Phân tích sự phát triển của các ngành vận chuyển, lưu trú, tham quan – giải trí, ngành lữ hành và các dịch vụ trung gian du lịch khác tại Hội An. Giới thiệu những tác động tích cực và tiêu cực của phát triển du lịch tới các mặt kinh tế xã hội – môi trườn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.85 KB, 10 trang )
BÀI TẬP CHƯƠNG 2 – NHÓM 3
Đề bài: Với địa phương mà nhóm đã chọn ở chương 1 (Hội An), hãy phân tích sự
phát triển của các ngành vận chuyển, lưu trú, tham quan – giải trí, ngành lữ hành
và các dịch vụ trung gian du lịch khác tại đây. Giới thiệu những tác động tích cực
và tiêu cực của phát triển du lịch tới các mặt kinh tế - xã hội – môi trường của địa
phương đó
Bài làm:
• Sự phát triển của ngành vận chuyển:
Hội An là một trong những điểm dừng chân của các chuyến xe Open tour đến từ
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang, Đà Lạt... Hàng ngày có nhiều
chuyến xe xuất phát tại Hội An đi đến các nơi trên do đó rất thuận lợi cho du khách
trong việc di chuyển bằng loại phương tiện này. Từ Hội An đi các thành phố khác
và ngược lại có thể dùng xe máy, xe khách, xe du lịch, taxi hoặc đi bằng xe
buýt(tuyến Đà Nẵng-Hội An rất phát triển…)
Tại Hội An, du khách chỉ cần liên hệ trước với đại lý các hãng xe hoặc đăng ký
trực tiếp với nhân viên khách sạn nơi lưu trú, xe sẽ đến tận nơi để đón du khách.
Phương tiện đi lại tại Hội An khá đa dạng và phong phú. Để khám phá khu phố cổ
Hội An và các khu vực lân cận phố cổ Hội An bạn có thể:
•
•
•
Đi bộ là hình thức đi lại phổ biến nhất khi tham quan và khám phá phố cổ
Hội An. Bạn nên sử dụng bản đồ để việc đi lại thuận lợi hơn. Các tuyến
đường bên trong phố cổ như Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Trần Hưng
Đạo…là thuận tiện nhất cho du khách đi bộ. Các ngày trong tuần Hội An
đều tổ chức phố đi bộ dành cho du khách, tất cả các phương tiện có động
cơ đều bị cấm
Có thể thuê xe máy, xe đạp ngay tại khách sạn nơi lưu trú hoặc các điểm
dịch vụ cho thuê xe trên các đường phố tại Hội An với mức giá khá rẻ để
làm cuộc hành trình ngắn đến các điểm tham quan quanh Hội An như làng
rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà và làng mộc Kim Bồng.
Xích lô là phương tiện rất thuận tiện cho du khách khi đi tham quan phố cổ
Hội An và các điểm du lịch lân cận trong phạm vi gần. Có nhu cầu, du
•
khách liên hệ trực tiếp với các chủ xe thường xuyên có mặt trên các đường
phố tại Hội An.
Với một số điểm du lịch như: khám phá Hội An bằng thuyền, đi Cù Lao
Chàm việc đi thuyền, tàu là đều bắt buộc. Du khách đến cảng Cửa Đại sau
đó mua vé tàu để ra cù lao Chàm. Hoặc tại khu vực chùa Cầu cũng có các
các thuyền gỗ nhỏ nhận chở du khách đi dọc sông Thu Bồn, chi phí thì du
khách tự thỏa thuận với chủ ghe
Ngoài ra còn có taxi, các loại xe ôm công nghệ…
Nếu đi theo đoàn lớn thì hãy liên hệ với các hãng cung cấp dịch vụ để lựa chọn
được hình thức di chuyển tốt nhất.
Các phương tiện giao thông vận tải(2008-1018): Taxi: 120 xe, xích lô: 102 xe,
canô: 129 chiếc, xe điện: 50 chiếc, ghe thuyền du lịch: 65 chiếc, xe buýt: 22 xe.
