Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 61 trang )

Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đổi mới đất nước, cải cách nền tài chính Quốc gia, đặc biệt cải cách
Tài chính công, việc quản lý điều hành ngân sách là một trong những vấn đề có ý
nghĩa vô cùng to lớn quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, được Nhà nước cũng như chính quyền địa phương rất quan tâm. Với mục tiêu
khai thác triệt để các nguồn thu, đồng thời nâng cao hiệu quả các nguồn vốn chi đầu tư
từ ngân sách là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách tài chính
công nói chung, thành phố Đông Hà - Quảng Trị nói riêng.
Hiện nay công tác quản lý và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành
phố Đông Hà đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu thu, chi tương đối hợp lý đảm
bảo cho sự phát triển đồng bộ, song vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả của công tác quản
lý và sử dụng ngân sách còn thấp, chi đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung dẫn đến tình
trạng đầu tư kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí …Vì thế, yêu cầu quản lý và sự
dụng ngân sách nhà nước bảo đảm đúng chiến lược, mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả đáp
ứng được các nhu cầu phát triển của tỉnh đang là vấn đề rất bức xúc hiện nay.
Do vậy, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể cả lý luận và thực tiễn
nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước đáp ứng được lộ
trình cải cách hành chính công phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt ở
thành phố Đông Hà - Quảng Trị đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra cho chính quyền
địa phương. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Tình hình quản
lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh
Quảng Trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành
phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị để đánh giá những thành công và hạn chế từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn NSNN
trên địa bàn thành phố Đông Hà.
2.2. Mục tiêu cụ thể


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng vốn NSNN trên
địa bàn thành phố Đông Hà.
- Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà để
tìm hiểu về những thành tựu, hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn NSNN.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn
Nhóm 4 Trang 1
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà gắn liền với bối cảnh và những yêu cầu mới đặt ra.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Những thông tin về tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn thành phố
Đông Hà được thu thập từ các báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo giải ngân vốn ngân sách,
…của phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND Thành phố Đông hà và các cơ quan tổ chức
liên quan.
3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số tiệu
- Phương pháp thống kê, mô tả: Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích
biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi thu chi ngân sách nhà nước từ năm 2010
đến 2013.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh tình hình quản
lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà từ năm 2010 đến 2013, so sánh
thực tế với kế hoạch.
- Nhập và xử lí số liệu: Đề tài sử dụng phần mềm EXCELL 2010 để nhập và xử
lí số liệu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về:“Tình hình quản lý và sử dụng vốn
NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị.
 Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2010 - 2013.

Nhóm 4 Trang 2
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước
1.1.1. Ngân sách nhà nước
1.1.1.1.Khái niệm
Trong lịch sử khái niệm NSNN xuất hiện vào cuối thời kỳ chế độ phong kiến tan
rã, khi mà nền kinh tế hàng hoá tiền tệ bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Kết quả
đấu tranh của giai cấp tư sản trên lĩnh vực thuế khoá và chi tiêu đã làm thay đổi thể
chế quản lý của nhà nước phong kiến từ thu tuỳ tiện, chi tuỳ hứng sang thể chế thu chi
theo luật định. Có nhiều khái niệm khác nhau về NSNN. Hiện nay có hai quan niệm
phổ biến về NSNN như sau:
Quan điểm thứ nhất: NSNN là bảng dự toán thu, chi tài chính của Nhà nước trong
một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Quan điểm thứ hai: NSNN là quỹ tiền tệ của Nhà nước.
Luật NSNN hiện nay thiên về quan điểm thứ nhất: NSNN là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết
định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước.
Sơ đồ 1: Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam
Nhóm 4 Trang 3
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NGÂN SÁCH
TRUNG ƯƠNG
NGÂN SÁCH
ĐỊA PHƯƠNG
NGÂN SÁCH TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

NGÂN SÁCH QUẬN, HUYỆN, TP,
THỊ XÃ THUỘC TỈNH
NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG,
THỊ TRẤN
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
1.1.1.2. Đặc điểm
Hoạt động quản lý và sử dụng vốn NSNN luôn luôn gắn chặt với quyền lực kinh
tế- chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất
định. Biểu hiện của đặc điểm này là nội dung, mức độ và cơ cấu các khoản thu, chi của
NSNN phải được các cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước quyết định và trở
thành các chỉ tiêu pháp lý yêu cầu các chủ thể trong xã hội phải thực hiện. Điều này
chứng tỏ hoạt động của NSNN mang tính pháp cao.
Hoạt động NSNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở
hai lĩnh vực thu và chi của Nhà nước.
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế -
chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước
tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.
Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính,
nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của nhà nước.
Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những
lợi ích chung, lợi ích công cộng.
Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét
khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà
nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng
cho những mục đích đã định,
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc
không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
1.1.1.3. Vai trò ngân sách nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường vai trò của Ngân sách nhà nước được thay đổi và trở
nên hết sức quan trọng .Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia Ngân sách nhà nước

có các vai trò như sau:
 Vai trò huy động các nguồn Tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của Ngân sách nhà nước, để đảm bảo
cho hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi phải có
những nguồn tài chính nhất định. Những nguồn tài chính này được hình thành từ các
khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế . Đây là vai trò lịch sử của Ngân sách nhà
nước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào ngân sách nhà nước đều
phải thực hiện.
 Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và
chống lạm phát
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh
nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu và
Nhóm 4 Trang 4
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trường, ảnh
hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản
xuất cũng như người tiêu dùng nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị
trường nhằm bình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và các khoản chi từ ngân sách nhà
nước dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự
trữ tài chính. Ngoài ra còn sử dụng các công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu
chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường
vốn… góp phần kiểm soát lạm phát.
 Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất
Để định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụ thuế và
chi ngân sách. Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác góp
phần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào
những vùng những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng đã định.
Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành
kinh tế mũi nhọn… nhà nước có thể tạo điều kiện và hướng dẫn các nguồn vốn đầu tư
của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.

 Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp
dân cư
Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu
nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu
nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư. Ngân
sách nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu
nhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt … một mặt tạo
nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư
có thu nhập cao.
1.1.2. Quản lý ngân sách nhà nước
1.1.2.1. Khái niệm
Quản lý nói chung được hiểu như là sự tác động của chủ thể quản lý tác động đến
đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm
đạt được những mục tiêu đã định.
Quản lý NSNN là hoạt động của chủ thể quản lý NSNN thông qua việc sử dụng
các phương pháp và công cụ quản lý thích hợp để tác động và điều hành hoạt động của
NSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
1.1.2.2. Mục đích quản lý ngân sách nhà nước
Quản lý NSNN nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội
phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tì chính đảm bảo
yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý và điều hành nền kinh tế- xã hội
Nhóm 4 Trang 5
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
1.1.2.3. Quy trình quản lý ngân sách nhà nước
Sơ đồ 2: Quy trình quản lý ngân sách nhà nước
 Lập dự toán NSNN: là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dự toán
nhằm xác định các chỉ tiêu về thu ngân sách và chi ngân sách nhà nước có thể đạt
được trong năm ngân sách. Đồng thời xác định các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tài
chính để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu về ngân sách đã định ra.

 Chấp hành ngân sách nhà nước: là quá trình sử dụng tổng hợp các biện
pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ngân sách ghi
trong dự toán NSNN năm trở thành hiện thực.
 Quyết toán NSNN: là giai đoạn cuối cùng của một chu trình quản lý NSNN.
Mục đính của quyết toán NSNN là tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá trình thu, chi
NSNN trong một năm ngân sách. Quyết toán NSNN sẽ cung cấp đầy đủ thông tin vể
quản lý điều hành thu, chi NSNN cho những cơ quan nhà nước có thẩm quyền như:
Quốc Hội, HĐND, chính phủ, các nhà tài trợ, người dân Từ đó rút ra những ưu điểm,
nhược điểm và các bài học kinh nghiệm cho chu trình NSNN tiếp theo.
1.1.2.4. Cân đối thu chi ngân sách nhà nước
Cân đối NSNN là một nguyên lý xuyên suốt trong qua trình quản lý và sử dụng
vốn NSNN. Cân đối ngân sách yêu cầu các khoản chi ngân sách phải có nguồn thu
đảm bảo.
Theo quan điểm hiện nay, NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ
thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và đảm bảo số tích luỹ ngày
càng cao để chi đầu tư phát triển. Như vậy, cân đối NSNN xảy ra khi tổng thu ngân
sách bằng với tổng chi ngân sách. Đây là yêu cầu mang tính lý tưởng, thường ít xảy ra.
Bởi lẽ, nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội cũng như mâu thuẩn giữa khả năng và nhu
cầu thường xuyên biến động, cho nên không nhất thiết phải thường xuyên duy trì ở
mức cân đối lý tưởng. Song mức độ mất cân đối thu- chi NSNN phải khống chế trong
khuôn khổ nhất định để đảm bảo chủ động trong điều hành ngân sách một cách lành
mạnh và có hiệu quả.
1.1.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản
lượng nền kinh tế trong một thời kì nhất định.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm
gốc. Đó là sự gia tăng về quy mô sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.
Nhóm 4 Trang 6
LẬP DỰ TOÁN CHẤP HÀNH
DỰ TOÁN

QUYẾT TOÁN
NSNN
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế:
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước
1.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trêm địa bàn tỉnh
Quảng Trị
Trong những năm qua công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quảng
Trị đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Ngành Thuế đã có nhiều cố gắng, các
ngành, các cấp tích cực phối hợp với cơ quan Thuế triển khai nhiều biện pháp quản lý
thu thuế và chống thất thu ngân sách.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, tồn tại: Tốc độ tăng thu NSNN chưa tương
xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế; Các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được
quản lý chặt chẽ và đầy đủ. Ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế chưa nghiêm
túc, đặc biệt là trong các lĩnh vực: Xây dựng nhà ở tư nhân, kinh doanh vận tải, kinh
doanh khách sạn, nhà nghỉ, kinh doanh xe 2 bánh gắn máy…
Để tăng cường công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn, khắc phục các hạn
chế, tồn tại, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của người nộp thuế trong việc chấp
hành Luật Ngân Sách, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc thực
hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, chống thất thu NSNN trên địa bàn, UBND
tỉnh Quảng Trị yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các
Ban ngành, Giám đốc các doanh nghiệp, các tổ chức và hộ kinh doanh thực hiện tốt
các nội dung theo quy định của pháp luật và Nghị quyết 17.
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở một số tỉnh khác
Đề tài tập chung xem xét kinh nghiệm quản lý NSNN của một số tỉnh Miền
Trung. Ở đây chỉ đề cập đến một số tỉnh ở Miền Trung có điều kiện KT-XH tương tự
như tỉnh Quảng Trị : Thừa Thiên Huế, Quảng Bình , Hà Tĩnh, Nghệ An
Nhìn chung công tác quản lý NSNN của các tỉnh gần giống nhau là đều dựa vào
Luật NSNN như thực hiện quá trình NSNN : Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách
đều đảm bảo tính tích cực trong quản lý NSNN ở địa phương.

Bên cạnh đó do tính đặc thù riêng của điều kiện KT-XH của mỗi địa phương nên
có phần khác nhau trong việc khai thác nguồn thu để đảm bảo nhu cầu chi của địa
phương. Quảng trị luôn đổi mới trong công tác quản lý, điều hành thu-chi NSNN gắn
liền với nhu cầu thực tế về phát triển KT-XH của địa phương bằng những chính sách
đột phá để khai thác nguồn thu cho NS.
Quản lý chi NS các tỉnh này khá chặt chẽ, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả; các
khoản chi đều phải có sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan tài chính và Kho bạc nhà
Nhóm 4 Trang 7
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
nước địa phương. Thực hiện khoán thu – chi đối với một số ngành ,đơn vị thụ hưởng
NSNN nhằm đảm bảo tiết kiệm ,hiệu quả trong việc sử dụng kinh phí NSNN. Bên
cạnh đó việc kiểm tra thanh tra Tài chính đối với các đơn vị thụ hưởng NSNN được
tăng cường giám sát của nhân dân trong quá trình quản lý thu- chi NSNN, từ những
tính đột phá năng động, tích cực trong quá trình quản lý NS của các cấp chính quyền
địa phương, các đơn vị ,ngành của địa phương tỉnh Quảng Trị đã mang lại những
thành công và hiệu quả trong quản lý NSNN của tỉnh trong thời gian qua trên các
phương diện; đặc biệt là quản lý chặt chẽ và có hiệu quả về khai thác các nguồn thu ,
tiết kiệm và hiệu quả chi thăng bằng NS tỉnh.
Từ kinh nghiệm về quản lý NSNN của một số tỉnh có thể vận dụng nâng cao hiệu
quả quản lý NSNN ở tỉnh Quảng Trị cụ thể :
- Trong quá trình quản lý thu-chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu-
chi NS, kìm hãm sự gia tăng quá mức nhu cầu chi; cần coi trọng các khoản chi kích
hoạt, sự đầu tư của khu vực tư và đảm bảo phân phối công bằng xã hội.
- Quản lý NSNN có liên quan chặt chẽ với chu trình NS và phương diện phân
cấp quản lý NSNN. Trong phân cấp NS, cần chú trọng giữa cân đối NSTW và NSĐP
nhằm phát huy vai trò các cấp chính quyền địa phương trong phát triển KTXH.
- Kiểm tra quyết toán thu, chi rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý
thu-chi NSNN. Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN đều được quan
tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng.
- Công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm toán quản lý NSNN luôn coi trọng hàng

