Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Bài giảng đánh giá đất 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG

BÀI GIẢNG

ĐÁNH GIÁ ĐẤT
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Giảng viên: ThS. Trần Minh Cảnh
Khoa: Quản lý đất đai

HẢI DƯƠNG, NĂM 2018


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT
1.1.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU MÔN HỌC
1.1.1.Mục đích
Nâng cao hiểu biết và nhận thức về quan điểm đánh giá đất đai theo FAO (Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc - Food and Agriculture Organization).
Giới thiệu nội dung và quy trình đánh giá đất đai theo FAO.
Hiểu, vận dụng được các phương pháp và kỹ thuật mới trong các bước đánh giá đất đai.
Hiểu, vận dụng được các kết quả đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông - lâm
nghiệp.
1.1.2.Yêu cầu
Quán triệt phương pháp, nguyên tắc và quy trình đánh giá đất đai.
Nắm vững các khái niệm cơ bản có liên quan đến công tác đánh giá đất đai.
Nắm vững phương pháp và cấu trúc phân hạng khả năng thích hợp, phân tích tài chính và tác
động môi trường trong đánh giá đất đai.
Biết sử dụng kết quả đánh giá đất đai cho việc đề xuất sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và
bền vững.


1.2.TỔNG QUAN VỀ ĐẤT
1.2.1.Khái niệm
Đất (hay còn gọi là soil hoặc thổ nhưỡng) là phần tơi xốp của lớp vỏ trái đất mà trên đó có các
hoạt động của sinh vật. Độ dày thường được quy định từ 120 – 150 cm kể từ lớp đất mặt. Ở
những nơi có tầng đất mỏng thì được tính từ lớp đá mẹ hay tầng cứng rắn mà rễ cây không thể
xuyên qua được trở lên, có khi chỉ 10 – 20 cm.
Trải qua một khoảng thời gian lâu dài, lớp trên cùng của phần vỏ trái chịu sự tác động của các
yếu tố bên ngoài dần dần bị biến đổi. Biểu hiện của sự thay đổi đó là đá bị vỡ vụn ra, mềm và
xốp hơn. Sau đó khi sinh vật xuất hiện đã bổ sung vào lớp đá vụn đó một loại chất mà vốn dĩ
trước đó không có, đó là chất hữu cơ. Dần dần đất được hình thành.
Hay nói cách khác, sự tạo thành đất từ đá xảy ra dưới tác dụng của hai quá trình diễn ra ở bề
mặt của trái đất: sự phong hoá đá và sự tạo thành đất. Các quá trình tạo thành đất là tổng hợp
những thay đổi hoá học, lý học, sinh học. Kết quả làm cho đá hoàn toàn biến đổi trở thành
dạng vật chất mà ngày nay chúng ta gọi là đất.
Căn cứ vào góc độ nhìn nhận khác nhau, có nhiều cách phát biểu khác nhau về đất:
Theo vị trí tồn tại và tác nhân gây ra sự biến đổi: Đất là lớp trên cùng của vỏ trái đất được
hình thành do sự biến đổi của đá mẹ dưới ảnh hưởng của các tác nhân lý, hóa, sinh vật.
Dựa vào khả năng của đất, William cho rằng: Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng
sản xuất ra sản phẩm của cây trồng.
Trên quan điểm nguồn gốc phát sinh và quá trình hình thành đất, năm 1887.V.V Docuchaev một nhà thổ nhưỡng học người Nga (1846-1903) nêu định nghĩa: Đất là vật thể tự nhiên đặc
biệt được hình thành do tác động đồng thời của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và
thời gian.


Quan điểm của V.V Docuchaev mang tính khoa học cao, tuy nhiên ông coi thời gian là một
yếu tố tác động vào quá trình hình thành đất là chưa hoàn toàn chính xác. Thực ra đó là điều
kiện cần thiết cho quá trình hình thành đất diễn ra. Sau này khi nghiên cứu sâu về quá trình
phát triển của đất trong quá trình sử dụng vào các mục đích khác khau, các nhà khoa học đã
nêu thêm một yếu tố khác: tác động của con người.
Đặc biệt, V.V Docuchaev xem đất như một thể sống, luôn luôn vận động, biến đổi và phát

triển chứ không phải là vật chất chết bất biến. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi lẽ
trong quá trình hình thành đất đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong đó có sự
khác biệt về thành phần, cấu trúc, đặc điểm và nhiều tính chất cơ bản khác.
Sau V.V Docuchaev, các nhà khoa học về thổ nhưỡng đã bổ sung yếu tố tác động của con
người. Đây là một yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với đất được sử dụng vào mục đích trồng
trọt.
Đất được hình thành từ đá với các giai đoạn được gọi là: quá trình phong hóa đá và quá trình
hình thành đất. Từ các loại đá khác nhau, trong cùng một điều kiện sẽ hình thành các loại đất
khác nhau. Ngược lại, từ cùng một loại đá nhưng trong những điều kiện khác nhau sẽ hình
thành các loại đất khác nhau.
Nhưng khác với đá vụn, đất không chỉ đơn thuần bao gồm các chất khoáng mà còn có một
thành phần đặc biệt quan trọng là chất hữu cơ. Thậm chí thành phần này quyết định nhiều tính
chất quan trọng của đất. Sự khác biệt đó làm cho đất có khả năng nuôi sống cây trồng – khả
năng đó được gọi là độ phì nhiêu, một đặc tính mà đá vụn không có. Nhờ có độ phì nhiêu mà
đất đảm nhiệm được vai trò là môi trường tồn tại phát triển cho cây trồng. Cây trồng mọc trên
đất, lớn lên và cho ra sản phẩm của chúng. Đây là đặc đặc tính quan trọng nhất để phân biệt
đất với đá. Trên khía cạnh khả năng sản xuất, đất được hiểu: Là lớp trên cùng của vỏ trái đất, có
độ phì nhiêu và có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng.
Để nghiên cứu các tính chất lý, hoá, sinh học đất; nghiên cứu phát sinh, phân hạng và lập bản
đồ đất thuộc lĩnh vực nghiên cứu của môn thổ nhưỡng học.
Thí dụ về một số loại đất như: Đất phù sa (tương ứng với tên gọi theo FAO/UNESCO là
Fluvisols), đất đỏ (Ferrasols), đất xám (Acrisols),…
1.2.2. Vai trò của đất
Đất là một trong các quyển của trái đất – địa quyển. Trong địa quyển tồn tại hàng triệu
loài sinh vật. Bề mặt trái đất là nơi diễn ra các hoạt động sống của con người, đồng thời cũng
là nơi diễn ra sự tác động của các yếu tố bên ngoài tác động tới trái đất. Vai trò của đất đối với
con người, môi trường và sự sống là cực kỳ quan trọng, tài liệu này chỉ đề cập vai trò của đất
trên một số khía cạnh cơ bản.
a. Vai trò đối với sản xuất nông nghiệp
Trong nông nghiệp đất có vai trò đặc biệt. Câu nói “tấc đất, tấc vàng” là sự thể hiện đánh giá

