Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học sản xuất chế phẩm sinh học tăng độ ẩm của vật liệu cháy dưới tán rừng thông nhằm hạn chế khả năng cháy rừng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐỨC ANH

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC SẢN XUẤT
CHẾ PHẨM SINH HỌC TĂNG ĐỘ ẨM CỦA
VẬT LIỆU CHÁY DƯỚI TÁN RỪNG THÔNG NHẰM
HẠN CHẾ KHẢ NĂNG CHÁY RỪNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên, 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐỨC ANH

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC SẢN XUẤT
CHẾ PHẨM SINH HỌC TĂNG ĐỘ ẨM CỦA
VẬT LIỆU CHÁY DƯỚI TÁN RỪNG THÔNG NHẰM
HẠN CHẾ KHẢ NĂNG CHÁY RỪNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số ngành : 8.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học:1. PGS.TS Trần Quốc Hưng
2. TS. Vũ Văn Định

Thái Nguyên, 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân và Trong
quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng một phần số liệu của đề tài: “Nghiên cứu sản xuất
chế phẩm sinh học phân hủy nhanh vật liệu cháy dưới tán rừng thông nhằm hạn chế
khả năng cháy rừng ở Việt Nam” được thực hiện từ năm 2016- 2020. Nếu có gì sai
sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Học viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng dạy
và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại những khiến thức đã học
cũng như làm quen với công việc nghiên cứu nên quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho học viên cọ sát với thực tế

nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư
duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân,
được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa sau Đại học, khoa Lâm nghiệp
và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Trần Quốc Hưng và TS. Vũ Văn
Định, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở Khoa học
sản xuất chế phẩm sinh học tăng độ ẩm của vật liệu cháy dưới tán rừng thông nhằm
hạn chế khả năng cháy rừng ở Việt nam” Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự
giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các Thầy cô giáo trong khoa sau Đại học và khoa Lâm
nghiệp cùng với sự phối hợp giúp đỡ của ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ
rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và đặc biệt là nhóm nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học phân hủy nhanh vật liệu cháy dưới tán rừng
thông nhằm hạn chế khả năng cháy rừng ở Việt Nam”. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng
cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, đặc biệt là các thầy
giáo PGS.TS. Trần Quốc Hưng và TS. Vũ Văn Định người đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng,
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các anh, chị, em của Trung tâm Nhiên cứu
Bảo vệ rừng đã cộng tác và hỗ trợ tôi thực hiện công việc. Trong quá trình thực hiện
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn này hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019
Học viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của luận văn ................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................... ....... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ ....... 2
4. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................. 3
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước............................................................ 5
1.2.1. Nghiên cứu về cháy rừng và biện pháp phòng chống cháy rừng thông . 5
1.2.2. Nghiên cứu về vi sinh vật sinh màng nhầy ........................................... 10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG - ĐỊA ĐIỂM - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 20
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................... ..... 20
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... ..... 20
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
2.2.1. Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật sinh màng nhầy (Polysacarit) ..... ..... 20
2.2.2. Nghiên cứu hướng dẫn sản xuất chế phẩm sinh học....................... ..... 20
2.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học ........................... ..... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
2.3.1. Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật sinh màng nhầy (Polysacarit) ..... ..... 21
2.3.2. Nghiên cứu hướng dẫn sản xuất chế phẩm sinh học....................... ..... 25
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học...... ..... 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 31

3.1. Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật sinh màng nhầy (Polysacarit). ............. 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

3.1.1. Phân lập vi sinh vật sinh màng nhầy. .................................................... 31
3.1.2. Đánh giá, tuyển chọn vi sinh vật sinh màng nhầy. ............................... 34
3.1.3. Đánh giá một số chủng vi sinh vật sinh màng nhầy tồn tại ở trong điều

100

kiện nhiệt độ và ẩm độ khác nhau. ............................................................ ..... 36
3.1.4 Ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng và phát triển của các chủng
VSV sinh màng nhầy ...................................................................................... 38
3.1.5. Định danh đến loài và xác định mức độ an toàn sinh học của các chủng
vi sinh vật có hoạt tính cao được tuyển chọn. ................................................. 42
3.2. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm sinh học .................. 45
3.2.1 Nghiên cứu điều kiện sinh trưởng và phát triển của các chủng VSV sinh
màng nhầy Polysacarit sử dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học (môi trường,
tốc độ lắc, thời gian, nhiệt độ, độ pH)............................................................. 45
3.2.2 Nghiên cứu khả năng tập hợp chủng...................................................... 48
3.2.3 Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học ................................................ 49
3.2.4 Xây dựng Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học .................................. 50
3.3. Nghiên cứu kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học .............................. ..... 53
3.3.1. Xác định thời điểm sử dụng chế phẩm sinh học ................................... 53
3.3.2. Xác định phương thức sử dụng chế phẩm sinh học tại chỗ .................. 57
3.3.3. Xác định phương thức sử dụng chế phẩm bằng phương pháp thu gom vật

liệu cháy .................................................................................................... ..... 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ..................................................... 62
2. Tồn tại ......................................................................................................... 63
3. Kiến nghị ..................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU
Chữ viết tắt/ký hiệu

