Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Quản lý dự án đầu tư tại công ty viễn thông quốc tế (VNPT i)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ QUANG TRUNG

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG
QUỐC TẾ (VNPT-I)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------LÊ QUANG TRUNG

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ (VNPT-I)
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH THỊ HOA MAI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. TRỊNH THỊ HOA MAI

PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn
được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng
tin cậy.


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô trƣờng Đại
học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i , đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ
trong quá trình ho ̣c tâ ̣p để tôi hoàn thành chƣơng trình cao học và viết
luận văn này.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai đã
dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn toàn thể các cán bộ thuộc các Phòng ban chức năng và
các đơn vị thuộc Công ty Viễn thông Quốc tế đã nhiệt tình giúp đỡ công
tác thu thập và xử lý dữ liệu của tác giả phục vụ quá trình viết và hoàn
thiện luận văn.

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn
thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận đƣợc những đóng góp tận tình của Quý thầy cô và các bạn quan tâm.


MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt............................................................................... i
Danh mục bảng............................................................................................. i
Danh mục hình ............................................................................................ ii
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CƢ́U VÀ NHƢ̃ NG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CỦA
DOANH NGHIỆP ....................................................................................... 5
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................... 5

1.1.1.Khái quát tình hình nghiên cứu .......................................................... 5
1.1.2.Kết luận .............................................................................................. 8
1.2.

Những vấn đề chung về dự án đầu tƣ ............................................... 9

1.2.1.Khái niệm dự án đầu tƣ ...................................................................... 9
1.2.2.Phân loại dự án đầu tƣ ...................................................................... 10
1.2.3.Vai trò dự án đầu tƣ trong Doanh nghiệp ........................................ 11
1.2.4.Các giai đoạn hình thành và phát triển của Dự án đầu tƣ ................ 12
1.2.4.1.Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ gồm các bƣớc:..................................... 12
1.2.4.2.Giai đoạn thực hiện đầu tƣ: ........................................................... 25
1.2.4.3.Giai đoạn vận hành đi vào hoạt động, đánh giá kết thúc dự án .... 25

1.3.Quản lý dự án đầu tƣ của Doanh nghiệp ............................................. 27
1.3.1.Khái niệm quản lý dự án .................................................................. 27
1.3.2.Nội dung quản lý dự án .................................................................... 28
1.3.3Tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án ...................................................... 39
1.3.4Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý dự án đầu tƣ của


Doanh nghiệp ............................................................................................ 42
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN
VĂN .......................................................................................................... 48
2.1.Phƣơng pháp luận ................................................................................ 48
2.2.Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ................................................... 48
2.2.1.Phƣơng pháp kế thừa, khảo cứu tƣ liệu, số liệu thứ cấp .................. 48
2.2.2.Phƣơng pháp quan sát: ..................................................................... 49
2.2.3.Phƣơng pháp phân tích ..................................................................... 49
2.2.4.Phƣơng pháp tổng hợp ..................................................................... 50
2.2.5.Phƣơng pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu ........................ 51
2.3.Thiết kế quy trình viết luận văn .......................................................... 51
2.3.1.Viết đề cƣơng ................................................................................... 51
2.3.2.Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu thu thập đƣợc .............................. 51
2.3.3.Tiến hành hoàn thiện luận văn ......................................................... 52
CHƢƠNG 3:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
TẠI
CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ ..................................................... 53
3.1.Khái quát về Công ty Viễn thông Quốc tế .......................................... 53
3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển: .................................................. 53
3.1.2.Ngành nghề kinh doanh và phạm vi hoạt động: .............................. 53
3.1.3.Khái quát về các dự án đầu tƣ của Công ty Viễn thông Quốc tế ..... 54
3.2.Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ tại Công ty Viễn thông Quốc
tế ................................................................................................................ 54

3.2.1.Bộ máy tổ chức quản lý dự án ......................................................... 54
3.2.2.Quy trình quản lý dự án tại Công ty Viễn thông Quốc tế. ............... 55


3.2.3Nội dung quản lý giám sát dự án tại Công ty VNPT-I ..................... 58
3.3.Đánh giá chung về công tác quản lý dự án tại Công ty Viễn thông
Quốc tế ...................................................................................................... 71
3.3.1Kết quả đạt đƣợc ............................................................................... 71
3.3.2Hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 77
CHƢƠNG 4 ĐINH
̣ HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIÊN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ .... 82
4.1.Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Công ty ............... 82
4.1.1.Các mục tiêu phát triển chung của VNPT-I ..................................... 82
4.1.2.Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Công ty ............ 82
4.2.Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lýdự án tại Công ty Viễn
thông Quốc tế. ........................................................................................... 83
4.2.1.Nâng cao năng lực, trình độ và trách nhiệm của các cán bộ tham gia
vào công tác quản lý dự án. ....................................................................... 83
4.2.2.Nâng cao chất lƣợng thu thập và xử lý thông tin, số liệu: ............... 86
4.2.3.Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác quản lý dự án: ............ 87
4.2.4.Tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ giữa các cán bộ, bộ phận chuyên
môn, hoàn thiện quy trình triển khai dự án. .............................................. 89
4.3.Một số kiến nghị.................................................................................. 91
4.3.1.Kiến nghị với Nhà nƣớc ................................................................... 91
4.3.2.Kiến nghị đối với Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông ......................... 91
KẾT LUẬN ............................................................................................... 93
PHỤ LỤC .................................................................................................... 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BQLDA

