Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Báo cáo công tác xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102 KB, 12 trang )

PHÒNG GD&ĐT NGÂN SƠN
TRƯỜNG THCS VÂN TÙNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: /BC-THCSVT

Vân Tùng, ngày tháng 9 năm 2018

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
Công tác xây dựng thư viện đạt chuẩn
Năm học 2018 - 2019
-----------------Căn cứ Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 2/1/2003 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT V/v ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;
Căn cứ Công văn số 11185/GDTH ngày 17/12/2004 của Bộ GD&ĐT về việc
hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;
Căn cứ Văn bản số 574/PGDĐT ngày 25/9/2017 của Phòng Giáo dục Đào tạo
huyện Ngân Sơn về việc hướng dẫn công tác thư viện trường học từ năm học 2017 2018;
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, Trường Trung học cơ sở
Vân Tùng báo cáo kết quả xây dựng thư viện theo tiêu chuẩn quy định của Bộ
GD&ĐT như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG

1. Khát quát tình hình kinh tế- xã hội của địa phương.
Vân Tùng là xã miền núi, vùng cao đồng thời là trung tâm hành chính của
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Xã Vân Tùng có diện tích trên 51,10km 2 (5.110ha),
trong đó diện tích rừng, núi, đồi là 3.771ha, chiếm 60,29%. Phía Bắc - Tây Bắc Đông Bắc giáp xã Thượng Ân, Cốc Đán, Đức Vân; phía Nam - Đông Nam - Tây Nam
giáp xã Thượng Quan, thị trấn Nà Phặc; phía Tây - Tây Nam giáp xã Trung Hoà và
một phần của thị trấn Nà Phặc. Dân số khoảng 3,486 người. Vân Tùng có tuyến quốc


lộ 3 chạy qua địa bàn và có tuyến đường giao thông liên xã với các xã Thượng Ân,
Cốc Đán, Đức Vân, Thượng Quan. Vân Tùng được chia thành 13 đơn vị khu, thôn:
Khu I, Khu II, Khu Phố, Bản Liềng, Đông Piầu, Nà Ké, Nà Pài, Nà Bốc, Nà Sáng,
Cốc Lùng, Đèo Gió, Bản Súng, Nà Lạn. Là địa bàn xã miền núi, vùng cao, đi lại khó
khăn nhưng do ở vị trí trung tâm huyện lỵ nên tình hình dân cư xã hội, dân tộc sinh
sống trên vùng đất này khá phong phú, đa dạng.
Trên địa bàn xã có 7 dân tộc anh em: Tày, Nùng, Dao, Hoa, Mông, Sán Chí,
Kinh cùng sinh sống xen kẽ với nhau trong đó dân tộc Tày, Nùng chiếm khoảng 70%.
Đồng bào luôn đoàn kết, gắn bó với nhau trong lao động sản xuất cũng như trong đời
sống hàng ngày, chính vì vậy tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội, An ninh - Quốc
phòng luôn ổn định và có nhiều khởi sắc theo thời gian.


2. Đặc điểm tình hình nhà trường
Đơn vị trường Trung học cơ sở Vân Tùng nằm tại trung tâm của xã, năm học
2018- 2019 nhà trường có 20 cán bộ giáo viên với 7 lớp. Số học sinh của trường là:
176 em, học sinh dân tộc thiểu số 165 em (93,8 %); dân tộc kinh 11 em (6,2 %). Kinh
tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn, học sinh của trường đa số là con em nông dân.
Vì thế việc quan tâm đến học tập của con em còn hạn chế.
Từ ngày thành lập đến nay nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng uỷ,
HĐND, Uỷ ban nhân dân xã Vân Tùng, của Thường vụ huyện uỷ, HĐND, UBND
huyện, phòng GD&ĐT đến các tổ chức đoàn thể của địa phương cũng như của huyện,
luôn chăm lo đến sự phát triển của nhà trường, đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở vật
chất. Trong những năm gần đây nhà trường luôn được công nhận tập thể lao động tiên
tiến, tập thể lao động tiên tiến cấp huyện và được nhận giấy khen của UBND huyện,
Cờ thi đua của UBND tỉnh. Nhiều năm liên nhà trường đạt đơn vị văn hóa.
Trong những năm qua thầy và trò nhà trường đã không ngừng nâng cao chất
lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước phấn đấu xây dựng nhà
trường vươn lên để đạt chuẩn quốc gia.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì nhà trường cũng còn có rất nhiều khó khăn