cao của cha ông ta về vai trò của đất đối với nông nghiệp. Thật vậy, nếu không có đất chắc chắn
các hoạt động nông nghiệp mà đặc biệt là hoạt động trồng trọt không thể diễn ra một cách bình
thường. Với khoảng 1.500 triệu ha đất trồng trọt trên toàn thế giới đang sản xuất ra toàn bộ
sản phẩm cây trồng cung cấp cho các mục đích khác nhau của con người.


- Đối với hoạt động trồng trọt: đất là nơi diễn ra quá trình canh tác các loại cây trồng sản xuất
ra các sản phẩm làm lương thực thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp, thức
ăn cho chăn nuôi. Sở dĩ đất có thể đảm nhiệm được vai trò này vì các đặc điểm và tính chất đặc
trưng của nó.Vai trò của đất đối với cây thể hiện trên các khía cạnh:
+ Là nơi cây mọc, sinh trưởng phát triển. Các yếu tố về đất tại nơi cây sinh sống chi phối quá
trình sinh trưởng phát triển của nó và do đó chi phối hiệu quả của hoạt động trồng trọt;
+ Đất đảm bảo cho cây có được tư thế tự nhiên thuận lợi nhất trong không gian. Nhờ tư thế đó
mà cây có thể thực hiện thuận lợi các hoạt động và quá trình sinh lý như quá trình quang hợp,
hoạt động hút nước, dinh dưỡng, hoạt động trao đổi chất vv…
+ Đất là môi trường cung cấp nước, dinh dưỡng và các điều kiện sống cần thiết khác cho cây
trồng. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ con người có thể tạo ra các điều kiện nhân tạo
để bảo cho cây được cung cấp đủ nước, dinh dưỡng. Tuy nhiên cần chi phí lớn về tài chính
cho công việc đó, mặt khác cũng không thể thực hiện trên phạm vi rộng nhằm cung cấp một
tỷ lệ lớn sản phẩm cây trồng cho nhu cầu của con người. Nói tóm lại, trong tương lai, cho dù
khoa học công nghệ phát triển hơn nữa thì cũng không thể thay thế được vai trò của đất.
- Đối với chăn nuôi
+ Đất đóng vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp nguồn thức ăn,
+ Là môi trường cho việc chăn thả vật nuôi;
+ Là nơi tiêu hủy chất thải do gia súc thải ra hạn chế tác động xấu đến môi trường.
b. Vai trò đối với môi trường
Trong quá trình tồn tại phát triển, con người đã thải ra môi trường nhiều loại chất độc hại có
ảnh hưởng xấu tới môi trường và các sinh vật khác. Khối lượng các chất thải có xu hướng
ngày càng gia tăng. Có thể nói phần lớn khối lượng chất thải này môi trường đất phải hứng
chịu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, nhờ những đặc tính và cấu trúc đặc biệt của

đất mà tác hại của các chất thải được hạn chế hoặc hoàn toàn được khắc phục. Vai trò của đất
đối với môi trường có thể được chứng minh thông qua các biểu hiện:
- Đất là nơi chứa đựng các chất thải: các chất này có thể tồn tại trên bề mặt hoặc trong cấu
trúc các tầng đất. Bằng cách thu gom, lưu giữ chất thải ở những vị trí xa nơi con người sinh
sống hoặc chôn lấp có thể hạn chế được tác hại của nó. Tuy nhiên tác dụng của cách làm này
sẽ ngày càng giảm do sự gia tăng vầ dân số, khối lượng chất thải thải ra ngày càng nhiều. Mặt
khác nhiều loại chất thải có khả năng phát tán rộng, chỉ cần với một lượng nhỏ cũng đã gây
tác động xấu thì tác dụng nêu trên càng hạn chế.
- Đất có vai trò như tấm màng lọc chất thải bảo vệ cho các tầng đất bên dưới và nước ngầm
không hoặc ít bị ô nhiễm: một số chất thải dưới tác động của nước thấm từ trên bề mặt xuống
có thể được lưu giữ trong các khe hở hoặc được giữ trên bề mặt các hạt đất và dần dần bị phân
hủy giảm tác hại.
- Đất là môi trường phân hủy chất thải: trong thành phần của đất có các chất khác nhau. Các
chất này có thể tạo thành các phản ứng hóa học với chất thải độc hại biến chúng thành chất
khác không hoặc ít độc hại hơn.
Mặt khác trong đất tồn tại hệ sinh vật rất phong phú. Nhiều loại trong số các sinh vật này có
khả năng sử dụng chất thải như nguồn dinh dưỡng, hoặc trong quá trình sống chúng tiết ra các
chất có khả năng phân giải các chất độc hại được lưu giữ trong môi trường đất dần dần bị
phân giải làm cho chúng ít gây tác hại hại hơn hoặc thậm chí trở nên vô hại với môi trường.


1.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT
1.3.1. Trên thế giới
Tiếp theo những thành tựu của ngành khoa học đất, công tác đánh giá đất đai
hiện đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Các phương pháp đánh giá đất mới đã
dần dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống (tự nhiênkinh tế- xã hội) nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và sử dụng đất.
Hiện nay có thể giới thiệu tóm tắt 3 phương pháp đánh giá đất chính:
* Đánh giá đất theo định tính, chủ yếu dựa vào sự mô tả và xét đoán
* Đánh giá đất theo phương pháp thông số
* Đánh giá đất theo định lượng dựa trên mô hình mô phỏng định hướng.