Ban quản lý dự án

2

BCKTKT

Báo cáo kinh tế kỹ thuật

3

DA

Dự án

4

DAĐT


Dự án đầu tƣ

5

ĐTPT

Đầu tƣ phát triển

6

ĐTXD

Đầu tƣ xây dựng

7

HSMT

Hồ sơ mời thầu

8

QLDA

Quản lý dự án

9

TCKTTK


Tài chính kế toán thống kê

10

TMĐT

Tổng mức đầu tƣ

11

VNPT

Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam
DANH MỤC BẢNG

ST
T

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3


Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5
6

Bảng 3.5

Nội dung
Công tác đầu tư và lập dự án tại Công
ty VNPT-I giai đoạn 2013-2015
Tổng hợp kết quả đấu thầu các dự án
theo hình thức đấu thầu từ năm 20132015
Danh mục dự án chậm tiến độ giai
đoạn 2013-2015
Kết quả giải ngân vốn công ty VNPT-I
năm 2013
Kết quả giải ngân vốn công ty VNPT-I
năm 2014

Bảng 3.6 Kết quả giải ngân vốn công ty VNPT-I
i

Trang

67
70

73
75
76
77


năm 2015
7

Bảng 3.7 Tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành
giai đoạn 2013-2015

78

DANH MỤC HÌNH
STT
1

Hình

Nội dung

Hình 3.1 Quy trình tổ chức triển khai dự án tại
Công ty viễn thông Quốc tế

ii

Trang
66



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu tƣ là hoạt động chính quyết dịnh hoạt động tăng trƣởng và phát triển
của Doanh nghiệp, trong đó công tác Quản lý dự án đầu tƣ là khâu then chốt
đảm bảo hiệu quả đầu tƣ. Vì vậy để đảm bảo hoạt động đầu tƣ có hiệu quả thì
việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ trong các Doanh nghiệp ngày
càng chú trọng và có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Kể từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập đến nay, đặc biệt là từ thời điểm
trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế Giới (WTO) vào
ngày 07/11/2006 các doanh nghiệp của Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ
và gay gắt với chính các doanh nghiệp trong nƣớc và các doanh nghiệp nƣớc
ngoài. Các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh
lĩnh vực viễn thông quốc tế cũng không nằm ngoài sự ảnh hƣởng của tiến
trình hội nhập này. Khi sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng mạnh
mẽ, vòng đời công nghệ ngày càng ngắn thì các doanh nghiệp cung cấp hạ
tầng viễn thông thƣờng xuyên phải đầu tƣ, thay đổi công nghệ cho phù hợp
với xu thế mới để nâng cao sức cạnh tranh. Trƣớc đây, trên thị trƣờng, duy
nhất Tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt nam (VNPT) đƣợc phép kinh doanh
dịch vụ viễn thông đặc biệt Viễn thông quốc tế thì nay xuất hiện nhiều đối thủ
cạnh tranh trong thị trƣờng này nhƣ: Viettel, Sphone, FPT… Trƣớc tình hình
đó thì các Doanh nghiệp viễn thông phải có những chính sách kinh doanh,
đầu tƣ hợp lý để cạnh tranh đƣợc với các đối thủ. Tuy nhiên một thực tế hiện
nay tại Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam nói chung và tại các đơn vị
thành viên nói riêng mà điển hình là tại Công ty Viễn thông quốc tế đó là việc
quản trị các dự án đầu tƣ đang gặp nhiều bất cập, không hiệu quả nhƣ đầu tƣ
tràn lan, lãng phí, thời gian đầu tƣ thƣờng bị kéo dài hay nhiều dự án bị thay
đổi quy mô, tăng tổng mức đầu tƣ và thậm chí lãng phí không hiệu quả. Do

