Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái tại khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp bảo tồn gắn với phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.76 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Đặng Ngọc Bích

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI TẠI KHU DI TÍCH
MỸ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP BẢO TỒN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Đặng Ngọc Bích

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI TẠI KHU DI TÍCH
MỸ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP BẢO TỒN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 8420101.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Đoàn Hƣơng Mai
TS. Ngô Xuân Nam
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG


Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

PGS. TS. Đoàn Hương Mai

Hà Nội - 2018

PGS.TS. Lê Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của Luận văn, học viên xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới hai thầy (cô) hướng dẫn là PGS.TS. Đoàn Hương Mai (Trưởng Bộ môn
Sinh thái học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội) và TS. Ngô Xuân Nam (Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Bảo vệ
công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam), những người đã truyền cảm hứng,
niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho học viên.
Học viên xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ của Viện Sinh thái
và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; các thầy cô giáo, các học
viên, sinh viên trong Bộ môn Sinh thái học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian qua đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho học viên thực hiện tốt Luận văn.
Luận văn được thực hiện bởi sự hỗ trợ của đề tài nghiên cứu ứng dụng và
phát triển công nghệ cấp Quốc gia: “Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng mô hình ứng
dụng giải pháp sinh thái, thủy lợi nhằm bảo tồn gắn với phát triển bền vững Khu di
tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam” (mã số: ĐTĐL.CN-11/16) và Quỹ học bổng thiên
nhiên Nagao.
Học viên xin được chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn

bè đã động viên giúp đỡ và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa, học viên xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả luận văn

Đặng Ngọc Bích


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1.1. Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu hệ sinh thái ....................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm về hệ sinh thái................................................................ 3
1.1.2. Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái ...................................................... 4
1.1.3. Các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái và vai trò của chúng ............... 6
1.1.4. Dịch vụ sinh thái (Ecosystem services) ..................................................... 9
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái trên thế giới và ở
Việt Nam ............................................................................................................... 11
1.3. Bảo tồn và phát triển bền vững ...................................................................... 17
Chƣơng 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... 21
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu ................................................ 21
2.1.1. Thời gian nghiên cứu................................................................................ 21
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 21
2.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 21
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 21
2.2.1. Phƣơng pháp hồi cứu................................................................................ 21
2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ................................................................ 21
2.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn ........................................................................... 22

2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................................ 22
2.2.5. Phƣơng pháp phân loại hệ sinh thái ......................................................... 22
2.2.6. Phƣơng pháp thành lập bản đồ ................................................................. 22
2.2.7. Phƣơng pháp đánh giá dịch vụ sinh thái của các HST ............................. 23
2.2.8. Phƣơng pháp chuyên gia .......................................................................... 23


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 24
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ............... 24
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 24
3.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................... 25
3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 27
3.2. Hiện trạng đa dạng sinh học tại Khu di tích Mỹ Sơn ...................................... 31
3.2.1. Hiện trạng đa dạng loài ............................................................................ 31
3.2.2. Hiện trạng đa dạng hệ sinh thái ................................................................ 34
3.2.3. Bản đồ phân bố các hệ sinh thái ............................................................... 47
3.3. Đánh giá các dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái ở Khu di tích Mỹ Sơn ..... 49
3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn Khu di tích Mỹ Sơn gắn với phát triển
bền vững ................................................................................................................ 52
3.4.1. Giải pháp bảo tồn chung........................................................................... 52
3.4.2. Giải pháp đối với từng hệ sinh thái .......................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 65
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý


DVST

Dịch vụ sinh thái

HST

Hệ sinh thái

PTBV

Phát triển bền vững

PTNT

Phát triển nông thôn

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại dịch vụ sinh thái ....................................................................... 10
Bảng 1.2. Các kiểu HST trên thế giới ....................................................................... 12
Bảng 1.3. Phân loại các kiểu hệ sinh thái (ecosystem types) ở Việt Nam ................ 14
Bảng 3.1. Tổng hợp thành phần động thực vật tại Khu di tích Mỹ Sơn ................... 31
Bảng 3.2. Diện tích các hệ sinh thái tại Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam ......... 34
Bảng 3.3. Hiện trạng các công trình xây dựng ở Khu di tích Mỹ Sơn ..................... 41
Bảng 3.4. Đánh giá các dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái ở Khu di tích Mỹ Sơn,

tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................ 49


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng thế giới WB ....................... 20
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam ................................... 24
Hình 3.2. Thu nhập của các ngành nghề trong xã Duy Phú từ năm 2012
đến năm 2017 ............................................................................................................ 28
Hình 3.3. Cơ cấu các ngành kinh tế của xã Duy Phú từ năm 2012 đến năm 2017... 29
Hình 3.4. Số lƣợng ý kiến của ngƣời dân về việc bảo tồn di sản ............................. 30
Hình 3.5. Rừng phục hồi thƣờng xanh ở khu di tích ................................................ 35
Hình 3.6. Rừng phục hồi bằng cây tiên phong ƣa sáng ............................................ 36
Hình 3.7. Rừng keo phát triển ở phía nam Hòn Đền ................................................ 39
Hình 3.8. Khu vực trảng cỏ, cây bụi tái sinh ở phía Đông Bắc của Khu di tích ...... 40
Hình 3.9. Cỏ tranh trong hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi ............................................ 40
Hình 3.10. Đƣờng đi vào khu di tích Mỹ Sơn .......................................................... 42
Hình 3.11. Khu đền tháp Mỹ Sơn ............................................................................. 42
Hình 3.12. Nền đáy suối Khe Thẻ khu vực I ............................................................ 44
Hình 3.13. Thực vật ven suối Khe Thẻ tại khu vực I................................................ 45
Hình 3.14. Suối Khe Thẻ khu vực II ......................................................................... 45
Hình 3.15. Suối Khe Thẻ khu vực III ....................................................................... 46
Hình 3.16. Bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái ở Khu di tích Mỹ Sơn,
tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................ 48


MỞ ĐẦU
Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam đƣợc UNESCO công nhận là di sản
văn hóa thế giới năm 1999 với những giá trị nổi bật về kiến trúc, văn hóa đặc trƣng
và chiều dày lịch sử. Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có núi rừng bao quanh,
phía Nam là núi Hòn Đền hay Núi Chùa là ngọn núi thiêng của ngƣời dân Champa

cổ. Từ ngọn núi này, khởi nguồn của dòng suối Khe Thẻ chảy qua giữa thung lũng
rồi theo hƣớng Bắc đổ ra sông Thu Bồn. Giá trị Khu di tích Mỹ Sơn không chỉ nằm
ở khu vực trung tâm với khoảng 70 ngôi đền tháp mà giá trị đó còn gắn liền với một
không gian văn hóa và tự nhiên xung quanh. Những cánh rừng tự nhiên và những
dòng suối đã tạo nên cảnh quan đặc biệt cho Khu di tích Mỹ Sơn.
Theo Quyết định số 1915/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày
30/12/2008 về Phê duyệt dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích
Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2020, quy hoạch bảo tồn và phát huy giá
trị Khu di tích Mỹ Sơn bao gồm toàn bộ thung lũng Mỹ Sơn giới hạn bằng các đỉnh
núi bao quanh thung lũng nhƣ đỉnh núi Văn Chỉ, đỉnh núi Hòn Ngang, đỉnh núi Đá
Bèo, đỉnh núi Kỳ Vĩ, đỉnh núi Mật Mã. Trong đó, phạm vi nghiên cứu quy hoạch là
toàn bộ Khu di tích Mỹ Sơn, các cánh rừng trên sƣờn núi phía trong thung lũng Mỹ
Sơn, khu vực xây dựng các công trình quản lý và dịch vụ thuộc khu Mỹ Sơn Thạch Bàn, có tổng diện tích phạm vi nghiên cứu quy hoạch là 11.580.000 m2 18.
Hiện nay, các nghiên cứu về bảo tồn chủ yếu tập trung vào khu vực đền tháp nhằm
tôn tạo, ngăn chặn quá trình hủy hoại của toàn bộ các di tích hiện còn ở Mỹ Sơn,
đặc biệt là các di tích gốc; các công trình nghiên cứu chƣa chú trọng đến bảo tồn
cảnh quan thiên nhiên tại thung lũng Mỹ Sơn. Ngoài bảo tồn khu vực đền tháp, việc
bảo tồn khu vực quanh khu di tích cũng rất quan trọng.
Tuy nhiên, cho đến nay, tại khu di tích này vẫn chƣa có công trình nghiên
cứu tổng hợp nào liên quan đến cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái quanh khu di
tích. Vì vậy, rất cần những nghiên cứu về hệ sinh thái ở Khu di tích Mỹ Sơn, từ đó
giúp cho địa phƣơng và các nhà nghiên cứu có biện pháp bảo tồn phù hợp góp phần
duy trì và phát huy giá trị di sản nhƣng vẫn đảm bảo hài hòa giữa phát triển và gìn
giữ nét văn hóa, lịch sử của ngƣời Champa.
1


