Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN quản lý mầm non: Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo tại trường Mầm non Nga Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường giáo dục đầu đời đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng
nền tảng phát triển tổng thể con người. Do vậy giáo dục mầm non rất quan trọng
cho từng cá nhân lẫn cả một dân tộc. Đảng và nhà nước ta đã xác định "Giáo dục
mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm
non có sứ mệnh rất quan trọng: thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng chăm sóc giáo
dục trẻ giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mĩ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành và
phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính
nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát
triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp
theo và cho việc học tập suốt đời".
Vậy để hoàn thành sứ mệnh mà Đảng và Nhà nước giao thì mỗi cán bộ,
giáo viên mầm non chúng ta cần phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ cao cả
này? chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra các phương pháp, biện pháp
chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động trong ngày cho trẻ, giúp trẻ phát triển hài hòa
5 mặt đức, trí, thể, mỹ và lao động.
Một trong những hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hằng
ngày của trẻ đó là "Hoạt động ngoài trời". Hoạt động ngoài trời mang lại cho trẻ
nhiều niềm vui, giúp trẻ thõa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám
phá. Trẻ nhận thức, khám phá thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc trực tiếp
với các sự vật, hiện tượng. Trẻ tìm tòi, khám phá phát hiện nhiều điều mới lạ
trong cuộc sống và quan tâm đến những gì xảy ra trong cuộc sống xung quanh
mình. Qua hoạt động vui chơi ngoài trời rèn luyện sự nhanh nhẹn, hứng thú với
môi trường tự nhiên từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin, biết quan tâm đến những người
xung quanh. Đặc biệt thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được tiếp xúc với thiên
nhiên, với ánh nắng mặt trời tạo vitamin D giúp xương trẻ rắn chắc, da dẻ hồng
hào, có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời đối với trẻ mầm
non nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng. Để giúp giáo viên tổ chức tốt "Hoạt
động ngoài trời" tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, bộc lộ hết khả năng,


thõa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh từ
đó phát triển toàn diện cho trẻ đặt nền móng vững chắc cho các chủ nhân tương
lai của đất nước, Tôi quyết định đi sâu nghiên cứu và làm sáng kiến nhằm chỉ
đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho giáo viên và học sinh
Mẫu giáo trong trường.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận

1


Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí trẻ lứa tuổi Mẫu giáo đây là lứa tuổi mà
vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ "học mà chơi, chơi mà học" hoạt động vui
chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ Mẫu giáo với cuộc sống người lớn,
nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân
cách. Hoạt động vui chơi có tác động giúp trẻ phát triển đầy đủ toàn diện về
nhận thức, tình cảm, ý chí cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội. Trong
đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ. Khi vui chơi
ngoài trời hay còn gọi là hoạt động ngoài trời trẻ được quan sát thế giới xung
quanh, được tìm hiểu khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, từ cuộc sống
xung quanh trẻ, được hít thở không khí trong lành, được vui chơi, được tự do
hoạt động trong môi trường tự nhiên. Nhưng một số giáo viên lại cho rằng cứ
cung cấp kiến thức, kỹ năng trên các giờ hoạt động có chủ định là được không
cần thiết phải đầu tư vào các hoạt động khác nhiều. Giáo viên thường chú trọng
giờ học, giờ chơi trong lớp ngại đưa cháu ra sân hoạt động ngoài trời vì sợ không
quản được cháu, không đảm bảo được an toàn cho cháu. Bên cạnh đó sự nhạy
bén, nắm bắt, tham gia các hoạt động của học sinh Mẫu giáo trường Tôi trước
khi Tôi làm sáng kiến trẻ chưa tích cực, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động,
đặc biệt là hoạt động ngoài trời, trẻ chưa tự hoạt động độc lập được một mình,
chưa tự khởi xướng được các trò chơi mà phải có sự hướng dẫn, chỉ bảo của cô.

Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ.
Vậy Tôi cần phải làm gì? Đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi phải được quan tâm
cải thiện cấp bách. Sau khi nghiên cứu và nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt
động ngoài trời đối với trẻ Mẫu giáo, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục, chuẩn bị tâm thế, hành trang cho trẻ Mẫu giáo bước vào trường phổ thông.
Tôi quyết định đi sâu nghiên cứu và làm sáng kiến “Biện pháp chỉ đạo nhằm
nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo tại trường
Mầm non Nga Mỹ”.
II. Thực trạng
1. Thuận lợi:
* Thuận lợi về phía nhà trường và công tác xã hội hóa giáo dục:
- Trường mầm non Nga Mỹ là trường chuẩn quốc gia nên có đầy đủ trang
thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Có hội phụ huynh luôn quan tâm đến các hoạt động của nhà trường đặc
biệt là chi hội phụ huynh của các lớp Mẫu giáo, đã đầu tư đồ dùng đồ chơi cho
con em mình đầy đủ, hưởng ứng mọi phong trào của trường của lớp đề ra.
* Thuận lợi về đội ngũ cán bộ, giáo viên:
- Trường mầm non Nga Mỹ có đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% đạt trình
độ chuẩn và trên chuẩn. Cán bộ giáo viên năng nổ, nhiệt tình trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ, coi trẻ như con em mình.
2


* Thuận lợi về cá nhân:
- Bản thân là một quản lý còn trẻ, được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề,
luôn tham khảo sách báo, tập san, các thông tin đại chúng… để tìm ra các
phương pháp, biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động trong ngày
cho trẻ, phù hợp với trẻ ở trường, lớp mình, giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt
động học tập và vui chơi.
2. Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi trường, lớp tôi cũng gặp không ít những khó
khăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và đặc biệt là việc tổ chức tổ chức
hoạt động ngoài trời cho trẻ.
* Khó khăn về phía giáo viên:
- Vào đầu năm học 2014-2015 sau khi các lớp ổn định sĩ số và nề nếp, Tôi
lên kế hoạch dự giờ đặc biệt là dự giờ hoạt động ngoài trời Tôi nhận thấy giáo
viên thường thực hiện qua loa hoặc ít khi tổ chức trò chơi vận động, cho trẻ chơi
tự do với các đồ chơi ngoài trời và chơi các trò chơi tĩnh nhiều.
- Giáo viên không thường xuyên tổ chức hoạt động ngoài trời, tổ chức
không đúng giờ (trễ hơn hoặc sớm), ra không đúng ngày giờ làm xáo trộn lịch
hoạt động.
* Khó khăn về phụ huynh:
- Trường nằm gần khu công nghiệp Hàn Quốc, đa số phụ huynh là công
nhân khu công nghiệp đi làm từ sớm và về nhà muộn, con cái thường giao cho
ông bà đưa đón. Vì vậy sự quan tâm của phụ huynh đối với trẻ không được
thường xuyên và chu đáo.
* Khó khăn về phía trẻ:
- Một số cháu lớp Mẫu giáo bé chưa qua Nhà trẻ mà là năm đầu tiên ra lớp
còn bỡ ngỡ với các hoạt động học và chơi ở lớp, chưa mạnh dạn tham gia vào
các hoạt động cùng cô, cùng bạn.
3. Kết quả của thực trạng:
* Đối với giáo viên:
Giáo viên chưa thường
Tổng số giáo
Giáo viên thường xuyên tổ
xuyên tổ chức hoạt động
viên Mẫu giáo
chức hoạt động ngoài trời
ngoài trời
Số giáo viên