1



đó vấn đề quản lý dự án đảm bảo hiệu quả là điều mà các doanh nghiệp viễn
thông cần ƣu tiên hàng đầu trong chiến lƣợc kinh doanh của mình. Có thể đƣa
ra một vài minh chứng để thấy có nhiều dự án của các doanh nhiệp viễn thông
đã đi vào hoạt động nhƣng không mạng lại hiệu quả do việc quản trị dự án
kém nhƣ mạng di động sử dụng công nghệ CDMA của S-phone, hay điện
thoại cố định không dây G-phone của VNPT – Hà nội … đều không thành
công, thậm chí thua lỗ lớn. Lý do chủ yếu là do quản lý các dự án kém,
không hiệu quả, nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Do vậy để đảm bảo một
dự án thực sự sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cần phải quản
lý dự án một cách hiệu quả.
Công ty viễn thông quốc tế (VNPT-I)- đơn vị thành viên của Tập đoàn
Bƣu chính viễn thông Việt Nam với chức năng kinh doanh các dịch vụ viễn
thông đi quốc tế cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác lập, tính toán hiệu
quả đầu tƣ và thẩm định tài chính các dự án đầu tƣ. Trƣớc đây do Tập đoàn
VNPT đƣợc chính phủ bảo hộ, việc kinh doanh theo cơ chế bao cấp, độc
quyền, “một ngƣời bán vạn ngƣời mua”, khách hàng cần doanh nghiệp chứ
doanh nghiệp không cần khách hàng. Chính vì vậy cứ đầu tƣ là sẽ có lãi,
không có cạnh tranh, khách hàng không có sự lựa chọn khác. Dẫn tới việc đầu
tƣ tràn lan, dự án cứ xây dựng là đƣợc phê duyệt và việc quản trị dự án chỉ là
hình thức.
Nhƣng từ năm 2003 đến nay môi trƣờng kinh doanh thay đổi : Nhà nƣớc xoá
bỏ độc quyền, xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trƣờng này. Chính
vì vậy, khi Tập đoàn nói chung và bản thân Công ty VNPT-I lập dự án buộc
phải tính hiệu quả đầu tƣ và chỉ phê duyệt những dự án sau khi đã thẩm định
thấy hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy một số dự án của Công ty đi vào
hoạt động chƣa thực sự hiệu quả. Lý do chủ yếu là do chất lƣợng quản lý dự
án còn thấp hoặc chƣa đạt so với yêu cầu


2


Qua quá trình làm việc và công tác tại Công ty Viễn thông Quốc tế tôi
nhận thấy Công tác quản lý dự án bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc cũng
còn nhiều tồn tại hạn chế. Những hạn chế là nguyên nhân chính làm cho hiệu
quả đầu tƣ các dự án của Công ty đem lại chƣa cao. Xuất phát từ thực tế trên,
tôi đã chọn đề tài: “ Quản lý dự án đầu tƣ tại Công ty Viễn thông Quốc tế
(VNPT-I)”.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn tập trung trả lời câu hỏi: Cẩn phải làm gì (cần có những giải
pháp gì?) để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ tại Công ty Viễn thông
Quốc tế trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và đƣa ra các vấn đề lý luận cơ bản về công tác

quản lý dự án trong hoạt động đầu tƣ của Doanh nghiệp, đồng thời từ kết quả
đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý dự án tại Công ty Viễn thông
Quốc tế (VNPT-I). Đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dự án tại
Công ty VNPT-I.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án

trong hoạt động đầu tƣ của Doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án tại Công ty Viễn thông

Quốc tế (VNPT-I).
Phân tích các nhân tố chủ quan và khách quan, hạn chế và nguyên nhân
trong công tác quản lý dự án ảnh hƣởng đến công tác quản lý dự án tại Công
ty VNPT-I.

3


Đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Công ty
VNPT-I .
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Công tác quản lý dự án của Công ty Viễn thông Quốc tế giai đoạn

2013-2015, qua đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án
tại Công ty.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài đi sâu vào phân tích một cách có hệ thống về công tác quản lý dự

án của Công ty Viễn thông Quốc tế giai đoạn 2013-2015.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo
và phần Phụ lục, luận văn gồm có 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận
chung về quản lý dự án đầu tƣ của doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn

Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý dự án tại Công ty Viễn thông
Quốc tế.
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án
tại Công ty Viễn thông Quốc tế.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CƢ́U VÀ NHƢ̃ NG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đầu tƣ là một trong những hoạt động thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát
triển của Doanh nghiệp. Để đảm bảo đầu tƣ có hiệu quả thì công tác then chốt
cần đƣợc trú trọng là nâng cao hiệu quả quản lý đầu tƣ dự án. Để đảm bảo
đƣợc điều này đỏi hỏi phải quản lý tốt quá trình đầu tƣ bao gồm tất cả các giai
đoạn từ nghiên cứu cơ hội đầu tƣ đến giai đoạn vận hành khai thác kết quả
đầu tƣ. Ở nƣớc ta trong những năm gần đây, vấn đề quản lý dự án trở thành
đối tƣợng nghiên cứu phổ biến với những phạm vi nghiên cứu khác nhau dƣới
cấp độ: luận văn thạc sĩ, luạn án tiến sĩ, các công trình nghiên cứu của cac sở,
ban ngành…
1.1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu

Liên quan đến đề tài luận văn có một số công trình tiêu biểu sau:
- Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh doanh “Hoàn thiện công tác quản lý dự
án đầu tƣ tại tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5” của Phạm Hữu
Vinh (2011), Trƣờng Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống hóa mang tính
lý luận cơ bản về dự án đầu tƣ, quản lý dự án đầu tƣ, phân tích và đánh giá

toàn diện thực trạng trên của công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng ở Tổng
Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 giai đoạn 2005-2010. Thông qua
đó đƣa ra những kết quả đã đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế trong công tác này ở Tổng Công ty để từ đó có những giải
pháp hoàn thiện hơn nữa.
 Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh doanh “Quản lý dự án đầu tƣ xây
dựng công trình thủy lợi tại ban quản lý đầu tƣ xây dựng thủy lợi 1 – Bộ

5


Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn” của Nguyễn Văn Sênh (2011), Trƣờng
Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội.
 Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh doanh “Hoàn thiện hệ thống quản lý
các dự án đầu tƣ xây dựng trong Bộ Tổng tham mƣu - Bộ Quốc phòng (2012)
tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng cơ
bản, phân tích những nguyên nhân thục hiện công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản
không hiệu quả, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý
các đầu tƣ xây dựng cơ bản trong Bộ Tổng tham mƣu - Bộ Quốc phòng.
 Hoàng Đỗ Quyên (2008), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Đại học Kinh tế
quốc dân), “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ tại Ban quản lý dự án
Công trình điện Miền Bắc” Đề tài đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản lý
dự án đầu tƣ tại Ban quản lý dự án Công trình điện Miền Bắc, đƣa ra những lý
luận cơ bản về quản lý dự án, phân tích thực trạng và đƣa ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Công trình điện
Miền Bắc. Đề tài tập trung chủ yếu vào việc công tác quản lý dự án trong giai
đoạn thực hiện dự án tại các dự án thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý dự
án.
 Trần Thị Hồng Vân (Đại học Kinh tế quốc dân -2005), luận văn thạc
sỹ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ của Đài tiếng nói Việt

Nam” . Đề tài đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ của
Đài tiếng nói Việt Nam, đã đƣa ra các cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp
hoàn thiện về công tác quản lý dự án tại Đài tiếng nói Việt Nam. Phạm vi và
đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là về công tác quản lý dự án đầu tƣ tại một
đơn vị sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc trong lĩnh vực Thông tin - Truyền
thông. Đề tài tập trung chủ yếu vào việc phân tích công tác quản lý dự án
trong giai đoạn thực hiện dự án tại các nhóm dự án do các đơn vị trực thuộc
của Đài tiếng nói Việt Nam làm Chủ đầu tƣ.

6


 Một số nghiên cứu phần lớn đề cập đến việc trình bày các kiến thức
chung nhất về tổ chức quản lý thực hiện dự án ĐTXD, các biện pháp pháp tổ
chức kỹ thuật thi công, quản lý chất lƣợng, kỹ thuật tại hiện trƣờng nhƣ các
tác giả: Nguyễn Văn Đăng (2005) “Quản lý dự án” và “Quản lý dự án xây
dựng”; Nguyễn Mạnh Hùng (2006), “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình”; Bùi Ngọc Toàn chủ biên (2006)“Tổ chức quản lý, thực hiện dự án xây
dựng công trình” ; Trịnh Quốc Thắng (2007), “Quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình” ; Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng đồng chủ biên, (2012)
“Quản lý dự án đầu tư xây dựng”...Tuy nhiên, do đề cập nhiều đến vấn đề
QLDA tại hiện trƣờng nên các tác giả tiếp cận quản lý chi phí theo cách thông
thƣờng tức là quản lý các chi phí tạo nên sản phẩm xây dựng, chƣa phân biệt
giữa quản lý chi phí và quản lý vốn ĐTXD, một nội dung quan trọng của quá
trình QLDA.
 Cùng vấn đề này, một số tác giả đã phân tích sâu hơn về một số nội
dung cụ thể trong quá trình QLDA nhƣ quá trình lựa chọn nhà thầu, quản lý
tiến độ, khối lƣợng, chất lƣợng, quản lý các chi phí, quản lý vật tƣ trang thiết
bị, quản lý nhân lực, quản lý thông tin của dự án nhƣ các nghiên cứu của: Bùi
Mạnh Hùng, Bùi Ngọc Toàn, Đào Tùng Bách, Trần Anh Tú đồng chủ biên

(2012), “Quản lý các nguồn lực của dự án đầu tƣ xây dựng công trình”;
PGS.TS Thái Bá Cẩn (2009), “Phân tích và quản lý dự án đầu tƣ”; Từ Quang
Phƣơng (2005), Giáo trình quản lý dự án đầu tƣ …Hầu hết các nội dung đƣợc
đề cập mang tính khái quát cho QLDA đầu tƣ xây dựng nói chung không
phân tích kỹ qui trình lập kế hoạch hàng năm, kế hoạch trung hạn, do đó khó
áp dụng trong thực tế với các đơn vị không chuyên ngành xây dựng, nhất là
đối với các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông.
 Một số tác giả khác đã nghiên cứu, phân tích và đi đến khẳng định:
Để quản lý tốt hoạt động ĐTXD nói chung phải nâng cao chất lƣợng QLDA