Trƣớc những thực tế nhƣ trên, đề tài: “Nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái tại
Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số giải pháp bảo tồn gắn
với phát triển bền vững” đƣợc thực hiện với mục tiêu:

- Đánh giá đa dạng HST tại Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam;
- Đánh giá tầm quan trọng của DVST mà các HST mang lại;
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn Khu di tích Mỹ Sơn gắn với phát triển
bền vững.
Để thực hiện đƣợc những mục tiêu trên, đề tài đƣợc hỗ trợ và sử dụng số liệu
của đề tài độc lập cấp Quốc gia: “Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng mô hình ứng
dụng giải pháp sinh thái, thủy lợi nhằm bảo tồn gắn với phát triển bền vững Khu di
tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam” (mã số: ĐTĐL.CN-11/16), cụ thể là kế thừa số liệu
về hiện trạng đa dạng sinh học, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; ngoài
ra, học viên đã tham gia khảo sát thực địa, thực hiện một số chuyên đề của đề tài
cấp Quốc gia.

2


Chƣơng 1.

TỔNG QUAN

1.1. Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu hệ sinh thái
1.1.1. Một số khái niệm về hệ sinh thái
Khái niệm HST đƣợc ra đời ở cuối thế kỷ thứ XIX dƣới các tên gọi khác
nhau nhƣ “Sinh vật quần lạc” (Dakuchaev, 1846, 1903; Mobius, 1877). Sukatsev
(1944) mở rộng khái niệm “Sinh vật quần lạc” thành khái niệm “Sinh vật địa quần
lạc” hay “Sinh địa quần lạc” (Biogeocenose). Thuật ngữ “Hệ sinh thái” (Ecosystem)
đƣợc A. Tansley nêu ra vào năm 1935 và trở thành phổ biến, đƣợc sử dụng rộng rãi
nhất vì nó không chỉ bao hàm các HST tự nhiên mà cả các HST nhân tạo, kể cả con
tàu vũ trụ. Thuật ngữ hệ sinh thái của A. Tansley còn chỉ ra những hệ cực bé
(Microecosystem), đến các hệ lớn nhƣ một khu rừng, cánh đồng rêu (Tundra), biển,
đại dƣơng và hệ cực lớn nhƣ sinh quyển 41.

Theo Odum (1971), sinh vật và thế giới vô sinh ở xung quanh có quan hệ
khăng khít với nhau và thƣờng xuyên có tác động qua lại. Đơn vị bất kỳ nào bao
gồm tất cả các sinh vật (có nghĩa là quần xã) của một khu vực nhất định đều tác
động qua lại với môi trƣờng vật lý bằng các dòng năng lƣợng tạo nên cấu trúc dinh
dƣỡng xác định, sự đa dạng về loài và chu trình tuần hoàn vật chất (tức là trao đổi
giữa các phần tử vô sinh và hữu sinh) trong mạng lƣới đƣợc gọi là hệ thống sinh
thái hoặc HST 44.
Năm 1990, Mai Đình Yên định nghĩa ngắn gọn về HST, đó là hệ thống bao
gồm sinh vật và môi trƣờng tác động lên nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật
chất và dòng năng lƣợng 32.
Theo Dƣơng Hữu Thời (1998), HST là một đơn vị chức năng và cấu trúc cơ
sở. Nó gồm 2 thành phần chính: sinh vật và môi trƣờng mà trong đó sinh vật hoạt
động sống 24.
Năm 2000, Vũ Trung Tạng đã đƣa ra khái niệm HST là tổ hợp của một quần
xã sinh vật với môi trƣờng vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tƣơng
tác với nhau và với môi trƣờng để tại nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa của
năng lƣợng. HST lại trở lại thành một bộ phận cấu trúc của một HST duy nhất toàn
cầu hay còn gọi là sinh quyển (biosphere) 20.
3


