Tải bản đầy đủ (.pdf) (294 trang)

Nghiên cứu sự phân bố và đa dạng thực vật bậc cao trên các vùng sinh thái khác nhau tại tỉnh An Giang (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.63 MB, 294 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN THỊ HẢI LÝ

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VÀ ĐA DẠNG
THỰC VẬT BẬC CAO TRÊN CÁC VÙNG SINH THÁI
KHÁC NHAU TẠI TỈNH AN GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH MÔI TRUỜNG ÐẤT VÀ NUỚC

2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN THỊ HẢI LÝ

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VÀ ĐA DẠNG
THỰC VẬT BẬC CAO TRÊN CÁC VÙNG SINH THÁI
KHÁC NHAU TẠI TỈNH AN GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH MÔI TRUỜNG ÐẤT VÀ NUỚC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN HỮU CHIẾM

2019




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn
khoa học là Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm, Khoa Môi Trường và
Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn,
động viên và góp ý về chuyên môn trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận án tiến sĩ.
Tác giả cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả quý thầy cô đã
và đang giảng dạy, hỗ trợ và hướng dẫn học thuật cho tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn sinh viên, học
viên đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện các nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và các
em sinh viên Khoa Tài Nguyên và Môi trường, Trung tâm Phân tích Hóa học
– Trường Đại học Đồng Tháp đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong thời gian khảo sát và phân tích mẫu. Cảm ơn Ban lãnh đạo và bạn bè
ở Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang, Chi cục kiểm lâm Tỉnh An
Giang, Hạt kiểm lâm Tri Tôn và Tịnh Biên. Cám ơn gia đình chú Bảy (Núi
Cấm) và cộng đồng người dân địa phương đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình
khảo sát.
Xin chân thành cảm ơn chồng và gia đình cha mẹ hai bên đã hết lòng
thương yêu, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận án.

Nguyễn Thị Hải Lý

i


TÓM TẮT

Nghiên cứu sự phân bố và đa dạng thực vật bậc cao có mạch trên các vùng sinh
thái khác nhau của tỉnh An Giang đã được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017 với
460 OTC (100 m2). Dựa vào bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp và bản đồ phân
bố đất, nghiên cứu bố trí các OTC khảo sát thực vật thân gỗ (10m x 10m) và thân
thảo (1m x 1m) ở từng nhóm đất của vùng đồi núi, vùng đồng lụt ven sông và vùng
đồng lụt hở. Tại mỗi OTC thu thập số lượng loài, số lượng cá thể và D1,3, giá trị sử
dụng và tác động của người dân, mẫu thực vật và đất. Xác định tên loài bằng phương
pháp so sánh hình thái và các thông số hóa lý của đất được phân tích trong phòng thí
nghiệm. Số liệu được xử lý bằng các phương pháp thống kê là ANOVA, Regression,
PCA, CCA và RDA.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở vùng đồng lụt ven sông, đất có lượng thịt và độ
xốp cao, chua ít với giá trị pHKCl là 5,62±0,06 (tầng 0-20 cm) và 5,67±0,06 (tầng 2050 cm) (p<0,05), lượng CHC, nitơ và kali trong đất ở vùng này cao hơn trong đất
của hai vùng sinh thái còn lại. Đất ở vùng đồi núi có lượng cát cao từ 60,29±1,07
(tầng 0-20 cm) đến 66,78±1,56 (tầng 20-50 cm) (p<0,05), có tính chua vừa với pHKCl
là 5,32±0,05 (tầng 0-20 cm) và 5,30±0,05 (tầng 20-50 cm) (p<0,05), nghèo về CHC,
nitơ và kali nhưng lại giàu về phosphor tổng, Ca2+ và Mg2+. Ở vùng đồng lụt hở, đất
chứa nhiều sét, chua nhiều với pHKCl là 4,26±0,08 (tầng 0-20 cm) và 4,16±0,06 (tầng
20-50 cm) (p<0,05), EC và CHC cao nhưng nghèo phosphor tổng và kali tổng trong
đất.
Vùng đồi núi có số loài phân bố cao nhất với 444 loài, thuộc 329 chi của 115
họ, trong đó có 364 loài tự nhiên và 79 loài được trồng. Họ Fabaceae, Asteraceae,
Zingiberaceae và Euphorbiaceae có nhiều loài phân bố phổ biến. Nghiên cứu xác
định 12 loài quý hiếm và hai giống bản địa cần được bảo tồn là Giáng hương trái to
(Pterocarpus macrocarpus), Gió bầu (Aquilaria crassna), Sâm cau lá rộng
(Curculigo orchioides), Mạc nưa (Diospyros mollis), Từ mỏng (Dioscorea
membranacea), Ngải tượng (Stephania rotunda), xoài Thanh ca (Mangifera
mekongensis) và giống lúa Nàng Nhen. Vùng này có 24 loài thân gỗ và 29 loài thân
thảo ưu thế, điển hình là xoài Thanh ca (M. mekongensis), Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis), Sao (Hopea odorata), Thốt nốt (Borassus flabellifer), Nghệ
(Curcuma domestica), Gừng gió (Zingiber zerumbert), Cẩm địa la (Boesenbergia

rotunda) và Cỏ hôi (Ageratum conyzoides) (IVI>5%). Vùng đồng lụt ven sông có số
loài phân bố cao thứ hai (230 loài, 173 chi, 73 họ) với 80 loài tự nhiên và 150 loài
được trồng. Họ Fabaceae, Poaceae, Asteraceae và Cucurbitaceae có nhiều loài phân
bố phổ biến. Số loài ưu thế thân gỗ là 15 loài và thân thảo là 13 loài, điển hình là
Xoài, Bạch đàn, Lúa và Nếp. Các giống loài cần bảo tồn là Nếp Phú Tân, Xoài Thơm
Vĩnh Hòa và loài nguy cấp Mặc nưa (D. mollis). Ở vùng đồng lụt hở, số loài phân bố
là thấp nhất (142 loài, thuộc 120 chi và 58 họ), trong đó có 74 loài tự nhiên và 68
loài cây trồng. Các họ có sự đa dạng về loài là Poaceae, Fabaceae và Cucurbitaceae.

ii


Các loài cần bảo tồn là giống Lúa mùa nổi ở huyện Tri Tôn, Lúa ma (Oryza
rufipogon) và Cà na (Elaeocarpus hygrophilus). Các loài Tràm (Melaleuca), Cà na
(E. hygrophilus), Mua (Melastoma affine) và Năng (Eleocharis) là các loài ưu thế và
chỉ thị cho khu vực đất bị nhiễm phèn.
Về đa dạng, vùng đồi núi đa dạng về taxon, các loài quý hiếm và nhóm giá trị
sử dụng, trong đó đa dạng nhất là nhóm cây làm thuốc (429 loài), nhóm cây ăn được
(135 loài) và nhóm cây lấy gỗ (23 loài). Vùng đồng lụt ven sông có nhóm cây ăn
được với các loài ăn trái, lúa và rau màu đa dạng loài cao (136 loài), trong khi vùng
đồng lụt hở kém đa dạng hơn ở các nhóm giá trị này. Đánh giá định lượng qua các
chỉ số đa dạng cho thấy cây thân gỗ và thân thảo đa dạng cao ở vùng đồng lụt ven
sông, nhưng ưu thế cao ở vùng đồng lụt hở.
Do đặc điểm khí hậu giống nhau nên đất và con người là hai nhân tố ảnh hưởng
đến sự khác nhau về phân bố và đa dạng thực vật ở từng vùng sinh thái. Ở vùng đồi
núi, đất giải thích 45,6% sự đa dạng và là yếu tố chính quyết định đến sự phân bố và
đa dạng của thực vật. Thịt+phosphor, độ xốp+kali, cát+nitơ hữu dụng+Ca2++Mg2+
ảnh hưởng đến sự phân bố và đa dạng của thực vật lần lượt ở đất vàng macma, đất
xói mòn và đất xám macma. Ở vùng đồng lụt ven sông, vai trò của đất và tác động
của người dân đến sự phân bố và đa dạng của thực vật là như nhau với 7,0% (do đất)

