Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh NHNo PTNT vị thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.18 KB, 81 trang )

Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ : ................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN : ............................................................................................. ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP :..................................................... iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ............................................. iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN :................................................. v
TOM TẮT NỘI DUNG : .................................................................................... xii
TÀI LIỆU THAM KHẢO : ................................................................................ xiv
PHỤ LỤC : ......................................................................................................... xv
Chương 1: GIỚI THIỆU.................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu........................................................................ 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn ............................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 2
1.3.1 Phạm vi về thời gian............................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi về không gian......................................................................... 3
1.3.3 Phạm vi về nội dung............................................................................. 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
....................................................................................................................... 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 4
2.1.1 Các khái niệm về hoạt động tín dụng................................................... 4
2.1.2 Chức năng của tín dụng ....................................................................... 5
2.1.3 Phân loại tín dụng ............................................................................... 5
2.1.4 Các hình thức huy động vốn ................................................................ 6
2.1.5 Nhu cầu vay vốn của khách hàng ........................................................ 7
2.1.6 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ...................... 8


2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 12
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ................................................... 12
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

7


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu............................................................... 12
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 12
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ
NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG ............................................... 13
3.1 Đặc điểm tình hình của huyện Vị Thủy ....................................................... 13
3.1.1 Vị trí địa lí ............................................................................................ 13
3.1.2 Dân số, lao động và việc làm ............................................................... 13
3.1.3 Đặc điểm kinh tế .................................................................................. 14
3.2 Một số tình hình cơ bản của ngân hàng........................................................ 15
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện Vị Thủy
....................................................................................................................... 15
3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NHNo & PTNT huyện Vị Thủy
....................................................................................................................... 15
3.2.3 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban .................................................. 16
3.2.4 Tìmh hình nhân sự ............................................................................... 17
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm qua .................................................... 18
3.4 Phân tích thực trạng tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy ........ 19
3.4.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng.............................................. 19
3.4.2 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng.................................................... 20

3.4.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của ngân hàng ....... 23
3.4.4 Phương hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới............... 23
3.5 Phân tích thực trạng nhu cầu vay vốn của khách hàng ................................ 24
3.5.1 Chi phí sản xuất lúa (1 công) ............................................................... 25
3.5.2 Chi phí trồng mía (1công).................................................................... 26
3.5.3 Chi phí nuôi heo thịt (1 con) ................................................................ 26
3.5.4 Chi phí nuôi Thuỷ sản (cá nước ngọt)................................................. 27
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG
............................................................................................................................. 28
4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay theo địa bàn.......... 28
4.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế........................................................... 31
4.3 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.................................... 34
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

8


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

4.4 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng ............................................................................................................ 38
4.4.1 Tình hình thu nợ cho vay ..................................................................... 38
4.4.2 Phân tích tình hình dư nợ ..................................................................... 46
4.4.3 Phân tích nợ quá hạn qua 3 năm .......................................................... 52
4.4.4 Đánh giá tình hình sử dụng vốn tài chi nhánh ..................................... 58
4.5 Cơ cấu nguồn vốn sản xuất nông nghiệp và sự đáp ứng vốn của ngân hàng
cho các hộ sản xuất ............................................................................................. 61

4.5.1 Cơ cấu vốn sản xuất của hộ gia đình ................................................... 61
4.5.2 Cơ cấu vốn trồng lúa ............................................................................ 61
4.5.3 Cơ cấu vốn trồng mía........................................................................... 62
4.5.4 Cơ cấu vốn nuôi heo thịt...................................................................... 63
4.5.5 Cơ cấu vốn nuôi cá nước ngọt ............................................................. 64
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG VÀ NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG............................ 66
5.1 Đánh giá về hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng ......... 66
5.1.1 Điểm mạnh........................................................................................... 66
5.1.2 Điểm yếu .............................................................................................. 67
5.1.3 Cơ hội................................................................................................... 67
5.1.4 Thách thức ........................................................................................... 67
5.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ............................. 67
5.2.1 Đối với công tác huy động vốn............................................................ 67
5.2.2 Đối với hoạt động cho vay ................................................................... 68
5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ ................................................................. 69
5.3 Các giải pháp đáp ứng nhu cầu vốn cho nông nghiệp.................................. 70
5.4 Các giải pháp làm hài lòng khách hàng để ngân hàng ngày càng thu hút
khách hàng hơn ................................................................................................... 71
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 72
6.1 KẾT LUẬN .................................................................................................. 72
6.2 KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 73
6.2.1 Đối với chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vị Thủy ............................ 73
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

9



Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

6.2.2 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang............................................. 74
6.2.3 Đối với Chính Quyền địa phương........................................................ 75

