Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.3 KB, 22 trang )

1
PHẦN A - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nghành học Mầm non đang trên đà đổi mới hình thức giáo dục và hoàn thiện
các phương pháp giáo dục theo hướng tích cực. Bên cạnh các hoạt động học tập thì
hoạt động ngoài trời là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo trong trường
Mầm non. Hoạt động ngoài trời nhằm tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không
khí trong lành của thiên nhiên, nhằm rèn luyện sức khỏe cho trẻ và thiết lập mối
quan hệ với môi trường xung quanh,góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi
trường tự nhiên ,xã hội, thỏa mản nhu cầu hoạt động có chủ đích và theo ý thích
của trẻ. Đó là tiêu chí hàng đầu giúp trẻ phát triển về: Đức ,trí, thể , mỹ …là yếu tố
đầu tiên làm hành trang cho trẻ bước vào các lớp phổ thông.
Trường mẫu giáo Hoa Hồng các năm trước đây tổ chức các hoạt động ngoài
trời (HĐNT) theo từng chủ điểm sau chuyển dần sang chủ đề, mổi chủ đề thực hiện
từ 2-6 tuần.Đa số giáo viên tổ chức khám phá chủ đề , nội dung chưa phong phú
,lập đi lập lại một nội dung gây cho trẻ sự nhàm chán không tập trung nhiều trong
việc khám phá chủ đề .Bên cạnh đó việc tổ chức các trò chơi vận động ,dân gian…
chưa phù hợp theo từng chủ đề đó là điều tôi trăn trở nhất.
Sau khi dự giờ học tập các đơn vị bạn, tham khảo qua sách báo… Tôi đã tách
từ chủ đề lớn thành từng chủ đề nhỏ , hướng dẫn giáo viên tổ chức khám phá nội
dung chủ đề theo từng ngày nội dung mới và có sự kế tiếp của ngày trước từ đó trẻ
hứng thú khám phá chủ đề một cách tích cực.
Vì thế tôi chọn đề tài “ Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mầm Non”
để rút kinh ngiệm, phát huy những ưu điểm ,khắc phục những mặt còn hạn chế, bổ
sung những thiếu sót trong việc tổ chức HĐNT ngày càng hiệu quả hơn.
II/ VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG HOA HỒNG:
Năm học 2018-2019 trường huy động được 360 trẻ/12lớp, có 6 lớp học bán
trú với số học sinh gần 187 trong đó có 61 trẻ dân tộc học ở khu vực trường chính
số còn lại ở 6 lớp thôn buôn học 2buổi /ngày chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số ,



2
các lớp này đều học theo chương trình “ Đổi mới 5tuổi ” Số học sinh dân tộc toàn
trường có 225/360 tỷ lệ : 62,5%.
với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các bậc phụ huynh trong việc xã hội
hóa giáo dục có những thuận lợi và khó khăn về việc tổ chức HĐNT như sau.
1/ THUẬN LỢI:
Năm học 2018-2019ở lớp B/Tai được sự quan tâm của cẩp trên và nhân dân
ở B/Tai đã xây được tường rào tạo khuôn viên độc lập, đảm bảo vệ sinh, phù hợp
với nhu cầu hoạt động của lớp mẫu giáo.
Riêng ở khu vực trường chính đả có sân chơi,có đủ đồ chơi môi trường xanh
sạch đẹp đảm bảo tính an toàn cho trẻ.
2/ KHÓ KHĂN:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên còn có những khó khăn như sau:
- Ở khu vực trường chính : Tuy đã có sân chơi nhưng diện tích chưa đáp ứng
số lượng trên 200 trẻ tham gia hoạt động ngoài trời cùng một lúc,chưa đáp ứng với
tiêu chí của ngành học Mầm non .
- Ở các lớp thôn buôn: Chưa có sân chơi nên việc tổ chức HĐNT chưa đảm
bảo về:
+ Sân nhỏ không đủ diện tích hoạt động .
+ Mùa mưa sân lầy lội, mùa khô nắng, bụi và không đảm bảo vệ sinh.
+ Trẻ ở các lớp này học ghép không cùng độ tuổi nên nhận thức của trẻ có
nhiều hạn chế, do đó chưa phát huy được tính tích cực của trẻ .
PHẦN B
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
1/ KHÁI NIỆM VỀ HĐNT:
Hoạt động ngoài trời rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập vui chơi của trẻ
là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non. Nó
mang lại cho trẻ không khí trong lành, trẻ được tắm nắng ban mai, thỏa mãn nhu



