Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận phân tích nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính, đánh giá việc cải cách hành chính ở nước ta trong giai đoạn vừa qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.96 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU


Vấn đề cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam vốn đã được bàn luận nhiều
trong suốt thời gian qua. Cải cách hành chính ở tất cả các ngành, các lĩnh vực
đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Bởi hệ thống các thủ tục hành chính thuộc
phạm vi chức năng quản lý của các cơ quan hành chính cịn đang có rất nhiều
những vấn đề bất cập xảy ra như việc các thủ tục hành chính cịn quá dườm rà,
đôi khi không cần thiết, kể cả việc thục tục này chồng chéo lên thủ tục khác.
Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà
nước về mọi mặt.


Để làm rõ hơn vấn đề trên em xin được chọn đề tài “phân tích nguyên tắc
xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính, đánh giá việc cải cách hành chính ở
nước ta trong giai đoạn vừa qua”.


Bài viết đã nêu lên được những thành quả trong cải cách thủ tục hành chính
mà nhà nước đã đạt được trong thời gian qua, qua đó chỉ ra được một số hạn
chế, bất cập trong cải cách thủ tục hành chính và các giải pháp nhằm thực hiện
có hiệu quả hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính. Tuy vậy, nhưng vẫn
cịn nhiều thiếu sót mong nhận được sự giúp đỡ của thầy (cô) để bài được hoàn
chỉnh hơn.


Em xin trân thành cảm ơn!


NỘI DUNG



I. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH


1.

Khái niệm thủ tục hành chính


Thủ tục hành chính là thủ tục tiến hành các hoạt động quản lí hành chính nhà
nước được thự hiện bởi chủ thể sử dụng quyền hành pháp.


2. Nguyên

tắc pháp chế


Nguyễn tắc pháp chế thể hiện trước hết là chỉ cơ quan nhà nước có thẩm
quyền mới có quyền quyết định ra thủ tục hành chính. Hiện nay, thẩm quyền quy
định thủ tục hành chính tập chung vào các cơ quan nhà nước ở trung ương. Đối
với một số quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của bộ, ngành trung
ương nhưng cần phải có quy định riêng để phù hợp với đặc điểm của một số địa
phương thì các bộ, ngành có văn bản ủy quyền cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương quy định. Các quy định này có sự thống nhất của bộ,
ngành quản lý về lĩnh vực đó và phải được cơng bố cơng khai như quy định thủ
tục hành chính của bộ, ngành. u cầu này nhằm xóa bỏ tình trạng có q nhiều
thủ tục hành chính được tạo ra vì lợi ích cục bộ ở địa phương, ngành gay phiền
hà cho cá nhân, tổ chức, thiếu sự thống nhất về thủ tục hành chính nói chung.

Ngun tắc pháp chế đòi hỏi sự thống nhất tương đối giữa các thủ tục hành
chính của những hoạt động quản lý tương tự nhau. Mặc dù thủ tục hành chính
hết sức đa dạng nhưng khơng vì thế mà phức tạp hóa thủ tục hành chính, các
hoạt động tương tự nên có thủ tục tiến hành tương tự nhau. Chẳng hạn, theo
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 thì thủ tục giải quyết khiếu nại
trong xử phạt vi phạm hành chính có nhiều điểm khác thủ tục giải quyết khiếu
nại nói chung được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo. Sự khác biệt này
không thực sự xuất phát từ những khác biệt của những hoạt động quản lí từ đó
phát sinh khiếu nại. Chính vì vậy, khi ban hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2002 Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc khiếu nại và giải
quyết khiếu nại trong xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo Luật khiếu nại,
tố cáo.


Thứ hai, chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền thực
hiện thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục trong phạm vi thẩm quyền do pháp
luật quy định. Xét dưới góc độ quyền lực, thực hiện thủ tực hành chính là hoạt
động sử dụng quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước trong mọi trương hợp
chỉ được sử dụng bởi những chủ thể do pháp luật quy định và nằm trong cơ cấu
quyền lực nhà nước nói chung. Mỗi chủ thể chỉ sủ dụng quyền lực trong giới
hạn nhất định. Tương ứng với giới hạnh thẩm quyền pháp luật trao cho, mỗi chủ
thể có những phương tiện và điều kiện nhất định đảm bảo cho việc thực hiện
thẩm quyền (điều kiện vật chất, nhân sự, bộ máy,…). Do đó, các thủ tục được
thự hiện khơng đúng thẩm quyền thì khơng những việc thực hiện thủ tục đó
khơng hợp pháp mà hiệu quả quản lí cũng bị ảnh hưởng.


