Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

luận văn thạc sĩ quản lý rủi ro trong quản lý thuế kinh nghiệm quốc tế và giải pháp áp dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.99 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP ÁP
DỤNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
NGUYỄN THỊ YẾN

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ-KINH
NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TẠI
VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên: Nguyễn Thị Yến
Người hướng dẫn Khoa học: TS. Hà Công Anh Bảo

Hà Nội - 2019




i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn: Tôi- Nguyễn Thị Yến, xin cam đoan: Đề tài ― Quản lý rủi
ro trong quản lý thuế - kinh nghiệm quốc tế và giải pháp áp dụng tại Việt Nam‖ là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung trong luận văn đều là do tôi
nghiên cứu. Các tài liệu tham khảo để thực hiện luận văn đều được trích dẫn nguồn
gốc rõ ràng.
Học viên

Nguyễn Thị Yến


ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đã giảng dạy
trong chương trình Cao học ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Ngoại
Thương, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở để
tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hà Công Anh Bảo đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cũng như các anh
chị là cán bộ nhân viên của Tổng cục thuế đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình
tham khảo thông tin để hoàn thành luận văn.
Học viên


Nguyễn Thị Yến


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..................................................................... vi
Danh mục từ viết tắt tiếng Anh................................................................................................. vii
Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
QUẢN LÝ THUẾ VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ÁP DỤNG QUẢN LÝ
RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ......................................................................................... 8
1.1 Khái quát về quản lý thuế và đánh giá hiệu quả quản lý thuế........................8
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý thuế................................................................ 8
1.1.2 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế................................................................................. 9
1.2 Một số vấn đề lý luận về quản lý rủi ro.................................................................... 12
1.2.1 Khái niệm về quản lý rủi ro....................................................................................... 12
1.2.2 Tính chất của quản lý rủi ro...................................................................................... 13
1.2.3 Ma trận quản lý rủi ro.................................................................................................. 13
1.2.4 Xử lý rủi ro....................................................................................................................... 15
1.3 Quản lý rủi ro trong quản lý thuế................................................................................ 17
1.3.1 Khái niệm.......................................................................................................................... 17
1.3.2 Sự cần thiết của quản lý rủi ro trong quản lý thuế........................................... 18
1.3.3 Nguyên tắc quản lý rủi ro trong lĩnh vực thuế.................................................... 19
1.3.4 Mô hình quản lý rủi ro trong quản lý thuế........................................................... 20
1.3.5 Phân loại rủi ro trong lĩnh vực thuế....................................................................... 21
1.3.6 Quy trình quản lý rủi ro tổng quát.......................................................................... 22

1.3.7 Kế hoạch đánh giá rủi ro tuân thủ toàn diện...................................................... 23


iv

CHƯƠNG 2 : KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
QUẢN LÝ THUẾ............................................................................................................................. 26
2.1 Kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong quản lý thuế của một số nước
trên thế giới.................................................................................................................................... 26
2.1.1 Xây dựng chương trình quản lý rủi ro tuân thủ tổng thể (TCP)..................27
2.1.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL), quy trình nghiệp vụ và ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT) quản lý rủi ro............................................................................... 34
2.1.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực....................................................................... 41
2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong quản lý thuế rút ra cho
Việt Nam.......................................................................................................................................... 44
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
QUẢN LÝ THUẾ TẠI VIỆT NAM......................................................................................... 47
3.1. Thực trạng các quy định pháp lý về quản trị rủi ro trong quản lý thuế
và công tác đánh giá hiệu quả quản lý thuế ở Việt Nam.......................................... 47
3.1.1 Thực trạng các quy định pháp lý về quản lý rủi ro trong quản lý thuế.....47
3.1.2. Công tác đánh giá hiệu quả quản lý thuế ở Việt Nam.................................... 49
3.2 Thực trạng công tác áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại
Việt Nam.......................................................................................................................................... 53
3.2.1 Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực........................................................................ 56
3.2.2. Quy trình nghiệp vụ..................................................................................................... 57
3.2.3. Hệ thống thông tin, CSDL và ứng dụng CNTT................................................. 66
3.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại
Việt Nam.......................................................................................................................................... 76
3.4.1. Những kết quả đạt được............................................................................................. 76
3.4.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.............................................................. 77