Khái niệm HST đã phát triển từ quần lạc sinh vật đến tổ hợp của quần xã
sinh vật với môi trƣờng sống và bao gồm cả mối quan hệ giữa chúng.
Theo Lê Vũ Khôi (2017), HST có thể có quy mô khác nhau: HST nhỏ (ví dụ
nhƣ một chậu hoa cảnh), HST vừa (ví dụ nhƣ một hồ chứa nƣớc, một thảm rừng),
HST lớn (ví dụ nhƣ một đại dƣơng, một khu rừng) 9.
1.1.2. Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái
Mỗi HST gồm các thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và thành phần
hữu sinh. Thành phần vô sinh (sinh cảnh) bao gồm các yếu tố nhƣ ánh sáng, khí
hậu, đất, nƣớc… Thành phần hữu sinh là các quần xã sinh vật. Thành phần cấu trúc

của HST rất đa dạng, đƣợc tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ, cùng với các mối quan hệ
và thông tin, trên cơ sở đó, hệ thực hiện trọn vẹn chu kỳ sinh học của mình. Bởi
vậy, HST đƣợc xem là một đơn vị cấu trúc rất hoàn chỉnh của tự nhiên. Không
những thế, HST còn có những thuộc tính rất cơ bản khác quyết định đến thành phần
cấu trúc và hoạt động, chức năng của nó nhƣ không gian, thời gian và các mối quan
hệ tƣơng tác với các HST khác 20.
Nếu xét theo cấu trúc thành phần thì một HST điển hình đƣợc cấu trúc bởi
các thành phần sau đây 20:
-

Sinh vật sản xuất;

-

Sinh vật tiêu thụ;

-

Sinh vật phân hủy;

-

Các chất hữu cơ;

-

Các chất vô cơ;

-


Các yếu tố khí hậu.
Thực chất ba thành phần đầu chính là quần xã sinh vật, còn ba thành phần

sau là môi trƣờng vật lý và hóa học mà quần xã đó sử dụng để tồn tại và phát triển.
Sinh vật sản xuất (Producer - P) là những sinh vật tự dƣỡng (autotrophy),
gồm các loài thực vật có màu xanh và một số nấm, vi khuẩn có khả năng quang hợp
hoặc hóa tổng hợp. Chúng là thành phần không thể thiếu đƣợc trong bất kỳ HST
hoàn chỉnh nào. Nhờ hoạt động quang hợp và hóa tổng hợp của chúng mà nguồn
thức ăn ban đầu đƣợc tạo thành để nuôi sống, trƣớc tiên chính những sinh vật sản
xuất sau đó, nuôi sống cả thế giới sinh vật còn lại, trong đó kể cả con ngƣời.
4


Sinh vật tiêu thụ (Consumer - C) là những sinh vật dị dƣỡng (heterotrophy)
bao gồm tất cả các loài động vật và những vi sinh vật không có khả năng quang hợp
và hóa tổng hợp, nói một cách khác, chúng tồn tại đƣợc là dựa vào nguồn thức ăn
ban đầu do các sinh vật tự dƣỡng tạo ra. Tuỳ theo đặc điểm tiêu thụ của chúng,
đƣợc chia ra:
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1 (C1): bao gồm những loài động vật ăn thực vật.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2 (C2): Bao gồm sinh vật ăn thịt, sử dụng sinh vật tiêu
thụ bậc 1 làm thức ăn.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 3 và bậc 4 (C3 và C4) có thể là sinh vật ăn thịt, sử
dụng sinh vật tiêu thụ bậc 2 làm thức ăn. Cũng có thể là ký sinh trùng sống ký sinh
trên sinh vật tiêu thụ bậc 1 hoặc bậc 2 hoặc động vật ăn xác chết.
Sinh vật phân hủy (Decomposer - D) là tất cả các vi sinh vật dị dƣỡng, sống
hoại sinh (saprophy). Trong quá trình phân hủy các chất, chúng tiếp nhận nguồn
lƣợng hóa học để tồn tại và phát triển, đồng thời giải phóng các chất từ các hợp chất
hữu cơ phức tạp ra môi trƣờng dƣới dạng những khoáng chất đơn giản hoặc các
nguyên tố hóa học ban đầu tham gia vào chu trình (nhƣ CO2, O2, N2...).
Trong tự nhiên, HST không tồn tại độc lập mà còn liên hệ mật thiết với các

hệ khác bằng các hệ chuyển tiếp. HST là một hệ động lực mở và có khả năng tự
điều chỉnh.
Theo Odum (1971), Ngoài cấu trúc theo kiểu thành phần, HST còn có kiểu
cấu trúc theo chức năng 44, cấu trúc của HST bao gồm:
-

Quá trình chuyển hóa năng lƣợng của hệ;

-

Xích thức ăn trong hệ;

-

Các chu trình sinh địa hóa diễn ra trong hệ;

-

Sự phân hóa trong không gian và theo thời gian;

-

Các quá trình phát triển và tiến hóa của hệ;