Giao thông đường thủy được chú trọng, tuyến Hội An - Cù Lao Chàm đã có các
phương tiện cao tốc
TP Hội An vừa đưa vào hoạt động loại hình giao thông công cộng mới (xe buýt
kiểu cổ) chạy bằng điện (Hội An Shuttle Bus - HSB). Các xe buýt điện này có khả
năng chở từ 6-10 hành khách/xe, được thiết kế với hình thức và màu sắc phù hợp
với đặc trưng phố cổ Hội An, với tinh thần “xe điện của phố cổ”. Cụ thể, theo lộ
trình, HSB sẽ triển khai trước 30 xe trong giai đoạn tháng 7-10/2019. Từ tháng
11/2019 đến tháng 6/2020 triển khai đủ 120 xe. Sáng 2/6, tại TP. Hội An (tỉnh
Quảng Nam) đã diễn ra lễ khai trương hệ thống chia sẻ xe đạp công cộng và phát
động Chương trình sử dụng phương tiện giao thông (GT) bền vững và thân thiện
với môi trường tại Hội An với sự tham gia của đông đảo người dân, du khách trong
nước, quốc tế cùng đại diện lãnh đạo địa phương.
Sự phát triển ngành lưu trú ở Hội An:
• Xuất phát điểm từ năm 2000, mô hình lưu trú trong nhà cổ được thử
nghiệm với 3 nhà (9 phòng). Tiếp đến năm 2006, mô hình lưu trú cùng
người dân (homestay Vườn Trầu, khối Thanh Nam, phường Cẩm Châu)
được khởi nghiệm khá thành công nên sau đó, tại Hội An đã phát triển thêm
một số cơ sở như nhà vườn Ven Sông, Vườn Phong Lan, Garden Villa Hội
An, cụm nhà dân Thanh Nam (phường Cẩm Châu). Ở Cù Lao Chàm, với
hướng phát triển du lịch cộng đồng, đã hình thành 40 nhà có phòng cho
thuê để kinh doanh theo mô hình này. Theo thống kê, số cơ sở lưu trú
•
homestay vào thời điểm cuối năm 2012 là 61 nhà với 164 phòng (chiếm tỷ
trọng hơn 45,5% cơ sở lưu trú các loại và hơn 4,2% số phòng lưu trú toàn
thành phố). Hoạt động của các cơ sở này đã thu được những kết quả cũng
như kinh nghiệm thực tiễn bổ ích.
Không chỉ tăng về lượng khách mà doanh thu từ dịch vụ homestay ở Hội
An tăng rất cao và nhanh. Nếu tổng doanh thu 5 năm (2006-2010) đạt gần
2,6 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 77,6% thì chỉ riêng năm
2011 đã đạt hơn 1,9 tỷ đồng, tăng gần 38,5% so với năm 2010. Bình quân
ngày khách lưu trú cũng tăng từ 2,5 lên 3,5 ngày
• Sự phát triển của ngành tham quan – giải trí:
• Trong nhiều năm qua, nhờ biết dựa vào Di sản văn hóa độc đáo của tiền
•
nhân để lại- Di sản văn hóa thế giới (Quần thể di tích kiến trúc Đô thị cổ,
cùng với những giá trị văn hóa phi vật thể ) và biết khai thác sự ban tặng,
ưu ái của thiên nhiên về môi trường sinh thái: sông nước - biển - đảo kỳ
thú, hấp dẫn - Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, mà
Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hội An đã tạo cho ngành du lịch văn hóa,
du lịch môi trường sinh thái gắn với nghỉ dưỡng, giải trí, hội thảo… phát
triển nhanh, khá mạnh mẽ và thành công, với những chỉ số được nhiều
chuyên gia đánh giá là rất ngoạn mục. kể từ sau khi Đô thị cổ Hội An được
công nhận là Di sản văn hoá thế giới (04/12/1999) đến nay, rồi gần đây, Cù
Lao Chàm-Hội An được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế
giới( 26/5/2009), Di sản Hội An đã trở thành “thương hiệu” khá hấp dẫn
đối với du khách quốc tế và trong nước.
