Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.49 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRỊNH VĂN ĐÍCH

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Kĩ thuật công nghiệp
Mã số: 9.14.01.11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2020


LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG VĂN NGHĨA

Phản biện 1: PGS.TS Phạm Ngọc Thắng
Trường ĐHSPKT Hưng Yên

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Trọng Khanh
Trường ĐHSP Hà Nội

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Quốc Cường
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp trường họp tại


Trường đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi…...giờ…..., ngày…...tháng…...năm 2020

Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viện Quốc gia;
- Thư viện Trường đại học Sư phạm Hà Nội


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ XII, về nhiệm vụ “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo;
phát triển nguồn nhân lực”, Đảng ta đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”.
Một trong những biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh (HS) là xây dựng và sử dụng trò chơi học tập hấp dẫn và bổ ích.
Trong dạy học ở phổ thông, nếu xây dựng được các trò chơi học
tập phù hợp sẽ tạo cho HS hứng thú học tập. Qua tham gia các trò chơi,
HS được cung cấp thêm kiến thức, rèn luyện kĩ năng một cách tự giác và
tích cực. Học thông qua “chơi” sẽ tạo cho HS tâm lí “được” học, nhờ đó
mà chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học sẽ được nâng cao. Sử
dụng trò chơi còn có ích lợi trong việc nâng cao tính hợp tác cho HS.
Từ năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi khoa học kĩ
thuật (KHKT) hằng năm dành cho HS trung học. Xét dưới một góc độ
nào đó, có thể coi cuộc thi này cũng là một trò chơi dạy học với quy mô,
mức độ và ích lợi rất lớn.
Môn Công nghệ (CN) là môn học có tính thực tiễn cao, nhiều nội

dung tạo thuận lợi cho việc xây dựng trò chơi dùng trong dạy học. Trong
dạy học CN, trò chơi (TC) với các nội dung thuộc lĩnh vực kĩ thuật sẽ
mang lại ích lợi nhiều mặt cho quá trình dạy học môn học. Tuy nhiên,
việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học CN ở trường phổ thông
vẫn chưa được chú trọng và phát triển mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là
thiếu trò chơi đáp ứng được yêu cầu. Nhiều giáo viên (GV) muốn triển
khai nhưng còn lúng túng trong khâu xây dựng và sử dụng trò chơi trong
dạy học.


2

Vì vậy, tác giả chọn đề tài luận án của mình là “Xây dựng và sử
dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học
phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật (TCKT)
trong quá trình dạy học môn CN ở trường trung học phổ thông (THPT)
nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS, giúp HS phát triển năng lực
nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề, qua đó góp phần nâng cao chất
lượng dạy học môn học ở trường THPT.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy và học môn CN ở
trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các trò chơi trong dạy học
môn CN ở trường THPT.
3.3. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về xây
dựng và sử dụng TCKT trong dạy học môn CN lớp 11, 12 ở trường
THPT.
4. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng và sử dụng TCKT trong dạy học môn CN ở trường
THPT thì sẽ tạo được hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, sáng tạo
của HS, góp phần phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề
qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lí thuyết về trò chơi, trò chơi giáo dục, trò chơi
dạy học, TCKT.
5.2. Khảo sát thực trạng việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong
dạy học môn CN ở trường THPT.
5.3. Xây dựng TCKT và nghiên cứu phương pháp sử dụng chúng
trong dạy học môn CN ở trường THPT.


3

5.4. Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các TCKT
đã xây dựng cũng như phương pháp sử dụng chúng trong dạy học CN.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận như: phân tích, tổng hợp,
hệ thống hóa, khái quát hóa,… để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát, điều tra
bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm,… để xây
dựng cơ sở thực tiễn và kiểm nghiệm biện pháp đã đề xuất của đề tài.
6.3. Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lí kết quả
thu thập được trong khảo sát và kiểm nghiệm, đánh giá.
7. Đóng góp mới của luận án
7.1. Xây dựng được hệ thống lí luận về TCKT. Trong đó tập trung
xây dựng khái niệm, đặc điểm của TCKT; quy trình xây dựng và sử dụng
TCKT trong dạy học.
7.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học môn CN ở THPT dưới

góc độ xây dựng và sử dụng TCKT.
7.3. Đề xuất được qui trình xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong
dạy học môn Công nghệ ở trung học phổ thông.

7.4. Với những quy trình đã đề xuất, đề tài đã xây dựng và hướng
dẫn cách sử dụng các TCKT trong quá trình dạy học môn CN ở THPT.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú lí luận về
TCKT, đề xuất được một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy
học môn CN ở THPT.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, cấu trúc của
luận án bao gồm 3 chương sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng
trò chơi trong dạy học.


4

Chương 2. Xây dựng và sử dụng TCKT trong dạy học môn CN.
Chương 3. Kiểm nghiệm và đánh giá.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TRÒ CHƠI
TRONG DẠY HỌC
Mục này trình bày khái quát, ngắn gọn tình hình nghiên cứu về trò
chơi tiêu biểu là các nghiên cứu của nhà triết học lớn thời cổ đại là
Platon, các nghiên cứu của V.Vunt và G.V. Plekhanov, các nghiên cứu
trong lĩnh vực kinh tế của Fiona Carmichael, các nghiên cứu về trò chơi
học tập của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trò chơi học tập không chỉ tạo hứng
thú học tập mà còn đóng vai trò dạy học, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học; khi khoa học, công nghệ phát triển thì TCKT có điều kiện để
phát triển nhưng cho đến nay việc xây dựng và sử dụng TCKT chưa được
nghiên cứu về lí luận cũng như ứng dụng trong dạy học CN ở THPT.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Trò chơi
Mục này trình bày kết quả nghiên cứu về một số khái niệm có liên
quan như: “chơi”, “hoạt động chơi” và tập trung nghiên cứu xây dựng
khái niệm “trò chơi”. Qua sự phân tích các quan niệm, ý kiến về trò chơi,
qua xem xét nội dung và mục đích của trò chơi hiện nay, có thể hiểu: Trò
chơi (TC) là một loại hoạt động có mục đích nhất định, có những quy
định, những luật lệ buộc người chơi phải tuân theo. Trò chơi tạo cho
người (một hoặc nhiều người) tham gia được vui chơi, giải trí, rèn luyện