-

Các quá trình tự điều chỉnh.
Một HST cân bằng là một hệ trong đó 4 quá trình đầu tiên đạt đƣợc trạng

thái cân bằng động tƣơng đối với nhau. Sự cân bằng của tự nhiên, nghĩa là mối quan

hệ của quần xã sinh vật với môi trƣờng vật lý mà quần xã đó tồn tại đƣợc xác lập và
5


ít thay đổi từ năm này đến năm khác, chính là kết quả cân bằng của 4 chức năng nêu
trên trong các HST lớn 46.
Một hệ thống mới trong quá trình phát triển sẽ đạt đến trạng thái cân bằng ổn
định, phải sau một thời gian dài tiến hoá thích nghi, trong đó bao gồm sự phát triển
tƣơng hỗ của các thành phần cấu trúc. Mỗi một chức năng của hoạt động chức năng
lại chứa đựng các phần cấu trúc riêng 44.
Do tính cấu trúc đa dạng, HST ngày càng hƣớng đến trạng thái cân bằng ổn
định và tồn tại vô hạn khi không chịu những tác động mạnh, vƣợt quá ngƣỡng chịu
đựng của mình.Cấu trúc và chức năng của HST thay đổi theo không gian và thời
gian, vì vậy, cần thay đổi theo không gian và thời gian khi đánh giá, lập bản đồ và
quản lý HST 20.
Trong một khu vực nghiên cứu có thể tốt hoặc kém hơn so với các khu vực
khác do sự khác nhau về thành phần đất và chế độ thủy văn. Mỗi điều kiện này quy
định sự hình thành những loài động vật hay thực vật nhất định. Ở khu vực không
gian rộng hơn, nhiệt độ và gradient độ ẩm thay đổi theo vĩ độ, độ cao. Sự thay đổi
theo không gian rộng lớn thể hiện sự phong phú của môi trƣờng mà sự thay đổi này
ảnh hƣởng đến cảnh quan của vùng, cấu trúc chức năng của HST 20.
1.1.3. Các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái và vai trò của chúng
Quần thể sinh vật là dạng tồn tại của loài trong HST, tất cả các sinh vật về
bản chất không thể sống biệt lập mà ít nhiều có mối quan hệ tƣơng tác với các cá
thể khác của cùng một loài. Quần thể là một nhóm cá thể của một loài, khác nhau về
kích thƣớc, về tuổi và giới tính, nhƣng có khả năng giao phối tự do với nhau để tái
xuất số lƣợng và phân bố trong vùng phân bố của loài. Quần xã sinh vật là một tổ
hợp bất kỳ của các quần thể phân bố trong lãnh thổ hoặc sinh cảnh xác định 6. Các
mối quan hệ tƣơng tác giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi trƣờng làm
cho HST trở nên phong phú, đa dạng nhƣng vẫn có khả năng tự điều chỉnh bằng các

mối quan hệ cùng loài và khác loài.
Cấu trúc khu hệ sinh vật của quần xã sinh vật trong một HST đƣợc phân loại
theo dạng dinh dƣỡng và sinh vật dị dƣỡng. Các nhóm sinh vật này thiết lập nên các
6


mối quan hệ, trƣớc hết là quan hệ dinh dƣỡng, trong đó vật chất và năng lƣợng theo
đó biến đổi và vận động theo những con đƣờng khác nhau, tạo ra mối quan hệ gắn
bó giữa các sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi trƣờng vô sinh mà quần xã
sinh tồn 45.
Sinh vật tự dưỡng hay sinh vật sản xuất:
Những sinh vật này bao gồm tất cả các sinh vật quang tự dƣỡng: cây xanh,
tảo nhân chuẩn, tảo lục, vi khuẩn tía, vi khuẩn lƣu huỳnh xanh; và các sinh vật hóa
tự dƣỡng tạo ra các vật liệu hữu cơ bằng cách oxy hóa các hợp chất hữu cơ mà
không cần thiết đến ánh sang. Sinh vật quang tự dƣỡng có khả năng tiếp nhận lƣợng
ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ đầu tiên - nguồn thức ăn sơ cấp từ
những chất vô cơ đơn giản của môi trƣờng. Do vậy, sinh vật tự dƣỡng là sinh vật
sản xuất 1.
Đặc điểm chính của các quần xã trên cạn là sự hiện diện và chiếm ƣu thế của
thực vật xanh có mạch lớn. Trong khi đó ở môi trƣờng nƣớc, sinh vật sản xuất chính
là tảo. Thực vật xanh là nguồn cung cấp thức ăn chính, là nơi ở, nơi trú ẩn cho nhiều
sinh vật khác, chủ yếu là động vật và đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố,
bảo vệ và thay đổi tính chất của đất và ảnh hƣởng đến các nhân tố vật lý của môi
trƣờng 34, 9.
Thực vật trên cạn bao phủ mặt đất hình thành thảm thực vật. Thảm thực vật
là thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ tổ hợp thực vật của một vùng nào đó với những
tính chất đặc trƣng mà thƣờng là cơ sở cho việc phân loại và đặt tên cho các quần xã
trên cạn. Thảm thực vật đƣợc đặc trƣng không phải chỉ bằng thành phần loài và số
lƣợng cá thể của các loài mà đặc biệt là bằng cấu trúc tổ hợp các loài cùng với các
đặc trƣng của nó nhƣ những bộ phận trên mặt đất và dƣới mặt đất… Thảm thực vật