và 6,1% (do con người). Độ xốp+thịt ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật ở đất
phù sa bồi và không bồi, trong khi sét ảnh hưởng đến thực vật ở đất phù sa gley và
phù sa có tầng loang lỗ. Ở vùng đồng lụt hở, sự kết hợp của tác động con người và
yếu tố đất đã giải thích được 20,8% sự đa dạng của thực vật. Sa cấu và pHKCl là yếu
tố chính ảnh hưởng đến sự phân bố và đa dạng thực vật ở đất phèn hoạt động nông
và đất phèn hoạt động sâu, trong khi ở đất than bùn phèn lại là độ xốp. Tập quán
canh tác và sở thích trồng của người dân đã ảnh hưởng tích cực đến sự phân bố và đa
dạng cây thân gỗ, trong khi kiểm soát cỏ dại và làm đất ảnh hưởng tiêu cực đến cây
thân thảo.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, bản đồ phân bố các loài thực vật ưu thế và quý
hiếm ở ba vùng sinh thái tại tỉnh An Giang đã được xây dựng. Cần ưu tiên bảo tồn và
phát triển bền vững các sinh cảnh đặc trưng cho từng vùng sinh thái, các loài quý,
hiếm có trong Sách đỏ và Nghị định 32 của Chính phủ, các loài đặc hữu và loài bản
địa cho từng vùng sinh thái.
Từ khóa: Sự phân bố, sự đa dạng, thực vật bậc cao có mạch, vùng đồng lụt
hở, vùng đồng lụt ven sông, vùng đồi núi, vùng sinh thái tỉnh An Giang.

iii


ABSTRACT
Study of the distribution and diversity of vascular plants in different ecological
areas of An Giang province was conducted from 2015 to 2017 with 460 quadrats
(100 m2). Based on the agro-ecological zones map and the soil distribution map,
sampling design was taken in types of soil in the mountainous area, fluvial plain area
and opened depression of floodplain area by quadrat (100m2) for trees and shrubs,
and quadrat (1 m2) for herbs. Within quadrat, the data was recorded including
species, individual, useful value and local human impacts. The morphological
comparison method was applied to determine the species’s scientific name. The
physico-chemical parameters of soil were analyzed in the laboratory. The data were

analyzed by the statistical methods as ANOVA, Regression, PCA, CCA and RDA.
The results of the study showed that the soil in three ecological areas was the
difference of physico-chemical characteristics. In the fluvial plain, the soil properties
were characterized by the main silty component (more than 50% of the mineral
fragments), little acidity (ranging pHKCl from 5.62±0.06 in layer 0-20 cm to
5.67±0.06 in layer 20-50 cm) (p<0.05) and rich nutrients as organic matter (OM),
nitrogen and potassium. The soil of mountainous area has been a sandy component
that was higher than silt and clay component (more than 60% of the mineral
fragments) (p<0.05). In addition, the soil were moderate acidity that pHKCl ranged
from 5.32±0.05 to 5.30±0.05 (p<0.05). The soil was poor nutrients (OM, nitrogen
and potassium), except for total phosphorus (0.21%P2O5 in layer 0-20 cm). In the
opened depression of floodplain, soil characteristics were primarily clay
composition, high EC and OM, low total phosphorus and total potassium, and acidic
(pHKCl from 4.26±0.08 in layer 0-20 cm to 4.16±0.06 in layer 20-50 cm) (p<0.05).
The flora of mountainous area was recorded 444 species, belonging to 329
genera of 115 families which distributed in this area. These species included 364
wild species and 79 planted species. The most diverse families were Fabaceae,
followed by Asteraceae, Zingiberaceae and Euphorbiaceae. The endangered and rare
species that must be conserved such as Pterocarpus macrocarpus, Aquilaria crassna,
Curculigo orchioides, Diospyros mollis, Dioscorea membranacea, Stephania
rotunda, Mangifera mekongensis and Nang Nhen rice. Especially, there were 24 tree
and 29 herb species which dominated as M. mekongensis, Acacia auriculiformis,
Hopea odorata, Borassus flabellifer, Curcuma domestica, Zingiber zerumbert,
Boesenbergia rotunda and Ageratum conyzoides (IVI>5%). The flora of fluvial plain
was more abundant than in the opened depression of floodplain. They were identified
230 species, 173 genera of 73 families, of which 80 wild species and 150 planted
species. The family of Fabaceae, Poaceae, Asteraceae and Cucurbitaceae were the
higher diversity families. The fruit trees, rice and vegetable crops were species
diversity and distributed mainly in alluvial soil. Oryza sativa var. japonica, M.
odorata and D. mollis should be protected. The flora of opened depression of


iv


floodplain was identified as the least diversity species, only 142 species, and 120
genera of 58 families. They included 74 wild species and 68 planted species. The
most diversity families were Poaceae, Fabaceae and Cucurbitaceae. O. rufipogon,
Elaeocarpus hygrophilus and the floating rice were some rare species that should be
conserved. Melaleuca, E. hygrophilus, Melastoma affine, Eleocharis were some
dominant species that indicated the acid sulfate soil. In teams of diversity, the
vascular plants of mountainous area diversified taxa, rare species and the group of
useful value. There were 429 medicinal species, 135 edible species and 23 timber
species while the fluvial plain was 136 species in edible plants group, mainly of fruit
trees, rice and vegetables. In the opened depression of floodplain, plants were less
diverse species than in these useful groups. Quatitative assessment by diversity
indexes showed that the woody and herbaceous plants diversified in the fluvial plain
area while they dominated in the opened depression of floodplain.
Because of climatic similarity, the soil or human activities were factors that
differently affected the distribution and diversity status of flora in each ecological. In
mountainous areas, soil that was the main element explained 45.6% of plant diversity
data. The silt and phosphor, porosity and potassium affected the distribution and
diversity of plants in Ferralsols and Leptosols while sand, available nitrogen, Ca2+
and Mg2+ affected to them in Acrisols. In the fluvial plain, both soil and local people
showed an equal role on the diversity status of plants, belonging to 7.0% (land) and
6.1% (human). The porosity and silt affected to flora in Anofluvic and Orthofluvic
fluvisols while clay affected to them in Gleyic and Cambic fluvisols. In the opened
depression of floodplain, the combination of human impacts and soil explained
20.8% the data of plant diversity. The texture and pHKCl were two soil elements that
affected to the status of flora in active acid sulfate soil with sulfuric materials present
near layer (0-50 cm) and depth in soil (>50 cm), while the flora of acid sulfidicpeat

soil was strongly influenced by porosity. Although the planting habits and hobbies of
the local people positively affected to the diversity status of woods, weed control and
tillage practices also caused a decrease in herbaceous diversity in agricultural
ecosystems.
Three maps of the distribution of flora and rare species for each ecological
zone was built in the research. Finally, priority should be given to the conservation
and sustainable development of specific habitats, rare species that were listed in the
Red Book and the Government's Decree 32, endemic and local species for each
ecological region.
Keywords: An Giang ecological area, distribution, diversity, fluvial plain,
mountainous area, opened depression of floodplain, vascular plant.

