Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Mạng Lưới Chợ Nông Thôn Ở Quảng Yên Trước Năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ TÍNH

MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN
Ở QUẢNG YÊN TRƯỚC NĂM 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ TÍNH

MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN
Ở QUẢNG YÊN TRƯỚC NĂM 1945
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8.22.90.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đàm Thị Uyên

THÁI NGUYÊN - 2019


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Đàm Thị Uyên. Tư liệu trong luận văn này là trung
thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu chưa được ai
công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Tác giả
Bùi Thị Tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, tập thể
và cá nhân. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm học liệu - Đại học
Thái Nguyên; Thư viện Quốc Gia Hà Nội, Thư viện tỉnh Quảng Ninh cùng với
bà con nhân dân các huyện Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà,
Hải Hà, thị xã Quảng Yên đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế và
khai thác tư liệu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
PGS.TS Đàm Thị Uyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo
trường THPT Chuyên Hạ Long, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, các thầy
cô trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã tạo
điều kiện về mọi mặt để tôi yên tâm học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân đã luôn động
viên, chia sẻ tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Tác giả
Bùi Thị Tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC

Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2
3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.................................. 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 6
6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 7
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG YÊN ................................................. 11

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................... 11
1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 11
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 13
1.2. Khái quát lịch sử hành chính tỉnh Quảng Yên trước năm 1945 ................. 22
1.3. Các thành phần dân tộc............................................................................... 27
1.4. Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................... 30
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 35
Chương 2: CHỢ NÔNG THÔN Ở QUẢNG YÊN TRƯỚC NĂM 1945 .... 36
2.1. Những quan niệm về chợ và chợ nông thôn ............................................... 36
2.1.1. Chợ........................................................................................................... 36
2.1.2. Chợ nông thôn ......................................................................................... 38
2.2. Mạng lưới chợ............................................................................................. 40
2.3. Địa điểm và thời gian họp chợ ................................................................... 50
2.4. Hoạt động mua bán ở chợ ........................................................................... 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.4.1. Thành phần mua bán................................................................................ 51
2.4.2. Phương thức mua bán .............................................................................. 53
2.4.3. Các loại hàng hóa trao đổi ở chợ ............................................................. 55
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 63
Chương 3: VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN ĐỐI
VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA QUẢNG YÊN ............................. 64
3.1. Đối với kinh tế, xã hội ................................................................................ 64
3.1.1. Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa....................................................... 64
3.1.2. Củng cố mối liên hệ giữa các tộc người .................................................. 66
3.2. Đối với văn hóa .......................................................................................... 68
3.2.1. Chợ đáp ứng nhu cầu giao tiếp, cập nhật thông tin và giải trí của

người đi chợ ....................................................................................................... 68
3.2.2. Chợ - nơi thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi tộc người .................. 69
3.2.3. Chợ - nơi văn hóa ẩm thực được thể hiện ............................................... 71
3.2.4. Các hình thức sinh hoạt văn hóa ở chợ.................................................... 73
3.2.5. Chợ nơi tuyên truyền, giác ngộ quần chúng ............................................ 78
3.3. Những hạn chế trong hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn ................. 79
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 84
KẾT LUẬN....................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 87
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