đầu trong định hướng phát triển KT-XH.
- Phân chia rõ ràng nguồn thu giữa các cấp chính quyền để tài trợ gánh nặng chi
tiêu công.
- Mở rộng quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong quản lý
NSNN.
- Đôn đốc các địa phương huy động tối đa khả năng tài chính, loại bỏ tư tưởng
trông chờ, ỷ lại vào ngân sách cấp trên.
- Cơ chế phân phối nguồn tài chính linh hoạt giữa NSTW và NSĐP nhằm tạo ra
dịch vụ công đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội cả về mặt số lượng và chất lượng với
nguồn tài chính hạn hẹp.
Từ kinh nghiệm về quản lý NSNN của một số tỉnh Miền Trung, Tỉnh Quảng Trị
cũng cần nhìn nhận xem quá trình quản lý NS của địa phương mình có hiệu quả đúng
mức chưa và có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý NSNN tỉnh
Quảng trị trong thời gian tới.
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở một số quốc gia.
Đề tài tập chung xem xét kinh nghiệm quản lý NSNN của một số nước như
Trung Quốc, pháp và Thụy Điển Qua nghiên cứu một số quốc gia có thể rút ra một
vài kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam:
Nhóm 4 Trang 8
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
Quyền lực Quốc Hội trong lĩnh vực ngân sách: Quốc Hội có toàn quyền quyết
định ngân sách và có thể thay đổi thu, chi, mức thâm hụt hay thặng dư ngân sách do
chính phủ đệ trình.
Các nước đang tiến hành cải cách hành chính và cải cách ngân sách.
Ngân sách trung ương có sự bổ sung cho ngân sách địa phương trong hệ thống
ngân sách nhà nước.
Tính tự quản, tự chủ của chính quyền địa phương được đề cao.
Nhóm 4 Trang 9
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NGÂN

SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đông Hà là tỉnh lỵ- trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
tỉnh Quảng Trị, nằm ở tọa độ 16
0
07’53’’ - 16
0
52’22’’ vĩ độ Bắc, 107
0
04’24’’ - 107
0
07’24’’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Gio Linh và Cam Lộ,
- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong,
- Phía Đông giáp huyện Gio Linh và Triệu Phong,
- Phía Tây giáp huyện Cam Lộ.
Tổng diện tích tự nhiên là 72,96 km
2
, dân số trung bình năm 2012 có 90.828
người, chiếm 1,54% diện tích và 13,8% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số 1.134
người/km
2
. Thành phố Đông Hà được chia thành 9 phường bao gồm: phường 1, 2, 3,
4, 5, Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lương và Đông Lễ.
Thành phố Đông Hà nằm trên giao điểm quốc lộ 1A với đường 9 xuyên Á (Hành
lang Đông-Tây) nối với Lào, Thái Lan, Myanmar và các nước trong khu vực; cách
không xa các đô thị phát triển và tiềm năng như thành phố Huế (70 km), thành phố
Đồng Hới (93 km); cách cảng Cửa Việt 16 km, sân bay Phú Bài (Huế) 84 km, cách

cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83 km.
Từ khi được nâng cấp lên đô thị loại III và thành lập thành phố Đông Hà trực
thuộc tỉnh, tăng trưởng kinh tế của thành phố có xu hướng phát triển nhanh, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch tích cực, hạ tầng đô thị tiếp tục được đầu tư chỉnh trang, hoàn
thiện. Bộ mặt kinh tế-xã hội thành phố có những nét khởi sắc mới, tạo đà cho những
bước phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Nhóm 4 Trang 10
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
Biểu đồ 1: Bản đồ hành chính thành phố Đông Hà
(Nguồn: UBND thành phố Đông Hà)
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình thành phố Đông Hà gồm 2 dạng cơ bản là địa hình gò đồi bát úp và địa
hình đồng bằng, thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế và xây dựng các công trình
đô thị quy mô, vững chắc.
- Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam có diện tích 3.191 ha, chiếm
43,7% diện tích tự nhiên; có độ cao trung bình 10 m so với mặt nước biển, nghiêng
dần về phía Đông với độ dốc trung bình 5-10
0
. Mặt đất được phủ trên nền phiến thạch
và sa phiến, có ưu thế cho việc xây dựng nền móng tốt cho các công trình; trồng cây
lương thực, cây ăn quả, phát triển lâm nghiệp. Địa hình đồi bát úp nối tiếp có thể tạo
nên không gian kiến trúc đô thị thoáng đẹp, đa dạng, vững chắc và không bị ngập lụt.
2.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Đông Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại chịu
ảnh hưởng của gió Tây-Tây Nam nên tạo thành một tiểu vùng khí hậu khô, nóng. Khí
hậu chia thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa: Tập trung vào tháng 8 đến tháng 11 và kéo dài đến tháng 3 năm sau.
Mùa mưa trùng vào mùa gió mùa Đông Bắc nên kèm theo rét lạnh kéo dài, độ ẩm
Nhóm 4 Trang 11
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị

không khí rất cao.
Mùa khô nóng: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7, gần như liên tục nắng nóng kèm
theo gió Tây-Tây Nam khô nóng. Do hiệu ứng ‘‘ Phơn’’ (fonth) đã đem đến cho Đông
Hà một loại hình thời tiết đặc trưng nắng nóng và khô hạn kéo dài. Có những ngày gió
Tây-Tây Nam thổi mạnh, sức gió cấp 6, cấp 7 và do cấu tạo địa hình của phía triền dốc
Đông Trường Sơn nên khi gió qua đèo Lao Bảo về Đông Hà tạo thành những cơn bão
nhỏ, khô nóng có khi kéo dài trong nhiều tháng làm thời tiết thêm oi bức.
Nhiệt độ: Đông Hà có nền nhiệt độ tương đối cao, trung bình năm 24,4
0
C, nhiệt
độ tối cao 42
0
C, thường xảy ra trong tháng 6,7; nhiệt độ tối thấp 11
0
C, thường xảy ra
trong khoảng tháng 12, tháng 1. Trong mùa hạ, từ tháng 5 đến tháng 7 khi xuất hiện
gió mùa Tây Nam (thường gọi là gió Lào) mang đặc trưng nắng nóng và khô hạn kéo
dài, đó cũng là thời gian nóng nhất trong năm.
2.1.1.4. Thuỷ văn
Chế độ thủy văn của thành phố Đông Hà chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi
và thủy triều từ biển vào thông qua Cửa Việt. Hệ thống sông ngòi của thành phố gồm
3 sông chính:
Sông Hiếu. Là hệ thống sông lớn nhất chảy qua phía Bắc thành phố, bắt nguồn từ
sườn Đông dãy Trường Sơn, huyện Hướng Hóa, từ độ cao trên 1000 m chảy theo
hướng Tây Bắc-Đông Nam qua địa phận huyện Cam Lộ đi về Đông Hà và nhập vào
sông Thạch Hãn ở ngã 3 Gia Độ. Sông Hiếu có chiều dài 70 km, diện tích lưu vực 465
km
2
. Đoạn đi qua thành phố Đông Hà dài 8 km, chiều rộng trung bình 150 - 200 m. Khu
vực hạ lưu sông Hiếu chịu sự chi phối của thủy triều từ biển vào nên có chế độ dòng

chảy khá phức tạp. Về mùa khô dòng chảy ở thượng lưu nhỏ nên mặn xâm nhập sâu,
biên độ mặn lớn, mùa lũ nước thường dâng cao gây ngập lụt. Sông Hiếu là nguồn phù sa
bồi đắp màu mỡ cho các cánh đồng ven hai bên sông; cung cấp nước ngọt dồi dào cho
sản xuất và sinh hoạt, đồng thời còn là nguồn điều hoà chế độ nhiệt ẩm cho thành phố,
nhất là vào mùa hè. Sông Hiếu còn là đường thuỷ rất thuận lợi nối Đông Hà-Cam Lộ,
Đông Hà-Cửa Việt và là nguồn khai thác cát sạn dồi dào cho ngành xây dựng.
Sông Thạch Hãn. Bắt nguồn từ Ba Lòng, sông có chiều dài 145 km, đoạn chảy
ven phía Đông thành phố dài 5 km là ranh giới giữa Đông Hà và huyện Triệu Phong.
Sông Vĩnh Phước. Bắt nguồn từ vùng đồi cao 300 - 400 mét thuộc huyện Cam Lộ
chảy qua phía Nam thành phố đổ vào sông Thạch Hãn, có chiều dài 45 km, chiều rộng
trung bình 50-70m, diện tích lưu vực 183 km
2
; lưu lượng trung bình 9,56m
3
/s, mùa kiệt
1,79m
3
/s. Đây là con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho địa bàn thành
phố.
Mạng lưới các hồ đập. Ngoài hệ thống các sông chính, Đông Hà còn có mạng
lưới các hồ đập phân bố đều khắp trên địa bàn thành phố như hồ Trung Chỉ, hồ Khe
Nhóm 4 Trang 12
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
Mây, hồ Đại An, hồ Khe Sắn, hồ Km 6 v.v.
Nhìn chung mạng lưới sông suối, hồ ao là nguồn nước dồi dào cung cấp cho sinh
hoạt dân cư, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các ngành
kinh tế, có tác dụng điều hòa khí hậu, môi trường sinh thái trên địa bàn thành phố.
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất
+ Đặc điểm thổ nhưỡng. Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng cho thấy đất

đai của thành phố Đông Hà bao gồm các loại đất chủ yếu sau: đất Feralit trên sa phiến,
đất phù sa bồi, phù sa không được bồi, đất phù sa glây, đất cát , trong đó chiếm tỉ lệ
lớn và có ý nghĩa kinh tế bao gồm các loại sau:
- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến sét (Fs): Phân bố tập trung ở khu vực
Tây và Tây Nam thành phố. Diện tích đất này chiếm khoảng 3.500 ha, chủ yếu thích
hợp trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ chăn nuôi.
- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Phân bố chủ yếu ở các vùng khu vực triền
sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, diện tích khoảng 500 ha, đây là loại đất thích hợp cho
việc trồng cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp.
- Đất phù sa Glây(Pg): Phân bố rải rác ở các khu vực trồng lúa (thuộc các phường
Đông Lễ, Đông Lương, Đông Giang, Đông Thanh) có diện tích 200 ha.
Đặc điểm chung của các loại đất trên là bị chua phèn, độ PH dao động từ 4,5 - 6,5
nên độ phì thấp.
- Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt. Thành phố Đông Hà có nguồn nước mặt khá dồi dào do 3 sông
chính cung cấp là sông Hiếu, sông Thạch Hãn và sông Vĩnh Phước. Ngoài ra còn hàng
chục khe suối và một số hồ chứa, phân bố khá đều trên địa bàn thành phố. Lượng mưa
bình quân hàng năm 2.700 mm là nguồn bổ sung đáng kể vào nguồn nước các sông hồ
trên địa bàn thành phố.
Nguồn nước ngầm. Theo tài liệu đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ thì
nước ngầm vùng trung tâm thành phố và khu vực đất đồi tầng ngầm nghèo. Nguồn
nước ngầm mạch nông tồn tại ở vùng đất trũng thuộc khu vực trầm tích phù sa.
- Tài nguyên rừng
Hiện nay, thành phố Đông Hà có 2.255,69 ha rừng, trong đó toàn bộ là đất rừng
trồng. Rừng tự nhiên bị chiến tranh hủy diệt và một phần do con người chặt phá nên
không còn diện tích. Rừng trồng đã đến tuổi khai thác có khoảng 1.000 ha, mật độ
thưa, năng suất và trữ lượng thấp. Ước tính trữ lượng gỗ củi có khoảng 15.000m3 gỗ
củi. Cần duy trì và mở rộng diện tích đất rừng sản xuất, trồng rừng cảnh quan gắn phát
triển lâm nghiệp với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái.
Nhóm 4 Trang 13

Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
- Tài nguyên khoáng sản
Nhìn chung, nguồn khoáng sản ở Đông Hà rất nghèo, chỉ có đất sét làm gạch
ngói, trữ lư¬ợng không lớn, phân bố rải rác ở các phường Đông Giang, Đông Thanh,
phường II và Đông Lương. Các đợt thăm dò địa chất trước đây cho biết, Đông Hà có
quặng sắt ở đồi Quai Vạc (km 6 và km 7) ở đường 9 gần trung tâm thành phố, tuy
nhiên trữ lượng chưa được xác định.
- Tài nguyên du lịch, nhân văn
Đông Hà có địa hình, địa thế đa dạng với nhiều sông hồ, vùng gò đồi, rừng cây,
tạo nên nhiều cảnh quan đẹp; có sông Hiếu chảy qua thành phố, sông Vĩnh Phước bao
bọc phía Nam và sông Thạch Hãn phía Đông; có các hồ Khe Mây, Trung Chỉ, hồ
Km6, Đại An, Khe Sắn; vùng gò đồi phía Tây còn nhiều tiềm năng phát triển lâm sinh
thái, rừng cây. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển hình thành các khu du lịch sinh
thái lâm viên cây xanh, khu công viên vui chơi, giải trí hấp dẫn.
Trên địa bàn thành phố có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng lưu giữ
những giá trị truyền thống tốt đẹp, tự hào của vùng đất và con người Đông Hà qua các
thời đại, trong đó có 20 di tích đã được xếp hạng (2 di tích cấp quốc gia, 18 di tích cấp
tỉnh). Các công trình văn hóa tiêu biểu như Đình làng Nghĩa An và các giếng Chăm,
Đình làng Lập Thạch, Đình làng Điếu Ngao, đặc biệt Đình làng Trung Chỉ được đánh
giá là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc biệt.
Thành phố Đông Hà với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh
Quảng Trị, có lợi thế nằm trên điểm giao cắt của tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây và
quốc lộ 1A, nằm gần các di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, nằm trên "con đường di
sản" kết nối các di sản thế giới tại miền Trung, do đó Đông Hà hội tụ các điều kiện
tương đối thuận lợi để trở thành điểm dừng chân lý tưởng.
Với các thuận lợi về vị trí địa lý và các tiềm năng du lịch nêu trên có thể phát
triển Đông Hà thành một trọng điểm du lịch của tỉnh- là trung tâm điều hành các hoạt
động du lịch của tỉnh.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1. Dân số, nguồn lao động

Năm 2013 dân số trung bình toàn thành phố có 90.828 người, trong đó nam
chiếm 48,9%, nữ 51,1% và có chiều hướng tăng dần qua các năm. Theo cách tính quy
mô dân số trong phân loại đô thị thì quy mô dân số Đông Hà hiện nay khoảng 92.000-
93.000 người. Trên địa bàn dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở các phường
nội thị. Phường I tập trung đông dân nhất, có mật độ 9.023 người/km
2
, phường III có
mật độ thấp nhất 292 người/m
2
.
Nhóm 4 Trang 14
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
Đồ thị 2: Dân số thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013
(Nguồn: UBND thành phố Đông Hà)
Lao động trên địa bàn thành phố có 51.831 người trong độ tuổi lao động, chiếm
62,3% tổng dân số, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 1.100-1.200 người. Bên
cạnh sự gia tăng nguồn nhân lực từ số dân bước vào tuổi lao động, thành phố còn là
địa bàn hấp dẫn, thu hút lao động từ các địa phương trong tỉnh đến làm việc và sinh
sống, trung bình mỗi năm có khoảng 400-500 người. Đây là nguồn nhân lực bổ sung
cho nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng là áp lực đối với vấn đề tạo việc làm và giải
quyết các vấn đề xã hội.
Truyền thống văn hóa. Người dân Đông Hà cần cù, đoàn kết, thân thiện, trung
kiên, anh dũng, có truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc. Trong các cuộc kháng chiến
giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, nhân dân Đông Hà cùng nhiều chiến sỹ cả
nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh bảo vệ Tổ quốc, quê hương. Ngày nay, trong
công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, người dân Đông Hà tiếp tục phát huy đức tính
cần cù, chịu khó, năng động sáng tạo, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, nhạy bén với
kinh tế thị trường, không ngừng khắc phục khó khăn, vươn lên đi đầu trong sự nghiệp
phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Đây là thế mạnh - nguồn nội lực quan trọng đưa
thành phố Đông Hà phát triển đi lên trong tương lai.

