Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

QUANG TRUNG NGUYEN HUE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.65 KB, 3 trang )

QUANG TRUNG (NGUYỄN HUỆ) 1789-1792
Nguyễn Huệ là con trai của ông bà Hồ Phi Phúc, Nguyễn Thị Đồng, quê ở thôn Kiên Mỹ, ấp
Kiên Thạnh, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, thường gọi là ấp Tây Sơn (nay là huyện Tây
Sơn, tỉnh Bình Định). Hồ Phi Phúc đi theo nhóm chúa Nguyễn vào vùng miền Nam Trung Bộ,
lập cơ nghiệp mới ở ấp Tây Sơn, huyện An Khê, đổi sang họ Nguyễn. Gia đình này có ba con
trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, trong đó Nguyễn Huệ là em út. Lúc nhỏ ông
có tên là Hồ Thơm, tức chú Ba Thơm. Cái tên Huệ là do thầy giáo Hiến đặt cho. Thầy giáo
vốn là người Huế, vào dạy học ở đất An Thái, phát hiện ra tài nǎng của mấy cậu bé này,
thường khuyến khích lớp trẻ bằng một câu sấm - không rõ ông lấy từ đâu: "Tây khởi nghĩa,
Bắc thu công" (nổi lên ở Tây Sơn sẽ lập công lớn ở miền Bắc).
Các tài liệu xưa đều cho biết Nguyễn Nhạc xuất thân chỉ là một viên biện lại, thường gọi là
biện Nhạc, có nghề buôn trầu. Bất bình với sự chuyên quyền của Trương Phúc Loan và chúa
Nguyễn đàng trong, ông đã cùng các em nổi dậy, cướp được Quy Nhơn, rồi dựng nên cơ
nghiệp nhà Tây Sơn. Nǎm 1776, Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương, cho Nguyễn Huệ làm
phụ chính, lúc này Nguyễn Huệ mới 24 tuổi. Hai nǎm sau (1778) Nguyễn Nhạc lên ngôi vua,
đặt niên hiệu là Thái Đức, Nguyễn Huệ nhận chức vị là Long Nhương tướng quân.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong suốt hơn 20 nǎm đời chinh chiến, Nguyễn Huệ
chưa hề chùn bước. Ông tin tưởng vào quần chúng biết trọng dụng nhân tài, có niềm tin tuyệt
vời vào khả nǎng của mình. Ông còn là vị danh tướng chỉ đánh thắng, không có bại.
Giúp anh là Nguyễn Nhạc, ông đã 4 lần vào đánh Gia Định, bắt Nguyễn Ánh (sau này là vua
Gia Long) phải mấy phen chạy trốn ra biển. Nǎm 1784, Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm.
Nguyễn Huệ dùng kế phục binh đã đánh thắng một trận rất vẻ vang tại Xoài Mút, tiêu diệt hai
vạn quân Xiêm và 300 chiến thuyền. Nǎm 1786, ông dùng Nguyễn Hữu Chỉnh đưa đường ra
Bắc, liên tiếp thắng lợi ở Thuận Hóa rồi Quảng Trị, Quảng Bình. Tiếp đó kéo quân ra Bắc
giương cao ngọn cờ "Phù Lê diệt Trịnh", chiếm Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Nam, tiến thẳng ra
Thǎng Long... Các tướng tá Lê Trịnh hoàn toàn đại bại. Chúa Trịnh Khải chết.
Ngày 21-7-1786 Nguyễn Huệ và đại quân tiến vào Thǎng Long. Cuộc tiến công Bắc Hà đã kết
thúc thắng lợi rất vẻ vang. Ngày 31-7-1786 Nguyễn Huệ cùng các tướng sĩ Tây Sơn và các
quan vǎn võ Bắc Hà vào triều chúc mừng vua Lê Hiển Tông. Sau đó vua Lê Hiển Tông đã sắc
phong Nguyễn Huệ làm "Nguyên soái phù dực chính dực vũ Uy quốc công và gả công chúa
Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Binh quyền Bắc Hà hoàn toàn trong tay Nguyễn Huệ người lãnh


tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn. Nguyễn Huệ nhà chiến lược và là nhà quân sự thiên tài
vǎn võ kiêm toàn đã có công lao lớn trong việc đặt cơ sở lập lại nền thống nhất nước nhà ở
cuối thế kỷ 18. Nước nhà được thống nhất trên một phạm vi rộng.
Tiếp đó ông phải theo Nguyễn Nhạc rút quân về Nam, đóng tại Thuận Hóa, được phong làm
Bắc Bình Vương. Nguyễn Huệ rút đi, miền Bắc lại trở nên loạn. Vua Lê Chiêu Thống nhờ
Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp tay chân của họ Trịnh, thì đến lượt Nguyễn Hữu Chỉnh lại có ý
chuyên quyền. Từ Huế, Nguyễn Huệ sai Vũ Vǎn Nhậm ra diệt được Chỉnh, rồi thấy Nhậm có
ý khác, ông lại giết Vũ Vǎn Nhậm, giao cho Ngô Vǎn Sở quản lĩnh Thǎng Long. Trước tình
hình đó bọn vua quan nhà Lê, chạy sang Tàu cầu cứu rước mấy chục vạn quân Thanh, do
Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, vào chiếm Thǎng Long, lấy danh nghĩa là giúp nhà Lê, nhưng sự thực
là mưu toan thôn tính nước ta. Lập tức, Nguyễn Huệ chọn ngày, lập đàn tế trời đất, thần sông,
thần nước tại núi Bân Sơn ( Huế) , rồi lên ngôi hoàng đế, đặt hiệu là Quang Trung, đem quân
ra Bắc. Ông tuyên bố: Chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch quân xâm lược và hẹn trước sẽ cùng
quân sĩ ǎn tết với nhân dân Thǎng Long vào ngày 7 tháng giêng.
Nhưng mới đến ngày 5, ông đã thu được hoàn toàn thắng lợi, đánh trận Ngọc Hồi, giết Hứa
Thể Hanh, đánh thắng Đống Đa, bắt Sầm Nghi Đống phải tự tử, đuổi Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ
cả ấn tín chạy về nước. Bọn vua quan bán nước Lê Chiêu Thống cũng phải chạy theo lũ tàn
binh, sang đất Trung Hoa nương náu làm khách ngụ cư vong quốc. Sau chiến thắng, Quang
Trung Nguyễn Huệ thực hiện những biện pháp ngoại giao tích cực, để giữ gìn hòa bình, được
vua Càn Long nhà Thanh chấp nhận. Vua Thanh phải phong vương cho ông và mời ông sang
thǎm Yên Kinh, và hoàn toàn chấm dứt ý đồ xâm lược. Việc giao hảo với nhà Thanh trong giai
đoạn này cũng là những trang sử đẹp, làm vẻ vang cho triều đại Quang Trung và cho nước
ta.
Dẹp yên Bắc hà, Quang Trung lo lắng việc nội trị. Đất nước do ông cai quản lần này trải rộng
từ Thuận Hóa trở ra, chấm dứt nạn phân tranh từ thời kỳ Lê-Mạc và Trịnh-Nguyễn. Vùng miền
Nam Trung Bộ do Nguyễn Nhạc thống lĩnh, vùng Nam Bộ ở dưới quyền của Nguyễn Lữ. Song
những vị cầm đầu ở đây đều không có khả nǎng giữ vững chính quyền. Nhất là ở miền Nam,
Nguyễn Lữ không chống nổi Nguyễn Ánh. Do đó, Quang Trung đã sắp đặt một kế hoạch tiến
quân vào Nam để giúp việc bình định vùng này, diệt hẳn thế lực của họ Nguyễn. ở phía Bắc
ông cũng có ý phải khôi phục lại những vùng đất mà trước đây bị các triều đình Minh, Thanh