%
Số giáo viên
%
8
4
50%
4
50%

*Kết quả trên trẻ:
STT
Nội dung khảo sát

Tổng số
trẻ khảo
sát

Trẻ tích cực

Trẻ chưa tích
cực
3


1
2
3

- Trẻ tích cực tham gia hoạt
động quan sát có mục đích

- Trẻ tích cực tham gia chơi
trò chơi vận động
- Trẻ tích cực tham gia các
trò chơi tự do

136

Số trẻ
67

%
49.3

Số trẻ
69

%
50.7

136

65

71

52.2

136

66


47.
8
48.
5

70

51.5

Kết quả trên cho ta thấy chất lượng hiệu quả giáo dục chưa cao, các nội
dung của hoạt động ngoài trời còn hạn chế. Đối với Trường chuẩn quốc gia với
kết quả khảo sát đó Tôi luôn trăn trở suy nghĩ mình phải có biện pháp chỉ đạo
như thế nào để cho việc tổ chức hoạt động ngoài trời đạt kết quả cao hơn.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh
hoạt hằng ngày của trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng. Nó là một
trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, hoạt động này đem lại cho
trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Để chỉ đạo giáo
viên tổ chức tốt hoạt động ngoài trời thõa mãn nhu cầu tìm hỉểu, nhu cầu khám
phá, vui chơi của trẻ Mẫu giáo, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời
sau đây là các giải pháp và cách tổ chức thực hiện Tôi đã đưa ra trong quá trình
làm sáng kiến:
1. Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên.
Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên là một hoạt động không thể thiếu
trong kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường hằng năm. Đầu năm học
2014-2015 Tôi cùng ban giám hiệu nhà trường đã lên kế hoạch bồi dưỡng
chuyên môn cho cán bộ giáo viên trong trường. Đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức
để tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo. Như chúng ta đã biết hoạt
động ngoài trời có 3 nội dung rõ rệt đó là: Quan sát có mục đích, chơi vận động

và chơi tự do. Để giáo viên tổ chức tốt 3 nội dung này Tôi đã lên kế hoạch và bồi
dưỡng kiến thức cho giáo viên những kiến thức cần thiết sau:
1.1Bồi dưỡng kiến thức để giáo viên tổ chức tốt nội dung quan sát có
mục đích:
1.1.1Bồi dưỡng kiến thức về một số sự vật, hiện tượng xung quanh:
Để giúp giáo viên Mẫu giáo nắm vững kiến thức về một số sự vật, hiện
tượng khi tổ chức nội dung "quan sát có mục đích" trong động ngoài trời và giải
quyết được các tình huống xảy ra trong quá trình cho trẻ hoạt động mà chưa có
sự chuẩn bị trước, giải đáp được những câu hỏi vì sao? làm thế nào?... đáp ứng
được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Tôi cùng với ban giám hiệu nhà trường tổ

4


chức bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên một số kiến thức cơ bản về sự vật và các
hiện tượng tự nhiên gần gũi xung quanh trẻ.
Ví dụ: Để giải đáp những câu hỏi "Vì sao?" Tôi đã cùng với giáo viên
chia sẻ những kiến thức cơ bản về sự vật hiện tượng và đi đến thống nhất đưa
vào dạy trẻ.
- Vì sao lại có mưa? (Nước biển, sông, hồ... bị ánh nắng mặt trời đốt nóng,
bốc thành hơi nước, hơi nước bốc lên cao gặp không khí lạnh sẽ ngưng tụ lại
thành những hạt nước nhỏ, những hạt nước nhỏ này hội tụ với nhau tạo thành
những tầng mây. Khi những giọt nước ở trong những đám mây mưa không thể
tích tụ thêm được nữa thì hạt nước sẽ rơi xuống đất và hình thành nên mưa).
- Vì sao sau cơn mưa lại xuất hiện cầu vồng? (Sau một trận mưa to, trong
bầu không khí có rất nhiều những hạt mưa nhỏ li ti bay lơ lửng. Những giọt nước
này có thể coi là những lăng kính lơ lửng trên trời. Khi ánh nắng mặt trời chiếu
vào những giọt nước này thì ánh sáng bị những lăng kính này “phân tích” thành
7 màu là các màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, tràm, tím sau đó lại phản xạ trở
lại. Kết quả của quá trình này tạo nên một cây cầu vồng 7 sắc rực rỡ.

- Vì sao lại có sấm, chớp? Vào những ngày hè nóng nực, không khí nóng
ở mặt đất mang theo rất nhiều hơi nước không ngừng bốc lên trời cao hình thành
những đám mây kèm theo mưa rất to. Những đám mây mưa này lại bị sự tác
động của không khí nóng từ mặt đất bốc lên, khiến chúng tích điện và mang một
điện tích lớn. Khi đám mây tích điện trái dấu tiếp cận thì xảy ra hiện tượng sấm
chớp.
Trên đây chỉ là một số giải đáp trả lời các câu hỏi vì sao, còn rất nhiều các
giải đáp trả lời các câu hỏi vì sao và làm thế nào khác nữa về sự vật và các hiện
tượng mà Tôi đã bồi dưỡng cho giáo viên để đưa vào dạy trẻ.
1.1.2 Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm một số thí nghiệm:
Để giúp trẻ hiểu rõ hơn về sự vật và các hiện tượng tự nhiên Tôi cùng với
BGH nhà trường tổ chức hướng dẫn giáo viên làm một số thí nghiệm đơn giản
để giáo viên làm cho trẻ quan sát như: làm mưa, làm gió, vật chìm vật nổi, làm
chìm một vật đang nổi, tạo cầu vồng, tạo cơn gió xoáy, sự nảy mầm phát triển
của cây...
Ví dụ: Làm mưa
- Mục đích: Giúp trẻ biết được quá trình tạo thành mưa
Phát triển khả năng phán đoán của trẻ
- Chuẩn bị: Cốc thủy tinh có nắp đậy, nước nóng, một vài viên đá lạnh
- Thí nghiệm: Đỗ nước nóng vào cốc thủy tinh, quan sát và nhận xét điều
gì đang xảy ra? (Nước bốc hơi). Đậy nắp cốc nước và bỏ vài viên đá lạnh lên
nắp cốc nước, điều gì sẽ xảy ra (Nước ngưng tụ lại thành giọt) cùng quan sát đến

