
các số liệu đó ra theo thời gian, sau đó sắp xếp chúng lại để tạo thành một chuỗi
thời gian nhằm cho thấy sự thay đổi qua từng năm trong lĩnh vực Nông nghiệp
nông thôn Việt Nam. Từ đó có thể nhận biết được những thành tựu đã đạt được và
những hạn chế cần khắc phục để đưa Nông nghiệp nông thôn Việt Nam phát triển
theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
2
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19

Tuy nhiên, để định lượng chính xác được một số những thành tựu và hạn
chế, tôi sử dụng các chương trình (tính toán, xếp hạng,…) trong phần mềm Excel.
Một phương pháp nữa phục vụ tôi trong quá trình phân tích và xử lý số liệu
là phương pháp so sánh, nhằm so sánh giữa các năm với nhau và so sánh giữa
Nông nghiệp với các ngành khác cũng như giữa Nông nghiệp với tổng thể nền kinh
tế.
3
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm liên quan
- Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó lồng ghép các quá trình sản
xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường, đảm bảo thỏa mãn
những nhu cầu hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng đáp ứng những
nhu cầu của tương lai.
- Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được yêu cầu của hiện tại,
nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. (Hội
đồng thế giới về môi trường và Phát triẻn của Liên hợp quốc - WCED)
- Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý
và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế (đặc biệt là tăng
trưởng kinh tế), phát triển xã hội (đặc biệt là tiến bộ xã hội, công bằng xã hội, giảm
nghèo và giải quyết công ăn việc làm) và bảo vệ môi trường (đặc biệt là xử lý,
khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống
cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên).
- Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được yêu cầu của thế
hệ hiện tại mà không làm giảm khả năng thỏa mãn yêu cầu của thế hệ mai sau (Tổ
chức sinh thái và môi trường Thế giới – WORD)
- Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp phải đáp ứng được 2 yêu
cầu cơ bản: Đảm bảo đáp ứng cầu nông sản hiện tại và duy trì được tài nguyên
thiên nhiên cho các thế hệ mai sau (bao gồm: gìn giữ quỹ đất, nước, rừng, không

khí, khí quyển và tính đa dạng sinh học…..
- Nông nghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về
sinh thái, kỹ thuật vừa thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
4
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Vai trò của Nông nghiệp nông thôn trong nền kinh tế Việt Nam.
Với khoảng hơn 70 % dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những
vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong cương lĩnh xây
dựng đất nước, các nghị quyết của Đảng đều rất chú trọng tới vấn đề này, cụ thể
trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nêu rõ:
Về nông nghiệp: “phát triển nền nông nghiệp toàn diện”, trên cơ sở “bảo
đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống”, “chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh khối lượng
sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông, lâm, thủy sản qua chế biến; tăng kim ngạch
xuất khẩu”; và tiến tới “Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu
quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao”.
Về nông thôn: “Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa”; “chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn
với phân công lại lao động ở nông thôn”; và “Xây dựng nông thôn ngày càng giàu
đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù
hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển ngày càng hiện đại”, trên cơ sở thực
hiện các biện pháp:“Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, chú trọng
phát triển hệ thống thủy lợi, bảo đảm đường giao thông thông suốt đến trung tâm
xã, có đủ trường học, trạm y tế và nước sạch cho sinh hoạt. Bảo vệ môi trường sinh
thái”; “Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong
cơ cấu kinh tế nông thôn”.
Nền kinh tế Việt Nam trong hơn 20 năm Đổi mới vừa qua (1986-2008) đã
đạt được nhiều thành tựu phát triển khả quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản
lượng các loại nông sản đều tăng, nổi bật nhất là sản lượng lương thực đều tăng với

tốc độ cao từ năm 1989 đến nay. Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực
vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu
USD. Đến năm 2008 vừa qua sản lượng lương thực đã đạt đến con số kỷ lục 39
triệu tấn và đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,7 tỷ USD.
5
Nguyễn Anh Vũ Kinh tế NN B – K19
Từ một nước thường xuyên thiếu và đói, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn
lương thực của nước ngoài, hơn thập niên qua đã trở thành nước xuất khẩu gạo
đứng thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan). GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình
quân hàng năm tăng 3,3%. Thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cải thiện
hơn, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,5% năm; bộ mặt nông thôn thay
đổi theo hướng văn minh; trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật của nhiều nông dân
được nâng lên cao hơn trước.
Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình phát
triển, hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàn cầu. Năm 1986, kim ngạch
xuất khẩu nông-lâm-thuỷ sản mới đạt 400 triệu USD. Đến năm 2007 đã đạt tới 12
tỷ USD, tăng gấp 30 lần. Nhờ có những thành tựu, kết quả đó, nông nghiệp không
chỉ đã góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị-xã hội nông thôn và nâng
cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà nông nghiệp đã ngày càng tạo ra
nhiều hơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích cực vào sự đẩy nhanh
tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong những năm qua.
Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình CNH-HĐH đất
nước theo định hướng XHCN đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông
dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát
triển kinh tế-xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
3.2 Tình hình phát triển nông nghiệp - nông thôn trong thời gian vừa qua.
3.2.1 Một số thành tựu đạt được
Về đánh giá thực trạng, kết quả đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông

thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân nước ta trong những
năm vừa qua là khá toàn diện và to lớn, khái quát thành năm thành tựu:
Một là, nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng
năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc
6

×