5

trí tuệ, sức lực. Đồng thời, trò chơi còn là hoạt động rèn luyện cho người
chơi cả về phẩm chất như lòng kiên trì, sự tự tin, sự tương trợ giúp đỡ
cộng đồng, phát triển mối quan hệ tập thể.
Luận án cũng trình bày việc phân loại trò chơi. Tùy theo các dấu
hiệu đặc trưng hoặc quan điểm khác nhau mà có nhiều cách phân loại trò
chơi khác nhau. Chẳng hạn có thể chia ra: trò chơi nhại lại và trò chơi
sáng tạo hay kiến tạo; trò chơi dân gian và trò chơi hiện đại; trò chơi thi
đấu, có tính chất tranh đua và trò chơi không tranh đua; trò chơi giải trí,
tiêu khiển và trò chơi công vụ; trò chơi dùng sức lực thể chất và trò chơi
trí tuệ; trò chơi phát triển nhận thức và trò chơi vận động.
1.2.2. Trò chơi dạy học
Từ kết quả phân tích các quan niệm khác nhau về trò chơi dạy học,

có thể rút ra kết luận: Trò chơi dạy học là những trò chơi có nội dung
gắn liền với nội dung dạy học, được GV xây dựng, lựa chọn để sử dụng
một cách chủ động vào quá trình dạy học nhằm tạo hứng thú học tập,
tăng tính tích cực học tập cho người học và góp phần đạt được mục tiêu
dạy học.
1.2.3. Trò chơi kĩ thuật và trò chơi kĩ thuật trong dạy học
Có thể coi TCKT là các trò chơi trong lĩnh vực kĩ thuật, có nội
dung liên quan đến kĩ thuật.
Kết hợp khái niệm trò chơi và khái niệm kĩ thuật, có thể hiểu: Trò
chơi kĩ thuật là một loại trò chơi mà nội dung, tính chất của hoạt động
chơi có liên quan hoặc thuộc về lĩnh vực kĩ thuật. Trò chơi kĩ thuật đòi
hỏi luật chơi phải tuân theo những nguyên tắc, quy định chặt chẽ của
hoạt động khoa học, kĩ thuật.
Và: “Trò chơi kĩ thuật trong dạy học là một loại trò chơi mà nội
dung, tính chất của hoạt động chơi bám sát nội dung các môn học kĩ
thuật. Mục đích của trò chơi kĩ thuật trong dạy học là giúp người chơi
rèn luyện nắm vững và nâng cao kiến thức, phát triển tư duy; đồng thời


6

rèn luyện cho người chơi cả về phẩm chất như lòng kiên trì, sự tự tin, kĩ
năng làm việc nhóm và tốc độ xử lí tình huống học tập”.
1.3. LÍ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI DẠY HỌC
1.3.1. Chơi và hoạt động chơi
Mục này trình bày một số quan niệm về thuật ngữ “chơi” và hoạt
động chơi của con người. Có thể hiểu: Chơi là hoạt động nhằm cho vui,
chủ yếu để giải trí hoặc nghỉ ngơi. Hoạt động chơi là hình thái đặc biệt
của sự chơi và chỉ có ở con người. Hoạt động chơi là dạng chơi có ý
thức, cả nội dung văn hóa xã hội, dựa trên các chức năng tâm lí cấp cao

và chỉ có ở người, không có ở động vật.
1.3.2. Phân loại trò chơi
Trò chơi là một hoạt động phong phú, có thể tiến hành trong nhiều
điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng khác nhau. Có thể phân chia trò chơi ra
một số loại như sau:
a) Phân loại trò chơi theo cách tiếp cận, có thể chia ra: theo tiếp
cận văn hoá, tiếp cận lịch sử, tiếp cận tâm lí, tiếp cận chức năng,...
b) Phân loại trò chơi theo chức năng dạy học, có thể chia ra: trò
chơi phát triển nhận thức, trò chơi phát triển cảm giác và tri giác, trò chơi
phát triển và rèn luyện trí nhớ, trò chơi phát triển tưởng tượng và tư
duy,...
c) Phân loại trò chơi theo cách thức tiến hành, có thể chia ra: trò
chơi đồng thời, trò chơi tuần tự, trò chơi hợp tác, trò chơi không hợp tác
và trò chơi N người chơi.
1.3.3. Chức năng dạy học của trò chơi
Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau, có thể thấy trò
chơi trong dạy học có những chức năng cơ bản sau: 1) Xây dựng mối
quan hệ tập thể; 2) Cải thiện khả năng giao tiếp; 3) Phát triển kĩ năng
thuyết trình; 4) Rèn luyện trí nhớ; 5) Rèn luyện tính sáng tạo; 6) Học kĩ
năng phán đoán; 7) Học kĩ năng “đánh lạc hướng”; 8) Rèn luyện hành vi