Giải nghĩa đầy đủ

ADN

Acid Deoxyribo Nucleic

BNN &PTNT


Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CFU

Đơn vị khuẩn lạc trong 1 ml hoặc 1 gam

CT

Công thức

D1.3

Đường kính ngang ngực

ĐC

Đối chứng

DTB

Đường kính trung bình

Hdc

Chiều cao dưới cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn


KV

Khu vực

LSD

Khoảng sai dị

M

Trọng lượng



Mật độ

PCR

Polymerase Chain Reaction

PDA

Potato Dextrose Agar

TCLN

Tổng cục Lâm nghiệp

TB


Trung bình

VK

Vi khuẩn

VSV

Vi sinh vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng vi sinh vật sinh màng nhầy phân lập được
ở các khu vực nghiên cứu................................................................................ 31
Bảng 3.2: Hàm lượng polysacarrit tạo thành của các chủng vi sinh vật
phân lập được ................................................................................................ 35
Bảng 3.3: Kết quả thí nghiệm sự ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến đường
kính khuẩn lạc vi khuẩn sinh màng nhầy ........................................................ 37
Bảng 3.4: Kết quả thí nghiệm sự ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến đường
sinh trưởng của VSV sinh màng nhầy ............................................................ 38
Bảng 3.5: Kết quả thí nghiệm khả năng sinh màng nhầy đối với VLC của các
chủng vi sinh vật trong bình thí nghiệm ......................................................... 40
Bảng 3.6: Kết quả thí nghiệm khả năng giữ ẩm của các chủng VSV sinh màng

nhầy với vật liệu cháy trên quy mô chậu vại .................................................. 41
Bảng 3.7: Kết quả định danh các chủng VSV sinh màng nhầy ...................... 42
Bảng 3.8: Kết quả thí nghiệm sự ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến
mật độ tế bào của VSV sinh màng nhầy ......................................................... 45
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của tốc độ lắc đến mật độ tế bào VSV
sinh màng nhầy............................................................................................... 47
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá ảnh hưởng của thời gian nhân sinh khối đến mật
độ tế bào .......................................................................................................... 47
Bảng 3.11: Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của pH môi trường đến mật độ tế
bào ............................................................................................................. ..... 48
Bảng 3.12: Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của chất mang đến mật độ VSV
trong sản xuất chế phẩm.................................................................................. 49
Bảng 3.13: Kết quả thí nghiệm thời điểm xử lý chế phẩm ảnh hưởng đến khả
năng tăng độ ẩm của vật liệu cháy tại Sóc Sơn, Hà Nội và Hoành Bồ Quảng
Ninh ................................................................................................................. 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii

Bảng 3.14: Kết quả thí nghiệm liều lượng sử dụng chế phẩm sinh học ảnh
hưởng đến độ ẩm vật liệu cháy ở Sóc Sơn, Hà Nội ........................................ 55
Bảng 3.15: Kết quả thí nghiệm liều lượng sử dụng chế phẩm sinh học ảnh
hưởng đến độ ẩm vật liệu cháy ở Hoành Bồ, Quảng Ninh ............................. 56
Bảng 3.16: Sử dụng chế phẩm sinh học ảnh hưởng đến độ ẩm vật liệu cháy ở
Sóc Sơn, Hà Nội .............................................................................................. 57
Bảng 3.17: Sử dụng chế phẩm sinh học ảnh hưởng đến độ ẩm vật liệu cháy ở
Hoành Bồ, Quảng Ninh ................................................................................... 58

Bảng 3.18: Gom vật liệu cháy để xử lý chế phẩm ảnh hưởng đến độ ẩm vật
liệu cháy ở Hoành Bồ, Quảng Ninh ................................................................ 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Một số chủng Vi sinh vật sinh màng nhầy phân lập được .............. 34
Hình 3.2. Khả năng sinh polysaccarit của chủng P.16.1 và P.51 ................... 36
Hình 3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của P16.1 ....................... 38
Hình 3.4: Ảnh hưởng của ẩm độ đến đường kính khuẩn lạc chủng P16.1 ..... 39
Hình 3.5: Vị trí phân loại của chủng P16.1 và chủng P08 .............................. 43
Hình 3.6: Thí nghiệm xác định phương thức sử dụng chế phẩm tại chỗ ........ 60
Hình 3.7: Tiến hành thu gom Vật liệu cháy chuẩn bị thí nghiệm
tại Sóc Sơn – Hà Nội ....................................................................................... 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rừng được coi là “lá phổi xanh” của nhân loại, là nguồn tài nguyên quý

giá, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, đời sống và văn hóa cộng
đồng, các hoạt động du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, an ninh quốc phòng
và chất lượng cuộc sống con người nói chung. Tuy nhiên, tài nguyên rừng đang
bị suy giảm nghiêm trọng ở nhiều nơi cả về số lượng và chất lượng. Một trong
những nguyên nhân quan trọng làm mất rừng là do cháy rừng.
Tính đến 31/12/2018 diện tích rừng toàn quốc 14.491.295 ha, trong đó:
Rừng tự nhiên 10.255.525 ha, rừng trồng là 4.235.770 ha; độ che phủ là 41,65%
(911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/03/2019). Tính riêng giai đoạn từ 2014 đến
tháng 6/2018 tổng số đã có 1.712 vụ cháy rừng, diện tích cháy rừng lên đến
7.569. diện tích cháy rừng bình quân hàng năm 1297 ha (Tổng cục Lâm nghiệp
2018). Điều này gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế, gây ô nhiễm môi trường ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, mất nhiều nguồn gen quý hiếm và làm mất cân
bằng sinh học.
Cây Thông là cây trồng chủ yếu với diện tích đứng thứ 3 sau Bạch đàn
và Keo, diện tích rừng thông các loại hiện nay khoảng trên 400.000 ha bao gồm
chủ yếu là Thông nhựa (Pinus merkusii), Thông ba lá (Pinus kesyia), Thông
đuôi ngựa (Pinus massoniana). Thông là loài cây lâm nghiệp mang lại giá trị
rất lớn về mặt kinh tế như: Cung cấp gỗ, nhựa,... và bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên, nguy cơ khả năng cháy rừng cao vì có chứa hàm lượng nhựa từ 2%-12%
(Bế Minh Châu, 2001), khi cháy lửa lan nhanh, khó dập tắt nên thường gây
nhiều thiệt hại lớn.
Chế phẩm sinh học tăng độ ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng thông góp
phần hạn chế được cháy rừng ở Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở
khoa học tạo chế phẩm sinh học nhằm tăng độ ẩm VLC dưới tán rừng và chuyển
hóa chúng thành một sản phẩm có lợi là phân hữu cơ sinh học giúp cải thiện
tính chất lý hóa của đất, giúp cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt nhằm tăng
hiệu quả kinh tế, bảo vệ được môi trường sinh thái. Xuất phát từ những lý do
trên đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học sản xuất chế phẩm sinh học tăng độ ẩm



