Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2015 định hướng giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.75 KB, 27 trang )

Tiểu luận môn học

GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa là mục tiêu và là động lực phát triển: UNESCO đề cập “Văn hoá phải
được xếp ở vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết của sự phát triển”. Các vấn đề
được UNESCO quan tâm hiện nay là: Mối quan hệ giữa văn hóa với khoa học và kỹ
thuật; văn hóa và kinh doanh; văn hóa và môi trường; văn hóa và đô thị; văn hóa và
đời sống; văn hóa giáo dục và lao động; văn hóa và sức khỏe; khuyến khích sáng tạo
nghệ thuật. Sự kết hợp kinh tế với văn hóa, văn hóa với phát triển đang là yêu cầu bức
xúc của tất cẩ các quốc gia, dân tộc hiện nay, đúng như nhận định của F.Mayor - Tổng
giám đốc UNESCO : “Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà
tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả
về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều”.
Chính vì vậy, những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và
có những chủ trương, chính sách để xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, trong đó có xây
dựng phát triển hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở. Thông qua Hội nghị lần thứ 9 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về việc ban hành nghị quyết mới về xây dựng
và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước. Hội nghị thống nhất nhận định, sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương 5 (khóa VIII) về văn hóa, tư duy lý luận văn hóa đã có bước phát triển; thể chế
văn hóa từng bước được xây dựng, hoàn thiện; đời sống văn hóa ngày càng được
phong phú. Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được kế thừa và phát huy;
nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Sản phẩm văn học nghệ thuật
ngày càng đa dạng; nhiều phong trào văn hóa đem lại hiệu quả thiết thực... Về phương
hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Trung ương chỉ rõ phải tiếp tục kế thừa, bổ sung
và phát triển quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa đã được nêu trong
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), đồng thời nhấn mạnh văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, là mục tiêu, động lực và nguồn nội lực sinh quan trọng cho phát triển


bền vững đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội;
tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội.
Thực tiễn đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống văn hóa ở nước ta những
năm gần đây đang diễn ra cực kỳ phong phú, phức tạp, có nhiều dấu hiệu và đặc điểm
hoàn toàn mới. Sự tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của cơ chế thị trường ngày càng
mạnh và sâu đối với đời sống xã hội và đời sống con người, trong đó văn hóa chịu sự
tác động trực tiếp hàng ngày, tinh vi và phức tạp. Trước tình hình đó toàn bộ công tác
quản lý của nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quản lý văn hóa,
cần có sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức. Và lĩnh
vực tiêu dùng văn hóa là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu kinh tế văn hóa và ứng
dụng vào hoạt động quản lý văn hóa, đem lại hiệu quả cho xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam, trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế. Với thực trạng tiêu dùng văn hóa trên địa bàn xã Bình Trung chưa
SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 1


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
được khai thác đồng bộ, nên thị trường văn hóa trên địa bàn phát triển theo xu hướng
tự cấp, tự túc, tiêu dùng văn hóa dịch vụ, phân vùng thị trường… Những sản phầm văn
hóa của nhà Quản lý văn hóa chỉ mang tính tuyên truyền là chính, nên chưa cung ứng
cũng như thỏa mãn nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, sản phẩm văn hóa đơn điệu
chỉ nhằm phục vụ, chưa tạo được những sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế. Từ những lý
do nêu trên, bản thân chọn đề tài “ Nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa trên địa
bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2015 định hướng giai
đoạn 2016 - 2020” để làm tiểu luận hết môn, môn “Kinh tế học văn hóa” khóa học
2013 - 2017 chuyên ngành Quản lý văn hóa. Do đề tài “Tiêu dùng văn hóa” là một lĩnh

vực hoàn toàn mới, tài liệu tham khảo còn hạn chế và bản thân chưa có nhiều kinh
nghiệm về lĩnh vực này, nên việc thực hiện tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong được quí thầy cô giúp đỡ, chỉ dẫn và góp ý thêm.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu, khảo sát hiện trạng tiêu dùng văn hóa trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh
Quảng Nam để đưa ra những giải pháp duy trì, phát triển hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu
thưởng thức, tham gia hoạt động văn hoá của nhân dân trên địa bàn huyện Nông Sơn và
một số huyện lân cận của tỉnh Quảng Nam.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nhằm giúp chính quyền địa phương có sự nhìn nhận đúng các nhu cầu tiêu
dùng văn hóa của địa phương mình thông qua việc nghiên cứu đề tài này. Đề ra các
giải pháp, chính sách phát triển lâu dài và bền vững hơn trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về hiện trạng tiêu dùng văn hóa trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh
Quảng Nam. (Hiện trạng tiêu dùng văn hóa rất đa dạng và phong phú, bản thân chỉ
nghiên cứu tiêu dùng văn hóa theo phân vùng dân cư trên địa bàn huyện Nông Sơn).
5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý thuyết:
Để thực hiện nghiên cứu đề tài, bản thân dựa trên đường lối, chủ trương, quan
điểm của Đảng, chính sách của nhà nước cùng với những tài liệu đã được học cũng
như các tư liệu từ các cơ quan ban ngành ở địa phương, làm cơ sở và kết hợp sử dụng
các phương pháp nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát thực tế tại địa phương, tổng hợp, phân
tích, đánh giá vấn đề hiện trạng tiêu dùng văn hóa tại địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh
Quảng Nam.
6. Cấu trúc tiểu luận:
Ngoài phần đặt vấn đề và kết thúc vấn đề, phần phụ lục, hình ảnh, tài liệu tham
khảo, phần giải quyết vấn đề tiểu luận được chia làm 4 chương:
SVTH: Hồ Văn Giáp


Trang 2


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tiêu dùng văn hóa.
Chương 2: Tổng quang về đơn vị hành chính huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2010-2015.
Chương 4: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiện trạng tiêu dùng văn hóa
ở huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020.

SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 3


Tiểu luận môn học

GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIÊU DÙNG VĂN HÓA

1.1. Khái niệm tiêu dùng văn hóa:
Tiêu dùng văn hóa là một khái niệm chỉ một loại tiêu dùng mà ở đó, thông qua
việc dùng các sản phẩm văn hoá hoặc hoặc dịch vụ văn hoá mà nhu cầu tinh thần của
con người được thoả mãn, đáp ứng. Hoạt động tiêu dùng văn hoá thể hiện trong một số
lĩnh vực chính như: du lịch, thể dục thể thao, văn hoá, nghệ thuật giải trí, giáo dục...

Trong nền kinh tế tri thức, nội hàm của khái niệm tiêu dùng văn hoá còn được mang
thêm những nét đặc trưng mới như: tính trào lưu, phổ biến, tính khoa học kỹ thuật
công nghệ cao, tính đại chúng hoá, tính toàn cầu hoá… Tiêu dùng văn hoá là một khái
niệm có nội dung rất rộng. Tiêu dùng văn hoá không chỉ nói đến vấn đề tiêu dùng sản
phẩm tinh thần, lý luận tiêu dùng và các vấn đề khác của tiêu dùng sản phẩm văn hoá
mà còn bao gồm công cụ phương tiện tiêu dùng văn hoá và phương thức tiêu dùng văn
hoá. Ví dụ trong tiêu dùng trực tiếp sản phẩm văn hoá như: tiêu dùng các chương trình
truyền hình, phim ảnh, phần mềm trò chơi điện tử, sách báo, tạp chí và cũng bao gồm
các loại sản phẩm phương tiện phục vụ tiêu dùng sản phẩm văn hoá liên quan cần có
như: TV, máy ảnh, đầu đĩa, máy tính… và hàng loạt hệ thống cơ sở thiết chế văn hoá
như: thư viện, nhà triển lãm trưng bày, nhà hát, rạp chiếu phim… Tiêu dùng văn hóa là
một khái niệm chỉ về các loại sản phẩm văn hoá tinh thần và dịch vụ văn hóa tinh thần
được người tiêu dùng đánh giá cao, được sở hữu, được tiêu dùng, thưởng thức và được
sử dụng. Tiêu dùng văn hóa dựa vào vấn đề tiêu thụ vật chất làm chỗ dựa và tiền đề.
Sự tăng trưởng về nhu cầu tiêu dùng văn hoá trong xã hội luôn luôn phụ thuộc vào
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do vậy mà mức độ tiêu dùng văn hóa có thể
được trực tiếp hơn, nổi bật hơn phản ánh mức độ của nền văn minh vật chất và văn
minh tinh thần trong xã hội hiện đại. Trong khái niệm “tiêu dùng văn hoá” này không
phải chỉ nói đến sự tiêu thụ sản phẩm văn hoá theo nghĩa thông thường hoặc chỉ nói
đến một dạng tiêu thụ nào đó được biểu thị qua đồ vật văn hoá. Và văn hoá không chỉ
là những vấn đề đặt ra trong văn bản hay trong những đề tài nghiên cứu mà là một quá
trình hình thành và sáng tạo không ngừng. Theo lý thuyết kinh điển của các nhà xã hội
học thì trình độ, năng lực của con người trong vấn đề tiêu dùng văn hoá có mối quan
hệ rất chặt chẽ với nhau và thể hiện trong một số nét trong quan điểm này như: tiêu
dùng văn hoá là biểu hiện hành vi xã hội, luôn luôn chịu sự ảnh hưởng bởi bối cảnh xã
hội và quan hệ xã hội, con người trong thực tiễn vừa là đối tượng tiêu dùng văn hoá
vừa là chủ thể sáng tạo văn hoá. Trong quá trình tiêu dùng văn hoá, con người tiến
hành tiêu dùng văn hoá ở dạng cá thể cụ thể chứ không phải là cá thể đơn nhất trừu
tượng. Sở dĩ có hiện tượng này là do mỗi con người có những nền tảng, trình độ văn
hoá khác nhau, kinh nghiệm tiêu dùng và năng lực hiểu biết khác nhau. Như Max