3
cầu vận động, tiếp cận thông tin ,khám phá sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội
dưới sự hướng dẩn của cô và do trẻ tự tìm tòi khám phá.
2/ ĐẶC ĐIỂM HĐNT:
- Khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ được thay đổi môi trường hoạt động,
trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên , được trực tiếp quan sát những hoạt động của xã
hội, khám phá những điều mới lạ qua các hoạt động như : Quan sát hiện tượng
thiên nhiên, môi trường sống của các sự vật ,tiếp xúc với nước, cát ,sỏi, nhặt lá cây
cùng cô làm những đồ chơi đơn giản , chăm sóc vật nuôi ,cây trồng của lớp của
trường …
- Điều này được thể hiện qua nhận thức của trẻ, trẻ tò mò ham hiểu biết,
mạnh dạn nêu lên những gì trẻ đã được trải nghiệm, trẻ thường nêu lên những câu
hoie phức tạp,số lượng câu hỏi nhiều hơn về các sự vật ,hiện tượng theo từng chủ
đề mà trẻ cần khám phá.
- HĐNT tạo cho trẻ nhiều cơ hội vận động toàn thân,phát triễn kỹ năng vận
động thô như:đi, chạy ,nhảy ,leo trèo,giữ thăng bằng, sự kết hợp các giác quan và
tiếp nhận cảm giác…trẻ thể hiện được tính tự do tự nguyện, tính cộng đồng, biết
thành lập theo nhóm làm đồ chơi, chơi các trò chơi vận động ,dân gian,Chơi tự do,
cùng nhau làm những thí nghiệm đơn giản…đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triễn
ngày càng hoàn thiện hơn.
3/ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHO TRẺ HĐNT:
a/ Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời phương pháp quan sát gần
như là phương pháp chủ đạo. Mối quan hệ của cô và trẻ là mối quan hệ tương tác,
cùng hợp tác chia sẻ với nhau.Không mang tính áp đặt từ phía cô, cô là người
thường xuyên quan sát trao đổi với từng cá nhân ,từng nhóm nhỏ, nhóm lớn khéo
léo dẫn dắt trẻ quan sát theo chủ đề, phát hiện ra những thay đổi của sự vật hiện
tượng trong cuộc sống hàng ngày trong môi trường thiên nhiên xã hội xung quanh
trẻ.
b/ Trong thời gian dạo chơi ngoài trời giáo viên tổ chức cho trẻ trò chuyện theo

chủ đề ,ôn kiến thức đã học, làm quen kiến thức mới với hình thức linh hoạt sáng


4
tạo thể hiện tính logic, tổ chức hướng dẩn trò chơi mới, chơi các trò chơi trong
chương trình, chơi tự do với các đồ chơi tự làm từ các nguyên vật liệu sẳn có ở địa
phương ,trong môi trường theo chủ đề…với hình thức “ chơi mà học, học bằng
chơi ”.
c/ Để tổ chức tốt buổi HĐNT giáo viên phải có sự hiểu biết vững vàng về đặc
điểm tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ theo từng độ tuổi về những kiến thứcliên
quan đến chủ đề cần cho trẻ khám phá và phải có khả năng đánh giá trẻ ,có khả
năng lập kế hoạch giáo dục giúp trẻ phát triễn một cách toàn diện nhất.
d/ Việc tổ chức HĐNT được tiến hành các bước như sau:
* Bước 1: Xác định chủ đề.
- Giáo viên phải xác định chủ đề cần cho trẻ khám phá, từ chủ đề lớn đến
chủ đề nhỏ, giới thiệu chủ đề ,hướng dẫn trẻ tìm hiểu khám phá chủ đề.
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, học liệu…các trò chơi theo chủ đề, môi tường
cho trẻ hoạt động.
* Bước 2: Tổ chức hoạt động.
- Tổ chức cho trẻ đi dạo ,quan sát các sự vật ,hiện tượng thiên nhiên liên
quan tới chủ đề.
- Tổ chức ôn luyện , làm quen kiến thức sắp học, chơi các trò chơi, hướng
dẫn trẻ làm đồ chơi từ nguyên vật liệu sẳn có theo chủ đề.
đ/ Để thực hiện tốt buổi đi dạo giáo viên có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Tạo tình huống lôi cuốn trẻ vào hoạt động ,sử dụng hệ thống câu hỏi gợi ý
dẫn dắt trẻ tìm tòi khám phá, bày tỏ suy nghĩ của mình.
- Giáo viên chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ, bổ sung đồ dùng đồ chơi đúng
lúc,động viên khuyến khích, hổ trợ trẻ kịp thời.
- Khi cần thiết giáo viên có thể thay đổi chủ đề phù hợp với thời tiết ,với hiện
tượng thiên nhiên ,với các hoạt động xã hội …

4/ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG:
* Qua một số giờ được giáo viên tổ chức như sau:
- Đối tượng trẻ dân tộc kinh .


5
a/ Tiết 1: Thứ sáu ngày 09 tháng 11năm 2017
Cô Nguyễn Thị Thúy Nhung

Lớp chồi 1

Chủ đề : Phương tiện giao thông
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Đi dạo : Cô trẻ đi dạo một vòng hát bài : “Đi - Cháu đi dạo , hát cùng cô sau
chơi” ,xếp 3 hàng ngang.

đó xếp 3 hàng.

- Cô chào các cháu một ngày mới.

- Chúng cháu chào cô.

- Hôm qua thứ mấy?

- Thứ năm.

-Vậy hôm nay thứ mấy?

- cháu tự trả lời.


Hôm nay là ngày học cuối tuần c/c thi đua học
ngoan học giỏi…
- Hôm nay thời tiết như thế nào?

- Cháu tự nhận xét .

Cô dặn dò trẻ đi học mặc ấm.
- Cô ,cháu ta đang học chủ đề gì?

- Phương tiện giao thông.