2

vật liệu cháy dưới tán rừng Thông nhằm hạn chế khả năng cháy rừng ở Việt
Nam” là cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu của luận văn
-Xác định được cơ sở khoa học tạo chế phẩm sinh học tăng độ ẩm vật liệu
cháy dưới tán rừng thông nhựa nhằm hạn chế khả năng cháy rừng ở Việt Nam.
- Phân lập tuyển chọn được 3-5 chủng vi sinh vật sinh màng nhầy dưới
tán rừng thông có hàm lượng Polysacarit: 15g/l tồn tại và phát triển phù hợp
với vật liệu cháy dưới tán rừng thông.
- Sản xuất được chế phẩm sinh học tăng độ ẩm vật liệu cháy dưới tán
rừng thông bằng vi sinh vật sinh màng nhầy Polysacarit có khả năng phát triển
và mức độ cạnh tranh sinh học, an toàn, thân thiện với môi trường tăng hơn
10% độ ẩm của vật liệu cháy dưới tán rừng trước mùa khô.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp các dữ liệu, luận cứ khoa học tạo chế phẩm sinh học tăng độ
ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng thông nhằm hạn chế khả năng cháy rừng, cải tạo
đất và tăng khả năng sinh trưởng của rừng thông ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
phòng chống cháy rừng thông.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Lần đầu tiên nghiên cứu cơ sở khoa học tạo chế phẩm sinh học tăng độ
ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng thông nhằm hạn chế khả năng cháy rừng ở Việt
Nam.
- Tạo chế phẩm sinh học đa chức năng phân hủy vật liệu cháy, tăng khả
năng sinh trưởng của rừng thông và cải tạo đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về cháy rừng
Theo nghiên cứu của FAO đưa ra khái niệm về cháy rừng: “Cháy rừng
là sự xuất hiện và lan truyền của những đám cháy trong rừng mà không nằm
trong sự kiểm soát của con người, gây nên những tổn thất nhiều mặt về tài
nguyên, của cải và môi trường”.
Cháy rừng xảy ra khi có mặt đồng thời của 3 thành tố là nguồn nhiệt, ôxy
và vật liệu cháy (VLC); và tùy thuộc vào đặc điểm của các yếu tố nêu trên, cháy
rừng có thể được hình thành, phát triển hay bị ngăn chặn hoặc suy yếu đi
(Brown, 1979; Chandler et al., 1983). Vì vậy, về bản chất những biện pháp PCR
chính là những biện pháp tác động vào 3 yếu tố trên theo chiều hướng ngăn
chặn và giảm thiểu quá trình cháy.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển cháy rừng là thời tiết, loại rừng và hoạt động kinh
tế - xã hội (KT - XH) của con người. Thời tiết đặc biệt là lượng mưa (Lm), nhiệt
độ không khí (Tkk), độ ẩm không khí (Wkk) và tốc độ gió (Vg) ảnh hưởng quyết
định đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm vật liệu cháy (Wvlc) rừng qua đó ảnh hưởng
đến khả năng bén lửa và lan tràn đám cháy. Loại rừng ảnh hưởng tới tính chất
vật lý, hoá học, khối lượng và phân bố của vật liệu cháy qua đó ảnh hưởng đến
loại cháy, khả năng hình thành và tốc độ lan tràn của đám cháy và hoạt động
KT - XH của con người, như: sản xuất nương rẫy, săn bắn thú rừng và du lịch
sinh thái,... đều có ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ và phân bố nguồn lửa khởi

đầu của các đám cháy. Phần lớn các biện pháp PCR đều được xây dựng trên cơ
sở phân tích đặc điểm 3 yếu tố trên trong hoàn cảnh cụ thể ở địa phương
(Pancel, 1993; Richmond, 1976).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

Nghiên cứu về vật liệu cháy rừng
Vật liệu cháy là một trong ba yếu tố hình thành tam giác lửa, có nghĩa là
một trong các yếu tố duy trì sự cháy cùng với oxy. Từ trước đến nay người ta
đã rất chú trọng vào VLC bằng các biện pháp đốt trước, dọn các thực bì nhằm
giảm thiểu số lượng vật liệu dễ cháy. Khối lượng và tính chất của vật liệu cháy
ảnh hưởng đến cháy (chất có thể cháy) cung cấp cho các điều kiện cần thiết cho
các đặc điểm và các tác động đến một đám cháy rừng. Vì vậy, nghiên cứu các
vật liệu dễ cháy dưới tán rừng thông nhằm đề xuất biện pháp ngăn chặn lửa
hiệu quả trở thành vấn đề được quan tâm bởi các nhà quản lý cũng như các nhà
khoa học. Các mô hình cháy cho phép đánh giá khả năng xảy ra cháy liên quan
đến các vật liệu cháy phức tạp dưới điều kiện đốt trước (Johnson và Peterson,
2005).
Nghiên cứu vi sinh vật sinh màng nhầy
Trong đất nhóm vi sinh vật sinh màng nhầy (polysacarit) có vai trò quan
trọng trong việc giữa ẩm đất và vật liệu cháy dưới tán rừng. Nhóm sinh màng
nhầy bao gồm: Lipomyces, Bacillus, Azotobacter, Beijerinckia, Enterobacter…
Các nhóm vi sinh vật này, trong quá trình sinh trưởng phát triển, đã tiết ra
polysacarit sinh học. Khi có mặt Ca++, các polysacarit sẽ cùng tác động tương
hỗ trong đất, giúp gắn kết các hạt đất, các hạt cát với nhau để tạo thành một cấu
tượng ổn định và bền vững. Do đó đất có khả năng tăng độ kết cấu, có khả năng