Kết luận chương 3....................................................................................................................... 78


v

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI
RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ TẠI VIỆT NAM............................................................ 79
4.1. Mục tiêu, phương hướng công tác quản lý rủi ro trong quản lý thuế
tại Việt Nam trong thời gian tới........................................................................................... 79
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại
Việt Nam.......................................................................................................................................... 80
4.2.1. Xây dựng chương trình quản lý rủi ro tuân thủ tổng thế (TCP).................80
4.2.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về áp dụng quản lý rủi ro quản lý thuế.............82
4.2.3. Kiện toàn tổ chửc bộ máy và nguồn nhân lực QLRR..................................... 83
4.2.4. Xây dụng hệ thống thông tin, CSDL, hệ thống quy trình nghiệp vụ..........86
4.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) - Xây dựng và phát triển hệ thống
công nghệ thông tin đồng bộ theo chuẩn quốc tế......................................................... 90
4.2.6. Tăng cường hỗ trợ sự tuân thủ của NNT............................................................. 93
4.2.7. Lộ trình triển khai thực hiện..................................................................................... 93
4.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý thuế.................................................... 94
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 98
Tài liệu tham khảo tiếng Việt..................................................................................................... 98
Tài liệu tham khảo tiếng Anh..................................................................................................... 98


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Bảng 1.1 Ma trận quản lý rủi ro............................................................................................... 14
Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát quy trình đánh giá rủi ro....................................................... 17
Hình 1.2 Mô hình tuân thủ của NNT..................................................................................... 20
Hình 1.3 Quy trình quản lý rủi ro thông dụng.................................................................. 22
Hình 3.1: Tổng quan quy trình nghiệp vụ........................................................................... 68
Hình 4.1: Hệ thống ứng dụng phân tích rủi ro theo kiến trúc tổng thể................91


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
Tiếng Anh
Tiếng Việt

Từ
viết tắt
APA
AFTA

Advance

Pricing Thỏa thuận trước về phương pháp

Agreement

tính giá thuế trong quản lý thuế

ASEAN Free Trade Area


Khu vực tự do thương mại
ASEAN

BEPS

Base erosion

and profit Dự án chống xói mòn cơ sở thuế

shifting Project

và dịch chuyển lợi nhuận

EC

European Commision

Ủy ban Châu Âu

EU

European Union

Cộng đồng chung châu âu

FTA

Free Trade Agreements

Hiệp định Thương mại tự do


IMF

International

Monetary Quỹ tiền tệ quốc tế

Fund
OECD

Organisation
Economic

for Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
Cooperation tế

and Development
SGATAR

Study Group on Asian Tax
Administration

Hiệp hội Nghiên cứu và Quản lý

and thuế Châu Á

Research
UN

United Nation


TPP

Trans-Pacific
Economic

Liên Hợp Quốc
Strategic Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Partnership Dương

Agreement
WB

Wold Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

Wold Trade Organisation

Tổ chức Thương mại Thế giới


viii

Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt
QLRR

Quản lý rủi ro


QLT

Quản lý thuế

GTGT

Giá trị gia tăng

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNCN

Thu nhập cá nhân

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

NSNN

Ngân sách nhà nước

CQT

Cơ quan thuế

NNT


Người nộp thuế

TADAT

Bộ công cụ đánh giá hiệu quả quản lý thuế

TPR

Ứng dụng phân tích rủi ro, lập kế hoạch
thanh tra, kiểm tra thuế.


ix

TÓM TẮT KẾT QUẢ CỦA LUẬN VĂN

Luận văn " Quản lý rủi ro trong quản lý thuế - kinh nghiệm quốc tế và giải
pháp áp dụng tại Việt Nam " được kết cấu gồm 4 chương với tổng số 110 trang. Các kết
quả chính luận văn đạt được là:

Chương 1: Luận văn đã đưa ra tồng quan cơ sở lý luận về quản lý rủi to trong
quản lý thuế.
Chương 2: Luận văn trình bày một số kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong
quản lý thuế của một số nước trên Thế giới và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm rút
ra cho Việt Nam.
Chương 3: Luận văn trình bày về kết quả nghiên cứu khoa học thực trạng công
tác quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam
Chương 4: Luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi
ro trong quản lý thuế tại Việt Nam hiện nay.



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ
đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu
của Ngân sách nhà nước, mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước
nhằm tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định thị trường giá cả.
Đối với Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh người nộp thuế (NNT) tăng ngày
càng nhanh với quy mô hoạt động ngày càng lớn, tính chất hoạt động ngày càng
phức tạp (các hành vi/mức độ vi phạm ngày càng tinh vi, khó kiểm soát), tiềm ẩn
nhiều rủi ro về thuế, trong khi Cơ quan thuế Việt Nam khó có đủ nguồn lực để quản
lý tất cả NNT thì việc chuyển sang quản lý thuế theo rủi ro sẽ giúp Cơ quan thuế
Việt Nam phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để tập trung quản
lý các nhóm NNT có mức độ tuân thủ thấp nhất, khả năng gian lận về thuế cao nhất,
tăng cường tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT. Quản lý rủi ro là một phương thức
quản lý hiện đại. Từ nhiều năm nay, phương thức này đã được áp dụng vào nhiều
lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội trong đó có lĩnh vực thu ngân sách, một nhiệm
vụ chủ yếu và cốt lõi của tất cả các Cơ quan thuế trên thế giới.
Việt Nam trong những năm gần đây đã triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong
quản lý thuế. Triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 20112020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định sổ 732/QĐ-TTG ngày 17/5/2011,
Bộ Trưởng Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 8/9/2011
về "Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2015 và các đề án triển khai
thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020 ‖, trong đó có đề
cập đến áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Trên cơ sở quy định tại các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan, đồng thời với việc triển khai thực hiện Kế
hoạch nêu trên, tổng cục thuế (TCT) đã bắt đầu nghiên cứu áp dụng cơ chế quản lý
rủi ro trong một số khâu, một số chức năng quản lý thuế như lập kế hoạch kiểm tra,