v



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU.................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu ........................................................................................................ 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
1.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của luận án ...................................................................................... 3
1.4.1 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 3
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................... 3
1.5. Những luận điểm mới của luận án ................................................................ 4
1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4
1.6.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4
1.6.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4

1.6.3. Giới hạn nghiên cứu................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................. 6
2.1. Tổng quan về thực vật bậc cao có mạch ....................................................... 6
2.2. Khái niệm về cây hoang dã và cây trồng ...................................................... 7
2.3. Sự phân bố của thực vật ................................................................................ 8
2.4. Tổng quan về đa dạng sinh học..................................................................... 8
2.5. Đa dạng các loài thực vật quý hiếm.............................................................. 10
2.5.1. Phân hạng tình trạng đe dọa của các loài thực vật ..................................... 10
2.5.2. Đánh giá sự quý hiếm ................................................................................ 11
2.6. Đánh giá đa dạng thực vật............................................................................. 12
2.6.1. Đánh giá đa dạng thành phần loài .............................................................. 12
2.6.2. Đa dạng về công dụng................................................................................ 12
2.7. Định lượng sự đa dạng sinh học ................................................................... 13
2.7.1. Đa dạng alpha (Alpha diversity) ................................................................ 13
2.7.2. Đa dạng beta (Beta diversity) .................................................................... 15
2.7.3. Đa dạng gamma (Gamma diversity) .......................................................... 15
2.8. Khái quát về tỉnh An Giang .......................................................................... 15
2.8.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 15
2.8.2. Các vùng sinh thái của tỉnh An Giang ....................................................... 19
2.8.2.1. Đặc điểm về khí hậu....................................................................... 20
2.8.2.2. Đặc điểm về địa hình và thổ nhưỡng ............................................. 21
2.9. Hiện trạng phát triển nông lâm nghiệp ở tỉnh An Giang .............................. 28
2.10. Cơ sở khoa học về phương pháp chọn số lượng OTC ................................ 29

vii


2.11. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................... 31
2.11.1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đất đến sự phân bố và đa dạng
các loài thực vật bậc cao ............................................................................. 31

2.11.1.1. Các yếu tố vật lý của môi trường đất ........................................... 32
2.11.1.2. Các yếu tố dinh dưỡng của môi trường đất .................................. 33
2.11.2. Các nghiên cứu về sự phân bố và đa dạng thực vật theo các loại đất ở
ĐBSCL ........................................................................................................ 42
2.12. Cơ sở lý luận cho việc xây dựng bản đồ ..................................................... 44
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................................................ 46
3.1. Phương pháp điều tra và đánh giá đa dạng thực vật ..................................... 46
3.1.1. Xác định vị trí nghiên cứu ......................................................................... 46
3.1.2. Phương pháp chọn số lượng OTC ............................................................. 48
3.1.3 Phương pháp khảo sát thực vật ................................................................... 48
3.1.3.1. Nội dung 1: Khảo sát thực vật vùng đồi núi thấp .......................... 48
3.1.3.2. Nội dung 2: Khảo sát thực vật vùng đồng lụt hở ........................... 49
3.1.3.3. Nội dung 3: Khảo sát thực vật vùng đồng lụt ven sông ................. 50
3.1.4. Phương pháp thu và bảo quản mẫu thực vật .............................................. 53
3.1.5. Xác định tên loài và xây dựng bảng danh lục thực vật .............................. 53
3.1.6. Phương pháp đánh giá sự đa dạng ............................................................. 54
3.1.6.1. Phương pháp đánh giá sự quý hiếm ............................................... 54
3.1.6.2. Đánh giá độ thường gặp ................................................................. 54
3.1.6.3. Đánh giá mức độ gần gũi của hệ thực vật ...................................... 54
3.1.6.4. Đánh giá sự đa dạng α .................................................................... 55
3.1.7. Chỉ số giá trị quan trọng ............................................................................ 55
3.1.8. Phương pháp xác định diện tích tiết diện thân........................................... 56
3.1.8.1. Phương pháp đo đường kính ngang ngực ...................................... 56
3.1.8.2 Tính tiết diện ngang thân cây .......................................................... 57
3.1.9. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu về đa dạng ................................... 57
3.2. Phương pháp khảo sát và đánh giá tính chất đất........................................... 57
3.2.1. Thu và xử lý mẫu đất ................................................................................. 57
3.2.2. Phân tích mẫu đất....................................................................................... 58
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu đất ................................................................... 58
3.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố đất và con người đến sự

phân bố và đa dạng của thực vật .......................................................................... 59
3.3.1. Mối quan hệ giữa yếu tố đất và thực vật.................................................... 59
3.3.2. Mối quan hệ giữa yếu tố con người và thực vật ........................................ 60
3.3.3. Định lượng sự đóng góp của yếu tố đất và con người đến sự đa dạng ...... 60
3.4. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng về phân bố các loài ưu thế ......... 61

viii


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................... 62
4.1. Đặc điểm môi trường đất của ba vùng sinh thái ở tỉnh An Giang ................ 62
4.2. Sự phân bố và đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở vùng đồi núi ................ 66
4.2.1. Số lượng OTC theo đường cong tích lũy loài ở vùng đồi núi .................. 66
4.2.2. Đặc điểm hóa lý của đất............................................................................. 68
4.2.3. Sự phân bố thành phần loài thực vật ở vùng đồi núi ................................. 73
4.2.4. Đa dạng về công dụng................................................................................ 81
4.2.5. Các loài thực vật quý hiếm và đặc hữu ...................................................... 85
4.2.6. Định lượng đa dạng thực vật ở vùng đồi núi ............................................. 90
4.2.6.1. Đánh giá mức độ gần gũi của hệ thực vật ở vùng đồi núi qua chỉ
số đa dạng Sorensen .................................................................................... 90
4.2.6.2. Đánh giá đa dạng thực vật ở vùng đồi núi qua các chỉ số đa dạng
alpha ............................................................................................................ 90
4.2.7. Ảnh hưởng của môi trường đất đến thành phần loài ở vùng đồi núi ......... 97
4.3. Sự phân bố và đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở vùng đồng lụt hở ......... 106
4.3.1. Số lượng OTC theo đường cong tích lũy loài ở vùng đồng lụt hở ............ 106
4.3.2. Đặc điểm hóa lý của đất ở vùng đồng lụt hở ............................................. 108
4.3.3. Sự phân bố thành phần loài thực vật bậc cao theo từng loại đất ở vùng
đồng lụt hở ........................................................................................................... 112
4.3.4. Đa dạng về công dụng ............................................................................... 117
4.3.5. Định lượng đa dạng thực vật ở vùng đồng lụt hở ...................................... 118

