Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Chuyên đề "Tế bào học"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 52 trang )

Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Chơng I
Đại cơng về cấu trúc và chức năng của tế bào
1. Tế bào đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống.
Tế bào đợc Robert Hook phát hiện lần đầu tiên năm 1665 nhờ kính hiển vi tự
tạo với độ phóng đại 30 lần.
Học thuyết tế bào do nhà động vật học Svan và nhà thực vật học Slayden đã đa
ra, học thuyết xác nhận rằng tất cả các cơ thể sống từ đơn bào đến động vật và thực
vật đều đợc cấu tạo từ tế bào.
Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của tất cả các cơ thể sống về cấu trúc và chức
năng. Tất cả các tính chất và hoạt động của cơ thể sống đều có cơ sở ở tính chất và
hoạt động của tế bào dù là ở cơ thể đơn bào hay đa bào.
2. Các dạng tồn tại của tế bào.
Tế bào tồn tại ở các dạng sống khác nhau
2.1. Virut.
Là dạng cơ thể sống rất bé, có kích thớc từ 15-350nm, chúng cha có cấu tạo tế
bào, sống ký sinh bắt buộc trong tế bào vi khuẩn, thực vật và động vật, đa số là gây
bệnh.
Virut đợc cấu tạo gồm:
- Vỏ ngoài bằng protein
- Lõi là axit nucleic(ADN hoặc ARN)
Khi chúng sống ký sinh trong tế bào, axit nucleic của chúng sẽ tự tái bản nhờ
sử dụng enzim và bộ máy tổng hợp của tế bào chủ, để tổng hợp nên protein đặc trng
cho mình và sinh sản.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ở một số virut ngoài vỏ protein, còn có một lớp
màng cấu tạo từ lipoprotein. Vì vậy một số nhà khoa học cho rằng virut là dạng thoái
hoá của tế bào do đời sống ký sinh.
2.2. Tế bào nhân sơ(procaryota)
Các cơ thể đại diện cho tế bào nhân sơ gồm có: vi khuẩn, vi khuẩn lam
1
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu


Tế bào nhân sơ thờng có kích thớc bé từ 1-3 micromet
Tế bào nhân sơ có cấu tạo gồm:
- Một màng sinh chất có bản chất là lipoprotein bao quanh khối tế bào chất.
- Khối tế bào chất chứa các riboxom, các chất vùi là các chất dự trữ, các
mezoxom(có vai trò trơng tự nh ty thể).
- Mỗi tế bào nhân sơ có chứa một hoặc nhiều nucleoit, là phần tế bào chất
có chứa ADN vòng là vật chất di truyền của tế bào.
- Bao ngoài màng sinh chất là lớp thành vỏ dày 8-30nm có thành phần sinh
hoá là polysaccarit liên kết với axit amin.
2.3. Tế bào nhân chuẩn(eucaryota).
Đại diện là tế bào của nấm, động thực vật
Tế bào nhân chuẩn cấu tạo gồm:
- Một màng sinh chất có bản chất hoá học là lipoprotein bao quanh khối tế bào
chất.
- Khối tế bào chất nằm giữa nhân và màng sinh chất, có cấu trúc phức tạp
gồm: các bào quan nh mạng lới nội chất, ty thể, trung thể, bộ máy golgi trong tế
bào chất còn có hệ thống các vi ống và vi sợi tạo nên khung xơng của tế bào.
- Nhân đợc cấu tạo gồm màng nhân, bên trong là dịch nhân chứa nhiễm sắc
thể và hạch nhân.
* Sự khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật.
Tế bào thực vật Tế bào động vật
- Có thành vỏ xenlulo bao ngoài màng
sinh chất
- Có lục lạp và tự dỡng
- Chất dự trữ là tinh bột
- Phân bào không có sao và phân tế bào
chất bằng vách ngang ở trung tâm.
- Hệ thống không bào phát triển.
- Không có thành vỏ xenlulo bao ngoài
màng sinh chất.

- Không có lục lạp và dị dỡng
- Chất dự trữ là glycogen
- Phân bào có xuất hiện sao và phân tế
bào chất bằng eo thắt ở trung tâm.
- ít khi có không bào.
2
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
3. Sự khác nhau giữa tế bào Procaryota và tế bào Eucaryota.
Tế bào procaryota Tế bào eucaryota
- Có ở vi khuẩn , tảo lam
- Kích thớc tế bào bé từ 1-3 micromet
- Có cấu tạo tế bào đơn giản
- Vật chất di truyền là phân tử ADN trần
dạng vòng nằm phân tán trong tế bào
chất.
- Cha có nhân, chỉ có nucleoit là phần tế
bào chất chứa ADN
- Tế bào chất có các bào quan đơn giản
nh: riboxom và mezoxom
- Phơng thức phân bào đơn giản bằng
phân đôi
- Có lông, roi cấu tạo đơn giản
- Có ở nấm và động thực vật
- Kích thớc tế bào lớn 3-20 micromet
- Có cấu tạo tế bào phức tạp
- Vật chất di truyền là ADN và protein
histon tạo nên nhiễm sắc thể c trú trong
nhân.
- Có nhân chính thức gồm: màng nhân,
dịch nhân và nhân con

- Tế bào chất có sự phân hoá phức tạp và
chứa nhiều bào quan nh: lới nội chất, ty
thể, lạp thể
- Phơng thức phân bào phức tạp có phân
bào nguyên phân và giảm phân
- Có lông và roi cấu tạo phức tạp
Chơng II
Các liên kết hoá học trong hệ thống sống
1. Định nghĩa và đặc điểm chung của các liên kết hoá học.
* Liên kết hoá học là một lực hút giữ hai nguyên tử lại gần với nhau. Các tổ
hợp nguyên tử có kích thớc xác định gọi là phân tử. Sự liên kết giữa các nguyên tử
trong phân tử đợc đảm bảo bởi liên kết cộng hoá trị.
* Các liên kết hoá học đợc xếp loại dựa vào nhiều tính chất nh:
- Lực liên kết là mạnh hay yếu
- Số lợng liên kết hoá học tối đa của một nguyên tử. Số lợng liên kết cộng hoá
trị mà một nguyên tử có thể tham gia đợc gọi là hoá trị
- Góc liên kết.
3
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
2. Một số liên kết hoá học.
a. Liên kết hydro.
Là liên kết hình thành giữa nguyên tử hidro linh động ở chất này với một
nguyên tử có độ âm điện lớn ở một phân tử khác(thờng là nguyên tử oxi).
Hay là tơng tác yếu hình thành giữa một nguyên tử mang điện tích âm(nguyên
tử nhận A) và một nguyên tử hidro(H) đang nằm trong một nối cộng hoá trị với một
nguyên tử khác(nguyên tử cho D). Nối cộng hoá trị giữa D và H phải là nối phân cực
và đám mây điện tử của A phải mang những điện tử không liên kết, có khả năng thu
hút điện tích của H
D H + A D HA
Liên kết hydro