giữ nước, chống rửa trôi, làm giảm sự bay hơi nước; thông qua đó độ phì của
đất được cải thiện (Babieva và Gorin, 1987). Trên thế giới, vi sinh vật sinh
màng nhầy đã được nghiên cứu và ứng dụng trong cải tạo đất từ những năm 80
của thế kỷ XX. Đến những năm 90, việc sản xuất chế phẩm thương mại đã được
tiến hành; Superbio là một trong những sản phẩm thương mại đầu tiên được
biết đến. Kết quả nghiên cứu của Babieva (1987) cho thấy nhóm VSV sinh
màng nhầy Lipomyces, Bacillus có khả năng giữ ẩm đất trong cải tạo đất khô
hạn. Alekxandrov và cs thuộc Khoa Thổ nhưỡng, Đại học Tổng hợp Moskova
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

đã nghiên cứu vi khuẩn sinh màng nhầy Bacillus sp. để tạo chế phẩm phân bón
vi sinh giữ ẩm cho đất. Chế phẩm này đã được sử dụng để tăng năng xuất cây
trồng ở các vùng khô hạn thuộc vùng Capcaz. Các nhà khoa học Trung Quốc
đã sử dụng các chế phẩm vi sinh giữ ẩm để cải tạo đất đá vôi miền Nam Trung
Quốc để trồng các cây công nghiệp.
Nhìn chung, cháy rừng được coi là một trong những thảm họa của tự
nhiên. Cháy không những làm mất nơi sinh sống của rất nhiều các loài động
thực vật, mà còn ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu toàn cầu, bên cạnh đó còn đe
dọa đến đời sống và kinh tế xã hội của những người sống gần khu vực xung
quanh nó. Việc nghiên cứu tạo ra chế phẩm có khả năng phân hủy vật liệu cháy
trong tự nhiên nhờ tập đoàn vi sinh vật được tuyển chọn có khả năng phân hủy
nhanh nhất, hiệu quả nhất. Giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy vật liệu cháy, giảm
thiểu nguy cơ cháy rừng là việc hết sức quan trọng và cần thiết.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.2.1. Nghiên cứu về cháy rừng và biện pháp phòng chống cháy rừng thông

Nghiên cứu về cháy rừng
Quá trình phát sinh, phát triển cháy rừng gồm 3 yêu tố: vật liệu cháy, oxy
và nguồn nhiệt. Trong đó VLC giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Quy mô và mức
độ lan tràn nhanh hay chậm quyết định ở khối lượng và độ ẩm của VLC. Nguồn
VLC quyết định bởi đặc điểm của từng hệ sinh thái rừng. Hệ sinh thái rừng
thông, ngoài thông chiếm ưu thế, dưới chúng còn nhiều loài cây bụi thảm tươi.
Về mùa mưa rừng thông thường xanh tốt. Về mùa khô cây rừng rụng lá và tỉa
cành, tầng thảm tươi cây bụi thường vàng úa khô héo. Vào các tháng mùa khô
số ngày khô hạn liên tục càng lớn thì khối lượng VLC trong rừng càng gia tăng
nhanh. Do sản phẩm rơi rụng của rừng thông và cả bản thân cây thông còn sống
chứa nhiều dầu, cây đổ bị chết khô, cây chết đứng, cành rơi lá rụng, hoa quả
rụng, vỏ cây, rễ cây, lớp cỏ thảm tươi cây bụi… đã bị chết khô tạo ra nguồn vật
liệu rừng ở mặt đất và trong không gian rất lớn, dễ bắt lửa (Bế Minh Châu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

2001; Phạm Ngọc Hưng, 1998). Ở rừng thông có 2 tầng VLC nên thường xuất
hiện 2 loại cháy
Nghiên cứu về vật liệu cháy ở rừng thông
Vật liệu cháy theo nghĩa rộng là tất cả vật chất hữu cơ ở trong rừng có thể
bắt lửa và bốc cháy bao gồm: thảm mục, cành lá, hoa quả rơi rụng, cỏ, cây bụi
thảm tươi, rễ cây, vỏ cây, nhựa cây, gốc cây cây chết đứng, cây bị chết khô, than
bùn …. phân bố trong đất hay trên mặt đất (Phạm Ngọc Hưng, 1988; Bế Minh
Châu, 2001).
Vật liệu cháy là một trong 3 yếu tố quan trọng quyết định sự hình thành
và phát triển của một đám cháy (VLC, oxy, nguồn nhiệt). Nếu VLC càng nhiều,

