Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Giáo trình phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.65 KB, 34 trang )

Chương 4
CÁC GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Quá trình nghiên cứu thường trải qua 6 giai đoạn dưới đây:
1. Chọn đề tài
2. Xây dựng giả thuyết khoa học
3. Soạn đề cương nghiên cứu
4. Thực hiện kế hoạch nghiên cứu
5. Tổng kết và viết công trình nghiên cứu
6. Công bố, bảo vệ và áp dụng vào thực tiễn
Các giai đoạn trên gắn bó với nhau rất chặt chẽ, vừa kế tiếp vừa có lúc đan xen lẫn nhau
tạo thành một quy trình thống nhất toàn vẹn.
4.1. CHỌN ĐỀ TÀI
4.1.1. Những yêu cầu với một đề tài – đánh giá đề tài
Trong thực tiễn luôn luôn tồn tại muôn vàn mâu thuẫn. Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là
phát hiện ra những mâu thuẫn đó và tìm cách giải quyết chúng. Mâu thuẫn được phát hiện ra
và được chọn để nghiên cứu gọi là vấn đề khoa học, nó được phát biểu thành tên gọi tức tên
của đề tài.
Đề tài nghiên cứu phải đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đời sống và sự phát
triển của khoa học, phải có tính chất mới mẻ thời sự. Đề tài nghiên cứu của sinh viên mặc
dầu mang tính chất tập dợt nghiên cứu cũng vẫn phải có một giá trò thực tiễn nhất đònh. Nó
phải giải quyết một nhiệm vụ cụ thể do cuộc sống đặt ra.
Khi đánh giá đề tài có giá trò nhiều hay ít, người ta thường căn cứ vào:
-

Tính hữu ích, tức giá trò của đề tài về mặt lý luận và thực tiễn, đối với xã hội, ngành
học …

-

Việc đáp ứng nhu cầu bức bách của thực tế cuộc sống.



- Tính mới mẻ, sáng tạo.
4.1.2. Các căn cứ khi chọn đề tài
Chọn đề tài đúng, thích hợp với bản thân và các điều kiện ngoại cảnh sẽ giúp quá trình
nghiên cứu đỡ tốn công sức, vất vả và có nhiều cơ hội thành công. Có thể không sai khi nói
rằng: chọn đề tài đúng là đã thực hiện được 30 – 40 % công việc của toàn bộ quá trình
nghiên cứu. Khi lựa chọn đề tài người nghiên cứu phải chú ý cân nhắc một cách hết sức thận
trọng các yếu tố sau:
1) Vấn đề nghiên cứu
- Có giá trò, mới mẻ không? Cần xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn: Thường các vấn đề
then chốt nhất, có tính cấp bách và thiết thực nhất mà thực tế đặt ra sẽ làm cho đề tài
có giá trò cao và được mọi người quan tâm.
- Nội dung có dễ phát triển và mở rộng?
20


- Phương pháp nghiên cứu có dễ thực hiện?
- Có đòi hỏi các phương tiện nghiên cứu đắt tiền, khó kiếm?
- Nhiệm vụ đề tài đòi hỏi việc thực hiện có tốn nhiều công sức?
- Có dễ thiết kế các công việc cụ thể để làm ra sản phẩm?
- Có cần thiết đầu tư, chi phí nhiều tiền bạc?
- Có tận dụng được kết quả nghiên cứu của những người đi trước?
2) Điều kiện của việc nghiên cứu:
- Tài liệu tham khảo,
- Cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bò cần thiết để thực hiện đề tài.
- Nguồn tài chính,
- Người cộng tác,
- Thời gian cho phép,
- Môi trường thực hiện công việc nghiên cứu,
- Đòa bàn thực hiện đề tài có gần nơi ở của người nghiên cứu, đi lại có dễ dàng hay khó

khăn?
3) Điều kiện chủ quan của bản thân:
- Có vừa sức (dựa vào vốn hiểu biết, trình độ, năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu…) ?
- Có phù hợp với sở trường của bản thân ?
- Có hứng thú với vấn đề nghiên cứu?
Sinh viên mới tập nghiên cứu không nên chọn những đề tài quá khó, đòi hỏi nhiều
kinh nghiệm và khả năng tổng hợp cao. Nên chọn các đề tài đơn giản như điều tra khảo
sát thực tế, phát hiện vấn đề, tổng kết kinh nghiệm….
4) Người hướng dẫn:
- Người hướng dẫn phải am hiểu và có kinh nghiệm về vấn đề, lónh vực nghiên cứu để có
thể đánh giá đề tài, cho những lời khuyên cần thiết.
- Người hướng dẫn phải thích thú, quan tâm đến vấn đề nghiên cứu.
- Người hướng dẫn phải có thời gian dành cho hoạt động nghiên cứu và vấn đề sẽ nghiên
cứu.
Không nên chọn các đề tài:
• Quá rộng, tổng quát hoặc quá hẹp, quá cụ thể.
• Khó tiếp cận: tiến hành khó khăn, không gắn với các hoạt động hàng ngày của bản
thân người nghiên cứu.
• Khó thiết kế công cụ đánh giá, xác đònh sản phẩm; việc đánh giá kết quả nghiên cứu
không rõ ràng, khó phân đònh đúng sai.
• Vượt quá khả năng của người nghiên cứu.
Các công việc cụ thể khi chọn đề tài:
- Liệt kê các vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
21


- Chọn lấy một vấn đề phù hợp nhất (hướng nghiên cứu).
- Cụ thể hoá thành tên gọi.
Trong quá trình nghiên cứu dần dần sẽ chính xác hóa đề tài cho phù hợp với thực tiễn và
tình hình diễn biến cụ thể của việc nghiên cứu.