b. Liên kết ion(liên kết tĩnh điện).
Là tơng tác tĩnh điện giữa hai nhóm có điện tính ngợc dấu. Trong nhiều hợp
chất vô cơ, điện tử liên kết luôn luôn bị hút về phía nguyên tử có độ âm điện cao hơn
gây ra sự phân ly cation và anion
Ví dụ: NaCl Na
+
+ Cl
-
. Vì điện tử liên kết không đợc phân chia đều cho
hai nguyên tử nên liên kết này không đợc xếp vào loại liên kết cộng hoá trị.
c. Liên kết vandecvan.
Là các tơng tác không đặc hiệu xuất hiện giữa hai nguyên tử khi chúng tiến
đến gần nhau. Tơng tác này không do sự phân phối lệch của các điện tử giữa hai
phân tử mà do các biến động thoáng qua của đám mây điện tử gây nên sự phân cực
nhất thời trên phân tử.
Lực vandecvan là kết quả của lực hút và lực đẩy, hai lực này cân bằng ở một
khoảng cách nhất định đặc trng cho từng loại nguyên tử. Khoảng cách này gọi là bán
kính vandecvan.
Đây là lực liên kết yếu nhất. Để liên kết này thất sự có ý nghĩa, nó phải tồn tại
với số lợng lớn, nghĩa là bề mặt tiếp xúc của hai phân tử phải cực đại.
4
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Ví dụ: Kháng nguyên-kháng thể, Enzim-cơ chất.
d. Liên kết kỵ nớc.
Các phân tử không phân cực, tức là các phân tử không chứa nhóm ion hoá lẫn
liên kết phân cực, đều không hoà tan trong nớc, chúng là những phân tử kỵ nớc.
Lực thúc đẩy các phân tử hay các vùng không phân cực của phân tử liên kết
với nhau thay vì với các phân tử nớc đợc gọi là liên kết kỵ nớc. Đây không phải là
một lực liên kết đúng nghĩa mà là khuynh hớng loại trừ các nhóm không phân cực ra
khỏi mạng nớc. Còn liên kết thực sự tồn tại giữa các phân tử không phân cực là liên

kết vandecvan.
Các tơng tác kỵ nớc đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định các protein,
các phức hợp của protein với các phân tử khác nh sự phân bố protein trong màng sinh
học.
e. Liên kết cộng hoá trị.
Là liên kết đợc hình thành do sự góp chung e của các nguyên tử của các
nguyên tố(thờng là phi kim với nhau hoặc hidro với phi kim). Liên kết cộng hoá trị
quan trọng hơn cả liên kết anhiđrit.
f. Liên kết anhiđrit.
Là sự liên kết giữa hai phân tử đồng thời tách ra một phân tử nớc. Liên kết
anhiđrit có thể đợc hình thành giữa các gluxit(liên kết glucozit), giữa các axit
amin(liên kết peptit), giữa các chất béo(liên kết este).
Phần I: Tế bào sinh vật nhân sơ
1. Hình dạng tế bào nhân sơ.
Vi khuẩn có hình dạng nhất định, do vách vi khuẩn quyết định(trừ một số vi
khuẩn không có vách).
5
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Kích thớc của chúng từ bé nhất đến lớn nhất trong khoảng từ dới 1 đến 10
micromet chiều dài và 0,2-1 micromet chiều ngang.
Phần lớn các vi khuẩn có dạng chỉ một tế bào đơn lẻ, nhng có một số loài có
nhiều tế bào xếp thành cụm hoặc thành chuỗi.
Hình dáng tế bào vi khuẩn có ba loại:
- Cầu khuẩn(hình cầu)
- Xoắn khuẩn(dạng hình xoắn hay hình dấu phẩy)
- Trực khuẩn(hình que).
2. Cấu tạo tế bào nhân sơ.
2.1. Màng sinh chất tế bào nhân sơ.
a. Cấu trúc:
Màng gồm 3 miền: Miền ngoài và trong có màu đục tối, miền giữa dày hơn có

màu sáng.
Phân tích thành phần sinh hoá thấy màng bao gồm chủ yếu là lớp kép
photpholipit. ở trên lớp kép photpholipit này còn có các phân tử protein sắp xếp rải
rác, đó là các phân tử protein xuyên màng. ở rìa ngoài cũng nh rìa trong là các phân
tử protein rìa màng hay bám màng. Kiểu cấu trúc màng của vi khuẩn là kiểu khảm
lỏng giống với cấu trúc màng của sinh vật nhân chuẩn.
b. Chức năng:
- Chức năng thấm chọn lọc
6
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
- Trên màng sinh chất có nhiều enzim chuyển hoá các chất và trao đổi năng l-
ợng nh enzim thuộc nhóm xitocrom, các enzim hoạt động trong chu trình Krebs.
Màng sinh chất và mesoxom của tế bào vi khuẩn đóng vai trò nh ty thể của sinh vật
nhân chuẩn.
- Đối với sự phân chia tế bào màng sinh chất cùng mesoxom có chức năng chỉ
đạo sự phân chia tế bào vi khuẩn.
2.2. Tế bào chất tế bào nhân sơ.
Tế bào chất vi khuẩn có cấu trúc đơn giản, sinh chất của vi khuẩn luôn ở trạng
thái gel vì vậy sinh chất không thể chuyển động.
Trong tế bào chất có các thể hạt(riboxom đựơc cấu tạo từ ARN và protein),
các thể vùi(là các kho chứa cacbonhidrat, chứa các photphat và các chất có năng lợng
cao).
Tóm tế bào chất của vi khuẩn có các đặc điểm sau:
- Không chuyển động đợc nội bào.
- Không có các bộ phận biệt hoá.
- Không có các bào quan nh: trung tử, bộ máy golgi, lới nội chất .nh ng số l-
ợng riboxom rất nhiều nên tế bào vi khuẩn có khả năng tổng hợp lớn, sinh sôi nảy nở
rất nhanh.
2.3. Nhân của tế bào nhân sơ.
a. Thành phần hoá học, sự phân bố nhân.