Weber đã từng nói: "Mọi người đều có thể nhìn thấy tất cả mọi điều trong trái tim của
mình. " Bởi vì tiêu dùng văn hóa tuyệt nhiên không có nghĩa là sự kết thúc quá trình
sáng tạo văn hoá mà thực ra mới chỉ là sự bắt đầu. Từ góc độ này có thể hiểu, văn hóa
SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 4


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
không phải là sản phẩm được tạo ra một cách hoàn hảo ngay từ lần sáng tạo đầu
tiên,sau đó được con người “tiêu dùng”. Văn hoá là một dạng sáng tạo của con người
trong quá trình hoạt động thực tiễn. Và tiêu dùng cũng là một dạng hoạt động trong
thực tiễn đó cho nên hoạt động tiêu dùng văn hoá của con người cũng chính là hoạt
động sáng tạo văn hoá.
1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của tiêu dùng văn hóa:
1.2.1. Lịch sử ra đời của tiêu dùng văn hoá:
Lịch sử của tiêu thụ văn hóa có thể được xem là bắt đầu vào cuối những năm
1950 và đầu những năm 1960 ở phương Tây. Trong thời gian này, châu Âu và Mỹ bắt
đầu xuất hiện hiện tượng đại chúng người lao động đủ giàu có, có năng lực tiến hành
tiêu dùng và không chỉ quan tâm đến “nhu cầu” mà còn là những niềm “ước vọng” TV, tủ lạnh, xe hơi, máy hút bụi, kỳ nghỉ ở nước ngoài, đã dần trở thành những mặt
hàng tiêu dùng thông thường. Ngoài ra, người lao động đại chúng trong giai đoạn này
bắt đầu sử dụng mô hình tiêu dùng văn hóa trong sự biểu hiện kết nối với bản sắc văn
hoá của họ. Chính trong thời gian này, khái niệm "tiêu dùng văn hóa" bắt đầu trở thành
một vấn đề mới đặt ra cho hoạt động nghiên cứu và thảo luận về văn hóa.
1.2.2. Sự phát triển của tiêu dùng văn hoá:
Công nghiệp phát triển, tập trung vào sự phát triển thị trường. Thị trường phát
triển tập trung vào sự phát triển theo nhu cầu trên thị trường. Nhu cầu sản phẩm văn
hóa trong thời đại tiêu dùng có mức độ rất lớn là nhu cầu mang tính biểu tượng, tín
hiệu, nhu cầu sản phẩm thương hiệu. Thế kỷ 21 là thế kỷ của những thương hiệu nổi

tiếng. Hầu hết các sản phẩm được đánh dấu bằng những nét cá tính riêng biệt và giá trị
của thương hiệu, giá trị vật chất và giá trị tinh thần cùng phổ biến đã trở thành sự phổ
biến tiêu dùng, phổ biến nét sinh hoạt mới. Đó chính là hiện tượng văn hoá trong tiêu
dùng. Nhân loại có nhiều xã hội, bao gồm cả xã hội Việt Nam, lấy thái độ tiêu dùng lại
xem xét, đa số có thể phân thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ các khoản tiết kiệm nghiêm ngặt để bắt đầu thời kỳ tiêu dùng.
Thời kỳ đầu, con người thiếu thốn vật chất, nhiều nền kinh tế xã hội đã sớm khuyến
khích sự chặt chẽ trong tiêu dùng như một nét phẩm chất đẹp. Coi như vì sự sinh tồn
người tiêu dùng phải tiêu dùng, nhưng không khuyến khích vì niềm vui, niềm hạnh
phúc mà tiêu dùng. Một số môi trường xã tố xã hội vẫn còn bị ảnh hưởng bởi một số
học thuyết tôn giáo mà đã có những biểu hiện loại trừ những yếu tố giải trí trong hoạt
tiêu dùng. Và thậm chí còn coi tính giải trí trong tiêu dùng như một biểu hiện vi phạm
đạo đức. Ví dụ, Max Weber đã mô tả thì đạo Tin lành trong giai đoạn này còn phản đối
cả sự ham muốn vật chất. cho đến những năm đầu của thế kỷ XX, xã hội Mỹ và Tây
Âu bắt đầu bước vào thời kỳ đại công nghiệp, với mức thu nhập mọi người có thể sống
thoải mái hơn, nhận thức về tiêu dùng cũng bắt đầu có sự thay đổi. Từ những sự thay
đổi đó mà thời kỳ tiêu dùng đại chúng đã bắt đầu.

SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 5


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
Giai đoạn 2: Từ sự tiêu dùng đơn điệu (tiêu dùng vật chất thông thường) đến
việc tiêu dùng niềm vui. Thời kỳ đầu, đa số tiêu dùng đều chưa thóat khỏi sự đơn điệu.
Sự đơn điệu trong tiêu dùng chính là việc người tiêu dùng chỉ quan tâm đến tính hữu
dụng của một sản phẩm nào đó, dạng thức sản phẩm có tính đơn nhất, trong tiêu dùng
sản phẩm. Sau này, kinh tế phát triển lên một bước nữa, xã hội không còn chỉ quan tâm

ở những sản phẩm gia dụng mà còn ngày càng kỳ vọng đạt được những sự thoả mãn
về nhu cầu tinh thần trong tiêu dùng sản phẩm. Chính vì vậy, thế giới sản phẩm sau
này có tính tình cảm, nhân tính, cảm xúc hơn.
Giai đoạn 3: Từ những niềm vui trong tiêu dùng đến tiêu dùng văn hóa. Nếu chỉ
nhìn vào “nhân tính”, “niềm vui” trong sản phẩm thì vẫn chưa đủ để giải thích về sự
gia tăng về góc độ văn hoá trong chỉnh thể kinh tế. Vai trò quan trọng của văn hoá
trong đời sống con người không chỉ là nhu cầu thể hiện trong cái vốn có của sản phẩm
công nghiệp, gia tăng công năng niềm vui mà quan trọng hơn nữa là việc theo đuổi sự
hoàn thiện cá nhân thông qua hoạt động tiêu dùng. Con người có rất nhiều thứ, và con
người không chỉ có và vừa ý với những thứ mà mình có mà con người còn muốn thông
qua thế giới vật chất để thể hiện “phong cách sống” của chính mình. Và phía sau của
“phong cách sống” ấy càng bộc lộ rõ ra tính quan trọng của “giá trị”. Nói một cách
đơn giản, con người trong xã hội đương đại đang không ngừng tự do gia tăng vận
dụng, sử dụng thời gian một cách hiệu quả, nên việc tiêu dùng không chỉ là việc tiêu
dùng vật chất. Con người tham dự vào rất nhiều hoạt động. Trong quá trình tham dự
ấy, con người “tiêu dùng vật chất” và “tiêu dùng tinh thần” và đồng thời cũng đã thực
hiện “tiêu dùng vật chất”. Trong quá trình tham dự này, bản sắc văn hoá, giá trị văn
hoá là nguyên nhân chính thúc đẩy mọi người tham dự. Trong quá trình này, con người
đều thường có tính thụ động, thụ động vận động. Nhưng đúng hơn có thể nói là “tư
duy văn hoá”, “chọn lựa giá trị” tương đương với những mong muốn được thể hiện cá
nhân của mỗi người. Đến lúc này, chúng ta mới có thể công bố rằng: Thời đại công
nghiệp văn hoá đã đến, thời đại tiêu dùng văn hoá bắt đầu.
1.3. Đặc điểm của tiêu dùng văn hóa:
1.3.1. Tính tinh thần trong nội dung tiêu dùng văn hoá:
Tiêu dùng là quá trình con người dùng, thưởng thức, tiêu thụ một loại dịch vụ
hay sản phẩm vật chất nào đó nhằm thoả mãn nhu cầu, thông thường, cá thể tiêu dùng
đều có tính hữu hình. Tiêu dùng văn hoá là chỉ hoạt động tiêu dùng dịch vụ và sản
phẩm văn hoá. Sản phẩm văn hoá là chỉ sản phẩm có sự gia cố thêm giá trị văn hoá
trong sản phẩm. Tiêu dùng văn hoá mặc dù là tiêu dùng tinh thần nhưng đều phải
thông qua hình thức vật chất mang ý nghĩa chứa đựng, lưu giữ, chuyển tải như Báo

chí, Internet, Truyền hình…nhưng nội dung tiêu dùng thì đều là vô hình. Thông qua
những phương tiện có tính vật chất này, con người đạt được mục đích về nội dung
mang tính tinh thần.

SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 6


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
1.3.2. Tính tầng bậc trong năng lực tiêu dùng văn hoá:
Tính tầng bậc trong năng lực tiêu dùng là chỉ tính không đồng nhất trong năng
lực, trình độ của các cá thể người tiêu dùng. Năng lực tiêu dùng vật chất và năng lực
tiêu dùng văn hoá đều thuộc về năng lực tiêu dùng nhưng hai loại năng lực này có
những điểm khác biệt với nhau.
- Năng lực tiêu dùng vật chất: Khai thác và sử dụng công năng…
- Năng lực tiêu dùng văn hoá: Hiểu, Cảm nhận, Giải thích, phân tích…
1.3.2. Tính gia hạn trong thời gian tiêu dùng văn hoá:
Trong hoạt động tiêu dùng, việc xác định hiệu suất tiêu dùng của tiêu dùng vật
chất và tiêu dùng văn hoá hoàn toàn không giống nhau. Đối với tiêu dùng vật chất,
thời gian tiêu dùng ngày càng ít đi còn hiệu xuất tiêu dùng ngày càng cao. Đối với tiêu
dùng văn hoá có tính ngược lại, thời gian tiêu dùng càng dài thì hiệu xuất tiêu dùng
càng cao, gia hạn thời gian tiêu dùng thì có thể nâng cao hiệu xuất tiêu dùng văn hoá.
1.3.3. Tính thẩm thấu trong tiêu dùng văn hoá:
Tiêu dùng vật chất thuộc về quá trình tiêu dùng “hữu hình”, tiêu dùng văn hoá
thuộc về quá trình tiêu dùng “vô hình”. Vai trò của hai loại tiêu dùng này hoàn toàn
không giống nhau. Tiêu dùng vật chất làm thoả mãn con người về nhu cầu sinh lý, tiêu
dùng văn hoá làm thoả con người về nhu cầu tinh thần, nâng cao vai trò tinh thần của
con người, có thể có những khuôn mẫu về niềm tin, tình cảm, linh hồn của con người

trong xã hội.
1.3.4. Tính xúc tiến văn minh xã hội của tiêu dùng văn hoá:
- Tiêu dùng văn hoá thể hiện mức độ kiến thiết của văn minh tinh thần xã hội, là
tiêu chí xem xét hiện trạng phát triển xã hội và sự tiến bộ phát triển xã hội của nhân
loại.
- Thông qua truyền thông, giá trị sản phẩm được nâng cao; thông qua ý nghĩa,
hình tượng thẩm mỹ tiếp thống văn hoá được nối truyền và phát huy những giá trị
trong di sản văn hoá.
1.4. Vai trò của tiêu dùng văn hóa:
- Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ là một vòng liên kết thúc đẩy sự tái
sản xuất hàng hoá văn hoá.
- Thực hiện nhiệm vụ cung và cầu, nhiệm vụ giá trị văn hoá xã hội
- Sản phẩm văn hoá trong quá trình sáng tạo, tạo ra năng lực sáng tạo văn hoá
và năng lực thưởng thức nghệ thuật của người tiêu dùng văn hoá.
- Tiêu dùng văn hoá thúc đẩy hoạt động tái sản xuất của con người

SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 7


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
1.5. Cơ cấu của tiêu dùng văn hóa:
1.5.1.Khái niệm:
Cơ cấu tiêu dùng văn hoá là chỉ mối quan hệ về tỷ lệ của các loại hình dịch vụ
văn hoá và sản phẩm văn hoá khác nhau mà con người sử dụng và thưởng thức trong
hoạt động tiêu dùng văn hoá.
1.5.2. Phân loại cơ cấu tiêu dùng văn hoá:
- Căn cứ vào hình thái biểu hiện của sản phẩm văn hoá: Tiêu dùng sản phẩm

văn hoá và tiêu dùng dịch vụ văn hoá.
- Căn cứ vào thuộc tính kinh tế của sản phẩm văn hoá: Tiêu dùng văn hoá tính
sản phẩm và tiêu dùng văn hoá tính phi sản phẩm.
- Căn cứ tính chất tiêu dùng văn hoá: Dạng tiêu dùng văn hoá giáo dục và dạng
tiêu dùng văn hoá giải trí…
1.6. Các xu hướng của tiêu dùng văn hóa:
1.6.1.Bối cảnh:
1.6.1.1. Công nghệ số phát triển:
Các phương tiện truyền thông đã bị ảnh hưởng bởi sự phát triển và thay đổi
công nghệ. Vấn đề số hóa đã khiến ranh giới giữa các thị trường sản phẩm truyền
thông truyền thống ngày càng trở nên mờ nhạt. Việc ứng dụng rộng rãi các phương
tiện công nghệ kỹ thuật số đã ảnh hưởng đến phương thức sản xuất, truyền tải và tiêu
dùng văn hoá.
- Có sự hỗ trợ của số hoá, nội dung truyền thông đã thông qua hệ thống mạng mà
được chuyển tải. Hệ thống mạng là nền tảng cho hoạt động chuyển tải nội dung truyền
thông và sự gia tăng của rất nhiều loại hình phục vụ mạng, cơ cấu truyền thông truyền
thống đã có sự gia tăng của dịch vụ mạng.
- Với công nghệ kỹ thuật số mà các tài nguyên, chất liệu như: hình ảnh, âm thanh và
văn bản có thể được nén thành những định dạng tương tự và được truyền thông qua
các thiết bị truyền dẫn, nó đã thúc đẩy các loại phương tiện truyền thông khác nhau,
tách rời nhau cùng tương tác, nhận được nhau.
- Nội dung khi được nén vào các phương tiện lưu trữ kỹ thuật số thuận tiện rất nhiều
so với cách lưu trữ truyền thống, chính vì vậy mà việc bảo lưu, quản lý, cách thức sản
phẩm và biên tập, chỉnh sửa sản phẩm cũng rất dễ dàng. Việc số hoá sẽ làm giảm chi
phí cho khâu sản xuất. Chi phí sản xuất thấp hơn sẽ làm cho các chương trình sản xuất
có hiệu quả hơn về mặt kinh tế.
- Sự phát triển của số hóa và Internet sẽ giảm bớt các rào cản tiếp cận thị trường, tạo
cơ hội cho công nghệ sản xuất mới (chẳng hạn như chơi game online) và cơ hội sáng
tạo cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.6.1.2. Đa dạng hoá văn hoá và toàn cầu hoá tiêu dùng văn hoá:

Toàn cầu hóa kinh tế và tăng cường giao lưu văn hóa: Ngày 16 tháng 11 năm
1972, tại kỳ họp thứ 17 của tổ chức UNESCO đã đưa ra vấn đề bảo vệ các giá trị văn
SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 8


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
hóa đa dạng của thế giới, thông qua Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên
thế giới. Nội dung công ước có viết: "sự phá hủy hoặc biến mất của bất kỳ nền văn hóa
quốc gia nào sẽ dẫn đến sự thiếu hụt về di sản của các dân tộc, quốc gia trên thế giới,
văn hoá truyền thống dân tộc truyền lại cho các thế hệ tương lai, là nguồn lực cho sự
phát triển hài hòa và phong phú về văn hóa cho hiện tại và tương lai".
1.6.1.3. Ngoại lệ văn hóa:
Phải đối mặt với sự phát triển mạnh mẽ của “kinh đô” điện ảnh Hollywood trên
thị trường quốc tế, nhiều quốc gia và Liên minh Châu Âu đã bày tỏ thái độ phản ứng.
Họ trợ cấp cho ngành công nghiệp điện ảnh trong nước. Có quốc gia còn thực hiện hạn
chế phát sóng các chương trình truyền hình. Trong năm 1993, Chính Phủ Hoa Kỳ bắt
đầu phản kích trở lại và yêu cầu việc bãi bỏ những việc được coi là vấn đề vi phạm
cạnh tranh tự do.
1.7. Các xu hướng tiêu dùng văn hoá:
- Đa dạng hoá văn hoá và toàn cầu hoá tiêu dùng văn hoá cùng tồn tại
- Đại chúng hoá đến phân hoá: Phân khúc thị trường, định vị chính xác
- Tính tương tác: Tác động của việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số và
Internet.

SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 9



Tiểu luận môn học

GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH
QUẢNG NAM

2.1. Điều kiện tự nhiên:
2.1.1. Diện tích:
Huyện Nông Sơn có diện tích tự nhiên 455,92 km2, trong đó đất trồng cây là
110.048 km2 chiếm 40% diện tích đất tự nhiên.
2.1.2. Vị trí địa lý
Huyện Nông Sơn nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Nam, được thành lập năm
2008. Đông giáp huyện Quế Sơn; Tây giáp huyện Nam Giang; Nam giáp huyện Hiệp
Đức và huyện Phước Sơn; Bắc giáp huyện Duy Xuyên và huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam.
2.1.3. Địa thế địa hình:
Huyện Nông Sơn (Quảng Nam) có 7 xã, thị trấn được tách ra từ huyện Quế Sơn
vào năm 2005. Đây là một trong số 9 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam có địa bàn
chia cắt bởi nhiều sông rộng, suối sâu và khá nhiều đồi núi bao quanh, biến huyện trở
thành một thung lũng rộng. Cách đây khoảng mươi, mười năm về trước, việc đi lại,
vận chuyển ở khu vực này hết sức khó khăn vì ngăn sông, cách núi. Từ xã này qua xã
khác, thậm chí giữa các thôn trong cùng một xã cũng phải đi lại bằng đò. Từ trung tâm
huyện hoặc từ dưới xuôi lên vùng Tý, Sé, Dùi, Chiêng hay lên Hòn Kẽm Đá Dừng chỉ
có thể đi bằng thuyền ngược dòng Thu Bồn là nhanh nhất. Ngày nay, đường sá mở
rộng, được láng nhựa hoặc đắp bê tông đến tận xóm thôn, cầu Nông Sơn đã bắc qua
sông Thu Bồn tại Trung Phước, cầu treo tại Quế Lâm và nhiều cầu khác đang được

xây dựng như cầu Tý, cầu Bến Đình…, rất thuận tiện giao thương, song việc đi lại
bằng thuyền, đò vẫn khá phổ biến ở vùng thượng nguồn sông Thu.
2.1.4. Thời tiết khí hậu:
Tọa độ địa lý từ 15o20’00” đến 16o36’00” Vĩ độ Bắc và 15o20’00” 108o04’46”
đến 108o27’56”. Với hệ tọa độ trên, huyện Nông Sơn nằm phía đông dãy Trường Sơn
và phía nam đèo Hải Vân, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ trung
bình hằng năm: 25.7 °C, nhiệt độ cao từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ thấp từ tháng 12
đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung
bình trong năm là 2,531.5 mm. Huyện Nông Sơn chịu sự chi phối của gió tây nam và
gió đông nam hoạt động từ tháng 3 đến tháng 7, gió đông bắc hoạt động từ tháng 10
đến tháng 2 năm sau. Hằng năm thường xuất hiện từ 8 đến 10 cơn bão ảnh hưởng đến
huyện. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 kết hợp với mưa lớn gây ra lũ
lụt.

SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 10


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên:
Phát huy ưu thế địa hình miền núi, huyện Nông Sơn đã tận dụng lợi thế núi đồi,
đồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc; mỗi năm tăng trung bình 12%, trong đó bò lai
chiếm 27% tổng đàn. Chăn nuôi theo phương thức thả rông đang dần được thay thế
bằng bán chăn thả. Đây là dấu hiệu tích cực trong sản xuất chăn nuôi an toàn dịch
bệnh, hướng đến sản xuất hàng hóa. Mô hình kinh tế trang trại đang được đầu tư phát
triển. Huyện cũng đã triển khai thực hiện đề án xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn;
có 2 xã điểm (Quế Lộc, Quế Trung) đã phê duyệt xong đề án; đã tổ chức lễ phát động
xây dựng xã Nông thôn mới và đang triển khai thực hiện đạt một số tiêu chí. Các xã

còn lại cũng đã lập đề án trình các cấp phê duyệt.
Một tiềm năng kinh tế, thế mạnh của địa phương đang được tập trung khai thác
đó là kinh tế rừng. Thông qua các dự án đầu tư như dự án trồng rừng 661, KFW6, dự
án trồng cao su đại điền, tiểu điền… công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, phủ
xanh đất trống đồi núi trọc, đang được tăng cường. Đến tháng 9/2012 trên địa bàn
huyện đã trồng được 725 ha cao su đại điền, 31 ha cao su tiểu điền. Huyện đã đẩy
mạnh công tác giao đất, giao rừng cho người nông dân tiến tới thực hiện xã hội hóa
lâm nghiệp.
Với những truyền thuyết giữa thực và hư gắn liền với tên làng, tên núi, tên
sông, danh thắng như: vườn Tiên - Núi Chúa, núi Cà Tang, Hòn Kẽm - Đá Dừng, lăng
Bà Thu Bồn, Tí, Sé, Dùi Chiêng, làng trái cây Đại Bình, nước nóng Tây Viên, thủy
điện Khe Diên, mỏ than Nông Sơn…huyện đang đẩy mạnh khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư, khai thác các điểm du lịch sinh thái, nhằm từng bước phát triển Nông
Sơn thành điểm đến hấp dẫn trong chuỗi du lịch của tỉnh Quảng Nam.
2.2. Đặc điểm xã hội:
2.2.1. Lịch sử hình thành:
Huyện Nông Sơn được chia tách từ huyện Quế Sơn theo Nghị định số
42/2008/NĐ-CP ngày 08/4/2008 của Chính phủ, có điều kiện địa lý: Phía Bắc giáp với
huyện Duy Xuyên và Đại Lộc, phía Nam giáp với huyện Hiệp Đức và huyện Phước
Sơn, phía Đông giáp với huyện Quế Sơn, phía Tây giáp với huyện Nam Giang; có diện
tích 457,92 km². Toàn huyện có 7 xã, 39 thôn, dân số là 31.503 người. Trung tâm hành
chính huyện đặt tại thôn Trung Phước 1, xã Quế Trung.
Đến Nông Sơn-mảnh đất nghĩa tình, giàu truyền thống cách mạng, ngoài vẻ đẹp
do thiên nhiên kỳ thú ban tặng, ta còn được đón nhận vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, thân
tình của con người nơi đây. Hết thảy những người ta gặp, đều có nét thân thương như
đã quen nhau từ lâu lắm, dễ mến, rất nhiệt tình và hiếu khách.
Nơi nào ta cũng bắt gặp những ánh mắt, nụ cười trìu mến. Người dân Nông Sơn
cần cù, chất phác, thật lòng; thầm lặng, chịu thương, chịu khó, hiếu khách, đôn hậu.
Ẩn chứa bên trong nét trầm lắng là sự cởi mở, chân tình đến lạ.


SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 11


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
Nông Sơn là nơi hội tụ của nhiều phong tục, tập quán. Phong phú về văn hóa,
tín ngưỡng, tâm linh và lễ hội. Nơi đây cũng là vùng đất học với nhiều nhà tri thức nổi
tiếng như “Tứ kiệt” Nguyễn Đình Hiến, bác sỹ Bùi Kiến Tín, giáo sư Hoàng Châu Ký,
nhà thơ Tường Linh v.v…
Nông Sơn xưa là căn cứ địa cách mạng. Rừng Nông Sơn che bộ đội, vây quân
thù. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nông Sơn có vị trí chiến lược quan
trọng. Những địa danh lịch sử như: Tân Tỉnh -Trung Lộc, của cụ Hường Hiệu, thời kỳ
1885-1887; Khu chiến Hoàng Văn Thụ, thời kỳ 1946-1954…ghi dấu một thời oanh
liệt của bao thế hệ cách mạng anh hùng đã lập nên nhiều chiến công vang dội; góp
phần tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của quê hương, dân tộc, làm cho kẻ thù
khiếp vía. Bia chiến thắng Nông Sơn – Trung Phước (18/7/1974) là minh chứng cho
tinh thần chiến đấu quật cường, dũng cảm, khó khăn không sờn lòng, hiểm nguy
không lùi bước, của quân và dân Nông Sơn trong cuộc kháng chiến trường kỳ…
Là một huyện miền núi mới được chia tách, có điểm xuất phát thấp, thường
xuyên bị ngập lụt, lốc xoáy và lũ quét nên huyện Nông Sơn phải đối mặt với nhiều khó
khăn và thách thức cả trước mắt và lâu dài.
Ngay từ khi mới thành lập, lãnh đạo huyện đã xác định nông – lâm nghiệp giữ
vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế, đồng thời phát triển công nghiệp, thực hiện
công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong sản xuất và thúc đẩy phát triển các hoạt động
thương mại dịch vụ; tạo các điều kiện ưu đãi, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp
vào đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
Đến nay, sau hơn 4 năm thành lập, với phương châm ổn định mọi mặt để phát
triển theo hướng bền vững, diện mạo mới ở Nông Sơn không ngừng khởi sắc. Huyện