7

tôn trọng luật lệ; 9) Học cách làm chủ thái độ đối với thành công và thất
bại: 10 Cải thiện kĩ năng tự quản; 11) Tạo hứng thú học tập; 12) Góp
phần phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề của HS.
1.3.4. Một số vấn đề cơ bản về lí thuyết trò chơi
Lí thuyết trò chơi đã được nghiên cứu nhiều nhưng chủ yếu được
dành cho các nhà nghiên cứu về xã hội học, kinh tế học, dạy cho sinh

viên đại học các trường thuộc khoa học xã hội như : kinh tế, quản trị kinh
doanh, quan hệ quốc tế,… Có thể thấy rằng, những quy luật và cấu trúc
của trò chơi trong xã hội, kinh tế, quản trị kinh doanh,… cũng là cơ sở để
nghiên cứu xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học.
1.4. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG
DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.4.1. Phân loại trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ
a) Phân loại theo nội dung môn học:
Nội dung chính của môn CN 11, CN 12 bao gồm 5 lĩnh vực chính:
vẽ kĩ thuật, cơ khí, động cơ đốt trong, kĩ thuật điện và kĩ thuật điện tử.
Như vậy, theo nội dung môn học, có thể chia TCKT dùng trong dạy học
CN ra 5 loại: TCKT về vẽ kĩ thuật, TCKT về cơ khí, TCKT về động cơ
đốt trong, TCKT về kĩ thuật điện và TCKT về kĩ thuật điện tử.
b) Phân loại theo các hoạt động dạy học:
Có thể chia TCKT dùng trong dạy học CN ra các loại: TCKT sử
dụng trong hoạt động khởi động, TCKT sử dung trong hoạt động hình
thành kiến thức mới, TCKT sử dụng trong hoạt động củng cố kiến thức,
TCKT sử dụng trong hoạt động thực hành, luyện tập, hệ thống hóa, củng
cố hoặc vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn.
c) Phân loại theo cách thức tiến hành trò chơi: Như đã trình bày
trong tiểu mục 1.3.2, theo cách thức tiến hành chơi, có thể chia ra loại trò
chơi cá nhân (một người chơi) và trò chơi tập thể (N người chơi). Trò chơi


8

dạy học nói chung hay TCKT trong dạy học CN nói riêng thuộc loại trò
chơi tập thể. Khi đó, theo cách thức tiến hành có thể chia ra: TCKT đồng
thời, TCKT tuần tự, TCKT hợp tác, TCKT không hợp tác hoặc đối kháng.
Trong dạy học CN, để thuận tiện cho việc sử dụng trò chơi trong

dạy học, thường sử dụng cách phân loại theo các hoạt động dạy học.
1.4.2. Đặc điểm và tiêu chí của trò chơi kĩ thuật trong dạy học
1.4.2.1. Đặc điểm của trò chơi kĩ thuật trong dạy học
TCKT trong dạy học có những đặc điểm sau:
- Mang đầy đủ tính chất của trò chơi.
- Nội dung, cách thức tiến hành gắn với mục tiêu, nội dung dạy học.
- Thời gian, thời điểm tiến hành được xác định phù hợp với quá trình
dạy học.
- Trò chơi phải phải có nội dung kĩ thuật phù hợp với người chơi.
- Người chơi phải có kiến thức, kĩ năng nhất định về kĩ thuật.
1.4.2.2. Một số tiêu chí cơ bản của trò chơi kĩ thuật trong dạy học
TCKT sử dụng trong dạy học phải được thể hiện bằng những tiêu
chí sau:
- Tạo được hứng thú cho HS trong quá trình tham gia trò chơi.
- TC phải phản ánh nội dung dạy học, gắn kết chặt chẽ với tiến trình dạy học.
- Thời gian tiến hành trò chơi hợp lí, phù hợp, không gây ảnh hưởng tới thời
gian dành cho những nội dung chính của giờ/tiết dạy.
- Phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lí HS.
- An toàn cho người và thiết bị dạy học trong quá trình sử dụng.
- Góp phần rèn luyện trí nhớ, phát triển tư duy kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng kĩ
thuật.
- Khai thác tối đa các phương tiện, thiết bị kĩ thuật với liều lượng sử dụng sao
cho có hiệu quả cao nhất.

1.4.3. Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong dạy học môn Công nghệ


9

1.4.3.1. Cơ sở của việc xây dựng trò chơi kĩ thuật

Để xây dựng TCKT phục vụ cho việc dạy học phải dựa vào các cơ
sở sau:
- Căn cứ vào mục tiêu và nội dung dạy học.
- Căn cứ vào cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Căn cứ vào trình độ và năng lực nhận thức của HS.
Ngoài ra, khi xây dựng TCKT cũng cần phải quan tâm tới yếu tố
thời lượng để tổ chức hoạt động chơi phù hợp và hiệu quả.
1.4.3.2. Các nguyên tắc xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong dạy học
* Nguyên tắc 1: Trò chơi phải góp phần thực hiện mục tiêu dạy học.
* Nguyên tắc 2: Nội dung trò chơi phải gắn với nội dung dạy học
và mang tính tranh đua.
* Nguyên tắc 3: Không ảnh hưởng tới thời lượng dạy học của lớp
và các lớp học khác trong nhà trường.
* Nguyên tắc 4: Trò chơi phải đảm bảo tính giáo dục.
1.4.3.3. Quy trình xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong dạy học
Dựa theo lí thuyết về trò chơi, đặc điểm của trò chơi nói chung và
TCKT nói riêng, có thể rút ra quy trình xây dựng TCKT dùng trong dạy
học bao gồm 3 bước chủ yếu sau:
* Bước 1: Xác định mục đích, nội dung và thời lượng của trò chơi.
Trò chơi dạy học phải được xây dựng, lựa chọn sao cho đạt được
mục tiêu dạy học. Nội dung trò chơi phải gắn với nội dung dạy học. Tên
trò chơi phải ngắn gọn, hấp dẫn và phải thể hiện được nội dung trò chơi.
* Bước 2: Xây dựng thể lệ, quy định của trò chơi.
GV phải xây dựng được thể lệ, quy định của trò chơi, nghiên cứu
kĩ cách thức chơi và cách tổ chức trò chơi, xác định tiến trình của trò
chơi, hình thức tổ chức và những điều kiện, phương tiện cần thiết để thực