5


lúc hơi nước ngưng tụ lại thành giọt nước và rơi trở lại cốc. Như vậy có thể nói
mưa do hơi nước bốc hơi ngưng tụ lại và tạo thành mưa.
Ví dụ: Làm chìm một vật đang nổi
- Chuẩn bị: Một vài đồ chơi nổi trong nước như (bóng nhỏ), một chậu

nước, một cốc thủy tinh to.
- Thí nghiệm: Đặt quả bóng nhỏ vào chậu nước và cùng quan sát, nhận xét
đồ chơi nổi trong nước. Úp cốc thủy tinh vào quả bóng đang nổi trên nước và
đẩy cốc nước xuống cho miệng cốc chạm vào đấy chậu. Cùng quan sát, nhận xét
hiện tượng gì xảy ra? (quả bóng cũng đi xuống đáy chậu). Cùng nhau đoán và lý
giải hiện tượng xảy ra. Như vậy không khí trong cốc không thể cho nước tràn
vào cốc. Khi đẩy cốc xuống làm nước trong cốc đi xuống và vì thế quả bóng nổi
trên nước cũng đi xuống theo và chạm vào đáy chậu.

Hình ảnh: Hướng dẫn GV làm thí nghiệm"Làm chìm một vật đang nổi"
1.1.3 Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát các sự vật,
hiện tượng xảy ra bất thường không nằm trong kế hoạch:
Ngoài việc tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động ngoài trời theo kế hoạch
giáo dục ngày mà giáo viên đã lên, Tôi chỉ đạo giáo viên linh hoạt trong các tình
huống để tận dụng mọi cơ hội dạy trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng xảy ra bất
thường như: Dông, mưa, cầu vồng, sấm chớp, nhật thực, máy bay... giúp trẻ tìm
hiểu khám phá thế giới xung quanh một cách hiệu quả.
Ví dụ: Khi đang cho trẻ hoạt động ngoài trời "Quan sát vườn rau" chủ đề
thế giới thực vật, bỗng nhiên có một chiếc máy bay bay qua giáo viên nên dừng
cho trẻ quan sát vườn rau và tận dụng cơ hội để hướng trẻ quan sát máy bay, trò
chuyện nhanh về đặc điểm, âm thanh phát ra từ máy bay...
Hay khi trẻ đang học, chơi trong lớp trời bỗng có hiện tượng sắp mưa
"Dông". Chỉ đạo giáo viên cho trẻ dừng hoạt động đang thực hiện, cho trẻ ra
6


hiên lớp để quan sát hiện tượng dông (Nếu trời không có sấm chớp). Qua đó trẻ
biết được "Dông" là hiện tượng trời sắp mưa có gió thổi mạnh, mây đen kéo đến,
trời đất bỗng tối sầm (có khi kèm theo tiếng sấm và tia chớp)... Sau cơn dông là
những trận mưa rào, Tôi hướng giáo viên cho trẻ quan sát mưa: đứng trong hiên

(Nếu trời không có sấm chớp) có thể cho trẻ giơ tay hứng những giọt mưa để
cảm nhận được những hạt mưa đang xối xả rơi xuống và lắng nghe âm thanh của
mưa.... Trẻ được tri giác trực tiếp, được quan sát, lắng nghe các âm thanh tự
nhiên của sự vật, hiện tượng. Từ đó các giác quan của trẻ được phát triển và trẻ
lĩnh hội kiến thức một cách chính xác, hiệu quả.
1.2 Bồi dưỡng kiến thức để giáo viên tổ chức tốt các trò chơi ngoài trời:
1.2.1 Trò chơi vận động:
Trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực, rèn luyện sức khỏe nó là một
trong những hình thức hữu hiệu để giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Cho dù
là trò chơi quen thuộc nhưng mỗi lần chơi mang lại cho trẻ những cảm xúc mới,
mãnh liệt bởi chính khả năng sáng tạo to lớn của chúng trong trò chơi, đưa vào
trò chơi những yếu tố mới.
Vậy để trẻ chơi hết mình, tích cực, chủ động, sáng tạo khi chơi. Tôi đã chỉ
đạo giáo viên bám vào nhu cầu và khả năng vận động của trẻ trường, lớp mình
để biết được trẻ thích chơi những trò chơi gì? và trẻ biết những trò chơi vận động
nào? khả năng vận động của trẻ ra sao? để lựa chọn trò chơi cho phù hợp. Cùng
với giáo viên trao đổi, chia sẻ để tìm ra cách tổ chức trò chơi vận động tốt nhất
nhằm phát triển tối đa khả năng hoạt động và phát triển vận động cho trẻ.
Mỗi buổi chơi ngoài trời nên kế hoạch khoảng 1-2 trò chơi. Trong buổi
chơi ngoài trời đầu tiên (của tuần), trò chơi thứ nhất nên chọn giống với trò chơi
vận động trong giờ thể dục (trước đó), trò chơi thứ 2 tổ chức theo nguyện vọng
của nhóm trẻ hay tất cả trẻ. Trong những buổi chơi ngoài trời tiếp theo cô có thể
cho trẻ làm quen với trò chơi mới, đồng thời tổ chức các trò chơi đã quen thuộc
nhưng có biến đổi nhằm nâng cao yêu cầu luyện tập cho trẻ.
Ví dụ: Đối với trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi có thể chơi các trò chơi vận động
ngoài trời không mấy phức tạp có sự tham gia của giáo viên như: Mèo và chim
sẻ, rồng rắn lên mây, trời nắng trời mưa, chim bay cò bay...
Hay trẻ từ 4-6 tuổi có thể chơi các trò chơi phức tạp dần theo độ tuổi (kỹ
thuật chơi, luật chơi): Mèo đuổi chuột, chuyền bóng, tung và bắt bóng, ai đá
trúng đích, nhảy lò cò, chạy tiếp cờ, kéo co ... sau một vài lần chơi giáo viên điều

chỉnh một vài yếu tố chơi để tăng hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Nhảy lò cò – Nhảy lò
cò theo đôi, chuyền bóng- chuyền bóng cho bạn trai (chuyền bóng cho bạn gái)...
1.2.2 Chơi tự do:
Đây là một hình thức cho trẻ chơi theo ý thích nhưng dưới sự hướng lái
của cô, bao quát của cô. Cô chuẩn bị một số nhóm chơi như: nhóm chơi với các
7