7


từ chuẩn bị đầu tƣ đến thực hiện dự án và khai thác sử dụng nhƣ nội dung
cuốn “Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình” của Nguyễn Mạnh Hùng
(2006) . Tác giả tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản của DAĐT, nội dung
QLDA, yêu cầu quản lý nhà nƣớc về ĐTXD. Nhƣng tác giả chỉ phân tích
dƣới dạng cụ thể hóa các văn bản qui phạm pháp luật, chƣa đƣa ra các kiến
nghị cụ thể và không đề cập nhiều đến vấn đề quản lý vốn và chi phí đầu tƣ
của dự án.
 Một số công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí nhƣ:GS.TS
Nguyễn Công Nghiệp (2010) “Bàn về hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN”,
tạp chí Tài chính số 5/547, đã phân tích đặc điểm của vốn đầu tƣ từ NSNN,
các tiêu chí đánh giá hiệu quả vốn đầu theo hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội; GS.TSKH Tào Hữu Phùng (2004) “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư XDCB” tạp chí Tài chính số 6/440, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tƣ XDCB, trong đó đề xuất các biện pháp giải quyết vấn
đề nợ đọng trong XDCB; PGS.TS Nguyễn Đình Tài, Lê Thanh Tú (2010)
“Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam”Tạp chí Tài chính số 4/546 đề
cập đến vấn đề phân cấp quản lý đầu tƣ công theo hƣớng Trung ƣơng quyết

định định hƣớng qui hoạch, đầu tƣ dứt điểm, không dàn trải, chỉ đầu tƣ dự án
trong qui hoạch đƣợc duyệt. Mặc dù các tác giả nghiên cứu và đƣa ra các giải
pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ nhƣng do tiếp cận vấn đề mang tính vĩ mô,
theo góc nhìn của cơ quản lý hay cơ quan cấp kinh phí, nên chƣa nêu rõ đƣợc
các bƣớc quản lý vốn trong chu trình QLDA ở từng giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ,
thực hiện đầu tƣ và quyết toán dự án hoàn thành cũng nhƣ mối quan hệ giữa
quản lý vốn với QLCL, quản lý tiến độ.
1.1.2. Kết luận

Các đề tài trên đã nghiên cứu về Quản lý dự án đầu tƣ thƣờng tập trung
vào kỹ thuật phân tích đánh giá lợi ích và chi phí phục vụ cho mục đích tối

8


đa hoá lợi nhuận (tối đa hoá lãi cổ tức cho các cổ đông) hoặc tiến hành phân
tích đánh giá lợi ích và chi phí đối với dự án. Một số các công trình (luận văn
thạc sĩ) xem xét công tác thẩm định tài chính trong các ngân hàng thƣơng mại
ở Việt nam trong đó chú trọng nhiều đến kỹ thuật nghiệp vụ mà các ngân
hàng áp dụng để đáp ứng khả năng vay đƣợc vốn theo xu thế hơn là việc phân
tích thực chất hiệu dụng của Dự án. Nghiên cứu và thiết kế quy trình nâng cao
công tác Quản lý dự án đầu tƣ đáp ứng cho nhà quản lý có những quyết định
đúng đắn và kịp thời nắm bắt cơ hội đầu tƣ có hiệu quả, nâng cao khả năng
cạnh tranh, Quản lý từ khâu nghiên cứu, lập dự án, thực hiện đầu tƣ, vận hành
và kết thúc vòng đời dự án, đội ngũ cán bộ nhân lực thực hiện, phƣơng pháp,
quy trình thực hiện, vấn đề phân cấp quản lý đầu tƣ...
Trong qúa trình thực hiện luận văn của mình tác giả đã kế thừa, học tập
những ƣu việt của các công trình nghiên cứu trƣớc đó để hoàn thành luận văn
của mình đƣợc tốt nhất.
Tuy nhiên qua quá trình làm việc và công tác tại Công ty Viễn thông

Quốc tế tôi nhận thấy chƣa có một đề tài, công trình nào phân tích, nghiên
cứu chuyên sâu về công tác quản lý dự án chỉ ra đƣợc những thành tựu đã đạt
đƣợc cũng nhƣ tồn tại hạn chế, hiệu quả đầu tƣ các dự án tại Công ty VNPTI. Do vậy đề tài “ Quản lý dự án đầu tƣ tại Công ty Viễn thông Quốc tế
(VNPT-I)” sẽ tập trung làm rõ công tác quản lý dự án tại Công ty Viễn thông
Quốc tế.
1.2. Những vấn đề chung về dự án đầu tƣ
1.2.1. Khái niệm dự án đầu tƣ