- Các cháu đi học bằng phương tiện gì?

- Xe đạp ,xe máy.

- Máy bay thuộc phương tiện gì?

- Trên không.

- Ôtô ,xe máy ,xe đạp…là phương tiện gì?

- Giao thông đường bộ.

- Tầu thủy ,ca nô thuộc phương tiện gì?

- Giao thông đường thủy.

- Các phương tiện đó có lợi ích gì?


- Cháu tự nêu nhận xét.

- Các cháu đi học bằng phương tiện gì?

- Xe đạp ,xe máy.

Cô giáo dục trẻ chấp hành về giao thông.

-Cháu lắng nghe.

* Ôn kiến thức đã học: “Các phương tiện giao
thông”
- Hôm qua cô Hà đã dạy các con học gì?

- Cháu kể

Cô nhắc lại tên một số phương tiện giao - Cháu phân nhóm ptgt.
thông.
* Cung cấp kiến thức mới : Một chuyến tham
quan”
- Cô kể : Có một bạn đi đường…sau đó bạn - Cháu tự nêu theo hiểu biết của


6
đã hối hận về hành vi của mình. Đó là câu mình.
chuyện gì?
- Chuyện xảy ra như thế nào?

- Cháu tự nêu .


- Lớp hát bài : Đoàn tầu nhỏ xíu di chuyển đội - Lớp hát di chuyển đội hình
vòng tròn.

vòng tròn.

* Trò chơi:
- Vận động : Ô tô về bến.
Chia trẻ thành 3 đội thi chạy về đúng bến - Trẻ tham gia chơi.
của mình theo quy ước.
- Dân gian : Dệt vải .
Ngày 20/11là ngày gì?

- Trẻ nêu theo sự hiểu biết của
mình.

Chúng ta thi dệt những tấm vải đẹp tặng các -Trẻ tham gia chơi.
cô nhé.
* Chơi tự do: Cô cho trẻ tự chọn đồ chơi theo - trẻ lấy bóng, chong chóng, máy
ý thích.

bay, thuyền, phấn, trâu lá mít ra

* Kết thúc: Thu dọn đồ chơi.

b/ Tiết 2:

chơi tự do.

Đối tượng 100% dân tộc Ê đê


Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2017
Cô H Lơng Niê - Lớp B/ Nhang
Chủ điểm : Một số nghề .

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Đi dạo:

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

- Lớp hát bài chú công nhân kết hợp đi dạo một - Trẻ đi dạo cùng cô xếp 3
vòng xếp đội hình 3hàng ngang.

hàng ngang.


7
- Ở địa phương ta có những nghề gì?

- Cháu tự kể.

- Có một ngày đặc biệt trong tháng 11 đó là ngày gì? - Ngày lễ 20/11.
Cả nước ta đón chào ngày20/11 là ngày lễ của các
thầy cô giáo c/c phải học ngoan…
- Hôm qua thứ mấy?

- Thứ hai.

- Hôm nay thứ mấy?

- Thứ ba.


- Bầu trời như thế nào?

- Cháu tự nêu nhận xét.

Thời tiết lạnh các cháu đi học phải mặc ấm ,vệ sinh -Cháu lắng nghe.
sạch sẽ, không ăn những thức ăn ngoài đường, thức
ăn ôi thiêu phòng tránh tiêu chảy.
* Ôn kiến thứcđã học: TDKN: “Trườn sấp”
Hôm qua chúng ta học bài thể dục gì?

- Trườn sấp

- MTXQ: (không ôn)
* Cung cấp kiến thức mới: Làm quen chữ u,ư.
- Cô cho trẻ quan sát và phát âm : u,ư

-Trẻ quan sát và phát âm
theo cô.

* Tổ chức trò chơi:
- Vận động : Thi lấy bóng

- Trẻ chơi theo sự điều

- Học tập:

khiển của cô.

Đoán xem ai đi vào


- Dân gian : Ném còn
Cho trẻ chuyển đội hình 3 hàng dọc ném từ trước
ra sau.
- Chơi tự do: Cho trẻ chơi với bóng.
* Kết thúc : Thu dọn đồ chơi
5/ NHẬN XÉT :
a/ Tiết 1:

- Lấy bóng chơi tùy ý.
- Thu dọn đồ chơi.

Cô Nhung.

- Ưu điểm :
+ Cô chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ tương đối đầy đủ theo chủ đề.
+ Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động tương đối đảm bảo.


8
+ Sắp xếp đội hình trò chuyện phù hợp , di chuyển đội hình nhanh nhẹn.
+ Thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động kết hợp tuyên truyền các nội
dung liên quan tới chủ đề ,chủ điểm.
- Khuyết điểm :
+ Trước khi đi dạo cô chưa chú ý dặn dò trẻ quan sát các ptgt trước cổng
trường.
+ Chưa kết hợp vào ngày thứ sáu giáo dục trẻ thi đua học ngoan để được
hoa Bé ngoan
+ Khi khám phá chủ đề : Cô chỉ đặt câu hỏi đóng , chưa phát triễn tư duy
cho trẻ ( có thể hỏi : Tên các ptgt , những ptgt đường thủy, đường bộ… để cho trẻ

tự nêu nhận xét vì đây là hoạt động ngày cuối tuần.)
+ Chưa biết kết hợp các nội dung có cùng chủ đề : Để tổ chức trò chuyện,
ôn kiến thức đã học, cung cấp kiến thức mới, chuyển tiếp chưa logic ,còn lập lại
câu hỏi có cùng nội dung (Ở phần trò chuyện khám phá chủ đề ).
+ Đồ chơi tự do đa số được làm sẳn, chưa tổ chức cho trẻ cùng cô làm
một số đồ chơi đơn giản như: Lấy lá cây cắt hình ô tô, thuyền, dùng giấy gấp
thuyền,gợi ý trẻ vẽ các ptgt…
b/ Tiết 2:

Cô HLơng

- Ưu điểm :
+ Cô có chuẩn bị đồ dùng đồ chơi , môi trường cho trẻ hoạt động.
+ Thực hiện tương đối đầy đủ các nội dung của buổi hoạt động ngoài trời.
+ Đa số trẻ ngoan, chú ý , tham gia tích cực các trò chơi.
- Khuyết điểm :
+ Trước khi đi dạo cô chưa nhắc nhở trẻ chú ý quan sát thời tiết.
+ Khi trò chuyện khám phá chủ đề: Nội dung trò chuyện chưa trọng tâm
theo chủ đề ngày 20/11 . Khi khám phá chủ đề cô chỉ chú ý đến một số cháu nhanh
nhẹn, chưa phát huy tính tích cực của trẻ, vì sợ trẻ không trả lời được cô chỉ đặt câu
hỏi có ? không ? (Cô nên đặt câu hỏi có tính gợi mở để trẻ khám phá tránh làm cho


9
những trẻ linh hoạt nhàm chán )Chưa biết kết hợp trò chuyện theo chủ đề để ôn
MTXQ kiến thức củ có cùng nội dung bài học hôm thứ hai.
+ Nội dung trò chuyện cả một chủ đề được lập đi lập lại ,không có sự mới lạ.
+ Khi ôn kiến thức đã học chỉ hỏi tên bài mà không cho trẻ nhắc kỹ năng
luyện tập ( môn thể dục ;bài trườn sấp.)
+ Chuẩn bị đồ chơi quá ít , không đảm bảo theo chủ đề ( đồ chơi cho trẻ chơi

tự do) .
+ Tổ chức một số trò chơi chưa phù hợp theo chủ đề: ( Ném còn: Bố trí đọi
hình chưa phù hợp . Chưa biết chuyển thể trò chơi phù hợp theo chủ đề.Ví dụ:
Đoán xem ai vào: có thể cho trẻ đội mủ có biểu tượng một số nghề cho trẻ đoán
người làm nghề nào đó vừa đi vào.
+ Chưa biết chuyển tiếp các phần hoạt động, tổ chức chưa linh hoạt.
* Sau khi dự giờ , với những ưu khuyết điểm nêu trên với cương vị người phụ
trách về chuyên môn tôi luôn trăn trở ,tìm tòi học hỏi và có những giải pháp nhằm
tổ chức HĐNT trong nhà trường ngày càng đảm bảo như sau :
II/ CÁC GIẢI PHÁP :
1/ Nghiêng cứu :
a/ Công tác chuẩn bị : Dựa theo kế hoạch của nhà trường , bộ phận chuyên
môn lập kế hoạch theo từng chủ đề lớn ,chủ đề nhỏ từ những kế hoạch đó giáo viên
lập kế hoạch hoạt động theo đặc điểm của lớp mình.
* Về ưu điểm:
- Kế hoạch của giáo viên đã thể hiện được mục đích yêu cầu của buổi đi
dạo , xác định đầy đủ các bước như sau : Chuẩn bị môi trường hoạt động ,đồ dùng
đồ chơi học liệu, ôn kiến thức củ làm quen kiến thức mới, tổ chức các trò chơi theo
chủ đề ,nội dung quan sát khám phá theo chủ đề kết hợp giáo dục tuyên truyền các
chuyên đề khác.
Ví dụ : Chủ đề phương tiện giao thông.
- Công tác chuẩn bị :


10
+ Môi trường hoạt động : Sân trường sạch sẽ, nơi có thể quan sát các
phương tiện giao thông.
+ Đồ dùng học liệu: Tranh ảnh các phương tiện giao thông đường bộ ,
đường thủy, đường không, đường sắt, các hộp giấy ,kéo hồ,phấn giấy màu ,các đồ
chơi liên quan đến chủ đề …

