Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai trên địa bàn thành phố vĩnh yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.39 KB, 14 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập: Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thành Bao
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
Sinh viên: Lê Thị Thu Hiền
MSV: 11131330
Lớp: Kinh tế Bất động sản và Địa chính 55

1


LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là khoảng thời gian rất quan trọng đối với mỗi sinh viên trước
khi ra trường. Việc đi thực tập giúp các bạn sinh viên làm quen với môi
trường làm việc, mường tượng được công việc trong tương lai, học được
nhiều kiến thức và kinh nghiệm về công việc thực hơn những điều trong sách
vở, giúp các bạn không bị bỡ ngỡ với công việc sau này. Vì vậy, khoảng thời
gian đi thực tập là tiền đề cho công việc trong tương lai.
Ngày nay, nhiều sinh viên sau khi ra trường nhảy việc rất nhiều. Họ
không tìm được công việc yêu thích, hoặc quá lạ lẫm và không quen với
cường độ cong việc thực tế. Sở dĩ là do, ngay từ khi còn được đi thực tập để
làm quen với công việc, nhiều sinh viên không đi mà chỉ nộp giấy giới thiệu,
xin số liệu mà không đi làm nên không biết công việc cụ thể như thế nào, có
phù hợp với mình hay không…
Qua thời gian làm quen với cơ sở thực tập mới, em đã có những trải
nghiệm công việc cho riêng mình, bắt nhịp vào với công việc và hiểu rõ hơn quy
trình, bài giảng của thầy cô trên lớp. Khi bắt tay vào làm thực tế mới nhận ra
những khó khăn vướng mắc rất đa dạng, nhờ sự chỉ bảo và hướng dẫn của các
anh chị trong Văn phòng, em đã có thể hiểu được phần nào công việc, giúp ích


rất nhiều trong quá trình hoàn thiện báo cáo thực tập và chuyên đề tốt nghiệp sau
này.
Báo cáo tổng hợp của em được thực hiện với kết cấu 5 phần:
Phần I: Tổng quan về Thành phố Vĩnh Yên và Ủy ban nhân dân Thành
phố Vĩnh Yên
Phần II: Vài nét về Phòng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Ủy ban
nhân dân Thành phố Vĩnh Yên
Phần III: Miêu tả vị trí công việc – Thực tập sinh
Phần IV: Lý do chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
nguồn tài nguyên đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.”
Phần V: Kết luận.
2


Do thời gian thực tập chưa nhiều, kiến thức và kinh nghiệm chuyên
môn chưa chuyên sâu nên bài báo cáo không tránh khỏi những hạn chế về nội
dung và trình bày. Em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá và góp ý từ
thầy để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!

3


PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN VÀ ỦY BAN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
1. Tổng quan về Thành phố Vĩnh Yên
Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của
tỉnh Vĩnh Phúc, với diện tích 5080,21 ha, dân số trên 15 vạn người, có 9 đơn
vị hành chính gồm 7 phường và 2 xã. Toàn Đảng bộ có 40 chi, đảng bộ trực
thuộc với gần 6000 đảng viên. Ngày 29-12-1899 Vĩnh Yên được thành lập là

trung tâm tỉnh lỵ, từ tháng 3-1968 Vĩnh Phúc sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành
tỉnh Vĩnh Phú. Thực hiện nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX về việc
chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Vĩnh Yên trở lại
là trung tâm của Vĩnh Phúc từ ngày 1-1-1997. Năm 2004 Vĩnh Yên được Nhà
nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba và công nhận là đô thị loại III,
năm 2006 là thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2014 Vĩnh Yên vinh
dự được công nhận là đô thị loại II.
Đô thị Vĩnh Yên đến nay vừa tròn 115 năm, theo dòng lịch sử, Vĩnh
Yên là vùng đất nổi tiếng với những chiến công trong chống giặc ngoại xâm
và những thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước. Ngay từ thời Hùng
vương, người dân Vĩnh Yên đã tích cực tham gia chiến đấu bảo vệ bờ cõi, đến
thời phong kiến có 7 anh em họ Lỗ đã có công giúp nhà Trần trong cuộc
kháng chiến đánh thắng quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Ngày nay nhân dân
Vĩnh Yên vẫn tôn thờ và ghi nhớ công lao của 7 anh em họ Lỗ ở miếu Đậu và
một số đình, chùa khác trên địa bàn Thành phố.
Vĩnh Yên là một trong những nơi có phong trào cách mạng sớm nhất
của tỉnh Vĩnh Phúc. Ngay từ cuối năm 1928 đã có thanh niên học sinh Vũ
Duy Cương, người Vĩnh Yên học ở Hà Nội tham gia Hội Việt nam cách mạng
thanh niên, khi về nghỉ hè đã tuyên truyền cách mạng trong thanh niên, học
sinh ở Vĩnh Yên và tổ chức thành đội bóng đá khoảng 20 người. Tháng
4/1930 Thành uỷ Hà Nội cử 2 đồng chí Vũ Duy Cương và Phan Văn Cương
là 2 đảng viên cộng sản về gây dựng cơ sở và hoạt động, đồng thời tiếp tục
4