độ ẩm của VLC càng thấp khả năng bắt lửa càng nhanh, mức độ quy mô đám
cháy càng lớn thì tác hại cháy rừng càng nghiêm trọng. Nếu khối lượng VLC
trong rừng chỉ kể những phần thực vật đã bọ khô nỏ thì chúng luôn biến động
theo không gian và thời gian. Về không gian được quy định bởi vĩ độ, địa lý,
địa hình và các yếu tố sinh thái kèm theo như (đất đai khí hậu…). Về thời gian
phụ thuộc vào tuổi các lâm phần thông và mùa vụ trong năm. Tuổi cây càng
cao thì tỷ lệ chất khô càng nhiều (Nguyễn Văn Trương, 1983; Nguyễn Văn
Viễn, 1982).
Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Hưng (1988) phân chia vật liệu cháy ở
rừng thông nhựa như sau:
Vật liệu cháy ở rừng thông non: Rừng thông non là rừng trồng từ 1-7
tuổi, đặc điểm giai đoạn thông non rừng chưa khép tán ánh sáng nhiều nên các
loại cây dưới tán rừng chịu chua, hạn mọc rất nhanh: như Ràng ràng; sim, mua,
lau, chít, chè vè, cỏ tranh… Lớp thảm tươi có độ cao 0,8-1,2 m. Mùa Xuân và
mùa hè mưa nhiều mọc rất xanh tốt. Sang các tháng mùa khô hanh (tháng 10
đến tháng 3 năm sau) lượng mưa rất thấp, lượng bốc hơi nước cao đây là thời
kỳ khô hạn kéo dài. Cả lớp thảm tươi bị khô héo và chết vàng úa tạo lên nguồn
VLC rừng mặt đất lớn và dễ bắt cháy. Cây thông giai đoạn này còn non yếu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

thấp nên khi xuất hiện cháy thường cả khu rừng thường bị chết từ 70-100%
(Phạm Ngọc Hưng, 1982).
Vật liệu cháy ở rừng thông trung niên: Đây là giai đoạn rừng khép tán có
tuổi từ 8-15 tuổi rừng đã được chặt tỉa thưa, loại trừ cây cong keo, sâu bệnh,
cây thông cũng bắt đầu tự tỉa thưa đào thải các cành khô lá rụng (Phùng Ngọc

Lan, 1985; Phạm Ngọc Hưng, 1982). Do tán rừng thưa ánh sáng vẫn lọt nhiều
nên tầng cây bụi dưới tán rừng vẫn còn rậm rạp. Về mua khô tầng cây cỏ, cây
bụi cao 0,8-1,2 m gồm: Ràng ràng, guột, tế, sim, mua… bị khô héo chết đi cùng
với cành khô lá rụng tạo ra lớp VLCR trên mặt đất gấp 1-1,5 lần so với giai
đoạn rừng non. Cây rừng lại cao hơn nên khi cháy mặt đất, thân cây thông
thường bị cháy xém ở độ cao 3-4m, một phần tán lá bị cháy táp, bình quân 30%
số cây bị chết.
Vật liệu cháy ở rừng thông thành thục: Loại rừng thông này có tuổi từ 16
trở đi chiều cao trung bình 12m, đường kính trung bình khoảng 25 cm, lớp thảm
tươi gồm ràng ràng, sim, mua, cỏ dại cao 0,6-1,0 m. Giai đoạn này cây tự tỉa
thưa cành, lá nhiều hơn, VLCR ở giai đoạn này nhiều hơn giai đoạn rừng non
và rừng trung niên. Tác động của lửa rừng khi xuất hiện cháy trên mặt đất cây
thường bị cháy táp, cây rừng bị cháy xém cả lớp vỏ khô ở ngoài nên chưa chết
hẳn. Nhưng nó gây tác hại lớn đến sản lượng, sinh trưởng và phát triển của cây
vài năm sau rừng thông mới phục hồi được.
Về khả năng và mức độ bắt lửa của VLC ở 3 loại rừng cũng rất khác
nhau. Vật liệu cháy ở rừng thông non nhiệt độ bắt lửa từ 70-800C, nhiệt độ tự
bốc cháy 330-3500C. Vật liệu cháy ở rừng thông trung niên nhiệt độ bắt cháy
100-1200C, nhiệt độ tự bốc cháy 3970C. Rừng thành thục nhiệt độ bắt cháy từ
80-880C, nhiệt độ tự bốc cháy 338-4000C. Tốc độ cháy ở vật liệu rừng non bắt
lửa và lan tràn nhanh gấp 2-3 lần ở vật liệu rừng trung niên và gấp 4 lần vật liệu
cháy ở rừng thành thục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8