4.3.5.1.Đánh giá mức độ gần gũi của hệ thực vật qua chỉ số đa dạng
Sorensen ..................................................................................................... 118
4.3.5.2. Đánh giá đa dạng thực vật qua các chỉ số đa dạng alpha ............... 119
4.3.6. Ảnh hưởng của môi trường đất đến loài ưu thế ở vùng đồng lụt hở ......... 124
4.4. Sự phân bố và đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở vùng đồng lụt ven sông 129
4.4.1. Số OTC theo đường cong tích lũy loài ở vùng đồng lụt ven sông ............ 129
4.4.2. Đặc điểm hóa lý của đất ở vùng đồng lụt ven sông ................................... 130
4.4.3.Sự phân bố thực vật theo môi trường đất vùng đồng lụt ven sông ............. 134
4.4.4. Đa dạng về công dụng tài nguyên thực vật vùng đồng lụt ven sông.. ....... 138
4.4.5. Đánh giá đa dạng về giá trị bảo tồn .......................................................... 139
4.4.6. Định lượng đa dạng thực vật ở vùng đồng lụt ven sông ............................ 140
4.4.6.1. Đánh giá mức độ gần gũi của hệ thực vật qua chỉ số đa dạng
Sorensen ...................................................................................................... 140
4.4.6.2. Đánh giá đa dạng thực vật qua các chỉ số đa dạng alpha ............... 140
4.4.7. Ảnh hưởng của đất đến loài ưu thế ở vùng đồng lụt ven sông .................. 144
4.5. Xây dựng bản đồ phân bố các loài ưu thế và quý hiếm ở tỉnh An Giang ..... 147
4.6. Đề xuất các giải pháp bảo tồn tài nguyên thực vật tỉnh An Giang ............... 154

ix


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 156
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 156
5.2. Kiến nghị....................................................................................................... 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 158
Phụ lục 1. Danh lục thực vật vùng đồi núi thấp................................................... 173
Phụ lục 2. Danh lục thực vật vùng đồng lụt hở ................................................... 191
Phụ lục 3. Danh lục thực vật vùng đồng lụt ven sông ......................................... 198
Phụ lục 4. Hình ảnh một số loài thực vật quý hiếm ở tỉnh An Giang.................. 209
Phụ lục 5. Hình ảnh của loài đặc hữu vùng đồi núi tỉnh An Giang ..................... 218

Phụ lục 6. Hình ảnh một số loài ưu thế ở tỉnh An Giang..................................... 219
Phụ lục 7. Các loài thực vật làm thuốc ................................................................ 243
Phụ lục 8. Các phương pháp phân tích mẫu đất .................................................. 245
Phụ lục 9. Kết quả xử lý số liệu ........................................................................... 250
Phụ lục 10. Bản đồ đất tỉnh An Giang theo hệ thống phân loại Fao/Unesco ...... 276

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý (a) và bản đồ hành chính tỉnh An Giang (b) ......... 16
Hình 2.2: Bản đồ sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSCL ....................................... 18
Hình 2.3: Bản đồ sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSCL (a) và bản đồ ba vùng
sinh thái ở tỉnh An Giang (b) ............................................................................... 19
Hình 2.4: Biểu đồ đặc điểm khí hậu tỉnh An Giang ............................................ 21
Hình 2.5: Diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2005 – 2009 .............................. 28
Hình 2.6: Diễn biến diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh An Giang........... 29
Hình 2.7: Đường cong tích lũy loài ..................................................................... 30
Hình 2.8: Sự thay đổi giá trị EC theo các loại sa cấu đất khác nhau ................... 35
Hình 3.1: (a) Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp và (b) bản đồ ba vùng
sinh thái tỉnh An Giang ........................................................................................ 46
Hình 3.2: Bản đồ đất tỉnh An Giang .................................................................... 47
Hình 3.3: Các vị trí lấy mẫu tại tỉnh An Giang .................................................... 52
Hình 3.4: Danh mục các nguồn cơ sở dữ liệu tra cứu thông tin thực vật ............ 53
Hình 3.5: Các vị trí đo đường kính (D1,3) thân cây.............................................. 56
Hình 4.1: Đặc điểm hóa lý môi trường đất ở ba vùng sinh thái, An Giang ......... 62
Hình 4.2: Đường cong tích lũy loài thân gỗ ở vùng đồi núi ................................ 67
Hình 4.3: Đường cong tích lũy loài thân thảo ở vùng đồi núi ............................. 67
Hình 4.4: Một số loài thực vật nguy cấp (EN) (a,b,c) ......................................... 87
Hình 4.5: Một số loài thực vật sẽ nguy cấp (VU) (a,b) ....................................... 87

Hình 4.6: Ngải tượng (Stephania rotunda) (IIA) ................................................ 88
Hình 4.7: Ảnh hưởng của yếu tố đất đến các chỉ số cây thân gỗ và thân thảo ở
vùng đồi núi ......................................................................................................... 93
Hình 4.8: Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đất đến các loài thân gỗ ưu thế ở
vùng đồi núi ......................................................................................................... 102
Hình 4.9: Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đất đến các loài thảo ưu thế ở
vùng đồi núi ......................................................................................................... 104
Hình 4.10: Đường cong tích lũy loài thân gỗ ở vùng đồng lụt hở ...................... 107
Hình 4.11: Đường cong tích lũy loài thân thảo ở vùng đồng lụt hở .................... 107
Hình 4.12: Hạt lúa ma và lúa mùa nổi ................................................................. 116
Hình 4.13: Lúa ma (a) và lúa mùa nổi (b) ........................................................... 116
Hình 4.14: Ảnh hưởng của yếu tố đất đến các chỉ số đa dạng của cây thân gỗ
và thân thảo ở vùng đồng lụt hở .......................................................................... 122
Hình 4.15: Ảnh hưởng của yếu tố đất đến các loài thân gỗ và thân thảo ưu thế
ở vùng đồng lụt hở ............................................................................................... 126
Hình 4.16: Đường cong tích lũy loài thân gỗ ở vùng đồng lụt ven sông ............ 129

xi


Hình 4.17: Đường cong tích lũy loài thân thảo ở vùng đồng lụt ven sông.......... 130
Hình 4.18: Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đất đến các chỉ số đa dạng của
cây thân gỗ và thân thảo ở vùng đồng lụt ven sông............................................. 142
Hình 4.19: Ảnh hưởng của yếu tố đất đến các cây thân gỗ và thân thảo ưu thế
ở vùng đồng lụt ven sông ..................................................................................... 146
Hình 4.20: Bản đồ phân bố các loài thân gỗ ưu thế theo từng vùng sinh thái,
tỉnh An Giang....................................................................................................... 149
Hình 4.21: Bản đồ phân bố các loài thân thảo ưu thế theo từng vùng sinh thái,
tỉnh An Giang....................................................................................................... 150
Hình 4.22: Bản đồ phân bố các loài quý hiếm theo từng vùng sinh thái, tỉnh