STT

Chữ viết đầy đủ

1

CTQG

Chính trị Quốc gia

2


ĐHSP

Đại học sư phạm

3

ĐHQG

Đại học Quốc Gia

4

ĐHKHXH&NV

Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn

5

GS

Giáo sư

6

KHXH

Khoa học xã hội

7


Nxb

Nhà xuất bản

8

T.T

Thị trấn

9

VHTT

Văn hóa thông tin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mạng lưới chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945 ................. 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, khi mà con người đã sản
xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi trao đổi với
người khác để lấy một loại hàng hóa nào đó. Thuở ban đầu, chợ chủ yếu là nơi
để mọi người trao đổi sản phẩm dư thừa với nhau, dựa trên một thước đo là sự
thỏa thuận của hai bên. Về sau cùng với sự ra đời của tiền tệ thì chợ không chỉ
là nơi trao đổi mà diễn ra việc mua và bán hàng hóa - một bên là những người
có sản phẩm sẽ đem ra để bán, còn một bên là khách hàng dùng tiền để mua các
sản phẩm cần thiết cho mình hoặc các sản phẩm để đem bán lại.
Đối với người Việt Nam, chợ đã trở thành một nơi sinh hoạt không thể
thiếu trong đời sống cộng đồng. Vì vậy, ở đâu có con người, ở đó có chợ: chợ
đồng bằng, chợ miền núi, chợ nông thôn, chợ thành thị. Chợ ra đời góp phần
phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, đồng thời là cầu nối, nơi gặp gỡ văn hóa giữa
các vùng miền, địa phương.
Quảng Yên là một vùng đất cổ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trước
hết là tài nguyên rừng và biển, lại ở vị trí thuận lợi cho việc giao lưu Bắc - Nam
nên từ lâu đã có con người đến đây để cư trú vì vậy, chợ sớm xuất hiện với
hình thái là chợ nông thôn. Cũng giống như các khu vực khác ở Quảng Yên
“Chợ không chỉ là nơi trao đổi vật phẩm, hàng hóa mà còn là nơi tiếp xúc xã
hội, nơi thông đạt tin tức nhạy bén”, “Chợ góp phần truyền bá văn hóa, gieo
rắc những cái mới trong cuộc sống và giúp tầm mắt người nông dân trong xã
hội phong kiến vượt ra khỏi lũy tre xanh bao bọc, xóm làng chật hẹp về nhiều
mặt, hướng tới những không gian khoáng đại hơn” [28; tr.50].
Đến nay việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, khoa học, cụ
thể về các loại hình chợ Quảng Yên trước năm 1945 vẫn chưa được thực hiện.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Mạng lưới chợ nông thôn ở
Quảng Yên trước năm 1945” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn khôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





phục một cách có hệ thống, khoa học, chân thực các hoạt động trao đổi, mua
bán, sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân trong các chợ nông thôn ở Quảng
Yên trong giai đoạn trước năm 1945.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài về chợ và mạng lưới chợ nông thôn ở Việt Nam đã được một số
tác giả phản ánh trong một số bài viết, công trình nghiên cứu:
Nguyễn Đức Nghinh là một trong số những người viết khá nhiều về chợ
làng. Ông đã có một số bài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử như “Chợ chùa
ở thế kỷ XVII” (1979) [27], “Chợ làng trước Cách mạng Tháng Tám” (1981) [30];
“Mấy phác thảo về chợ làng (Qua những tài liệu các thế kỉ XVII, XVIII)” đăng
trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5 - 1980 [28]. Các bài viết đã cung cấp tư liệu
quan trọng cho việc nghiên cứu về hoạt động của các chợ làng và vai trò của nó
trong sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa ở nông thôn Việt Nam thời kì quân
chủ. Trong bài Mấy phác thảo về chợ làng (Qua những tài liệu các thế kỉ XVII,
XVIII), tác giả đã đưa ra các hình loại chợ ở nông thôn, từ chợ của một làng, của
nhiều làng, đến chợ của một vùng mang danh chợ huyện [28; tr.51]. Bên cạnh đó,
một số nội dung quan trọng khác trong bài rất có giá trị tham khảo cho tác giả luận
văn như: Hoạt động của chợ làng trong những ngày họp chợ, phiên chợ; Quyền sở
hữu chợ làng; Tổ chức quản lý chợ làng [28; tr.53-59]. Bài viết “Chợ làng, một
nhân tố củng cố mối quan hệ dân tộc” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 5
năm 1981 [29], của Nguyễn Đức Nghinh đã khái quát mối quan hệ trong làng xã
qua văn hoá “chợ”, đồng thời làm rõ mối quan hệ cộng đồng mang đậm tình làng
nghĩa xóm, một nét đẹp trong văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngoài
ra, qua tư liệu văn bia các tác giả đã chỉ ra sự phát triển của chợ làng không những
ở vùng đồng bằng mà còn ở các vùng trung du và miền núi như chợ huyện ở châu
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang vào đầu thế kỉ XVIII. Đây là một chợ của nhiều
làng xã, do quan viên các xã Gia Nông, Chân Cương, Phú Nhiêu, Đặng Nhiêu, Kế