- Chỉ có ít ADN.
- ADN phân tán trong sinh chất.
b. Hình dáng nhân.
Rất khó quan sát nhân của tế bào nhân sơ một cách chính xác vì tốc độ phân
chia của tế bào vi khuẩn quá nhanh.
7
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Quan sát nhân tế bào vi khuẩn thờng thấy 2 hoặc 4 nhân, hiện tợng này là do
tế bào vi khuẩn đang ở trong trạng thái phân chia. Ngoài ra do các yếu tố khác mà
hình dạng nhân của tế bào thay đổi nh: tia cực tím, các chất kháng sinh, nồng độ
NaCl...
c. Cấu tạo nhân.
Nhân tế bào vi khuẩn có cấu tạo nh sau:
- Không có màng của nhân, nhng ngời ta vẫn phân biệt đợc cấu trúc của nhân
và tế bào chất vì thành phần cấu tạo hoá học của chúng khác nhau.
- Nhân có cấu tạo một sợi là một sợi ADN xoắn, không có nhân con. Sợi ADN
đóng kín, sợi ADN thờng có dạng vòng tròn.
2.4. Vách tế bào nhân sơ.
Vi khuẩn ngoài màng sinh chất còn có lớp vỏ bao ngoài, lớp vỏ này có vai trò
bảo vệ cho vi khuẩn nh một lớp xơng ngoài, đồng thời nó duy trì cho tế bào vi khuẩn
áp suất thẩm thấu nội bào cao hơn môi trờng ngoại bào, lớp vỏ còn tạo cho vi khuẩn
có hình dạng xác định, có vai trò kháng nguyên.
Do cấu trúc của lớp vỏ ngoài, bằng phơng pháp nhuộm màu gram(nhuộm bằng
gentian violet và fucsin) ngời ta đã phân biệt hai loại vi khuẩn là: vi khuẩn gram(+)
và vi khuẩn gram(-).
- Vi khuẩn gram(+) có lớp vỏ bao ngoài là một lớp đồng nhất, dày và đợc cấu
tạo bởi một loại peptidoglican là murein và khi nhuộm màu có màu tím.
8
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
- Vi khuẩn gram(-) có lớp vỏ bao ngoài cấu trúc phức tạp hơn gồm hai lớp(lớp

murein nằm sát màng sinh chất, phía ngoài là màng lipoprotein) và mỏng hơn vỏ của
gram dơng và khi nhuộm màu có màu đỏ.
Bên ngoài vách của tế bào vi khuẩn còn có một lớp vỏ, đó là sản phẩm tiết ra
từ vách. Vỏ chứa các chất tiết đó giữ vai trò là nhân tố kháng nguyên.
2.5. Roi và lông tế bào nhân sơ.
Roi làm cho tế bào vi khuẩn di động đợc, dài chừng 6-12 nm, đờng kính 10-30
nm. Hình dạng của roi lúc di chuyển có thể là lợn sóng hoặc xoái trôn ốc. Chúng
phân bố khác nhau tuỳ từng loại vi khuẩn. Điểm xuất phát của roi từ màng sinh chất
vợt qua vách và thò ra ngoài. Tại gốc roi có thể cơ bản. Thành phần hoá học của roi
là các protein.
Lông cũng có hình dáng nh roi song ngắn hơn. Có hai loại lông: lông thờng
và lông giới tính(vai trò trong giao phối).
3. Sinh sản tế bào nhân sơ.
Sinh sản của vi khuẩn thờng theo con đờng sinh sản vô tính bằng hình thức
phân đôi. Trong quá trình đó có sự phân đôi thể nhiễm sắc và sự phân chia các phần
còn lại của tế bào. Tuy nhiên sự phân đôi thể nhiễm sắc không phải luôn xảy ra đồng
thời với sự phân chia các phần còn lại của tế bào. Vì vậy tế bào thờng có một hoặc
bốn hoặc nhiều hơn về số lợng miền nhân.
Vi khuẩn có thể có sinh sản giống sinh sản hữu tính, lúc đó cũng xảy ra sự liên
kết giữa hai tế bào và trao đổi các yếu tố di truyền. Nh ở E.coli, có thể hiện tính đực
- cái. Tế bào tính đực chuyền các tín hiệu di truyền nhờ tiếp xúc trực tiếp với tế
bào tính cái. Các tế bào vi khuẩn bình thờng đều là đơn bội. Khi sinh sản hữu tính,
thể nhiễm sắc từ tế bào đực đợc chuyền một phần hoặc toàn bộ sang tế bào cái và tạo
ra một tế bào một phần hay hoàn toàn lỡng bội. Tế bào mới này nếu phân ly thể
nhiễm sắc thì tạo nên thế hệ tế bào con đơn bội nh cũ.
Phần II: Tế bào Sinh vật nhân chuẩn
9
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Chơng I: Màng sinh chất
1. Khái niệm hệ thống màng sinh học.