chỉ đạo phong trào cách mạng ở Vĩnh Yên, đã thành lập được tổ chức cách
mạng đầu tiên ở Vĩnh Yên lúc đầu có trên 10 người lấy tên là “Sinh hội đỏ”,
tổ chức này đã tham gia nhiều hoạt động cách mạng như rải truyền đơn, treo
cờ búa liềm trên cây đa đỉnh Dốc Láp và đầu phố Vĩnh Thịnh...
2. Ủy ban nhân dân Thành phố Vĩnh Yên

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Vĩnh Yên là cơ quan hành chính
thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, UBND Thành phố Vĩnh Yên
có 14 thành viên, bao gồm:
- Nguyễn Minh Sơn: Chủ tịch UBND thành phố
- Lê Đức Dũng: Phó chủ tịch TT UBND thành phố
- Lê Anh Tân: Phó chủ tịch UBND thành phố
- Trần Ngọc Hải: Phó chủ tịch UBND thành phố
- Trương Bá Khánh: Trưởng công an thành phố
- Dương Văn Hồng: Chỉ huy Ban chỉ huy quân sự
- Nguyễn Ngọc Khánh: Trưởng phòng kinh tế
- Dương Thị Hải Liên: Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội
- Lê Ngọc Hải: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường
- Nguyễn Đình Dần: Chánh thanh tra
- Phùng Văn Hùng: Trưởng phòng nội vụ
- Kiều Thiết Thụ: Trường phòng y tế
- Hoàng Thị Hồng: Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch
- Kim Văn Thịnh: Trưởng phòng tư pháp
Với 20 phòng ban, đơn vị trực thuộc:
1. Văn phòng HĐND, UBND thành phố
2. Phòng nội vụ
3. Phòng lao động, thương binh và xã hội
4. Phòng tài chính – kế hoạch
5. Phòng giáo dục
6. Phòng văn hóa – thông tin
5


7. Phòng tài nguyên và môi trường
8. Phòng tư pháp
9. Phòng kinh tế

10. Thanh tra
11. Phòng quản lý đô thị
12. Ban quản lý dự án
13. Phòng y tế
14. Phòng thống kê
15. Đội quản lý trật tự đô thị
16. Đài truyền thanh - truyền hình Vĩnh Yên
17. Ban quản lý chợ Vĩnh Yên
18. Ban quản lý chợ Bảo Sơn
19. Trạm khuyến nông - khuyến ngư
20. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng
21. TT văn hóa – TTTT

6


PHẦN II: VÀI NÉT VỀ PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
1. Chức năng
Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vĩnh Yên là cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên thực hiện chức năng tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu.
Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân thành
phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ
của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định, chỉ thị; quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ

chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài
nguyên và môi trường.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau
khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
tài nguyên và môi trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi
trường.
3. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất thành phố và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
4. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối
tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.
5. Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật
và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai thành phố.

7


6. Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
của địa phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.
7. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ
môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế
hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực
hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện
trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi
trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập,
quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và đa dạng sinh học
trên địa bàn.

8. Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài
sinh vật ngoại lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật
biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen,
quản lý nguồn gen; tham gia tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo
tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái, loài và nguồn gen.
9. Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn
nước sinh hoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng
phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc
trám lấp giếng.
10. Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi,
phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo
thẩm quyền.
11. Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước theo thẩm quyền.
12. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết theo thẩm quyền cho
thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác

8


có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa
phương theo quy định của pháp luật.
13. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các biện pháp bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của
pháp luật.
14. Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí
hậu và tham gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
trên địa bàn thành phố.
15. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường,
tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ tài nguyên,

môi trường biển và hải đảo (đối với các huyện có biển, hải đảo).
16. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các
quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố
cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo
quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.
17. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông
tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
18. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước đối với các tổ
chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động
của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.
19. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về
tài nguyên và môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi
trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
20. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân thành
phố và Sở Tài nguyên và Môi trường.
21. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu
ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ,
9


khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định
của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.
22. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo
quy định của pháp luật.
23. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý các nguồn tài chính và
các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của
pháp luật.

