Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Tiểu luận so sánh cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.36 KB, 72 trang )

MỞ ĐẦU


Sở hữu trí tuệ hay tài sản trí tuệ là sản phẩm của quá trình sáng tạo của con
người được thể hiện dưới hai dạng chủ yếu là quyền tác giả (Đối với tác phẩm
văn học, nghệ thuật, khoa học) và quyền sở hữu công nghiệp (quyền đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,…). Đây là loại tài sản phi vật chất
nhưng có giá trị kinh tế - tinh thần vô cùng to lớn, góp phần quan trọng trong
việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học kĩ thuật của quốc gia
về văn minh nhân loại. Cụ thể hơn trong viết em xin được đề cập đến vấn đề của
sở hữu trí tuệ và giải quyết trường hợp của đề bài sau:


1. “So

sánh cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công

nghiệp?


2. Công

ty Tân Tân sở hữu độc quyền công nghệ gia truyền sản xuất đậu

phộng da cá. Năm 2002, Công ty thuê anh T vào làm quản đốc phân
xưởng sản xuất. Năm 2007, T xin nghỉ việc và được nhận vào làm việc tại
Công ty Oishi. Anh T đã cung cấp thông tin về công nghệ trên cho Công
ty Oishi đã áp dunhj để sản xuất đậu phộng da cá cạnh tranh với sản
phẩm của Tân tân.



Theo Anh (Chị) Công ty Tân Tân có thể kiện anh T hay Công ty Oishii
không? Tại sao?”


NỘI DUNG


I. Khái

quát chung về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công

nghiệp


1. Khái

niệm tác phẩm mỹ thuật ứng dụng


Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những đối tượng được bảo hộ
quyền tác giả trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói giêng. Khái niệm tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.


Theo Wikipedia, Mỹ thuật ứng dụng là việc áp dụng thiết kế và trang trí vào
các vật dụng hàng ngày để làm cho chúng trở nên hấp dẫn về mặt thẩm mỹ.


Cũng theo Wikipedia, thuật ngữ này thường dùng để phân biệt với mỹ thuật
thông thường với mục đích tạo ra các vật dụng đẹp mắt hay thúc đẩy về mặt trí

tuệ. Còn mỹ thuật ứng dụng thường được áp dụng trong các lĩnh vực thiết kế
công nghiệp, thiết kế tạo hình, thiết kể nội thất, mỹ thuật trang trí và mỹ thuật
chức năng.


Từ điển Oxford cũng có định nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau:
“tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là sự ứng dụng thiết kế, trang chí trên các đồ vật
thường ngày để tạo ra các sản phẩm mang tính thẩm mỹ”.


Từ điển luật học online cũng đưa ra định nghĩa và giải thích về tác phẩm mỹ
thuật ứng dụng: tác phẩm mỹ thuật ứng dụng liên quan đến những ứng dụng của
thiết kế và/hoặc thẩm mỹ đối với những vật dụng mang tính thiết thực (hữu
dụng). với lý do này tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đôi khi được ngắc đến như là
một tác phẩm mang tính chất thiết thực (hữu dụng). Những lĩnh vực của các
thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, nghệ
thuật về mặt trang trí và về mặt ứng dụng đều được coi là tác phẩm mỹ thuật
ứng dụng. Ngược lại, những bức tượng hoặc bức trang không có khía cạnh ứng
dụng hoặc hữu ích chỉ được bảo hộ quyền tác giả như một tác phẩm nghệ thuật
thông thường.


Trong cuốn “Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam” của nhà xuất bản văn hóa thông
tin có giải thích: “Mỹ thuật ứng dụng là các nghệ thuật áp dụng sản xuất công
nghiệp để cho ra những sản phẩm mỹ thuật phục vụ đời sống”, hay “Mỹ thuật
ứng dụng là những tấm tranh, phù điêu, đường diềm, thảm… trang trí cho một
công trình hoặc ứng dụng cho một công việc cụ thể nào đó (ví dụ như bức tranh
lớn trang trí trong phong đối ngoại, tấm thảm nhỏ dùng để lau chân)”. Với cách
giải thích này, có thể hiểu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chính là những tác phẩm
như bức tranh, phù điêu, thảm,… được trang trí nghệ thuật và được sản xuất

công nghiệp.


Theo định nghĩa trên, thuật ngữ “Mỹ thuật ứng dụng” được dùng để chỉ việc
áp dụng các thiết kế thẩm mỹ đối với các vật dụng có chức năng có thể sử dụng
được. Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là
những tác phẩm mang tính nghệ thuật nhưng gắn liền hoặc được thể hiện trên
các vật dụng, đồ dùng hàng ngày.


Công ước Berme về việc bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật (Công ước
Berme) cũng không nêu dịnh nghĩa thế nào là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
mà chỉ quy định các tác phamat thuộc lĩnh vực nào khi bảo hộ, trong đó, tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng được liệt kê là một trong những lọai hình tác phẩm
được bảo hộ.


Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam liệt kê tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Nghị định
100/2006/ND-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành mộ số điều của Bộ luật Dân sự. Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và
quyền liên quan (Nghị định 100/2006/ND-CP) có đưa ra định nghĩa tác phẩm
mỹ thuật ứng dụng tại Khoản 2 Điều 15: “Tác Phẩm mỹ thuật ứng dụng quy
định tại Điểm 8 Khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể
hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn
liền với một số đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy
như: Biểu trưng, hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao
bì sản phẩm.”



Nghị định 100/2006/ND-CP cũng dồng thời đưa ra giải thích về tác phẩm tạo
hình như sau: “Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 điều 14 Luật Sở
hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cụ
như hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện
tương tự tông tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được
thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chứ kí của tác giả.”


Như vậy, có thể thấy tác phẩm tạo hình và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có
điểm chung, đều là những tác phẩm nghệ thuật được thể hiện bằng các đường
nét, màu sắc, hình khối, bố cục. Tuy nhiên, trên thế giới và ở Việt Nam điều có
sự phân biệt giữa tác phẩm tạo hình đơn thuần và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Thứ nhất, nếu như tác phẩm tạo hình chỉ đơn thuần mang tính nghệ thuật, tính
thẩm mỹ, ví dụ một bức tranh, bức tượng để chiêm ngưỡng thì tác phẩm mỹ
thuật ứng dụng ngoài việc mang tính thẩm mỹ, được thể hiện bời đường nét,
mày sắc, hình khối, bố cục, thì còn phải gắn liền với một đồ vật hữu ích như đồ
trang sức, đồ lưu niệm hay những vật dụng hàng ngày như tấm thảm, cái đèn
bàn mang tính trang trí hay các đồ gia dụng… thứ hai, nếu như tác phẩm tạo
hình thường thồn tại dưới dạng độc bản (riêng loạt hình đồ họa có thể được thể
hiện tới phiên bản thứ 50) thì tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được sản xuất
hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp (sản xuất bằng máy) hay thủ công
nghiệp (sản xuất bằng tay).


Qua những định nghĩa về tác phẩm my thuật ứng dụng nêu trên, có thể chỉ ra
các đặc trưng cơ bản của tác phẩm mý thuật ứng dụng như sau:


Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mang tính thẩm mỹ (tính mỹ thuật): Tác phẩm
mỹ thuật ứng dụng có thể được thêt hiện bằng những yếu tố như cấu tạo của các

đường neys, màu sắc thể hiện trên bề mặt một sản phẩm (tính hai chiều) hoặc
hình dạng của sản phẩm (tính ba chiều) hoặc sự kết hợp của cả hai loại tính năng
đó. Với tư cách là một tác phẩm được bảo hộ theo pháp luật quyền tác giả, trước
hết tác phẩm mỹ thuật phải có tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật. Tác phẩm mỹ thuật
ứng dụng được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục,… những
trang trí bên ngoài của sản phẩm hoặc đồ vật mà có thể cảm nhận được bằng thị
giác, mang lại một ấn tượng nhất định về thẩm mỹ, làm cho sản phẩm hoặc đồ
vật trở nên khác biệt, hấp dẫn hơn dối với người tiêu dùng. Ví dụ một cá đèn bàn
thiết kế một cách thông thường chỉ có chức năng thắp sáng sẽ không được bảo
hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Nhưng một các đèn có hinh dáng bên ngoài
hoặc bộ phận chân đèn được đặt thiết kế đặc biệt (ví dụ mô phỏng hình con cò,
hình thần vệ nữ,…) có thể được bảo hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.


Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mang” tính ứng dụng” hay “tính hữu ích”:


Mặc dù là tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả nhưng tác phẩm mỹ
thuật ứng dụng không chỉ được tạo ra để phục vụ nhu cầu thẩm mỹ thông
thường như các tác phẩm nghệ thuật hay tạo hình khác. Tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng luôn được thiết kế gắn liền với một vật phẩm, đồ vật hữu ích, có chức năng
sử dụng thông thường để phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Như vậy, khác với các
tác phẩm nghệ thuật thông thường mà việc khai thác sử dụng tác phẩm chỉ ở thị
trường văn hóa, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng luôn có tính hữu ích, gắn liền với
những sản phẩm phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật
của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng làm cho sản phẩm trở nên đẹp mắt, hấp dẫn
hơn nhưng không suy giảm chức năng hữu ích của sản phẩm.


Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng vó thể được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp

công nghiệp (sản xuất bằng máy) hay thủ công nghiệp (sản xuất bằng tay): Tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được thể hiện bằng bất kì cấu tạo của đường nét
hoặc màu sắc, nhưng phải đáp ứng điều kiện là cấu tạo hoặc hình thức đó có khả
năng áp dụng sản xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Tác phẩm mỹ thuật
ứng dụng phải có khả năng dùng làm mẫu cho sản xuất công nghiệp hoặc tiểu
thủ công nghiệp. Do đó, tác phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm công nghiệp
có tính thẩm mỹ đều có thể trở thành đối tượng bảo hộ là tác phẩm mỹ thuận
ứng dụng.


2. Khái

niệm kiểu dáng công nghiệp


×