thanh tra về thuế đã áp dụng quản lý rủi ro từ các năm 2011, 2012 cho đến nay. Việc
áp dụng phương pháp thanh tra, kiểm tra theo kỹ thuật quản lý


2
rủi ro là một bước tiến khá quan trọng trong cải cách công tác thanh tra, kiểm tra
nói riêng và công tác quản lý thuế nói chung trong toàn ngành, đóng góp tích cực
cho số thu ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm. Kết quả bước đầu cho thấy, áp
dụng quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra đã mang lại hiệu quả chống
thất thu cho NSNN mặc dù vẫn còn những tồn tại, hạn chế.
Như vậy, ngành thuế đã và đang tăng cường quản lý và giám sát hoạt động của
NNT nhằm tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với tất cả các đối tượng này trong
đó áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là một yêu cầu cấp bách và là xu thế tất
yếu khách quan.
Đặc biệt, khi Ban Quản lý rủi ro là Đơn vị mới được thành lập (Quyết định
2079/QĐ-BTC ngày 09/10/2015 của BTC) để thực hiện công tác này theo một đầu
mối tập trung, thống nhất, toàn diện và chức năng, nhiệm vụ cũng mới nên cần thiết
phải nghiên cứu, tiếp thu và chọn lọc những thông lệ quản lý tốt nhất và phù hợp
nhất của cơ quan thuế các nước trên thế giới.
Do đó, việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là một xu thế tất yếu để
đáp ứng nhu cầu công việc ngày một lớn trong khi nguồn lực (cơ sở vật chất, con
người) ngày càng được giới hạn. Quản lý theo rủi ro đảm bảo tính minh bạch, công
bằng trong các hành vi đối xử của Cơ quan thuế đối với mỗi NNT. Đối với Cơ quan
thuế Việt Nam, việc áp dụng mô hình quản lý thuế theo rủi ro là một yêu cầu khách
quan và là giải pháp để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác quản lý thuế.
Xuất phát từ thực tế đó nên em đã chọn đề tài “Quản lý rủi ro trong quản lý
thuế - kinh nghiệm quốc tế và giải pháp áp dụng tại Việt Nam " để làm đề tài nghiên
cứu luận văn của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên

cứu 2.1 Trong nước.
Trước xu thế đẩy mạnh hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, ngành thuế
Việt Nam cũng thường xuyên tiến hành học tập, trao đổi kinh nghiệm với các nước trên
thế giới, đặc biệt là trong những lĩnh vực quản lý thuế đang phát triển mạnh mẽ


3
trong đó áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế cũng không là ngoại lệ.
Liên quan đến lĩnh vực này trước đây năm 2004, Cục Thuế TP. Hà Nội là một
trong những đơn vị đi đầu trong áp dụng thí điểm quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự
nộp thuế, đã thực hiện Đề tài nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra,
kiểm tra theo kỹ thuật quản lỷ rủi ro "nhằm nghiên cứu, kiến nghị những giải pháp thiết
thực nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế, góp phần hoàn thiện thanh tra, kiểm tra
theo kỹ thuật quản lý rủi ro ở Cục thuế TP. Hà Nội và ngành thuế Việt Nam.

Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc nâng cao hiệu
quả thanh tra thuế Luận án tiến sĩ kinh tế Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Xuân
Thành (2013) về đề tài "Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam
giai đoạn hiện nay", Học viện Tài chính, Hà Nội. Luận án đã tập trung vào việc
phân tích rủi ro để lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra, nhưng chưa có những
phân tích, giải pháp để hạn chế rủi ro trong quá trình tiến hành thanh tra tại DN, quá
trình ra kết luận thanh tra thuế đối với DN. Các giải pháp của tác giả nêu trong luận
án chủ yếu tập trung đề cập đến việc nâng cao hiệu quả thanh tra, chưa đi sâu đề
xuất các giải pháp trực tiếp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro.
Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam có nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu về quản
lý thuế như: Luận án tiến sĩ của Lê Duy Thành (2007) về đề tài ―Đổi mới quản lý thuế
trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam‖; Luận án tiến sĩ của Hoàng Thị Thúy
Ngọc (2010) với đề tài ―Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế
tư nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế‖; Luận án tiến sĩ của Nguyễn
Thị Thùy Dương (2011) với đề tài ―Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế‖... Khi nghiên cứu về quản lý thuế, các công trình trên có đề cập đến
quản lý rủi ro thuế và có đề cập ở những mức độ nhất định đến hiện đại hóa quản lý
thuế nói chung và ứng dụng quản lý rủi ro vào quản lý thuế nhưng do đó không phải là
nội dung trọng tâm của những công trình nghiên cứu này nên mức độ nghiên cứu về
quản lý thuế rủi ro trong quản lý thuế còn chưa sâu sắc, chưa toàn diện, chưa giải quyết
thấu đáo những vấn đề thực tiễn đặt ra.