Độ ẩm liên quan đến cháy rừng.
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí tượng đến độ ẩm và khả năng
cháy của vật liệu dưới rừng thông góp phần hoàn thiện phương pháp dự báo
cháy rừng tại một số vùng trọng điểm thông ở Miền Bắc Việt Nam. Tác giả đã
tiến hành thí nghiệm đốt thử trong điều kiện phòng thí nghiệm với 2 loại nguồn
lửa khác nhau là than gỗ và diêm với các mức độ ẩm VLC khác nhau. Các điều
kiện ngoại cảnh khác như tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ dốc… được
khống chế và bảo đảm đồng nhất trong quá trình thí nghiệm. Với nguồn lửa là
than gỗ, nếu VLC có độ ẩm khoảng 20,5% tương ứng với độ ẩm tương đối 17%
thì vật liệu xung quanh nguồn lửa chỉ bị xém đen rồi tắt mà không có khả năng
hình thành ngọn lửa. Ở độ ẩm tuyệt đối 17% tương ứng với độ ẩm tương đối
15%, sau 48 phút 20 giây sẽ xuất hiện ngọn lửa nhỏ nhưng vật liệu không cháy
hết. Khi vật liệu có độ ẩm 11% (độ ẩm tương đối 10%), ngọn lửa xuất hiện sau
35 phút, cháy hết vật liệu trong 3 phút 15 giây. Với nguồn lửa là diêm: Độ ẩm
tuyệt đối 45% tương ứng với độ ẩm tương đối 31,03% vật liệu có bắt cháy
nhưng ngọn lửa yếu, không ổn định và còn dư lại một phần vật liệu không cháy
hết, khi độ ẩm 47% vật liệu không có khả năng bắt cháy (Bế Minh Châu, 2001).
Độ ẩm là nhân tố gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình
phát sinh cháy rừng và quy mô đám cháy. Độ ẩm không khí càng cao thì vật
liệu cháy càng ẩm, khó xảy ra cháy; ngược lại, độ ẩm thấp vật liệu cháy khô
dẫn tới dễ xảy ra cháy rừng và cháy lớn. Để có biện pháp phòng ngừa và dự
báo phòng cháy rừng cụ thể, độ ẩm được chia làm 3 loại sau:
* Độ ẩm không khí: Nhìn chung độ ẩm không khí ở các vùng rừng núi
cao hơn nhiều so với bên ngoài. Nguyên nhân là do sự thoát hơi nước của thực
vật trong quá trình hoạt động sinh lý. Mặt khác, do đất rừng luôn ẩm ướt, quá
trình bốc hơi vật lý thường xuyên xảy ra cung cấp độ ẩm cho lớp không khí ở
bên trên nó. Ngoài ra ở trong rừng tính từ giới hạn mặt đất rừng cho tới ngọn
tán cây, do mật độ cây dày, cành lá rậm rạp làm cho dòng khí khó lọt từ bên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





9

ngoài vào rừng dẫn đến khả năng vận chuyển độ ẩm từ rừng ra bên ngoài chậm
làm cho độ ẩm không khí trong rừng cao hơn bên ngoài rừng.
* Độ ẩm vật liệu cháy: Độ ẩm của vật liệu cháy có liên quan tới khả năng
bén lửa, nói chung độ ẩm càng thấp khả năng bén lửa càng cao và ngược lại.
Nó liên quan tới độ ẩm của không khí theo quan hệ tỉ lệ thuận. Mặt khác, độ
ẩm vật liệu cháy còn phụ thuộc vào lượng mưa. Mưa càng lâu, càng lớn thì độ
ẩm vật liệu cháy càng cao và thời gian ẩm ướt càng kéo dài. Khí hậu ở Việt
Nam với đặc thù là mưa theo mùa, làm cho độ ẩm vật liệu cháy cũng biến đổi
theo mùa. Tính chất này cũng phần nào quyết định mùa cháy rừng ở Việt Nam,
thường mùa cháy là mùa khô. Tuy nhiên trong mùa mưa, nếu có kỳ ít mưa,
nắng, nóng kéo dài, vật liệu cháy sẽ bị khô rất nhanh và đạt tới độ bén lửa cao,
chính trong khoảng thời gian này cháy rừng rất dễ xảy ra. Điều này cũng giải
thích vì sao ở các vùng rừng núi nước ta cháy rừng lại có thể xuất hiện bất kỳ
thời gian nào trong năm, nhưng cháy rừng về mùa khô vẫn là chủ yếu và chiếm
tỷ lệ cao.
* Độ ẩm của đất: Lượng nước tạo thành độ ẩm của đất trong rừng bao
gồm: nước mưa đọng trên mặt đất rừng; lượng nước thực tại trong tầng đất mặt
và nước ngầm thường xuyên duy trì và làm ẩm mặt đất rừng bằng hiện tượng
mao dẫn ( mực nước ngầm thường xuyên biến động theo mùa, về mùa khô
thường nằm sâu hơn so với mùa mưa, còn ở địa hình đồi núi cao mực nước
ngầm ít có ảnh hưởng tới độ ẩm của lớp bề mặt) 14 Nhìn chung độ ẩm đất rừng
tương đối cao hơn so với bên ngoài và phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm của
cấu trúc rừng bao gồm: mật độ cây rừng, loài cây, tính chất đất rừng, địa hình,
hướng phơi... Nước trong đất rừng thường xuyên bốc hơi làm tăng độ ẩm không
khí trong rừng, thời gian ẩm kéo dài thì khả năng bắt lửa của vật liệu cháy giảm

đi. Nói chung, với độ ẩm của đất rừng thích hợp, dưới tác dụng của nhiệt độ
không khí và nhiệt độ đất, vi sinh vật hoạt động thuận lợi, đẩy nhanh quá trình
phân giải vật liệu cháy phân bổ trên mặt đất, kể cả quá trình khoáng hoá các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

chất hữu cơ nằm dưới mặt đất rừng. Trong những trường hợp như vậy, khả
năng tích luỹ các chất hữu cơ dưới và trên mặt đất rừng càng giảm nhanh. Điều
này cũng giải thích vì sao ở trên những vùng rừng núi cao từ 800 - 1000 m trở
lên lớp cành khô lá rụng thường phủ dày vì tốc độ phân huỷ kém. Kết quả khảo
sát của nhiều đoàn điều tra rừng thuộc khu vực núi PhanXiPăng cho biết từ độ
cao 1000 m trở lên, dưới mặt đất rừng thông, Pơ mu, Samu gần như thuần loại,
tầng thảm mục có chỗ dày trên 1m nên ở đây rất dễ phát sinh cháy rừng bề mặt
và cháy ngầm.
1.2.2. Nghiên cứu về vi sinh vật sinh màng nhầy
Tống Kim Thuần (2005), nấm men Lipomyces sinh màng nhầy có mặt ở
trong tất cả các loại đất; số lượng của chúng không cao nhưng khá đa dạng. Các
loài Lipomyces chủ yếu gặp ở đồi núi Việt Nam, chủ yếu là: L. tetrasporus, L.
Kononenkoae, L. Lipofer và L. starkeyi. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
số lượng vi sinh vật trong đất phụ thuộc rất rõ vào hàm lượng các chất hữu cơ
và độ ẩm đất. Trong đất giàu hữu cơ và chua thì xạ khuẩn nấm tăng lên khi có
mặt của chất hữu cơ và độ ẩm tăng lên sẽ kích hoạt hoạt động của vi sinh vật
đất.
Tống Kim Thuần và cộng sự (2005) đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm
giữ ẩm cho đất từ các vi sinh vật sinh màng nhầy polysacarit. Chế phẩm có tác
dụng giữ nước trong đất, tăng độ ẩm trong đất từ 12-16% trên quy mô chậu vại