- Nội dung hoạt động :
+ Tổ chức cho trẻ đi dạo hít thở không khí trong lành ,tắm nắng ban mai,
quan sát các phương tiện giao thông trước cổng trường, trò chuyện , khám phá so
sánh các nhóm ptgt.
+ Nội dung trò huyện theo từng ngày có tính kế thừa ngày trước không
gây nhàm chán cho trẻ.
+ Ôn kiến thức củ ,làm quen kiến thức sắp học theo nội dung hàng ngày.
+ Tổ chức các trò chơi : - Vận động : Ô tô về bến.
- Dân gian : Dung dăng dung dẻ .
- Chơi tự do : Với giấy ,lá cây ,hộp phấn …làm
ô tô ,gấp thuyền ,máy bay, vẽ tầu …
2/ Tổ chức hoạt động :
* Định hướng hoạt động đi dạo:
Do đặc thù của trường Hoa Hồng giáo viên thường tổ chức cho trẻ đi dạo
sau khi tập thể dục,múa hát sân trường. Được bắt đầu bằng bài hát phù hợp với chủ
đề, kết hợp đi dạo ,hít thở không khí trong lành ,trẻ được tắm nắng ban mai, cô
hướng trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng theo chủ đề.
* Tổ chức hướng dẫn trẻ HĐNT :
- Qua công tác nghiêng cứu ,chuẩn bị cho hoạt động ,dự giờ thao giảng một
số tiết dạy được ghi lại như sau :
Thứ sáu ngày 14 tháng 11 năm 2018


Trịnh Thị Phùng

Chủ đề : Bé yêu cô giáo

Lớp Mầm



11

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

* Đi dạo : Cô cháu hát bài “ Cháu đi mẫu giáo”

-Cháu hát cùng cô.

- Bé đi học ở đâu ?

- Cháu học ở trường Hoa Hồng

- Bé đến trường có ai?

- Có bạn ,có cô…

- Cô chăm sóc các cháu có giống mẹ không?

- Cháu tự nêu nhận xét.

- Lớp hát bài Cô và mẹ .

- Cháu hát.

- Tháng 11 có ngày lễ gì?

- Ngày 20/11


- Ngày 20/11 là ngày lễ của ai?

- Lễ của thầy ,cô

Đó là ngày tôn vinh các thầy cô, cô củng trải qua -Trẻ lắng nghe.
thời học sinh…nhớ ơn các thầy cô giáo của cô…
- Các cháu phải chăm ngoan… để các cô vui
lòng.
- Lớp đọc thơ “ Ngày 20/11”

- Lớp đọc thơ.

- Trong bài thơ cô bé đã làm gì?

- Cháu kể

Lần lượt trò chuyện về nội dung bài thơ.
- Thời tiết hôm nay như thế nào?

- Trời mưa.

- Khi mưa có thấy mặt trời không?

- Cháu tự nêu nhận xét.

-Vì sao?

- Cháu tự nêu nhận xét.

- Mưa thời tiết như thế nào?


- Lạnh.

- Khi trời mưa muốn đi ra ngoài phải làm gì?

- Mặc áo mưa, che dù…

- Giáo dục trẻ giữ ấm vào mùa đông.
- Hôm nay thứ mấy?

-Thứ sáu

Thứ bảy ,chủ nhật là ngày nghĩ…các cháu ở -Cháu lắng nghe.
nhà vâng lời bố mẹ.
* Ôn kiến thức củ: Vẽ bông hoa
-Dùng kỹ năng gì để vẽ hoa ? Cầm bút tay nào?

- Cháu tự nêu. Tay phải.


12
* Làm quen kiến thức mới: Lớp đọc thơ “ cô - Lớp đọc theo cô.
dạy.”
- Trong bài thơ bé nói gì với mẹ?

- Trẻ kể

* Trò chơi :
- Dân gian : Dung dăng dung dẻ


- Trẻ chơi theo sự điều khiển

- Vận động : Bắt Bướm

của cô.

- Chơi tự do: Chong chóng, trâu lá mít

- Lấy đồ chơi ,chơi.

* Kết thúc : Thu dọn đồ chơi.

- Cất đồ dùng .

* Nhận xét : Quá trình tổ chức hoạt động tiết dạy trên có những ưu và khuyết
điểm sau:
- Về ưu điểm : Cô tổ chức hoạt động phù hợp với từng chủ đề nhánh, nội
dung trò chuyện khám phá chủ đề được tổ chức hàng ngày có sự mới lạ không gây
nhàm chán, phát huy năng lực , sở trường của trẻ ,quá trình tổ chức có sự chuyển
tiếp logic,tuy trẻ ở độ tuổi bé nhưng trẻ tích cực hoạt động sôi nổi,nắm bắt được nội
dung cô truyền tải , chú ý tăng cường tiếng việt cho trẻ.Tổ chức tất cả các nội dung
trong gờ HĐNT theo chủ đề nhánh đảm bảo.
- Khuyết điểm : Cô tổ chức đội hình để trò chuyện khám phá chủ đề đôi khi
chưa tạo được sự thân mật giữa cô và cháu. Nội dung khám phá chủ đề đôi khi còn
lập lại. Chưa linh hoạt khi tổ chức hoạt động như : Vì trời mưa không tổ chức đi
dạo ngoài trời được cô chưa hỏi trẻ vì sao chúng ta không đi dạo? Khi tăng cường
tiếng việt đôi khi phát âm chưa chuẩn. Cô đặt một số câu hỏi chưa kích thích trẻ
phát triển tư duy,giúp trẻ mở rộng vốn từ.
3/ Nguyên nhân:
- Đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của HĐNT, đồng thời

nắm được phương pháp hướng dẫn trẻ hoạt động ,nắm được đặc điểm tâm sinh lý
trẻ : Thích quan sát các sự vật hiện tượng,thích vận động…