như:
- Điều kiện cơ sở vật chất còn đang trong thời gian triển khai xây dựng chưa thật
sự ổn định, sân chơi, sân tập chưa được bê tông hoá…
Mặc dù vậy nhà trường đã xác định được nhiệm vụ cơ bản trọng tâm đó là xây
dựng thư viện nhà trường thành thư viện chuẩn. BGH nhà trường phối kết hợp với các
tổ chức đoàn thể làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho mọi cán bộ giáo viên trong
nhà trường cùng đồng sức, đồng lòng với sự quyết tâm cao để làm tốt công tác tham
mưu với các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, với ngành xin chủ trương và ý
kiến chỉ đạo để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển giáo dục theo từng
giai đoạn. Vận động cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ quyết tâm xây dựng thư viện
nhà trường thành thư viện đạt chuẩn và tham gia phục vụ tốt nhất cho hoạt động giáo
dục của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường.
II. KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN 5 TIÊU CHUẨN
CỦA THƯ VIỆN CHUẨN THEO QUY ĐỊNH.

1. Tiêu chuẩn thứ nhât: Về sách, báo, tạp chí, bản đồ tranh ảnh giáo dục,
băng đĩa.
1.1. Sách giáo khoa
Thư viện trường có tủ sách giáo khoa dùng chung, đảm bảo cho mỗi học sinh
thuộc diện chính sách xã hội có đủ 1 bộ sách để học tập. Đa số các em HS thuộc diện


chính sách đều được mượn sách giáo khoa tại thư viện. Hiện nay trong tủ sách giáo
khoa dùng chung có tổng số: 3178 cuốn
1.2. Sách nghiệp vụ của giáo viên
Thư viện nhà trường có lưu giữ một số văn bản, nghị quyết của đảng, văn bản
quy phạm pháp luật của nhà nước, của ngành, liên bộ, liên ngành, tài liệu hướng dẫn
của ngành phù hợp với cấp học như: Nhiệm vụ năm học do bộ GD&ĐT ban hành,
Luật giáo dục, Nghiệp vụ quản lý trường học, Cẩm nang pháp luật ngành GD&ĐT,
Điều lệ trường trung học, Điều lệ ban đại diện hội Cha mẹ học sinh, các quy chế đánh

giá cán bộ, giáo viên và học sinh, sách nâng cao chuyên môn và các tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên theo chu kỳ, tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học, giáo
dục về môi trường... phục vụ cho việc nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên
có 699 cuốn
Tổng số sách nghiệp vụ trong thư viện là 948 cuốn
1.3. Sách tham khảo
a. Từ điển: có 5 loại với 5 cuốn
b. Sách tham khảo các môn học với số lượng là 459 cuốn.
c. Có 108 đầu sách với 395 cuốn về mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ của
các môn học phù hợp với chương trình cấp trung học, sách phục vụ các nhu cầu về
mở rộng, nâng cao kiến thức chung, tài liệu về các cuộc thi theo chủ đề, chuyên đề và
các đề thi học sinh giỏi . Hàng năm nhà trường đều có kế hoạch bổ sung thêm các loại
sách tham khảo phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy, học tập của nhà trường.
Tổng số sách tham khảo trong thư viện là 893 cuốn; trung bình 5,1 cuốn/HS
1.4. Báo, tạp chí, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa.
- Có các loại báo, tạp chí như: báo nhân dân, báo giáo dục và thời đại, báo Bắc
Kạn, ... phù hợp với học sinh bậc học.
- Có bản đồ, tranh ảnh phục vụ cho các khối lớp.
Bình quân mỗi lớp có đủ một bộ bản đồ, tranh ảnh tối thiểu phục vụ cho hoạt
động dạy và học.
2. Tiêu chuẩn thứ hai: Về cơ sở vật chất
2.1. Phòng thư viện
a. Thư viện gồm kho sách và phòng đọc đảm bảo sự yên tĩnh cho việc nghiên
cứu tài liệu.
b. Tổng diện tích thư viện là: 64m2
Phòng thư viện được bố trí khoa học, ngăn nắp, thuận tiện cho việc quản lý và sử
dụng, có nội quy để quản lý và sử dụng thư viện.