4.1.3. Các loại đề tài
Thông thường có các loại đề tài sau:
1. Tìm hiểu bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu.
2. Điều tra cơ bản, phát hiện tình hình. Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân thành công hoặc
thất bại. Đề xuất giải pháp. (Loại đề tài này không có phần Thực nghiệm sư phạm).
3. Tổng kết kinh nghiệm.
4. Vận dụng lý luận chung, các quy luật, nguyên lý vào thực tế.
5. Nghiên cứu cải tiến cái cũ sáng tạo cái mới, tìm các biện pháp để nâng cao chất
lượng / hiệu quả hoạt động.
4.2. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Giả thuyết khoa học là lời tiên đoán khoa học dự đoán hướng và giải quyết các vấn đề
được nêu ra trong đề tài, phác thảo những nét cơ bản cho quá trình nghiên cứu và những kết
luận nghiên cứu.
Để xây dựng giả thuyết khoa học phải tìm hiểu thực tiễn và lý luận có liên quan đến đề
tài (thực tiễn trong và ngoài nước, đi ngược lại lòch sử xem những gì đã được giải đáp nhưng
chưa thỏa đáng, chưa thích hợp, tại sao có người nghiên cứu nhưng thất bại...).
Giả thuyết khoa học với chức năng tiên đoán có giá trò là cơ sở phương pháp luận, là
công cụ giúp người nghiên cứu tác động vào đối tượng nghiên cứu tìm ra quy luật, bản chất
của đối tượng. Nó là cơ sở để đònh ra các bước của quá trình nghiên cứu. Giả thuyết khoa
học giữ vai trò rất quyết đònh trong NCKH.
4.3. LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề cương nghiên cứu gồm một số phần cơ bản sau:
1) Tên đề tài
2) Lý do chọn đề tài
3) Mục đích của việc nghiên cứu
4) Nhiệm vụ của đề tài
5) Khách thể và đối tượng nghiên cứu
6) Phạm vi nghiên cứu
7) Giả thuyết khoa học
8) Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu

9) Dàn ý nội dung nghiên cứu
10) Kế hoạch nghiên cứu.

22


4.3.1. Tên đề tài
Tên đề tài là sự mô tả một cách cô đọng đề tài nghiên cứu. Nó giúp người đọc hiểu được
đề tài nghiên cứu cái gì, những nội dung cần thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Tên đề tài
cần phải ngắn gọn, súc tích và rõ ràng ở mức cần thiết.
Thông thường tên đề tài có thể chứa:
- Đối tượng nghiên cứu;
- Nội dung công việc sẽ nghiên cứu;
- Phạm vi nghiên cứu.
Tuy nhiên trong một số tên đề tài người ta có thể làm rõ hơn về những nội dung khác như:
khách thể nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mục đích nghiên cứu …
4.3.2. Lý do chọn đề tài
Phần này nên có các nội dung sau:
- Tầm quan trọng, ý nghóa, tác dụng của vấn đề nghiên cứu;
- Vấn đề có tính cấp thiết cần giải quyết;
- Vấn đề chưa được nghiên cứu hay nghiên cứu chưa sâu, còn có những nội dung cần tiếp
tục tìm hiểu, làm rõ…
4.3.3. Mục đích của việc nghiên cứu
Trả lời câu hỏi: Nghiên cứu để làm gì?
Khi xác đònh mục đích của việc nghiên cứu cần lưu ý nêu ra mục đích trực tiếp của đề
tài, không nên đưa ra những mục đích quá xa, có thể dùng chung cho nhiều đề tài.
4.3.4. Nhiệm vụ của đề tài
Nhiệm vụ của đề tài là các công việc cụ thể cần thực hiện để đạt mục đích của đề tài.
Thông thường một đề tài nghiên cứu có các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng hệ thống lí luận làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài.

- Điều tra, tìm hiểu bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu.
- Thực nghiệm, kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
- Đề xuất giải pháp …
4.3.5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: bản chất của sự vật, hiện tượng cần làm rõ; vấn đề mà đề tài (chủ
thể) nhắm vào. Việc xác đònh đối tượng nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi: Nghiên cứu cái gì?
Khách thể nghiên cứu: hệ thống trong đó có chứa thành tố là đối tượng nghiên cứu.
4.3.6. Phạm vi nghiên cứu
Tùy theo điều kiện cụ thể mà người nghiên cứu cần phải đặt ra các giới hạn sau:
- Giới hạn nội dung vấn đề nghiên cứu
- Giới hạn về đòa bàn nghiên cứu
- Giới hạn về thời gian
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu …

23


4.3.7. Giả thuyết khoa học
Giả thuyết khoa học là sự giả đònh về bản chất của đối tượng nghiên cứu mà đề tài cần
kiểm chứng (khẳng đònh hay phủ đònh). Giả thuyết giúp người nghiên cứu đònh hướng đúng
hoạt động của mình. Một giả thuyết khoa học được xác đònh tốt khi người nghiên cứu có khả
năng kiểm chứng được nó bằng thực nghiệm. Giả thuyết khoa học là phán đoán về mối quan
hệ nhân quả, được thể hiện bằng câu có chứa mệnh đề: “Nếu … thì …”
4.3.8. Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu
Phần này cần trình bày các phương pháp khoa học, các phương tiện được sử dụng khi thực
hiện đề tài.
4.3.9. Dàn ý nội dung nghiên cứu
4.3.9.1. Dàn ý nội dung nghiên cứu là bản ghi các chương, mục theo dự kiến sẽ thực
hiện. Dàn ý nội dung nghiên cứu thường có phần mở đầu, 3 chương và kết luận:
Mở đầu