Nông Sơn đã hoàn thành và công bố quy hoạch tỷ lệ 1/500 khu trung tâm hành chính
huyện; quy hoạch 1/500 cụm công nghiệp thương mại - dịch vụ Nông Sơn; quy hoạch
1/500 khu trung tâm các xã: Sơn Viên, Phước Ninh, Quế Ninh; quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội huyện giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nhiều
công trình giao thông, cơ quan, trường học, hệ thống thủy lợi được khởi công, hoàn
thành và đưa vào sử dụng như: đường Nông Sơn- Quế Lâm, Quế Trung- Quế Phước;
trụ sở Công an huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Tòa án nhân dân huyện… Bên cạnh
đó, nhiều dự án lớn như công trình đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn khu trung tâm
huyện và vùng phụ cận đang triển khai giai đoạn 1 (với nguồn vốn 154 tỷ đồng);
đường trục chính vào khu Trung tâm hành chính huyện (vốn đầu tư 70,4 tỷ đồng); đầu
tư xây dựng Trung tâm y tế huyện với quy mô 50 giường (vốn đầu tư 43 tỷ đồng); dự
án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Huyện ủy (25,5 tỷ đồng), Ủy ban nhân dân huyện
(28,6 tỷ đồng), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện (15 tỷ đồng); Trung tâm hội
nghị huyện (10 tỷ đồng); dự án Nhà máy nhiệt điện công suất 30MW (vốn đầu tư 674
tỷ đồng). Nhiều công trình thủy lợi như: hồ Hóc Hạ, đập Nà Bò, Lôi Trạch…cộng với
hệ thống kênh mương Phước Bình, Thác Nai, Rù Rì, Đồng Dinh, Nà Tranh v.v… được
SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 12


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
đầu tư, đưa vào sử dụng, nhằm mở rộng diện tích tưới tiêu chủ động, góp phần nâng
cao năng suất, sản lượng lúa và hoa màu…
Qua 9 tháng đầu năm 2014, huyện đã xuất sắc hoàn thành mọi chỉ tiêu kinh tế xã hội đặt ra. Nhiều chỉ tiêu đạt khá, giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp đạt 98,7 tỷ
đồng, tăng 4,5%; tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt
127,5 tỷ đồng, bằng 78,22% KH, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng giá trị
thương mại – dịch vụ ước đạt 83 tỷ đồng, bằng 76,14% KH, tăng 9,6% so với cùng kỳ.
Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn huyện đạt hơn 410 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo xuống

còn 58,05% theo tiêu chí mới, thu nhập bình quân đầu người 6,1 triệu đồng...
Phát huy ưu thế địa hình miền núi, huyện Nông Sơn đã tận dụng lợi thế núi đồi,
đồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc; mỗi năm tăng trung bình 12%, trong đó bò lai
chiếm 27% tổng đàn. Chăn nuôi theo phương thức thả rông đang dần được thay thế
bằng bán chăn thả. Đây là dấu hiệu tích cực trong sản xuất chăn nuôi an toàn dịch
bệnh, hướng đến sản xuất hàng hóa. Mô hình kinh tế trang trại đang được đầu tư phát
triển. Huyện cũng đã triển khai thực hiện đề án xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn;
có 2 xã điểm (Quế Lộc, Quế Trung) đã phê duyệt xong đề án; đã tổ chức lễ phát động
xây dựng xã Nông thôn mới và đang triển khai thực hiện đạt một số tiêu chí. Các xã
còn lại cũng đã lập đề án trình các cấp phê duyệt.
Một tiềm năng kinh tế, thế mạnh của địa phương đang được tập trung khai thác
đó là kinh tế rừng. Thông qua các dự án đầu tư như dự án trồng rừng 661, KFW6, dự
án trồng cao su đại điền, tiểu điền… công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, phủ
xanh đất trống đồi núi trọc, đang được tăng cường. Đến tháng 9/2012 trên địa bàn
huyện đã trồng được 725 ha cao su đại điền, 31 ha cao su tiểu điền. Huyện đã đẩy
mạnh công tác giao đất, giao rừng cho người nông dân tiến tới thực hiện xã hội hóa
lâm nghiệp.
Với những truyền thuyết giữa thực và hư gắn liền với tên làng, tên núi, tên
sông, danh thắng như: vườn Tiên - Núi Chúa, núi Cà Tang, Hòn Kẽm - Đá Dừng, lăng
Bà Thu Bồn, Tí, Sé, Dùi Chiêng, làng trái cây Đại Bình, nước nóng Tây Viên, thủy
điện Khe Diên, mỏ than Nông Sơn…huyện đang đẩy mạnh khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư, khai thác các điểm du lịch sinh thái, nhằm từng bước phát triển Nông
Sơn thành điểm đến hấp dẫn trong chuỗi du lịch của tỉnh Quảng Nam.
Nhiều công trình mới rồi sẽ mọc lên. Các tuyến đường rồi sẽ được mở rộng,
nâng cấp. Một số dự án xây dựng cơ bản, dự án phát triển hạ tầng, du lịch sinh thái,
phát triển làng nghề…đang được định hình để đầu tư. Ngoài ra, huyện đã có chủ
trương qui hoạch, giao đất, giao rừng để bà con trồng rừng và sản xuất nông sản. Nhìn
những khu rừng keo lá tràm vươn cao, những cánh đồng lúa đang thì con gái tươi non,
những biền dâu xanh ngát; rồi một vài năm nữa, những cánh rừng cao su đại điền, tiểu
điền xanh tốt, mà thấy lòng ấm áp, xen lẫn niềm vui.


SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 13


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
Về với Nông Sơn là về với đất mẹ ân tình. Mảnh đất và con người Nông Sơn đã
tạo nên nhiều cảm xúc cho mọi người khi đến với Nông Sơn.
Hãy đến với huyện mới Nông Sơn để hiểu hơn về mảnh đất và con người nơi
đây. Về với miền quê yêu thương Nông Sơn tươi thắm nghĩa tình sâu để nghe từng câu
hò, điệu lý mang âm hưởng ngọt ngào của các làn điệu dân ca từ bao đời đã thấm sâu
vào lòng người như dòng Thu Bồn miệt mài chở nặng phù sa cho cánh đồng trĩu hạt,
cho nhịp sống thêm vui, cho đàn em thơ tung tăng cắp sách đến trường…
Với sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà, năm 2009 huyện
Nông Sơn là đơn vị dẫn đầu khối 9 huyện miền núi; năm 2010 tiếp tục là đơn vị dẫn
đầu và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; năm 2011 vẫn giữ vững lá cờ đầu
và năm 2014 huyện đang phấn đấu bảo vệ thành tích này để có đủ điều kiện lập hồ sơ
đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba.
Có được những thành quả đáng trân trọng và tự hào ấy, ngoài sự quyết tâm nỗ
lực của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện, còn có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương,
của tỉnh.
Trên chặng đường phát triển, bằng những giải pháp phát triển năng động, sáng
tạo, tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo
hướng toàn diện và bền vững, huyện sẽ tranh thủ mọi nguồn lực, tạo điều kiện thu hút
đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khai thác lợi thế, tiềm năng sẵn
có; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ; chủ động nắm bắt vận hội mới, tạo bước
đột phá mạnh mẽ để Nông Sơn tự tin, vững bước trên con đường đổi mới và phát triển.
2.2.2. Dân số và cơ cấu:

Bình Trung có 6 thôn. Tổng dân số trung bình năm 2015 số nhân khẩu là 34.524
người. người chủ yếu là người Kinh, huyện Nông Sơn là địa phương có số dân tương
đối thấp của tỉnh Quảng Nam, mật độ dân số 140người/km 2, tốc độ tăng dân số 1.3%.
Tổng số lao động toàn huyện theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2014,
dân số Nông Sơn có cơ cấu dân số vàng: tỷ trọng người trong độ tuổi lao động là
68,2%, tỷ trọng người phụ thuộc là 31,8% và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 8700
người (15-49 tuổi), chiếm 27,65% dân số nên tác động lớn đến tỷ suất sinh thô. Nguồn
lao động dồi dào là lợi thế của địa phương song thực tế thì chất lượng đội ngũ lao động
này không cao, đa số người lao động chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, chỉ
có khả năng lao động giản đơn.
2.3. Thành phần dân tộc:
Huyện Nông Sơn có 04 dân tộc anh em sinh sống gồm Kinh, Cor, Zơ, A lăng.

SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 14


Tiểu luận môn học
2.4. Những nét văn hóa đặc trưng:

GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh

Đến Nông Sơn-mảnh đất nghĩa tình, giàu truyền thống cách mạng, ngoài vẻ đẹp
do thiên nhiên kỳ thú ban tặng, ta còn được đón nhận vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, thân
tình của con người nơi đây. Hết thảy những người ta gặp, đều có nét thân thương như
đã quen nhau từ lâu lắm, dễ mến, rất nhiệt tình và hiếu khách.
Nơi nào ta cũng bắt gặp những ánh mắt, nụ cười trìu mến. Người dân Nông Sơn
cần cù, chất phác, thật lòng; thầm lặng, chịu thương, chịu khó, hiếu khách, đôn hậu.
Ẩn chứa bên trong nét trầm lắng là sự cởi mở, chân tình đến lạ.

Nông Sơn là nơi hội tụ của nhiều phong tục, tập quán. Phong phú về văn hóa,
tín ngưỡng, tâm linh và lễ hội. Nơi đây cũng là vùng đất học với nhiều nhà tri thức nổi
tiếng như “Tứ kiệt” Nguyễn Đình Hiến, bác sỹ Bùi Kiến Tín, giáo sư Hoàng Châu Ký,
nhà thơ Tường Linh v.v…
2.5. Đặc điểm kinh tế:
- Nền nông nghiệp được tổ chức theo hướng sản xuất hàng hoá đóng vai trò chủ
đạo trong phát triển kinh tế. Trước hết, dựa theo đặc trưng địa hình, chất đất, các điều
kiện khác cho phát triển nông nghiệp, hình thành các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
phản ánh thế mạnh của từng vùng trong huyện, trên cơ sở đó đầu tư khoa học công
nghệ, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn với các mô hình tổ chức sản xuất tiến tiến,
nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Các ngành công nghiệp
và thương mại dịch vụ phát triển cơ sở các điều kiện tài nguyên, lao động, chế biến sản
phẩm do nông nghiệp tạo ra.
- Phát triển nhanh và toàn diện: Tăng trưởng kinh tế nhanh; kết hợp tăng trưởng
nhanh với giải quyết vấn đề xã hội, an ninh quốc phòng, giữ gìn bản sắc văn hoá lịch
sử truyền thống, tài nguyên môi trường, thực hiện hiệu quả xoá đói giảm nghèo, nâng
cao đời sống dân trí toàn thể nhân dân trong huyện.
- Phát triển kinh tế trên cơ sở hình thành vùng động lực và các ngành mang
tính đặc trưng. Dựa trên cơ sở vị trí địa lý, địa hình đặc điểm tự nhiên, lịch sử xã hội,
trình độ và khả năng phát triển, hình thành các vùng kinh tế trên địa bàn huyện, trong
đó xác định rõ vùng động lực phát triển của huyện và các hoạt động kinh tế đặc trưng
của vùng động lực cũng như các vùng khác trong huyện, tạo cơ sở tạo dựng lợi thế nhờ
quy mô trong phát triển kinh tế.
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi là khâu then chốt để thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Trước hết cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng
giao thông tỉnh lộ và các tuyến giao thông nông thôn đối ngoại, kết nối liên vùng, theo
hướng nâng cấp hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã. Đây chính là khâu then
chốt để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và liên kết kinh tế giữa các
thôn trong huyện cũng như giữa huyện với các địa phương khác. Hoàn thiện hệ thống
thuỷ lợi, cụ thể là cứng hoá kênh mương, xây dựng thêm mạng lưới hồ đập chứa nước

SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 15


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
để bảo đảm chủ động nước cho mục tiêu phát triển nông nghiệp, cũng như bảo đảm
nước cho đời sống sinh hoạt nhân dân, phát triển du lịch sinh thái.
- Phát triển đột phá ngành du lịch và coi đây là ngành động lực cho phát triển.
Cần mạnh dạn đầu tư để biến các tiềm năng du lịch thành lợi thế phát triển mạnh du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thiên nhiên, vườn đồi, du lịch lịch sử văn hoá. Xem
đây là hướng đột phá cho phát triển kinh tế toàn xã nói chung, nhất là các xã vùng sâuxa nói riêng.
2.6. Tổ chức hành chính:
Nông Sơn có 7 xã: Phước Ninh, Quế Lâm, Quế Lộc, Quế Ninh, Quế
Phước, Quế Trung, Sơn Viên.

(Trụ sở HĐND – UBND huyện Nông Sơn)

SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 16


Tiểu luận môn học

GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh

Chương 3
HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG VĂN HÓA Ở HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG

NAM

3.1. Hiện trạng tiêu dùng văn hóa và khả năng cung cấp:
Được sự quan tâm cuả các cấp chính quyền, đời sống của người dân dần ổn
định và phát triển, vì thế nhu cầu giải trí của người dân ngày càng nhiều và mức hưởng
thụ văn hóa của người dân ngày càng nâng cao, các sàn phẩm văn hóa phải đa dạng và
phong phú, dịch vụ phải có chất lượng... Tổng số nhân khẩu tham gia vào tiêu dùng
văn hóa ước khoảng 82%/34.524 dân số.
Hiện trạng về hoạt động văn hóa, cũng như tiêu dùng văn hóa và khả năng cung
cấp dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Nông Sơn, hiện nay đang từng bước phát triển.
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, sự hướng dẫn hỗ trợ về
chuyên môn nghiệp vụ của Ủy ban tỉnh, các ban ngành đoàn thể huyện Nông Sơn đã
thực hiện tốt các hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện. Ngân sách xã cấp cho các hoạt
động văn hóa khoảng 21 tỷ đồng.
Để đáp ứng nhu cầu thỏa mãn về tinh thần cũng như việc hưởng thụ các sản
phẩm văn hóa, ngành văn hóa huyện Nông Sơn đang từng bước xây dựng và phát triển
các loại hình dịch vụ sao cho phù hợp, vừa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của người
dân, vừa đảm bảo được bản sắc dân tộc trong thời lỳ hội nhập. Cụ thể qua cơ cấu tiêu
dùng văn hoá, các loại sản phẩm văn hóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện như
sau:
+ Thương phẩm văn hóa hình thái vật hóa:
Toàn huyện có 47 hộ kinh doanh karaoke, 32 hộ kinh doanh dịch vụ Internet;
về dịch vụ văn hóa đọc trên địa bàn xã có 08 Thư Viện nhưng chủ yếu là sách giáo
dục; triển lãm tranh ảnh theo chủ đề các ngày lễ trong năm; số điểm đại lý bưu điện là
08; Xây dựng và phát triển hệ thống văn hóa cơ sở đến nay toàn xã có 08 nhà văn hóa,
08 trung tâm học tập cộng đồng trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ được trang
bị đủ để phục vụ cho các hoạt động VH-VN-TT. Hệ thống truyền thanh 07/07 xã trên
toàn huyện đã phủ đều các tuyến đường trong huyện, riêng Đài truyền thanh đạt tại
trung tâm hành chánh huyện Nông Sơn.


SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 17


Tiểu luận môn học

GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh

(Các loại hình kinh doanh giải trí trên địa bàn huyện)
+ Thương phẩm văn hóa hình thái hành vi:
Trong năm, các chương trình biểu diễn nghệ thuật mang tính tuyên truyền được
tổ chức và thực hiện như: Tổ chức hội thi tiếng hát mừng Đảng – mừng xuân; các Hội
trại chào mừng các ngày lễ lớn của quê hương đất nước như 30/4 – 01/5, lễ hội cầu
mưa, các chương trình văn hóa văn nghệ giao lưu của các ban ngành đoàn thể, ngày
hội đại đoàn kết toàn dân... các hội thi nữ sinh thanh lịch, hội thi múa lân, rằm trung
thu…

(Một số hình ảnh diễn văn nghệ phục vụ quần chúng nhân dân trên địa bàn
huyện Nông Sơn nhân các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước)
+ Hướng công nghiệp cung cấp văn hóa kèm gia tăng giá trị:
Đối với huyện Nông Sơn có lễ cúng bà Thu Bồn tục lệ năm nào cũng vậy, lễ vật
cúng gồm có một con trâu to khoẻ (trâu tế sau khi bị giết, không xẻ thịt hay nấu chín
mà để nguyên con, dùng huyết của nó bôi lên lăng để cúng) và mâm xôi lớn cùng
nhiều hương, hoa, quả, trầu cau, gạo, muối, áo giấy… được duy trì và phát triển, tuy
nhiên đây là hướng đi quan trọng góp phần quảng bá hình ảnh và nét đặc trưng của con
người nơi đây. Đồng thời cũng là điểm đến quan trọng của khách thập phương khi đến
với không chỉ mãnh đất huyện Bình Sơn có bề dày về truyền thống trong đấu tranh bảo
vệ tổ quốc mà đây là nét tiêu biểu cho giá trị văn hóa được lưu truyền lâu đời. Về thể
thao trên địa bàn có 13 sân cầu lông, 30 sân bóng chuyền, 05 sân bóng đá mini,…