vật liệu thiên nhiên cát, sỏi, nước, cây, cỏ, hoa, lá, hột hạt.... Nhóm chơi với các
thiết bị đồ chơi ngoài trời cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng.... Nhóm chơi
với các đồ chơi cô mang theo: bóng, vòng, phấn, đất nặn... Giáo viên giới thiệu
các khu vực chơi và ý tưởng chung, sau đó để trẻ tùy ý lựa chọn trò chơi, địa
điểm chơi và cách chơi. Nếu trẻ chưa lựa chọn được trò chơi giáo viên gợi ý để
trẻ lựa chọn các trò chơi và về nhóm chơi.
Với phần chơi tự do này Tôi chỉ đạo giáo viên hướng dẫn cho trẻ một số
hoạt động lao động đơn giản vừa sức như: chăm sóc cây lau lá, tưới nước, nhổ
cỏ, nhặt lá sân trường, thu dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi...
Khi cho trẻ chơi tự do trẻ không ở yên một chỗ mà có thể tản ra các nhóm
và ngoài tầm kiểm soát của cô, vì vậy Tôi yêu cầu giáo viên cần phải chú ý bao
quát trẻ để nhắc nhở trẻ không đi quá xa, tránh những nơi nguy hiểm, quan sát
để giải quyết kịp thời những xung đột của trẻ trong quá trình chơi, sẵn sàng giúp
đỡ khi trẻ cần và phải đảm bảo an toàn cho trẻ.

Hình ảnh: Trẻ chơi tự do
Vào những ngày thời tiết không thuận lợi (mưa hoặc quá lạnh) Tôi chỉ đạo
giáo viên có thể hướng dẫn trẻ quan sát hiện tượng thay đổi thời tiết, cho trẻ chơi
các trò chơi, tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích trong lớp hoặc trong
phòng giáo dục thể chất để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

8



Kết quả đạt được: Sau khi được bồi dưỡng kiến thức để tổ chức tốt 3 nội
dung của hoạt động ngoài trời như: Quan sát có mục đích (bồi dưỡng kiến thức
về các sự vật và hiện tượng tự nhiên, được hướng dẫn làm một số thí nghiệm, chỉ
đạo quan sát những hiện tượng xảy ra bất thường). Được chia sẻ tìm ra cách tổ
chức tốt các trò chơi ngoài trời ( Trò chơi vận động, chơi tự do) cán bộ giáo viên
trong trường tự tin hơn khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ, xử lý các tình
huống xảy ra một cách linh hoạt, khéo léo đầy tự tin đem đến cho trẻ sự thõa
mãn nhu cầu tìm hiểu, nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, nhu cầu vui chơi
ngoài trời. Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
2. Xây dựng lịch thời gian tổ chức hoạt động ngoài trời
Ngay từ đầu năm học sau khi nề nếp các lớp đã ổn định Tôi xây dựng lịch
thời gian tổ chức hoạt động ngoài trời cho các nhóm lớp trong trường, nhằm
tránh trường hợp cho trẻ ra sân ồ ạt, giáo viên không quản được trẻ của nhóm
lớp mình. Đặc biệt dành khoảng không gian yên tĩnh rộng rãi cho từng nhóm lớp
được hoạt động khám phá, trẻ không bị phân tán bởi tiếng ồn ào giữa các nhóm
từ đó trẻ tích cực tham gia hoạt động, khám phá, để giờ hoạt động ngoài trời đạt
kết quả cao hơn.
Lịch thời gian tổ chức hoạt động ngoài trời
STT
Nhóm/Lớp
Mùa hè
Mùa đông
1
Nhà trẻ
8h- 8h30
8h30- 9h
2
Mẫu giáo 3- 4 tuổi

8h15- 8h45
8h45- 9h15
3
Mẫu giáo 4- 5 tuổi
8h30- 9h
9h- 9h30
4
Mẫu giáo 5- 6 tuổi
8h45 – 9h20
9h5- 9h40
Kết quả đạt được: Sau khi phân lịch thời gian Tôi triển khai xuống tất cả
các nhóm lớp để thực hiện. Tình trạng trẻ ra sân ồ ạt, không còn nữa. Giáo viên
tổ chức cho trẻ ra sân hoạt động ngoài trời đều đặn, đúng lịch. Trẻ hứng thú, tích
cực tham gia vào hoạt động ngoài trời do cô tổ chức.
3. Xây dựng môi trường tổ chức hoạt động ngoài trời:
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú,
khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Để cung cấp nguồn
thông tin tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ hết khả năng, năng lực của mình trong hoạt
động ngoài trời thì việc đầu tiên chúng ta cần phải xây dựng môi trường cho trẻ
hoạt động.
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn lôi
cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả các yếu tố có sẵn trong
thiên nhiên, tác động vào chúng qua quan sát, tìm hiểu, vui chơi của trẻ trong các
tình huống.

9


Trường Tôi là trường chuẩn quốc gia nên diện tích sân vườn được quy
hoạch, thiết kế phù hợp. Để luôn có môi trường tự nhiên xanh – sạch – đẹp an

toàn cho trẻ hoạt động ngoài trời, đầu năm học 2014- 2015 tôi lên kế hoạch chỉ
đạo giáo viên xây dựng góc thiên nhiên của từng nhóm lớp, xây dựng vườn rau
của bé trong vườn trường. Tôi tận dụng các khu đất trống của vườn trường chia
đều cho các nhóm lớp trồng rau theo mùa lấy rau sạch ăn và tạo môi trường tự
nhiên để trẻ được hoạt động quan sát về các loại rau, trẻ theo dõi sự phát triển
của cây rau từ lúc làm đất, gieo hạt, nảy mầm được cùng cô chăm sóc rau như
nhổ cỏ, tưới nước, vun xới đến khi rau xanh tốt và được thu hoạch.
Trồng và xây dựng vườn thiên nhiên của bé, phát động tết trồng cây đến
cán bộ, giáo viên và các bậc phụ huynh. Kêu gọi phụ huynh ủng hộ cây cảnh,
chậu cảnh để trồng trong sân trường. Tất cả là nhằm tạo môi trường tự nhiên cho
trẻ hoạt động quan sát, khám phá trong giờ hoạt động ngoài trời.