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương 2. Trình bày nội dung các vấn đề cần nghiên cứu
(nếu vấn đề phức tạp có thể tách làm nhiều chương)
Chương 3. Thực nghiệm
Kết luận (có thể để thành 1 chương nếu có nhiều nội dung)
4.3.9.2. Một số mẫu dàn ý nội dung nghiên cứu
A. ĐỀ TÀI DẠNG ĐIỀU TRA
Điều tra cơ bản, phát hiện tình hình. Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân thành công hoặc
thất bại. (không có phần Thực nghiệm sư phạm”.
Tên đề tài: Tìm hiểu/ khảo sát thực trạng …..
Ví dụ:
“Tìm hiểu nguyên nhân thi lại của sinh viên lớp Hóa 2 trường Đại học sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh”
“Khảo sát thực trạng việc tự học của sinh viên khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh”
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.1. Lòch sử vấn đề (có hoặc không)
1.2. Cơ sở lý luận
Chương 2. Thực trạng …
2.1. Mục đích điều tra
2.2. Đối tượng điều tra
2.3. Cách tiến hành điều tra
2.4. Kết quả điều tra
Chương 3. Kết luận, đề xuất
24


B. DẠNG VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO THỰC TẾ
Vận dụng lý luận chung, các học thuyết, quy luật, nguyên tắc khoa học đã có vào thực tế.

Tên đề tài: Sử dụng/ vận dụng …. vào / trong …
Ví dụ:
“Sử dụng tư liệu, tranh ảnh để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường trong dạy học hóa
học ở trường phổ thông”
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.1. Lòch sử vấn đề (có hoặc không)
1.2. Các khái niệm công cụ
1.3. Cơ sở lý luận …
1.4. Cơ sở thực tiễn …
Chương 2. Sử dụng/ vận dụng …. vào/ trong…
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
Chương 4. Kết luận, đề xuất
C. DẠNG ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
Nghiên cứu cải tiến cái cũ sáng tạo cái mới, tìm các biện pháp để nâng cao chất lượng / hiệu
quả công việc.
Tên đề tài: Biện pháp … để nâng cao hiệu quả ….
Ví dụ:
“Biện pháp phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh phổ thông trong dạy học hóa học”
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.1. Lòch sử vấn đề (có hoặc không)
1.2. Cơ sở lý luận
1.3. Cơ sở thực tiễn
Chương 2. Biện pháp … để nâng cao hiệu quả ….
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
Chương 4. Kết luận, đề xuất
4.3.10. Kế hoạch nghiên cứu
Kế hoạch nghiên cứu là dự kiến thực hiện từng công việc theo thời gian. Người nghiên
cứu dựa vào thời gian cho phép để lên kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện từng nhiệm vụ của

đề tài. Chú ý dành một thời gian thích hợp cần thiết để dự phòng các tình huống bất trắc.
Thời gian để chỉnh sửa, nghiệm thu đề tài thường hay vượt quá dự kiến của người mới làm
quen với việc nghiên cứu. Sau đây là một gợi ý viết kế hoạch nghiên cứu theo dạng ma trận:
đánh dấu chéo hoặc bôi mực màu vào các ô thời gian ứng với từng công việc.

25


Công việc

Thời gian (tính theo tháng)
9/2005 10/2005 11/2005 12/2005 .........

Chọn đề tài
Đọc tài liệu
Xây dựng đề
cương
nghiên cứu
Điều tra
thực trạng
...........
...........
Viết báo cáo
tổng kết
Bảo vệ/
Nghiệm thu
4.4. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Người nghiên cứu cần dựa vào đề cương để thực hiện từng phần công việc đã dự kiến.
Sau đây là hướng dẫn một số công việc chính, hay gặp khi thực hiện đề tài:
4.4.1. Tìm hiểu lòch sử vấn đề nghiên cứu

Tìm hiểu lòch sử vấn đề giúp ta có cái nhìn tổng quát, đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu,
tránh được sự lãng phí thời gian công sức đi nghiên cứu lại những kết quả mà người đi trước
đã hoàn thành. Mặt khác nó còn giúp chúng ta rút được các kinh nghiệm, thành công hay thất
bại của những người đi trước.
Có thể tìm đọc thông tin trên mạng internet, báo chí, thư viện hoặc đến các trung tâm
cung cấp thông tin để tìm hiểu về các công trình có liên quan đến đề tài trong suốt một thời
gian dài. Khi viết lòch sử vấn đề không nên chỉ dừng ở mức độ liệt kê theo thời gian hay theo
nội dung mà cần đánh giá, phân loại, hệ thống, làm rõ những đóng góp của các đề tài về mặt
lí luận và về các giải pháp mang tính thực tiễn.
Tìm hiểu lòch sử vấn đề nghiên cứu cần phải chỉ ra được:
- Vấn đề đã được những ai nghiên cứu? Đã nghiên cứu được đến đâu? mức độ nào?
- Những kết quả nghiên cứu nào có thể kế thừa, phát triển tiếp ở mực độ cao hơn?
- Những nội dung nào chưa được nghiên cứu, vấn đề nào chưa được giải quyết hay giải
quyết chưa đúng, chưa triệt để ?
Việc trình bày lòch sử vấn đề nghiên cứu một cách đầy đu,û khoa học sẽ làm tăng thêm giá
trò, làm rõ hơn những thành quả, những đóng góp mới của đề tài.
4.4.2. Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
Cơ sở lí luận là căn cứ để người nghiên cứu thực hiện đề tài, nó có tác dụng đònh hướng,
chỉ đạo hành động cho người nghiên cứu. Cơ sở lí luận có thể là sự kế thừa những thành quả
của người đi trước, trong một số trường hợp cũng có thể do người nghiên cứu tự xây dựng
nên. Cơ sở lí luận có thể gồm:
- Các khái niệm cơ bản then chốt dùng trong đề tài nghiên cứu (khái niệm công cụ).
26