Cũng có rất nhiều cách định nghĩa về Dự án Đầu tƣ. Theo điểm 8, điều
3 Luật đầu tƣ số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 thì Dự án đầu tƣ là tập hợp
các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tƣ trên địa
bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Dự án đầu tƣ là cơ sở để cơ quan
9


Nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tƣ.
Nó là căn cứ để nhà đầu tƣ triển khai hoạt động đầu tƣ và đánh giá hiệu quả
của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục Chủ đầu tƣ.
Mỗi dự án đầu tƣ cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Một là tính pháp lý: Tất cả các đề xuất trong dự án đầu tƣ phải phù hợp
với luật pháp hiện hành. Đối với những dự án quốc tế phải phù hợp với thông
lệ, quy định và luật quốc tế.
Hai là tính khoa học: Các số liệu, dữ liệu phải có căn cứ, nguồn cung
cấp, các phƣơng pháp phân tích đánh giá phải có cơ sở khoa học. Trong
những trƣờng hợp cần thiết có thể tham khảo tƣ vấn của những cơ quan
chuyên môn trong quá trình lập, triển khai dự án.
Ba là tính hợp lý: Dự án đầu tƣ phải phù hợp với chủ trƣơng, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc, của vùng, địa phƣơng và của
ngành. Các phƣơng án lựa chọn phải phù hợp với truyền thống, phong tục tập
quán của dân cƣ.

Bốn là tính thực tiễn: Các nội dung của dự án phải đƣợc nghiên cứu,
xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tƣ.
Năm là tính hiệu quả: Dự án phải chứng minh đƣợc hiệu quả về mặt tài
chính hoặc kinh tế - xã hội thông qua các chỉ tiêu cụ thể. Bên cạnh đó cần xác
định, đánh giá mức độ rủi ro của dự án: các chỉ tiêu về an toàn đầu tƣ, khả
năng trả nợ, độ nhạy của dự án…
1.2.2. Phân loại dự án đầu tƣ

Có nhiều cách phân loại dự án đầu tƣ: Phân loại theo mục tiêu của dự
án, phân loại theo phạm vi, phân loại theo lĩnh vực hoạt động, phân loại theo
nguồn vốn, phân loại theo tính chất quy mô của dự án…

10


Thứ nhất: Phân theo lĩnh vực hoạt động: Nhóm các dự án đầu tƣ xây
dựng cơ sở hạ tầng; Nhóm các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản…
Thứ hai: Phân loại theo nguồn vốn và phương diện quản lý:Các dự án
sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc, các dự án đầu tƣ thuộc các nguồn vốn khác.
Thứ ba: Phân loại theo tính chất và quy mô của dự án (theo Nghị định
số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)- Dự án quan
trọng quốc gia với mức đầu tƣ theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc
hội): Các dự án nhóm A, các dự án nhóm B, các dự án nhóm C.
Thứ tư: Phân theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi
vốn đã bỏ ra: Dự án đầu tƣ ngắn hạn (nhƣ dự án đầu tƣ thƣơng mại, dự án
đầu tƣ dài hạn (các dự án đầu tƣ sản xuất, đầu tƣ phát triển khoa học kỹ thuật,
xây dựng cơ sở hạ tầng...).
Thứ năm: Phân theo nguồn vốn: dự án đầu tƣ có vốn huy động trong
nƣớc (vốn tích lũy của ngân sách, của Doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân

cƣ), dự án đầu tƣ có vốn huy động từ nƣớc ngoài (vốn đầu tƣ gián tiếp, vốn
đầu tƣ trực tiếp).
1.2.3. Vai trò dự án đầu tƣ trong Doanh nghiệp
1.2.3.1.

(i)

Đối với Chủ đầu tƣ
Dự án đầu tƣ là một căn cứ quan trọng nhất để nhà đầu tƣ quyết

định có nên tiến hành đầu tƣ dự án hay không.
(ii)

Dự án đầu tƣ là công cụ để tìm đối tác trong và ngoài nƣớc liên

doanh bỏ vốn đầu tƣ cho dự án.
(iii)

Dự án đầu tƣ là phƣơng tiện để Chủ đầu tƣ thuyết phục các tổ

chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nƣớc tài trợ hoặc cho vay vốn.
(iv)

Dự án đầu tƣ là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tƣ,

theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện dự án.

11



(v)

Dự án đầu tƣ là căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá và có

điều chỉnh kịp thời những tồn tại, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện và
khai thác công trình.
(vi)

Dự án đầu tƣ là căn cứ quan trọng để soạn thảo hợp đồng liên

doanh cũng nhƣ để giải quyết các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác
trong quá trình thực hiện dự án.
1.2.3.2.