24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao
hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Sơ đồ bộ máy tổ chức Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Vĩnh
Yên

TRƯỞNG PHÒNG
Lê Học Hải

PHÓ PHÒNG
Nguyễn Thị Ngọc Phú
CHUYÊN
VIÊN
Trần Văn
Phương

PHÓ PHÒNG
Nguyễn Đông Giang

CHUYÊN
VIÊN
Lê Hữu Đứu

CHUYÊN
VIÊN
Phạm Tiến Tới

10

CHUYÊN
VIÊN

Trần Xuân Tùng


PHẦN III: MIÊU TẢ VỊ TRÍ CÔNG VIỆC – THỰC TẬP SINH
Công việc của thực tập sinh Phòng Tài nguyên và Môi trường thành
phố Vĩnh Yên:
- Tìm kiếm tài liệu liên quan tới chuyên môn và đề tài nghiên cứu
- Tra cứu, đọc thêm tài liệu liên quan tới vấn đề quản lý và sử dụng tài
nguyên đất.
- Hỗ trợ công tác văn phòng, phụ giúp các anh chị cán bộ công nhân
viên
- Học hỏi thêm các nghiệp vụ liên quan tới chuyên môn

11


PHẦN IV: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN.”
Việt Nam là đất nước có diện tích tự nhiên thuộc quy mô trung bình, đứng
thứ 66 trên tổng số 225 nước, tuy nhiên dân số lại rất đông (đứng thứ 14 trên thế
giới), do đó tỷ lệ bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người rất thấp.
Việt Nam có nguồn tài nguyên đất vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy
nhiên, thực tế lại đang cho thấy rằng, do sự quản lý lỏng lẻo và sai phạm nên
nguồn tài nguyên này đang bị sử dụng sai mục đích gây lãng phí và không
hiệu quả rất nhiều.
Vĩnh Yên là trung tâm của Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng sông
Hồng. Nhìn tổng quan, vị trí địa lý và các điều kiện giao thông thuận tiện và
đang được nâng cấp hiện đại là những thuận lợi không phải nơi nào cũng có,
khiến thành phố Vĩnh Yên trở thành điạ điểm có sức thu hút đầu tư lớn; giao

lưu hàng hoá, thương mại- dịch vụ- du lịch- văn hoá- giáo dục đào tạo phát
triển…
Từ khi thành lập thành phố đến nay, với những chủ trương quyết sách
đúng đắn trong thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, Vĩnh Yên nhanh
chóng trở thành một trong những thành phố có sự phát triển nhanh, mạnh,
kinh tế phát triển theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ,
giảm dần về nông nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý tài nguyên đất
đai trên địa bàn thành phố đang đứng trước áp lực lớn, nhiều trường hợp lấn,
chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích chưa được xử lý triệt để, nhiều công
trình, dự án được giao đất nhưng chậm đưa dự án vào thực hiện gây lãng phí
và sử dụng không hiệu quả đối với nguồn tài nguyên đất đai của thành phố, hệ
thống hồ sơ quản lý đất đai tại các cấp không được cập nhật, chỉnh lý thường
xuyên gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, việc tự ý hạ
cos để khai thác đất phục vụ mục đích san lấp mặt bằng và nguyên vật liệu
12


xây dựng vẫn còn diễn ra làm suy giảm nguồn tài nguyên đất đai của thành
phố Vĩnh Yên.
Vì vậy, cần phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành để
giúp thành phố Vĩnh Yên có những định hướng đúng đắn trong việc quản lý,
sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai của thành phố, đáp ứng yêu cầu
định hướng của thành phố phát triển theo hướng bền vững, trở thành đô thị
Vĩnh Yên xanh trong tương lai.
Xuất phát từ tình hình thực tế, nhận thức được tầm quan trọng của công
tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất, em quyết định chọn đề tài: “Nâng
cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai trên địa bàn thành
phố Vĩnh Yên” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp.


13


KẾT LUẬN
Để phục vụ cho quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước, phục vụ đời sống cho nhân dân, trong thời gian qua, Nhà nước cũng
đã có rất nhiều chính sách phát triển, phân phối quỹ đất một cách hợp lý. Bên
cạnh những tác động tích cực của quá trình đô thị hóa thì vẫn hiện hữu những
tác động tiêu cực đến quá trình quản lý sử dụng đất. Do vậy, đề tài tốt nghiệp
“Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai trên địa
bàn thành phố Vĩnh Yên” dựa trên cơ sở lí thuyết và thực tiễn từ đó đề xuất
các định hướng quản lý sử dụng đất hiệu quả hơn.
Qua quá trình thực hiện nghiên cứu này, em hy vọng sẽ góp phần vào
việc cung cấp những cơ sở để nâng cao năng lực quản lý sử dụng đất, đặc biệt
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!

14



×