- Hệ thống các quan điểm, luận điểm làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.
- Hệ thống phương pháp luận: những quy luật tất yếu cần phải vận dụng để tiến hành
công việc nghiên cứu.
Để xây dựng cơ sở lí luận người nghiên cứu cần phải:
a) Lựa chọn những khái niệm bản chất của đề tài nghiên cứu, chuẩn xác hoá nó. Có thể

tra trong các từ điển, giáo trình, sách giáo khoa… Nếu khái niệm có nhiều cách hiểu khác
nhau, thì phải chuẩn xác nó, tức là xác đònh trong phạm vi đề tài nghiên cứu khái niệm được
hiểu theo nghóa nào ? nếu cần thiết thì người nghiên cứu phải xây dựng và đònh nghóa khái
niệm sẽ sử dụng.
b) Trình bày hệ thống các quan điểm, luận điểm làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài. Cần
chú ý lựa chọn trích dẫn các quan điểm đã được thực tế xác nhận, các nguồn tài liệu, các tác
giả đáng tin cậy.
c) Xác đònh các mối liên hệ tất yếu, các quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
4.4.3. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng nghiên cứu
Đây là cơ sở thực tiễn của đề tài, là căn cứ để đề xuất các giải pháp, các phương pháp
giải quyết vấn đề. Để tìm hiểu thực trạng, cần sử dụng các phương pháp điều tra (quan sát,
phỏng vấn, phiếu câu hỏi…).
4.4.4. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề
Dựa vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài để đề xuất giả thuyết khoa học và các
giải pháp.
4.4.5. Thực nghiệm khoa học
Tiến hành thực nghiệm nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của giả
thuyết nghiên cứu, qua đó khẳng đònh được giá trò của đề tài. Để thiết kế một thực nghiệm
hay xây dựng chương trình thực nghiệm cần phải:
1. Xác đònh mục đích thực nghiệm
2. Xác đònh đối tượng thực nghiệm
3. Lựa chọn phương pháp, phương tiện để thực nghiệm
4. Xây dựng kế hoạch tiến hành thực nghiệm
5. Thu thập các kết quả thực nghiệm
6. Xử lí kết quả, phân tích, đánh giá để rút ra kết luận.
Trong một số trường hợp, người ta phải chọn đối tượng thực nghiệm và đối tượng đối
chứng để so sánh kết quả thực nghiệm. Ví dụ: với đề tài “Khảo sát tác dụng của tranh ảnh,
hình vẽ đối với việc nâng cao hiệu quả bài lên lớp”, lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được
chọn cần có trình độ tương đương và được tiến hành trong những điều kiện giống nhau; chỉ
khác ở chỗ: lớp thực nghiệm thì bài giảng sử dụng nhiều tranh ảnh, hình vẽ còn lớp đối

chứng thì không sử dụng tranh ảnh, hình vẽ. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được dạy
cùng một số bài, cùng một giáo viên, và cuối cùng thì kiểm tra cùng một đề để so sánh kết
quả. Để xác đònh độ tin cậy của kết quả thực nghiệm (tức sự khác biệt giữa lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng là có ý nghóa) cần phải kiểm nghiệm bằng các phương pháp thống kê.

27


4.4.6. Xây dựng hệ thống kết luận khoa học của đề tài
Từ các kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu rút ra hệ thống kết luận khoa học của đề
tài, từ đó nếu thấy cần thiết thì chính xác hóa tên và nhiệm vụ của đề tài.
4.5. VIẾT BÁO CÁO VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Điều cần quan tâm trước tiên là bố cục của bản báo cáo. Bố cục của một bản báo cáo
cần có tính logic, khoa học, cân đối và hợp lí. Cần chú ý đến sự cân đối về nội dung, số trang
của các chương, mục. Tuy nhiên với mỗi loại đề tài hay lónh vực nghiên cứu thường có những
cách trình bày riêng. Sau đây là một số dạng hay gặp:
4.5.1. Bố cục của một đề tài nghiên cứu về khoa học xã hội
• Trang đầu có thể ghi:
Tên đơn vò công tác
Họ tên tác giả
Tên đề tài
Loại công trình nghiên cứu (khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án).
Họ tên chức vụ người hướng dẫn khoa học
Nơi và năm hoàn thành công trình.
• Lời cảm ơn
Lời cảm ơn thường viết ngay sau trang đầu. Tác giả bày tỏ lòng tri ân với các tập thể, cá
nhân đã giúp đỡ mình trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Nên viết một cách tự
nhiên, giàu cảm xúc, tránh khuôn mẫu, hình thức chiếu lệ. (Chú ý quy đònh mới về luận án
tiến só không có lời cám ơn).
• Phần nội dung có thể gồm:

Mục lục
Danh mục các bảng biểu, hình vẽ, các chữ viết tắt
Sơ đồ cấu trúc đề tài nghiên cứu (nếu có nhiều vấn đề cần hệ thống).
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.1. Lòch sử vấn đề (có hoặc không)
1.2. Cơ sở lý luận:
- Các khái niệm có liên quan đến đề tài cần phải đưa ra để chính xác hoá, tránh hiểu
nhầm.
- Hệ thống các luận điểm làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài. Có thể trích dẫn nguyên
văn (để trong ngoặc kép “ …” nhưng cũng có thể dẫn theo ý tóm lược. Nhất thiết phải nêu
tài liệu nguồn [ , tr. …].
1.3. Cơ sở thực tiễn: thực trạng chứa vấn đề nghiên cứu (thực trạng tức là tình hình có vấn
đề cần phải xem xét), cần rút ra những khuyết điểm, yếu kém, tồn tại…, nguyên nhân của
nó, những vấn đề cần phải giải quyết.
(phần điều tra thực tế có thể tách riêng thành một chương)
28


Chương 2. <Trình bày các vấn đề đã nghiên cứu> (có thể tách làm nhiều chương)
Đây là phần quan trọng nhất vì nó chứa những ý tưởng mới, đóng góp mới của tác giả.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
Kiểm chứng giả thuyết mà tác giả đề xuất (tính khả thi, hiệu quả).
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Đối tượng thực nghiệm
3.3. Cách tiến hành thực nghiệm
3.4. Kết quả thực nghiệm
Kết luận
Phần này tóm tắt các kết quả của đề tài và ý kiến đề xuất, ứng dụng. Có thể để thành
một chương nếu nhiều nội dung và số trang.