Có thể điểm qua các quan điểm và nội dung nghiên cứu đánh giá đất của một số nước
trên thế giới:
- Ở Liên Xô cũ, theo hai hướng: đánh giá đất chung và riêng (theo hiệu suất cây trồng
là ngũ cốc và cây họ đậu). Đơn vị đánh giá đất là các chủng đất, quy định đánh giá đất
cho cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ cắt và đồng cỏ
chăn thả. CHỉ tiêu đánh giá đất là năng suất, giá thành sản phẩm (rúp/ha), mức hoàn
vốn, địa tô cấp sai (phần có lãi thuần túy).
- Ở Hoa kỳ: ứng dụng rộng rãi theo hai phương pháp:
+ Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và
chú ý vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng chính (lúa mì).\
+ Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh,
lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất đai khác.
- Ở nhiều nước châu Âu: phổ biến hai hướng: nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác
định tiềm năng sản xuất của đất (phân hạng định tính) và nghiên cứu các yếu tố kinh
tế- xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lượng).
Thông thường là áp dụng phương pháp so sánh bằng tính điểm hoặc phần trăm.
- Ở Ấn Độ và các vùng nhiệt đới ẩm châu Phi thường áp dụng phương pháp tham biến,
biểu thị mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân
hạng đất cũng được thể hiện ở dạng % hoặc cho điểm.
Thấy rõ được tầm quan trọng của đánh giá đất, phân hạng đất đai làm cơ sở cho quy
hoạch sử dụng đất, Tổ chức Nông- Lương của Liên hợp quốc- FAO đã tập hợp các nhà
khoa học đất và chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kinh nghiệm và
kết quả đánh giá đất của các nước, xây dựng nên tài liệu “Đề cương đánh giá đất đai”
(FAO- 1976). Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới quan tâm, thử nghiệm và vận
dụng vào công tác đánh giá đất đai ở nước mình và được công nhận là phương tiện tốt
nhất để đánh giá đất sản xuất nông lâm nghiệp. Đến năm 1983 và những năm tiếp
theo, đề cương này được bổ sung, chỉnh sửa cùng với hàng loạt các tài liệu hướng dẫn
đánh giá đất chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau:
* Đánh giá đất cho nông nghiệp nước trời- 1983
* Đánh giá đất cho vùng đất rừng- 1984



* Đánh giá đất cho nông nghiệp được tưới- 1985
* Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả 1989
* Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất 1992
(Fresco, L.O.; H.Hulzing; H. Van Keulen; H.A. Luning & R.A.Schipper)
Song song với việc công bố các tài liệu khoa học hướng dẫn công tác đánh giá đất,
FAO cũng hỗ trợ xây dựng các bài giảng về đánh giá đất dung cho các viện nghiên cứu
và trường đại học:
* Đánh giá đất- bài giảng cho các khoa tiếp cận nhân văn- AIT, Bangkok, Thái Lan của
H.Hulzing
* Đánh giá đất- bài giảng cho chuyên ngành đánh giá đất của H.Hulzing- Viện nghiên
cứu quốc tế về điều tra vũ trụ và khoa học Trái Đất- 1993 và ví dụ minh họa giúp cho
các nhà khoa học đất ở các nước khác nhau tham khảo. Tùy điều kiện sinh thái, đất đai
và sản xuất của từng nước, họ có thể vận dụng những tài liệu của FAO cho phù hợp và
có kết quả tại nước mình.
* Đánh giá đất- Bài giảng cho các lớp M.Sc quốc tế, Wageningen- Hà Lan của
Dijckerman- 1993
Cần phải xác định rằng đề cương và các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất của FAO
mang tính khái quát toàn bộ những nguyên tắc và nội dung cũng như các bước tiến
hành quy trình đánh giá đất cùng với những gợi ý và ví dụ minh họa giúp cho các nhà
khoa học đất ở các nước khác nhau tham khảo. Tùy điều kiện đất đai và sản xuất của
từng nước, họ có thể vận dụng những tài liệu của FAO cho phù hợp và có kết quả tại
nước mình.
1.3.2. Tại Việt Nam
Khái niệm và công việc đánh giá đất, phân loại đất cũng đã có từ lâu ở Việt Nam.
Trong thời kỳ phong kiến, thực dân, để tiến hành thu thuế đất đai, đã có sự phân chia
“Tứ hạng điền – Lục hạng thổ”.
Sau hòa bình lập lại (1954), ở phía Bắc, Vụ quản lý ruộng đất và Viện Nông hóa |Thổ
nhưỡng rồi sau đó là Viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp đã có những công trình

nghiên cứu và quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường
công tác quản lý độ màu mỡ của đất và xếp hạng thuế nông nghiệp. Dựa vào các chỉ
tiêu chính về điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp,
đất đã được phân thành 5-7 hạng theo phương pháp xếp điểm. Nhiều tỉnh đã xây dựng
được các bản đồ phân hạng đất đai đến cấp xã, góp phần đáng kể cho công tác quản lý
đất đai trong giai đoạn kế hoạch hóa sản xuất.


Những năm gần đây, công tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã và đang được đẩy
mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông lâm nghiệp bền vững.
Chương trình xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội từ cấp quốc gia
đến vùng tỉnh huyệnđòi hỏi ngành quản lý đất phải có những thông tin và dữ liệu về tài
nguyên đất và khả năng khai thác, sử dụng hợp ký, lâu bền đất sản xuất nông nghiệp.
Công tác đánh giá đất không chỉ dừng lại ở mức độ phân hạng chất lượng tự nhiên của
đất mà phải chỉ ra được các loại hình sử dụng đất thích hợp cho từng hệ thống sử dụng
đất khác nhau với nhiều đối tượng cây trồng nông lâm nghiệp khác nhau.
Vì vậy các nhà khoa học đất cùng với các nhà quy hoạch quản lý đất dai trong
toàn quốc tiếp thu nhanh chóng tài liệu đánh giá đất của FAO, những kinh nghiệm của
chuyên gia đánh giá đất quốc tế để ứng dụng từng bước cho công tác đánh giá đất ở
Việt Nam. Gần mười năm qua, hàng loạt các dự án nghiên cứu, các phương trình thử
nghiệm ứng dụng quy trình đánh giá đất theo FAO được tiến hành ở cấp từ vùng sinh
thái đến tỉnh – huyện và tổng hợp thành cấp quốc gia đã được triển khai từ Bắc đến
Nam đã thu được kết quả khả quan. Các nhà khoa học đất trên toàn quốc đã hoàn
thành các nghiên cứu đánh giá đất phục vụ cho quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử
dụng đất ở vùng đồng bằng song Hồng và vùng đồng bằng song Cửu Long (19911995). Năm 1995, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã kịp thời tổng kết và vận
sụng các kết quả bước đầu của chương trình đánh giá đất ở Việt Nam để xây dựng tài
liệu “Đánh giá đất và đề xuất sử dụng tài nguyên đất phát triển nông nghiệp bền vững”
(thời kỳ 1996-2000 và 2010). Từ những năm 1996 đến nay, các chương trình đánh giá
đất cho các vùng sinh thái khác nhau, các tỉnh, đến các huyện trọng điểm của một số
tỉnh đã được thực hiện và là những tư liệu, thông tin có giá trị cho các dự án quy hoạch