Tổng số trạm phát sóng di động (BTS) trên địa bàn huyện có 016 trạm. Số lượng cơ sở
lắp ráp điện tử - tin học: 05 cơ sở.
SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 18


Tiểu luận môn học

GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh

(Lễ hội bà Thu Bồn, nét văn hóa đặt trưng của huyện Nông Sơn)
3.2. Thị trường tiêu dùng:
- Hiện nay 100% tổng số xã trên địa bàn toàn huyện đã sử dụng đường truyền
internet ADSL để gửi nhận văn bản trên hệ thống thư điện tử. 71% người dân biết sử
dụng máy tính, 100% các cơ quan, trường học có điểm truy cập internet: Có 42% hộ
dân sử dụng internet.
- Lượt bạn đọc đến Thư Viện, Trung tâm học tập cộng đồng xã, các nhà văn
hóa rất thấp khoảng 9000 lượt/năm, trong đó thiếu nhi 7000 lượt, số sách phục vụ bạn
đọc tại Thư Viên là 100 lượt bản.
- Các chương trình hội thi, hội diễn phục vụ cho hàng chục lượt người xem như;
Múa lân, văn nghệ do các trường tổ chức, các chương trình do các ban nghành đoàn
thể - VHTT huyện tổ chức.
- Về du lịch, tổng doanh thu hàng năm khoảng 4 tỷ.
- Về thể thao, 100% các xã có điểm hoạt động văn hoá TDTT.
3.3. Phân khúc thị trường tiêu dùng:
Theo thực trạng thị trường văn hóa trên địa bàn huyện Bình Sơn, chúng ta phân
khúc thị trường theo thương phẩm văn hóa nói chung như sau:
* Thị trường biểu diễn nghệ thuật quần chúng:
Có những loại hình như (biểu diễn nghệ văn hóa – văn nghệ - TDTT chủ yếu

vào các dịp như tết Âm Lịch, các ngày lễ lớn như 30/4 – 01/5...Loại thương phẩm văn
hóa này gần gũi với dân chúng và không giới hạn đối tượng nên hiệu quả cao khoảng
90%.
* Thị trường nghe nhìn:
Bao gồm những thị trường như (thu phát hành băng, đĩa; cho thuê băng, đĩa;
tivi; catset), loại thương phẩm văn hóa này còn giới hạn bởi cấp độ tiêu thụ không
đồng điều về không gian, độ tuổi và sở thích nên hiệu quả bình quân đạt khoảng 28%.
SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 19


Tiểu luận môn học

GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh

(
(Thị trường nghe nhìn phát triển mạnh ở huyện Nông Sơn)
* Thị trường sách:
Thư Viện; điểm cho thuê sách; Café sách… Thị trường này rất thấp, có nhiều
môn loại như: Sách giáo khoa,sách giáo dục, sách khoa học, truyện ký, tiểu thuyết, văn
học…Loại thị trường này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ( phân vùng, độ tuổi, trình độ,
sở thích), đối với thương phẩm văn hóa đọc cho thấy thị trường phát triển theo môn
loại nhất định và hiệu quả đạt khoản 17%.
* Thị trường vật phẩm văn hóa:
Có các cơ sở cung cấp các thiết bị công nghệ như: điện thoại ….Thị trường này
thường phát triển theo sở thích và kinh tế nên mức hiệu quả trên địa bàn đạt khoản
32%.
* Thị trường mỹ thuật:
Thị trường này chưa thật sự phát triển đối với nơi đây.

* Thị trường văn hóa giải trí:
Gồm có cơ sở kinh doanh Internet, quán karaoke; Café chiếu phim; tụ điểm hát
với nhau; sân chơi thể thao... Thì trường này thu hút nhiều đối tượng, không phân
vùng, gần gũi với người dân nên phát huy hiệu quả tối đa 91%.

(Thị trường này có tốc độ phát triển nhanh nhất tại huyện Nông Sơn)

SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 20


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
4.4. Đầu tư văn hóa:
Theo thực trạng hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện Nông Sơn, mức độ đầu
tư văn hóa ở một số hạng mục cho lĩnh vực đầu tư phi sản xuất và đầu tư sản xuất như
sau:
4.4.1. Đầu tư phi sản xuất:
- Đầu tư khôi phục các di sản văn hóa truyền thống như: cấp kinh phí tổ chức
các lễ, hội đình làng cũng như việc gìn giữ các phong tục tập quán truyền thống ở làng,
xã, khu dân cư…
- Đầu tư cho các họat động văn hóa nghệ thuật như: đầu tư cho các ngành
VHTT, các đoàn thể của xã hoạt động các chương trình hội thi, hội diễn, thông tin cổ
động…; đầu tư cho các nhà văn hóa thôn, trung tâm học tập cộng đồng xã phát triển
các dịch vụ như sách báo, truy cập internet... phổ biến các sản phẩm văn hóa tinh thần.
4.4.2. Đầu tư sản xuất:
- Đầu tư cho các mô hình thể dục thể thao như: các sân bóng đá, sân bóng
chuyền, các điểm sinh hoạt cho cộng đồng… để tăng nhu cầu sinh hoạt cũng như thụ
hưởng của người dân trong toàn huyện.

- Đầu tư cho các mô hình tổ chức dạy nghề, phổ biến nghệ thuật truyền thống.
- Đầu tư cho du lịch như: xây dựng các công trình khu vui chơi giải trí…

SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 21


Tiểu luận môn học

GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh

Chương 4
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG VĂN HÓA HUYỆN NÔNG SƠN
Dựa trên nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa trên địa bàn huyện Nông Sơn,
bản thân có nhận định về chiến lược phát triển văn hóa thông qua điểm mạnh, điểm
yếu của môi trường bên trong, cũng như cơ hội và thách thức của môi trường bên
ngoài như sau:
4.1. Về điểm mạnh:
+ Lĩnh vực văn hóa ở huyện Nông Sơn đã và đang được Đảng và nhà nước
quan tâm xây dựng và tổ chức, có quy chế, chế độ, chính sách…tạo môi trường, điều
kiện đầu tư, phát triển. Các cấp, các ngành có sự liên kết về tổ chức, sự quan tâm, tạo
điều kiện của chính quyền địa phương thúc đẩy phát triển lĩnh vực này khá nhanh
chóng.
+ Từ những đặc điểm riêng về tổ chức thiết chế, xác lập hai chức năng huyện
đặc thù và chuyên biệt:
> Hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ thông tin – cổ động, văn hóa –văn nghệ giữa
quần chúng, góp phần quan trọng, thiết thực nâng cao chất lượng nghiệp vụ trong công
tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

> Tổ chức hoạt động văn hóa - thông tin đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin,
giao lưu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa - văn nghệ và giải trí lành mạnh trong thời gian
rỗi của chúng ta.
+ Lĩnh vực văn hóa là một hoạt động đa năng, đáp ứng nhu cầu giao lưu, hưởng
thụ và sáng tạo văn hóa ở mọi tầng lớp trong địa bàn: Các hoạt động thi đấu, lễ hội văn
hóa – thể thao, vui chơi giải trí, câu lạc bộ cồng chiên…khuyến khích phát huy khả
năng sáng tạo văn hóa – nghệ thuật quần chúng, thể dục thể thao, tổ chức hội thi hội
diễn…thỏa mãn nhu cầu sáng tạo văn hóa của mỗi cá nhân, phát hiện tài năng. Các
hoạt động trên ngày một phát triển và có sự hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của quần
chúng, thu hút đông đảo quần chúng đến tham gia hưởng thụ và sáng tạo văn hóa.
4.2. Điểm yếu:
Hiện nay, VHTT-VHXH là 02 đơn vị đặc thù của sự nghiệp văn hóa – thông tin
cơ sở, mà không tính hiệu quả kinh tế nên nảy sinh ra chờ đợi, thiếu sáng tạo trong
hoạt động không đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Mặc khác nếu chỉ nhấn mạnh
hiệu quả kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo sẽ chạy theo kinh doanh đơn thuần,
lãng quên tính mục đích, buông lỏng nội dung và chất lượng nghiệp vụ. Tuy nhiên
kinh tế là phương tiện giúp thực hành nghiệp vụ văn hóa – xã hội đạt hiệu quả cao
hơn. Tình hình chung của VHTT-VHXH cũng như các nhà văn hóa xã, Trung tâm học
tập cộng đồng của huyện xây dựng kế hoạch hoạt động chỉ dựa vào các ngày lễ hội
SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 22