4.5.2. Bố cục của một đề tài nghiên cứu về khoa học tự nhiên
Bố cục của một đề tài nghiên cứu về khoa học tự nhiên tương tự như bố cục của một đề
tài nghiên cứu về khoa học xã hội, có thể khác nhau một chút về trình bày, tên đề mục:
Chương 1. Tổng quan
1.1. Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu: ý nghóa, tầm quan trọng …
1.2. Lòch sử nghiên cứu
1.3. Nhận xét, đánh giá, bình luận
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí thuyết của việc nghiên cứu
2.2. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
Chương 3. Nội dung nghiên cứu và kết quả
3.1. Quá trình nghiên cứu
3.2. Những kết quả đã đạt được
3.3. Phân tích kết quả
3.4. Đánh giá, bàn luận, những vấn đề đã giải quyết và chưa được giải quyết
Chương 4. Kết luận
4.5.3. Cách viết công trình nghiên cứu
- Dựa vào đề cương để viết từng phần của báo cáo. Chú ý tính logic chặt chẽ của các
phần, các ý: toàn bộ công trình phải hướng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đề tài. Các tiêu
đề phải có sự liên kết logic cao, sắp xếp theo trật tự hợp lý.
- Có thể viết và sửa trực tiếp trên máy vi tính hoặc viết rồi sửa trên giấy. Nếu viết trên
giấy thì trước hết viết nháp trên các tờ giấy rời có đánh số trang, viết một mặt, dòng thưa có
chừa lề rộng để tiện cho việc sửa chữa. Sau khi đã sửa chữa nhiều lần (sắp xếp lại các ý, bỏ
những phần không cần thiết, thay đổi cách diễn đạt, sửa lại câu văn cho ngắn gọn, trong
sáng...) thì viết chính thức.
29


- Ngôn ngữ dùng trong báo cáo thuộc loại ngôn ngữ khoa học, vì vậy nó cần có tính
khách quan, chính xác. Để thể hiện điều này nên dùng câu khuyết chủ ngữ, câu vô nhân

xưng hay chủ ngữ không xác đònh.
- Giọng điệu phải thật bình thản và trang trọng, tránh dùng lối viết văn quá dễ dãi hay
quá cầu kỳ. Không nên dùng “tôi”, mà nên dùng “chúng tôi, tác giả/ người viết luận án/ luận
văn…
- Cần sử dụng từ đơn nghóa, mang sắc thái trung hòa về biểu cảm. Nên sử dụng thuật ngữ
đặc trưng phù hợp với chuyên môn, lónh vực nghiên cứu.
- Khi lập luận, nên sử dụng các câu ghép nhân – quả (vì … nên), điều kiện – kết quả
(nếu … thì).
- Để thể hiện quá trình tư duy nên dùng các từ liên kết: “Trước hết/ Đầu tiên … Sau đó
… Tiếp theo … Cuối cùng/ Để kết thúc …” ; “Như đã nói ở trêân …”; “Sau đây là …”; Tóm
lại …”; “Như vậy …”.
- Hành văn nên ngắn gọn, dễ hiểu, nội dung có trật tự logic.
- Có thể sử dụng chữ viết tắt đối với các cụm từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nếu cần
thiết, danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt cần liệt kê và để ở phần đầu của công trình.
- Các tranh vẽ, sơ đồ, biểu đồ nên đánh số thứ tự để tiện khi nhắc lại. Đầu đề của bảng
biểu ghi ở phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi ở phía dưới hình. Nếu bảng biểu, hình vẽ
trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang.
- Những nội dung cần nhấn mạnh nên trình bày theo một kiểu khác như chữ đậm/
nghiêng, sử dụng màu sắc …
- Chú ý trình bày phần mục lục sao cho thật hấp dẫn, nhìn vào là muốn đọc ngay.
4.5.4. Đánh số chương và các đề mục
Đánh số chương và các đề mục theo chữ số Ả rập 1, 2, 3…, nhiều nhất là 4 chữ số, số thứ
nhất chỉ số chương. Các đề mục cần có sự phân cấp rõ về hình thức (chữ in – thường, to nhỏ, đậm – nhạt, đứng - nghiêng …).
Ví dụ:
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1.
1.2.2.
1.2.2.1.

1.2.2.2.
4.5.5. Cách trích dẫn tài liệu
Trong các báo cáo khoa học, nhất là ở phần “Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu”, mọi ý
kiến không phải của riêng tác giả đều phải chỉ rõ nguồn gốc. Khi chỉ nguồn trích dẫn có thể
nêu tên tác giả, tài liệu hoặc số thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo và
được đặt trong ngoặc vuông, khi cần thì có cả số trang. Ví dụ “ … “ [14, tr. 25-27]. Tuy vậy
30