và đồng ruộng. Đây là loại chế phẩm vi sinh đầu tiên sản xuất tại Việt Nam có
tác dụng giữ ẩm cho đất được rất nhiều địa phương và nông dân quan tâm.
Vũ Nguyễn Thanh (2006) đã phân lập được một loài nấm men mới từ
đất rừng của Việt Nam và đặt tên là Lipomyces orientalis. Tuy nhiên đây chỉ là
kết quả bước đầu chưa có những nghiên cứu để tăng khả năng giữ ẩm cho các
vật liệu dưới tán rừng như cành cây, lá rụng …
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Liên (2004) số lượng VSV đất (VSV sinh
màng nhầy Lipomyces, VSV phân hủy xenlulo, xạ khuẩn, nấm mốc) trong một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

số kiểu thảm thực vật rừng tại Sơn La ở các trạng thái rừng là khác nhau mật
độ VSV biến động từ 9.104 - 1,8. 107.
Theo Nguyễn Kiều Băng Tâm (2009) đã phân lập và tuyển chọn được 9
chủng nấm men Lipomyces tại trạm đa dạng sinh học thuộc huyện Mê Linh tỉnh
Vĩnh Phúc trong đó chủng PT7.1 có đầy đủ các điều kiện để sản xuất chế phẩm
vi sinh giữ ẩm đất Lipomycin M, đây là chủng có khả năng sử dụng đa dạng
các nguồn các bon, có khả năng hình thành bào tử sinh màng nhầy cao, dải
nhiệt độ và pH sinh trưởng rộng với nhiệt độ thích hợp là 28-300C và pH từ 45; nồng độ (NH4)2SO4 0,5 g/l là thích hợp để chủng PT7.1 vừa sinh trưởng và
tạo nhầy tốt. Chế phẩm có tác dụng làm tăng khả năng giữ ẩm cho đất ở cả điều
kiện thí nghiệm chậu vại và thí nghiệm đồng ruộng. Ở điều kiện thí nghiệm
trong chậu không trồng cây độ ẩm đất bón chế phẩm tăng so với đối chứng
(không bón chế phẩm) khoảng 8,35%. Trong chậu trồng Keo lá tràm sau 60
ngày bón chế phẩm độ ẩm tăng 16,6% so với đối chứng. Trong điều kiện thí
nghiệm đồng ruộng chế phẩm sau 6 tháng bón chế phẩm độ ẩm tăng 10,63% so
với đối chứng, lượng nước hữu hiệu ở đất có bón chế phẩm cao hơn đối chứng

13,28-28,95g nước/1 kg đất. Kết hợp bón chế phẩm Lipomycin M với phân vi
sinh và bón định kỳ 2 tháng/lần sẽ làm tăng hiệu quả giữ ẩm cho đất và tỷ lễ
giữ nước hữu hiệu cũng tăng lên đáng kể. Sau 2 năm bón chế phẩm Lipomycin
M hàm lượng chất hữu cơ của đất tăng trung bình từ 0,11-1,3% so với đối
chứng, ở đất trồng cây thuốc nam hàm lượng ni tơ dễ tiêu tăng khoảng 11,3012,40%; ở đất trồng chè hàm lượng ni tơ dễ tiêu tăng từ 15,0-35,4%; hàm lượng
phốt pho dễ tiêu tăng từ 25,7-35,7% (đất trồng thuốc nam); hàm lượng phốt pho
dễ tiêu tăng từ 27,6-42% ở đất trồng chè. Bước đầu đã chứng minh được chế
phẩm Lipomycin M ảnh hưởng tốt đến chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của
cây, đối với cây bạch đàn trong điều kiện thí nghiệm chậu vại như chiều cao,
số lá, trọng lượng khô của cây tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