An Giang .............................................................................................................. 153

xii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm khí hậu của ba vùng sinh thái ở tỉnh An Giang .................. 20
Bảng 2.2: Các loại đất ở ba vùng sinh thái tiêu biểu của tỉnh An Giang ............. 22
Bảng 2.3: Đặc điểm hóa lý của đất xám trên đá macma acid .............................. 23
Bảng 2.4: Đặc điểm lý hóa của đất phèn hoạt động nông ................................... 24
Bảng 2.5: Đặc điểm lý hóa của đất phèn hoạt động sâu ...................................... 25
Bảng 2.6: Một số đặc điểm lý hóa của đất than bùn phèn ................................... 25
Bảng 2.7: Đặc điểm lý hóa của đất phù sa được bồi ........................................... 26
Bảng 2.8: Đặc điểm lý hóa của đất phù sa không được bồi ................................ 26
Bảng 2.9: Đặc điểm lý hóa của đất phù sa gley ................................................... 27
Bảng 2.10: Đặc điểm lý hóa của đất phù sa có tầng loang lỗ .............................. 27
Bảng 2.11: Thang đánh giá dung trọng theo Kachinski ...................................... 33
Bảng 2.12: Thang đánh giá độ chua tiềm tàng pHKCl (Tỉ lệ đất/KCl=1/2,5) ....... 34
Bảng 2.13: Mối tương quan Pearson giữa pH và đa dạng cây thân thảo............. 34
Bảng 2.14: Thang đánh giá độ dẫn điện của đất .................................................. 35
Bảng 2.15: Thang đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất ............................ 36
Bảng 2.16: Thang đánh giá hàm lượng đạm tổng số ........................................... 38
Bảng 2.17: Thang đánh giá hàm lượng lân tổng số ............................................. 39
Bảng 2.18: Thang đánh giá hàm lượng lân hữu dụng trong đất .......................... 39
Bảng 2.19: Thang đánh giá kali tổng số .............................................................. 40
Bảng 2.20: Thang đánh giá kali hữu dụng ........................................................... 40
Bảng 2.21: Thang đánh giá hàm lượng Canxi trao đổi ........................................ 41
Bảng 2.22: Thang đánh giá hàm lượng Magie trao đổi ....................................... 41
Bảng 2.23: Đa dạng loài trên các vùng đất khác nhau .................................... ... 44
Bảng 3.1: Số lượng OTC (100 m2) khảo sát ở ba vùng sinh thái của An Giang . 49

Bảng 3.2: Số lượng OTC theo đai độ cao ở từng loại đất của vùng đồi núi........ 49
Bảng 3.3: Số lượng OTC theo từng loại đất ở vùng đồng lụt hở......................... 50
Bảng 3.4: Số lượng OTC theo từng loại đất ở vùng đồng lụt ven sông .............. 51
Bảng 3.5: Các chỉ số đa dạng α ........................................................................... 55
Bảng 3.6: Các thông số và phương pháp phân tích cho mẫu đất......................... 58
Bảng 4.1: Đặc điểm vật lý đất ở ba vùng sinh thái, tỉnh An Giang ..................... 63
Bảng 4.2: Đặc điểm hóa học đất ở ba vùng sinh thái, tỉnh An Giang ................. 64
Bảng 4.3: Đặc điểm vật lý của từng loại đất ở vùng đồi núi ............................... 68
Bảng 4.4: Đặc điểm hóa học của từng loại đất ở vùng đồi núi ............................ 70
Bảng 4.5: Đặc điểm vật lý của đất xói mòn và đất vàng macma theo độ cao ..... 71
Bảng 4.6: Đặc điểm hóa học của đất xói mòn và đất vàng macma theo độ cao . 72
Bảng 4.7: Đa dạng ngành thực vật ở vùng đồi núi tỉnh An Giang ...................... 73
xiii


Bảng 4.8: Các loài mới bổ sung vào danh lục thực vật tỉnh An Giang ............... 74
Bảng 4.9: Số lượng họ, chi và loài theo từng loại đất ở vùng đồi núi ................. 75
Bảng 4.10: Sự đa dạng họ, chi và loài ở đất vàng macma và đất xói mòn .......... 76
Bảng 4.11: Sư giàu loài trong họ thực vật ở vùng đồi núi tỉnh An Giang ........... 78
Bảng 4.12: Sự ưu thế của họ thực vật ở đất vàng macma và đất xói mòn .......... 79
Bảng 4.13: Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở vùng đồi núi, An Giang ....... 82
Bảng 4.14: Đa dạng cây nông nghiệp vùng đồi núi............................................. 83
Bảng 4.15: Danh mục các loài thực vật quý hiếm ............................................... 85
Bảng 4.16: Các loài thực vật đặc hữu Đông Dương và Việt Nam gặp ở vùng
đồi núi, tỉnh An Giang ......................................................................................... 89
Bảng 4.17: Mức độ gần gũi của hệ thực vật ở vùng đồi núi, tỉnh An Giang ....... 90
Bảng 4.18: Giá trị của các chỉ số đa dạng ở vùng đồi núi ................................... 91
Bảng 4.19: Sự đa dạng của các HST ở vùng đồi núi ........................................... 92
Bảng 4.20: Kết quả phân tích CCA giữa các chỉ số đa dạng và yếu tố đất ở
vùng đồi núi ......................................................................................................... 93

Bảng 4.21: Tác động con người đến các chỉ số đa dạng ở đất vàng macma ....... 95
Bảng 4.22: Tác động con người đến các chỉ số đa dạng ở đất xói mòn .............. 95
Bảng 4.23: Tác động con người đến các chỉ số đa dạng ở đất xám macma ........ 96
Bảng 4.24: Định lượng sự đóng góp của yếu tố đất và con người đến sự đa
dạng ở vùng đồi núi ............................................................................................. 97
Bảng 4.25: Các loài ưu thế trên đất xói mòn ....................................................... 97
Bảng 4.26: Các loài ưu thế trên đất vàng macma ................................................ 98
Bảng 4.27. Các loài ưu thế trên đất xám macma ................................................. 99
Bảng 4.28. Các loài ưu thế thân gỗ ở các HST vùng đồi núi .............................. 100
Bảng 4.29: Phân tích CCA giữa các loài ưu thế với yếu tố đất ở vùng đồi núi... 105
Bảng 4.30: Đặc điểm vật lý của môi trường đất ở vùng đồng lụt hở .................. 109
Bảng 4.31: Đặc điểm hóa học của môi trường đất ở vùng đồng lụt hở ............... 110
Bảng 4.32: Đa dạng ngành thực vật ở vùng đồng lụt hở, tỉnh An Giang ............ 112
Bảng 4.33: Số lượng họ, chi và loài thực vật ở vùng đồng lụt hở ....................... 112
Bảng 4.34: Sư đa dạng loài trong họ thực vật theo điều kiện đất ở vùng đồng
lụt hở, tỉnh An Giang ........................................................................................... 113
Bảng 4.35: Sư đa dạng loài hoang dại và loài trồng trong họ thực vật ở vùng
đồng lụt hở, tỉnh An Giang .................................................................................. 115
Bảng 4.36: Các loài thực vật quý hiếm ở vùng đồng lụt hở, tỉnh An Giang ....... 116
Bảng 4.37: Giá trị sử dụng của thực vật ở vùng đồng lụt hở, tỉnh An Giang ...... 117
Bảng 4.38: Đa dạng cây nông nghiệp vùng đồng lụt hở, tỉnh An Giang............. 118
Bảng 4.39: Mức độ gần gũi của hệ thực vật ở vùng đồng lụt hở, tỉnh An Giang
.............................................................................................................................. 119

xiv


Bảng 4.40: Giá trị của các chỉ số đa dạng ở vùng đồng lụt hở ............................ 119
Bảng 4.41: Sự đa dạng của các HST ở vùng đồng lụt hở .................................... 120
Bảng 4.42: Phân tích CCA giữa các chỉ số đa dạng của cây thân gỗ và thân