Màng sinh học là siêu cấu trúc có cấu tạo màng lipoprotein, là cấu tạo tiền
thân của tất cả hệ thống màng của tế bào.
Màng sinh học xuất hiện đầu tiên là màng sinh chất bao quanh tế bào chất có
chứa các phân tử hữu cơ. Trong quá trình tiến hoá màng sinh chất phân hoá vào khối
tế bào chất tạo nên hệ thống màng nội bào. Hệ thống màng nội bào đảm bảo chức
năng riêng biệt, đồng thời chia tế bào chất thành những khu cách biệt tạo điều kiện
cho sự thực hiện các chức năng sống một cách có trật tự và hiệu quả cao theo không
gian và thời gian.
Hệ thống màng sinh học đều có cấu tạo chung là màng lipoproteit, ngoài ra
còn có hyđrat cacbon.
2. Cấu tạo màng sinh chất.
Màng sinh chất là màng lipoproteit bao phủ khối tế bào chất của tế bào. Màng
sinh chất khu trú và cách ly tế bào với môi trờng ngoại bào, đồng thời thực hiện chức
năng trao đổi vật chất và thông tin giữa tế bào với môi trờng.
Màng sinh chất tồn tại ở tất cả các dạng tế bào nhân sơ và nhân thực. Màng
sinh chất ở các dạng tế bào khác nhau có thể có cấu tạo khác nhau về hàm lợng các
10
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
chất, về siêu cấu trúc để thực hiện chức năng đặc biệt, nhng đều có diện cấu tạo
chung và thành phần sinh hoá điển hình.
2.1. Thành phần sinh hoá, mô hình phân tử.
a. Lipit màng:
* Lipit ở trong màng chiếm khối lợng khoảng 50%(dao động từ 25-75%). Các
lipit chủ yếu của màng là: Photpholipit, cholesterol, glicolipit.
* Đặc tính của lipit màng:
Phân tử lipit có một đầu a nớc(đầu phân cực) và một đầu kỵ nớc(đầu không
phân cực). Đó là những phân tử lỡng tính.
Trong môi trờng nớc các phân tử lipit sắp xếp sao cho các đầu phân cực quay
ra phía nớc, còn đầu không phân cực quay lại với nhau do đó chúng hình thành nên
lớp lipit kép. Khi các mạch hyđro cacbon có liên kết đôi, tức là cha no thì lớp lipit

kép có trạng thái lỏng, còn khi mạch hyđro cacbon no thì lớp lipit kép có trạng thái
nhầy.
- Cholesterol là một lipit quan trọng của màng. Phân tử cholesterol có một
nhóm phân cực và nhân steroid. Các phân tử cholesterol xếp xen kẽ vào giữa các
phân tử photpholipit theo cách nhóm phân cực xếp ở mức các đầu a nớc của
photpholipit và nhân steroid xếp xen kẽ vào mạch ghét nớc của photpholipit, có tác
dụng gây bất động cho các mạch và có vai trò cố định cơ học cho màng. Khi thay đổi
tỷ lệ cholesterol/photpholipit sẽ ảnh hởng đến tính chất lỏng nhầy của màng(th-
ờng ở tế bào nhân thực tỷ lệ này là 1/1).
- Glicolipit là các lipit liên kết với các oligosaccarit.
b. Protein mang:
Protein trong màng sinh chất chiếm khoảng 50%(thờng từ 25-75%), tuỳ dạng
tế bào mà hàm lợng và bản chất các protein có thể khác nhau.
Tuỳ theo cách sắp xếp của protein trong màng khảm lỏng(Singer-Nicolson)
mà ngời ta phân thành hai loại.
* Protein xuyên màng:
11
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Những phân tử protein này nằm xuyên qua chiều dày của màng và liên kết rất
chặt chẽ với lớp kép lipit qua chuỗi axit béo. Phần nằm trong màng là kỵ nớc và liên
kết với đuôi kỵ nớc của lớp kép lipit, các đầu của phân tử protein thò ra ngoài và rìa
trong là a nớc và có thể là các tận cùng nhóm amin hoặc nhóm cacboxyl. Các protein
có thể xuyên màng một lần hoặc là xuyên màng nhiều lần.
Các protein xuyên màng thờng liên kết với hyđrat cacbon tạo nên các
glycoprotein nằm ở phía rìa ngoài của màng.
* Protein rìa màng(protein bám màng):
Là những protein khu trú ở phía ngoài của màng hoặc phía trong của màng.
Những protein rìa màng thờng liên kết với lớp lipit kép bằng liên kết hoá trị với một
phân tử photpholipit và xếp ở rìa ngoài hoặc rìa trong của màng.
Các protein rìa ngoài thờng liên kết với gluxit tạo nên các glycoprotein. Còn

protein rìa trong thờng liên kết với các protein tế bào chất liên hệ với bộ xơng tế bào
tạo ra hệ thống neo màng và điều chỉnh hình dạng tế bào.
Các glicoprotein và glicolipit ở phía ngoài của màng tạo nên tính bất đối xứng
của màng và là thành phần của lớp áo cho tế bào.
c. Gluxit màng:
Gluxit trong màng sinh chất chiếm khoảng 2-10% đó là những mạch
oligosaccarit và polisaccarit liên kết với protein màng tạo nên các glycoprotein hoặc
proteoglican, liên kết với lipit tạo nên glicolipit và luôn định khu ở mặt ngoài của
màng.
Phần gluxit thò ra ngoài tạo nên một cấu trúc sợi là lớp áo có chức năng
quan trọng nh bảo vệ màng, tạo cực âm cho màng, kháng thể bề mặt, liên kết với các
tế bào láng riềng
2.2. Tính linh hoạt của màng sinh chất.
Màng sinh chất không phải là màng cứng, tuy nó có tính ổn định để ngăn cách
tế bào với môi trờng nhng nó có đặc tính linh hoạt và là một hệ thống hầu nh lỏng.
12
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Đặc tính lỏng do tính chất của lớp kép lipit, các protein và glicolipit và
glycoprotein qui định nên.
a. Tính linh hoạt của lớp kép lipit.
- Thể hiện ở trạng thái lỏng hoặc nhớt của lớp do sự phân bố của photpholipit
no hay cha no. Khi no màng ở trạng thái nhớt và khi cha no màng ở trạng thái lỏng.
- Thể hiện ở sự chuyển động của các phân tử lipit: chuyển động dịch chỗ(sang
phải hoặc sang trái, có thể chuyển từ một lớp lipit này sang lớp lipit khác) và chuyển
động co giãn(thể hiện ở tính co giãn của các phân tử lipit cha no và phụ thuộc vào
hàm lợng cholesterol trong màng, sự tăng cao hàm lợng làm cho màng tăng tính vững
chắc).
b. Tính linh hoạt của các protein màng.
Thể hiện ở các phân tử protein có khả năng chuyển động quay và chuyển dịch
trong màng. Bình thờng các phân tử protein phân bố ít nhiều đồng đều trong màng,