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
Thời gian qua, hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố đã được đầu tư xây
dựng tương đối hoàn chỉnh, nhiều tuyến được nâng cấp, mở rộng và quy hoạch mới.
Nhiều tuyến đường chính đã được trải nhựa, bê tông hóa và bo, lát vỉa hè.
* Đường bộ.
- Quốc lộ. Các tuyến quốc lộ chạy qua trên địa bàn thành phố bao gồm:
+ Quốc lộ 1A chạy qua thành phố với chiều dài 7,5 km là các tuyến giao thông
huyết mạch gắn kết thành phố thông suốt Bắc Nam;
Nhóm 4 Trang 15
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
+ Quốc lộ 9 đoạn chạy qua trung tâm thành phố, được xây dựng tương đối hoàn
chỉnh có mặt cắt 26-33 m.
+ Quốc lộ 9D chạy qua phía Tây thành phố, được xây dựng hoàn chỉnh theo tiêu
chuẩn đường cấp III- là các tuyến trục quan trọng gắn với đường liên vận quốc tế
xuyên Á nối Việt Nam với Lào và các nước trong Khu vực;
+ Tuyến Cam Lộ- Cửa Việt: nối Đông Hà với thị trấn Cửa Việt và vùng ven
biển, là tuyến đường tác động tới phát triển của thành phố về kinh tế cũng như an
ninh quốc phòng.
- Giao thông đô thị. Trên địa bàn thành phố có khoảng 400 km đường đô thị,
trong đó tỉnh quản lý 33 tuyến/44 km, thành phố và phường quản lý 90 tuyến/87,4 km,
còn lại là các đường khu vực, ngõ phố do nhân dân tự quản. Mật độ đường đạt 5,5
km/km2, phân bố tương đối đều từ khu trung tâm ra ven đô. Những năm gần đây, một
số tuyến đường đô thị mới được xây dựng, chất lượng đường được cải thiện đáng kể.
Hầu hết các tuyến đường chính nội thị được trải nhựa, có hệ thống thoát nước, điện
chiếu sáng và có mốc chỉ giới. Đã có 115 đường phố được đặt tên và cấp số nhà. Tuy
nhiên, các tuyến đường vùng ven đô đa phần nhỏ hẹp, chưa có có vỉa hè, thiếu hệ thống
điện chiếu sáng và cây xanh; nhiều tuyến đường vào các ngõ xóm vẫn còn là đường đất.
* Đường sắt. Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy xuyên qua trung tâm thành phố với
chiều dài 7 km. Ga đường sắt Đông Hà nằm ở phía Nam thành phố với diện tích 6,9
ha, đã được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn ga cấp 1, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng

hóa và hành khách.
* Đường thủy. Chủ yếu hoạt động trên sông Hiếu. Cảng sông Đông Hà nằm ở vị
trí hạ lưu sông Hiếu, phía thượng lưu cầu Đông Hà, gồm 1 bến đứng có chiều dài 100 m,
1 bến nghiêng dài 90 m; khả năng hàng hóa thông qua cảng 50.000 tấn/năm, cho tàu
200-250 tấn cập bến; có bãi chứa hàng rộng 4.000 m2, kho chứa hàng rộng 900 m2. Tuy
nhiên hiện tại, bến đứng của cảng Đông Hà không sử dụng được do bị sập, hư hỏng
nặng. Ngoài cảng hàng hóa, trên khu vực chợ mới có bến thuyền khách dài 200 m.
2.1.2.3. Tình hình kinh tế xã hội của thành phố Đông Hà giai đoạn 2010-2013
Thành phố Đông Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật
của tỉnh Quảng Trị, nằm ở giao điểm của Quốc lộ 1A và Quốc lộ 9 trên tuyến hành
lang Kinh tế Đông - Tây, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của
vùng Bắc Trung Bộ và của cả nước.
Thành phố gồm có 9 phường, với diện tích tự nhiên 7.296 ha, trong đó đất xây
dựng đô thị 3.130ha, chiếm 43% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố.
Dân số thành phố hiện có trên 90.000 người, mật độ dân số chung 1.330
người/km
2
và tại khu vực nội thành mật độ dân số là 6.774 người/km
2
. Lao động trong
độ tuổi là 48.560 người, tỷ lệ lao động chưa có việc là 4%.
Nhóm 4 Trang 16
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm (2006-2010) là 14,8%, Năm
2009 là 14%, thu nhập GPD bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/năm
Với mục tiêu xây dựng thành phố Đông Hà phát triển theo hướng văn minh, giàu
đẹp; xứng tầm với đô thị trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị và là thành phố động lực
trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây theo chủ trương của Ban thường vụ Tỉnh uỷ và
Nghị quyết của đại hội Đảng bộ tỉnh, đại hội Đảng bộ thành phố đã đề ra. Được sự
quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối hợp của các sở ban ngành liên quan, sự hỗ

trợ của các chương trình, dự án; thành phố Đông Hà được ưu tiên đầu tư phát triển trên
tất cả các mặt. KT-XH, CSHT và cảnh quan đô thị đã có những bước phát triển đáng
kể, nhiều công trình được đầu tư với quy mô lớn, có kiến trúc hiện đại đã tạo cho bộ
mặt thành phố ngày càng khang trang. Sự phát triển đó đã đưa Đông Hà trở thành đô
thị loại III theo Quyết định số 2285/QĐ-BXD ngày 13/12/2005 của Bộ xây dựng và
trở thành thành phố trực thuộc tỉnh theo Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/8/2010 của
Chính phủ.
Nhìn vào biểu đồ bên dưới, ta có thể nhận thấy rằng, cơ cấu kinh tế của thành phố
Đông Hà trong giai đoạn 2010-2013 có sự chuyển biến rõ rệt. Trong đó, tỷ trọng
ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao tuy nhiên có xu hướng giảm mạnh
từ 33,6% năm 2010 xuống 28,4% năm 2013; tỷ trọng ngành CN-XD có biến động tăng
nhanh từ 29,1% năm 2010 lên đến 35,8% năm 2013; ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn
nhất của thành phố nhưng có xu hướng giảm nhẹ từ 37,3% năm 2010 giảm xuống
35,8% năm 2013. Điều này cho thấy rằng, thành phố Đông Hà đang có biểu hiện tích
cực phù hợp với xu thế CNH-HĐH hiện nay nhằm đạt được mục tiêu trở thành đô thị
loại II trong giai đoạn sắp tới.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế thành phố Đông Hà giai đoạn
2010-2013
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013
1. Tốc độ tăng trưởng GDP
(%)
17,7 10,0 9,9 10,0
2. Cơ cấu kinh tế
(%)
100.0 100,0 100,0 100,0
Dịch vụ
(%)
37.3 35.2 36.2 35.8
Công nghiệp - Xây dựng
(%)