Tại đất cát biển vùng Đông Triều sử dụng chế phẩm VSV sinh màng
nhầy, cộng với cây che phủ làm tăng độ ẩm của đất vượt so với đối chứng
33,19% (Nguyễn Thu Hà, 2012).
Tóm lại: Các tác giả đã phân lập tuyển chọn các chủng VSV phân hủy
xenlulo, vi sinh vật sinh màng nhầy để sản xuất chế phẩm ứng dụng có hiệu
quả cao đối với một số loại cây trồng trong lĩnh vực nông nghiệp giúp cây trồng
sinh trưởng và phát triển tốt, hiệu quả về mặt kinh tế và bảo vệ được môi trường
sinh thái. Song chưa có công trình nào nghiên cứu sử dụng chế phẩm phân hủy
xenlulo và tăng khả năng giữ ẩm đối với vật liệu cháy dưới tán rừng, đặc biệt là
dưới tán rừng thông để giảm nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam.
Điều kiện tự nhiên khu vực Sóc Sơn, Hà Nội
Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý
Sóc Sơn là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. Diện tích
đất tự nhiên 314 km2 , trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 13.559 ha, đất lâm
nghiệp là 4.557 ha.
- Địa hình, địa vật
Sóc Sơn là một huyện trung du, đồi núi, nằm trong vùng chuyển tiếp từ
vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng, có địa hình đa dạng, phức tạp
và có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn huyện được chia
thành 3 vùng với nhữngđặc trưng khác nhau về địa hình: Vùng đồi gò bao gồm
9 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Trí, Minh Phú, Phù Linh, Hiền Ninh,
Quang Tiến, Tân Dân, có cao độ địa hình từ 15÷200m. Sườn núi có độ dốc
40÷500. Vùng đất bao gồm 8 xã: Phù Lỗ, Phú Cường, Phú Minh, Thanh Xuân,
Tiên Dược, Mai Đình, Tân Minh và thị trấn Huyện, có cao độ địa hình từ
10÷15m. Vùng trũng gồm 9 xã ven các sông Cầu, Cà Lồ: Trung Giã, Tân Hưng,
Bắc Phú, Việt Long, Xuân Giang, Đức Hoà, Xuân Thu, Kim Lũ, Đông Xuân,
có cao độ địa hình từ 4 ÷ 9m.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

Với đặc điểm địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt tạo điều kiện cho việc định
hướng phát triển kinh tế theo đặc điểm và thế mạnh của từng vùng, tạo nên sự
phát triển đa dạng về kinh tế, văn hoá, xã hội của Sóc Sơn. Đồng thời, với địa
hình dốc tự nhiên, sẽ tương đối thuận lợi cho việc thiết kế hệ thống tiêu thoát
nước trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở Sóc Sơn.
- Khí hậu thủy văn
Khí hậu Huyện Sóc Sơn vềcơ bản là khí hậu của vùng Hà Nội, chịu ảnh

hưởng của chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa nội chí tuyến. Mùa nóng từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm.
+ Nhiệt độ không khí trung bình trong năm : 230C
+ Nhiệt độ không khí ngày cao nhất trong năm:

420C

+ Nhiệt độ không khí ngày thấp nhất trong năm:

50C

+ Lượng mưa trung bình trong năm: 1480mm
+ Lượng mưa năm cao nhất (tần suất 20%): 1952mm
+ Lượng mưa năm thấp nhất: 915mm
(Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 78%lượng
mưa cả năm). Độ ẩm: cao nhất trong năm vào các tháng 4, 9,10; thấp nhất vào
các tháng: 11,12. Hướng gió chủ đạo: mùa hè là hướng đông nam, mùa đông là
hướng đông bắc. Tốc độ gió trung bình: 3m/s. Các yếu tố khí hậu khác trong
năm: sương muối có từ 2-3 ngày/năm, mưa phùn khoảng 40 ngày/năm, số giờ
nắng trung bình: 1620 giờ/năm. Lượng bức xạ: 8,5kcal/cm2/tháng. Nhìn chung,
Huyện nằm trong vùng khí hậu tương đối thuận lợi, đặc biệt là cho sản xuất
nông nghiệp với khả năng bố trí nhiều vụ gieo trồng trong năm.
- Tài nguyên rừng
Rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn chủ yếu là rừng trồng tập trung ở các
xã vùng gò đồi, các loài cây trồng chủ yếu là: thông Bạch đàn, keo
+ Diện tích rừng trồng thông là 1.062 ha được trồng ở hầu hết tại các xã
trong vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





14

+ Diện tích rừng trồng bạch đàn là 269,6 ha phân bố ở hầu hết trong các
vùng của huyện
+ Diện tích rừng trồng keo là 370,3 ha được trồng ở hầu hết các xã
Ngoài những loài cây trồng phổ biến ở trên vùng gò đồi Sóc Sơn còn
trồng các loài cây bản địa như lim xanh, Bời lời nhớt, Muồng các loài cây này
sinh trưởng phát triển rất tốt.
Điều kiện tự nhiên khu vực Hoành Bồ, Quảng Ninh
- Vị trí địa lý
Hoành Bồ có vị trí độc đáo tiếp giáp với 3 thị xã và thành phố của tỉnh.
Hoành Bồ có toạ độ địa lý: Kinh độ: Từ 106050’ đến 107015’ kinh độ đông.
Vĩ độ: Từ 20054’47’’ đến 21015’ vĩ độ bắc. Phía Bắc giáp huyện Ba
Chẽ và Sơn Động (Bắc Giang), phía Nam là vịnh Cửa Lục thuộc thành phố Hạ
Long, phía đông giáp thị xã Cẩm phả, phía Tây giáp thị xã Uông Bí.
- Địa hình
Hoành Bồ có địa hình đa dạng với các địa hình: miền núi, trung du và
đồng bằng ven biển, tạo ra một sự kết hợp giữa phát triển kinh tế miền núi, kinh
tế trung du và kinh tế ven biển.
Nằm trong vùng núi thuộc cánh cung Đông Triều chạy dài từ Tây sang
Đông, Hoành Bồ có dãy núi Thiên Sơn ở phía đông với đỉnh Amvát cao nhất
là 1.091m, nối với núi Mãi Gia và núi rừng Khe Cát tạo nên một hệ thống núi
kiểu mái nhà, chia địa hình dốc về hai phía bắc và nam. Sông suối cũng chia
thành 2 hệ thống: phía Bắc chảy về huyện Ba Chẽ đổ ra sông Ba Chẽ, phía Nam
sông suối chảy dồn về vịnh Cửa Lục và suối Míp chảy về hồ Yên Lập để đổ ra
vịnh Hạ Long.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×