nhng trong điều kiện thay đổi nào đó của môi trờng thì các protein di chuyển tạo nên
những tập hợp.
c. Kiểm soát tính linh hoạt của màng.
Tính linh hoạt của màng đặc biệt là tính linh hoạt của các protein màng đợc
kiểm soát bởi các nhân tố bên ngoài và bên trong.
Sự kiểm soát tính linh hoạt của màng còn tuỳ thuộc vào hệ thống bộ xơng tế
bào gồm các vi sợi và vi ống nằm sát màng liên kết với màng qua các protein rìa
trong màng.
3. Chức năng của màng sinh chất.
Màng sinh chất thực hiện các chức năng sau đây:
a. Ngăn cách tế bào với môi trờng.
Màng sinh chất ngăn cách tế bào với môi trờng xung quanh tạo cho tế bào một
hệ thống riêng biệt và qua màng tế bào trao đổi chất một cách có chọn lọc các chất
với môi trờng.
13
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Màng sinh chất giữ cho tế bào có một hình dạng ổn định, nhng đồng thời do
tính linh hoạt của màng tế bào có thể thay đổi hình dạng đáp ứng chức năng của cơ
thể nh chuyển động, thực bào
b. Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trờng bên ngoài(vận chuyển
chất qua màng).
Màng sinh chất cho nhiều chất đi qua theo cả hai chiều, các chất đi vào tế bào
là những chất cần thiết cho quá trình sống và là nguyên liệu tổng hợp nên các chất
xây dựng cấu trúc của tế bào, còn chất thải ra là các sản phẩm trao đổi chất và các
chất d thừa.
Sự vận chuyển các chất qua màng không chỉ phụ thuộc vào kích thớc, bản chất
mà còn phụ thuộc vào cấu tạo và tính chất của màng.
* Vận chuyển không kèm theo tiêu phí năng lợng:
Đó là phơng thức vận chuyển thụ động, vận chuyển qua các kênh protein, vận
chuyển nhờ protein chất mang.

+ Vận chuyển thụ động:
Vận chuyển thụ động của các chất qua màng phụ thuộc vào các điều kiện sau:
- Kích thớc của phân tử: Các chất có kích thớc càng lớn tốc độ vận chuyển
càng chậm, tuy nhiên chất đó phải là chất không phân cực và không tích điện.
- Tính chất của phân tử: Những chất hoà tan trong lipit dễ dàng di qua màng,
còn các chất hoà tan trong nớc khó đi qua màng(vì chúng bị lớp ghét nớc của lớp lipit
kép giữ lại nên chúng đợc vận chuyển qua màng theo một cơ chế khác).
- Gradien nồng độ: Một phân tử đợc vận chuyển nó phụ thuộc vào sự chênh
lệch nồng độ ở hai phía của màng, chúng di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp theo nguyên tắc khuếch tán.
Lợi dụng tính dễ qua màng của chất lipit ngời ta đã sản xuất các loại thuốc có
vỏ bao bọc là lớp lipit.
+ Vận chuyển các chất qua các kênh protein:
14
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Tính thấm của màng đối với nớc và các chất tan trong nớc có thể giải thích
bằng cơ chế tạo lỗ hoặc khe do sự di chuyển hợp nhóm của các protein có trong
màng.
+ Vận chuyển nhờ các protein chất mang hay protein chuyên chở:
Sự vận chuyển các chất hoà tan còn đợc làm dễ dàng thêm nhờ cơ chế sử dụng
các protein mang hay protein chuyên chở. Các protein mang là các protein nằm tại
màng, đợc sử dụng làm chất chuyên chở bằng cách các protein mang gắn với chất
chuyên chở nhờ các phần có hình thù bổ trợ đặc trng và chuyển chúng vào trong tế
bào chất. Hoạt tính này cũng tơng tự nh phản ứng giữa enzim cơ chất, nhng khác
ở chỗ chất đợc chuyên chở không bị làm thay đổi cấu trúc. Trong hoạt động này
protein mang thay đổi hình thù từ một phía của màng và trở lại hình thù ban đầu ở
phía kia của màng khi đã giải phóng chất chuyên chở.
Hoạt động của protein mang có thể xảy ra theo 3 phơng thức và có thể tham
gia vào cơ chế vận chuyển chủ động(hoạt tải) hoặc thụ động.
- Vận chuyển đơn cảng: là trờng hợp vận chuyển chỉ một chất từ phía này đến

phía kia của màng.
- Vận chuyển đồng cảng: là sự vận chuyển một chất này phải kèm theo đồng
thời sự vận chuyển một chất khác theo cùng hớng.
- Vận chuyển đối cảng: là trờng hợp vận chuyển đồng thời hai chất nhng theo
hai hớng ngợc nhau, một chất đi vào tế bào còn chất kia đi ra môi trờng ngoại bào.
* Vận chuyển tích cực qua màng(vận chuyển tiêu phí năng lợng).
Sự vận chuyển tích cực hay hoạt tải là phơng thức vận chuyển các chất qua
màng chống lại gradien nồng độ, có tiêu phí năng lợng ATP do tế bào cung cấp.
+ Hoạt tải các ion:
Các tế bào động vật có khả năng duy trì nồng độ Na
+
thấp và K
+
cao trong tế
bào chất, trong khi đó ở môi trờng ngoại bào thì ngợc lại. Khả năng đó là do màng
sinh chất có khả năng hoạt tải các ion ngợc với chiều nồng độ.
15
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Sự hoạt tải cần năng lợng vì thế khi sự hô hấp bị ức chế thì sự hoạt tải bị đình
trệ. Sự hoạt tải các ion có đợc là nhờ các bơm ion, bơm ion đợc tạo nên bởi các
protein xuyên màng.
Sự hoạt tải các ion có tầm quan trọng đối với tế bào trong các hoạt động sống
vì do sự khác biệt các ion ở trong và ngoài màng đã tạo nên điện thế màng. Sự thay
đổi điện thế màng từ điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động là cơ sở điện hoá của dẫn
truyền thần kinh.
Các bơm ion hoạt động theo kiểu đồng cảng hoặc đối cảng với các ion khác
nhau hoặc đối cới các chất khác nhau.
+ Hoạt tải gluco:
Sự hoạt tải gluco cũng nh các đờng khác hoặc các axit amin tuỳ thuộc vào sự
có mặt của các permease đặc trng, ATP và các ion.