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Û
Bảng 1: Trình độ công nhân viên của NHNo & PTNT Vị Thủy....................... 17
Bảng 2: Kết quả hoạt động năm 2004 – 2006 của NHNo & PTNT Vị Thủy .... 18
Bảng 3: Lãi suất huy động vốn của NHNo & PTNT Vị Thủy qua 3 Năm
2004-2006 ........................................................................................................... 20
Bảng 4: Tình hình huy động vốn qua 3 năm...................................................... 21
Bảng 5: Diện tích đất trồng trọt, số lượng vật nuôi năm 2006 .......................... 25
Bảng 6: Chi phí sản xuất bình quân 1 vụ lúa...................................................... 25
Bảng 7: Chi phí bình quân trồng một vụ mía ..................................................... 26
Bảng 8: Chi phí chăn nuôi heo thịt..................................................................... 27
Bảng 9: Chi phí nuôi thủy sản ............................................................................ 27
Bảng 10: Doanh số cho vay theo địa bàn........................................................... 31
Bảng 11: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế................................................. 34
Bảng 12: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế......................................... 38
Bảng 13: Doanh số thu nợ theo địa bàn.............................................................. 40
Bảng 14: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế ................................................... 43
Bảng 15: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế............................................ 46
Bảng 16: Doanh số dư nợ theo ngành kinh tế .................................................... 48
Bảng 17: Doanh số dư nợ theo địa bàn............................................................... 51
Bảng 18: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế ........................................................... 53
Bảng 19: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng...................................................... 58
Bảng 20: Hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng................................................... 59
Bảng 21: Cơ cấu vốn sản xuất 1 công lúa .......................................................... 62
Bảng 22: Cơ cấu vốn trồng 1 công mía .............................................................. 63

Bảng 23: Cơ cấu vốn nuôi heo thịt ..................................................................... 66
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

10


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

Bảng 24: Cơ cấu vốn nuôi một công cá.............................................................. 64
Bảng 25: Cơ cấu nguồn vốn trong sản xuất........................................................ 70
Bảng 26: Những đề xuất của hộ nông dân đối với ngân hàng............................ 71

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Qui trình cho vay ................................................................................... 10
Hình 2: Sơ đồ tổ chức ......................................................................................... 16
Hình 3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004-2006 .................................... 19
Hình 4: Tình hình nguồn vốn năm 2004-2006 .................................................. 22
Hình 5: Doanh số cho vay vốn theo ngành kinh tế............................................. 32
Hình 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế............................................ 34
Hình 7: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế...................................................... 41
Hình 8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế .............................................. 44
Hình 9: Dư nợ theo ngành kinh tế ...................................................................... 49
Hình 10: Nợ quá hạn theo ngành........................................................................ 55
Hình 11: Nợ quá hạn theo thời hạn .................................................................... 56
Hình 12: Cơ cấu vốn sản xuất lúa....................................................................... 62
Hình 13: Cơ cấu vốn trồng mía .......................................................................... 63
Hình 14: Cơ cấu vốn nuôi heo thịt ..................................................................... 64
Hình 15: Cơ cấu vốn nuôi cá .............................................................................. 65


GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

11


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Công ty CP-TNHH:

Công ty cổ phần – trách nhiệm hữu hạn

Cá thể, hộ SX:

Cá thể, hộ sản xuất

DSCV:

Doanh số cho vay

DNCV:

Dư nợ cho vay

KT - NQ:


Kế toán ngân quỹ

KD - TMDV

Kinh doanh thương mại dịch vụ

NHNo & PTNT:

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

PGĐ:

Phó giám đốc

TTNM:

Thị Trấn Nàng Mau

TT:

Tỷ trọng

Vĩnh.T.Tây:

Vĩnh Thuận Tây

VHĐ:

Vốn huy động


VAC:

Vườn, ao, chuồng

VRAC:

Vườn, ruộng, ao, chuồng

GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

12


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

TÓM TẮT NỘI DUNG
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vị Thủy đóng vai trò
rất quan trọng trong việc cung cấp vốn cho người dân, nhưng ngân hàng đã đáp
ứng vốn cho người nông dân trong những năm qua như thế nào và hiệu quả hoạt
động ra sao. Vì vậy, Tôi đã tiến hành phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu
vay vốn của khách hàng để làm luận văn. Nội dung của luận văn gồm 6 chương.
Chương 1 của luận văn trình bày những lý do chọn đề tài, đồng thời đưa ra
4 mục tiêu cụ thể cần giải quyết trong luận văn. Từ những mục tiêu đưa ra những
cách phân tích khác nhau.
Tín dụng là gì? Hoạt động tín dụng là gì? Nhu cầu vốn như thế nào đối với
người nông dân? Tất cả những điều đó sẽ được trình bày trong chương 2. Trong
chương này sẽ đưa ra những khái niệm cụ thể, đồng thời đưa ra các chỉ tiêu trong
phân tích. Mỗi chỉ tiêu sẽ nói lên cách đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân

hàng.
Chương 3 sẽ khái quát về tình hình chung của huyện Vị Thủy và NHNo &
PTNT chi nhánh huyện Vị Thủy. Kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2004
– 2006. Đồng thời đưa ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới
Để hiểu rõ thực trạng trên, trong chương 4 đã phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ,
dư nợ, nợ quá hạn theo địa bàn, ngành kinh tế, thành phần kinh tế. Từ những
nhân tố tố này, thấy rõ hơn tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong ba
năm qua 2004 – 2006. Ngoài ra, trong chương này còn phân tích về các khoản
chi phí trong sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, cơ cấu nguồn vốn trong
sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân bằng cách thu thập số liệu trực tiếp từ 40
hộ nông dân như: lúa, mía, heo, cá. Qua đó nói lên khả năng đáp ứng vốn trong
sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng cho các hộ sản xuất như thế nào.
Từ thực trạng và các nhân tố trên đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng và nâng cao khả năng đáp ứng vốn cho khách hàng.
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

13


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

Kết thúc vấn đề đưa ra các kết luận, kiến nghị đối với ngân hàng huyện Vị
Thủy, ngân hàng tỉnh Hậu Giang cùng với chính quyến địa phương.

GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM


14


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, để hòa nhập vào sự phát triển của
nền kinh tế thế giới, các quốc gia không ngừng phấn đấu để đưa đất nước mình
phát triển. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có điểm xuất phát khác nhau.
Việt Nam có đặc điểm là một nước với hơn 80% dân số sống ở nông thôn,
nên bên cạnh đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập
khẩu,...thì việc đẩy mạnh một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan
trọng, nó là cơ sở cho sự phát triển của một nền kinh tế phát triển ổn định. Khi
nền kinh tế phát triển ổn định thì đời sống của người dân được nâng cao, xã hội
càng tiến bộ, đất nước từng bước theo kịp với sự phát triển của toàn cầu. Để làm
được điều đó thì ngoài các yếu tố cần thiết như các chủ trương chính sách đúng
đắn của Đảng và Nhà Nước thì vai trò của các Ngân hàng. Đặc biệt là Ngân hàng
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là hết sức to lớn.
Từ những lý do trên nên em chọn đề tài “phân tích hoạt động tín dụng và
nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy” để
thực hiện luận văn trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vị Thuỷ.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Vị Thủy là huyện mới thành lập, vì vậy theo chủ trương của Đảng và Nhà
Nước, Vị Thủy đang thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

theo hướng đa dạng hoá các hình thức sản xuất nông nghiệp. Đồng thời kết hợp
các hình thức này lại với nhau để tạo nên năng suất kinh tế cao nhất bằng cách
hướng dẫn và kêu gọi người nông dân trồng nhiều loại cây khác nhau trên đất của
họ và chăn nuôi các loài gia súc, thuỷ sản có lợi hơn. Muốn vậy thì người nông
dân phải có đủ vốn để đầu tư sản xuất. Nguồn vốn được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau nhưng nguồn vốn dồi dào nhất, kịp thời nhất là nguồn vốn ngân
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

15


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

hàng. Vì vậy, vai trò của các Ngân hàng mà đặc biệt là Ngân hàng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn Vị Thủy là rất quan trọng.
Trong công cuộc đổi mới ngày nay, ngân hàng thật sự là nhân tố quyết định
hàng đầu cho sự phát triển kinh tế và đã trở thành người bạn thân thiết của người
dân. Điều đó, được thể hiện qua quá trình giúp vốn cho nông dân đẩy mạnh sản
xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp năng cao đời sống, giả quyết việc làm cho
số lượng lớn lao động ở nông thôn góp phần xóa dần tình trạng đói nghèo ở nông
thôn. Tuy nhiên, nhu cầu vốn của người nông dân ngày càng cao, nên NHNo &
PTNT Vị Thủy đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là phải
nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình bằng cách đẩy mạnh và mở rộng
các phương thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách
hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một cách cách hiệu quả nhất.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và nhu cầu vay vốn

của khách hàng tại chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thủy. Từ đó, ta thấy được điểm
mạnh và điểm yếu của Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình tăng trưởng tín dụng qua các năm từ 2004 – 2006 bao
gồm các doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ.
- Phân tích đánh giá tỷ trọng tín dụng qua các năm từ 2004 – 2006 bao gồm
doanh số cho vay.
- Phân tích nhu cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh NHNo & PTNT
huyện Vị Thuỷ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng và khả năng
đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về thời gian
- Thông tin số liệu được sử dụng cho luân văn là thông tin số liệu từ năm
2004 - 2006.
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