Trung, Lương Viên, Lương Phao, Cẩm Hoa, Thạch Quân thuộc hai tổng Lương
Viên và Gia Nông đứng ra thành lập [27; tr.27].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Bài viết "Mạng lưới chợ ở Thăng Long - Hà Nội trong những thế kỷ
XVII - XVIII - XIX" của Nguyễn Thừa Hỷ đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch
sử, số 1 năm 1983 [18], đã tái hiện chân thực, sinh động về mạng lưới chợ
Thăng Long - Hà Nội trong các thế kỉ XVII- XIX từ không gian, địa điểm, các
mặt hàng trao đổi đến phương thức mua bán ở chợ và mối quan hệ của chợ với
nhà nước quân chủ.
Vũ Thị Minh Hương với bài viết “Chợ gia súc và việc buôn bán trâu bò
ở Bắc Kỳ thời kỳ 1919 - 1939”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1 năm 2001
[16], đã làm rõ sự ra đời, tổ chức, hoạt động của các chợ gia súc; các luồng
buôn bán gia súc chính và các hình thức vận chuyển gia súc ở Bắc Kỳ dưới thời
thuộc Pháp.
Công trình "Chợ quê trong quá trình chuyển đổi" của Lê Thị Mai, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003 [25], đã dựng lại bức tranh chợ quê và sự biến đổi
chợ quê vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới.
Nguyễn Quang Ngọc với cuốn: “Một số vấn đề về làng xã Việt Nam”,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009 [33], đã nêu lên những vấn đề
chung về kết cấu kinh tế, văn hóa, xã hội của làng xã cổ truyền ở Việt Nam.
Trong đó, khi viết về kinh tế thương nghiệp, tác giả đã đề cập đến hoạt động
buôn bán ở các chợ làng, phân tích địa điểm, thời gian họp chợ, các sản phẩm
trao đổi, mua bán cùng phương thức buôn bán tại các chợ nông thôn vùng đồng
bằng Bắc Bộ.
Bài viết “Quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Á từ thế kỷ XIX đến
năm 1945” của Nguyễn Văn Khánh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4,

năm 2009 [20], đã phác thảo những nét cơ bản về quan hệ thương mại giữa
Việt Nam với các nước châu Á, nhất là các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, ở
cả trên đất liền và trên biển.
Đặng Kim Liên trong cuốn “Chợ quê Quảng Bình”, Nxb Văn hoá dân
tộc Việt Nam, 2011 [18], đã khái quát sự hình thành và phát triển của chợ quê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Quảng Bình, trong đó đã tập trung đi sâu phân tích phương thức họp chợ, hoạt
động buôn bán của từng chợ, những nét đặc trưng của mỗi chợ quê Quảng
Bình. Qua đó, cho thấy sự đa dạng, phong phú trong hoạt động của mạng lưới
chợ nông thôn gắn liền với văn hóa làng xã.
Cuốn “Chợ Việt” của Huỳnh Thị Dung, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà
Nội, 2011[8], đã miêu tả hoạt động của một số chợ tiêu biểu ở các tỉnh, thành
phố trong cả nước, trong đó tác giả đã tập trung phân tích làm rõ những đặc
trưng của mỗi chợ qua đó thấy được tính vùng miền trong hoạt động của chợ và
văn hóa chợ.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây một số luận văn của các sinh
viên, học viên cao học đã đề cập đến mạng lưới và hoạt động của các chợ nông
thôn như: “Chợ và hoạt động buôn bán nhỏ ở Thái Nguyên qua Đại Nam nhất
thống chí” của Nguyễn Thị Hà (2005); “Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái
Nguyên từ năm 1954 đến năm 2010” của Phạm Thị Thanh Hảo (2011); “Mạng
lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (1986 - 2010)” của Đào Minh Thảo
(2012); “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây Cao Bằng trước năm 1945” của
Nông Văn Quân (2013); “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Đông tỉnh Hà
Giang trước năm 1945” của Mai Sinh Tuyên; “Mạng lưới chợ nông thôn ở
huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2014)” của Ngô Thị Cẩm Thương,…
Những công trình nghiên cứu, các bài viết, các luận văn nêu trên đã đề

cập đến mạng lưới chợ ở các địa bàn khác nhau nhưng đến nay, khu vực Quảng
Yên xưa nay là tỉnh Quảng Ninh chưa có một công trình nào nghiên cứu về
mạng lưới chợ nông thôn trước năm 1945. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu
của các tác giả đi trước là nguồn tư liệu quý để chúng tôi tham khảo trong quá
trình thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945. Qua đó thấy được
vai trò, tác động của mạng lưới chợ đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội
của cư dân trong vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm, giao lưu, sinh hoạt văn hóa
tinh thần của cư dân tại các chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
khôi phục một cách có hệ thống, khoa học, chân thực các hoạt động trao
đổi, mua bán, sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân trong các chợ nông thôn ở
Quảng Yên trong giai đoạn trước năm 1945.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Quảng Yên xưa bao gồm địa giới hành chính của
hai phủ: Sơn Định, Hải Ninh gồm 3 huyện: Hoành Bồ, Yên Hưng, Nghiêu
Phong và hai châu: Vạn Ninh, Tiên Yên, ngày nay gồm các huyện: Ba Chẽ,
Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Hoành Bồ, Tiên Yên, Vân Đồn; Thị xã Quảng
Yên; Thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái và huyện Cát Hải thuộc thành
phố Hải Phòng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn của luận văn thạc sĩ, tác giả
lựa chọn phạm vi các huyện: Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà,