Sự hoạt tải gluco đợc cung cấp năng lợng do sự thuỷ phân ATP và đợc kèm
theo trực tiếp sự vận chuyển các ion.(đồng cảng với Na
+
).
* Nhập bào và xuất bào( vận chuyển tích cực kèm theo sự biến đổi hình
dạng màng).
+ Nhập bào:
Hiện tợng nhập bào là sự hình thành các bóng nội bào do sự lõm vào và tách ra
của một phần màng sinh chất có chứa một chất rắn hoặc dịch lỏng. Nhập bào gồm có
thực bào và ẩm bào
- Dạng ẩm bào là hiện tợng bắt giữ và đa vào tế bào các giọt chất lỏng ngoại
bào mà các chất hoà tan trong đó giống nh thành phần dịch ngoại bào.
- Dạng thực bào là hiện tợng tạo thành các thể thực bào có màng bao bọc và
chứa các phần tử rắn, vi khuẩn hoặc mảnh vỡ tế bào.
+ Xuất bào:
Là hiện tợng tạo thành các bóng xuất bào trong tế bào chất từ mạng lới nội
sinh chất và phức hệ golgi. Bóng xuất bào đợc bao bọc bởi màng và chứa các chất tiết
hoặc các chất thừa mà tế bào không dùng đến cần phải xuất ra khỏi tế bào.
16
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Xuất bào là một phơng thức vận chuyển chất ra khỏi tế bào qua màng sinh
chất. Các bóng xuất bào sẽ đợc di chuyển đến màng sinh chất và gắn vào mặt trong
màng, khi màng xuất bào gắn vào màng sinh chất thì hai màng hoà hợp tạo nên vùng
hoà hợp là vùng mà ở đó các protein màng di chuyển làm cho lớp lipit kép đứt ra
thành các mixen và do đó bóng xuất bào đợc mở ra và các chất chứa đợc giải phóng
ra ngoài tế bào.
c. Sự trao đổi thông tin qua màng.
Qua màng tế bào phát đi và thu nhận thông tin để điều chỉnh các hoạt động
sống. Thông tin ở dạng những tín hiệu hóa học(thờng có bản chất là protein) có khả
năng liên kết đặc trng với các thụ quan.

Tín hiệu có thể là nội tiết(tế bào phát thông tin xa tế bào nhận thông tin), tín
hiệu có thể là cận tiết(tế bào phát thông tin ở ngay cạnh tế bào nhận thông tin), tín
hiệu có thể là tự tiết(tín hiệu tác động lên bản thân tế bào phát ra tín hiệu).
4. Lớp vỏ bao ngoài.
Đối với nhiều loại tế bào ngoài màng sinh chất còn đợc bao bởi một lớp vỏ bao
ngoài có vai trò bảo vệ, nâng đỡ cho màng sinh chất, tuy nhiên nhiều trờng hợp
chúng tham gia vào các chức năng khác nh: Trao đổi chất, miễn dịch thành phần
hoá học chủ yếu là gluxit hoặc dẫn xuất của gluxit.
a. Lớp vỏ pectoxenlulo ở tế bào thực vật.
Tế bào thực vật bậc cao cũng nh đa số thực vật bậc thấp đều có vỏ
pectoxenlulo bao quanh màng sinh chất.
Lớp vỏ pectoxenlulo đợc cấu tạo từ các polisaccarit, có tác dụng bảo vệ và
nâng đỡ, tạo nên sức trơng và độ cứng chắc cho tế bào và cơ thể thực vật, đồng thời
cũng thực hiện chức năng trao đổi chất và cùng với màng sinh chất hình thành cầu
nối nguyên sinh chất giữa hai tế bào cạnh nhau.
Tuỳ loại tế bào mà vỏ có thể tích luỹ thêm các chất phức tạp tạo nên các cấu
trúc nh gỗ(thêm lignin), bần(thêm suberin) .
b. Lớp áo ở tế bào động vật.
17
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Tế bào động vật tuy không có lớp vỏ bao cứng nh tế bào thực vật, nhng các
nhà tế bào học xem lớp polisaccarit(tuy là một thành phần của glicolipit và
glicoprotein) thò ra ngoài màng sinh chất nh là lớp áo tiếp xúc với môi trờng.
Lớp áo có chức năng bảo vệ, tạo tích điện âm, trao đổi chất, miễn dịch, trao
đổi thông tin
Chơng II
Tế bào chất và mạng lới nội sinh chất
1. Tế bào chất.
Khối nguyên sinh chất nằm trong màng sinh chất và bao quanh nhân đợc gọi
là tế bào chất.

Trong tế bào chất gồm có: Các bào quan, các chất ẩn nhập và chất nền
a. Bào quan.
Bào quan là cấu trúc cố định của tế bào, có chức năng nhất định trong tế bào,
nhng trong hoạt động có quan hệ mật thiết với các bào quan khác trong tế bào.
Ngời ta phân biệt ra hai loại bào quan là:
- Bào quan phổ biến là loại bào quan mà tế bào nào cũng có nh ty thể,
riboxom, bộ máy golgi
- Bào quan phân hoá là loại bào quan chỉ đặc trng cho một số loại tế bào,
chúng thực hiện chức năng đặc trng cho loại tế bào đó nh lạp thể, trung thể
b. Chất ẩn nhập.
Là những cấu trúc tạm thời của tế bào, đợc xuất hiện hoặc biến mất do kết quả
của quá trình trao đổi chất của tế bào. Các cấu trúc này rất đa dạng về hình thái và
bản chất hoá học. Đó có thể là các chất tiết, chất dự trữ dinh dỡng có thể có cấu
trúc hạt, giọt, không bào và có thể là protein, có thể là lipit hoặc có thể là tinh bột
hay glicogen
c. Chất nền.
18
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Nếu ta loại bỏ hết các bào quan và các chất ẩn nhập thì còn lại khối tế bào chất
không có cấu trúc đợc gọi là chất nền. Trong chất nền có chứa các đại phân tử, các
phân tử hữu cơ và vô cơ, các ion và nớc hình thành nên dung dịch keo.
Ngoài ra trong tế bào còn có hệ thống vi ống và vi sợi tạo nên khung xơng của
tế bào và có vai trò nâng đỡ và vận động.
2. Mạng lới nội sinh chất.
a. Cấu trúc hình thái.
Mạng lới nội sinh chất là hệ thống các kênh, các túi, các bể chứa phân bố
trong tế bào chất và đợc giới hạn bởi màng lipoprotein. Các kênh, các túi, các bể
chứa thông với nhau hình thành nên mạng lới ba chiều phức tạp, phân bố khắp tế bào
chất của tế bào.
Đặc tính cấu trúc và mức độ phát triển của mạng lới nội sinh chất thay đổi tuỳ