4
2.2 Ngoài nước
Theo nghiên cứu của Tồ chức OECD và Liên minh Châu Âu (EU), rủi ro về
thuế là những tổn thất có thể xảy ra phát sinh từ các hoạt động không tuân thủ pháp
luật thuế trong một môi trường, hoàn cảnh cụ thể. Rủi ro về thuế có ở tất cả các hoạt
động từ xây dựng chính sách, pháp luật thuế, quản lý của cơ quan thuế đến việc
chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT.
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý rủi ro và một số
công trình nghiên cứu về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế. Tiêu biểu là
các công trình nghiên cứu sau:
Công trình nghiên cứu của Ủy ban châu Âu (EC) (2006): Hướng dẫn về quản
lý rủi ro trong quản lý thuế (Nguyên bản tiếng Anh: Risk management guide for tax
administration). Đề án này giới thiệu về khuôn khổ lý thuyết và thực tiễn về quản lý
rủi ro trong quản lý quản lý thuế với những vấn đề cơ bản như: Giới thiệu chung về
rủi ro và quản lý rủi ro trong quản lý thuế, quy trình quản lý rủi ro, các nguyên tắc
quản lý rủi ro, phân tích rủi ro, xếp hạng rủi ro, đánh giá rủi ro, sử dụng công nghệ
thông tin và các kỹ thuật tính toán trong quản lý rủi ro, thực tiễn quản lý rủi ro trong
quản lý thuế ở một số nước châu Âu như Anh, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ý, Ba Lan.
Ngoài ra, năm 2010, Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra thêm một công trình khác
có nội dung hướng dẫn về quản lý rủi ro tuân thủ trong quản lý thuế (nguyên bản
tiếng Anh: Compliance risk management guide for tax adimistration). Tài liệu này
giới thiệu khuôn khổ lý thuyết về mô hình quản lý rủi ro tuân thủ trong quản lý thuế

với những vấn đề cơ bản như: môi trường quản lý rủi ro tuân thủ của người nộp
thuế; các vấn đề cơ bản trong quy trình quản lý rủi ro như: nhận diện rủi ro, phân
tích rủi ro, đánh giá rủi ro và xử lý rủi ro... Đặc biệt, tài liệu này đã giới thiệu kinh
nghiệm áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động quản lý thuế và thanh tra thuế ở trên
20 nước trên thế giới với những mô tả kỹ lưỡng về cách thức áp dụng, những kết
quả đạt được và những vấn đề cốt yếu rút ra từ những trường hợp thực tiễn đó.
Đã có rất nhiều nước thành công khi áp dụng cơ chế quản lý rủi ro. Qua
nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài vào làm việc,


5
đối với mỗi nước đã có những thành công nhất định, dự kiến sẽ chọn lọc lĩnh vực
thành công tiêu biểu của nước đó phù hợp với Việt Nam để tham khảo. Việc chọn
lọc tham khảo những mô hình thành công trong từng lĩnh vực nhất định sẽ giúp cho
Việt Nam, một nước áp dụng quản lý rủi ro muộn hơn có được những đảm bảo
thành công nhất định khi triển khai thực hiện.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về cơ chế quản lý thuế và thực tiễn quản lý thuế
tại một số quốc gia và Việt Nam, đề tài đề xuất các giải pháp áp dụng quản lý rủi ro
phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý thuế.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ chế quản lý rủi ro theo kinh nghiệm quốc tế về xây dựng mô
hình, phương pháp, tổ chức bộ máy v.v.
Đánh giá thực trạng áp dụng quản lý rủi ro tại Việt Nam, bên cạnh những
thành công bước đầu còn có những hạn chế và thách thức gì? Từ đó làm căn cứ giúp
cho Cơ quan thuế đánh giá, phân tích.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro và thực trạng

công tác này tại Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp áp dụng tại Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên
cứu. 4.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ―Quản lý rủi ro trong quản lý thuế‖. Trong
thời điểm nền kinh tế phát triển với một tốc độ nhanh chóng như hiện nay, số lượng
doanh nghiệp, người nộp thuế đang tăng lên ngày càng lớn, với hàng vạn doanh
nghiệp, hàng triệu người nộp thuế. Cơ quan thuế với biện pháp quản lý truyền thống
thông thường không thể bao quát hết được.Vì vậy, việc nghiên cứu và chuyển sang
quản lý theo cơ chế quản lý rủi ro là rất cần thiết.