Hình ảnh: Vườn rau và góc thiên nhiên của bé
Nhà trường đảm bảo số lượng và chủng loại thiết bị đồ chơi ngoài trời
phục vụ cho hoạt động vui chơi ngoài trời, các thiết bị đồ chơi được sắp xếp hợp
lý, có chỉ dẫn đáp ứng với yêu cầu cho trẻ vận động.
Ngoài những đồ dùng đồ chơi đã có Tôi tham mưu với hiệu trưởng, phối
hợp cùng với hội cha mẹ học sinh, cộng đồng (các doanh nghiệp, cửa hàng...)
10


mua sắm, làm thêm, sưu tầm thêm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt
động vui chơi ngoài trời của trẻ:
Ví dụ:
- Mua xe đạp, xe ba bánh, ô tô,...(phù hợp với trẻ). Các loại bóng có kích
cỡ, chất liệu khác nhau: cao su, nhựa, da...để trẻ ném, tung, chuyền, bắt, lăn khi
chơi ngoài trời.
- Bổ sung thêm lốp xe cũ đặt theo các cách khác nhau: chui qua, đi trên
lốp..., các thùng rỗng to (đồ cũ), các ván nghiêng, ròng rọc đơn giản, dây thừng
các cỡ để trẻ thực hành các vận động, chơi các trò chơi khác nhau

- Tạo khu vui chơi với cát, nước và các vật liệu thiên nhiên: Bố trí hố cát,
chậu nước và các vật liệu như xẻng, chai lọ, hộp, ô tô tải, rổ thìa, bát, cân, xà
phòng, giấy gấp thuyền, phẩm màu, khuôn, xốp... để trẻ được hoạt động trải
nghiệm: Thí nghiệm vật chìm nổi, xây lâu đài bằng cát, vẽ ngón tay trên cát, đào
xới, in xới, tạo sản phẩm bằng khuôn,...
- Xây dựng sân chơi giao thông để trẻ chơi các trò chơi: tham gia giao
thông, ngã tư đường phố....
Kết quả đạt được: Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời mà tôi cùng
với cán bộ giáo viên trong trường, hội cha mẹ học sinh, cộng đồng xây dựng
thực sự là nơi có nguồn thông tin phong phú đảm bảo xanh- sạch- đẹp và an toàn
cho trẻ hoạt động. Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tìm hiểu, khám phá và
vui chơi.
4. Chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoài trời theo phương pháp giáo dục "Lấy
trẻ làm trung tâm".
Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục theo hướng "Lấy trẻ làm trung
tâm" mọi hoạt động hướng vào trẻ vì sự phát triển của trẻ em là xu hướng đổi
mới giáo dục của ngành học. Để tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
theo xu hướng này đặc biệt là hoạt động ngoài trời thì mỗi cán bộ giáo viên mầm
non cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí trẻ mầm non nói chung và trẻ em lứa
tuổi mầm non của địa phương mình nói riêng để biết được khả năng, nhu cầu
học tập, kinh nghiệm sống của trẻ nhóm lớp mình, địa phương mình. Từ đó tổ
chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục có nghĩa là tạo
cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động: trải nghiệm, giao tiếp, suy
ngẫm, trao đổi. Để làm được điều này Tôi đã chỉ đạo giáo viên Mẫu giáo xây
dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt động ngoài trời trên cơ
sở không dạy trẻ những cái đã biết mà phải dạy trẻ cái trẻ cần, điều mà trẻ thích
nghe. Nói một cách khác xây dựng kế hoạch phải hướng vào trẻ, lấy trẻ làm
trung tâm của quá trình giáo dục.
Xây dựng hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt động ngoài
trời là: xác định mục tiêu cần phải đạt được của hoạt động, thiết kế hoạt động

11


nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Để xác định được mục tiêu của hoạt động Tôi
chỉ đạo giáo viên căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, sở thích của trẻ trong
từng nhóm lớp từng độ tuổi (đây là kết quả của việc quan sát, theo dõi trẻ hàng
ngày, tuần, tháng của giáo viên). Căn cứ vào nội dung giáo dục cho từng độ tuổi
(trong chương trình giáo dục mầm non) để xác định mục tiêu phù hợp khả năng,
kinh nghiệm sống của trẻ theo độ tuổi và phù hợp với trẻ trường lớp mình.
Ví dụ: Chủ đề "Nước và các hiện tượng tự nhiên" với nội dung quan sát
"Thời tiết, mùa" mỗi độ tuổi giáo viên xác định mục tiêu cần đạt được ở mức độ
khác nhau, độ tuổi nhỏ thì yêu cầu đạt được thấp hơn, độ tuổi càng cao thì yêu
cầu cần đạt sẽ càng cao.
Đối với trẻ Mẫu giáo
Đối với trẻ Mẫu giáo
Đối với trẻ Mẫu giáo
3-4 tuổi
4-5 tuổi
5-6 tuổi
- Hiện tượng nắng,
- Một số hiện tượng
- Một số hiện tượng thời
mưa, nóng, lạnh và ảnh thời tiết theo mùa và
tiết theo mùa, thứ tự các
hưởng của nó đến sinh ảnh hưởng của nó đến mùa
hoạt của trẻ.
sinh hoạt của con
- Sự thay đổi trong sinh
người.
hoạt của con người, con

vật và cây theo mùa.
Khi đã xác định được mục tiêu giáo dục thì việc thiết kế hoạt động giáo
dục cụ thể là "Hoạt động ngoài trời" nhằm thực hiện được mục tiêu đã đề ra
cũng là một vấn đề rất quan trọng. Vậy để đạt được tối đa mục tiêu đã xác định
Tôi chỉ đạo giáo viên thiết kế hoạt động phải phù hợp với khả năng, hứng thú
của trẻ, không quá khó hoặc quá dễ. Tổ chức hoạt động hoạt động ngoài trời đa
dạng, phong phú theo nhiều hình thức khác nhau: tập thể, cá nhân, theo nhóm
nhỏ... hay khi thì cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời, khi thì để trẻ tự tìm tòi, tự
khám phá, trải nghiệm sau đó cô thâu tóm, quy tụ lại. Chỉ đạo giáo viên sử dụng
linh hoạt các phương pháp để kích thích tư duy của trẻ. Đó là cách tốt nhất để trẻ
khám phá thế giới xung quanh, lĩnh hội tri thức và tích lũy tri thức.
Chỉ đạo giáo viên không cứng nhắc khi thực hiện các nội dung trong hoạt
động ngoài trời (Quan sát có mục đích, chơi vận động, chơi tự do) có thể thay
đổi trật tự các nội dung nhằm tránh sự nhàm chán cho trẻ mỗi khi hoạt động
ngoài trời.
Ví dụ: Tổ chức theo chương trình là quan sát có mục đích đến chơi vận,
rồi chơi tự do nhưng có thể thay đổi cho trẻ chơi trò chơi tự do trước sau đó chơi
vận động rồi mới quan sát... Các nội dung phải mang tính chất động tĩnh kết
hợp.
Trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo cô phải
luôn lấy trẻ làm trung tâm cô chỉ là người hướng dẫn khuyến khích, đặt câu hỏi