Nhìn vào biểu đồ các chỉ số phát triển du lịch ở Hội An, chúng ta nhận
thấy: Lượng du khách đến Hội An tăng nhanh, Hội An tăng nhanh, năm
1999 mới chỉ là 158. 815 lượt khách (khách quốc tế: 73. 457), năm 2005 là
648. 774 (khách quốc tế: 329. 222) thì năm 2008 là 1. 105. 940 lượt
khách( khách quốc tế: 570. 478), tăng bình quân năm sau so với năm trước
gần 20%, theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Quảng Nam, trong tháng
6/2019, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch trên địa bàn ước đạt trên
782 ngàn lượt khách, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó khách
quốc tế ước đạt trên 367 ngàn lượt khách, tăng 31% so với cùng kỳ năm
2018; khách nội địa ước đạt trên 415 ngàn lượt khách, tăng 11% so với
cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, quần thể kiến trúc Đô thị cổ nói riêng, di sản
văn hóa, thiên nhiên Hội An nói chung được quản lý, bảo tồn và phát huy
•
ngày càng tốt hơn, có hiệu quả hơn, được UNESCO và các tổ chức quốc tế
đánh giá cao, trao tặng nhiều giải thưởng. Di sản Văn hóa, thiên nhiên Hội
An đã góp phần đắc lực vào sự phát triển của ngành kinh tế du lịch - dịch
vụ và thực sự trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội ở Hội An,
. Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân - chủ di tích và tăng
thêm điều kiện để bảo tồn - tu bổ di tích. Nhờ vậy mà Hội An đã bảo tồn
nguyên vẹn những giá trị văn hóa của tổ tiên, di sản thiên nhiên, đồng thời
xem đó là nền tảng, động lực, hành trang để vững bước đi lên xây dựng
phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
Bên cạnh đó Hội An còn có một Khu dự trữ sinh quyển thế giới là Cù Lao
Chàm. Với đặc thù riêng của mình, Cù lao Chàm được định hướng khai
thác du lịch song song với việc bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch bền
vững để gìn giữ cảnh quan thiên nhiên và nâng cao đời sống của người dân
trên đảo. Cù Lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng
Nam, với tổng diện tích khoảng 15km2. Hệ thống đảo có dân cư sinh sống
khá trù mật, tập trung chủ yếu ở hòn Lao với khoảng 3.000 người. Nơi đây
không chỉ lưu giữ giá trị văn hoá của những di tích khảo cổ liên quan đến
quá trình cư trú của cư dân cổ cách đây 3000 năm mà còn có dấu vết của
quá trình giao lưu, buôn bán với các nước thuộc Trung Cận Đông, Đông
Nam Á và Ấn Độ cách đây 1000 năm; đặc biệt là việc phát triển hệ thống
đá xếp của cư dân Chăm cổ nhằm khai thác nguồn nước phục vụ cho sản
xuất và sinh hoạt.… mặc dù khá dồi dào, đa dạng, phong phú, độc đáo,
tuyệt mỹ nhưng cơ sở hạ tầng du lịch ở đây bao gồm giao thông (đường đi
đến, phương tiện dịch vụ), các dịch vụ ăn, ở, sinh hoạt, điện nước cho du
khách …còn quá nghèo nàn, độ an toàn và chất lượng phục vụ thấp, chưa
có tính chuyên nghiệp.
• Sự phát triển của ngành lữ hành:
Hội An gần đây coi ngành du lịch như một ngành mũi nhọn kinh tế, với những quy
trình tour được các hang lữ hành thiết kế trọn gói đã ảnh hưởng không nhỏ đến
ngành dịch vụ, thương mại của địa phương. Cụ thể như sau :
•
•
•
Về vận chuyển- lữ hành: 84 đơn vị kinh doanh vận chuyển, lữ hành, trong
đó có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế 31 đơn vị, kinh doanh lữ hành
nội địa 17 đơn vị, vận chuyển 33 đơn vị, bán vé 3 đơn vị. 42/84 đơn vị hoạt
động tuyến Hội An- Cù Lao Chàm.
Hiện nay , Đa số các nhà hàng ở Hội An đều bị giảm doanh thu vì số lượng
khách hàng Tây Âu bị giảm một số lượng đáng kể, khách Trung Quốc Hàn
Quốc đông nhưng lại không có chất lượng. Cách tiêu tiền của khách hàng
Tây Âu thoáng hơn, sử dụng dịch vụ của thành phố nhiều hơn. Nếu như
khách Trung và Hàn quá đông tôi nghĩ lượng khách Tây Âu sẽ không thích
mà thị trường khách tiềm năng của thành phố chúng ta là thị trường phương
Tây – Úc – Mĩ.