2.2. Trang thiết bị chuyên dùng

a. Tổng số có 8 giá đựng sách, 01 tủ. Thư viện nhà trường có một máy tính có
nối mạng để phục vụ cho hoạt động quản lý thư viện.
b. Phòng đọc có bàn ghế phục cho việc đọc sách, báo, tài liệu tham khảo, truyện
của GV và HS cũng như đảm bảo cho cán bộ thư viện làm việc.
c. Thư viện có các sổ mục lục, tủ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc.
3. Tiêu chuẩn thứ ba: Về nghiệp vụ
3.1. Nghiệp vụ
Tất cả các loại ấn phẩm trong thư viện đều được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ
chức mục lục, sắp xếp thuận tiện cho việc quản lý.
3.2. Hướng dẫn sử dụng thư viện
Thư viện có nội quy thư viện, nội quy phòng đọc, bản hướng dẫn giáo viên, học
sinh, cán bộ quản lý giáo dục sử dụng tài liệu trong thư viện.
Hàng năm, cán bộ thư viện đã tổ chức biên soạn được các thư mục phục vụ cho
công tác dạy và học của GV và HS.
Có sổ theo dõi nhập và sử dụng các loại sách có trong thư viện.
4. Tiêu chuẩn thứ tư: Về tổ chức và hoạt động
4.1. Tổ chức và quản lý
Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo thực hiện đúng theo quy định của thư viện,
thực hiện tốt chế độ báo cáo thường xuyên định kỳ với phòng giáo dục về nhu cầu
cần được bổ sung các loại sách, tạp chí…
4.2. Đối với cán bộ làm công tác thư viện.
a. Nhà trường có biên chế cán bộ làm thư viện chuyên trách. Nên rất thuận lợi
trong việc quản lý sách thư viện, và thời gian trực thư viện.
b. Từng học kỳ và cuối mỗi năm học, cán bộ thư viện báo cáo kịp thời cho Hiệu
trưởng về tổ chức và hoạt động của thư viện để hiệu trưởng nắm bắt kịp thời và có kế
hoạch điều chỉnh bổ sung. Cán bộ thư viện chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về toàn
bộ công tác thư viện của trường.
4.3. Phối hợp trong công tác thư viện
Thư viện nhà trường có mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh và hội
cha mẹ học sinh rất quan tâm tới công tác khai thác, phát triển phong trào đọc sách,

báo, tài liệu của nhà trường.
4.4. Kế hoạch, kinh phí hoạt động


a. Hàng năm thư viện nhà trường lập chương trình hoạt động, xây dựng kế hoạch
đầu tư, củng cố và phát triển, thực hiện tốt kế hoạch đặt mua sách với các cơ quan,
đơn vị cung ứng ấn phẩm trong ngành theo đúng thời gian quy định và được lãnh đạo
nhà trường xét duyệt.
b. Hàng năm thư viện đều đảm bảo tỉ lệ thường xuyên sử dụng sách, báo thư viện
đối với giáo viên là 100%.
c. Quản lý thư viện theo đúng nguyên tắc quy định.
4.5. Hoạt động của thư viện
a. Thư viện nhà trường có nội dung hoạt động phù hợp với công việc của giáo
viên và phù hợp với nhu cầu sở thích của học sinh phục vụ tốt các hoạt động ngoại
khoá của nhà trường, thường xuyên giới thiệu sách, thông báo sách mới nhập, triển
lãm trưng bày sách mới, tranh ảnh…, hàng năm phối hợp với các bộ phận liên quan
để tổ chức thi kể chuyện theo sách theo sự chỉ đạo của hiệu trưởng, của phòng Giáo
dục và đào tạo.
b. Thư viện thực hiện việc cho mượn sách giáo khoa theo đúng chế độ, chính
sách hiện hành của Nhà nước, của ngành, của địa phương và phù hợp với khả năng
nhu cầu của học sinh.
5. Tiêu chuẩn thứ năm: Về quản lý thư viện
5.1. Bảo quản
a. Sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa trong thư
viện luôn được quản lý chặt chẽ, đảm bảo mĩ thuật và sử dụng thuận tiện, lâu dài.
b. Thư viện nhà trường có đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách để theo dõi mọi hoạt
động của thư viện như: Các loại sổ đăng ký, sổ mượn sách giáo viên, học sinh, các sổ
mục lục…
5.2. Kiểm kê, thanh lý
Hàng năm nhà trường tiến hành kiểm kê tài sản của thư viện, làm thủ tục thanh