10


hiện trò chơi. Có thể coi đây cũng là bước phác thảo “đề trò”, “luật trò”
và “thưởng phạt” trong cấu trúc của trò chơi.
Sau khi phân tích nội dung dạy học, xây dựng trò chơi, GV xây
dựng cách thức và thời điểm tiến hành trò chơi. Cách thức tiến hành dựa
vào mục tiêu và nội dung của trò chơi, số HS trong lớp và điều kiện về
thiết bị, môi trường học tập. Thời điểm tiến hành phụ thuộc ý đồ xây
dựng trò chơi, mục tiêu cụ thể như trò chơi trong thời điểm khởi động,
trò chơi tìm hiểu kiến thức, trò chơi củng cố kiến thức cho HS.
* Bước 3: Hoàn thiện và soạn thảo nội dung trò chơi
GV có thể trao đổi xin ý kiến bộ môn, đồng nghiệp về tên gọi, nội
dung trò chơi để tham khảo về độ hấp dẫn, tính khả thi, hiệu quả của trò
chơi. Sau đó, GV lựa chọn trò chơi sẽ tiến hành hoàn thiện toàn bộ nội
dung trò chơi. Nội dung trò chơi là một văn bản bao gồm: tên trò chơi,
hướng dẫn luật chơi, quy định thưởng phạt khi chơi và có thể cả những
điều nhận được sau khi chơi về khía cạnh học tập.
Có thể tóm tắt quy trình xây dựng TCKT dùng trong dạy học qua
sơ đồ trên hình 1.1.
Bước 1:
Xác định mục đích, nội dung và thời lượng của trò chơi

Bước 2:
Xây dựng thể lệ, quy định của trò chơi

Bước 3:
Hoàn thiện và soạn thảo nội dung trò chơi

Hình 1.1. Quy trình xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong dạy học


11


1.4.4. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học
1.4.4.1. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong giờ học trên lớp
* Bước 1: Chuẩn bị
- Lựa chọn hoặc xây dựng trò chơi. Khi chuẩn bị bài lên lớp, GV
lựa chọn trò chơi phù hợp hoặc xây dựng trò chơi.
- Phân tích trò chơi: xem xét, dự kiến trò chơi này nhằm mục đích
gì, sử dụng vào lúc nào, điều kiện để tổ chức; cần hỗ trợ gì v.v…
- Soạn bài: dự kiến thời điểm đưa ra trò chơi, HS có thể sẽ gặp
những khó khăn gì, GV có thể phải gợi ý những điểm nào v.v…
- Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ (nếu cần). Đối với TCKT, đôi khi
phương tiện hỗ trợ sẽ quyết định đến thành bại của việc tổ chức trò chơi.
Bước 1: Chuẩn bị
1. Lựa chọn hoặc xây dựng trò chơi.
2. Phân tích trò chơi.
3. Soạn bài và chuẩn bị phương tiện hỗ trợ
cần thiết.

Bước 2: Tổ chức hoạt động chơi
1. Công bố trò chơi, phổ biến thể lệ, quy
định của trò chơi
2. Tổ chức hoạt động chơi.
3. Kết thúc: đánh giá kết quả, nhận xét.

Bước 3: Rút kinh nghiệm
1. Đánh giá kết quả công việc đã tiến hành.
2. Điều chỉnh nội dung, phương tiện hỗ trợ
và quá trình sử dụng trò chơi (nếu cần).

Hình 1.2. Quy trình sử dụng trò chơi kĩ thuật trong giờ học trên lớp.

* Bước 2: Thực hiện


12

- Công bố trò chơi: giới thiệu tên trò chơi; phổ biến thể lệ, quy định
của trò chơi; tuyên bố thưởng phạt; giao phương tiện phục vụ trò chơi.
- Tổ chức hoạt động chơi. Tùy vào tình hình cụ thể mà GV có
những gợi ý, hỗ trợ, hướng dẫn phù hợp, kịp thời.
- Kết thúc: đánh giá kết quả, nhận xét. Ngoài đánh giá về chơi, GV
cần giúp HS rút ra được những bổ ích về kiến thức, kĩ năng mà HS cần.
* Bước 3: Rút kinh nghiệm
- Đánh giá kết quả công việc đã tiến hành.
- Điều chỉnh nội dung trò chơi, phương tiện hỗ trợ và quá trình sử
dụng trò chơi (nếu thấy cần).
Có thể tóm tắt quy trình sử dụng TCKT trong giờ học trên lớp qua
sơ đồ trên hình 1.2.
1.4.4.2. Sử dụng trò chơi kĩ thuật ngoài giờ học trên lớp
TCKT cũng có loại được sử dụng ngoài giờ lên lớp với mục đích
tạo hứng thú học tập và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn
đề thực tiễn. Các loại trò chơi này thường là đề tài, dự án kĩ thuật trong
các cuộc thi robocon, thi KHKT, thi theo chủ đề giáo dục STEM,...
1.5. THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Với phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn (111 GV
trong toàn quốc), đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng tình hình thiết kế
và sử dụng TCKT trong dạy học CN ở THPT. Kết quả khảo sát cho thấy:
- Việc dụng trò chơi trong dạy học môn CN ở THPT đã được nhiều
GV quan tâm, mong muốn nhưng việc thực hiện còn gặp khó khăn và
quan điểm với cách làm vẫn còn khác nhau.