thảo với yếu tố đất ở vùng đồng lụt hở ................................................................ 121
Bảng 4.43: Ảnh hưởng của tác động con người đến các chỉ số đa dạng ............. 123
Bảng 4.44: Định lượng sự đóng góp của yếu tố đất và con người đến sự đa
dạng ở vùng đồng lụt hở ...................................................................................... 124
Bảng 4.45: Các loài thực vật ưu thế ở vùng đồng lụt hở ..................................... 125
Bảng 4.46: Phân tích CCA các loài ưu thế với yếu tố đất ở vùng đồng lụt hở.... 127
Bảng 4.47: Đặc điểm vật lý môi trường đất của vùng đồng lụt ven sông ........... 131
Bảng 4.48: Đặc điểm hóa học của môi trường đất ở vùng đồng lụt ven sông..... 132
Bảng 4.49: Đa dạng ngành thực vật ở vùng đồng lụt ven sông, tỉnh An Giang .. 134
Bảng 4.50: Số lượng họ, chi và loài thực vật ở vùng đồng lụt ven sông ............. 134
Bảng 4.51: Sư đa dạng loài trong họ thực vật ở vùng đồng ven sông ................. 135
Bảng 4.52: Sư đa dạng loài hoang dại và loài trồng trong họ thực vật ở vùng
đồng ven sông ...................................................................................................... 137
Bảng 4.53: Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở vùng đồng lụt ven sông, tỉnh
An Giang .............................................................................................................. 138
Bảng 4.54: Danh lục loài cây quý hiếm có giá trị bảo tồn .................................. 139
Bảng 4.55: Mức độ gần gũi của hệ thực vật ở vùng đồng lụt ven sông .............. 140
Bảng 4.56: Giá trị của các chỉ số đa dạng ở các loại đất khác nhau .................... 1411
Bảng 4.57: Phân tích CCA các chỉ số đa dạng với yếu tố đất ở vùng đồng lụt
ven sông ............................................................................................................... 142
Bảng 4.58: Tác động của con người đến các chỉ số đa dạng ở vùng đồng lụt
ven sông ............................................................................................................... 143
Bảng 4.59: Định lượng sự đóng góp của yếu tố đất và con người đến sự đa
dạng ở vùng đồng lụt ven sông ............................................................................ 143
Bảng 4.60. Các loài thực vật ưu thế ở vùng đồng lụt ven sông ........................... 145
Bảng 4.61: Phân tích CCA ảnh hưởng của yếu tố đất đến các loài ưu thế ở
vùng đồng lụt ven sông ........................................................................................ 147

xv



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CEC
CHC
CCA
dgo
dthao
ĐBSCL
ĐDSH
ĐXM
ĐVM
ĐX
EC
GIS
GPS
HST
Hgo
Hthao
IUCN
IVI
Jgo
Jthao
OM
OTC
RDA
TCVN
Tp
(Lambda)go
(Lambda)thao

Nhuudung
Khuudung
Phuudung

Ý nghĩa
Khả năng trao đổi cation
Chất hữu cơ
Phân tích tương quan chính tắc
Chỉ số (d) của cây thân gỗ
Chỉ số (d) của cây thân thảo
Đồng bằng sông Cửu Long
Đa dạng sinh học
Đất xói mòn
Đất vàng macma
Đất xám macma
Độ dẫn điện
Hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống định vị toàn cầu
Hệ sinh thái
Chỉ số (H’) của cây thân gỗ
Chỉ số (H’) của cây thân thảo
Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
Chỉ số giá trị quan trọng
Chỉ số (J’) của cây thân gỗ
Chỉ số (J’) của cây thân thảo
Vật chất hữu cơ
Ô tiêu chuẩn
Phân tích dự phòng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thành phố

Chỉ số (λ’) của cây thân gỗ
Chỉ số (λ’) của cây thân thảo
Nitơ hữu dụng
Kali hữu dụng
Phosphor hữu dụng

xvi


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt vấn đề

Một trong những tính năng độc đáo của thảm thực vật trên cạn là hấp thu
các nguồn dinh dưỡng từ các môi trường đất, nước và không khí hoàn toàn
khác nhau (Chapin et al., 2002). Khi các yếu tố môi trường này thay đổi cũng
làm thay đổi thành phần thực vật của khu vực đó (Tavili and Jafari, 2009). Vì
vậy, tại các vùng sinh thái khác nhau sẽ có sự phân bố và đa dạng về thành
phần loài thực vật khác nhau.
Austin et al. (1984) cho rằng có nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng đến
sự phân bố và đa dạng của thực vật. Các yếu tố này có thể sắp xếp thành ba
nhóm chính, đó là nhóm không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thực
vật, nhóm có ảnh hưởng trực tiếp nhưng không phải là nguồn dinh dưỡng cần
thiết cho sự cạnh tranh và nhóm dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển của chúng. Trong điều kiện sinh thái của từng khu vực, tính chất
môi trường đất hoạt động như là một bộ lọc ngăn cản sự hiện diện của các loài
thiếu các đặc điểm sinh lý cần thiết để tồn tại (Pausas and Austin, 2001).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tính chất vật lý và hóa học của đất đã ảnh
hưởng sự phân bố và đa dạng của thực vật theo từng vùng sinh thái khác nhau

(Tilman, 1982; Zuo et al., 2009; Ritu et al., 2010; Shabani et al., 2011). Trong
đó, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển như sa cấu, pH và nguồn
dinh dưỡng là các yếu tố quyết định cho sự thay đổi của thảm thực vật theo
không gian ở trong cùng một vùng khí hậu đặc biệt (Tuomisto et al., 2003;
Fayolle et al., 2012; Dado and Jiwen, 2014). Vì vậy, để bảo tồn tài nguyên
thực vật thì sự nghiên cứu về phân bố và đa dạng theo đặc điểm môi trường
đất cần phải được xem xét trong công tác quy hoạch bảo tồn.
Tỉnh An Giang có vị trí đặc biệt trong tổng thể toàn bộ Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) cả về góc độ tự nhiên lẫn kinh tế xã hội. Về tự nhiên, đây
là vùng có địa hình đặc trưng gồm đồi núi và đồng bằng với nhiều hệ sinh thái
khác nhau. Bên cạnh hệ sinh thái nông nghiệp, An Giang còn có hệ sinh thái
rừng trên núi và hệ sinh thái rừng đồng bằng với thành phần loài thực vật khác
nhau (Nguyễn Đức Thắng, 2003) và đã tạo nên nhiều cảnh quan vô cùng độc
đáo. Đặc biệt, vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang là một trong những khu vực có
nhiều loài gỗ giá trị và nhiều loài dược liệu quý (Võ Văn Chi, 1991; Nguyễn
Đức Thắng, 2003). Thêm vào đó, An Giang còn là một trong những tỉnh có sự
đa dạng về cây nông nghiệp (Cục thống kê An Giang, 2014). Ngoài các loài
cây cho năng suất và chất lượng cao, An Giang còn lưu giữ nhiều giống loài