Bình Liêu và thị xã Quảng Yên để trình bày mạng lưới chợ nông thôn.
Phạm vi thời gian: Trước năm 1945.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu gốc: Thư tịch cổ: Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh
địa dư chí, Kiến văn tiểu lục...
Sách, giáo trình: Đất nước Việt Nam qua các đời, Đại cương lịch sử Việt
Nam (tập I, tập II), Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ, Việt Nam
văn hoá sử cương, Cơ sở văn hoá Việt Nam… Các tác phẩm chuyên khảo
nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố, xuất bản; các bài báo đã đăng
trên các tạp chí: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Dân tộc học, Nghiên cứu kinh tế...
Các luận văn, luận án có nội dung liên quan đến chợ.
Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ các huyện, thị xã trong tỉnh
Quảng Ninh,... Ngoài ra, còn một số tư liệu khác góp phần làm sáng tỏ vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nghiên cứu: chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế
miền núi phía Bắc, chương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và
đặc biệt là nguồn tư liệu khảo sát điền dã về văn bia, truyện kể, câu đối,....
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp
lịch sử giúp tác giả dựng lại một cách chân thực về nguyên nhân ra đời, hoạt
động của mạng lưới chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945.
Phương pháp lôgíc giúp tác giả phân tích mối liên hệ giữa đặc điểm về
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội đối với sư hình thành và hoạt động
của mạng lưới chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945. Qua đó, thấy được
vai trò của chợ đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân khu vực

này trước năm 1945.
Phương pháp khảo sát điền dã giúp tác giả thu thập tư liệu thông qua lời
kể của các bậc cao niên, các nhân chứng lịch sử và các hoạt động trao đổi, mua
bán, sinh hoạt văn hóa tại các chợ nông thôn trong khu vực hiện nay.
Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: hệ thống
hoá tư liệu, phương pháp thống kê, tổng hợp. Đặc biệt, chú ý khâu giám định tư
liệu, để có thể đưa ra những nhận định khoa học, chân thực với đối tượng
nghiên cứu của đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
Luận văn bước đầu giới thiệu tương đối đầy đủ và cụ thể về mạng lưới
chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945. Trên cơ sở đó làm nổi bật những
nét đặc trưng cơ bản của chợ nông thôn ở khu vực này, chợ không chỉ đơn
thuần là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế mà còn mang trong nó những giá trị
văn hoá, tinh thần rất riêng biệt.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn còn chỉ ra vai trò của mạng lưới chợ
nông thôn đối với kinh tế, xã hội và văn hóa Quảng Yên.
Nội dung của luận văn còn là tài liệu có thể giúp cho việc học tập và
giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường phổ thông ở Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Quảng Yên.
Chương 2: Chợ nông thôn ở Quảng Yên trước năm 1945.
Chương 3: Vai trò của mạng lưới chợ nông thôn đối với kinh tế, xã hội
và văn hóa Quảng Yên.

Ngoài ra, luận văn còn thêm 3 bản đồ và 30 hình ảnh minh họa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG YÊN TRƯỚC NĂM 1945
(Nguồn: Tác giả biên vẽ dựa trên tài liệu Đồng Khánh Địa Dư Chí)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG YÊN
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Yên là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam (nay là tỉnh