Trong khi đó các doanh nghiệp du lịch nhỏ đang thực sự gặp khó khăn
trong việc bắt được nguồn khách lưu trú sử dụng dịch vụ ổn định. Với
dòng khách thăm quan như hiện nay thì chỉ có số ít lưu trú lại Hội An, rất
khó để cho các doanh nghiệpn có cơ hội kết nổi với du khách. Tình trạng
hiện nay các tour du lịch 0 đồng lại quá nhiều, du khách lại không có nhu
cầu sử dụng các dịch vụ riêng dẫn đến tình trạng lượng người đông nhưng
lại kém hiệu quả kinh tế. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau lại
yếu kém, rất ít doanh nghiệp liên kết với nhau để tạo ra nguồn lợi vì vẫn
còn lối suy nghĩ mạnh ai nếu làm. Nếu như các doanh nghiệp vẫn còn giữ
tư tưởng hoạt động riêng lẽ thì hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch sẽ ngày
càng rời rạt dẫn đến hệ lụy cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Song,
tham quan phố cổ vào buổi sáng lúc ấy trông rất yên bình và mát mẻ nhưng
ngược lại buổi chiều và tối thì quá đông. Có thể nói là quá tải. Minh họa
(hình ảnh)
•
Hội An nên có chính sách ổn định ngành du lịch, đưa phố cổ trở lại với sự
bình yên vốn có để cho những du khách từ xa đến không bị vỡ lẻ vì sự quá
tải như hiện nay.
• Sự phát triển của các dịch vụ trung gian du lịch:
Hội An là một trong những địa điểm du lịch cực kì thú vị của Việt Nam. Hằng năm
Hội An thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.
Một trong những yếu tố quan trọng làm cho du lịch ở Hội An phát triển như vậy là
nhờ vào các dịch vụ trung gian du lịch.
•
•
•
Để đến được Hội An, khách du lịch cần phải đặt vé máy bay tới sân bay Đà
Nẵng hay Chu Lai, hoặc các phương tiện đi lại khác như ô tô, tàu hỏa, xe
bus,…
Phương tiện đi lại tại Hội An: Khu vực trung tâm phố cổ Hội An khá nhỏ
và cấm các phương tiện cơ giới nên các khách du lịch chỉ có thể đi bộ đi xe
đạp hoặc thuê xích lô để dạo chơi. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, resort
ở Hội An hiện nay đều có chuẩn bị sẵn xe đạp cho khách mượn. Nếu muốn
đi tới các chặng xa hơn thì có thể gọi taxi hoặc tìm các địa điểm thuê xe
máy.
Lưu trú tại Hội An: Là thành phố du lịch phát triển, nên dịch vụ khách sạn,
nhà nghỉ và homestay ở đây rất phát triển. Tuy nhiên khách du lịch đặt
phòng khách sạn du lịch Hội An nên “book phòng càng sớm càng tốt”.
• Những tác động tích cực và tiêu cưc đến kinh tế - xã hội – môi trường của thành
phố Hội An:
1. Kinh tế- xã hội:
• Tích cực:
- Góp phần phát triển GDP cho nền kinh tế quốc dân.
- Đóng góp vào thu nhập của chính phủ du lịch quốc tế tạo ra nguồn thu
nhập ngoại tệ lớn cho ngành du lịch thế giới.
- Góp phần củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
- Tạo cơ hội giải pháp việc làm.
- Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, tăng cường vị trí và
khả năng phát triển du lịch dựa trên cơ sở phối hợp các ngành có liên
quan, nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ và gia đình làm chủ như dich
vụ taxi, cửa hàng bán đồ lưu niệm hay một nhà hàng nhỏ.
- Làm thay đổi cấu trúc kinh tế của vùng. Giá trị đất gia tăng do thay đổi
mục đích sử dụng đất.