6
Đối với Việt Nam hoạt động này là hoàn toàn mới do đó, việc nghiên cứu kinh
nghiệm của các nước phát triển trong việc quản lý rủi ro trong quản lý thuế là hết sức
quan trọng vì từ những kinh nghiệm đó mới có thể tìm ra được các giải pháp quản lý
rủi ro trong quản lý thuế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam.

4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu bao gồm các văn bản pháp luật về
quản lý và hoạt động quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam.
Giới hạn về không gian nghiên cứu của luận văn là các doanh nghiệp do Cơ
quan thuế tiến hành áp dụng quản lý rủi ro thuế.
Thời gian đề tài nghiên cứu đánh giá trực tiếp thực trạng áp dụng quản lý rủi
ro trong quản lý thuế trong khoảng giai đoạn từ năm 2011 – 2018.
5. Đóng góp của đề
tài 5.1 Về mặt lý luận
Đề tài này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản lý thuế của cơ
quan thuế trong giai đoạn hiện tại và sau này.
5.2 Về mặt thực tiễn
Đánh giá thực trạng áp dụng quản lý rủi ro tại Việt Nam.

Hệ thống hóa kinh nghiệm của các nước trong việc áp dụng quản lý rủi ro
trong quản lý thuế.
Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi và thực trạng của Việt Nam, đề
xuất giải pháp áp dụng quản lý rủi ro tại Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và
phương pháp hệ thống: Việc nghiên cứu về quản lý rủi ro trong quản lý thuế được
gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể. Các nội dung của quản lý rủi
ro trong quản lý thuế được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả về không
gian và thời gian.


7
- Phương pháp thu thập dữ liệu, so sánh, tổng hợp, đối chiếu: Trên cơ sở phân
tích từng nội dung cụ thể, đưa ra những đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý
rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam. Số liệu về thuế được tổng hợp trên các sổ thuế
qua các năm, so sánh về thực tế công tác quản lý rủi ro với các nước khác.

7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục Đề tài được chia làm
4 Chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong
quản lý thuế tại Việt Nam


8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG

QUẢN LÝ THUẾ VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ÁP DỤNG QUẢN LÝ
RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ
1.1 Khái quát về quản lý thuế và đánh giá hiệu quả quản lý thuế
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý thuế
Quản lý thuế là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước tác động và
điều hành hoạt động đóng thuế của NNT từ ba góc độ: (i) Quá trình vận dụng bản
chất, chức năng của thuế để hoạch định chính sách, bao gồm cả chính sách điều tiết
qua thuế và chính sách quản lý; (ii) Quá trình xây dựng tổ chức bộ máy ngành thuế
và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý thuế; (iii) Vận dụng các phưong
pháp thích hợp tác động đến quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế cùa người nộp thuế
phù hợp với quy luật khách quan, bao gồm các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ,
thanh tra, kiểm tra thuế...
Quản lý thuế có những đặc điểm cơ bản sau: (i) Quản lý bằng pháp luật đối
với hoạt động nộp thuế, tức là hoạt động quản lý của cơ quan thuế cũng như việc
thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở các quy
định của luật thuế với đặc trưng có tính bắt buộc cao và được đảm bảo thực hiện
bằng quyền lực của Nhà nước; (ii) Được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành
chính; (iii) Là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ, có quan hệ mật
thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêu cầu kỹ thuật của việc xác định số thuế
phải nộp.
Quản lý thuế có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từ thuế được
tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định vào NSNN. Thông qua hoạt
động quản lý thuế góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như các quy định
về quản lý thuế; đồng thời Nhà nước thực hiện được việc kiểm soát và điều tiết các
hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, phục vụ mục tiêu tăng
trưởng của đất nước hay phân phối thu nhập nhằm bảo đảm sựcông bằng giữa các
tầng lớp dân cư trong xã hội.
(Bùi Văn Nam, Lê Thị Chinh,2017).