- Việc sử dụng TCKT giúp cho HS có hứng thú học tập, từ đó nâng
cao được chất lượng dạy học. Ngoài ra, việc sử dụng trò chơi trong dạy
học còn giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.


13

- Vì đặc thù của môn CN là môn học mang tính chất kĩ thuật ứng
dụng nên các TCKT cần gắn với thực tiễn.
- Hầu hết các ý kiến đều cho rằng GV còn gặp khó khăn, lúng túng
trong việc thiết kế, chuẩn bị và sử dụng TCKT. Vì vậy, các ý kiến đề
xuất cần có những cuộc bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm và cần có tài
liệu hướng dẫn về thiết kế và sử dụng TCKT.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn về việc thiết kế và sử dụng
TCKT trong dạy học CN ở THPT, có thể rút ra một số kết luận như sau:
1. Trò chơi dạy học đã được nghiên cứu, áp dụng trong dạy học từ lâu
nhằm tăng hứng thú nhận thức, tích cực hóa hoạt động học tập của HS, phát
triển tư duy, tăng tính hợp tác,... cho HS. Tuy nhiên, với từng môn học,
từng cấp học thì việc thiết kế và sử dụng trò chơi dạy học vẫn chưa được
đầu tư đúng mức nên việc phát huy hiệu quả của chúng còn thấp.
2. Môn CN lớp 11 và 12 ở THPT là môn học không thuộc môn thi
tốt nghiệp và thi tuyển sinh nên HS thường coi nhẹ, không chú trọng học
tập. Điều đó càng cần GV phải có biện pháp tạo hứng thú nhận thức, tạo
điều kiện cho HS hoạt động tích cực trong học tập nhằm nâng cao chất
lượng dạy học môn học.
3. Trò chơi dùng trong dạy học CN là những trò chơi đề cập, liên
quan đến kiến thức thuộc lĩnh vực kĩ thuật, được gọi là TCKT. Thiết kế
được hệ thống TCKT và sử dụng chúng trong dạy học CN sẽ là một biện
pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy học môn học.

4. Thực tiễn cho thấy, do nhiều nguyên nhân, TCKT chưa được
đầu tư nghiên cứu, chưa có hệ thống TCKT phù hợp để sử dụng trong
dạy học môn CN ở THPT; hầu hết GV dạy môn CN còn lúng túng trong
việc thiết kế và sử dụng TCKT trong dạy học. Từ những nhận định trên,


14

có thể thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu thiết kế hệ thống TCKT và
phương pháp sử dụng chúng trong dạy học môn CN ở THPT.
Chương 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ
2.1. MÔN CÔNG NGHỆ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
2.1.1. Mục tiêu của môn Công nghệ trong chương trình THPT
Mục này trình bày mục tiêu của môn CN 11, CN 12 trong chương
trình THPT hiện hành (2006).
2.1.2. Nội dung chính của môn Công nghệ trong chương trình THPT
Mục này trình bày nội dung chính của môn CN 11, CN 12 trong
chương trình THPT .
2.2. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT DÙNG TRONG DẠY HỌC
MÔN CÔNG NGHỆ
2.2.1. Xây dựng TCKT dùng trong hoạt động khởi động
Mục này giới thiệu việc xây dựng hai TCKT dùng trong dạy học
bài 32 môn CN 11 theo quy trình đã nêu ở hình 1.2. Trò chơi thứ nhất là
“Ai biết nhiều hơn” và trò chơi thứ hai là “Hãy chọn cho đúng cơ cấu”.
HS trong lớp được chia nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận rồi nêu tên các
máy móc, thiết bị trong sản xuất và đời sống có sử dụng động cơ đốt
trong làm nguồn động lực và chọn đúng cơ cấu trong động cơ. Nhóm nào

kể được nhiều, đúng và nhanh nhất thì sẽ thắng cuộc.
2.2.2. Xây dựng TCKT dùng trong hoạt động hình thành kiến thức mới
Mục này giới thiệu việc xây dựng TCKT dùng trong dạy học bài 2
môn CN 11 theo quy trình đã nêu ở hình 1.2. Trò chơi thứ nhất là “Tìm
hình chiếu cạnh” và trò chơi thứ hai là “Thiết kế hệ thống bôi trơn”. HS
trong lớp được chia, mỗi nhóm sẽ làm việc cá nhân, thảo luận nhóm rồi


15

vẽ hình chiếu cạnh của vật thể khi đã biết hình chiếu đứng và hình chiếu
bằng của vật thể đó.
2.2.3. Xây dựng TCKT dùng trong hoạt động thực hành, hệ thống
hóa, củng cố ôn tập
Mục này giới thiệu việc thiết kế ba TCKT dùng trong dạy học bài
12, bài 26 và bài 28 môn CN 12, bài 26, bài 28, Công nghệ 11, theo quy
trình đã nêu ở hình 1.2. Tên của ba trò chơi này là “Ai biết chia phần” và
“Thiết kế hệ thống làm mát” và “Thiết kế hệ thống nhiên liệu động cơ
điêzen”.