không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết. Không nên lạm dụng trích
dẫn chồng chất làm lu mờ ý tưởng người viết. Nên chú ý rằng, giá trò của công trình nghiên
cứu phần lớn là ở những ý kiến, nhận xét, phê phán thể hiện năng lực của người viết chứ
không phải ở những trích dẫn. Ý kiến của cá nhân là nòng cốt, trích dẫn chỉ nhằm làm rõ, nổi
bật thêm cho lí luận. Có hai loại trích dẫn: trích dẫn theo ý tưởng và trích dẫn nguyên văn.
a) Trích dẫn theo ý tưởng: nêu tóm tắt ý tưởng của tác giả, loại này chỉ cần nêu nguồn
trích dẫn, không để trong ngoặc kép.
b) Trích dẫn nguyên văn:
- Khi trích dẫn một đoạn ngắn thì để trong ngoặc kép.
- Khi trích dẫn một đoạn dài thì phải tách phần này thành một đoạn riêng, với lề trái lùi
vào thêm 2 cm, không phải đặt trong ngoặc kép.
4.5.6. Cách viết phần kết luận
Chỉ được coi là kết luận những gì rút ra một cách trực tiếp, lô gích, có căn cứ từ những sự
kiện, tài liệu đã thu được và đã được kiểm tra. Phần kết luận có thể gồm những nội dung sau:
- Khẳng đònh những kết quả nghiên cứu, những đóng góp mới của đề tài. Phần này nên
có những số liệu cụ thể để làm rõ những thành công, những kết quả đạt được, nêu bật giá trò
của đề tài nghiên cứu. Khi viết phần kết luận cần dựa vào nhiệm vụ đã đặt ra ở phần Mở
đầu để xem xét đề tài đã thực hiện được đến mức độ nào, cái gì đã làm được, chưa làm
được.
- Những hạn chế, dự kiến tương lai về hoàn thiện và áp dụng đề tài nghiên cứu vào thực
tiễn.

- Các ý kiến đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu. Chú ý tránh đề xuất vu vơ, không đi
từ các kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Cuối cùng cần có lời kết cho toàn bộ công trình. Không nên kết thúc một cách chiếu
lệ, làm người đọc cảm thất hụt hẫng, đột ngột.
4.5.7. Cách viết tài liệu tham khảo
+ Xếp riêng tài liệu tiếng Việt (kể cả tài liệu dòch) rồi đến tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
Xếp theo thứ tự ABC tên tác giả (nếu người nước ngoài theo họ tác giả); Tài liệu của một tổ
chức, cơ quan … thì thay tên tác giả bằng tên tổ chức, cơ quan phát hành tài liệu đó.
+ Ghi đủ theo trình tự: số thứ tự, họ tên tác giả, năm xuất bản (để trong ngoặc đơn), tên
sách, tập..., nhà xuất bản, nơi xuất bản.
+ Tên sách, tạp chí in nghiêng, dấu phẩy cuối tên.
+ Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách … thì tên bài báo
đặt trong ngoặc kép, trước tên tạp chí hay tên sách.

Ví dụ:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết đònh số 08/2000/QĐ ngày 30/3/2000 về việc ban
hành quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học và cao đẳng.
31


2. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
3. G.L Ruzavin (1993), Các phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật, Hà Nội.
4. Nguyễn Thò Sửu, Trònh Văn Biều (1996), “Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên là phương tiện đào tạo toàn diện có hiệu quả người giáo viên hoá học”, Kỷ yếu hội thảo
khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện
đại hoá đất nước”, tr. 140-146, Đại học quốc gia Hà nội -Trường ĐHSP.
5. Phạm Trung Thanh (1999), Phương pháp học tập và nghiên cứu của sinh viên Cao đẳng
Đại học, NXB Giáo dục.

4.5.8. Hình thức trình bày luận án tiến só và luận văn thạc só
Luận văn thạc só từ 15.000 đến 25.000 chữ. Về hình thức, chế bản, cách trình bày tương tự
như luận án tiến só.
Luận án in trên giấy A4, dày không quá 150 trang (khoảng 45.000 chữ), không kể phụ
lục. Đối với lónh vực khoa học xã hội thì có thể đến 200 trang. Đầu luận án có trang phụ bìa,
lời cam đoan, mục lục, danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục
các hình vẽ và đồ thò, cuối có danh mục công trình của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Luận án sử dụng chữ VnTime (Roman) cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc
tương đương; dãn dòng 1,5 lines; lề trên 3,5 cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm. Số
trang đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang giấy.
4.5.9. Viết tóm tắt luận án
Tóm tắt luận án được trình bày nhiều nhất trong 24 trang in trên 2 mặt giấy khổ A5, cỡ
chữ VnTime 11 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; dãn dòng Exactly 17 pt; lề
trên, lề dưới, lề trái, lề phải đều là 2 cm. Tóm tắt luận án phải phản ánh trung thực kết cấu,
bố cục và nội dung của luận án, phải ghi đầy đủ toàn văn kết luận của luận án. Cuối bản tóm
tắt luận án là danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án
với đầy đủ thông tin về tác giả, năm xuất bản, tên bài báo, tên tạp chí, số, số trang của bài
báo trên tạp chí. Danh mục này có thể in trên bìa 3 của tóm tắt luận án (5). Trang bìa 1 và 2
của tóm tắt luận án xem phần phụ lục cuối tài liệu.
4.6. CÔNG BỐ, BẢO VỆ VÀ ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN.
4.6.1. Viết tóm tắt chuẩn bò cho bảo vệ
Khi bảo vệ, thông thường trong thời gian chừng 20 – 30 phút, người nghiên cứu phải trình
bày trước hội đồng các nội dung sau:
-

- Tên đề tài
Lý do chọn đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Phương pháp nghiên cứu