13
- Giáo viên đã sưu tầm làm đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ cho các hoạt
động khám phá và chuẩn bị tổ chức trò chơi cho trẻ thường xuyên theo kế hoạch
giảng dạy, phù hợp với chủ đề chủ điểm .
- Chuẩn bị môi trường cho trẻ đi dạo tốt đối với trường chính , tương đối,đối
với các lớp ở thôn buôn.
- Do đối tượng trẻ dân tộc ở các thôn buôn học ghép 2-3độ tuổi, nên khả
năng tiếng việt của trẻ còn nhiều hạn chế và ngược lại đố với giáo viên, mặc dù các
cô đã cố gắng tăng cường tiếng việt cho trẻ song vì cô phát âm chưa chuẩn nên
các cháu nắm bắt nội dung cô truyền tải đôi khi chưa đạt yêu cầu.
- Do đặc điểm trên giáo viên chỉ chú ý đến những cháu nhanh nhẹn, có khả
năng quản trò để tổ chức trò chuyện khám phá chủ đề hoặc tổ chức các trò chơi.
- Phần chơi tự do không nhất thiết phải tạo ra sản phẩm nên giáo viên chưa
chú ý đến năng khiếu ,sở trường của trẻ ,tổ chức chưa có tính phổ biến gây hứng
thú cho trẻ hoạt động.
4/ Mốt số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động:
- Qua dự giờ thăm lớp đã nêu trên, tôi đã nhận xét góp ý đối với từng giáo
viên, và tổ chức dự giờ dạy tốt ,thao giảng, qua sự góp ý , cùng chia sẽ làm rõ vấn
đề cần khám phá cho trẻ, đa số giáo viên đều nhận thấy cách tổ chức khám phá chủ
đề trước đây chưa phát huy được tính tích cực và phát triễn tư duy cho trẻ, tổ chức
một số trò chơi chưa phù hợp với chủ đề . Với tinh thần ham học hỏi ,nhiệt tình đối
với trẻ chúng tôi đã cùng nhau phối hợp soạn thảo chương trình tổ chức HĐNT
theo từng chủ đề lớn đến chủ đề nhánh như sau :
Ví dụ 1: Chủ đề :
Chủ đề nhánh :


“ Thế giới động vật ”
“ Một số loại cá ”

- Nội dung khám phá :
Thứ hai : Trò chuyện về một số cá mà trẻ biết.
Thứ ba : Trò chuyện cụ thể về một số cá nước mặn, ích lợi của chúng.
Thứ tư :

Trò chuyện cụ thể về một số cá nước ngọt, ích lợi của chúng.

Thứ Năm : Trò chuyện cụ thể về một số cá cảnh, ích lợi của chúng.


14
Thứ sáu : Trò chuyện tổng hợp ,các loại cá dùng để ăn ,để làm cảnh và
còn chế biến,xuấtkhẩu…
- Tổ chức trò chơi:
+ V/động

“ Cò bắt cá ”

+ Dân gian “ Xỉa cá mè”
+ TCHT

“ Mua cá ’’

+ Chơi tự do : Gấp con cá từ giấy, cắt hình con cá từ lá cây, câu cá, vẽ
các loại cá.
Ví dụ 2: Chủ đề


“ Thế giới thực vật”

Chủ đề nhánh “ Một số loại quả ”
Thứ hai:

Trò chuyện về một số loại quả mà trẻ biết.

Thứ ba :

Trò chuyện cụ thể về một số quả nhiều hạt , ích lợi …

Thứ tư :

Trò chuyện cụ thể về một số quả một hạt, ích lợi…

Thứ năm : Trò chuyện cụ thể về một số quả vỏ sần ,vỏ nhẳn …
Thứ sáu :

Trò chuyện về lợi ích, cách chế biến nước uống ,đóng hộp…giá

trị xuất khẩu.
- Tổ chức các trò chơi:
+ V/động :

Gieo hạt

+ Dân gian :

Lá nào hoa đó


+ TCHT :

Chọn hoa

+ Chơi tự do:

Vẽ các loại quả, cắt ,xé quả từ lá cây,nhặt ,đếm quả

bàng.
PHẦN C
KẾT QUẢ
1/KẾT LUẬN:
- HĐNT : Là một trong các hình thức tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ
Mầm non phát huy được những ưu điểm qua các hoạt động như: Giúp trẻ phát triển
về các mặt: Đức ,trí, thể ,mỹ và lao động .


15
- Qua hoạt động đi dạo: Trẻ được trực tiếp quan sát các sự vật hiện tượng
trong thiên nhiên ,trong xã hội qua trò chuyện khám phá chủ đề phát triễn ngôn từ
cho trẻ. Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, được tắm
nắng ban mai,nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể trẻ.
- Qua các trò chơi vận động: Giúp cơ thể trẻ nhanh nhẹn hoạt bát phát triễn
một cách toàn diện.
- Qua các trò chơi dân gian: Trẻ biết một trong những bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam và được lưu truyền qua các thế hệ sau.
- Chơi tự do: Trẻ được cô hướng dẫn làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu
có sẳn ở địa phương như: Tận dụng những vật dụng phế thải, lá cây… Nhằm rèn
luyện cho trẻ tính kiên trì,nhẫn nại, phát triễn tính tò mò ham hiểu biết, đặc biệt là
tính sáng tạo ở trẻ.