1


bản địa có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái khá đặc thù của từng
vùng như đất cát vùng đồi núi (Nguyễn Văn Minh và ctv., 2008) và đất phèn
vùng ngập lụt (Nguyễn Văn Kiền, 2013).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích rừng mất đi nhiều hơn
diện tích rừng được phục hồi và điều này đồng nghĩa với sự mất đi các loài
dược liệu và thực vật quý (Nguyễn Đức Thắng, 2003). Tính đến nay, ở Việt
Nam có gần 700 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp quốc gia, trong đó có trên
300 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp toàn cầu và 49 loài bị đe dọa ở cấp toàn

cầu ở Việt Nam thuộc loại “cực kỳ nguy cấp” (Sách đỏ Việt Nam, 2007; trích
bởi Lê Thanh Phong và Châu Hoàng Hải, 2014). Bên cạnh đó, việc khai thác
quá mức và sự thay đổi nhanh chóng các mô hình sử dụng đất đã làm suy giảm
đa dạng thực vật và đe dọa các loài quý hiếm. Theo Magnus and Albert
(2003), sau thời kỳ Đổi Mới, ở ĐBSCL, diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm
83%, trong đó thâm canh nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là hai nguyên
nhân chính làm thu hẹp các khu đất ngập nước giàu đa dạng sinh học. Trước
nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học ngày càng gia tăng, năm 2008, Luật Đa
dạng sinh học đã ra đời và là nền tảng cho chiến lược quốc gia về xây dựng
quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học nhằm sử dụng bền vững các hệ sinh thái
tự nhiên và tài nguyên sinh vật, phục vụ cho phát triển kinh tế và xã hội tại địa
phương.
Dựa vào sự khác biệt về yếu tố địa mạo, thổ nhưỡng và độ sâu ngập lũ,
tỉnh An Giang được phân thành ba vùng sinh thái là vùng đồi núi, vùng đồng
lụt hở và vùng đồng lụt ven sông (Nguyen Huu Chiem, 1993; Nguyễn Hiếu
Trung và ctv., 2012). Các vùng sinh thái này có đặc điểm môi trường khác
nhau sẽ hình thành sự đa dạng và phân bố thực vật cũng khác nhau. Mặc dù,
sự đa dạng tài nguyên thực vật tại tỉnh An Giang đã được quan tâm và đẩy
mạnh nghiên cứu trong những năm trước đây (Võ Văn Chi, 1991; Nguyễn
Đức Thắng, 2003), nhưng các nghiên cứu này chỉ chú trọng vào đa dạng thành
phần loài, chưa mô tả sự đa dạng và phân bố thực vật bậc cao có mạch theo
các vùng sinh thái. Đồng thời, các yếu tố sinh thái quyết định đến sự đa dạng
và phân bố của thảm thực vật ở từng vùng sinh thái tại tỉnh An Giang cũng
chưa được đề cập trong các kết quả nghiên cứu này. Vì vậy, đánh giá được sự
phân bố và đa dạng thực vật theo tính chất môi trường đất trên các vùng sinh
thái khác nhau tại tỉnh An Giang làm cơ sở khoa học cho quy hoạch và sử
dụng hợp lý tài nguyên thực vật là cần thiết. Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn
nói trên, luận án “Nghiên cứu sự phân bố và đa dạng thực vật bậc cao trên các
vùng sinh thái khác nhau tại tỉnh An Giang” đã được thực hiện.


2


1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định sự phân bố và đa dạng thực vật bậc cao có mạch trên các vùng
sinh thái khác nhau để làm cơ sở cho việc khai thác bền vững và bảo tồn đa
dạng thực vật của tỉnh An Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các tính chất lý hóa môi trường đất đặc trưng ở ba vùng sinh
thái của tỉnh An Giang theo độ sâu.
- Xác định hiện trạng và yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố và đa dạng
thực vật bậc cao có mạch theo tính chất môi trường đất ở vùng đồi núi thấp
của tỉnh An Giang.
- Xác định hiện trạng và yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố và đa dạng
thực vật bậc cao có mạch theo tính chất môi trường đất ở vùng đồng lụt hở của
tỉnh An Giang.
- Xác định hiện trạng và yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố và đa dạng
thực vật bậc cao có mạch theo tính chất môi trường đất ở vùng đồng lụt ven
sông của tỉnh An Giang.
1.3. Nội dung nghiên cứu
+ Khảo sát và đánh giá tính chất môi trường đất tại các khu vực sinh thái
đặc trưng qua các chỉ tiêu lý hóa đất.
+ Điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng thực vật theo các khu vực sinh
thái đặc trưng.
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính chất môi trường đất với sự đa dạng
thực vật.
+ Xây dựng các bản đồ hiện trạng về sự phân bố các loài thực vật ưu thế
đại diện cho từng vùng sinh thái.
+ Đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên thực vật

cho tỉnh An Giang.
1.4. Ý nghĩa của luận án
1.4.1 Ý nghĩa khoa học
Luận án cung cấp cở sở khoa học về sự phân bố và đa dạng của thực vật
bậc cao trên môi trường đất tại ba vùng sinh thái tiêu biểu của tỉnh An Giang
nhằm đánh giá hiện trạng tài nguyên thực vật phục vụ cho công tác bảo tồn và
khai thác bền vững của tỉnh An Giang.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin cho các ngành lâm nghiệp, môi
trường, các cơ quan quản lý nhà nước và người dân về hiện trạng phân bố các

3


loài thực vật thân gỗ và thân thảo tại tỉnh An Giang để có các biện pháp bảo vệ
và khai thác hợp lý.
1.5. Những luận điểm mới của luận án
+ Kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm 56 loài, thuộc 30 họ của ba ngành
Lycopodiophyta, Polypodiophyta và Magnoliophyta cho khu hệ thực vật của
tỉnh An Giang.
+ Luận án đã xác định số loài hoang dại và loài cây trồng cho ba vùng
sinh thái ở tỉnh An Giang. Đồng thời cung cấp dẫn liệu về sự phân bố của các
loài thực vật bậc cao có mạch theo tính chất đất và đã xác định được các loài
quý hiếm, loài đặc hữu, loài ưu thế cho từng vùng sinh thái.
+ Bổ sung một số đặc điểm lý hóa học cho từng loại đất ở ba vùng sinh
thái khác nhau ở tỉnh An Giang và cung cấp dẫn liệu về đặc điểm môi trường
đất theo các đai độ cao ở vùng đồi núi.
+ Nghiên cứu đã mô tả và phân tích sự phân bố các loài thực vật ưu thế,
đồng thời so sánh và đánh giá hiện trạng đa dạng qua các chỉ số đa dạng theo
tính chất môi trường đất ở từng vùng sinh thái. Từ đó đã xác định được yếu tố

đất và con người đã ảnh hưởng đến các chỉ số đa dạng và các loài ưu thế.
+ Xây dựng được bản đồ phân bố thực vật ưu thế để phục vụ cho công
tác quản lý tài nguyên thực vật và bảo tồn đa dạng sinh học.
1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Thành phần loài thực vật bậc cao có mạch.
+ Các thông số môi trường đất như sa cấu, dung trọng, tỷ trọng, pHKCl, EC,
CHC, nitơ tổng, nitơ hữu dụng, phosphor tổng, phosphor hữu dụng, kali tổng,
kali hữu dụng, Ca2+ và Mg2+.
1.6.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Ba vùng sinh thái là:
 Vùng đồi núi thấp: khu vực Bảy Núi, huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh
An Giang.
 Vùng đồng lụt hở: huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
 Vùng đồng lụt ven sông: huyện Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, Châu
Phú, Châu Thành, Thoại Sơn.
+ Nghiên cứu tiến hành khảo sát sự phân bố đa dạng thực vật bậc cao có mạch
(trừ Rêu) tại các ô tiêu chuẩn trên các tuyến khảo sát ở ba vùng sinh thái,
thuộc tỉnh An Giang. Đồng thời, luận án chỉ tập trung nghiên cứu về đa dạng
thực vật thân gỗ với đường kính thân cây (D1,3) từ 6 cm trở lên (Viện điều tra
quy hoạch rừng, 2007) và cây thân thảo tại các ô tiêu chuẩn.