Quảng Ninh), nơi có bề dày lịch sử - văn hóa gắn liền với quá trình dựng
nước và giữ nước cùng với vị trí chiến lược quan trọng “Đất nhân, thế núi
làm thành, dựa chỗ cao mà giữ hiểm, có núi để tựa, có biển vòng quanh, địa
thế xa lánh mà hiểm yếu, trong thì giữ vững cương vực, ngoài thì khống chế
đất Thanh” [36; Tr.13].
Theo “Đại Nam nhất thống chí” biên chép, tỉnh Quảng Yên: “Từ phía
Đông đến phía Tây cách nhau 151 dặm, từ phía Nam đến phía Bắc cách nhau 82
dặm. Phía Đông đến cửa Suốt 143 dặm; Phía Tây đến sông huyện Thủy Đường
tỉnh Hải Dương tám dặm; phía Nam đến cửa Bạch Đằng 25 dặm; phía Bắc đến
địa giới huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn 57 dặm; phía Đông Nam đến bể 137
dặm; phía Tây Nam đến sông hai huyện Nghi Dương và An Dương tỉnh Hải
Dương 16 dặm; phía Đông Bắc đến địa giới Khâm Châu, thuộc tỉnh Quảng
Đông nước Đại Thanh (Trung Quốc) 225 dặm; phía Tây Bắc đến giáp sông
huyện Thủy Đường tỉnh Hải Dương 10 dặm. Từ tỉnh lỵ đi theo hướng Nam tới
kinh đô 254 dặm [39; tr.1227].
Khu vực Quảng Yên trước năm 1945 bao gồm hai phủ: Sơn Định, Hải
Ninh; ba huyện: Hoành Bồ, Yên Hưng, Nghiêu Phong thuộc phủ Sơn Định; hai
châu: Vạn Ninh, Tiên Yên thuộc phủ Hải Ninh.
Đại Nam nhất thống chí” biên chép về vị trí địa lý của các phủ, huyện,
châu ở Quảng Yên như sau:
Phủ Sơn Định ở phía Đông tỉnh thành 33 dặm. Từ phía Đông đến phía
Tây cách nhau 142 dặm, từ phía Nam đến phía Bắc cách nhau 74 dặm. Phía
Đông đến cửa Đồi 105 dặm; phía Tây đến sông Bạch Đằng giáp địa giới huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Thủy Đường 37 dặm; phía Nam đến bể chín dặm; phía Bắc đến địa giới huyện
Yên Bác thuộc Lạng Sơn 65 dặm phủ “lãnh 3 huyện”: Hoành Bồ, Yên Hưng và