16


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

- Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 12/3/2007 đến ngày
11/6/2007.
1.3.2 Phạm vi về không gian
Luận văn này được thực hiện trên số liệu tại chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vị Thuỷ, bên cạnh đó lấy số liệu điều tra
trực tiếp từ 40 hộ nông dân của huyện Vị Thủy về tình hình sản xuất nông nghiệp

của các hộ.
1.3.3 Phạm vi về nội dung
Vì thời gian thực hiện không nhiều, kiến thức tích luỹ ở ghế nhà trường là
chủ yếu mà lĩnh vực về Ngân hàng thì rất rộng nên luận văn chỉ giới hạn nghiên
cứu ở những nội dung sau:
- Tập trung phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn
thực tế tại chi nhánh NHNo & PTNT Vị Thuỷ qua các năm từ 2004 đến 2006 để
thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Phân tích nhu cầu vay vốn của khách hàng ở địa bàn huyện Vị Thủy trên
số liệu điều tra trực tiếp từ nông dân. Trong bài viết của em chỉ tập trung phân
tích trên hộ sản xuất phần nông nghiệp vì đây là lĩnh vực thuộc chuyên ngành của
mình.
- Từ việc phân tích nhằm rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của Ngân
hàng để đưa ra phương hướng khắc phục cũng như tìm ra những nguyên nhân
ảnh hưởng đến mặt hạn chế đó.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng để thu hút ngày
càng nhiều khách hàng, hạn chế rủi ro trong cho vay và tạo thêm uy tín cho chi
nhánh để tạo thêm nguồn vốn cho khách hàng vay nhằm giải quyết được phần
nào nhu cầu của khách hàng.

GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

17


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

CHƯƠNG 2


PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm về hoạt động tín dụng
Tín dụng: Là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một
thời gian nhất định. Trong quan hệ này được thể hiện qua các nội dung sau:
+ Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định,
giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật như hàng hoá, máy móc,
trang thiết bị.
+ Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong
một thời gian nhất định. Sau khi hết hạn sử dụng người đi vay phải có nghĩa vụ
hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Cho vay: Là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền
để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc
có hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
Khách hàng vay: Bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh
nghiệp tư nhân và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng theo qui
định của pháp luật.
Thời hạn cho vay: Là khoản thời gian được tính từ khi khách hàng bắt
đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thõa
thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam với khách hàng.
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay
chưa trong một thời gian nhất định.
Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu

được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so
sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

18


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

Nợ quá hạn: Là số tiền gốc hoặc lãi của khoản vay, các khoản phí, lệ phí
khác đã phát sinh nhưng chưa được trả sau ngày đến hạn phải trả.
Vốn tự có: Tham gia vào dự án vay NHNo & PTNT Việt Nam bao gồm
vốn bằng tiền, giá trị tài sản.
Vốn huy động: Là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các
ngân hàng, gồm:
+ Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư.
+ Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu.
+ Vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức tín dụng khác.
2.1.2 Chức năng của tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có hai chức năng sau:
Chức năng phân phối lại tài nguyên: Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn
từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp
phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở chỗ:
- Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua
tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.
- Ngược lại, người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần
tài nguyên được phân phối lại.
Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất: Nhờ tín

dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và trong
toàn bộ nền kinh tế nói chung đựơc thực hiện một cách bình thường và liên tục.
Do đó, tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá.
2.1.3 Phân loại tín dụng
Tín dụng phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại:
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng, được xác
định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng,
loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong Ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn thường
được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay phục
vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

19


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng dùng
để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và
xây dựng các công trình nhỏ.
Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử
dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô
lớn.
2.1.4 Các hình thức huy động vốn
2.1.4.1 Các loại tiền gửi
Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi
tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng, và
Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng. Loại tiền gửi này tuy biến

động thường xuyên nhưng nó vẫn có được số dư ổn định do việc gửi tiền vào và
rút tiền ra có sự chênh lệch về thời gian, số lượng, nên Ngân hàng có thể huy
động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay.
Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự
thỏa thuận về thời hạn rút ra giữa Ngân hàng và khách hàng. Như vậy, theo
nguyên tắc khách hàng gửi tiền chỉ được rút tiền ra theo thời hạn đã thỏa thuận.
Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi, các Ngân hàng
thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn nhưng không được
hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn.
- Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn mang tính ổn định. Ngân hàng có thể
sử dụng tiền này một cách chủ động làm nguồn vốn kinh doanh, vì vậy Ngân
hàng thường chú trọng các biện pháp khuyến khích khách hàng gửi tiền. Các
Ngân hàng thương mại thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng
yêu cầu gửi tiền của khách hàng, thông thường có các loại kỳ hạn: 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng,...Với mỗi kỳ hạn Ngân hàng áp dụng một mức lãi suất
tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
Tiền gửi tiết kiệm: Đây là hình thức huy động truyền thống của Ngân
hàng. Trong hình thức huy động này, người gửi tiền được cấp một sổ tiết kiệm,
sổ này được coi như giấy chứng nhận có tiền gửi vào quỹ tiết kiệm của Ngân
hàng.
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