biểu thị một cách rõ nét đặc trƣng của môi trƣờng trên cạn. Ví dụ nhƣ thảm thực vật
đƣợc gọi tên rừng cây lá kim, rừng lá rộng rụng lá, savan, cây bụi… Những tên gọi
này đặc trƣng cho quần xã sinh vật điển hình của HST. Thảm thực vật trong HST
trên cạn có vai trò quan trọng. Ngoài chức năng là sinh vật sản xuất, thảm thực vật
còn giữ vai trò quan trọng trong các chu trình vật chất. Nhiều tác giả dựa vào đặc
điểm thảm thực vật để phân chia các HST 8.
7


Sinh vật dị dưỡng hay sinh vật tiêu thụ:
Đây là những sinh vật thu nhận thức ăn và năng lƣợng từ các sinh vật khác,
hoặc là của động vật, hoặc là thực vật hoặc là cả hai, bao gồm: động vật ăn thực vật,
động vật ăn thịt, động vật ăn tạp và những động vật ăn thịt bậc cao. Sinh vật dị
dƣỡng không tự sản sinh ra chất hữu cơ cho bản thân nó mà tiêu thụ các chất hữu cơ
từ nguồn gốc có sẵn nên đƣợc gọi là sinh vật tiêu thụ. Các sinh vật tiêu thụ chiếm
giữ một số bậc dinh dƣỡng. Những sinh vật tiêu thụ ăn thực vật sống là những sinh
vật tiêu thụ sơ cấp hay động vật ăn thực vật. Những sinh vật tiêu thụ động vật ăn
thực vật là những sinh vật tiêu thụ bậc 2 hay động vật ăn thịt. Trong một số HST, có
những động vật ăn động vật ăn thịt, đây là những sinh vật tiêu thụ bậc 3 hay những
động vật ăn thịt bậc cao. Có cả những động vật ăn cả động vật, ăn cả thực vật, đó là
động vật ăn tạp. Sinh vật ăn chất hữu cơ chết là sinh vật ăn phế liệu. Những thành
phần này có quan hệ sinh học chặt chẽ với nhau và trong quan hệ dinh dƣỡng,
chúng là các mắt xích trong chuỗi thức ăn và lƣới thức ăn trong quần xã 1.
Sinh vật phân hủy hay sinh vật ăn mùn bã:
Những sinh vật sống hoại sinh các chất hữu cơ chết gọi là sinh vật phân hủy,
trong khi sinh vật ăn mùn bã phá vỡ chúng thành những mảnh nhỏ hơn và tiêu thụ
từng phần 1.
Trong các quần xã sinh vật trong HST bất kỳ đều có sinh vật phân hủy. Quá
trình phân giải đƣợc phân ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn phá vụn các xác chết động vật, thực vật, các chất hữu

cơ thành dạng hạt vụn nát.
Giai đoạn 2: Giai đoạn mùn hóa.
Giai đoạn 3: Giai đoạn vô cơ hóa chất mùn.
Nhƣ vậy, sinh vật tự dƣỡng tạo ra vật liệu hữu cơ, các sinh vật tiêu thụ ăn
chúng, các sinh vật phân hủy và sinh vật ăn mùn bã phân hủy các chất hữu cơ chết,
các sản phẩm bài tiết nhƣ phân và những tàn tích hữu cơ khác.
Theo Lê Vũ Khôi và cộng sự (2017) 9, đánh giá đa dạng HST có thể dựa trên
bản chất của quần xã:
Mức độ đa dạng về thành phần loài;
8