29.1 31.3 33.4 35.8
Nông - Lâm - Ngư nghiệp
(%)
33.6 33.5 30.4 28.4
(Nguồn: UBND thành phố Đông Hà)
Nhóm 4 Trang 17
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành
phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Tình hình quản lý vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc phân định phạm vi trách nhiệm và
quyền hạn của cơ quan nhà nước ở mỗi cấp trong quá trình quản lý, điều hành ngân
sách nhà nước.
Căn cứ vào nghị định Số: 17/2010/NQ-HĐND (Đông Hà, ngày 10 tháng 12 năm
2010) Thông qua Quy định Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia các
khoản thu thời kỳ ổn định ngân sách 2011- 2015 và định mức chi thường xuyên ngân
sách địa phương năm 2011. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Quảng Trị khóa V,
kỳ họp thứ 22 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2010 và có hiệu lực kể từ ngày thông
qua. (Phụ lục 1)
Nhóm 4 Trang 18
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
Sơ đồ 3: quản lý vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà
Nhóm 4 Trang 19
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NGÂN SÁCH
TRUNG ƯƠNG
NGÂN SÁCH
ĐỊA PHƯƠNG
NGÂN SÁCH TỈNH QUẢNG TRỊ
NGÂN

SÁCH
PHƯỜNG
3
NGÂN SÁCH
TP ĐÔNG HÀ
NGÂN
SÁCH
PHƯỜNG
5
NGÂN
SÁCH
PHƯỜNG
ĐÔNG
GIANG
NGÂN
SÁCH
PHƯỜNG
ĐÔNG
THANH
NGÂN
SÁCH
PHƯỜNG
4
NGÂN
SÁCH
PHƯỜNG
2
NGÂN
SÁCH
PHƯỜNG

1
NGÂN
SÁCH
PHƯỜNG
ĐÔNG
LƯƠNG
NGÂN
SÁCH
PHƯỜNG
ĐÔNG LỄ
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đông Hà
2.2.2.1. Tình hình thu NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà giao đoạn 2010 – 2013
Những năm vừa qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố Đông
Hà hết sức coi trọng công tác thu ngân sách nhà nước. Xác định nhiệm vụ trọng tâm
của đơn vị. Chi cục Thuế thành phố Đông Hà từ khi thành lập tới nay kết quả thu thuế
hằng năm đều đạt và vượt dự toán đề ra. Giai đoạn 2010 – 2013, tổng thu NSNN đạt
211.258.947.191 đồng năm 2010 thì đến năm 2013 con số này đã đạt lên
382.929.208.966 đồng, gấp 1,81 lần.
Trong tổng thu ngân sách trên địa phương phải kể đến khoản thu ngân sách trên
địa bàn chiếm tỉ trọng cao nhất có giá trị hơn 117 tỉ đồng (chiếm 55,44%) năm 2010.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2013 đạt 23,51%. Thu ngân sách tăng
đều qua các năm từ trên 171 tỉ đồng (chiếm 56,84%) năm 2011 , tăng nhẹ về giá trị
năm 2012 đạt mức 175 tỉ đồng nhưng cơ cấu giảm (chiếm 49,38%) và gần 221 tỉ đồng
(chiếm 57,63%) năm 2013. Do tăng thu thuế các khoản lệ lí, phí ,thu tiền sử dụng đất
trên địa bàn.
Bên cạnh đó, thu chuyển nguồn lại có xu hướng giảm mạnh qua các năm từ
25,014,732,819 đồng năm 210 giảm xuống còn 12,872,215,110 đồng vào năm 2013.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, tồn tại: Các hoạt động sản xuất kinh doanh
chưa được quản lý chặt chẽ và đầy đủ. Ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế

chưa nghiêm túc đặt biệt trong lĩnh vực: xây dựng nhà ở tư nhân, kinh doanh khách
sạn, nhà nghỉ Chính sách thuế năm 2010 và đầu năm 2011 có nhiều thay đổi, Chính
phủ tiếp tục có chính sách gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tiếp tục tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã có những tác động không nhỏ đến công tác thu trên
địa bàn.Luật quản lí thuế được ban hành có hiệu lực cao trong việc thực thi công tác
quản lí thu thuế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thực hiện cơ chế tự khai, tự
nộp, tự chịu trách nhiệm trước nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố hoàn
thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước, góp phần vào việc thắng lợi các mục tiêu kinh
tế xã hội của địa phương.
Theo thống kê trên địa bàn thành phố có 817 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 3.577 hộ
kinh doanh các thể . Để hoàn thành dự toán năm sau cao hơn năm trước đồng thời tạo
thuận lợi cho người nộp thuế UBND thành phố và Chi cục thuế tập trung cải tiến và
đổi mới công tác giải quyết hồ sơ hành chính theo mô hình “ một cửa”. Các thủ tục
quy định đơn giản hơn, rõ ràng, minh bạch, công khai tiết kiệm thời gian của người
nộp thuế.
Tập trung chủ yêu công tác tuyên truyền , tập huấn quyết toán thuế thu nhập cá
nhân năm 2009. Từ 2010 đến nay đã kiểm tra 232 đơn vị truy thu 5,5 tỷ đồng, xử phạt
Nhóm 4 Trang 20
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
gần 800 triệu, đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế theo đúng thời gian quy định tránh
thất thu và nợ đọng thuế.
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên tăng về giá trị đều qua các năm, 2010 đạt hơn
53 tỉ đồng (25,25%) tăng lên 72 tỉ đồng (23,91%) năm 2011 , đạt mức tăng cao nhất
năm 2012 trên 100 tỉ đồng (28,29%) tăng 28 tỉ lên mức thu ngân sách và năm 2013 đạt
124 tỉ đồng (32,43%) riêng cơ cấu thì năm 2011 giảm nhẹ.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng bình quân của thu ngân sách nhà nước giai đoạn
2010-2013 đạt 21,93%.
Nhóm 4 Trang 21
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
Bảng 2: Tình hình thu ngân sách địa phương giai đoạn 2010 – 2013

ST
T
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2013
Tốc độ
tăng
trưởn
g
BQ
SL
(VND)
CC
(%)
SL
(VND)
CC
(%)
SL
(VND)
CC
(%)
SL
(VND)
CC
(%)
(+-%)
Tổng thu ngân sách địa phương
211,258,947,19
1
100

301,647,307,29
8
100
355,063,731,89
9
100
382,928,208,96
6
100
21.93
A Tổng thu cân đối ngân sách
203,529,129,19
8
96.3
4
289,342,059,96
9
95.9
2
341,158,514,53
5
96.0
8
369,593,487,75
7
96.5
2
22.00
I Thu ngân sách trên địa bàn
117,116,151,99

5
55.4
4
171,447,161,51
4
56.8
4
175,336,775,02
9
49.3
8
220,680,230,20
1
57.6
3
23.51
II Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 53,333,877,000
25.2
5
72,137,734,000
23.9
1
100,439,123,00
0
28.2
9
124,169,404,00
0
32.4
3