lý các ấn phẩm đã bị rách nát, có nội dung thay đổi hoặc đã hết hạn sử dụng theo đúng
nghiệp vụ thư viện.
III. KẾT LUẬN

Xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn là một trong những mục tiêu phấn đấu
của trường THCS Vân Tùng huyện Ngân Sơn. Trong những năm qua, thư viện nhà
trường đã hoạt động và phát huy tốt tác dụng, đem lại hiệu quả nhất định, thực sự góp
phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đến nay, thư viện nhà
trường cơ bản đã đạt được 5 tiêu chuẩn của thư viện trường phổ thông đạt chuẩn.


Vì vậy, trường Trung học cơ sở Vân Tùng kính đề nghị phòng Giáo dục và Đào
tạo huyện Ngân Sơn kiểm tra và đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn đến kiểm
tra, thẩm định và ra quyết định công nhận thư viện trường Trung học cơ sở Vân Tùng
huyện Ngân Sơn đạt chuẩn năm học 2018 - 2019.

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (b/c);
- Lưu VT;

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Hứa Thị Kim Thu


PHÒNG GD&ĐT NGÂN SƠN
TRƯỜNG THCS VÂN TÙNG
Số:

/BC-THCSVT


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vân Tùng, ngày

tháng 10 năm 2019

BÁO CÁO
Công tác xây dựng thư viện đạt chuẩn trường
Năm học 2019 - 2020
-----------------Căn cứ Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 2/1/2003 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT V/v ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;
Căn cứ Công văn số 11185/GDTH ngày 17/12/2004 của Bộ GD&ĐT về việc
hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;
Căn cứ Văn bản số 574/PGDĐT ngày 25/9/2017 của Phòng Giáo dục Đào tạo
huyện Ngân Sơn về việc hướng dẫn công tác thư viện trường học từ năm học 2017 2018;
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, Trường Trung học cơ sở
Vân Tùng báo cáo kết quả xây dựng thư viện theo tiêu chuẩn quy định của Bộ
GD&ĐT như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG

1. Khát quát tình hình kinh tế- xã hội của địa phương.
Vân Tùng là xã miền núi, vùng cao đồng thời là trung tâm hành chính của
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Xã Vân Tùng có diện tích trên 51,10km 2 (5.110ha),
trong đó diện tích rừng, núi, đồi là 3.771ha, chiếm 60,29%. Phía Bắc - Tây Bắc Đông Bắc giáp xã Thượng Ân, Cốc Đán, Đức Vân; phía Nam - Đông Nam - Tây Nam
giáp xã Thượng Quan, thị trấn Nà Phặc; phía Tây - Tây Nam giáp xã Trung Hoà và
một phần của thị trấn Nà Phặc. Dân số khoảng 3,486 người. Vân Tùng có tuyến quốc
lộ 3 chạy qua địa bàn và có tuyến đường giao thông liên xã với các xã Thượng Ân,
Cốc Đán, Đức Vân, Thượng Quan. Vân Tùng được chia thành 13 đơn vị khu, thôn:

Khu I, Khu II, Khu Phố, Bản Liềng, Đông Piầu, Nà Ké, Nà Pài, Nà Bốc, Nà Sáng,
Cốc Lùng, Đèo Gió, Bản Súng, Nà Lạn. Là địa bàn xã miền núi, vùng cao, đi lại khó
khăn nhưng do ở vị trí trung tâm huyện lỵ nên tình hình dân cư xã hội, dân tộc sinh
sống trên vùng đất này khá phong phú, đa dạng.
Trên địa bàn xã có 7 dân tộc anh em: Tày, Nùng, Dao, Hoa, Mông, Sán Chí,
Kinh cùng sinh sống xen kẽ với nhau trong đó dân tộc Tày, Nùng chiếm khoảng 70%.
Đồng bào luôn đoàn kết, gắn bó với nhau trong lao động sản xuất cũng như trong đời
sống hàng ngày, chính vì vậy tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội, An ninh - Quốc
phòng luôn ổn định và có nhiều khởi sắc theo thời gian.


2. Đặc điểm tình hình nhà trường
Đơn vị trường Trung học cơ sở Vân Tùng nằm tại trung tâm của xã, năm học
2018- 2019 nhà trường có 20 cán bộ giáo viên với 7 lớp. Số học sinh của trường là:
176 em, học sinh dân tộc thiểu số 165 em (93,8 %); dân tộc kinh 11 em (6,2 %). Kinh
tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn, học sinh của trường đa số là con em nông dân.
Vì thế việc quan tâm đến học tập của con em còn hạn chế.
Từ ngày thành lập đến nay nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng uỷ,
HĐND, Uỷ ban nhân dân xã Vân Tùng, của Thường vụ huyện uỷ, HĐND, UBND
huyện, phòng GD&ĐT đến các tổ chức đoàn thể của địa phương cũng như của huyện,
luôn chăm lo đến sự phát triển của nhà trường, đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở vật
chất. Trong những năm gần đây nhà trường luôn được công nhận tập thể lao động tiên
tiến, tập thể lao động tiên tiến cấp huyện và được nhận giấy khen của UBND huyện,
Cờ thi đua của UBND tỉnh. Nhiều năm liên nhà trường đạt đơn vị văn hóa.
Trong những năm qua thầy và trò nhà trường đã không ngừng nâng cao chất
lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước phấn đấu xây dựng nhà
trường vươn lên để đạt chuẩn quốc gia.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì nhà trường cũng còn có rất nhiều khó khăn
như:
- Điều kiện cơ sở vật chất còn đang trong thời gian triển khai xây dựng chưa thật

sự ổn định, sân chơi, sân tập chưa được bê tông hoá…
Mặc dù vậy nhà trường đã xác định được nhiệm vụ cơ bản trọng tâm đó là xây
dựng thư viện nhà trường thành thư viện chuẩn. BGH nhà trường phối kết hợp với các
tổ chức đoàn thể làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho mọi cán bộ giáo viên trong
nhà trường cùng đồng sức, đồng lòng với sự quyết tâm cao để làm tốt công tác tham
mưu với các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, với ngành xin chủ trương và ý
kiến chỉ đạo để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển giáo dục theo từng
giai đoạn. Vận động cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ quyết tâm xây dựng thư viện
nhà trường thành thư viện đạt chuẩn và tham gia phục vụ tốt nhất cho hoạt động giáo
dục của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường.
II. KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN 5 TIÊU CHUẨN
CỦA THƯ VIỆN CHUẨN THEO QUY ĐỊNH.