Nghiêu Phong [39; tr.1300].
Huyện Hoành Bồ từ phía Đông đến phía Tây cách nhau 90 dặm, từ phía
Nam đến phía Bắc cách nhau 74 dặm. Phía Đông đến địa giới châu Tiên Yên 65
dặm; phía Tây đến địa giới huyện Yên Hưng 25 dặm; phía Nam đến bể 9 dặm;
phía Bắc đến địa giới huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn 65 dặm [39; tr.1300-1301].
Huyện Yên Hưng ở phía Tây phủ Sơn Định 32 dặm. Từ phía Đông đến
phía Tây cách nhau 29 dặm, từ phía Nam đến phía Bắc cách nhau 32 dặm. Phía
Đông đến địa giới huyện Hoành Bồ 21 dặm, phía Tây đến địa giới huyện Thủy
Đường tỉnh Hải Dương tám dặm; phía Nam đến địa giới huyện Nghiêu Phong
tám dặm; phía Bắc đến địa giới huyện Đông Triều (thuộc tỉnh Hải Dương, tức
tỉnh Đông) 34 dặm [39; tr.1301].
Huyện Nghiêu Phong ở phía Tây Nam phủ Sơn Định 35 dặm. Từ phía
Đông sang phía Tây cách nhau 129 dặm, từ phía Nam đến phía Bắc cách nhau
12 dặm. Phía Đông ra bể, đến vùng biển Vạn Ninh bảy dặm; phía Tây đến vùng
biển hai huyện Nghi Dương và An Dương thuộc tỉnh Đông bảy dặm; phía Nam
đến bể ba dặm; phía Bắc đến địa giới huyện Yên Hưng chín dặm [39; tr.1301].
Phủ Hải Ninh ở phía Đông tỉnh thành 244 dặm. Từ phía Đông đến phía
Tây cách nhau 233 dặm, từ phía Nam đến phía Bắc cách nhau 21 dặm. Phía
Đông đến núi Bạch Long Vĩ, giáp địa giới Khâm Châu nước Đại Thanh 70 dặm;
phía Tây đến sông huyện Hoành Bồ thuộc phủ sơn Định 163 dặm; phía Tây đến
cửa Tán 18 dặm; phía Bắc đến địa giới châu Thượng Tư nước Đại Thanh ba
dặm, phủ Hải Ninh “quản lãnh 2 châu”: Vạn Ninh và Tiên Yên [39; tr.1302].
Châu Vạn Ninh: Từ phía Đông đến phía Tây cách nhau 196 dặm, từ phía
Nam đến phía Bắc cách nhau 21 dặm. Phía Đông đến núi Bạch Long Vĩ, giáp địa
giới Khâm Châu nước Đại Thanh 70 dặm; phía Tây đến địa giới châu Tiên Yên
79 dặm; phía Nam đến bể 18 dặm; phía Bắc đến châu Thượng Tư (thuộc nước
Đại Thanh) ba dặm [39; tr.1302].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Châu Tiên Yên ở phía Tây phủ 114 dặm. Từ phía Đông đến phía Tây cách
nhau 84 dặm, từ phía Nam đến phía Bắc cách nhau 120 dặm. Phía Đông đến địa
giới châu Vạn Ninh 25 dặm; phía Tây đến địa giới huyện Hoành Bồ thuộc phủ
Sơn Định 56 dặm; phía Nam đến bể 19 dặm; phía Bắc đến địa giới huyện Yên
Bác, Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn và địa giới động Tự Lãng thuộc châu Thượng Tư
nước Đại Thanh 81 dặm [39; tr.1302].
Như vậy, về mặt vị trí địa lý, tỉnh Quảng Yên có điều kiện hết sức thuận
lợi trong quan hệ giao thương, tiếp xúc văn hóa với các vùng miền, địa phương
trong nước như: Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định,… và cả với
Trung Quốc.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình Quảng Yên không bằng phẳng, đại bộ phận ở độ cao từ 5.00m
đến 1.000m và thấp dần ra phía biển. Đất cao trên 25m thường bị chia cắt bởi
đồi núi, do đó diện tích bằng phẳng rất ít, phần lớn là đất sườn đồi, thung lũng,
khe suối, có độ dốc lớn. Đất dưới 25m tập trung ở những chân núi, ven biển,
phần lớn là đồng bằng trước núi và thềm phù sa cổ. Ngoài ra, tỉnh còn có thêm
một số diện tích đất ở ven sông Kinh Thầy và vùng đất ngoài đê ven biển.
Quảng Yên là tỉnh biên giới, miền núi, hải đảo, với hơn 80% đất đai là
đồi núi, trong đó có nhiều ngọn núi đã được ghi vào sử sách:
Núi Lôi Âm ở phía Đông huyện Yên Hưng 25 dặm, liền với địa giới
huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương. Thế núi thanh kì chót vót, cao hơn cả
mọi núi khác. Trên đỉnh núi có chỗ bằng phẳng vuông vắn vào khoảng năm,
sáu trượng, cây cỏ không mọc được. Tục truyền đó là bàn cờ tiên, cũng có
người gọi là chợ trời. Ở lưng chừng núi có ngôi chùa. Sau chùa có giếng,
nước trong vắt. Bên tả có suối giải oan, nước suối từ trên đỉnh chảy xuống,
vòng phía trước chùa, theo hướng Tây Nam đổ ra biển, núi non chầu về, thật
là danh thắng nổi tiếng. Năm Tự Đức thứ ba (1850), liệt vào hàng danh sơn,
chép vào tự điển [39; tr.1306].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Núi Truyền Đằng ở cách huyện Hoành Bồ 18 dặm về phía Nam, gần
cửa Lục.. Phía Đông có núi Vĩ Sơn và núi Trà Sơn, phía Nam có núi Uyển
Sơn, phía Bắc có núi Liêm Sơn và núi Xã Sơn. Núi Cát Nương ở xã Chân
Châu về phía Đông Nam huyện Nghiêu Phong, gần đấy về phía Đông có các
núi Khánh Vàng, Tòng Thu, Lôi Mai, Lỗ Cảnh, phía Nam có núi Cát Sơn,
phía Bắc có miếu cổ [36; tr.18].
Núi Bàn Độ ở cách huyện Tiên Yên 29 dặm về phía Đông Nam, phía
Đông còn có núi La Lôi, phía Đông Nam có núi Đài, núi Đôi, núi Yên Vĩ,
núi Lão Vọng, núi Chàng Ngọ, về phía Bắc gần có núi Trà Án. Núi Tả Hàn
ở cách châu Vạn Ninh 7 dặm về phía Nam, đối diện với hữu hàn ở bên kia
sông [36; tr.22].
Ngoài ra, ở Quảng Yên còn các núi Lục Hồn, Núi Bụt, Bằng Na, Cổ
Bồng, Tiên Sơn, Võ Tướng, Hinh Điền, Nga Sơn, Thủy Cung, Mã Yên,…
Là một tỉnh ven biển, Quảng Yên có số lượng sông suối khá lớn, mật độ
trung bình biến đổi từ 1 đến 1.9 km/km2, có nơi có tới 2.4km/km2. Phần nhiều
các con sông đều nhỏ, ngắn, dốc và chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
vuông góc với bờ biển [53].
Sông Cửa Than ở cách huyện Hoành Bồ 25 dặm về phía Đông, có hai
nguồn: một nguồn từ xã Tứ Kì chảy về phía Nam 20 dặm, một nguồn từ phía
Tây Nam xã Vũ Oai chảy 13 dặm, rồi hợp nhau mà chảy về phía Tây 18
dặm, hợp với sông Xích Thổ, lại chảy 12 dặm, qua núi Phượng Các, đổ ra
Cửa Lục [36; tr.19].
Sông Bài ở cách huyện Nghiêu Phong 4 dặm về phía Đông Nam, có
tên nữa là sông Cát Nương Kì Vĩ (Nàng Cát Đuôi Cờ) nguồn từ sông Bồi ra
sông Tranh thuộc huyện Yên Hưng, chảy về phía Nam hợp với nhau, chảy