12


gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được trao đổi
chia sẻ, trình bày ý kiến của mình.
Việc đặt câu hỏi là 1 trong 10 chiến lược dạy học giúp trẻ em có trí tuệ
phát triển bình thường đạt được thành công trong học tập. Câu hỏi đặt ra phù
hợp sẽ kích thích sự tư duy, hứng thú học tập của trẻ, kích thích trẻ khám phá,

tìm tòi đồng thời cũng "mở đường" cho trẻ học cách học- hỏi, tập đặt câu hỏi. Vì
vậy thay bằng cách kể Tôi cùng với giáo viên đã xây dựng hoạt động mẫu bằng
cách hỏi. Khi đặt câu hỏi giáo viên phải nắm được 2 dạng câu hỏi chính đó là:
câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Loại câu hỏi tốt nhất trong phương pháp dạy học
lấy trẻ làm trung tâm là câu hỏi mở. Và giáo viên phải biết khi nào thì cần sử
dụng câu hỏi đóng và khi nào thì sử dụng câu hỏi mở.
Ví dụ: Đối trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi. Giáo viên chủ nhiệm Trần Thị Phương.
Khi cho trẻ quan sát "Cây hoa hồng" (Chủ đề thực vật)
Cô đặt câu hỏi:
- Đây là cây gì?
- Các con có nhận xét gì về cây hoa hồng?
- Nếu cây hoa hồng không được chăm sóc thì sao?
- Điều gì sẽ xảy ra khi cây bị thiếu nước?
Trẻ được tự nhận xét các đặc điểm nổi bật của cây hoa hồng như (thân,
cành, lá, hoa, nói được lợi ích của các loại hoa, cách chăm sóc để có nhiều hoa
đẹp..), được trực tiếp nhìn ngắm, sờ vào cánh hoa và biết được cánh hoa hồng
mượt mà, mịn màng như thế nào, rồi được trực tiếp ngửi và cảm nhận mùi thơm
ngào ngạt của hoa hồng, qua đó các giác quan của trẻ phát triển.
Hay trẻ phải suy nghĩ, phán đoán về điều gì đó sắp xảy ra trong cuộc sông
xung quanh trẻ như các hiện tượng thiên nhiên: trời sắp mưa, trời nắng to, nhiệt
độ tăng giảm...
Ví dụ: Đối trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. Giáo viên chủ nhiệm Mai Thị Đào.
Khi cho trẻ "Quan sát sự thay đổi của thời tiết"(Chủ đề các hiện tượng tự
nhiên"
Cô đặt câu hỏi:
- Các con có nhận xét gì về thời tiết hôm nay?
- Theo con thì điều gì sắp xảy ra?
(Trẻ nêu nhận xét về thời tiết, đặc điểm nổi bật. Trong qúa trình tìm hiểu
khám phá trẻ tích lũy kinh nghiệm và dự đoán được hiện tượng thời tiết là trời
sắp mưa, hay trời sắp nắng to...)


13


Hình ảnh: Các bé Mẫu giáo 5 tuổi quan sát sự thay đổi của thời tiết.
Câu hỏi mở là câu hỏi tạo ra một thách thức về trí tuệ, là loại câu hỏi có
nhiều đáp án cho trả lời. Đặt ít câu hỏi, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ tư duy, suy
nghĩ. Khi nêu câu hỏi phải dành thời gian cho trẻ suy nghĩ, không nên vội đánh
giá mà động viên khuyến khích để nhận được câu trả lời tốt hơn từ trẻ.
Hay dành khoảng không gian yên tĩnh để trẻ được lắng nghe, suy nghĩ,
phán đoán các tiếng động của môi trường xung quanh như tiếng chim hót, tiếng
gió thổi, tiếng lá rụng, tiếng xe cộ chạy trên đường, tiếng máy bay....
Và khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi ngoài trời giáo viên phải nắm
vững mục đích của mỗi trò chơi, luật chơi cách chơi để triển khai đến với trẻ,
trong quá trình trẻ chơi cô phải luôn là người động viên, khuyến khích trẻ, bao
quát giúp đỡ trẻ luôn lấy trẻ làm trung tâm của mọi trò chơi mà cô tổ chức. Luôn
tạo cơ hội để trẻ tự hoạt động độc lập một mình, tự khởi xướng được các trò chơi
mà trẻ thích. Giáo viên luôn tạo bầu không khí thân thiện, tôn trọng và tin cậy,
khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Nhằm đạt được tối đa mục đích của trò
chơi và kết quả mong đợi trẻ ở mỗi trò chơi mà cô tổ chức.
Đối với trẻ Mẫu giáo 3 tuổi một số trẻ là năm đầu tiên đến trường nên còn
nhút nhát, ngại tham gia hoạt động cùng cô cùng bạn. Vì vậy giáo viên phải luôn
luôn động viên khích lệ khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ để trẻ tích cực
tham gia hoạt động.
Kết quả đạt được: Tổ chức hoạt động ngoài trời theo hướng lấy trẻ làm
trung tâm phát huy được tối đa khả năng, năng lực hoạt động, đáp ứng nhu cầu
tìm hiểu khám phá vui chơi của trẻ. Trẻ tích cực tư duy, các giác quan của trẻ
phát triển mạnh mẽ. Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, hứng thú với môi
trường tự nhiên. Trẻ tự hoạt động độc lập một mình, tự khởi xướng được các trò
chơi.