Thứ ba, thủ tục hành chính được thực hiện đúng phap luật. Về mặt lý thuyết,
tấp cả cách thủ tục hành chính được pháp luật quy định đều là cần thiết và là quy
định hợp lý nhất để thực hiện các hoạt động quản lý trên thực tế. Hơn nữa, mỗi

thủ tục hanh chính được thực hiện nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, bởi
các chủ thể khác nhau, sự tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục hành chính tạo nên
tính khoa học, đồng bộ, thống nhất trong quản lý hành chính nhà nước. Ngay cả
khi các thủ tục hành chính đã trở nên khơng cịn phù hợp do nhận thức về quản
lý hay thực tiễn về quản lý thay đổi thì các chủ thể thực hiện thủ tục cũng không
được tùy tiện thay đổi hoặc bỏ qua. Một thủ tục hành chính cụ thể chỉ mất giá trị
pháp lý khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ.


3. Nguyên

tắc khách quan


Nguyên tắc này thể hiện trước hết ở việc định ra thủ tục hành chính phải
xuất phát từ như cầu khách quan của hoạt động quản lí nhằm đưa ra quy trình
hợp lí, thuận tiện nhất, mạng lại kết quả cao nhất cho quản lí. Những hoạt động
quản lý phức tạp, có ý nghĩa quan trọng. Tác động trực tiếp đên quyền và lợi ích
chính đáng của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, các nhân mà những sai sót nhỏ
cũng có thể gây hậu quả bất lợi cho xã hội thì thủ tục cần chặt chẽ, chi tiết để
dịnh ra từng khâu, từng bươc, từng giai đoạn cụ thể của hoạt động đó. Chẳng
hạn, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính, thủ tục giải quyết khiếu nại,… Những hoạt động quản lý đợn giản, gián
tiếp tác động đến những lợi ích khác nhau thì các thủ tục hành chính khơng cần
quy định ở mực chi tiết, thậm chí đơi khi thủ tục hành chính quá chi tiết lại hạn
chế khả năng sáng tạo của các chủ thể quản lý. Ví dụ, đối với hoạt động tuyên
truyền, giáo dục pháp luật nếu quy định thủ tục qua chặt chẽ sẽ rất khó thực hiện
và hiệu quả khơng cao. Việc bãi bỏ hàng loạt các “giấy phép con” trong các thủ
tục hành chính những năm gần đây cho thấy có nhiều thủ tục được xây dựng
không xuất phát từ yêu cầu khách quan của quản lí mà đã bị phức tạp hóa một

cách chủ quan hoặc đơn giản là muốn tạo thuận lợi cho hoạt động của Nhà nước,
ít chú ý đến lợi ích của người dân, thể hiện tâm lý e sợ đối tượng quản lí vượt ra
ngồi tầm quản lí nên phải dùng các thủ tục phức tạp để ràng buộc họ. Chính
nhận thức thiếu khách quan này đã kìm hãm sự phát triển xã hội, gây phiền hà
cho người dân và phần nào tạo nền hành chính trì trệ, quan liêu.


Nguyên tắc khách quan còn đòi hỏi thủ tục hành chính ở tất cả các khâu, các
bước, các giai đoạn đều phải dựa trên những căn cứ khoa học. Những kết luận,
quyết định được đưa ra phải phù hợp với quy luật khách quan về sự tồn tại, vận
động của các sự việc, các hiện tượng, các lĩnh vực xã hội. Thực hiện thủ tục
hành chính phải đặt lợi ích của quản lí lên hàng đầu, khơng được tuyệt đối hóa
lợi ích của chủ thể quản lí cũng như đối tượng quản lí. Thủ tục hành chính càng
khơng được sử dụng để phục vụ những mục đích mang tính chủ quan của chủ
thể quản lí. Ví dụ, khi xây dựng văn bản pháp luật, cơ quan soạn thảo văn bản
chỉ nên tổ chức lấy ý kiến đối tượng tác động của văn bản khi việc lấy ý kiến
giúp cho cơ quan soạn thảo có được những thơng tin cần thiết về đối tượng quản
lí hay lập biên bản vi phạm hành chính nhằm mục đích ghi lại một cách trung
thực những tình thiết thực tế của vi phạm hành chính làm cơ sở cho xử phạt vừa
hợp pháp vừa hợp lí. Người lập biên bản khơng được mơ tả, bình luận sự việc
theo quan điểm, nhận định mang tính chủ quan của cá nhân.


4. Ngun

tắc cơng khai, mình bạch


Nếu thừa nhận thủ tục là cách thức tổ chức quản lí thì u cầu về sự cơng
khai, minh bạch của thủ tục hành chính là tất yếu khách quan. Xã hội dân chủ,

nhu cầu thu hút nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước
càng lớn thì u cầu về tính cơng khai, minh bạch của thủ tục hành chính càng
cấp bách. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, tính cơng khai, minh bạch của thủ
tục hành chính trở thành một trong những yếu tố quyết định khả năng hội nhập
quốc tế của quốc gia. Đây là một trong những nguyên tắc pháp lý được nêu
trong các văn bản pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc
thừa nhận.