9
1.1.2 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế
1.1.2.1 Khái niệm
Quản lý thuế là khâu tổ chức, phân công trách nhiệm cho các bộ phận trong cơ
quan thuế, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong
việc thực thi các chính sách thuế.
Công tác quản lý thuế để ngày một nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả
thu cho ngân sách nhà nước, góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao ý thức tự giác nộp thuế cho đối tượng nộp
thuế và coi đó như một bổn phận và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế.
1.1.2.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thuế
Theo Adam Smith (1723 - 1790) có 4 nguyên tắc cơ bản để xây dựng hệ thống
thuế hiệu quả: (i) Thuế phải được huy động phù hợp với khả năng và sức lực của
dân; (ii) Mức thuế và thời hạn nộp thuế cần phải được xác định chính xác; (iii) Thời
gian thu thuế phải được quy định thuận lợi đối với người nộp thuế (NNT); (iv) Các
chi phí để thực hiện thu nộp thuế phải thấp nhất.
Theo Hiệp hội Kế toán công chức Anh quốc (ACCA), một hệ thống thuế được
coi là hiệu quả khi đảm bảo được 12 nguyên tắc cơ bản sau: (i) Kiểm soát việc tránh
thuế/lậu thuế; (ii) Xác định rõ tỷ lệ thuế trên GDP; (iii) Đơn giản hóa và ổn định;
(iv) Công khai, minh bạch và có trách nhiệm; (v) Tính chắc chắn; (vi) Tính cạnh
tranh; (vii) Tính hiệu quả; (viii) Các quy định phải cụ thể trong từng thời kỳ; (ix)
Liên hệ rõ ràng từ thuế thu được đến chi tiêu tiền thuế; (x) Tránh đánh thuế hai lần;
(xi) Quy định rõ và đảm bảo quyền và trách nhiệm của NNT.
Hiện nay, khi xem xét một cơ quan thuế hoạt động có hiệu quả hay không
người ta thường so sánh thực tế hoạt động của cơ quan thuế với các thông lệ quốc tế
tốt nhất. Theo tồng hợp của các tổ chức quốc tế (WB, IMF...), cơ quan thuế được
coi là hoạt động hiệu quả khi các nội dung quản lý thuế có đầy đủ các yếu tố sau:
Về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế: Sử dụng mã số thuế duy
nhất, có tính toàn vẹn cao, thường là các con số đơn giản; duy trì CSDL đăng ký



10
thuế đầy đủ, chính xác và tin cậy; đơn giản hóa các nội dung kê khai, bao gồm các
tờ khai thuế điền sẵn; theo dõi kịp thời và đưa ra các biện pháp phù hợp đối với
những trường hợp không kê khai; cung cấp và tăng cường sử dụng các hình thức kê
khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử đối với các sắc thuế chính; sử dụng phần mềm
đánh giá rủi ro tự động để đánh giá tất cả các đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng
(GTGT) theo các tiêu chí rủi ro; thanh toán hoàn thuế GTGT hợp lệ, bù trừ các
khoản đã khấu trừ với các nghĩa vụ thuế khác trong khung thời gian hợp lý; sử dụng
hệ thống kế toán thuế tự động và đảm bảo hạch toán kịp thời,chính xác các khoản
thanh toán và giao dịch khác cho NNT...
Về quản lý thu nợ và cương chế nợ thuế: Tăng cường áp dụng khấu trừ tại
nguồn; quản lý các khoản nợ theo số tiền, tuổi nợ và trường hợp có khả năng thu
nợ; xóa nợ đối với các khoản nợ khó thu; sử dụng phần mềm đánh giá rủi ro tự động
để xác định thứ tự ưu tiên các trường họp nợ thuế, từ đó đưa ra biện pháp hiệu quả
nhất trong việc thu nợ,..
Về quản lý thông tin NNT: Hệ thống thông tin về NNT phải đảm bảo chính
xác, trung thực, đầy đủ và bao gồm các thông tin cơ bản như: Thông tin đăng ký
thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, tài khoản của NNT; thông tin kết quả
sản xuất - kinh doanh; thông tin về tình hình chấp hành pháp luật thuế; thông tin
khác liên quan đến quá trình hoạt động, giao dịch của NNT... Thông tin về NNT
phải thu thập, khai thác từ nhiều kênh, nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức khác
nhau (từ NNT, nội bộ cơ quan quản lý thuế, các cơ quan nhà nước và các tồ chức, cá
nhân có liên quan).
Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế: Thanh tra thuế trên cơ sở
phân tích và quảnlý rủi ro gồm: Thu thập, phân tích thông tin liên quan đến rủi ro từ
các nguồn bên trong và bên ngoài; xác định, đánh giá, xếp hạng rủi ro trong các
phân đoạn NNT, các sắc thuế chính, các nghĩa vụ thuế chính; quản lý các rủi ro
chính thông qua việc xây dựng và thực thi kế hoạch nâng cao sự tuân thủ...
Về giải quyết khiếu nại, tố cáo thuế: Có cơ chế giải quyết tranh chấp đơn giản,

minh bạch và toàn diện, trong đó phải giải thích công khai, rõ ràng về quyền của


11
NNT và cách thức pháp lý để xem xét lại các quyết định của cơ quan thuế; giám sát các
nguyên nhân cơ bản gây ra tranh chấp và biện pháp khắc phục; khẩn trương thực hiện
hoàn lại số thuế nộp thừa nếu kết quả giải quyết tranh chấp là có lợi cho NNT...