2 dặm đến xã Phù Long, có một chi khác từ phía Tây Nam chảy đến đổ vào,
lại chảy 11 dặm về phía Đông đến cửa biển Nghiêu Phong. Sông này có hạt
trai [36; tr.20].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Xét Đại Thanh nhất thống chí: Trong biển Vân Đồn châu Tĩnh Yên có
hạt châu; khách buôn bán nói năm nào đêm trung thu có trăng, thì năm ấy có
hạt chân châu [36; tr.20].
Sông Tam Ngập ở cách châu Tiên Yên 7 dặm về phía Đông Bắc, có hai
nguồn: một nguồn từ xã Phất Mê chảy về phía Nam 70 dặm, hợp với sông Hài
Lãng chảy về phía nam 12 dặm, hợp với sông xã Phất Mê, rồi chảy về phía
Đông Nam 11 dặm, chia làm 3 chẽ, một chẽ chảy về phía Đông Nam 24 dặm
đổ ra cửa Đông Chú; một chẽ chảy về phía Đông 22 dặm, lại chia làm 2 chẽ
khác: một chẽ chảy về phía Nam 9 dặm cũng đổ ra cửa Đông Chú, một chẽ
chảy về phía Đông 14 dặm đổ ra cửa Mạc [36; tr.20].
Sông Ninh Dương ở cách châu Vạn Ninh 1 dặm về phía Tây, nguồn từ
các xã Thượng Lai và Mông Sơn, tổng Bát Trang, chảy về phía Đông 37 dặm
làm sông Bắc Nham, lại chảy về phía Đông ven theo địa giới nước Thanh 19
dặm, đến xã Xuân Thụ tổng Hải Ninh, chia làm hai chi: một chi chảy ven theo
địa giới nước Thanh rồi chảy chuyển sang phía Đông 7 dặm, đổ ra cửa Lạch,
một chi chảy về phía Nam 5 dặm đến xã Ninh Dương, lại chia làm hai chi: một
chi chảy về phía Đông làm sông Trà Cổ, một chi chảy về phía Tây Nam 1 dặm
đến phía Đông Nam núi Tả Bàn Hữu Bàn chảy 5 dặm đổ ra cửa Tán, một chi từ
phía Tây nam núi Hữu Hàn chảy 10 dặm đổ ra cửa Đại [36; tr.20-21].
Sông Bạch Đằng ở cách huyện Yên Hưng 5 dặm về phía Tây, nguồn từ
sông Lục Đầu tỉnh Hải Dương, chảy qua địa giới huyện Thủy Đường, chia làm
hai chi: một chi do sông Mĩ Giang chảy về phía Đông 17 dặm, qua núi Châu Cốc

(Hang Son) chảy về phía Đông Bắc 25 dặm hợp dòng đổ về xã Đoan Lễ làm
sông Bạch Đằng (phía Nam là địa giới huyện Thủy Đường, phía Bắc là địa giới
huyện Yên Hưng), chảy về phía nam đến phía Đông bến đò xã Yên Hưng chia ra
một chi thông với sông Tranh, còn dòng chính thì chảy chuyển sang phía Nam
29 dặm đổ ra cửa biển Bạch Đằng. Năm Minh Mệnh thứ 17 đúc cửu đỉnh khắc
hình tượng vào nghị đỉnh; năm Tự Đức thứ 3 liệt vào hàng sông lớn ghi vào tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




điển thờ. Trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi nói: “Sông Văn Cừ, sông rộng 2
dặm linh 69 trượng, sâu 5 thước, núi non cao vót, nước suối giao lưu, sóng tung
lên tận trời, cây cối lấp bờ, thật là nơi hiểm yếu”. Nước ta khống chế người Bắc,
sông là chỗ cổ họng [36; tr.24-26].
Ngoài ra Quảng Yên còn có sông Thác Than, Gián Khẩu, Ba chẽ, Trí
Xuyên, Xích Thổ, Phù Long, Trà Cổ, Thác Đàn….
Hệ thống sông suối dày đặc đã trở thành nơi cung cấp nguồn thủy sản và
nước tưới dồi dào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng là mối
đe dọa cho mùa màng và đời sống nhân dân mỗi khi có mưa lũ.
Quảng Yên còn có tới hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ (hầu hết là đồi núi,
đảo đá vôi) xếp thành từng cụm hoặc rải rác, tổng diện tích đảo có tới 619,9 km,
phân bố từ cửa Nam Triệu đến tận Móng Cái [53].
Đảo Vân Đồn ở cách huyện Nghiêu Phong 125 dặm về phía Đông.
Đại Thanh nhất thống chí chép: Ở giữa biển cả đứng sững ở không trung,
hai ngọn đối nhau, một dòng nước thông ở giữa, dựng sách gỗ, đặt cửa
quan, nhân dân ở dăng hai bên bờ; đời Lí, đời Trần, thuyền buôn các nước
phần nhiều đậu ở đây [36; tr.24].
Đảo Châu có tên nữa là đảo Giáp Châu, ở giữa biển, chếch về phía Bắc
cửa biển Vân Đồn, gọi là núi Thững Hiền, phía tả núi đến Bạch Long Vĩ là vụng