- Phát triển du lịch có lợi cho việc cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến,
mở cửa với bên ngoài, kích thích chính quyền địa phương có những cải
thiện tốt hơn về cơ sở hạ tầng.
• Tiêu cực:
Phát triển du lịch phía qủan lý hoặc lượng khách du lịch quá đông sẽ gây
nên tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu, làm ảnh hưởng tới giá cả.
- Việc tiêu tiền của du khách có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng lạm
phát tăng cao.
- Về xã hội thì làm thay đổi khuynh hướng tiêu dùng: thay đổi cách tiêu
dùng, hưởng thụ, cờ bạc, ma tuý, trộm cướp, và tội phạm phổ biến;
thương mại hoá hoạt động văn hoá truyền thống và xã hội, tăng thêm
xung đột xã hội, tăng mâu thuẫn đối kháng giữa các nhóm có lợi ích
khác nhau.
- Việc tập trung du khách ngày càng nhiều tại cùng một thời điểm, địa
điểm sẽ làm cho các bãi tắm, nhà nghỉ trở nên quá tải, đường xá tắt
nghẽn làm tổn hại đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
2. Môi trường:
• Tích cực:
- Tạo ra hiệu qủa tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các
nguồn tài nguyên.
- Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lich nhờ các dự án
thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước,
thác nước nhân tạo.
• Tiêu cực:
- Các nhà hàng, khách sạn ở Hội An tăng liên tục qua mỗi năm, các hoạt
động du lịch với việc xả thải ngày càng nhiều chất thải rắn, chất thải hưũ
cơ đã khíến môi trường ở Hội An đang có nguy cơ ô nhiễm.
- Để xây dựng thành phố du lich sinh thái, Hội An đã phát triển mạnh du
lịch sinh thái tại một số địa điểm như: đảo Cù Lao Chàm, khu vực rừng
dừa nước Cẩm Thanh,… tác động từ các hoạt động du lich với lượng
khách không ngừng tăng đã khiến ô nhiễm môi trường đang ở mức báo
động và rất khó kiểm soát.
- Biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới Hội An. Cùng
với đó là sự xâm hại môi trường tự nhiên mà tác nhân chính là con người
trong quá trình khai thác du lich: hiện tượng thời tiết cực đoan liên tục
xảy ra, nắng nóng khô hạn kéo dài dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn tại
một số cánh đồng của xã Cẩm Kim, lũ lụt dồn dập, sông Thu Bồn bị biến
đổi dòng chảy, bờ biển Cửa Đại tiếp tục sạt lở nghiêm trọng,trong khi đó
luồng lạch Cửa Đại ở phía nam thì lại bị bồi lấp.
- Hoạt động du lịch bùng phát tại Cù Lao Chàm trong thời gian gần đây,
trong đó có hoạt động lặn ngắm san hô và tàu phuc vụ vô tư thả nêu tại
các bãi lặn san hô của khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã tác động làm
-
-
gia tăng việc huỷ hoại các rạn san hô. Công tác qủan lý của chính quyền
địa phương vẫn còn nhiều bất cập, cùng với việc du kháchkhach không
tuân thủ theo đúng quy luật của khu bảo tồn, lượng khách lặn quá đông
trong cùng một thời điẻm rất khó kiểm soát đã làm hư hại nhiều rạn san
hô tự nhiên và làm giảm đi lượng lớn các loài động vật, sinh vật quý
hiếm sống trong rạn san hô, nhiềuloài nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hiện nay, vấn đề quá tải đang diễn ra thường xuyên tại các điểm như:
khu phố cổ, trên sông Hoài, đảo Cù Lao Chàm, làng gốm Thanh Hà, khu
sinh thái rừng dừa nước xã Cẩm Thanh,… khíến cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch như: giao thông đi lại, nhà vệ sinh công cộng, nguồn nước sau
khi sinh hoạt, ăn uống trực tiếp thải ra môi trường và việc thu gom rác
thải mà du khách bỏ lại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mà thực tế đang
đặt ra. Các phương tiện giao thông tham gia đưa đón khách du lịch như
tàu, thuyền, ô tô, xe máy,… ngày càng lớn cũng là một trong những
nguyên nhân đáng kể khiến ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng tại
Hội An.