Về tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền như trực
tiếp tại cơ quan thuế, điện thoại, văn bản, thông qua các Hội nghị đối thoại, tập huấn
cho NNT, hình thức điện tử như e-mail, website, các hỉnh thức khác; thiếtkế phù
hợp với từng nhóm yêu cầu; cập nhật thưòng xuyên về thay đổi chính sách và các
quy trình quản lý thuế...
Hiện nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá hiệu quả quản
lý thuế, trong đó có 3 phương pháp được các tổ chức quốc tế (WB, IMF,..) khuyến
nghị sử dụng và đã được nhiều nước áp dụng, đó là: (i) Bộ công cụ đánh giá hiệu
quả quản lý thuế (TADAT); (ii) Chỉ số nộp thuế trong Báo cáo môi trường kinh
doanh; (iii) Đánh giá sự hài lòng của NNT thông qua điều tra, khảo sát.
Bộ công cụ đánh giá hiệu quả quản lý thuế (TADAT)
Là phương pháp đánh giá ―sức khỏe‖ các cấu phần chính trong một hệ thống
quản lý thuế của một quốc gia, mức độ tương đồng trong công tác quản lý thuế của
quốc gia đó so với thông lệ quốc tế nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu
có liên quan trong hệ thống quản lý thuế, từ đó thiết lập các chưong trình cải cách
(gồm mục tiêu cải cách, thứ tự ưu tiên, nội dung cải cách và trình tự thực hiện).
Phạm vi đánh giá của TADAT tập trung vào các chính sách thuế, sắc thuế cơ
bản. Các sắc thuế chính bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế
GTGT, thuế thu nhập cá nhân (TNCN)...
Nội dung đánh giá của TADAT tập trung vào 9 lĩnh vực/tiêu chí quan trọng (9
POA) vói 28 chỉ số thành phần gồm 47 thước đo: Tính toàn vẹn của CSDL đăng ký
NNT; quản lý rủi ro hiệu quả\ hỗ trợ tuân thủ cho NNT; kê khai đúng hạn; nộp thuế

đúng hạn; báo cáo chính xác nghĩa vụ kê khai thuế; tính thỏa đáng của các quy trình
giải quyết tranh chấp; quản lý số thu hiệu quả; minh bạch.
Chỉ số nộp thuế trong Báo cáo môi trường kinh doanh


12
Kết quả đánh giá đối với chỉ sổ nộp thuế phản ánh mức độ thuận lợi khi doanh
nghiệp chấp hành các thủ tục hành chính về thuế, từ đó giúp Chính phủ đềra mục
tiêu cải cách hành chính thuế nhằm tạo thuận lợi cho NNT.
Phạm vi đánh giá đối với chỉ số nộp thuế là tất cả các khoản thuế thu thập
(thuế TNDN/lợi tức), thuế GTGT/thuế bán hàng, thuế môn bài, phí xăng dầu, thuế
chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các khoản bảo hiểm bắt buộc mà doanh
nghiệp sử dụng lao động phải nộp như: BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Phương pháp đánh giá chỉ số nộp thuế dựa trên 2 nguồn dữ liệu từ khảo sát,
điều tra và tiến hành xây dựng mẫu doanh nghiệp giả định theo quy mô, với các tình
huống giao dịch kinh doanh được thực hiện trong một năm; từ kết quả đánh giá 4
tiêu chí thành phần: (i) số lần nộp thuế; (ii) Thời gian nộp thuế; (iii) Thuế suất; (iv)
Chỉ số sau kê khai.
Phương pháp đo lường sự hài lòng của NNT
Đo lường mức độ hài lòng của NNT được thực hiện bởi một đơn vị tư vấn độc
lập có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra xã hội học để tổ chức khảo sát, đánh giá,
lấy ý kiến của NNT đối với cơ quan thuế. Thông qua đó, các cơ quan thuế nắm bắt
được yêu cầu, mong muốn cùa NNT để có những biện pháp cải thiện chất lượng
phục vụ và cung cấp dịch vụ nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của NNT.
Các yếu tố để đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức bao gồm: (i) Tiếp
cận dịch vụ; (ii) Thủ tục hành chính; (iii) Sự phục vụ của cán bộ thuế; (iv) Kết quả
giải quyết công việc của Cơ quan thuế.
1.2 Một số vấn đề lý luận về quản lý rủi ro
1.2.1 Khái niệm về quản lý rủi ro
- Năm 1996, Peter L.Bemstein- học giả người Mỹ chuyên gia đầu ngành về

quản lý rủi ro đã có một câu nói nổi tiếng: “Ỷ tưởng cách mạng vạch ra ranh giới
giữa thời hiện đại và quá khứ đã qua là ý tưởng cho rằng rủi ro là sự kiện có thể
quản lý được”. Từ việc phòng chống, giải quyết hậu quả rủi ro gây ra, con người đă


13
bẳt đầu nghiên cứu, áp dụng quản lý rủi ro để tối thiểu hoá các tác động xấu mà rủi ro
có thể gây ra cho con người hoặc tác động đến các hoạt động của đời sống kinh tế xã
hội và môi trường sống; đồng thời tối đa hoá các lợi ích mà rủi ro có thể đem lại.