Đối với nhà tài trợ (các ngân hàng thƣơng mại)

Dự án đầu tƣ là căn cứ quan trọng để các cơ quan này xem xét tính khả
thi của dự án, từ đó sẽ đƣa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không
và nếu tài trợ thì tài trợ đến mức độ nào để đảm bảo rủi ro ít nhất cho nhà tài
trợ.
1.2.3.3.

(i)

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc
Dự án đầu tƣ là tài liệu quan trọng để các cấp có thẩm quyền xét

duyệt, cấp giấy phép đầu tƣ.
(ii)


Dự án đầu tƣ là căn cứ pháp lý để toà án xem xét, giải quyết khi

có sự tranh chấp giữa các bên tham gia đầu tƣ trong quá trình thực hiện dự án
sau này.
1.2.4. Các giai đoạn hình thành và phát triển của Dự án đầu tƣ

Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tƣ phải trải qua các
giai đoạn và các giai đoạn này gọi là chu kỳ của dự án: giai đoạn chuẩn bị đầu
tƣ, giai đoạn thực hiện đầu tƣ và giai đoạn vận hành, đánh giá và kết thúc dự
án.
1.2.4.1.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ gồm các bƣớc:
Lập nghiên cứu tiền khả thi và khả thi

Mục đích việc lập Báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, Luận chứng
kinh tế kỹ thuật hay Báo cáo kinh tế kỹ thuật nhằm giúp Chủ đầu tƣ lựa chọn

12


đƣợc phƣơng án đầu tƣ tốt nhất; đảm bảo lợi ích kinh tế xã hội mà công trình
đầu tƣ có thể mang lại. Tiến hành công việc này phải căn cứ vào chiến lƣợc
phát triển kinh tế xã hội của Nhà nƣớc, quy hoạch phát triển ngành và địa
phƣơng, phù hợp với luật pháp và các chính sách hiện hành; góp phần khai
thác có hiệu quả tiềm lực của đất nƣớc, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân.
a. Đối với Báo cáo tiền khả thi:
(i)


Khái niệm: Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin

một cách tổng quát về dự án. Qua đó Chủ đầu tƣ có thể đánh giá sơ bộ tính
khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phƣơng án đầu tƣ thích hợp nhất cho
dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi .
(ii)

Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm : Định hƣớng đầu tƣ,

điều kiện thuận lợi và khó khăn; Qui mô dự án và hình thức đầu tƣ; Khu vực
và địa điểm đầu tƣ ( dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hƣởng
môi trƣờng, xã hội, tái định cƣ ,nhân công .....) đƣợc phân tích, đánh giá cụ
thể; Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ,kỹ thuật và điều kiện
cung cấp các vật tƣ, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở; Lựa chọn các
phƣơng án xây dựng; Xác định sơ bộ tổng mức đầu tƣ, phƣơng án huy động
vồn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi; Có các đánh giá về hiệu
quả đầu tƣ về mặt kinh tế - xã hội của dự án; Thành phần, cơ cấu của dự án:
tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục;
Trong trƣờng hợp Báo cáo tiền khả thi phải đƣợc phê duyệt theo qui
định của pháp luật thì sau khi đựơc phê duyệt nhà đầu tƣ có thể bắt tay vào
xây dƣng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hƣớng đã lựa chọn trong báo cáo
tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.
b. Đối với Báo cáo khả thi:

13


(i)

Khái niệm: Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân


tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phƣơng án đã
đƣợc Chủ đầu tƣ lựa chọn. Và nhƣ đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan
có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tƣ.
(ii)

Nội dung của Báo cáo khả thi : Các căn cứ để xác định sự cần

thiết phải đầu tƣ; Mục tiêu đầu tƣ; Địa điểm đầu tƣ; Qui mô dự án; Vốn đầu
tƣ; Thời gian , tiến độ thực hiện dự án; Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng,
công nghệ, môi trƣờng; Phƣơng án sử dụng lao động, quản lý, khai thác dự
án; Các hình thức quản lý dự án; Hiệu quả đầu tƣ; Xác định các mốc thời gian
chính thực hiện dự án; Tính chất tham gia ,mối quan hệ cũng nhƣ trách nhiệm
của các cơ quan liên quan .
Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu
cầu cơ bản như:
-

Tính hợp pháp, tính hợp lí, tính khả thi, tính hiệu quả, tính tối

-

Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao, do vậy một sự

ƣu...

chú ý dành cho các Chủ đầu tƣ trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ
của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức và các chuyên gia từng tham gia
thẩm định các dự án. Đặc biệt, nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay nên mời cả
ngƣời cho vay ( tổ chức tín dụng, các nhà đầu tƣ ...) tham gia ngay từ khâu

lập dự án.
Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật
(i)