Mức độ phong phú hay mức giàu tƣơng đối (%) số lƣợng cá thể của quần thể
so với tổng số lƣợng cá thể chung trong quần xã;
Mức độ cấu trúc dinh dƣỡng;
Các dạng tăng trƣởng của các loài trong quần xã.
1.1.4. Dịch vụ sinh thái (Ecosystem services)
HST có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con ngƣời thông qua
việc cung cấp các dịch vụ. Các nhà sinh thái học đã xác định 4 nhóm dịch vụ sinh
thái mà các HST cung cấp 54, bao gồm:
- Dịch vụ cung cấp (Provisioning services): tài nguyên rừng, tài nguyên
nƣớc, thực phẩm, nƣớc sạch, nguyên liệu, nguồn gen…
- Dịch vụ điều tiết (Regulating services): phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ
lụt, điều hoà khí hậu, điều tiết nƣớc, lọc nƣớc, thụ phấn, phòng chống dịch bệnh…
- Dịch vụ hỗ trợ (Supporting services): cấu tạo đất, điều hoà dinh dƣỡng,
năng suất sinh học sơ cấp…
- Dịch vụ văn hoá - xã hội (Culture services): giá trị thẩm mỹ, quan hệ xã
hội, giải trí và du lịch sinh thái, lịch sử, khoa học và giáo dục…
HST cung cấp cho xã hội dịch vụ đa dạng và phong phú - từ nguồn nƣớc
sạch ổn định cho đến đất sản xuất và hấp thụ cacbon. Con ngƣời, các công ty và xã

hội đều dựa vào những dịch vụ này - khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào, quá trình
sản xuất và điều tiết khí hậu. Tuy nhiên hiện nay nhiều HST chƣa đƣợc định giá
đúng mức hoặc không có giá trị kinh tế nào cả. Do quyết định hàng ngày đƣợc đƣa
ra chỉ ƣu tiên làm sao để thu đƣợc lợi nhuận tài chính ngay lập tức, hàng loạt cấu
trúc và chức năng của HST đều bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó.
Thuật ngữ DVST: “DVST là các lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà con
ngƣời hƣởng thụ từ các chức năng của HST” đƣợc mô tả trong tài liệu Đánh giá
HST thiên niên kỷ (2005) 54. Bản báo cáo đã xác định danh mục các loại hình
DVST cung cấp nhƣ: sản phẩm lƣơng thực, thực phẩm (nhƣ lúa gạo, vật nuôi, thủy
hải sản...); các cây công nghiệp (nhƣ bông, gỗ, gai dầu...); các nguồn dƣợc liệu;
cung cấp nguồn nƣớc; điều hòa không khí; điều tiết nguồn nƣớc; hạn chế xói mòn;
các dịch vụ văn hóa (bao gồm cả tinh thần và tôn giáo, các giá trị thẩm mỹ, giải trí,
9


du lịch sinh thái...). Cũng theo báo cáo, khoảng 60% DVST trên thế giới đang bị
suy thoái hoặc khai thác, sử dụng không bền vững.
Các DVST - việc cung cấp tài nguyên thiên nhiên và các chức năng của HST
nhằm tạo ra các hàng hoá và dịch vụ có giá trị về kinh tế và môi trƣờng.
Dựa vào vai trò, chức năng khác nhau của HST, các nhà sinh thái học đã
phân thành 4 nhóm chức năng hay 4 loại dịch vụ của HST với mục đích khác nhau
về kinh tế - xã hội, bao gồm:
Bảng 1.1. Phân loại dịch vụ sinh thái
Rừng
1. Dịch vụ - Lƣơng thực
cung cấp
- Nƣớc
- Nhiên liệu
- Sợi
- Nguồn gen

2. Dịch vụ - Điều hòa/Ổn định khí hậu
điều tiết
- Điều tiết lũ lụt/thoát dòng
chảy
- Điều tiết dịch bệnh
- Phòng hộ đầu nguồn
- Bảo trì chất lƣợng/Lọc nƣớc
- Chống gió/bão/sóng
- Hấp thụ CO2
- Thụ phấn
- Ổn định bờ biển, sông
3. Dịch vụ - Tái tạo chất dinh dƣỡng
hỗ trợ
- Kiến tạo đất
- Năng suất sinh học
4. Dịch vụ - Đa dạng sinh học
văn hóa - xã - Thẩm mỹ
hội
- Đạo đức
- Tinh thần
- Giáo dục
- Giải trí
- Du lịch

Đất canh tác/
nông nghiệp
- Thực phẩm
- Lƣơng thực
- Giao thông đƣờng - Nhiên liệu
thủy