32.54
III Thu kết dư 8,064,367,384 3.82 21,380,414,955 7.09 41,211,737,906
11.6
1
11,694,638,446 3.05
13.19
IV Thu từ ngân sách cấp dưới nộp lên 0.00 0.00 177,000,000 0.05
V Thu chuyển nguồn 25,014,732,819
11.8
4
24,376,749,500 8.08 24,170,878,600 6.81 12,872,215,110 3.36
19.87
B
Các khoản thu để lại quản lý qua
NS
7,729,817,993 3.66 12,305,247,329 4.08 13,905,217,364 3.92 13,334,721,209 3.48
19.93
Nhóm 4 Trang 22
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
(Nguồn: Phòng TC-KH thành phố Đông Hà)
Nhóm 4 Trang 23
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị
2.2.2.2. Tình hình chi NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà giao đoạn 2010 – 2013
Ngân sách nhà nước chủ yếu được chi cho hai lĩnh vực là chi thường xuyên và
chi cho đầu tư phát triển.
Dựa vào bảng 4 có thể nhận thấy rằng trong 4 năm từ năm 2010 đến năm 2013
tổng chi ngân sách thành phố Đông Hà tăng cả quy mô lẫn tỷ trọng. Tốc độ tăng
trưởng bình quân năm 2013 so với năm 2010 là 18,96%. Trong đó chi thường xuyên là
nguồn chi chủ yếu trong chi trong cân đối và có xu hướng tăng đều qua các năm cả về
số lượng và cơ cấu. Cụ thể năm 2010 chi thường xuyên là 117.112.205.443 đồng

chiếm 61,68% chi trong cân đối. Năm 2011 là 151.824.410.338 đồng chiếm 58,30%
trong chi trong cân đối, năm 2012 là 230.900.590979 đồng chiếm 67,25% trong chi
trong cân đối. Năm 2013 là 216.079.402.652 đồng chiếm 67,59% trong chi trong cân
đối. Sỡ dĩ năm sau tăng nhanh so với những năm trước là vì Nhà nước đã liên tục tăng
nhanh cho đầu tư giáo dục, y tế và xã hội, chú trọng đến vùng sâu vùng xa qua các
chương trình mục tiêu đặc biệt, chương trình xóa đói giảm nghèo. Trong 4 năm qua
Thành phố đã triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế,và khoản chi
hành chính. Việc phân bổ và sử dụng ngân sách đã tiến bộ hơn do cải cách hành chính
nhưng vẫn chậm so với yêu cầu của cấp trên.
Dựa vào đồ thị 4 cho thấy thành phố Đông Hà rất chú trọng chi cho sự nghiệp
giáo dục. Điều này thể hiện ở cơ cấu chi sự nghiệp giáo dục trong chi thường xuyên
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng liên tục qua các năm từ 42,81% vào
năm 2010 lên 45,27% vào năm 2013. Đây là kết quả có việc thành phố Đông Hà chú
trọng đầu tư vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động,
tỷ lệ lao động qua đào tạo 59% vượt kế hoạch. Duy trì vững chắc kết quả phổ cập tiểu
học đúng độ tuổi và THCS 9/9 phường, chất lượng dạy học được nâng cao, thành phố
có 99,97% học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS, có 282 học sinh đạt giải cấp
tỉnh, 13 học sinh đạt giải quốc gia và 100% giáo viên tiểu học và THCS đạt chuẩn.
Đây là những tín hiệu mừng cho thấy việc thành phố Đông Hà đã gặt hái được nhiều
kết quả trong sự nghiệp giáo dục.
Ngoài ra, thành phố Đông Hà đang ngày một chú trọng vào sự nghiệp y tế, mặc
dù chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế chiếm tỷ trọng thấp tuy nhiên đang có
xu hướng tăng nhanh qua các năm. Bằng chứng là chi cho sự nghiệp y tế chỉ chiếm
0,01% chi thường xuyên cả thành phố vào năm 2010 nhưng đến năm 2013, chi sự
nghiệp y tế đã chiếm 5,71% tổng chi thường xuyên của thành phố. Kết quả thu được
vào năm 2013, tỷ suất sinh giảm 0.7%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là
9,45% so với kế hoạch là 9,5%. Đây là những kết quả đạt được từ chi NSNN cho sự
nghiệp y tế, góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe cho người dân.
Nhóm 4 Trang 24
Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN trên địa bàn thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị

Bảng 3: Tình hình chi ngân sách địa phương giai đoạn 2010 – 2013
ST
T
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2013
Tốc độ
tăng
trưởng
BQ
SL
(VND)
CC
(%)
SL
(VND)
CC
(%)
SL
(VND)
CC
(%)
SL
(VND)
CC
(%)
(+-%)
Tổng chi ngân sách địa phương
189,878,532,23
6
100

260,435,569,39
2
100
343,369,084,45
3
100
319,677,580,75
8
100 18.96
A Chi trong cân đối
182,148,714,24
3
95.9
3
248,130,322,06
3
95.2
8
329,463,867,08
9
25
306,342,859,54
9
95.8
3
18.92
I Chi đầu tư phát triển 40,659,759,300
21.4
1
72,126,633,125

27.6
9
85,691,061,000
24.9
6
74,886,350,000
23.4
3
22.58
II Chi thường xuyên
117,112,205,44
3
61.6
8
151,824,410,33
8
58.3
0
230,900,590,97
9
67.2
5
216,079,402,65
2
67.5
9
22.65
III Chi dự phòng 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
IV Chi nộp ngân sách cấp trên 0.00 8,400,000 0.00 0.00 0 0.00
V Chi chuyển nguồn sang năm sau để chi 14,052,942,400 7.40 24,170,878,600 9.28 12,872,215,110 3.75 15,377,106,897 4.81 3.05

VI Chi chuyển nguồn tạm ứng 10,323,807,100 5.44 0.00 0.00 0.00 100.00
B
Các khoản ghi chi quản lý qua ngân
sách
7,729,817,993 4.07 12,305,247,329 4.72 13,905,217,364 4.05 13,334,721,209 4.17 19.93
(Nguồn: Phòng TC-KH thành phố Đông Hà)
Nhóm 4 Trang 25

×