Quản lý rủi ro là môn khoa học không chính xác nên ở các lĩnh vực khác nhau
có khái niệm quản lý rủi ro khác nhau. Nó được khái quát hoá theo từng bối cảnh
ngành nghề riêng như hoạt động kinh doanh, bảo hiểm, quản lý nhà nước...
Hiểu một cách cụ thể hơn thì quản lý rủi ro là quá trình đo lường hay đánhgiá
về quy mô hay tính chất nghiêm trọng của một vấn đề, trên cơ sở đó lập chiến lược
quản lý rủi ro. Điểm mấu chốt trong quản lý rủi ro là tập trung tối đa nguồn lực để
quản lý những rủi ro có thể gây ra tổn thất lớn nhất và những rủi ro có nhiều khả
năng xảy ra nhất, tiếp đó là quản lý đến các rủi ro ít có khả năng xảy ra hơn và rủi
ro có tổn thất thấp hơn. Xét trong bối cảnh và mục tiêu quản ]ý của cơ quan thuế thì
khái niệm 4 trên phù hợp với bối cảnh, mục tiêu quản lý của cơ quan thuế.
1.2.2 Tính chất của quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là quá trình có tính chu kỳ, liên tục và không ngừng phát triển.
Quản lý rủi ro tập trung vào việc phòng trống và giảm nhẹ tác hại mà rủi ro có
thể gây ra.
Vì vậy trong quá trình quản lý rủi ro cần xác định mức độ và xu hướng của rủi
ro để quản lý rủi ro thành công, tối đa hóa các giá trị đạt được.
1.2.3 Ma trận quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là một ngành khoa học đã được các nhà khoa học quản lý
nghiên cứu, vận dụng các kiến thức toán học và áp dụng các mô hình toán kinh tế
vào quản lý rủi ro, theo Hướng dẫn của OECD về quản lý rủi ro tuân thủ, ma trận

quản lý rủi ro được thể hiện như sau:


14
Bảng 1.1 Ma trận quản lý rủi ro

Mức độ tác
động của rủi
ro

Nghiêm
trọng

Cần có sự quản lý Phải quản lý và Yêu cầu có sự quản
chặt chẽ
kiểm soát rủi ro
lý gắt gao

Vừa phải

Có thể chấp nhận Phải quản lý rủi Cần quản lý rủi ro
nhưng phải kiểm
ro
Chấp nhận và Quản lý và kiểm
Chấp nhận rủi ro kiểm soát rủi ro
soát rủi ro

Thấp

Khả năng xảy ra rủi ro


Thấp (Khả năng Trung bình (Khả
xảy ra rủi ro
năng xảy ra rủi Cao (Khả năng xảy
<=25%)
ro từ 25%-75%) ra rủi ro >75%)
Khả năng xảy ra

( OECD GUIDANCE NOTE, Risks Management Complicance- Managing and
Improving Tax Compliance)
Tại hình 1 nêu trên, trục hoành của ma trận thể hiện khả năng rủi ro có thể xảy
ra theo mức độ tăng dần từ thấp, trung bình đến cao; trục tung thể hiện mức độ tác
động của rủi ro nếu rủi ro đó xảy ra từ thấp, vừa phải đến nghiêm trọng; toạ độ giao
nhau giữa trục tung và trục hoành xác định yêu cầu xử lý rủi ro:
- Nếu khả năng xảy ra rủi ro thấp và mức độ tác động nghiêm trọng thì ―cần
có sự quản lý chặt chẽ‖ rủi ro đó.
- Nếu khả năng xảy ra rủi ro cao và mức độ tác động nghiêm trọng thì ―cần
có sự quản lý gắt gao‖ rủi ro đó.
- Nếu khả năng xảy ra rủi ro thấp và mức độ tác động thấp thì ―cần chấp
nhận rủi ro‖ đó.
Như vậy, ma trận chỉ rõ cần phải tập trung quản lý và xử lý đối với các rủi ro
có khả năng xảy ra cao, rủi ro có mức độ tác động nghiêm trọng; đối với rủi ro có
khả năng xảy ra thấp, mức độ tác động thấp thì chấp nhận để tập trung nguồn lực
quản lý các rủi ro có khả năng và mức độ tác động cao hơn. Ví dụ: trong kiểm soát
đăng ký thuế thì cơ quan thuế tập trung quản lý đối với NNT không đăng ký đây là
rủi ro lớn vì nếu NNT không đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ thất thu tất cả các loại
thuế mà NNT đó có trách nhiệm phải nộp, do đó quản lý NNT luôn là khâu đầu tiên



×