-

Các kết quả đã đạt được

Để việc trình bày có kết quả, cần chuẩn bò tốt bản tóm tắt các nội dung sẽ báo cáo. Báo
cáo cần ngắn gọn, đủ ý, điều đặc biệt quan trọng là phải làm nổi bật được các thành tựu,
đóng góp, giá trò của đề tài. Nên sử dụng các phương tiện nghe nhìn để báo cáo thêm trực
32


quan và sinh động. Thiết kế nội dung báo cáo trên phần mềm trình diễn Powerpoint, chuẩn bò
các bảng số liệu, hình vẽ, sơ đồ, mẫu vật để minh hoạ.
4.6.2. Bảo vệ trước hội đồng
- Trình bày ngắn gọn, đầy đủ, khúc chiết. Cần biết chọn lọc cái gì nên nói, cái gì không
nên nói. Mạnh dạn cắt bỏ những phần rườm rà, không thật cần thiết làm loãng trọng tâm và
sự tập trung của người nghe.
- Trước khi đi vào chi tiết cần giới thiệu sơ lược bố cục (dàn ý nội dung) của đề tài
nghiên cứu.
- Bám sát các tiêu chí đánh giá một công trình khoa học. Chú ý nhấn mạnh những điểm
mới, những đóng góp, thành công của đề tài.
- Bình tónh và tự tin, không hấp tấp, vội vã khi trình bày và khi trả lời câu hỏi.
- Trân trọng các ý kiến nhận xét, chú ý lắng nghe, thành khẩn tiếp thu những góp ý đúng.
Những ý kiến chưa chính xác, nếu thấy cần thiết, nên giải thích một cách khiêm tốn và lòch
thiệp.

33


Chương 5
ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


5.1. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHUNG
Với mỗi loại công trình nghiên cứu khoa học có một mục đích, yêu cầu khác nhau. Có
loại đặt trọng tâm là hiệu quả kinh tế, có loại đặt trọng tâm về ý nghóa khoa học, tính mới
mẻ, sáng tạo... Vì vậy việc đánh giá mỗi loại công trình nghiên cứu khoa học được xét theo
một hệ tiêu chí riêng. Tuy nhiên có thể tìm thấy trong đó những điểm chung là:
-

Số lượng và chất lượng các thông tin mới của công trình;

-

Tính đúng đắn và độ tin cậy của các phương pháp, phương tiện đã sử dụng để nghiên
cứu;

-

Giá trò của công trình về mặt khoa học;

-

Khả năng vận dụng vào thực tế;

-

Giá trò của công trình về hiệu quả kinh tế, xã hội …

-

Hình thức trình bày.


5.2. ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU CÁC ĐỀ TÀI NCKH
Đánh giá các đề tài cấp cơ sở, cấp bộ …

Stt

Tiêu chuẩn

1

Mức độ đáp ứng mục tiêu, nội dung, sản
phẩm, thời gian và các yêu cầu khác đã
đăng ký.
Ý nghóa khoa học, tính sáng tạo (giải
pháp hữu ích, sáng chế…)
Khả năng áp dụng phát triển sau khi kết
thúc.
Mức độ thực hiện các quy đònh quản lý
tài chính.
Cộng

2
3
4

Điểm tối
đa
20
15
15

10
60

Kết quả xếp loại theo điểm bình quân các thành viên trong hội đồng:
Điểm tổng cộng
34

Đánh giá


Dưới 30
30 đến 40
41 đến 55
56 đến 60

Không nghiệm thu
Đạt
Khá
Tốt

5.3. ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
5.3.1. Nhận xét luận án ở Hội đồng cơ sở
Theo hướng dẫn đánh giá luận án tiến só số 8217 / SĐH của Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày
01/9/2000 [6]; bản nhận xét luận án ở Hội đồng cơ sở cần nêu rõ các nội dung sau:
- Ý nghóa khoa học của đề tài.
- Sự hợp lý và độ tin cậy của các phương pháp nghiên cứu.
- Đánh giá các kết quả đạt được, những đóng góp mới và giá trò của những đóng góp đó.
- Những ưu điểm, thiếu sót; những điểm cần bổ sung, sửa chữa.
- Nhận xét về chất lượng các bài báo đã được công bố của nghiên cứu sinh. Khẳng đònh
các bài báo đó có chứa đựng nội dung chủ yếu của luận án hay chưa.

- Kết luận về nội dung và hình thức của luận án có đáp ứng được yêu cầu của một luận
án tiến só và có thể bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước hay chưa.
5.3.2. Nhận xét luận án ở Hội đồng nhà nước
Theo hướng dẫn đánh giá luận án tiến só số 8217 / SĐH của Bộ Giáo dục & Đào tạo [6];
bản nhận xét luận án ở Hội đồng nhà nước của các phản biện cần nêu rõ các nội dung sau:
- Tính cần thiết, thời sự, ý nghóa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Sự không trùng lặp của đề tài so với các công trình, luận văn, luận án đã công bố ở
trong và ngoài nước; tính trung thực, rõ ràng và đầy đủ trong trích dẫn tài liệu tham
khảo.
- Sự phù hợp của tên đề tài với nội dung , giữa nội dung và chuyên ngành.
- Độ tin cậy và tính hiện đại của các phương pháp đã sử dụng để nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu mới của tác giả; đóng góp mới cho sự phát triển khoa học chuyên
ngành; đóng góp mới phục vụ cho sản xuất, kinh tế, quốc phòng, xã hội và đời sống. Ý
nghóa khoa học, giá trò và độ tin cậy của các kết quả đó.
- Ưu điểm và nhược điểm về nội dung , kết cấu và hình thức của luận án.
- Nội dung luận án đã được công bố trên tạp chí, kỷ yếu hội nghò khoa học nào và giá trò
khoa học của các công trình đã công bố.
- Kết luận chung cần khẳng đònh mức độ đáp ứng các yêu cầu của một luận án tiến só;
bản tóm tắt luận án có phản ánh trung thành nội dung của luận án hay không; luận án
có thể đưa ra bảo vệ để nhận học vò tiến só được hay không.
5.3. ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NCKH CỦA SINH VIÊN

35


Theo hướng dẫn số 1907/KHCN của Bộ Giáo dục & Đào tạo o6ổ chức xét tặng Giải
thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” [7]; các tiêu chuẩn chấm điểm công trình nghiên
cứu khoa học của sinh viên gồm có:
Stt
Tiêu chuẩn

1 Nội dung khoa học
2 Phương pháp nghiên cứu
3 Hiệu quả kinh tế, xã hội, giáo dục … (tùy theo tính chất của
từng đề tài)
4 Cách trình bày công trình (bố cục, diễn đạt, sơ đồ, hình vẽ,
hình thức …)
Điểm tổng cộng tối đa là 10 điểm, từng phần chấm đến 0,25 điểm.