sử dụng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở cấp cơ sở.
Có thể khẳng định rằng: Nội dung và phương pháp đánh giá đất của FAO đã
được vận dụng có kết quả ở Việt Nam, phục vụ hiệu quả cho chương trình quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế -xã hội trong giai đoạn mới cũng như cho các dự án quy
hoạch sử dụng đất ở địa phương. Các cơ quan nghiên cứu đất Việt Nam đang và sẽ tiếp
tục nghiên cứu, vận dụng phương pháp đánh giá đất của FAO vào các vùng sản xuất
nông lâm nghiệp khác nhau phù hợp với các điều kiện sinh thái, cấp tỷ lệ bản đồ, đặc
biệt với điều kiện kinh tế- xã hội, để nhanh chóng hoàn thiện các quy trình đánh giá
đất và phân hạng thích hợp đất đai cho Việt Nam.
1.4. KHÁI QUÁT PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT THEO FAO
1.4.1. Hướng dẫn của FAO về đánh giá đất
*FAO đã định nghĩa về đánh giá (1976) như sau:
Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của
vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất
cần phải có.


Việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là
nhằm tạo ra một sức sản xuất mới ổn định, bền vững và hợp lý. Vì vậy, khi đánh giá
đất, đất đai được nhìn nhận như là “một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một diện tích
bề mặt của Trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất
chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường bên trên, bên trong và bên dưới nó như
không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật, thực vật, những hoạt động
từ trước và hiện tại của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh
hưởng đáng kể đén việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và tương lai” (Christian,
Stewart- 1968; Brinkman, Smyth- 1973). Như vậy đánh giá đất phải được xem xét trên
một phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Đặc điểm đánh giá đất của FAO là những tính chất đất đai có thể đo lương hoặc ước
lượng- định lượng được. Cần thiết có sự lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có
vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng/ khu vực nghiên cứu.

* Đề cương đánh giá đất của FAO cũng như các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất cụ thể
cho các đối tượng sản xuất nông lâm nghiệp đều có 3 mức độ đánh giá đất: sơ lược,
bán chi tiết và chi tiết, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng/khu vực nghiên cứu.
* Mục đích của các tài liệu FAO xuất bản về đánh giá đất nhằm tăng cường nhận thức
và hiểu biết phương pháp đánh giá đất đai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên
quan điểm tăng cường lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ gìn nguồn tài
nguyên đất không bị thoái hóa, sử dụng đất được lâu bền.
* Yêu cầu chính trong đánh giá đất của FAO là gắn liền đánh giá đất đánh giá đất và
quy hoạch sử dụng đất, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng
đất. Vì vậy, yêu cầu phải đạt được là:
- Thu thập được những thông tin phù hợp về tự nhiên- kinh tế- xã hội của khu vực
nghiên cứu.
- Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo
mục đích và theo nhu cầu của con người.
- Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi quy hoạch
là toàn quốc, tỉnh, huyện hoặc cơ sở sản xuất.
- Mức độ thực hiện đánh giá đất phụ thuộc vào cấp tỷ lệ bản đồ.
* Nội dung chính của đánh giá đất đai bao gồm 4 vấn đề:
- Xác định các chỉ tiêu và quy trình xây dựng đơn vị bản đồ đất đai.
- Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất.
- Hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai.
- Phân hạng thích hợp đất đai.
* Các bước chính trong đánh giá đất: Theo tài liệu “Đánh giá đất vì sự nghiệp phát
triển”, FAO đã đề ra các bước đánh giá đất như sau:
1. Xác định mục tiêu
2. Thu thập tài liệu
3. Xác định loại hình sử dụng đất


4. Xác định đơn vị đất đai

5. Đánh giá khả năng thích hợp
6. Xác định hiện trạng KT- XH và môi trường
7. Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp nhất
8. Quy hoạch sử dụng đất
9. Áp dụng của việc đánh giá đất
1.4.2. Các khái niệm về đất đai, sử dụng đất và hệ thống sử dụng đất trong đánh
giá đất theo FAO
a) Đất đai (Land)
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, “đất đai” được nhìn nhận là một nhân tố
sinh thái (FAO, 1976). Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh
học và tự nhiên của bề mặt Trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện
trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm:
- Khí hậu
- Dáng đất/địa mạo, địa hình
- Đất (thổ nhưỡng)
- Thủy văn
- Thảm thực vật tự nhiên
- Cỏ dại trên đồng ruộng
- Động vật tự nhiên
- Những biến đổi của đất do các hoạt động của con người
Trong đánh giá đất (Land Evaluation- LE), vùng nghiên cứu được chia thành
các đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit- LMU) là những khoanh/vạt đất được
xác định trên bản đồ với những đặc tính và tính chất riêng biệt như chế độ nhiệt, độ
dốc, loại đất, địa hình, chế độ nước v.v…
b) Sử dụng đất
Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều kiểu sử dụng:
- Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và gỗ rừng)
- Sử dụng trên cơ sở sản xuất thứ yếu/ gián tiếp (chăn nuối)
- Sử dụng vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hóa loài sinh vật,
bảo vệ các loài quý hiếm).

- Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như đường sá, dân cư, công nghiệp, an
dưỡng…
Đánh giá đất quan tâm đến mối quan hệ của các LMU với các loại hình sử dụng
đất thích hợp trong vùng.
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất đất
với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế- xã hội và kỹ thuật
được xác định.