Trong xây dựng thủ tục, nguyên tắc này thể hiện:


Thứ nhất, trong trường hợp cần thiết Nhà nước tạo điều kiện cho những đối
tượng thực hiện thủ tục đóng góp ý kiến. Điều 3 chương VI Hiệp định giữa
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa kì về quan hệ
thương mại quy định: “Ở mức độ có thể, mỗi Bên cho phép Bên kia và các cơng
dân của Bên kia cơ hội đóng góp ý kiến đối với việc xây dựng luật, quy định và
thủ tục hành chính có tính áp dụng chung …”.


Thứ hai, nội dung các thủ tục phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Thơng
thường, thủ tục hành chính cần quy định rõ: trình tự, cách thức thực hiện thủ tục:
hồ sở, biểu mẫu, các tài liệu cần thiết khác có liên quan: thời hạn giải quyết cơng
việc: phí, lệ phí (nếu có): các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục.


Thứ ba, thủ tục hành chính phải được cơng bố cho người thực hiện thủ tục
biết để có thể thực hiện dễ ràng. Cơng bố thủ tục hành chính bao gồm công bố
thủ tục mới xây dựng, công bố các thủ tục đã có nhưng chưa cơng bố. Nghị
quyết chính phủ số 38/CP ngày 4/5/1994 cũng quy định: “Bộ trưởng, thủ trưởng

cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi quản lí
của mình, phải cơng bố công khai hệ thống các văn bản quy định thủ tục bằng
nhiều hình thức để mọi cơ quan đơn vị, mọi người dân được biết và thực hiện”.
Điều 1 Chương VI Hiệp định nói trên quy định: “Mỗi bên cơng bố một cách
định kì và kịp thời tất cả các luật, quy định và thủ tục hành chính có tính áp
dụng chung liên quan đến bất kì vấn đề nào được quy định trong Hiệp định này.
Việc công bố các thông tin và các biện pháp trên được tiến hành sao cho các cơ
quan chính phủ, xí nghiệp và các cá nhân tham gia hoạt động thương mại có thể
làm quen với chúng trước khi chúng có hiệu lực và áp dụng chúng theo đúng
quy định”. Điều 4 Chương VI quy định: “Chỉ những luật, quy định và thủ tục
hành chính có tính áp dụng chung mà đã được cơng bố và có sẵn cho các cơ
quan chính phủ và các cá nhân tham gia vào hoạt động thương mại mới được
thi hành và có khả năng thực thi”. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
nếu không được đăng cơng báo thì sẽ khơng có hiệu lực pháp luật, trừ trường
hợp văn bản có nội dung bí mật nhà nước, quy định các biện pháp thi hành trong
tình trạng khẩn cấp, kịp thời đáp ứng yêu cầu, phong chống thiên tai, dịch bệnh 1.
Điều đó có ý nghĩa rằng trong phần lớn các trường hợp, việc công bố các thủ tục
hành chính khơng chỉ là cần thiết mà là bắt buộc vì nó có thể ảnh hưởng trực
tiếp tới hiệu lực của thủ tục.

1

Khoản 2 Điều 87 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.


Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010
ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 136/2001/QĐ-TTg
ngày 17/9/2001 cũng yêu cầu “cơ quan hành chính các cấp có trách nhiệm giải
quyết cơng việc của cá nhân và tổ chức phải niên yết, cơng khai đầy đủ mọi thủ
tục, trình tự, lệ phí, lịch công tác tại trụ sở làm việc”. gần đây có nhiều bộ,

ngành, địa phương đã cơng bố thủ tục hành chính của mình, đây chính là hoạt
động nhằm cơng khai hóa thủ tục hành chính có liên quan.


Trong thực hiện thủ tục hành chính, ngun tắc cơng khai, minh bạch địi hỏi
cơng khai hóa q trình thực hiện thủ tục. Công khai họ tên, chức danh người có
trách nhiệm giải quyết cơng việc, cơng khai địa điểm, thời hạn giải quyết, kết
quả giải quyết. Khi nhận hồ sở yêu cầu giải quyết công việc của dân phải có
phiếu hẹn trả lời. Những cơng việc đã có đủ hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền
phải giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì phải
hưỡng dẫn cụ thể để người dân không phải đi lại nhiều lần. Trường hợp không
giải quyết được phải nói rõ lý do cho dân biết. Cơng khai hóa q trình thực hiện
thủ tục có lợi ích rõ rệt trong quan lí: về phía cá nhan, tổ chức, những chủ thể
này biết thủ tục hành chính đã được thực hiện đến giai đoạn nào theo đó họ có
thể chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp luật quy định để thủ tục được
tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, đông thời họ cũng dễ dàng giám sát hoạt động
của Nhà nước, giảm tình trạng cơ quan, cán bộ, công trức vô trách nhiệm, sách
nhiễu người dân. Về phía Nhà nước, cơng khai hóa q trình thực hiện thủ tục,
cũng tạo điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát trong bộ máy nhà nước hoạt
động thuận lợi, nhân định trách nhiệm rõ ràng.


5. Nguyên

tắc đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời


×