20


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư được chia làm hai loại:

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
2.1.4.2 Phát hành các chứng từ có giá
Gồm kỳ phiếu Ngân hàng và trái phiếu Ngân hàng
Kỳ phiếu Ngân hàng: Là công cụ huy động vốn tiết kiệm vào Ngân hàng,
do Ngân hàng phát hành nhằm vào những mục đích kinh doanh trong từng thời
kỳ nhất định.
Trái phiếu Ngân hàng: Là công cụ huy động vốn trung và dài hạn vào
Ngân hàng. Trái phiếu Ngân hàng cũng được coi là sản phẩm của thị trường
chứng khoán, được giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán.
Lãi suất của hai loại này thường cao hơn các loại tiền gửi khác.
2.1.5 Nhu cầu vay vốn của khách hàng
Nhu cầu vốn cho ngành trồng trọt
Huyện Vị Thủy là một huyện thuộc vùng sâu vì vậy nhu cầu vay chủ yếu
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Hàng năm người nông dân phải bỏ ra một số vốn để trả phần chi phí làm
ruộng, cải tạo vườn nhằm đáp ứng nhu cầu gieo trồng trong vụ mùa như: lúa,
mía, hoa màu và các loại cây màu khác…
Những khoản chi phí đó là chi phí về hạt giống, cây giống, phân bón thuốc
trừ sâu, cày cấy, bên cạnh đó đòi hỏi phải có các máy móc phục vụ cho vụ mùa
như: máy bơm, máy suốt lúa, máy sấy…
Ngoài ra người nông dân gần đây còn phải chịu cảnh cháy rầy rủi ro trong
trồng trọt đây là nguyên nhân chính trong nhu cầu vốn ngày càng tăng lên trong
ngành nông nghiệp mà đặc biệt là trong trồng lúa.
Nhu cầu vốn cho chăn nuôi
Bên cạnh trồng trọt thì lĩnh vực chăn nuôi gần đây phát triển không kém,
người dân ngày càng có nhu cầu vay vốn cho chăn nuôi tăng lên với sự kết hợp
của mô hình VAC, VRAC,…chi phí đầu tư cho mô hình thường không nhỏ và
chủ yếu là đầu tư về con giống, thức ăn, thuốc men, chuồng trại.
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH


SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

21


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

Nhu cầu vốn cho thuỷ sản
Cùng với việc phát triển các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt thì Thuỷ sản
cũng bắt đầu phát triển mạnh trong những năm gần đây vì dịch cúm gia cầm làm
cho nhu cầu về thực phẩm tăng mạnh, để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm một
phần cho người dân địa phương và một phần cung cấp cho các tỉnh lân cận như:
Thành Phố Cần Thơ, Kiên Giang,Vĩnh Long,… Nhưng đầu tư cho nuôi trồng
thuỷ sản thì nguồn vốn là quan trọng nhất vì vậy Ngân hàng đóng vai trò to lớn
trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất của người dân.
2.1.6 Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
2.1.6.1 Điều kiện vay vốn
Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều
kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp
với quy định của pháp luật .
- Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính Phủ,
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam.
2.1.6.2 Lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với
số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính
cho năm, quý, tháng.
- Lãi suất cho vay thực hiện theo qui định của NHNo & PTNT cấp trên
trong từng thời kỳ.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ,
cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ.
- Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa
thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

22


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

- Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay.
2.1.6.3 Các nguyên tắc của tín dụng
Tiền vay phải sử dụng đúng mục đích theo thoả thuận trên hợp đồng tín
dụng: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của sử dụng vốn vay của sử
dụng vốn vay tạo điều kiện thực hiện tốt việc hoàn trả nợ vay của khách hàng. Để
thực hiện tốt điều này, mỗi lần vay vốn khách hàng làm giấy đề nghị vay vốn,
trong giấy này khách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình và
kèm theo phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Khách hàng vay vốn phải
sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết, nếu ngân hàng phát hiện khách
hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền yêu cầu thu hồi nợ trước
hạn.
Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi và trả đúng hạn như

đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất
của tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sử
dụng vốn trong một thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian cam kết giao
dịch, Ngân hàng và bên vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng ngân hàng
sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết
thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho Ngân hàng (trả nợ gốc) và một
khoản chi phí cho việc sử dụng vốn vay. Nguyên tắc này bảo đảm cho tiền vay
được thu hồi đầy đủ và có sinh lời.
2.1.6.4 Qui trình cho vay tại NHNo & PTNT Vị Thủy
a. Hồ sơ vay vốn: Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng gởi giấy xin vay vốn,
và các thông tin, tài liệu cần thiết cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Vị Thủy, bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin vay vốn.
- Sổ vay vốn (đối với hộ sản xuất nông - lâm - ngư - nghiệp vay vốn không
phải bảo đảm tiền vay)
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy chứng minh nhân dân.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính), giấy sở hữu các tài sản
thế chấp khác (bản chính).
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

23


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

- Dự án phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có)
- Hợp đồng tín dụng.

b. Sơ đồ qui trình

Khách hàng

( 1)

(6)

(2)

Phòng KT-NQ

(5)
(3)

Phòng tín dụng

Giám Đốc

(4)

Hình 1: Qui trình cho vay
c. Giải thích qui trình
(1) Khách hàng trực tiếp đến gặp cán bộ tín dụng phụ trách để nộp hồ sơ xin
vay vốn.
(2) Cán bộ tín dụng xuống địa bàn nơi khách hàng sản xuất kinh doanh để
thẩm định những điều kiện cần thiết.
(3) Nếu hợp lý thì cán bộ tín dụng xem xét cho vay và trình lên Giám Đốc.
(4) Ban Giám Đốc kiểm tra duyệt cho vay hay không dựa trên cơ sở hồ sơ
vay vốn và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng sau đó trả hồ sơ được duyệt cho

trưởng Phòng Tín Dụng. Trưởng Phòng Tín Dụng gửi lại cho Cán bộ Tín Dụng
(5) Cán bộ Tín Dụng chuyển hồ sơ cho vay sang Phòng Kế Toán.
(6) Phòng Kế Toán khi nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ
vay vốn, mở sổ cho vay, làm thủ tục phát vay cho khách hàng, sau đó chuyển hồ
sơ cho vay sang Thủ Quỹ. Ngân Quỹ nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ tục giải ngân
cho khách hàng.
2.6.1.5 Một vài chỉ tiêu áp dụng trong phân tích
Phân tích nguồn vốn huy động: Là xác định khả năng và qui mô thu hút
vốn từ nền kinh tế của một ngân hàng.
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

24


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
Ngân Hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã
thu hồi hay chưa thu hồi.
Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định.
Để xác định được dư nợ, Ngân Hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số
cho vay và doanh số thu nợ.
Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng
không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó
Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ
quá hạn.
Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ

của Ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất
định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh
giá càng tốt. Công thức tính:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay trên vốn huy động: Chỉ tiêu này phản ánh vốn huy
động đáp ứng bao nhiêu phần trăm trong doanh số cho vay tại ngân hàng. Nếu
vốn huy động chiếm tỷ trọng càng lớn dùng để cho vay thì thể hiện tính tự chủ
cao của ngân hàng trong việc sử dụng vốn.
Dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một
đồng vốn huy động, so sánh được khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn
vốn huy động.
Vòng quay tín dụng: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín
dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm.
Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay
càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.
Công thức tính:
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng (lần) =
Dư nợ bình quân
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

25


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…


Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
Nợ xấu trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín
dụng của ngân hàng, nó cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng cao hay thấp.
Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn của khách hàng ở huyện Vị Thuỷ
chủ yếu được thực hiện qua NHNo & PTNT Vị Thủy cho nên nội dung nghiên
cứu này được chọn nghiên cứu tại NHNo & PTNT Vị Thủy.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ 32 hộ nông dân sản xuất nông
nghiệp ở huyện Vị Thủy trong đó lĩnh vực trồng trọt là 16 mẫu, chăm nuôi 10
mẫu và thủy sản là 6 mẫu.
- Số liệu thứ cấp được thu thập qua các tài liệu của ngân hàng như: Cẩm
nang tín dụng, tập bài giảng về cho vay hộ cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, Báo chí Ngân hàng, những
tư liệu tín dụng tại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp bình quân số học để xác định số dư cuối kỳ và đầu
kỳ.
- Sử dụng phần mềm Excel để phân tích nhu cầu vốn, cơ cấu nguồn vốn của
hộ nông dân.
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để tính tốc độ tăng trưởng
qua các năm.
- Phương pháp chọn mẫu thống kê phân tầng để điều tra số liệu sơ cấp từ
các ngành sản xuất trong nông nghiệp.
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH


SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

26


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VỊ THỦY
3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA HUYỆN VỊ THỦY
3.1.1 Vị trí địa lí
Vị Thủy là huyện nằm ở vị trí cửa ngỏ kinh tế của tỉnh Hậu Giang, là một
trong 7 huyện của tỉnh, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 60 km về
hướng Bắc, có địa giới phía Đông giáp Long Mỹ, phía Tây giáp Giồng Riềng
(Kiên Giang), phía Nam giáp Thị Xã Vị Thanh đây là vùng đang phát triển mạnh
vì theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước Thị Xã Vị Thanh phấn đấu trở thành
thành phố vì vậy hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, đặc biệt là ngân hàng nông
nghiệp, phía Bắc giáp Châu Thành A, nằm kế thành phố Cần Thơ. Vì vậy, có
điều kiện nắm bắt thông tin thị trường.
Có mạng lưới sông ngồi chằng chịch, nguồn nước ngọt dồi dào, khí hậu ôn
hoà, đất đai màu mở và hàng năm được phù sa bồi đắp từ sông Mekong. Đó
chính là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của huyện và đặc biệt là kinh tế
nông nghiệp.
3.1.2 Dân số, lao động và việc làm
Tình hình dân số sẽ giúp ngân hàng xác định được số lượng người trong độ
tuổi lao động trên địa bàn hoạt động. Nếu địa bàn nào có số người trong độ tuổi
lao động nhiều, việc phát triển sản xuất nhiều và phát sinh nhu cầu vay vốn cao.

Địa bàn hoạt động của ngân hàng gồm 1 thị trấn và 9 xã. Tổng dân số của
huyện là 99.332 người (theo nên giá thống kê năm 2006 của huyện Vị Thủy).
Với lượng dân số trên thì nam là 46.686 người chiếm 47% và nữ là 52.646 người
chiếm 53 %. Theo kết quả thống kê thì huyện có 60.876 người trong độ tuổi lao
động chiếm 61.3 % còn lại là trẻ em và người già, hàng năm có khoảng 1.600
người đến độ tuổi lao động vì vậy nhu cầu về vốn hàng năm tăng lên rất nhiều.
Về dân tộc chủ yếu là dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất hơn 85%, Khơme
chiếm khoảng 9%, còn lại là dân tộc Hoa. Với các tính ngưỡng tôn giáo khác
nhau như: Phật, Tin Lành, Cao Đài, Công Giáo,…
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

27


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

3.1.3 Đặc điểm kinh tế
Huyện Vị Thủy có tổng diện tích đất tự nhiên 54.373,7 ha trong đó đất phù
sa là 48.768 ha chiếm 83,63 %, còn lại là đất phèn và đất líp. Do Vị Thủy nằm
cạnh sông xáng Xà No nên hàng năm được bồi lấp rất lớn lượng phù sa và nước
ngọt quanh năm vì vậy huyện có nền kinh tế phát triển mạnh trong lĩnh vực nông
nghiệp và nhờ có sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng nên đã tạo điều kiện cho người dân
nông thôn tăng thu nhập.
Về giao thông với khoảng 60 km quốc lộ chạy xuyên qua địa bàn thành Phố
Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó huyện còn có những con đường lớn nối
liền với quốc lộ, trong các tuyến xã, ấp đều có đường đan hoăc trãi nhựa.
Về trồng trọt giá trị của ngành mang lại trong năm 2006 là 692.197 triệu
đồng chiếm 56,9 %. Nhìn chung, sản xuất lúa đã đi vào chuyên canh các giống

lúa có chất lượng và năng suất cao, bên cạnh đó bà con nông dân được sự hỗ trợ
của cán bộ khuyến nông và đặc biệt là có ngân hàng hỗ trợ vốn trong sản xuất
nên năng suất đều tăng qua các năm làm cho thu nhập của nông dân tăng trong
những năm gần đây.
Bên cạnh trồng trọt thì chăn nuôi và thủy sản cũng phát triển không kém giá
trị của ngành trong năm 2006 là 207.857 triệu đồng chiếm 24,1 %, với nhiều mô
hình như: VAC, VRAC, BIOGAS,…
Về ngành tiểu thủ công nghiệp cũng tăng trưởng mạnh giá trị của ngành
chiếm 9%, ngành đã giải quyết việc làm cho người lao động với nhiều ngành: cơ
sở xay xát, cơ khí, vật liệu xây dựng,…
Ngành thương mại dịch vụ: Giá trị của ngành chiếm 11% ngành này trong
những năm gần đây có chiều hướng phát triển mạnh. Vì vậy nhu cầu vốn cúng
tăng lên so với các năm trước, do các chợ xã được nâng cấp, mở rộng tạo điều
kiện cho việc buôn bán.
Nhìn chung, Huyện Vị Thủy tuy thành lập chưa lâu nhưng nền kinh tế
huyện Vị Thủy ngày càng phát triển là nhờ vào sự đóng góp to lớn của Ngân
Hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Vị Thủy. Vì vậy, trong những
năm gần đây huyện Vị Thủy giảm được tình trạng đói nghèo và trình độ của
người dân ngày càng nâng lên nâng lên.
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