14


5. Chỉ đạo, tổ chức cho trẻ đi dạo chơi, tham quan.
Tổ chức cho trẻ đi dạo chơi, tham quan (ngoài khu vực trường). Đây là
một biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo được tìm hiểu về cảnh đẹp của quê hương, các
địa danh của quê hương mình, một số nghề truyền thống của địa phương.... Tạo
điều kiện cho trẻ phát huy tính tổ chức, tính tự lực cùng nhau chuẩn bị cho
chuyến đi. Căn cứ vào điều kiện thời tiết và chủ đề thực hiện Tôi chỉ đạo giáo
viên lên kế hoạch của các chuyến đi dạo chơi tham quan: về mục đích, địa điểm,
phương tiện đi... Duyệt kế hoạch cho giáo viên và cùng với giáo viên tổ chức
cho trẻ đi dạo chơi tham quan ngoài khu vực trường bằng hình thức đi bộ nếu địa
điểm tham quan ở gần, đi ô tô nếu địa điểm tham quan xa.
Ví dụ:
- Khi thực hiện chủ đề "Nghề nghiệp" để trẻ tìm hiểu và làm quen với
nghề dịch vụ cô Nguyễn Thị Loan giáo viên chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 3 tuổi đã
lên kế hoạch và tổ chức cho trẻ đi thăm cửa hàng bách hóa nhà cô Việt tại xóm 4
Nga Mỹ.
- Giúp trẻ tìm hiểu công việc của bác nông dân cô Trần Thị Phương giáo
viên chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 4 tuổi đã tổ chức cho trẻ đi thăm cánh đồng và
cùng quan sát, trò chuyện về công việc của bác nông dân.
- Hay khi thực hiện chủ đề "Quê hương - Đất nước- Bác Hồ "Giúp trẻ tìm
hiểu một số địa danh của địa phương cô Mai Thanh Thu và cô Mai Thị Đào cùng
với nhà trường đã tổ chức cho trẻ đi thăm ngôi chùa Hạnh, thăm tượng đài, nghĩa
trang liệt sĩ tại xã nhà. (Kêu gọi phụ huynh ủng hộ tiền để thuê xe ô tô chở trẻ đi,
và phụ huynh đã ủng hộ được 1 triệu đồng).
- Để chuẩn bị tâm thế cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi bước vào lớp 1 cô Mai Thị
Đào đã lên kế hoạch tổ chức cho trẻ đi tham quan trường tiểu học.

Hình ảnh: Các cháu Mẫu giáo Trường MN Nga Mỹ dạo chơi tham quan


15


Kết quả đạt được: Như vậy sau gần một năm học tôi đã cùng với giáo
viên tổ chức được 11 chuyến đi dạo chơi tham quan cho trẻ Mẫu giáo.
Mỗi lần tổ chức cho trẻ đi tham quan về trẻ rất phấn khởi và càng tích cực
tham gia vào các hoạt động học và chơi ở lớp.
6. Chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngoài trời.
Ngoài việc tổ chức cho trẻ quan sát trực tiếp những sự vật hiện tượng gần
gũi xung quanh trẻ thì những sự vật, hiện tượng mà ta không thể tổ chức cho trẻ
quan sát trực tiếp được như: động vật sống trong rừng (Sư tử, hổ, báo, khỉ,
voi...), các hiện tượng ( Bão, lũ lụt, sấm chớp...). Vậy việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động ngoài trời cũng rất cần thiết. Tôi đã chỉ đạo giáo viên
ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Những sự
vật hiện tượng mà ta không thể cho trẻ quan sát trực tiếp được ta sẽ cho trẻ quan
sát chúng một cách sống động trên baboi.
Ví dụ: Đối với lớp Mẫu giáo 3 tuổi, ở chủ đề "Thế giới động vật" để trẻ
quan sát được đặc điểm, hiểu rõ về môi trường sống, thức ăn và khỉ leo trèo như
thế nào? cô Nguyễn Thị Loan đã tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ quan sát
"Con khỉ" bằng cách cho trẻ xem videoclip sống động về con khỉ trên baboi
(đang leo trèo chuyền từ cành nọ sang cành kia, hái trái cây ăn...)
Hay đối với lớp Mẫu giáo 5 tuổi, chủ đề "Nước và các hiện tượng tự
nhiên" để cung cấp kiến thức một cách chính xác về hiện tượng "Bão" cô Mai
Thanh Thu đã tổ chức cho trẻ quan sát videoclip "Bão" trên baboi (gió thổi
mạnh, rít lên từng cơn kèm theo mưa lớn, cây cối đỗ gãy ngổn ngang, nhà sập
đổ, bay ngói...). Và từ đó giáo dục trẻ khi có bão phải trú ẩn ở nơi an toàn, nghe
lời người lớn, không ra ngoài khi trời đang còn bão...

Hình ảnh: Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngoài trời


16


Kết quả đạt được: Khi ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức hoạt động
ngoài trời cho trẻ, trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động, kiến thức
cung cấp cho trẻ cụ thể, chính xác.
7. Phát động phong trào sưu tầm, sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho hoạt
động ngoài trời.
Để các trò chơi, câu đố dành cho hoạt động ngoài trời của trẻ phong phú,
đa dạng hơn nhằm thõa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu vui chơi cho trẻ ở hoạt
động ngoài trời Tôi đã xây dựng kế hoạch "Phát động phong trào sưu tầm, sáng
tác trò chơi, câu đố phục vụ cho hoạt động ngoài trời", phát động đến tất cả cán
bộ giáo viên trong trường. Sau khi phát động Tôi cùng với ban giám hiệu và tổ
chuyên môn lựa chọn ra những trò chơi, câu đố phù hợp và có hiệu quả. Tổ chức
họp chuyên môn triển khai một số trò chơi, câu đố. Hướng dẫn giáo viên nắm
được mục đích của mỗi trò chơi, câu đố và cách tổ chức đưa vào dạy trẻ.
Ví dụ: Một số câu đố như:
Mây đen bao phủ
Bay bay mái tóc bé thơ
Gió thổi ù ù
Mùa hè thổi mát buổi trưa bé nằm?
Đố biết hiện tượng gì?
(Gió)
(Dông)
Hoa gì ngủ suốt mùa đông
Xuân về hớn hở nhuộm màu hồng tươi?
(Hoa đào)
Một số trò chơi vận động:
Trò chơi: Đẩy gậy ( Chủ đề bản thân)

- Mục đích: Rèn luyện sức khỏe và khả năng vận động bền bỉ cho trẻ
- Chuẩn bị: 5 cây gậy tre được trang trí đẹp
- Luật chơi: Người và đầu gậy của ai ra khỏi vòng thì đó là người thua
cuộc.
- Cách chơi: Hai trẻ một nhóm, tư thế chuẩn bị mỗi trẻ cầm một đầu gậy
đặt ở một vòng tròn chân trước chân sau, khi có hiệu lệnh "bắt đầu" thì dùng hết
sức lực đẩy gậy về phía người kia, nếu người và đầu gậy của ai bị đẩy ra khỏi
vòng thì người ấy thua cuộc.
Trò chơi: Sóc con (Chủ đề thế giới động vật)
- Mục đích: Rèn luyện phản xạ và sự nhanh nhẹn cho trẻ
- Chuẩn bị: Cô dùng phấn vẽ một cây to tán lá rộng ở sân chơi, mũ sóc
theo số trẻ trong lớp, 1 mũ hổ.
- Luật chơi: Ai bị hổ bắt phải lặc lò cò một vòng quanh ngọn cây.
- Cách chơi: Một trẻ giả làm hổ đội mũ hổ, các trẻ còn lại đội mũ sóc làm
những chú sóc nhảy nhót đi chơi trong rừng. Khi nghe tiếng "hừm!hừm" các chú