Những loại hình sử dụng đất này có thể hiểu theo nghĩa rộng là các loại hình sử dụng
đất chính- Maijor type of land use, hoặc có thể được mô tả chi tiết hơn với khái niệm
các loại hình sử dụng đất- Land Use Type, LUT (cần nhớ rằng LUT cũng còn có nghĩa
là kiểu sử dụng đất- Land Use Utilization)
* Loại hình sử dụng đất chính: là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu vực hoặc
vùng nông lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất các cây trồng hàng năm, lâu
năm, lúa, đồng cỏ, rừng, khu giải trí nghỉ ngơi, động vật hoang dã, hoặc/và của công
nghệ được dung đến như tưới nước, cải thiện đồng cỏ.
Tuy nhiên trong đánh giá đất, nếu chỉ xem xét việc sử dụng đất qua các loại hình sử
dụng đất chính thì chưa đủ, sẽ có những câu hỏi như sau được đặt ra cho quá trình
đánh giá đất:
- Những loại cây trồng hoặc những giống loài cây gì sẽ được trồng? Điều này
rất quan trọng vì mỗi một loài, giống cây khác nhau sẽ đòi hỏi điều kiện đất đai khác
nhau.
- Các loại phân bón được dung đã đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây
trồng chưa? Đôi khi việc sử dụng phân bón không còn hợp lý còn làm giảm độ phì đất
hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đó.
Để trả lời được những vấn đề trên, cần phải có những mô tả chi tiết hơn trong
việc sử dụng đất, vì vậy, một khái niệm “Loại hình sử dụng đất” (LUT) đã được đề cập
tới trong đánh giá đất.
Bảng 1: Các loại hình sử dụng đất chính vùng nông lâm nghiệp (Young, 1976)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Cây hàng năm
Cây lâu năm
Lúa nước
Các cây trồng cần tưới
Trồng cỏ đại trà
Trồng cỏ thâm canh
Rừng thương mại
Rừng công cộng
Rừng bảo vệ môi trường
Rừng giải trí
Du lịch (giải trí)
Bảo vệ động vật hoang dã
Bảo vệ nước
Xây dựng đường sá


Canh tác nhờ nước mưa
Canh tác có tưới
Chăn thả

Lâm nghiệp

Những loại sử dụng đất khác


* Loại hình sử dụng đất (Land Use Type- LUT): là loại hình đặc biệt của sử dụng đất
được mô tả theo các thuộc tính nhất định. Các thuộc tính đó bao gồm: quy trình sản
xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như sức kéo trong làm đất, đầu tư vật tư kỹ
thuật… và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật như định hướng thị trường, vốn thâm canh,
lao động, vấn đề sở hữu đất đai. Không phải tất cả các thuộc tính trên đều được đề cập
đến như nhau trong các dự án đánh giá đất mà việc lựa chọn các thuộc tính và mức độ
mô tả chi tiết phụ thuộc vào tình hình sử dụng đất của địa phương cũng như cấp độ,
yêu cầu chi tiết và mục tiêu của mỗi dự án đánh giá đất khác nhau.
Bảng 2: Các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất
Các kiểu sử dụng đất
(Hệ thống cây trồng)
1.1. Hai vụ lúa
1.2. Một vụ lúa
2. Lúa + Cây trồng cạn 2.1. Lúa + Lúa + Đậu
được tưới
tương
2.2. Lúa + Đậu tương +
Rau
2.3. Lúa + Thuốc lá +
Hành
3. Chuyên cây trồng cạn 3.1. Đậu tương + Ngô

được tưới
3.2. Lạc + Ngô
3.2. Rau + Đậu tương

Loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất
chính
Nông nghiệp được tưới
1. Chuyên lúa


c) Hệ thống sử dụng đất (Land Use System – LUS)
LUS là sự kết hợp của Đơn vị bản đồ đất đai – LMU và LUT (hiện tại hoặc tương lai).
Như vậy, mỗi một hệ thống sử dụng đất – LUS có một hợp phần đất đai và một hợp
phần sử dụng đất đai. Hợp phần đất đai của LUS là các đặc tính đất của LMU ví dụ
như thời vụ cây trồng, độ dốc %, thành phần cơ giới của đất… Hợp phần sử dụng đất
của LUS mô tả LUT bởi các thuộc tính. Các đặc tính của LMU và các thuộc tính của
LUT đều ảnh hưởng đến tính thích hợp của đất đai.

Đầu vào về kinh tế:
-

Máy móc
Lao động
Hạt giống

Đầu vào về môi trường
-

Bức xạ

Lượng mưa
Dinh dưỡng đất


ĐẦU VÀO
RỦI RO
HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT

ĐẦU RA

THIỆT HẠI

Đầu ra về môi trường (về sinh thái)
- Rửa trôi đất

Đầu ra về kinh tế
Năng suất

TIỀN

- Đất bị mặn hóa
- Ô nhiễm nước ngầm

- Mất thảm thực vật tự nhiên

Sơ đồ 1: Hệ thống sử dụng đất: đất đầu vào/ đầu ra về kinh tế và môi trường


Vì vậy: Trong đánh giá đất - LE (Land Evaluation), chúng ta không đánh giá đất hoặc
sử dụng đất mà là đánh giá hệ thống sử dụng đất.Trong LE, LUS là một phần của hệ

thống canh tác, còn hệ thống canh tác lại là một phần của hệ thống khu vực (thôn, xã,
huyện, khu vực đầu nguồn…). Một hệ thống canh tác của từ hai LMU và hai LUT có
thể cho tới 3 LUS khác nhau. Thực tế cho thấy,hệ thống canh tác của mỗi vùng ảnh
hưởng đáng kể đến các LUS như nguồn lao động, hoạt động khuyến nông, phương
thức canh tác, vốn đầu tư sản xuất, v.v… Ví dụ như liệu nhu cầu lao động, khả năng
dịch vụ kịp thời về vật tư, tín dụng cho các LUS có được hệ thống canh tác của khu
vực đó chấp nhận không? Các phương thức sản xuất của hệ thống canh tác có thỏa
mãn các điều kiện đất đai và thuộc tính sử dụng đất của các LUS không?