chiếm cứ. Ông đã soạn sửa việc cầu hôn (xin lấy công chúa nhà Thanh) và đòi lại vùng
Lưỡng Quảng. Nhưng các dự định ấy chưa thực hiện được, thì ông bị bệnh qua đời vào đêm
29 tháng 7 nǎm Nhâm Tí (1792). Cuộc đời hoạt động của ông đều gắn liền với tuổi trẻ. Quang
Trung mất vào nǎm 40 tuổi, cơ đồ nhà Tây Sơn cũng suy thoái luôn từ đó. Con trai nối ngôi
ông là Nguyễn Quang Toản còn quá bé (mới có 9 tuổi). Tướng tá không có người cầm đầu.
Không đầy mười nǎm sau, nhà Tây Sơn chấm dứt vai trò lịch sử của mình để Nguyễn Ánh,
lập nên đế nghiệp nhà Nguyễn. Có lẽ, có một bình diện lâu nay thường ít được chú ý, nên
cũng không giúp cho ta thấy được đầy đủ nét đẹp của Quang Trung. Đó là ở chỗ, ông thực sự
là một nhà vua trẻ, đã phát huy cao độ bản lĩnh trẻ trung của mình. Làm tướng - chủ yếu là
tướng chỉ huy, trong khoảng tuổi hai mươi. Làm vương rồi làm vua trong khoảng tuổi ba
mươi. Ông đã hiến dâng trọn vẹn tuổi thanh xuân của mình cho đất nước, cho dân tộc. Đây là
sự tình cờ của qui luật sống nơi ông, hay đó chính là cái đẹp dành riêng để ông phục vụ đất
nước.
Ông thực sự là con người luôn luôn tươi trẻ. Trẻ đồng nghĩa với khỏe mạnh cường tráng, là
có sức hàng phục thú dữ; hàng phục con người. Trẻ là phải tung hoành đây đó, ra Bắc vào
Nam, lai vô ảnh khứ vô hình. Nguyễn Huệ là một ông vua trẻ hội tụ được đầy đủ những ưu
điểm ấy. Và trẻ là ở chỗ biết yêu, khi yêu là yêu hết mình? Trẻ cũng đồng nghĩa với ham thích
vǎn nghệ, mê say học hỏi. Quang Trung hình như không thua ai về điểm này. Và thông
thường những chàng trai của chúng ta, những con người anh hùng, luôn luôn có sẵn mà
cũng sẵn sàng bộc lộ một niềm kiêu hãnh.
Tự phụ kiêu cǎng của tuổi trẻ là không hay, song kiêu hãnh thì rất đáng quí, và đẹp vô cùng.
Ông kiêu hãnh nhắc nhở Ngọc Hân khắc sâu sự vinh hạnh của nàng do ông đem lại. Ông
kiêu hãnh coi khinh tất cả những đối phương của mình, sẵn sàng dẹp chúng như bẻ gãy cành
khô, củi mục. Và ông nói được thì ông sẽ làm được, để chứng tỏ sự kiêu hãnh là có cơ sở,
chứ không phải là khoác lác, là nói cho sướng miệng mà thôi. Sức trẻ của vua Quang Trung
còn được biểu hiện ở chỗ ông có tầm nhìn xa, không chịu bằng lòng với những thắng lợi đã
đạt được. Cái khác của tuổi già và tuổi trẻ là ở đó. Ông anh già là Nguyễn Nhạc thì bằng lòng
với mấy phủ quanh đất Qui Nhơn, nhưng ông em trẻ thì muốn trông Bắc trông Nam, trông
suốt cõi nước nhà. Nói rằng Nguyễn Huệ có ý thức và đã đặt được cơ sở cho việc thống nhất,
là hiểu vấn đề theo khía, cạnh đó.

Ở Nguyễn Huệ còn có một nét độc đáo, chứng tỏ ông là một thanh niên, có nghị lực, rất xứng
đáng cho tuổi trẻ noi theo. Trong đời, có khá nhiều người và cũng nhiều thanh niên một khi
đạt đến sự thành công nào đó thì rất dễ dàng bị tha hóa. Nhiều chàng trai trẻ, khi nghèo nàn
cơ cực thì chǎm chỉ, giữ gìn tư cách vững vàng, nhưng một khi giàu lên, hoặc đỗ cao, vinh
hoa phú quí v.v.. . thì cũng mau chóng biến chất. Nhiều vua chúa trong lịch sử đã mắc bệnh
này, nếu tuổi trẻ có biết hạn chế ít nhiều, thì tuổi già lại hay ǎn chơi trác táng. Điều rất đáng
quí là từ Nguyễn Huệ đến vua Quang Trung, lúc nào cũng trong sạch. Ông chỉ biết lo lắng cho
sự nghiệp, cho dân tộc. Không thấy ai nói về những chuyện rượu chè, cờ bạc, dâm bạo. Và
trong số các cận thần, các hoạn quan (chắc phải có!) của nhà vua, không nghe nói có ai lợi
dụng hay cầu cạnh được điều gì. Có lẽ đây là ông vua trẻ mà cũng đường đường chính chính
nhất so với tất cả các ông vua từ Đinh Tiên Hoàng đến Bảo Đại!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×