2/ KẾT QUẢ:
Qua sự nổ lực của bộ phận chuyên môn,của tập thể giáo viên ,và đặc biệt
là sự góp ý của hiệu trưởng trường Hoa Hồng trong năm học 2017-2018 và năm
2018-2019 đã đạt được những kết quả như sau:

NĂM HỌC: 0017-2018
STT HỌ VÀ TÊN

THỨ NGÀY LỚP

CHỦ ĐỀ

XẾP
LOẠI

01
02

Lê Thị Hiền
T 4/19/9/17
Hồ Thị Bích T 5/18/10/17

Lá 2
Chồi 2

Trường Mầm non
ĐYC
Một số nghề ở địa KHÁ



16
03
04

Thuần
Lê Thị Hồng

T 3/6/11/17

Lê Thị Hiền
Thị

T 4/7/11/17

Bích T 5/18/10/17

Lá 1

phương
Đồ dùng trong gia KHÁ

Lá2

đình
Đồ dùng trong gia KHÁ

Chồi 2

đình
Phân nhóm phương TỐT


Chồi1

tiện giao thông.
Phân nhóm phương KHÁ

05

Hồ

06

Thuần
Nguyễn

07
08
09
10
11
12
13

Thúy nhung
H Lơng Niê
H Lơng Niê
H SenNiê
Trần Thị Nội
Trần Thị Nội
Hồ Thị Hà

Nguyễn
Thị

tiện giao thông.
T 3/13/ 11/18 B/Nhang Ngày 20/11
T 3/8/01/18
B/Nhang Thế giới côn trùng
T 5/10/01/18 B/ Tai
Thế giới côn trùng
T 5/10/01/18 B/Glăng Thế giới côn trùng
T 7/22/03/18 B/Glăng Ph/ tiện giao thông
T 5/17/04/18 Chồi1
Mùa đông
T 6/18/04/18 Chồi 2
Mùa đông

ĐYC
ĐYC
TỐT
K/ĐYC
ĐYC
KHÁ
TỐT

14

NgọcLiễu
H Rí Ka Na

T2/21/4/18


KHÁ

Thị T 6/9/11/17

TỔNG SỐ GIỜ DỰ:

Lá3

Quê Hương

14 tiết

- Tốt :

03

Tỷ lệ:

21,4%

- Khá :

06

Tỷ lệ:

42,8%

- ĐYC:


04

Tỷ lệ:

28,6%

- K/ĐYC: 01

Tỷ lệ:

7,2%


17

NĂM HỌC : 2018-2019
STT HỌ VÀ TÊN

THỨ NGÀY LỚP

CHỦ ĐỀ

XẾP
LOẠI

01
02
03
04


Lê Thị Pha
Lê Thị Hiền
Bùi Thị Quang
Lê Thị Hà

23/ 9/ 18
24/9/ 18
25 /9/18
25/9/18

Lá 1
Lá2
B/Lôl
Lá2

Trường Mầm non
Trường Mầm non
Trường Mầm non
Công việc của người

KHÁ
KHÁ
KHÁ
KHÁ

lớn trong trường Mầm
05
06
07


H Rí Ka Na
30/ 9/ 18
H Anh Niê
1/10/18
Nguyễn Thị Thu 6/10/18

non.
Lá3
Gia đình
B/ Tai
Gia đình
B/GLăng Gia đình

08
09

Huyền
Lê Thị Pha
10/11/18
Nguyễn
Thị 11/11/18

Lá 1
Chồi 2

Bé yêu cô giáo
Bé yêu cô giáo

10

11
12

Ngọc Liễu
Trịnh Thị Phùng 14/11/18
Bùi Thị Quang
17/11/18
H Anh Niê
T3/23/12/18

Mầm
B/Lôl
B/ Tai

Bé yêu cô giáo
TỐT
Một số nghề
KHÁ
Động vật sống dưới ĐYC

Lá 1

nước
Thế giới côn trùng

Chồi 2

Động vật sống trong KHÁ

Lá 1

Mầm

rừng
Thế giới côn trùng
Bốn mùa đều đẹp

13

Hồ

14

Thuần
Lê Thị Hà

15
16

Thị

Bích T3/6/01/19

Bùi Thị Quang
Hoàng Thị Hà

T4/7/1/19
T5/8/01/19
T6/9/1/19

TỔNG SỐ GIỜ DỰ:


16tiết

KHÁ
ĐYC
ĐYC
KHÁ
TỐT

TỐT

KHÁ
KHÁ


18
- Tốt :

03

Tỷ lệ:

18,7%

- Khá :

10

Tỷ lệ: 62,6%


- ĐYC:

03

Tỷ lệ:

18,7%

* Nhận xét :
- Năm học 2017-2018 : Tỷ lệ khá tốt đạt : 67,2%
-

ĐYC:

-

K/ ĐYC:

- Năm học 2018-2019 : Tỷ lệ khá tốt đạt :
-

ĐYC:

28,3%
7,2%
81,3%
18,7%

Qua bảng so sánh hai năm cho thấy tỷ lệ khá tốt của năm sau tăng so với
năm học trước : 14,1% ,không còn tiết không đạt yêu cầu và tỷ lệ giờ ĐYC giảm

so với năm trước 9,6%
3/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
* Đối với giáo viên :
- Công tác chuẩn bị:
+ Giáo viên tự nâng cao nhận thức về cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực
tiễn, trong việc tổ chức HĐNT cho trẻ bằng nhiều cách như: Tham khảo các tài liệu
về tổ chức HĐNT nói riêng ,sưu tầm các tài liệu Mầm Non, chương trình BDTX ,
hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi, tổ chức các trò chơi liên quan đến chủ đề,chủ
điểm .
+ Giáo viên tích cực học tiếng Ê đê để thực hiện đảm bảo chuyên đề
“TCTV ’’ cho học sinh dân tộc, nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách đầy đủ
nhất.
+ Linh hoạt sáng tạo hơn nữa trong việc lập kế hoạch và tổ chức cho trẻ
hoạt động theo từng chủ đề và thay đổi chủ đề khi cần thiết.
+ Chuẩn bị tốt môi trường cho trẻ hoạt động, hướng dẫn trẻ chú ý đến
nhữnggì cần khám phá khi đi dạo.
+ Phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ tránh sự áp đặt từ phía cô.
+ Giáo viên luôn có ý chí phấn đấu ,không dừng ở mức đã đạt được.


19
- Về việc tổ chức cho trẻ hoạt động:
+ Giáo nắm vững đặc điểm khả năng và nhu cầu hứng thú của trẻ, để tổ
chức cho trẻ họat động.Và tạo cơ hội cho tất cả trẻ đều được tham gia các hoạt
động,đặc biệt là các cháu còn rụt rè ,nhút nhát.
+ Tổ chức đánh giá hoạt động từng ngày để rút kinh nghiệm, những ưu
khuyết điểm ,tổ hức hoạt động cho trẻ ngày càng tốt hơn.
* Đối với bản thân:
- Lên kế hoạch , chương trình hoạt động cụ thể theo từng chủ đề,chủ điểm
tổ chức thao giảng ,dự giờ,bồi dưỡng giáo viên, khuyến khích giáo viên phấn đấu tổ

chức tiết hoạt động đạt giờ tốt nhiều hơn.
- Không ngừng học hỏi qua các tài liệu sách báo,đặc biệt là tài liệu liên
quan đến tổ chức HĐNT , tăng cường dự giờ ,thăm lớp các trường bạn.
- Tổ chức dự giờ một giáo viên hết một chủ đề nhánh để xây dựng rút kinh
nghiệm sát sao cụ thể hơn.
- Tham mưu với hiệu trưởng tổ chức thi : Giáo viên tổ chức HĐNT giỏi cấp
trường, thi làm đồ dùng đồ chơi hoạt động ngoài trời.
4/ KIẾN NGHỊ :
* Về cơ sở vật chất:
- Nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương,
các bậc PHHS làm tốt công tác XHHGD xây dựng trường lớp có sân chơi ,đảm bảo
vệ sinh môi trường cho trẻ, các lớp ở thôn buôn được hoạt động độc lập.Khu vực
trường chính có trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho HĐNT.
* Về tài liệu tham khảo:
- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham khảo các tài liệu sách
báo ,tạp chícó nội dung về tổ chức HĐNT cho trẻ.
* Về thực hiện chuyên đề:
- Tham mưu với các cấp tổ chức cho giáo viên được học tiếng Ê đê để
giáo viên tổ chức tốt chuyên đề “ TCTV” cho trẻ dân tộc trong các hoạt động học
tập…nói chung và HĐNT nói riêng cho trẻ.


20
- Tạo điều kiện hơn nữa cho giáo viên tham gia các buổi tổ chức chuyên
đề, dự giờ đồng nghiệp, bạn bè để tổ chức các hoạt động cho trẻ ngày càng tốt hơn.
Qua đề tài : Tổ chức HĐNT cho trẻ Mầm Non mà tôi đã nghiêng cứu trong
các năm qua .Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành nhưng chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo chuyên
ngành và các đồng nghiệp góp ý cho bản thân tôi nói riêng và vì “ Sự nghiệp giáo
dục Mầm Non” nói chung của huyện nhà ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Xin chân

thành cá
cám ơn.


21

MỤC LỤC
PHẦN A
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I/

Lý do chọn đề tài.

II/

Vài nét về trường Hoa Hồng.

1/

Thuận lợi.

2/

Khó khăn.

Trang 1

PHẦN B
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I/


Cơ sở lý luận.

Trang 2

1/ Khái niệm về hoạt động ngoài trời.

II/

2/

Đặc điểm về hoạt động ngoài trời.

3/

Phương pháp tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời.

4/

Hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời.

Trang 3

5/

Nhận xét.

Trang 5

Các giải pháp.


Trang 6

1/ Nghiên cứu.
2/ Tổ chức hoạt động.

Trang 7

3/ Nguyên nhân.

Trang 9

4/ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trang 9


22
PHẦNC
KẾT QUẢ
1/ Kết luận.
2/ Kết quả.

Trang 10

3/ Bài học kinh nghiệm.

Trang 13-14

4/ Kiến nghị.




×