HỆ THỐNG VÙNG
Thị trường, tín dụng,
khuyến nông, giao
thông, chế biến

Hệ thống
canh tác

Hệ thống
phi nông nghiệp

HỆ THỐNG CANH TÁC

Hệ thống

Hệ thống sử dụng đất
cho cây trồng

nông hộ


HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
CHO TRỒNG TRỌT
Hệ thống môi
trường (khí hậu,
đất, địa hình, thực
vật, động vật)

Hệ thống cây trồng
(loại cây trồng), hệ
thống luân canh (hệ
số sử dụng đất)

Hệ thống sử dụng
đất cho chăn nuôi

HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
CHO CHĂN NUÔI
Hệ thống môi trường
(khí hậu, đất, địa hình,
Hệ thống chăn
thực vật, động vật)
nuôi

Sơ đồ 2: Hệ thống sử dụng đất trong mối quan hệ với hệ thống khu vực và hệ
thống canh tác (FAO, 1992)

Bảng 3: Hệ thống sử dụng đất và hệ thống canh tác (FAO, 1992)
LMU1 + LUT1= LUS1

LMU2 + LUT2= LUS2

LMU2+ LUT2= LUS3
HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP

Các ví dụ:
1= Cà phê
2= Lâm nghiệp
3= Bảo vệ tự nhiên và giải trí
4= Lúa nước
5= Rau (mùa khô)

Sử dụng độc canh
Sử dụng đa canh
Sử dụng luân canh


Bảng 4: Các hệ thống sử dụng đất ở Đông bằng sông Cửu Long
(Nguyễn Văn Nhân)


HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
ĐIỀU KIỆN LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
VÙNG ĐẤT
TƯỚI
1. Lúa đông xuân- Lúa hè thu
2. Rau màu đông xuân- Rau màu xuân hè- Lúa mùa địa
phương
CÓ TƯỚI
3. Rau màu đông xuân- Lúa mùa
ĐẤT CÁT

4. Chuyên rau màu (Rau, đậu, khoai)
5. Lúa mùa địa phương
NHỜ MƯA
6. Rau màu hè thu- Lúa mùa cao sản
7. Lúa mùa địa phương
ĐẤT MẶN
NHỜ MƯA 8. Tôm
9. Rừng ngập mặn
10. Lúa mùa địa phương
11. Lúa mùa cao sản
12. Lúa hè thu- Lúa mùa địa phương
13. Lúa hè thu- Lúa mùa cao sản
ĐẤT MẶN
NHE MÙA NHỜ MƯA 14. Lúa hè thu- Lúa mùa cao sản
KHÔ
15. Lúa mùa cao sản- Tôm
16. Lúa mùa cao sản- Cá
17. Mía
18. Tôm
19. Lúa đông xuân
20. Lúa đông xuân- Lúa hè thu
CÓ TƯỚI
21. Rau màu đông xuân- Lúa mùa
22. Chuyên rau màu (Dưa, khoai)
ĐẤT PHÈN
23. Mía
NẶNG
24. Lúa mùa địa phương
25. Lúa hè thu- Lúa mùa cao sản
NHỜ MƯA

26. Dứa (khóm)
27. Tràm
ĐẤT PHÈN
28. Lúa đông xuân
TRUNG
29. Lúa đông xuân- Lúa hè thu
BÌNH

30. Lúa đông xuân- Lúa hè thu- Lúa thu đông
NHẸ
31. Rau/Màu đông xuân- Lúa hè thu- Lúa thu đông
CÓ TƯỚI
32. Lúa đông xuân- Đay hè thu
33. Rau/Màu đông xuân- Lúa hè thu
34. Chuyên rau/màu (ngô, khoai)
35. Mía
NHỜ MƯA 36. Lúa mùa địa phương
37. Lúa mùa cao sản


ĐẤT
PHÙ
SA VÀ ĐẤT
XÁM

CÓ TƯỚI

NHỜ MƯA

38. Lúa hè thu- Lúa mùa địa phương

39. Lúa hè thu- Lúa mùa địa phương
40. Rau/Màu hè thu- Lúa mùa cao sản
41. Dứa (khóm)
42. Bạch đàn
43. Lúa đông xuân- Lúa hè thu
44. Lúa đông xuân- Lúa hè thu- Cá
45. Lúa đông xuân- Lúa hè thu- Lúa thu đông
46. Lúa đông xuân- Rau/Màu xuân hè- Lúa địa phương
47. Rau/Màu đông xuân- Rau/Màu xuân hè/ Lúa địa
phương
48. Lúa đông xuân- Đay hè thu
49. Rau/Màu đông xuân- Lúa hè thu
50. Chuyên Rau/Màu
51. Mía
52. Dứa
53. Cây ăn trái
54. Lúa mùa địa phương
55. Lúa hè thu- Lúa mùa cao sản
56. Rau/Màu hè thu- Lúa mùa cao sản


1.4.3. Khái quát quy trình đánh giá đất
Quy trình đánh giá đất được trình bày theo đề cương của FAO – 1976 có chỉnh sửa
năm 1983 và được chỉ dẫn trong các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất cụ thể cho:
-Nông nghiệp có mưa (FAO, 1983)
-Đất rừng (FAO, 1984)
-Nông nghiệp có tưới (FAO, 1984)
-Đồng cỏ chăn thả (FAO, 1992)
Quy trình tập trung vào các bước chính sau:
1) Dựa vào mục tiêu và quy mô của từng dự án đánh giá đất, thu thập các tài liệu,