1. Tiêu chuẩn thứ nhât: Về sách, báo, tạp chí, bản đồ tranh ảnh giáo dục,
băng đĩa.
1.1. Sách giáo khoa
Thư viện trường có tủ sách giáo khoa dùng chung, đảm bảo cho mỗi học sinh
thuộc diện chính sách xã hội có đủ 1 bộ sách để học tập. Đa số các em HS thuộc diện


chính sách đều được mượn sách giáo khoa tại thư viện. Hiện nay trong tủ sách giáo
khoa dùng chung có tổng số: 3178 cuốn
1.2. Sách nghiệp vụ của giáo viên
Thư viện nhà trường có lưu giữ một số văn bản, nghị quyết của đảng, văn bản
quy phạm pháp luật của nhà nước, của ngành, liên bộ, liên ngành, tài liệu hướng dẫn
của ngành phù hợp với cấp học như: Nhiệm vụ năm học do bộ GD&ĐT ban hành,
Luật giáo dục, Nghiệp vụ quản lý trường học, Cẩm nang pháp luật ngành GD&ĐT,
Điều lệ trường trung học, Điều lệ ban đại diện hội Cha mẹ học sinh, các quy chế đánh
giá cán bộ, giáo viên và học sinh, sách nâng cao chuyên môn và các tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên theo chu kỳ, tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học, giáo

dục về môi trường... phục vụ cho việc nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên
có 699 cuốn
Tổng số sách nghiệp vụ trong thư viện là 948 cuốn
1.3. Sách tham khảo
a. Từ điển: có 5 loại với 5 cuốn
b. Sách tham khảo các môn học với số lượng là 459 cuốn.
c. Có 108 đầu sách với 395 cuốn về mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ của
các môn học phù hợp với chương trình cấp trung học, sách phục vụ các nhu cầu về
mở rộng, nâng cao kiến thức chung, tài liệu về các cuộc thi theo chủ đề, chuyên đề và
các đề thi học sinh giỏi . Hàng năm nhà trường đều có kế hoạch bổ sung thêm các loại
sách tham khảo phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy, học tập của nhà trường.
Tổng số sách tham khảo trong thư viện là 893 cuốn; trung bình 5,1 cuốn/HS
1.4. Báo, tạp chí, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa.
- Có các loại báo, tạp chí như: báo nhân dân, báo giáo dục và thời đại, báo Bắc
Kạn, ... phù hợp với học sinh bậc học.
- Có bản đồ, tranh ảnh phục vụ cho các khối lớp.
Bình quân mỗi lớp có đủ một bộ bản đồ, tranh ảnh tối thiểu phục vụ cho hoạt
động dạy và học.
2. Tiêu chuẩn thứ hai: Về cơ sở vật chất
2.1. Phòng thư viện
a. Thư viện gồm kho sách và phòng đọc đảm bảo sự yên tĩnh cho việc nghiên
cứu tài liệu.
b. Tổng diện tích thư viện là: 64m2
Phòng thư viện được bố trí khoa học, ngăn nắp, thuận tiện cho việc quản lý và sử
dụng, có nội quy để quản lý và sử dụng thư viện.


2.2. Trang thiết bị chuyên dùng
a. Tổng số có 8 giá đựng sách, 01 tủ. Thư viện nhà trường có một máy tính có
nối mạng để phục vụ cho hoạt động quản lý thư viện.

b. Phòng đọc có bàn ghế phục cho việc đọc sách, báo, tài liệu tham khảo, truyện
của GV và HS cũng như đảm bảo cho cán bộ thư viện làm việc.
c. Thư viện có các sổ mục lục, tủ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc.
3. Tiêu chuẩn thứ ba: Về nghiệp vụ
3.1. Nghiệp vụ
Tất cả các loại ấn phẩm trong thư viện đều được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ
chức mục lục, sắp xếp thuận tiện cho việc quản lý.
3.2. Hướng dẫn sử dụng thư viện
Thư viện có nội quy thư viện, nội quy phòng đọc, bản hướng dẫn giáo viên, học
sinh, cán bộ quản lý giáo dục sử dụng tài liệu trong thư viện.
Hàng năm, cán bộ thư viện đã tổ chức biên soạn được các thư mục phục vụ cho
công tác dạy và học của GV và HS.
Có sổ theo dõi nhập và sử dụng các loại sách có trong thư viện.
4. Tiêu chuẩn thứ tư: Về tổ chức và hoạt động
4.1. Tổ chức và quản lý
Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo thực hiện đúng theo quy định của thư viện,
thực hiện tốt chế độ báo cáo thường xuyên định kỳ với phòng giáo dục về nhu cầu
cần được bổ sung các loại sách, tạp chí…
4.2. Đối với cán bộ làm công tác thư viện.
a. Nhà trường có biên chế cán bộ làm thư viện chuyên trách. Nên rất thuận lợi
trong việc quản lý sách thư viện, và thời gian trực thư viện.
b. Từng học kỳ và cuối mỗi năm học, cán bộ thư viện báo cáo kịp thời cho Hiệu
trưởng về tổ chức và hoạt động của thư viện để hiệu trưởng nắm bắt kịp thời và có kế
hoạch điều chỉnh bổ sung. Cán bộ thư viện chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về toàn
bộ công tác thư viện của trường.
4.3. Phối hợp trong công tác thư viện
Thư viện nhà trường có mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh và hội
cha mẹ học sinh rất quan tâm tới công tác khai thác, phát triển phong trào đọc sách,
báo, tài liệu của nhà trường.
4.4. Kế hoạch, kinh phí hoạt động