Ba Làng, tiếp giáp núi Trúc Sơn và núi Bạch Long nước Thanh. Đảo Đại Viên
được Đại Thanh nhất thống chí ghi chép: Ở huyện Tân Yên (châu Tiên Yên bây
giờ) phía Đông phủ Tân Yên, ở giữa biển cả nổi vọt một quả núi tròn, năm Vĩnh
Lạc thứ 16 được hai thớt voi trắng ở núi này đem. Đảo Hòn Hứa ở cách châu
vạn Ninh 72 dặm về phía Tây Nam, ở giữa biển nổi vọt đứng sững tròn trĩnh,
giáp giang phận Đầm Hà, bên tả là núi đất, bên hữu là dân cư. Đảo Tàu ở cách
châu Vạn Ninh 60 dặm về phía Đông, gần đảo Bạch Long Vĩ. Đảo Bạch Long Vĩ
ở cách châu Vạn Ninh 69 dặm về phía Đông, An Nam chí chép: đầu giữa vách
đá, đuôi chặn biển, thuyền bè đi lại phần nhiều bị sóng gió ngăn trở. Tương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




truyền trước có người muốn đào để thông đường châu Giao và châu Quảng, công
việc nửa chừng thì bỏ, gần đấy phỏng 1 dặm có kênh Tiên Đào, liền địa giới
Khâm Châu, nhà Minh đặt ti tuần kiểm, lại đặt trạm nhỏ [36; tr.24].
Ngoài ra, Quảng Yên còn có đảo Phù Long, Phượng Các, Chàng Sơn,
Hoàng Sa, Ngọc Sơn, Đại Độc, Hà Lai,Trà Bản….
Các đảo ở Quảng Yên tạo thành vòng cung vây gần kín bờ biển tạo nên
nhiều vùng vịnh kín và vùng địa hình đa dạng, độc đáo, tạo điều kiện thuận lợi
cho giao thông đường thủy, trở thành nơi nơi neo đậu của các con thuyền cũng
như là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản giá trị kinh tế cao. Nhưng lại là nơi khởi
nguồn của những cơn bão biển gây nhiều thiệt hại to lớn đến sản xuất và sinh
hoạt của người dân.
Trước năm 1945, hệ thống giao thông ở Quảng Yên bao gồm: đường thủy
và đường bộ.
Đường bộ là loại hình giao thông phổ biến nhất ở Quảng Yên lúc bấy
giờ. Có nhiều con đường khác nhau để người dân có thể đi đến các châu, huyện
trong vùng.

Một đường từ thành tỉnh, qua địa phận xã Quỳnh Lâu huyện Yên Hưng,
qua các xã Động Linh, Yên Lập thẳng đến huyện lỵ Hoành Bồ hết 1 ngày.
Từ huyện lỵ Hoành Bồ đến châu Tiên Yên có 2 đường:
Một đường phía trên qua các xã Sơn Dương, Quảng La, Kênh Trạo, Vị
Lại, Dương Hưu, Lương Mông, Đạp Thanh, Minh Cầm, qua các xã Phất Mễ,
Đồn Độ, Sơn Lập thuộc châu Tiên Yên xuống đến châu lỵ (ở chỗ đồn Hà
Trường), đi hết chừng 7 ngày [37].
Một đường phía dưới qua các xã Yên Mỹ, Xích Thổ, Yên Thổ, Vũ Uy,
Dương Huy, đi xuyên qua rừng qua các xã Hà Gián, Tam Trĩ xuống đến châu
lỵ, đi hết chừng 6 ngày.
Một đường từ châu lỵ Tiên Yên đi lên phía trên, qua các xã Phong Dụ,
Vô Ngại, chuyển về phía đông qua các xã Bình Liêu, Lục Hồn, Đồng Tâm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×