Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

cuoc thi tim hieu bao luc gia dinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.46 KB, 4 trang )

BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH”
Câu 1: Thế nào là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình bao gồm những hành
vi nào?
Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) quy định:
"Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia
đình".
"Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia
đình".
Và theo Khoản 1 Điều 2 các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính
mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm
trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và
cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến
bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng
của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng
của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc
về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Câu 2: Việc phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo những
nguyên tắc nào?


Trả lời:
Việc phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo những nguyên tắc sau
đây:
1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy
phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn,
2
hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam.
2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định
của pháp luật.
3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức
trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 3: Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình được quy định ra
sao?
Trả lời:
Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình được quy định như sau:
1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ
trường hợp nạn nhân từ chối.
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định
của pháp luật.
Câu 4: Nạn nhân bạo lực gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
Trả lời:
1.Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân
phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm
tiếp xúc theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực
gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Câu 5: Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia
đình?
Trả lời:
Luật phòng, chống bạo lực gia đình nghiêm cấm những hành vi sau đây: (Điều 8 Luật
phòng, chống bạo lực gia đình)
1. Các hành vi bạo lực gia đình quyđịnh tại Điều 2 của Luật này.
2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia
đình .
3. Sử dụng,truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe đọa trả thù người giúp đở nạn nhân bạo lực gia đình,người phát hiện,
báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
3
5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt
động trái pháp luật.
7. Dung túng,bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với
hành vi bạo lực gia đình.
Câu 6: Bốn năm lấy chồng cũng là bốn năm chị N bị chồng đánh đập. Mỗi
lần thực hiện hành vi đó, ông ta lại gọi các con xuống chứng kiến. Chị N đã từng
bỏ nhà đi lánh nạn ở nhà mẹ đẻ. Nhưng sau đó, khi chồng đến và hứa sẽ sửa sai
chị lại trở về. Thế nhưng, chị vẫn tiếp tục bị hành hạ trong chính căn nhà của
mình mà không ai giám can ngăn. Đến khi chị quyết định ly hôn thì ông ta dọa
giết và không cho chia tài sản dù phải đền tiền hoặc đi tù.

Nếu là người phát hiện hành vi bạo lực gia đình nêu trên, anh (chị) cần
phải báo cho cơ quan nào? Theo anh (chị), cơ sở nào có thể trợ giúp nạn nhân bạo
lực gia đình?
Trả lời:
* Theo khoản 1 điều 18, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, thì: người phát
hiện bạo lực gia đình phài kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ
ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ
các trường hợp nhân viên y tế, nhân viên y tế, nhân viên tư vấn khi thực hiện nhiệm
vụ của mình khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo
ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở để
báo cho cơ quan nơi gần nhất.
Câu 7: Mỗi khi có rượu vào là anh A chửi vợ. Anh chửi mà vợ im lặng thì
anh cho là vợ xem thường nên lao vào đánh vợ túi bụi, còn vợ mà nói thì anh cho
là hỗn nên phải “dạy” cho biết thế nào là “vợ hiền”. Nhiều khi không chịu nổi đòn
đau, chị H (vợ anh A) chạy trốn về nhà mẹ đẻ nhưng vẫn bị chồng hành hung.
Mỗi lần như thế, anh A lại chửi cả bố, mẹ vợ và đánh vợ dã man hơn. Mọi người
rất thông cảm nhưng không biết làm thế nào để bảo vệ chị H.
Trong trường hợp này, để tự bảo vệ mình, chị H có quyền yêu cầu Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc không? Thế nào là biện
pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình? Điều kiện để Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc?
Trả lời:
* Để tự bảo vệ mình, chị H có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc với người gây ra bạo lực gia đình.
* Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là cấm người có hành
vi BLGĐ đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác
để có hành vi bạo lực với nạn nhân.
* Điều kiện để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc:
Theo điều 20 của luật BLGĐ thì chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia
đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi

có đủ các điều kiện sau:
+ Có đơn yêu cầu của nạn nhân BLGĐ;
4
+ Hành vi BLGĐ gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe
dọa tính mạng của nạn nhân BLGĐ;
+ Người có hành vi BLGĐ và nạn nhân BLGĐ có nơi ở khác nhau trong thời
gian cấm tiếp xúc.
Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, chủ tịch UBND cấp xã
xem xét quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc. Quyết định này có hiệu lực ngay
sau khi ký vàđược gửi cho người có hành vi BLGĐ, nạn nhân BLGĐ, người đứng
đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân BLGĐ.
Ngoài ra, người có hành vi BLGĐ vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị
tạm giữ hành chính (từ 12 giờ đến 24 giờ), bị xử phạt vi phạm hành chính.
Câu 8: Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ngược đãi, hành hạ
thành viên trong gia đình hoặc người có công nuôi dưỡng mình được quy định ra
sao?
Trả lời:
* Theo Nghị định số 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi ngược đãi, hành hạ
ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình, các thành viên khác trong gia đình
nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
Câu 9: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác được Bộ luật Hình sự quy định như thế nào?
Trả lời:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được
quy định tại điều 104 của Bộ luật Hình sự. Khoản 1 điều 104 qui định người gây
thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng
thuộc một trong các tình tiết qui định sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác
không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Dấu hiệu cơ bản của tội phạm:
+ Về phía người phạm tội phải có hành vi cố ý tác động đến thân thể của người khác,
làm cho người khác bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe như: Đâm, chém, đấm, đá, đốt
cháy, đầu độc, v.v... Hành vi này làm cho người khác bị thương hoặc bị tổn hại đến
sức khỏe chứ không làm cho nạn nhân bị chết.
5
+ Về phía nạn nhân phải bị thương tích hoặc bị tổn thương đến sức khỏe ở mức đáng
kể, nếu chưa đáng kể thì chưa phải là tội phạm.
Câu 10: Những năm gần đây, bạo lực gia đình diễn ra với tính chất ngày càng
nghiêm trọng, gia tăng nhanh chúng về đối tượng vi phạm cũng như nạn nhân ở
khắp các vùng, miền trong cả nước, trong đó có tỉnh Hậu Giang.
Trước thực trạng đó, là một thành viên trong gia đình, theo anh (chị) cần làm gì
để phòng ngừa bạo lực gia đình? (Nội dung đề xuất tối thiểu 500 từ).
Trả lời:
Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết
và tham gia các hoạt động về bìnhđẳng giới.
Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc
gia đình.
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an

toàn.
Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao
động và tham gia các hoạt động khác.
Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;
Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình
đẳng giới;
Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới;
- Hết -

×