thông tin có sẵn về tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng dự án.
2) Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: mô tả các đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping
Unit- LMU) dựa trên kết quả điều tra tài nguyên đất (khí hậu, dạng đất, loại đất, thực
vật, bề mặt đất, nước ngầm). Mỗi một LMU có số lượng các đặc tính như độ dốc,
lượng mưa, phẫu diện đất, thoát nước, thảm thực vật… khác với LMU kề bên.
3) Chuyển đổi các đặc tính của mỗi LMU thành các tính chất đất đai có tác động trực
tiếp đến sự hình thành hệ thống sử dụng đất (land Use System- LUS) hay nói cách
khác đó là sự kết hợp của LUT được lựa chọn với LMU.
4) Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất (Land Use Type- LUT) với các thuộc
tính chính liên quan đến:
Các chính sách và mục tiêu phát triển
Những hạn chế đặc biệt trong sử dụng đất
Những nhu cầu ưu tiên của các chu sử dụng đất
Các điều kiện tổng quát về kinh tế- xã hội và sinh thái nông nghiệp trong vùng đánh
giá đất.
5) Quyết định các yêu cầu sử dụng đất (chủ yếu về tự nhiên và sinh học) cho mỗi loại
hình sử dụng đất được lựa chọn.
6) Đối chiếu xếp hạng các LUT trên cơ sở so sánh các yêu cầu sử dụng đất của các
LUT với các tính chất đất đai của các LMU nhằm xác định mức độ phù hợp của các
tính chất đất đai của mỗi LMU cho mỗi LUT. Quá trình đối chiếu này là tiền đề của
nội dung phân hạng tích hợp của các LMU cho từng LUT. Tiến hành phân hạng thích
hợp đất đai cho các LUT đã đối chiếu.
7) Đề xuất các hệ thống sử dụng đất tối ưu và các giải pháp tạo các LUT thích hợp
phục vụ quy hoạch sử dụng đất và tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên đất
của vùng.
Như vậy, đánh giá đất dựa trên cơ sở so sánh các dữ liệu tài nguyên đất với các yêu
cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất. Nó cung cấp thông tin về sự thích hợp đất
đai cho việc sử dụng đất, cũng có nghĩa là nó cung cấp thông tin về sự thích hợp trong
sử dụng đất cho công tác quy hoạch sử dụng đất.



Quy trình đánh giá đất trên được trình bày theo “ Đề cương đánh giá đất” của FAO từ
1976. Đề cương này dựa vào các ý kiến tham khảo của các chuyên gia khoa học đất
thế giới. Nó không phải là một hệ thống đánh giá đất nguyên bản mà dựa trên cơ sở
của các nguyên tắc và khái niệm của đề cương này có thể hệ thống hóa và phát triển
thêm cho mỗi quốc gia, mỗi vùng và địa phương. Nguyên nhân cần thiết phải tuân thủ
đề cương FAO là:
Nó cung cấp một loạt các nguyên tắc, những khái niệm và quy trình đánh giá đất
(Land Evaluation- LE)để sử dụng đất một cách cụ thể và hợp lý cho sản xuất nông lâm
nghiệp và bảo vệ tự nhiên.
Nó được áp dụng cho các bản đồ tỷ lệ từ toàn cầu đến địa phương, ở tất cả các nước
phát triển và đang phát triển trên thế giới trong thập kỷ cuối.
Nó đưa được những chú ý thích đáng về đất đai theo nghĩa rộng nhất (cho tổng thể,
cho cá biệt) về yếu tố sinh thái và về các khía cạnh kinh tế- xã hội- kỹ thuật trong sử
dụng đất. Các kết quả của đánh giá đất vì vậy đã cung cấp những thông tin cần thiết
cho quy hoạch sử dụng đất.
Nó có thể được dung làm chỉ dẫn để chuẩn hóa các hệ thống đánh giá đất hiện tại và
ứng dụng các kết quả của hệ thống này.
1.4.4. Những nguyên tắc của đánh giá đất đai
- Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại hình sử dụng
đất (các LUT) cụ thể.
- Việc đánh giá đòi hỏi có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên
các loại đất khác nhau (phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, máy móc…)
- Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp, nghĩa là phải có sự phối hợp và tham gia đầy
đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học.
- Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của vùng- khu
vực đất nghiên cứu.
- Khả năng thích hợp đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở phát triển bền vững, các
nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được dung để quyết định.
- Đánh giá đất tập trung so sánh các sử dụng đất khác nhau.

1.4.5. Mức độ chi tiết và tỷ lệ bản đồ trong điều tra đánh giá đất đai.
Đánh giá đất có thể được thực hiện ở các cấp khác nhau và thể hiện kết quả trên các
bản đồ tỷ lệ khác nhau (xem sơ đồ: Đánh giá đất ở các tỷ lệ bản đồ khác nhau tùy theo
mục đích- Young, 1976).
Young đã chia thành 6 loại hình khác nhau dưới đây về điều tra theo 6 cấp độ:


1) Tài liệu sưu tập tổng hợp: Là những đánh giá đất dựa trên cơ sở tổng hợp các điều
tra hiện tại trên toàn thế giới hoặc trên khu vực rộng (như vùng Đông Nam Á). Các tỷ
lệ thường là 1:1.000.000 hoặc nhỏ hơn. Chúng thường được dung cho việc đánh giá
theo định lượng đất một cách rộng rãi. Ví dụ: Bản đồ đất FAO- UNESCO của thế giới
đã làm được chủ yếu từ sự tổng hợp các tài 33 liệu điều tra hiện tại. Bản đồ này đã
được dùng đánh giá đất trên tỷ lệ toàn cầu để đánh giá tiềm năng đất nhằm giải quyết
vấn đề lương thực thế giới do Buringh đề xuất năm 1977.
Bảng 5: Các cấp phân tích có liên quan đến mục tiêu và phạm vi của
đánh giá đất- Hulzing, 1993)
Mục tiêu/Phạm Tính chất của
vi của LE
LE. Tỷ lệ bản
đồ
Tiềm năng sinh Các vùng sinh
lý và trở ngại thái
nông
trong quốc gia nghiệp:
1:5.000.000
1:2.000.000
Lựa chọn vùng Thăm dò:
tự nhiên triển 1:500.000
vọng và chọn 1:100.000
sử dụng đất để

phát triển ở các
vùng, chọn địa
điểm dự án

Nghiên
cứu
tiền khả thi cho
chương trình
và dự án cấp
huyện,
xác
định dự án
Quy
hoạch
thôn/xã, dự án
thực hiện

Loại đơn vị Mô tả loại
bản đồ
hình sử dụng
đất
Các phổ biến LUT
chính
dựa trên khí (cây hàng năm
hậu NN, loại nhờ
mưa
địa hình chính, rừng); cây với
các nhóm đất mức độ quản
chính
lý rộng rãi

Kết hợp với Như trên
việc mô tả các
thành phần và
chỉ tiêu của số
% đơn vị bản
đồ đất.