Khái niệm: Luận chứng kinh tế kỹ thuật là văn bản giải trình các

căn cứ về mặt kinh tế và kĩ thuật cho việc đầu tƣ xây dựng một công trình.
Các căn cứ kinh tế và kĩ thuật phải lập trên cơ sở điều tra, khảo sát, thống kê
và phân tích khách quan, bảo đảm sự chính xác của phƣơng án đầu tƣ cho

14


công trình.
(ii)

Luận chứng kinh tế kỹ thuật phải gồm các phần: Sự cần thiết đầu

tƣ; Hình thức đầu tƣ; Địa điểm công trình; Các giải pháp công nghệ; Thiết bị
và tổ chức sản xuất đƣợc sử dụng; Các điều kiện bảo đảm sản xuất, giải pháp
xây dựng và kinh tế xây dựng; Kết luận và đề nghị.
Luận chứng kinh tế kỹ thuật là do Chủ đầu tƣ lập để trình cấp trên xét
duyệt. Công trình quốc gia do Chính phủ xét duyệt. Công trình bắt đầu đầu tƣ
khi Luận chứng kinh tế kỹ thuật đƣợc duyệt. Luận chứng kinh tế kỹ thuật là
văn bản cuối cùng và quan trọng nhất của giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ. Căn cứ
ghi trong Luận chứng kinh tế kỹ thuật giúp ngƣời xét duyệt khẳng định hoặc
phủ định chủ trƣơng đầu tƣ, số vốn cần đầu tƣ và hiệu quả đầu tƣ.
Tìm kiếm nguồn tài trợ dự án
Là việc Chủ đầu tƣ xem xét các nguồn tài trợ cho dự án dựa trên nhu
cầu vốn đầu tƣ của dự án nhằm đảm bảo khả năng cung cấp vốn về quy mô và

thời gian (tiến độ giải ngân).
Thẩm định tính khả thi của dự án
Một dự án muốn đƣợc đầu tƣ hoặc đƣợc tài trợ vốn thì dự án đó phải
đảm bảo đƣợc các yêu cầu: tính hợp lý của dự án, tính hiệu quả của dự án và
tính khả thi của dự án.
Thẩm định khả thi của dự án là một quá trình kiểm tra đánh giá nội
dung dự án một cách độc lập tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm
định tính khả thi của dự án có tính chất quyết định, là cơ sở để Chủ đầu tƣ ra
quyết định dự án có đƣợc chấp thuận đầu tƣ hay không. Thẩm định tính khả
thi của dự án đƣa ra một cái nhìn tổng quát về các khía cạnh của dự án, đánh
giá giá trị mà dự án mang lại cho Chủ đầu tƣ, cho xã hội. Ngoài ra việc thẩm
định tính khả thi của dự án còn cho ta thấy hoạt động của dự án có làm nguy

15


hại, ảnh hƣởng đến môi trƣờng không và nếu có thì biện pháp khắc phục là gì,
lợi ích mà dự án đƣợc tạo ra nhƣ thế nào cả về lợi ích tài chính, kinh tế, lợi
íchvề hiệu quả kinh tế xã hội tức là nó cho thấy tính hợp lý và tính hiệu quả.
Trên cơ sở thẩm định tính khả thi của dự án, cơ quan thẩm định sẽ ra quyết
định tiếp tục hay hủy bỏ dự án.
Nội dung thẩm định dự án, bao gồm: Thẩm định khía cạnh thể chế - tổ
chức – quản lý dự án; Thẩm định khía cạnh thị trƣờng dự án; Thẩm định khía
cạnh công nghệ - kỹ thuật của dự án; Thẩm định tài chính dự án; Thẩm định
kinh tế dự án; Thẩm định tác động môi trƣờng và xã hội của dự án.
Phân tích và thẩm định tài chính dự án
Đây là nội dung quan trọng nhất quyết định dự án có đủ điều kiện tài
chính để thực hiện hay không.
(i)


Khái niệm và vai trò phân tích, thẩm định tài chính dự án:

Khái niệm: Phân tích, thẩm định tài chính dự án là rà soát, đánh giá một
cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của
nhà đầu tƣ, Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cá nhân.
Vai trò của phân tích, thẩm định tài chính dự án:
(i)

Cung cấp thông tin chủ yếu cần thiết để nhà đầu tƣ đƣa ra quyết

định có nên đầu tƣ hay không vì mục tiêu chủ yếu của các tổ chức, cá nhân
đầu tƣ là việc đầu tƣ vào dự án nào mang lợi nhuận thích đáng nhất.
(ii)

Phân tích, thẩm định tài chính dự án có vai trò quan trọng không

chỉ với nhà đầu tƣ mà còn với các cơ quan quyết định đầu tƣ và các nhà tài trợ
vốn cho dự án. Mỗi nhà đầu tƣ sẽ có những quan điểm, mục tiêu khác nhau
trong việc phân tích tài chính dự án.
(iii)

Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc, phân tích, thẩm định tài

chính dự án là căn cứ cơ sở để cơ quan xem xét cho phép đầu tƣ đối với các

16


×