2.2.4. Xây dựng TCKT dùng trong hoạt động vận dụng kiến thức
Mục này giới thiệu việc thiết kế một TCKT dùng trong dạy học bài
34 môn CN 11. Tên của trò chơi là “Thi thiết kế kĩ thuật”.
2.3. SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN
CÔNG NGHỆ
2.3.1. Sử dụng TCKT trong hoạt động khởi động
Mục này giới thiệu cách sử dụng TCKT “Ai biết nhiều hơn” ở hoạt
động khởi động khi dạy học bài 32 môn CN 11 theo quy trình đã nêu ở
hình 1.2.
2.3.2. Sử dụng TCKT trong hoạt động hình thành kiến thức

Mục này giới thiệu cách sử dụng TCKT “Tìm hình chiếu cạnh” ở
hoạt động hình thành kiến thức khi dạy học bài 2 môn CN 11.
2.3.3. Sử dụng TCKT trong hoạt động thực hành, hệ thống hóa, củng
cố ôn tập
Mục này trình bày cách sử dụng TCKT “Tìm thuật ngữ” ở hoạt
động củng cố kiến thức khi dạy học bài 25 - Công nghệ 12
2.3.4. Sử dụng TCKT trong hoạt động vận dụng kiến thức
Mục này trình bày cách sử dụng TCKT “Đoán ô chữ” ở hoạt động
vận dụng kiến thức khi dạy học bài 2 môn CN 12


16

2.3.5. Giáo án minh họa
Mục này trình bày 2 giáo án, mỗi giáo án dùng trong dạy học một
bài thuộc môn CN 11 và CN 12, có sử dụng TCKT:
Giáo án thứ nhất là bài 20, CN 11: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT
TRONG. Trong giáo án có sử dụng hai trò chơi là trò chơi 1: “Ai biết

nhiều hơn” và trò chơi 2: “Rung chuông vàng”.
Giáo án thứ hai là bài 12, CN 12: ĐIỀU CHỈNH CÁC THÔNG SỐ CỦA
MẠCH TẠO XUNG ĐA HÀI DÙNG TRANZITO.
Trong giáo án sử dụng trò chơi thay thế các điện trở và tụ điện khác nhau
sao cho tần số của xung vẫn giống nhau.
Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu, triển khai việc thiết kế và sử dụng TCKT trong
dạy học môn CN ở THPT, có thể rút ra một số nhận định sau:
1. Qua nghiên cứu mục tiêu, nội dung và điều kiện dạy học môn CN
lớp 11, 12 cho thấy trong quá trình dạy học môn học có thể xây dựng và
sử dụng TCKT. Với nội dung kiến thức có mối liên hệ chặt chẽ, gần gũi

với thực tế cuộc sống, nội dung môn CN 11, 12 tạo điều kiện khá thuận
lợi trong việc xây dựng và sử dụng TCKT nhằm tạo hứng thú học tập cho
HS, tạo điều kiện cho HS được tư duy, tương tác, hợp tác, hoạt động cả
trí tuệ và thao tác vật chất trong hoạt động nhận thức.
2. Qua quá trình xây dựng TCKT và biên soạn giáo án có thể cho thấy
quy trình xây dựng, sử dụng TCKT trong dạy học là khả thi và hiệu quả.
Kết quả thu được cũng cho phép khẳng định các quy trình xây dựng và
sử dụng TCKT được thiết lập và trình bày ở chương 1 là đúng đắn.
3. Những TCKT được trình bày trong mục xây dựng và sử dụng chưa
phải là một hệ thống trò chơi hoàn chỉnh, nhưng là những tư liệu tham
khảo quý báu cho các GV tự thiết kế các TCKT phù hợp để sử dụng


17

trong quá trình dạy học môn học. Khi thực hiện, GV cần tham khảo quy
trình xây dựng và sử dụng đã trình bày ở chương 1.
Chương 3
KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM
3.1.1. Mục đích kiểm nghiệm
Mục đích của kiểm nghiệm là nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả
thuyết khoa học mà đề tài đã nêu: Nếu xây dựng và sử dụng TCKT trong
dạy học môn CN ở trường THPT thì sẽ tạo được hứng thú học tập, phát
huy tính tích cực, sáng tạo của HS, qua đó góp phần nâng cao chất lượng
dạy học môn học. Đánh giá tính đúng đắn, khả thi và hiệu quả của quy
trình xây dựng và sử dụng TCKT trong dạy học môn Công nghệ ở trường
THPT cũng như các TCKT đã được xây dựng và các giáo án có sử dụng
TCKT đã biên soạn.
3.1.2. Đối tượng kiểm nghiệm

- Với phương pháp chuyên gia (PPCG), đối tượng kiểm nghiệm là
các giảng viên đại học sư phạm, các nhà nghiên cứu về giáo dục phổ thông
và đặc biệt là các GV trực tiếp giảng dạy môn CN ở trường THPT. Tổng
số chuyên gia được tham khảo ý kiến: 135 người.
- Với phương pháp thực nghiệm sư phạm (TNSP), đối tượng kiểm
nghiệm là các lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC) với số lượng HS
cụ thể được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thông tin về lớp thực nghiệm và đối chứng
TT

Lớp

Số HS

Thực nghiệm 167

THPT Chí Linh – tỉnh Hải

Đối chứng

Dương

1
2

Trường – Địa phương

166

Thực nghiệm 124


THPT Nguyễn Hữu Thọ - TP.

Ghi chú


18

Đối chứng

122

Hồ CHí Minh

3.1.3. Phương pháp kiểm nghiệm
Để kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của đề tài, đề tài đã sử dụng
hai phương pháp kiểm nghiệm là PPCG và phương pháp TNSP. Đề tài
cũng sử dụng phương pháp thống kê toán học để tính toán kết quả.
3.2. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA
3.2.1. Nội dung và tiến trình thực hiện
Nội dung PPCG được tiến hành qua 3 phương pháp cụ thể:
- Phương pháp hội đồng: được thực hiện thông qua một số buổi
xemina tại Khoa Sư phạm kĩ thuật, Trường ĐHSP Hà Nội.
- Phương pháp phỏng vấn: tác giả trực tiếp trao đổi, xin ý kiến của
một số chuyên gia về dạy học môn CN ở THPT.
- Phương pháp sử dụng phiếu hỏi: xin ý kiến nhận xét, đánh giá
135 GV về thiết kế và sử dụng TCKT trong dạy học Công nghệ ở THPT.
Nội dung sử dụng trong PPCG bao gồm:
1) Nội dung phiếu xin ý kiến chuyên gia.
2) Nội dung khái quát về lí luận TCKT; quy trình thiết kế TCKT,