loại tế bào, nhng đối với mỗi loại tế bào chúng có cấu trúc điển hình. Mạng lới nội
sinh chất phát triển ở những tế bào có mức độ trao đổi protein cao nh các tế bào tiết,
tế bào gan
Ngời ta phân biệt hai dạng mạng lới nội sinh chất là mạng lới có hạt và mạng
lới trơn.
- Mạng lới có hạt:
Gồm các túi dẹp xếp song song thành nhóm, mặt ngoài có đính các riboxom.
Mạng lới có hạt rất phát triển ở các tế bào tích cực tổng hợp protein và chế tiết
protein.
- Mạng lới trơn:
Gồm các kênh hẹp nối với nhau và đợc phân bố khắp tế bào chất, trên màng
của mạng lới trơn không có hạt riboxom. Mạng lới trơn thông với màng sinh chất,
màng nhân, ty thể và peroxixom.
b. Thành phần hoá học của mạng lới nội sinh chất.
Gồm có lipoprotein(30-50%), các enzim cần cho sự tổng hợp protein, cho sự
trao đổi các lipit, cho khử độc.
19
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Thành phần photpholipit ở mạng lới trơn nhiều hơn mạng lới có hạt, tỷ lệ
photpholipit/cholesterol ở mạng lới trơn cũng cao hơn mạng lới có hạt vì vậy mạng l-
ới trơn linh hoạt hơn.
Mạng lới trơn định khu ở mặt tiếp xúc với tế bào chất, còn mạng lới có hạt thì
định khu ở gần nhân.
c. Chức năng của mạng lới nội sinh chất.
Mạng lới nội sinh chất là một cấu trúc phổ biến của tế bào và chúng phát triển
mạnh ở các loại tế bào đang phân hoá, ở tế bào đang tích cực tổng hợp protein, vì vậy
mà nó đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất của tế bào.
- Vai trò giao thông nội bào:
Chúng bảo đảm sự vận chuyển các chất từ môi trờng vào tế bào chất hay ngợc
lại, và cũng là đờng giao thông giữa các cấu trúc nội bào.

- Tập trung các chất khác nhau từ tế bào chất hoặc từ các bào quan đợc tập
trung vào các xoang, túi, bể chứa của mạng lới và từ đó sẽ đợc chuyển đi đến các
phần khác nhau của tế bào hoặc thải ra ngoài.
- Vai trò tổng hợp chất:
Mạng lới có hạt tham gia tổng hợp protein và các enzim, còn mạng lới trơn thì
tham gia vào quá trình tổng hợp tập trung và vận chuyển các chất khác đặc biệt là
lipit phức tạp(photpholipit, lipoproteit, các steroid) và glicogen( có thể cả phân giải
glycogen).
- Mạng lới nội sinh chất trơn còn có vai trò khử độc, chúng tập trung và
chuyển hoá các độc tố xâm nhập vào tế bào.
3. Riboxom.
a. Thành phần và cấu trúc của riboxom.
* Thành phần hoá học của riboxom:
Dù là sinh vật nhân thực hay nhân sơ đều có thành phần hoá học, trọng lợng
phân tử và hằng số lắng là gần giống nhau. RBX chứa protein và rARN với hàm lợng
gần bằng nhau. rARN chiếm khoảng 80-90% tổng số ARN của tế bào.
20
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
* Cấu trúc của riboxom:
Protein và rARN liên kết với nhau để hình thành nên riboxom là nhờ mối liên
kết hydro và ion Mg
2+
và gồm hai đơn vị nhỏ. Tuy nhiên riboxom của các tế bào khác
nhau thì kích thớc của hai đơn vị nhỏ cũng khác nhau. Trên riboxom gồm có 3 vùng
liên kết với ARN, trong đó:
- Một vùng liên kết với mARN
- Một vùng liên kết peptit tARN(vùng P): dùng để cố định tARN khi đang
lắp ráp các aa vào mạch polipeptit.
- Một vùng liên kết aa-tARN(vùng A): dùng để cố định tARN đang mang aa
chuyển vào riboxom.

* RBX của sinh vật nhân sơ có hằng số lắng là 70S(50S+30S), còn của sinh vật
nhân chuẩn có hằng số lắng là 80S(60S + 40S).
b. Chức năng và nguồn gốc của riboxom.
* Chức năng: RBX là phân xởng tổng hợp protein.
* Nguồn gốc RBX:
rARN đợc tổng hợp trong nhân tế bào trên khuôn của ADN, sau đó đợc tích
luỹ trong hạch nhân, ở đây rARN kết hợp với protein để hình thành nên các tiền
riboxom, nhờ liên kết hydro và ion Mg
2+
tiền riboxom đi ra tế bào chất biến thành
riboxom.
Chơng III: Ty thể
21
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
1. Hình dạng, kích thớc, số lợng, chuyển động và định khu của ty thể.
* Hình dạng:
Ty thể thờng có dạng sợi hoặc dạng hạt, dạng que, dạng trứng. Các nhân tố nh
pH, áp suất thẩm thấu, tình trạng bệnh lý của tế bào đều có thể gây nên sự biến đổi
hình dạng ty thể.
* Kích thớc:
Trong đa số trờng hợp ty thể có dạng hình que rộng từ 0,5-1micromet và dài
tối đa 7 micromet. Kích thớc có thể thay đổi tuỳ theo trạng thái hoạt động của tế bào,
khi tế bào hoạt động chế tiết thì ty thể trở nên lớn hơn.
* Định khu:
Ty thể thờng phân bố đồng đều trong tế bào chất. Nhng nó lại tập trung nhiều
ở vùng mà ở đó tế bào cần nhiều năng lợng để hoạt động.
* Chuyển động của ty thể:
Ty thể luôn luôn chuyển động trong tế bào chất ở gian kỳ cũng nh khi phân
bào. Ty thể có thể co ngắn lại, duỗi dài ra hoặc chuyển động lợn sóng, có lúc chúng
cắt thành khúc bé hơn hoặc liên kết lại thành sợi dài. Ty thể có thể chuyển động tịnh