17


sóc phải nhảy thật nhanh lên ngọn cây nếu không sẽ bị hổ bắt. Và bị phạt theo
luật.
Trên đây chỉ là một số câu đố và trò chơi mà Tôi cùng với ban giám hiệu
nhà trường và tổ chuyên môn lựa chọn sau khi "Phát động phong trào sưu tầm,
sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho hoạt động ngoài trời". Còn rất nhiều các
câu đố và trò chơi khác nữa.
Kết quả đạt được: Sau khi "Phát động phong trào sưu tầm, sáng tác trò
chơi, câu đố phục vụ cho hoạt động ngoài trời" Tôi cùng với ban giám hiệu nhà
trường và tổ chuyên môn đã chọn được 17 trò chơi vận động, 15 câu đố đưa vào
dạy trẻ khi tổ chức hoạt động ngoài trời.
IV. Kiểm nghiệm

Sau gần một năm nghiên cứu và làm sáng kiến chất lượng tổ chức hoạt
động ngoài trời của giáo viên và học sinh trường tôi nâng cao rõ rệt. Giáo viên
nắm vững kiến thức, tổ chức linh hoạt các phương pháp, trẻ tự tin hơn, hoạt
động tích cực hơn trong các buổi hoạt động ngoài trời mà cô tổ chức.
*Kết quả trên giáo viên sau khi làm sáng kiến:
Giáo viên chưa thường
Tổng số giáo
Giáo viên tổ chức hoạt động
xuyên tổ chức hoạt động
viên Mẫu giáo
ngoài trời thường xuyên
ngoài trời
Số giáo viên
%
Số giáo viên
%
8
8
100%
0
0

* Kết quả trên trẻ sau khi làm sáng kiến:
STT
Nội dung khảo sát
Tổng số
Trẻ tích cực
trẻ khảo
Số trẻ
%

sát
1 - Trẻ tích cực tham gia hoạt
136
136
100
động quan sát có mục đích.
2 - Trẻ tích cực tham gia chơi
136
136
100
trò chơi vận động.
3 - Trẻ tích cực tham gia các
136
136
100
trò chơi tự do.

Trẻ chưa tích
cực
Số trẻ
%
0
0
0

0

0

0


Như vậy sau khi Tôi đưa ra các biện pháp và áp dụng vào công tác chỉ đạo
giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngoài trời trong quá trình làm sáng kiến, Tôi đã
nhận được một kết quả đáng mừng. Giáo viên thường xuyên tổ chức hoạt động

18


ngoài trời tăng 4 giáo viên, tỉ lệ tăng 50% , đạt 100%. Trẻ tham gia hoạt động
quan sát có mục đích: trẻ đạt tăng 69 cháu, tăng tỉ lệ 50.7%, đạt 100%. Trẻ tham
gia chơi trò chơi vận động: Trẻ đạt tăng 71 cháu, tăng tỉ lệ 52.2%, đạt 100%. Trẻ
tham gia các trò chơi tự do: Trẻ đạt tăng 70 cháu, tăng tỉ lệ 51.2%, đạt 100%.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận:
Là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn sau gần một năm nghiên cứu,
tìm tòi làm sáng kiến tôi đã đạt được một kết quả khá cao trong công tác chỉ đạo
nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo tại Trường
mầm non Nga Mỹ và đã rút ra được kết luận sau:
Để giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngoài trời và trẻ hoạt động tích
cực, bộc lộ hết khả năng nhằm thõa màn nhu cầu tìm hiểu, nhu cầu khám phá,
nhu cầu vui chơi của trẻ trong hoạt động ngoài trời thì cán bộ quản lý chúng ta
cần:
- Bồi dưỡng một số kiến thức cần thiết về sự vật hiện tượng và cách tổ
chức tốt các trò chơi ngoài trời cho giáo viên.
- Xây dựng lịch thời gian hoạt động ngoài trời cho các nhóm lớp để tránh
tình trạng trẻ ra sân ồ ạt, giáo viên không quản được trẻ lớp mình và tránh tình
trạng trẻ mất tập trung. Từ đó nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời.
- Để trẻ hoạt động tích cực trong giờ hoạt ngoài trời thì chúng ta phải xây
dựng môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời trong đó có môi trường tự nhiên và
môi trường vật chất. Môi trường phải đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần

cho trẻ.
- Chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoài trời theo phương pháp giáo dục "lấy trẻ
làm trung tâm". Mọi hoạt động hướng vào trẻ, luôn động viên khuyến khích trẻ,
tạo mọi cơ hội để trẻ được tìm tòi khám phá, được trải nghiệm, được giao tiếp,
suy ngẫm, trao đổi. Đó là cách tốt nhất để trẻ lĩnh hội tri thức và tích lũy tri thức.
- Tổ chức cho trẻ đi dạo chơi tham quan để trẻ được tìm hiểu về các địa
danh, phong cảnh của quê hương, nghề truyền thống của quê hương. Từ đó khêu
gợi lòng yêu quê hương đất nước của trẻ. Thõa mẫn nhu cầu tìm hiểu, khám phá
của trẻ.
- Chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động
ngoài trời cho trẻ.
- Phát động phong trào sưu tầm sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho hoạt
động ngoài trời nhằm tạo sự mới mẻ và thõa mãn nhu cầu hoạt động, vui chơi
của trẻ.
Việc áp dụng các biện pháp trên giúp cho chất lượng tổ chức hoạt động
ngoài trời của giáo viên trường Tôi đạt hiệu quả cao. Trẻ lĩnh hội tri thức một
cách nhanh nhất, chính xác nhất và hiệu quả nhất. Từ đó tạo tiền đề và đặt nền
19


móng vững chắc cho sự phát triển con người của thời đại mới đó thời đại của
nền văn minh trí tuệ, thời đại của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
II. Ý kiến đề xuất:
- Đề nghị với phòng giáo dục đưa nội dung hoạt động ngoài trời vào các
kỳ thi giáo viên giỏi huyện, để cán bộ giáo viên được trao dồi kiến thức và nâng
cao kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài trời.
Trên đây là sáng kiến "Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tổ
chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo tại trường mầm non Nga Mỹ”. Để
sáng kiến đạt hiệu quả cao hơn, hoàn thiện hơn Tôi rất mong nhận được sự góp
ý, xây dựng của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nga Sơn, ngày 12 tháng 04

năm

2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người làm sáng kiến

Lê Thị Vân Hà

20



×