4


+ Thời gian thu mẫu được chọn các khoảng thời gian có tính đa dạng thực vật
cao. Từ tháng 6 đến tháng 12 ở vùng đồi núi và từ tháng 12 đến tháng 6 ở
vùng đồng lụt hở và đồng lụt ven sông.
1.6.3. Giới hạn nghiên cứu
+ Luận án chỉ tập trung nghiên cứu đa dạng thực vật ở mức độ loài và quần xã,

không nghiên cứu đa dạng gen và HST đô thị.

5


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về thực vật bậc cao có mạch
Thực vật bậc cao thống trị trong lớp phủ mặt đất hiện nay (Nguyễn
Nghĩa Thìn, 2008) và theo nhiều cách có thể phân thành nhóm thực vật không
có mạch (ngành Rêu) và nhóm thực vật có mạch (các ngành còn lại) (Hoàng
Thị Sản và Hoàng Thị Bé, 2005) được áp dụng khá phổ biến trong khảo sát đa
dạng sinh học. Trong phạm vi của luận án, nghiên cứu chỉ chọn đánh giá đa
dạng nhóm thực vật bậc cao có mạch.
Thực vật bậc cao gồm những cơ thể đa bào, đã có những biến đổi trong
cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng và sinh sản do chúng thoát ly khỏi đời sống ở
nước và chuyển dần lên môi trường sống trên cạn. Đa số cơ thể thực vật bậc
cao phân hóa thành các cơ quan như rễ, thân, lá (trừ Rêu chưa có rễ thật). Mỗi
cơ quan đảm nhận chức năng riêng, phù hợp với hoàn cảnh sống ở môi trường
cạn. Qua hệ thống rễ, các chất dinh dưỡng từ đất và nước được đưa vào trong
cây, lá làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ, còn
thân làm nhiệm vụ nâng đỡ tán lá và vận chuyển thức ăn (Hoàng Thị Sản và
Hoàng Thị Bé, 2005).
Thực vật bậc cao có mạch được đặc trưng bởi mô dẫn và có cơ quan sinh
sản bằng bào tử, nón hoặc hoa (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008). Mô dẫn là một tổ
chức chuyên hóa cao, cấu tạo bởi những tế bào dài, xếp nối tiếp nhau thành
từng dãy dọc song song với trục của cơ quan và có chức năng dẫn nhựa
(Hoàng Thị Sản và Nguyễn Phương Nga, 2003). Các mô này có nhiệm vụ vận
chuyển nước và các chất dinh dưỡng hòa tan từ rễ lên lá và dẫn các chất hữu
cơ do lá tổng hợp đưa đến các bộ phận khác để nuôi cây. Mô dẫn đầu tiên chỉ
gồm các quản bào về sau có các mạch thông hoàn thiện dần (Hoàng Thị Sản

và Hoàng Thị Bé, 2005). Ở thực vật bậc cao luôn có sự xen kẽ giữa sinh sản
vô tính (hình thành bào tử) và sinh sản hữu tính (hình thành và kết hợp giữa
các giao tử). Cơ quan sinh sản cái ở thực vật bậc cao là túi noãn (có cấu tạo đa
bào phức tạp), tuy nhiên trong quá trình tiến hóa túi noãn lại mất đi và đến
ngành thực vật Hạt kín xuất hiện một phận mới là “nhụy” nằm trong cơ quan
sinh sản chung là “hoa”. Trong quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật còn xuất
hiện một bộ phận mới là phôi do hợp tử phát triển thành. Phôi được bảo vệ và
nuôi dưỡng bởi các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ, đây là một đặc điểm tiến
hóa hơn Tảo, đảm bảo cho nòi giống phát triển tốt hơn (Hoàng Thị Sản và
Nguyễn Phương Nga, 2003).

6


Nhóm thực vật bậc cao có mạch gồm các ngành sau: ngành Quyết trần
(Rhyniophyta), ngành Lá thông (Psilotophyta), ngành Thông đá
(Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta - Pinophyta) và
ngành Hạt kín (Angiospermatophyta) (Hoàng Thị Sản và Hoàng Thị Bé, 2005).
Tuy nhiên, hệ thống phân loại của Võ Văn Chi (2002) đã dựa vào hệ thống của
Takhtajan (1987) và hệ thống năm 1996 đã sắp xếp thực vật bậc cao gồm có
các ngành như là Lycopodiophyta, Psilotophyta, Equisetophyta,
Polypodiophyta, Pinophyta, Cycadophyta, Gnetophyta và Magnoliophyta. Để
thống nhất và thuận tiện cho việc so sánh, kết quả luận án dựa theo hệ thống
phân loại của Võ Văn Chi (2002).
2.2. Khái niệm về cây hoang dã và cây trồng
Trong thực tế, sự phân biệt giữa các loài hoang dã và được trồng là một
vấn đề khó khăn khi nghiên cứu về sự phân bố của thực vật. Một số loài phát
tán do con người nhưng khi phát triển lại không phụ thuộc vào con người,
trong khi các loài khác lại phụ thuộc hoàn toàn vào con người qua quá trình

chăm sóc hay thuần dưỡng. Theo Logan and Dixon (1994), cây hoang dã hay
cây tự nhiên là các loài thực vật sống trong điều kiện môi trường không có sự
xáo trộn. Với khái niệm này, các loài tự nhiên chỉ được thừa nhận trong các
vùng được kiểm soát nghiêm ngặt của các khu bảo tồn. Trong khi ở ĐBSCL,
sự thâm canh nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là nguyên nhân chính làm
thay đổi môi trường tự nhiên. Hoạt động nông nghiệp chiếm một tỉ trọng khá
lớn trong vấn đề sử dụng đất, chỉ còn khoảng 10 khu vực đất ngập nước đặc
trưng và có tính đa dạng sinh học cao được gìn giữ và bảo vệ (Magnus and
Albert, 2003), trong đó ở An Giang chỉ còn các khu vực là rừng vùng Bảy
Núi, rừng tràm Trà Sư và rừng Tỉnh Đội.
Thuật ngữ về “cây tự nhiên” và “cây trồng” lại được định nghĩa như sau:
Cây trồng được con người đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp và được con
người chăm sóc từ giai đoạn còn là hạt giống cho đến lúc trưởng thành (Darna
and Wilson, 1994). Trong khi đó cây tự nhiên không được quản lý hay không
được trồng bởi con người (Darna and Wilson, 1994; Dufour and Wilson 1994,
Molina et al., 2014). Tuy nhiên, các khái niệm này lại không phù hợp trong
điều kiện HST nông nghiệp đang phát triển nhiều ở An Giang. Do đó, để thuận
lợi và rõ ràng hơn trong nghiên cứu về phân bố của thực vật, nghiên cứu chọn
định nghĩa của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) như sau: Cây tự nhiên phát
triển tự phát trong quần thể tự điều chỉnh trong các hệ sinh thái tự nhiên hoặc
bán tự nhiên và có thể tồn tại độc lập với tác động trực tiếp của con người

7


×