tiến từ nơi cần ít năng lợng đến nơi cần nhiều năng lợng trong tế bào.
* Số lợng ty thể:
Số lợng ty thể thay đổi trong các loại tế bào khác nhau và ở các trạng thái hoạt
động sinh lý khác nhau. Nh vậy ty thể là một bào quan rất năng động, chúng luôn đ-
ợc đổi mới, trong đa số tế bào ty thể có thời gian nửa sống là 10-20 ngày.
2. Thành phần sinh hoá và cấu trúc siêu hiển vi của ty thể.
22
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
* Ty thể đợc bao bởi hai màng là màng trong và màng ngoài, ở giữa là khoảng
gian màng hay là xoang ngoài.
- Màng ngoài:
Là màng lipoproteit có độ dày 6nm, chứa nhiều protein xuyên màng(60%)
phân bố trong lớp lipit kép(40%). Các protein sắp xếp trong màng theo cách tạo nên
các lỗ làm dễ dàng cho sự vận chuyển các chất.
Màng ngoài chứa rất nhiều enzim nh: tranferase, cytochrom B, photpholipase,
NADH-cytochrom B-reductase, photphatase, kinase-ATP-acyl-coA-synthetase.
- Màng trong:
Màng trong cũng là màng lipoproteit có độ dày 6nm, linh động hơn màng
ngoài(vì tỷ lệ cholesterol/photpholipit nhở 1/53, còn màng ngoài là 1/18), không
phẳng nh màng ngoài mà gấp hoặc lõm vào phía trong tạo thành các ống và túi đợc
gọi là các mào răng lợc làm tăng diện tích tiếp xúc, tăng cờng hệ chuyển điện tử và
tổng hợp ATP.
Màng trong giàu protein(80%) và nghèo lipit(20%), đó là những protein xuyên
màng và rìa màng tạo nên các chất chuyển điện tử và các hạt cơ bản. Các hạt cơ bản
có dạng hình cầu đờng kính khoảng 11nm và đợc gắn sâu vào màng bởi một cuống.
Các hạt cơ bản có tên gọi là phức hệ F
0
-F
1
, là protein có cấu trúc phức tạp và có

hoạt tính enzim ATP-synthetase.
23
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
Màng trong có các enzim chịu trách nhiệm trong tổng hợp axit béo, các
transfetase, các enzim chịu trách nhiệm xúc tác các phản úng oxy hoá để giải phóng
năng lợng ở dạng ATP từ ADP và P
i
* Xoang trong hay xoang chất nền:
Xoang trong nằn giữa các mào, chứa chất nền của ty thể và có nhiều cấu trúc
hạt.
Xoang trong chứa: Các phân tử ADN, ARN, các riboxom ty thể, hệ enzim của
chu trình Krebs, các enzim tổng hợp các axit béo, các ion Ca
2+
, Mg
2+
3. Chức năng của ty thể.
- Ty thể là trạm chuyển hoá năng lợng chứa trong các phân tử dinh d-
ỡng(gluxit, lipit, aa) thành năng lợng tích trong ATP là dạng năng lợng sử dụng cho
tất cả các quá trình sống của tế bào.
- Tham gia tổng hợp các axit béo
- Chức năng di truyền qua tế bào chất
- Tổng hợp protein ty thể vì trong ty thể có riboxom.
4. Sự phát sinh, chủng loại phát sinh và sự biến đổi bệnh lý của ty thể.
* Sự phát sinh:
Ty thể mới đợc hình thành do sự phân chia của ty thể sẵn có trớc đó. Các ty
thể mới đợc tạo thành có kích thớc bé sau đó chúng tăng trởng để đạt đợc kích thớc
bình thờng.
* Chủng loại phát sinh:
- Trớc đây có giải thuyết cho rằng ty thể có nguồn gốc từ sự phân hoá của
màng sinh chất ăn sâu vào tế bào chất, về sau tách ra và phức tạp hoá hệ thống mào

trở thành một bào quan độc lập.
- Hiện nay ngời ta công nhận giải thuyết cộng sinh về nguồn gốc chủng loại
của ty thể. Sự xuất hiện ty thể là do cộng sinh của một dạng vi khuẩn hiếu khí với tế
bào(vì ADN trong ty thể giống ADN của vi khuẩn, RBX của ty thể về kích thớc và
24
Chuyên đề Tế bào học Nguyễn Đức Thiệu
rARN giống với RBX của vi khuẩn, cơ chế tổng hợp protein trong ty thể có nhiều đặc
điểm giống với vi khuẩn).
* Biến đổi bệnh lý của ty thể:
Trong tình trạng bệnh lý của tế bào(viêm gan, nhiễm độc, ung th ) ty thể bị
biến đổi hình dạng và kích thớc, về cấu trúc và phân bố của mào, về chất chứa
trong chất nền cũng nh trong xoang ngoài.
Từ dạng hình trứng(bình thờng) ty thể có thể bị biến thành dạng chẻ đôi, hình
chuỳ, hình nhẫn kích th ớc ty thể trở thành khổng lồ hoặc ty thể teo đặc lại và tiến
tới bị thoái hoá.
Chơng IV: Lạp thể
Lạp thể là bào quan đặc trng cho tế bào thực vật, trong lạp thể ngời ta phân
thành hai nhóm lạp thể là: Bạch lạp(lạp thể không màu) và sắc lạp(lạp thể có chứa
sắc tố).
Trong nhóm bạch lạp có: lạp bột(nơi tổng hợp tinh bột), lạp đạm(nơi tập trung
protein), lạp dầu(nơi tổng hợp dầu).
Nhóm sắc lạp gồm có lục lạp là lạp thể màu có chứa chlorofin, và lạp cà
rốt(lạp thể có chứa sắc tố màu vàng).
1. Bạch lạp:
Bạch lạp là loại lạp thể không màu có hình dạng không xác định và có trong
các bộ phận không màu của cây. Phổ biến nhất trong bạch lạp là lạp bột có vai trò
tổng hợp các tinh bột thứ cấp từ mono saccarit và disaccarit. Tinh bột do bột lạp tổng
hợp đợc giữ lại ở dạng dự trữ để sử dụng lâu dài cho các giai đoạn phát triển của cá
thể. Các hạt tinh bột này có kích thớc lớn và đợc gọi là tinh bột dự trữ.
Thực ra các loại lạp thể khác cũng có khả năng tổng hợp tinh bột, nhng tinh

bột đó có kích thớc nhỏ và đợc gọi là tinh bột cấp 1 hay tinh bột chuyển tiếp.
2. Lục lạp:
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×