a. Hàng năm thư viện nhà trường lập chương trình hoạt động, xây dựng kế hoạch
đầu tư, củng cố và phát triển, thực hiện tốt kế hoạch đặt mua sách với các cơ quan,
đơn vị cung ứng ấn phẩm trong ngành theo đúng thời gian quy định và được lãnh đạo
nhà trường xét duyệt.
b. Hàng năm thư viện đều đảm bảo tỉ lệ thường xuyên sử dụng sách, báo thư viện
đối với giáo viên là 100%.
c. Quản lý thư viện theo đúng nguyên tắc quy định.
4.5. Hoạt động của thư viện
a. Thư viện nhà trường có nội dung hoạt động phù hợp với công việc của giáo
viên và phù hợp với nhu cầu sở thích của học sinh phục vụ tốt các hoạt động ngoại
khoá của nhà trường, thường xuyên giới thiệu sách, thông báo sách mới nhập, triển
lãm trưng bày sách mới, tranh ảnh…, hàng năm phối hợp với các bộ phận liên quan
để tổ chức thi kể chuyện theo sách theo sự chỉ đạo của hiệu trưởng, của phòng Giáo
dục và đào tạo.
b. Thư viện thực hiện việc cho mượn sách giáo khoa theo đúng chế độ, chính
sách hiện hành của Nhà nước, của ngành, của địa phương và phù hợp với khả năng
nhu cầu của học sinh.
5. Tiêu chuẩn thứ năm: Về quản lý thư viện
5.1. Bảo quản
a. Sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa trong thư
viện luôn được quản lý chặt chẽ, đảm bảo mĩ thuật và sử dụng thuận tiện, lâu dài.
b. Thư viện nhà trường có đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách để theo dõi mọi hoạt
động của thư viện như: Các loại sổ đăng ký, sổ mượn sách giáo viên, học sinh, các sổ
mục lục…
5.2. Kiểm kê, thanh lý
Hàng năm nhà trường tiến hành kiểm kê tài sản của thư viện, làm thủ tục thanh
lý các ấn phẩm đã bị rách nát, có nội dung thay đổi hoặc đã hết hạn sử dụng theo đúng
nghiệp vụ thư viện.

III. KẾT LUẬN

Xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn là một trong những mục tiêu phấn đấu
của trường THCS Vân Tùng huyện Ngân Sơn. Trong những năm qua, thư viện nhà
trường đã hoạt động và phát huy tốt tác dụng, đem lại hiệu quả nhất định, thực sự góp
phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đến nay, thư viện nhà
trường cơ bản đã đạt được 5 tiêu chuẩn của thư viện trường phổ thông đạt chuẩn.


Vì vậy, trường Trung học cơ sở Vân Tùng kính đề nghị phòng Giáo dục và Đào
tạo huyện Ngân Sơn kiểm tra và đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn đến kiểm
tra, thẩm định và ra quyết định công nhận thư viện trường Trung học cơ sở Vân Tùng
huyện Ngân Sơn đạt chuẩn năm học 2018 - 2019.

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (b/c);
- Lưu VT;

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Hứa Thị Kim Thu



×