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
trong năm, nội dung hoạt động chỉ mang tính tuyên truyền và trong chờ kinh phí cũng
như sự chỉ đạo từ cấp trên. Chưa khảo sát khai thác hết tiềm năng thị trường tiêu dùng
văn hóa để đưa ra chiến lược làm kinh tế văn hóa. Hiện tại nguồn nhân lực về lĩnh vực
văn hóa trên địa bàn xã còn hạn chế, chưa xây dựng được đội ngũ chuyên biệt về hoạt

động văn hóa nghệ thuật, chưa có đội ngũ sáng tác kịch bản cũng như dàn dựng
chương trình…
4.3. Cơ hội:
Tổ chức các hoạt động văn hóa luôn có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
từ môi trường bên ngoài đó là thị trường tiềm năng và thị trường mục tiêu. Đây là thị
trường mục tiêu khá tốt. Cùng với chương trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống
giao thông cũng như các cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp, nên thuận lợi cho người
dân tiêu dùng các sản phẩm văn hóa. Huyện Nông Sơn thuộc vùng miền núi của tỉnh
Quảng Nam được thiên nhiên ban tặng đồng bằng phì nhiêu, đất đai màu mỡ, khí hậu
mát mẽ, đồng thời vùng đất này rất phù hợp cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng
trong tương lai. Đây là thị trường tìm năng cần được khai thác.
4.4. Thách thức:
Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật điều là sản phẩm,
người ta có thể mua bán và sở hữu, vì thế sẽ xuất hiện sự cạnh tranh của các tổ chức,
sản phẩm, dịch vụ khác trên thị trường đối với tổ chức, sản phẩm, dịch vụ của chúng
ta. Có hai vấn đề cạnh tranh có thể làm ảnh hưởng đến hình thức tham dự của công
chúng đó là: bản chất của sự cạnh tranh và mối de dọa của đối thủ cạnh tranh. Về bản
chất sự cạnh tranh có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như: cạnh tranh về thời gian,
địa điểm phát hành; Cạnh tranh về nguồn nguyên liệu đầu vào; cạnh tranh về khoa học
công nghệ; về các hình thức giải trí trực tiếp; về có cùng sản phẩm; về nhãn hiệu… Để
xác định mối đe dọa của đối thủ cạnh tranh ta cần phải xác định: tổ chức của chúng ta
đang cạnh tranh với những tổ chức nào; các lĩnh vực của tổ chức đối thủ cạnh tranh
với tổ chức chúng ta như (các dòng sản phẩm, dịch vụ tương tự; nhà tài trợ; các biện
pháp hoạt động..) Các cộng đồng dân cư thường có những hành vi tiêu dùng khác
nhau, và điều này góp phần quyết định thành công hay thất bại trong quá trình phát
triển sản phẩm. Sự phát triển cộng nghệ giải trí tại nhà đang trở thành mối đe dọa đối
với các chương trình văn hóa nghệ thuật biểu diễn trực tiếp. Kinh tế phát triển sẽ tạo
sức mua cao, nhưng đây cũng là thách thức, vì công chúng có thể bỏ ra số tiền cao để
mua sàn phẩm có chất lượng cao. Các chính sách có thể thay đổi trong các giai đoạn
khác nhau, nên có những tác động trực tiếp đối với hoạt động văn hóa của các tổ chức.

Những yếu tố thuộc thị trường, sự cạnh tranh văn hóa - xã hội, công nghệ, kinh tế,
chính trị, pháp luật và nhân khẩu học, cần phải được phân tích và cân nhắc như là
những cơ hội hay thách thức đối với quá trình vận hành của các tổ chức văn hóa nghệ
thuật.

SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 23


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
4.5. Một số giải pháp cụ thể:
4.5.1. Đối với chính quyền địa phương:
4.5.1.1. Đẩy mạnh chính sách đầu tư:
4.5.1.1.1. Nguồn nhân lực:
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn cho đội ngũ lãnh đạo,
quản lý văn hóa xã đủ năng lực và phẩm chất đảm đương nhiệm vụ. Mở rộng hình
thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn theo từng chuyên dề, bồi dưỡng nghiệp vụ, tham
quan mô hình có hiệu quả từ các đơn vị khác...
- Có những chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nhân tài, có chế độ khen thưởng,
khuyến khích, động viên các hạt nhân, nòng cốt, các cá nhân tích cực, có nâng lực và
hiệu quả công tác như sáng tác, biểu diễn, tổ chức, vận động quần chúng, v.v…
- Giúp đỡ tổ chức tốt các câu lạc bộ sở thích, các nhóm năng khiếu văn nghệ,
làm tốt công tác vận động quần chúng.
4.5.1.1.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ:
- Về hoạt động văn hóa nghệ thuật: Đầu tư các điểm vui chơi giải trí, các thư
viện phục vụ cộng đồng... tạo sự thu hút để người dân đến sinh hoạt, học tập, nghiên
cứu. Đầu tư hệ thống âm thanh, ánh sáng để phục vụ các chương trình lưu diễn.
- Về Thể dục thể thao: Ngoài các sân bóng đá, bóng chuyền của nhân dân tự

làm hiện nay thì chính quyền có sự đầu tư thêm như cải tạo, nâng cấp đồng thời hằng
năm tổ chức nhiều đợt giao lưu giữa các thôn, các xã về tham gia thi đấu.
- Mạng lưới truyền thanh hiện nay chưa thật sự đảm bảo, ngoài các khung giờ
phát chính thì nên có những chương trình giải trí phù hợp nhằm tạo cho người dân có
sự thụ hưởng đa chiều...
- Về Du lịch: Đầu tư, mở rộng các loại hình nghề truyền thống như đan đát, dệt
chiếu… tạo điểm nhấn khi đến tham quan nơi đây.
4.5.1.1.3. Về kinh phí:
Về kinh phí hàng năm được cấp cho các hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện
Nông Sơn để tổ chức các hoạt động còn khiêm tốn. Ngoài ra còn các khoản tiền tài trợ
các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài xã từ khoảng 20 triệu đồng. Để có nguồn
kinh phí cho hoạt động về lĩnh vực văn hóa ngoài ngân sách nhà nước, cần kiêu gọi
các nhà đầu tư, các nhà tài trợ cho các hoạt động văn hóa….Ngoài ra các tổ chức hoạt
động văn hóa, cần có chiến lược làm kinh tế văn hóa.
4.5.1.1.4. Thời gian:
Huyện Nông Sơn là một trong những huyện còn non trẻ do mới thành lập đây
cũng là xã khó khăn nhất tỉnh Quảng Nam nên để các hoạt động văn hóa phát triển thì
cần có them thời gian, cũng như việc học hỏi kinh nghiệm về quy hoạch dài hạn. Đầu
SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 24


Tiểu luận môn học
GVHD:Ts.Nguyễn Tiến Mạnh
tư phần cơ bản về nhân lực và vật lực cần có chiến lược khoảng 10 năm. Đầu tư cho
phát triển bền vững cần có chiến lược khoảng 20 năm.
4.5.2. Đối với cơ quan quản lý:
4.5.2.1. Điều tiết kiểm soát giá:
- Chính sách chính sách giá thương phẩm và đặc biệt là giá thương phẩm văn

hóa cần được điều tiết tránh tình trạng mất kiểm soát về cung cầu.
- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện và khả năng chi trả của người
dân.
- Quan hệ cung cầu về thương phẩm, thương phẩm văn hóa.
- Chi phí sản xuất kinh doanh và lợi nhuận hợp lý của các đơn vị.
4.5.2.2. Điều tiết kiểm soát các chính sách của nhà nước trong các hoạt động
văn hóa:
- Tăng cường chính sách bảo hộ và chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa.
- Xây dựng được hệ thống các văn bản đồng bộ, thống nhất và đầy đủ.
- Phân công hợp lý cơ quan soạn thảo, tham mưu các luật, chính sách của nhà
nước về vấn đề quản lý, phát triển văn hóa.
- Tổ chức lấy ý kiến các ban ngành, đoàn thể và ý kiến của nhân dân đối với các
dự án, chính sách, chương trình hành động, kế hoạch hoạt động.
4.5.2.3. Điều tiết kiểm soát tính bổ sung, hỗ trợ cho công tác hành chính:
- Hằng năm nên có sự đánh giá, bàn phương hướng cho hoạt động văn hóa của
xã được phát triển, tham mưu cho chính quyền những chính sách phát triển về văn hóa
được lâu dài.
- Xây dựng cơ chế phản biện, phản hồi trong việc xây dựng và thực hiện chính
sách văn hóa.

SVTH: Hồ Văn Giáp

Trang 25


×