quy trình sử dụng TCKT; một số TCKT do tác giả xây dựng và một số
giáo án minh họa.
3.2.2. Kết quả kiểm nghiệm
Tổng hợp kết quả từ PPCG có thể rút ra một số kết luận như sau:
1) Các quy trình thiết kế, quy trình sử dụng TCKT trong quá trình dạy
học môn CN ở THPT về cơ bản đảm bảo được tính khoa học và khả thi.
2) Ngoài một số trò chơi cần chỉnh sửa một chút, nhìn chung các
TCKT được đề tài xây dựng đã đảm bảo được yêu cầu của trò chơi dạy
học và có thể sử dụng khá thuận lợi trong các khâu của quá trình dạy học.
Việc sử dụng TCKT này sẽ vừa tạo hứng thú cho HS vừa giúp HS phát
triển TDKT, phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
3) Có thể vận dụng các quy trình thiết kế và sử dụng TCKT vào


19

quá trình dạy học nội dung các môn học khác.
3.3. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3.1. Nội dung và tiến trình thực nghiệm
TNSP được thực hiện vào học kỳ II năm học 2017-2018 tại trường
THPT Chí Linh – Hải Dương và trường THPT Nguyễn Hữu Thọ - Thành
phố Hồ Chí Minh.
Khi tiến hành TNSP, tác giả gặp GV tham gia dạy thực nghiệm
trao đổi các công việc: Phân tích rõ những điểm giống và khác nhau về
PPDH ở lớp TN và lớp ĐC; khảo sát trình độ HS để chia ra lớp TN và
lớp ĐC; lựa chọn bài dạy có thể sử dụng TCKT; trao đổi về cách sử dụng
trò chơi. Cuối cùng, tác giả và GV cùng thống nhất giáo án dạy TN và các
đề kiểm tra dùng cho lớp TN và ĐC.
Thông tin phục vụ cho việc đánh giá kết quả TNSP được thu thập
qua một số kênh sau: dự một số giờ trên lớp; ý kiến nhận xét của GV

tham gia thực nghiệm, của một số GV cùng dự giờ; trao đổi, hỏi ý kiến
của HS ở lớp TN; phân tích kết quả kiểm tra cuối đợt thực nghiệm.
Sử dụng toán xác xuất thống kê để tính toán các kết quả kiểm tra
thu được nhằm so sánh kết quả học tập của 2 lớp TN và ĐC. Phân tích để
thấy rõ ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng TCKT trong dạy học môn
CN ở THPT, từ đó kiểm tra tính đúng đắn giả thuyết của luận án.
3.3.2. Kết quả thực nghiệm
3.3.2.1. Đánh giá định tính
Tổng hợp kết quả thu được qua dự giờ ở lớp TN và ĐC, qua trao
đổi với GV dạy thực nghiệm và với HS lớp TN, qua phân tích bài kiểm
tra của lớp TN, có thể rút ra một số nhận định sau:
- Ở lớp TN, nhờ sự hấp dẫn của các trò chơi và sự hỗ trợ thích hợp
của GV trong quá trình dẫn dắt trò chơi, HS rất hứng thú và say sưa học
tập. HS tham gia trò chơi một cách hứng thú và thông quá đó hình thành


20

và khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên.
- Quan sát trong quá trình dự giờ kết hợp với trao đổi phỏng vấn
HS ở lớp TN cho thấy ban đầu HS còn khá lúng túng và ngại ngùng khi
tham gia TCKT. Tuy nhiên, sau vài lần được GV khích lệ, hướng dẫn thì
HS cũng bắt đầu thích thú và tham gia trò chơi một cách nhiệt tình.
- Nhìn chung, so với lớp ĐC thì HS ở lớp TN đã thu được một số
kết quả sau:
+ Có khả năng đọc hiểu tài liệu và tóm tắt kiến thức một cách
logic, khoa học. Có khả năng tư duy nhanh và liên hệ kiến thức với thực
tế tốt.
+ Có thái độ học tập tích cực hơn do HS được tham gia vào các trò
chơi trong giờ học, không khí lớp học sôi nổi giúp HS hứng thú với bài

giảng từ đó tiếp thu và khắc sâu kiến thức bài học.
- Qua xem xét và phân tích các bài kiểm tra của HS lớp TN cho
thấy rõ vai trò của việc sử dụng TCKT trong dạy học giúp nâng cao chất
lượng và hiệu quả quá trình dạy học.
3.2.2.2. Đánh giá định lượng
Kết quả các bài kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC được đánh giá theo
phương pháp thống kê toán học, kết quả cụ thể như sau:
Sau khi kết thúc TNSP, ở cả hai lớp TN và ĐC cùng được làm một
bài kiểm tra với tổng số 579 bài kiểm tra (291 bài ở lớp TN và 288 bài ở
lớp ĐC). Kết quả của 2 lớp TN và ĐC như trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra của hai lớp đối chứng và thực nghiệm
Lớp

N
1

ĐC
TN

288
291

0
0

Số bài kiểm tra đạt điểm số Xi (fi)
2
3
4
5

6
7
8
9
0
0
0
70 64 83 46 25
0
0
0
0
24 56 125 86

10
0
0

Nhìn vào bảng 3.6 cũng có thể nhận thấy kết quả kiểm tra của lớp
TN cao hơn lớp ĐC. Tuy nhiên, để so sánh một cách chính xác, khoa