Bán chi tiết
Như trên, đôi
1:100.000 đến khi (phổ biến)
chỉ mô tả các
>1:25.000
thành
phần
chính
của
LMU
Chi tiết:
Đơn vị bản đồ
đất đai chính
>1:25.000
với thành phần
chính và kết
luận

Chỉ tiêu dùng
để đánh giá đất
Các chỉ tiêu
định tính (tốt,
vừa, nghèo)


Định tính, ở
lĩnh vực tự
nhiên đôi khi
đánh giá đầu
vào và đầu ra
theo
định
lượng
(kg,
ngày
công
theo ha)
Các chỉ tiêu
định tính về
tính
chất
và/hoặc về tài
chính

LUT với kỹ
nghệ đặc biệt
và mức độ
quản lý (gồm
cơ cấu cây
trống
Như trên
Như trên



2) Điều tra mở rộng: Mở rộng cho các vùng sinh thái nông nghiệp, dựa trnn cơ sở
tổng hợp các dữ liệu hiện có để cung cấp thông tin cho các vùng chưa biết đến. Phạm
vi: cho toàn quốc. Các tỷ lệ khác nhau từ 1:2.000.000 đến 1:250.000, được dùng cho
đánh giá đất định tính.
3) Điều tra thăm dò: Là các điều tra tài nguyên cho các vùng trong một nước. Các
mục tiêu thường là rộng rãi và các kết quả hầu như mạng tính định tính và bán định
lượng. Những kết quả điều tra như vậy xác định sơ bộ số lương và chất lượng chỉ tiêu
đất chính. Kiến thức này rất cần cho việc lựa chọn các ưu tiên sử dụng đất và phát riển
các vùng đất có triển vọng sản xuất. Các kết quả thường được thể hiện ở bản đồ có tỷ
lệ từ 1:500.000 đến 1:100.000
4) Điều tra bán chi tiết: Được thực hiện ở các vùng có triển vọng phát triển thông qua
điều tra thăm dò. Các mục tiêu của chúng là đặc trưng, ví dụ như đánh giá khả thi dự
án cho các loại hình sử dụng đất riêng biệt cụ thể. Các kết quả tối thiểu phải mang tính
định lượng. Các bản đồ tỷ lệ khác nhau giữa 1:100.000 đến 1:50.000. Điều tra bán chi
tiết rất cần cho việc quyết định dự án có được khả thi hay không.
5) Điều tra chi tiết: Được dùng khi đánh giá đất theo điều tra bán chi tiết nhận định
rằng phát triển dự án là khả thi. Trước khi thực hiện dự án, đánh giá đất chi tiết và
mang tính định lượng là cần thiết để tiếp cận vùng dự án và để định hướng các bước
thực hiện kịp thời, dùng cho cả quy hoạch thôn, xã. Tỷ lệ bản đồ khác nhau giữa
1:10.000 đến 1:25.000.
6) Điều tra nhạy bén: Cần thiết cho các quyết định quản lý riêng biệt có liên quan đến
việc cải thiện thực tiễn canh tác như việc áp dụng tưới nước hoặc phân bón, được dung
để quy hoạch nông trại. Tỷ lệ bản đồ thường lớn hơn 1:10.000.
1.4.6. Các phương pháp thực hiện quy trình đánh giá đất đai.
Trong đánh giá đất, cả hai khâu điều tra tự nhiên và kinh tế- xã hội đều quan trọng. Hai
phương pháp thực hiện quy trình đánh giá đất khác nhau được phân biệt bởi mối liên
quan đến sự nối tiếp thời gian khi thực hiện nghiên cứu về tự nhiên hay về kinh tế- xã
hội.
1) Phương pháp hai bước: Gồm có đánh giá đất tự nhiên (bước thứ nhất) và tiếp theo
là phân tích kinh tế- xã hội (bước thứ hai). Phương pháp tiến triển theo các hoạt động

tuần tự rõ rang, vì vậy có thể linh động thời gian cho các hoạt động và huy động cán
bộ tham gia.
2) Phương pháp song song: Các bước đánh giá đất tự nhiên cùng đồng thời với phân
tích kinh tế- xã hội. Ưu điểm là nhóm cán bộ đa ngành cùng làm việc gồm cả các nhà
khoa học tự nhiên và kinh tế- xã hội. Phương pháp này thường được đề nghị để đánh
giá đất chi tiết và bán chi tiết.
Có thể kết hợp hai phương pháp này, ví dụ phương pháp hai bước cho cấp điều tra
thăm dò rồi tiếp đến là phương pháp song song ở điều tra chi tiết và bán chi tiết.


Trong thực tế sự khác nhau giữa hai phương pháp không thất rõ nét. Với phương pháp
hai bước, thuộc tính quan trọng là kinh tế- xã hội cần cho suốt cả bước thứ nhất khi lựa
chọn các loại sử dụng đất trong quá trình đánh giá đất.


KHỞI ĐẦU
Mục tiêu
Số liệu và giả thiết
Lập kế hoạch đánh giá

Kiểm chứng
KHẢO SÁT TÀI NGUYÊN
ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI

LOẠI SỬ DỤNG ĐẤT
Loại hình sử dụng đất chủ yếu
hay loại hình sử dụng đất cụ thể

Yêu cầu giới hạn
của việc sử dụng

đất

SO SÁNH SỬ DỤNG ĐẤT VỚI
ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI
Đối chiếu
Tác đông môi trường
Phân tích kinh tế- xã hội
Kiểm tra thực địa

Tính chất và
chất lượng đất
đai

Phân loại khả năng
thích nghi đất đai

TRÌNH BÀY KẾT
QUẢ

Sơ đồ 3: Trình tự hoạt động đánh giá đất đai theo FAO, 1976


THAM KHẢO BAN
ĐẦU
Phương pháp
hai bước

Phương pháp
song song


Điều tra

Điều tra

cơ bản

cơ bản

Bước thứ nhất
Phân hạng thích nghi
đất định tính/bán định
lượng

Phân hạng thích nghi Phân tích kinh
tế và xã hội
theo định lượng và
định tính

Phân tích kinh tế
Bước thứ hai

và xã hội

Phân hạng thích nghi
đất theo định tính

QUYẾT ĐỊNH QUY
HOẠCH
Sơ đồ 4: Các phương pháp hai bước và song song trong tiến trình đánh giá đấtFAO, 1976



×