36

Điểm
Từ 7 đến 8 điểm

Từ 3 đến 2 điểm


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Khánh Bằng (1993), Tổ chức quá trình dạy học đại học, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục (1984), Quy chế về việc làm khóa luận, luận văn tốt nghiệp ở các trường đại
học sư phạm - quyết đònh số 3047/ĐTBĐ ngày 15/12/1984.
3. Bộ Giáo dục (1984), Thông tư số 30 ngày 17/12/1984 hướng dẫn thực hiện quy chế về
việc làm khóa luận, luận văn tốt nghiệp ở các trường Đại học Sư phạm.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết đònh số 08/2000/QĐ ngày 30/3/2000 về việc ban
hành quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học và cao đẳng.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quy chế đào tạo sau đại học (Ban hành kèm theo Quyết
đònh số 18/2000/QĐ ngày 08/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Hướng dẫn đánh giá luận án tiến só số 8217 / SĐH ngày
01/9/2000.
7. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2002), Hướng dẫn về việc tổ chức xét tặng Giải thưởng “Sinh
viên nghiên cứu khoa học” số 1907/KHCN ngày 13/3/2002.

8. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXBGD.
9. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận NCKH, Hà Nội.
10. Phan Dũng (1991), Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật, Đại học Tổng hợp
TPHCM.
11. Phan Dũng (1992), Làm thế nào để sáng tạo? Đại học Tổng hợp TPHCM.
12. Từ Điển (1996), Điều tra thăm dò dư luận, NXB Thống kê, Hà Nội.
13. Vũ Gia (2000), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo, NXB Thanh niên.
14. Nguyễn Văn Lê (1995), Phương pháp luận NCKH, TP. HCM.
15. Nguyễn Xuân Nghóa (1995), Phương pháp và kó thuật trong nghiên cứu xã hội, TP.HCM.
16. Hà Thế Ngữ, Đức Minh, Phạm Hoàng Gia (1974), Bước đầu tìm hiểu phương pháp
NCKHGD, Hà Nội.
17. Hoàng Đức Nhuận (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và phương pháp luận
nghiên cứu khoa học giáo dục (Đề cương bài giảng, lớp cao học Viện khoa học gíao dục)
TP.Hồ Chí Minh.
18. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghóa Việt Nam, Luật giáo dục (2001), NXB Chính
trò Quốc gia.
19. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB
Đại học quốc gia Hà Nội.
20. G.L Ruzavin (1993), Các phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật.
21. Phạm Trung Thanh (1999), Phương pháp học tập và nghiên cứu của sinh viên Cao đẳng
Đại học, NXB Giáo dục.
22. Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thò Lý (2000), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học trong sinh viên, NXB KHKT Hà Nội.
23. Lê Tử Thành (1995), Logic học và phương pháp luận NCKH, TP. HCM.
24. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, TP. HCM.
25. Đức Uy (1991), Tâm lý học sáng tạo, NXBGD.
26. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận NCKH, Hà Nội.
27. Brian Allison (1996), Research skills for students, Singapore.
37



28. Rob Barner (1995), Successful study for degrees, London.
29. Pat Cryer (1996), The research student,s guide to success, USA.
30. W. Lawrence Neuman (1997), Social Research Methods, USA.

38


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. Mẫu bìa của luận án có in chữ nhũ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CHỦ QUẢN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

TÊNCƠ SỞ ĐÀO TẠO

Họ và tên tác giả luận án

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ……………………………….
(ghi ngành của học vò được công nhận)

TÊN THÀNH PHỐ - NĂM …

39



PHỤ LỤC 2. Mẫu trang phụ bìa luận án

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CHỦ QUẢN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Họ và tên tác giả luận án

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Chuyên ngành:
Mã số:
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ……………………………….
(ghi ngành của học vò được công nhận)

Người hướng dẫn khoa học:
1.
2.

TÊN THÀNH PHỐ - NĂM …

40


PHỤ LỤC 3. Mẫu trang bìa 1 tóm tắt luận án (khổ A5)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CHỦ QUẢN CƠ SỞ ĐÀO TẠO


TÊNCƠ SỞ ĐÀO TẠO

Họ và tên tác giả luận án

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Chuyên ngành:
Mã số:

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ……………………………….
(ghi ngành của học vò được công nhận)

TÊN THÀNH PHỐ - NĂM …

41


PHỤ LỤC 4. Mẫu trang bìa 2 tóm tắt luận án (khổ A5)
(tóm tắt luận án in 2 mặt kể cả bìa)

Công trình được hoàn thành tại
……………………………………………………………
Người hướng dẫn khoa học:
…………………………………………………………..
(ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vò)

Phản biện 1:
………………………………..……………………
………………………………………………………
Phản biện 2:

……………………………………………………..
……………………………………………………..
Phản biện 3:
…………….………………………………………
…………………..…………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp
Nhà nước tại
…………………………………………………………………
……
Vào hồi . . . . . giờ . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . . năm . .
...
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện . . . . . . . . . . . . . . . .
...
.................................................

42


PHỤ LỤC 5. Bìa luận văn thạc só

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

HỌ TÊN TÁC GIẢ

TÊN ĐỀ TÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM …

43


PHỤ LỤC 6. Phụ bìa luận văn thạc só

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

HỌ TÊN TÁC GIẢ

TÊN ĐỀ TÀI
Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học hoá học
Mã số: 62 14 10 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: . . . . . . . . . . . . . . . .

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM …

44


×