21

học, cần sử dụng phép toán thống kê. Từ đó, ta có kết quả trên bảng 3.6
đối với lớp ĐC và bảng 3.7 đối với lớp TN.
Bảng 3.6. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lớp đối chứng
Xi

fi


0
0
1
0
2
0
3
0
4
0
5
70
6
64
7
83
8
46
9
25
10
0
Cộng 288

X ifi

𝑿𝒊 − 𝑿

(Xi –

𝑿)2

0
0
0
0
0
350
384
581
368
225
0
6.63

-6.625
-5.625
-4.625
-3.625
-2.625
-1.625
-0.625
0.375
1.375
2.375
3.375

43.891
31.641
21.391

13.141
6.891
2.641
0.391
0.141
1.891
5.641
11.391

fi(Xi 𝑿)2
0.000
0.000
0.000
0.000
0.000
184.844
25.000
11.672
86.969
141.016
0.000
449.500

Tần suất
Wi (%)
0%
0%
0%
0%
0%

24%
22%
29%
16%
9%
0%

Tần suất
hội tụ lùi
Wi (%)
0%
0%
0%
0%
0%
24%
47%
75%
91%
100%
100%

Bảng 3.7. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm
Xi

fi

X ifi

𝑿𝒊 − 𝑿


(Xi –
𝑿)2

0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Cộng

0
0
0
0
0
0
24
56
125
86
0
291


0
0
0
0
0
0
144
392
1000
774
0
7.94

-7.938
-6.938
-5.938
-4.938
-3.938
-2.938
-1.938
-0.938
0.062
1.062
2.062

63.014
48.138
35.262
24.385
15.509

8.633
3.756
0.880
0.004
1.128
4.251

fi(Xi 𝑿)2
0.000
0.000
0.000
0.000
0.000
0.000
90.154
49.286
0.478
96.968
0.000
236.887

Tần suất
Wi (%)
0%
0%
0%
0%
0%
0%
8%

19%
43%
30%
0%

Tần suất
hội tụ lùi
Wi (%)
0%
0%
0%
0%
0%
0%
8%
27%
70%
100%
100%

- Phân tích kết quả sau lần kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC thu được
các kết quả như sau (Bảng 3.8):


22

Bảng 3.8. Kết quả phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm
Thông số
TBC trọng số
Phương sai

Độ lệch chuẩn
Sai số chuẩn
Hệ số biến thiên

Lớp TN (2)
7.94
0.82
0.90
0.05
11.39%

Lớp ĐC (1)
6.63
1.57
1.25
0.07
18.89%

- Sử dụng phương pháp tính xác xuất thống kê, ta có kết quả để từ đó
vẽ được đồ thị tần suất (Hình 3.1) và đồ thị tần suất hội tụ lùi (Hình 3.2).
Đồ thị tần suất điểm bài kiểm tra
50%
40%
30%
Tỉ lệ

Lớp đối
chứng

20%

10%
0%
0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Điểm

Hình 3.1. Đồ thị tần suất số sinh viên đạt điểm Xi

Tỉ lệ


100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

Lớp đối
chứng

0

1

2

3

4

5
6
Điểm

7


8

9

10

Hình 3.2. Đồ thị tần suất số sinh viên đạt điểm Xi trở xuống
Kết luận chương 3
Từ kết quả kiểm nghiệm có thể rút ra một số nhận định sau:
1. Việc sử dụng TCKT trong quá trình dạy học môn CN ở trường
THPT là một hướng đổi mới PPDH, góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả của quá trình dạy học.


23

2. Kết quả TNSP cho thấy việc sử dụng TCKT vào dạy học môn
CN ở trường THPT là phù hợp, khả thi và hiệu quả, giúp HS có hứng thú
học tập hơn, nắm vững kiến thức, phát triển tư duy và kĩ năng giải quyết
vấn đề. Qua đó, chất lượng dạy học môn CN được nâng cao.
3. Quá trình TNSP cũng cho thấy để sử dụng các TCKT đạt hiệu
quả thì GV cần phải đầu tư công sức nhiều hơn nữa trong việc phân tích
nội dung dạy học, trau dồi nghiệp vụ sư phạm để xây dựng và sử dụng
TCKT trong dạy học một cách phù hợp.
4. Từ kết quả TNSP và đặc biệt là từ kết quả kiểm nghiệm bằng
PPCG có thể rút ra nhận định: các quy trình xây dựng, quy trình sử dụng
TCKT; những TCKT được thiết kế và những giáo án có sử dụng TCKT
được biên soạn là đúng đắn, phù hợp, khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Từ kết quả quá trình nghiên cứu xây dựng và sử dụng TCKT trong
dạy học CN ở THPT có thể rút ra một số kết luận như sau:
1. Vấn đề tích cực hóa học tập và tạo hứng thú cho HS trong dạy
học môn CN ở THPT có tầm quan trọng đặc biệt, việc làm này có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho HS, kích thích tư duy của các em,
nâng cao hứng thú học tập môn CN. Trong số những biện pháp dạy học
tích cực hóa, sử dụng trò chơi được xem là một trong những kĩ thuật dạy
học hiệu quả, nhằm tạo ra quá trình tương tác, thu hút, động viên HS
tham gia để nâng cao tính tự chủ và tích cực, tạo cơ hội cho các em thực
hành vận dụng những kinh nghiệm, những tri thức đã học,… để góp phần
nâng cao chất lượng dạy học môn CN ở THPT.
2. Với nội dung kiến thức có mối liên hệ chặt chẽ, gần gũi với thực
tế cuộc sống, nội dung môn CN 11, 12 tạo điều kiện khá thuận lợi trong


×