28


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

3.2 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện Vị

Thủy
Sau khi Huyện Vị Thủy vừa mới thành lập xong, nhu cầu vốn phục vụ sản
xuất của người dân trong Huyện ngày càng tăng lên đặc biệt là lĩnh vực nông
nghiệp, trước tình hình đó NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thủy được
thành lập theo quyết định số 694/QĐ – NHNo – 02 ngày 09/09/1999 của NHNo
& PTNT trung ương (TW) Việt Nam.
NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thủy là Chi nhánh cấp 2 của NHNo
& PTNT Tỉnh Cần Thơ, thuộc hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Đến năm
2004 Tỉnh Hậu Giang được thành lập thì NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Vị
Thủy là Chi nhánh cấp 2 của NHNo & PTNT Tỉnh Hậu Giang, với trụ sở chính
đặt tại trung tâm Thị Trấn Nàng Mau Huyện Vị Thủy.
Với nền kinh tế phát triển không ngừng của Huyện, từ khi thành lập thì
NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Vị Thủy đã không ngừng phát triển vươn lên
nhờ tiềm năng sẵn có của Huyện, cũng chính nhờ vào tiềm năng đó nên hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là huy động vốn và cho vay trên địa bàn
Huyện, bên cạnh đó Ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ chuyển tiền điện tử
trong và ngoài nước, từ đó góp phần đưa Ngân hàng phát triển đi lên theo đúng
mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, do nhu cầu vốn của người dân ngày càng tăng trong khi khả
năng của ngân hàng, điều này gây rất nhièu khó khăn trong hoạt động tín dụng.
Tuy còn không ít khó khăn nhưng với sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên,
sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cùng sự cố gắng của tập thể cán bộ, công
nhân viên của Ngân hàng không ngừng phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành
tốt các chỉ tiêu đề ra, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NHNo & PTNT huyện Vị Thủy
Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT huyện Vị Thủy bao gồm:
- Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 2 phó giám đốc
- Các phòng ban gồm: 1 phòng tín dụng và 1 phòng giao dịch (phòng kế
toán - ngân quỹ)
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH


SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

29


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

Giám Đốc

PGĐ phụ trách KD

PGĐ phụ trách KT-NQ

Phòng tín dụng

Phòng KT - NQ

Hình 2: Sơ đồ tổ chức
3.2.3 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban
* Giám đốc: Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, hướng
dẫn, giám sát việc thực hiện chức năng nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà
cấp trên giao. Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng, có quyền quyết định
các vấn đề có liên quan đến tổ chức như: khen thưởng, kỹ luật, nâng lương cho
cán bộ trong đơn vị.
* Phó giám đốc: Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc và chịu
trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận đó, hỗ trợ cùng Giám
Đốc trong các mặt nghiệp vụ.
* Phòng tín dụng
- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm

soát hồ sơ, trình Giám Đốc ký hợp đồng tín dụng.
- Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra
tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.
- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để
phục vụ tín dụng. Từ đó, trình lên Giám Đốc để có kế hoạch cụ thể.
* Phòng kế toán - ngân quỹ
Kế toán
- Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của
Giám Đốc hoặc người được ủy quyền.
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

30


Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng & nhu cầu vay vốn…

- Quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ,
thu lãi, trả lãi tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, thu thập các thông tin phát
sinh trong ngày, giao chỉ tiêu tài chính quyết toán khoản tiền lương đối với chi
nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước.
Ngân quỹ
Ngân quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho
hàng ngày, trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày.
Cuối mỗi ngày, khoá sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân
quỹ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối vốn
và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Ban Giám Đốc.
3.2.4 Tình hình nhân sự
Năm 2006 NHNo & PTNT Vị Thủy có 27 cán bộ công nhân viên trong đó:

- Cán bộ lãnh đạo: 3
- Cán bộ tín dụng: 12
- Nhân viên kế toán - ngân quỹ: 8
- Nhân viên khác: 4
Về trình độ được đào tạo như sau:
Bảng 1: Trình độ công nhân viên của NHNo & PTNT Vị Thủy
2004
Năm
Trình độ
- Đại học

2005

2006

Số

Tỷ

Số

Tỷ

Số

Tỷ

người

trọng(%)


Người

trọng(%)

người

trọng(%)

17

70,8

18

72,0

20

74,1

- Trung học

3

12,5

3

12,0


3

11,1

- Sơ cấp

4

16,7

4

16,0

4

14,8

24

100,0

25

100,0

27

100,0


Tổng cộng

(Nguồn phòng tín dụng)
Trong những năm qua, Ngân hàng không ngừng nâng cao số lượng cũng
như chất lượng của đội ngũ cán bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng.
GVHD: ThS. BÙI VĂN TRỊNH

SVTH: NGÔ THỊ THÚY DIỄM

31


×