- Sợi
- Nguồn gen
- Nguồn gen
Biển

- Điều hòa/Ổn định
khí hậu
- Điều tiết dịch bệnh.
- Giữ trầm tích

- Điều hòa/Ổn định
khí hậu
- Bảo trì chất
lƣợng/Lọc nƣớc
- Hấp thụ CO2
- Thụ phấn

- Tái tạo chất dinh
dƣỡng
- Sản xuất cơ bản
- Năng suất sinh học

- Tái tạo chất dinh
dƣỡng
- Kiến tạo đất
- Năng suất sinh học

-Đa dạng sinh học
- Đa dạng sinh học
- Thẩm mỹ

- Thẩm mỹ
- Đạo đức
- Đạo đức
- Tinh thần
- Tinh thần
- Giáo dục
- Giáo dục
- Giải trí
- Du lịch
Nguồn: Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ, 2005 54

10


Một số thống kê của Đánh giá HST thiên niên kỷ (2005) 54 về sự giảm của
các dịch vụ mà HST cung cấp:
-

Trong vòng 50 năm (1955 - 2005), con ngƣời đã làm thay đổi HST một cách

nhanh chóng và rộng rãi hơn bất kỳ thời kỳ trƣớc đó trong lịch sử loài ngƣời.
-

20% các rạn san hô trên thế giới đã đƣợc biến mất và 20% bị suy thoái trong

vài thập kỷ qua.
-

35% rừng ngập mặn đã bị biến mất.


-

Lƣợng nƣớc trong hồ chứa đã tăng lên 4 lần kể từ năm 1960 đến năm 2000.

-

Các dòng tuần hoàn vật chất của nitơ và phốt pho sinh học đã đƣợc tăng lên

2-3 lần.
-

Tốc độ gia tăng những loài đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng tăng ở mức

gấp 1000 lần so với tốc độ cơ bản trong lịch sử.
-

10-30% của động vật, chim và động vật lƣỡng cƣ đang bị đe dọa tuyệt

chủng.
Chính vì vậy, cần có những nhận thức, đánh giá đúng đắn về những giá trị
mà DVST của các HST mang lại để khai thác một cách hợp lý, hiệu quả, bền vững.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái trên thế giới và ở
Việt Nam
Năm 1980, hai nhà sinh thái học Norse và McManus đã viết một chƣơng
trong Báo cáo hàng năm của Ủy ban về Chất lƣợng môi trƣờng, đề cập tới đa dạng
sinh học toàn cầu và đƣa ra hai khái niệm đa dạng hệ sinh thái (ecological
diversity). Sau đó, IUCN đã thúc đẩy ý tƣởng xây dựng một công ƣớc toàn cầu về
đa dạng sinh học. Theo Công ƣớc Đa dạng sinh học (1992) 50: “Đa dạng sinh học là
sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở
biển và các HST dƣới nƣớc khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; đa dạng

sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng
gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các HST (đa dạng HST)”. Nhƣ vậy, đa dạng
HST là một trong 3 dạng của đa dạng sinh học.
Đặc trƣng của đa dạng HST:
-

Đa dạng HST có quan hệ chặt chẽ với đa dạng loài và đa dạng gen bởi đa

dạng HST liên quan đến quần xã sinh vật trong khi đó đa dạng loài liên quan đến
quần thể sinh vật và đa dạng di truyền liên quan đến cá thể;
11


-

Đa dạng HST bao gồm đa dạng các yếu tố môi trƣờng;

-

Bảo tồn đa dạng HST với đối tƣợng chính là quần xã sinh vật với môi trƣờng

còn bảo tồn đa dạng loài chỉ với đối tƣợng là loài hay quần thể;
-

Đa dạng HST dẫn đến đa dạng cảnh quan, các sinh cảnh, các ổ sinh thái, các

nơi ở của sinh vật;
-

Nghiên cứu đánh giá và giám sát đa dạng HST, cảnh quan cần đánh giá nhiều


yếu tố, nhƣng nếu chỉ xét trên hai thành phần chính là môi trƣờng và sinh vật sẽ
thuận tiện hơn.
-

Cách đánh giá và thể hiện mức độ đa dạng HST, cảnh quan thông thƣờng

hiện nay là sử dụng các bản đồ, các ảnh; đối với đánh giá đa dạng loài là danh lục,
còn đa dạng gen là các sơ đồ phân tích điện di.
Năm 1973, Ellenberg phân loại các HST trên thế giới thành 15 dạng ở Bảng
1.2. Tác giả đã đƣa ra một số HST điển hình ở Ấn Độ để làm ví dụ minh họa. Tuy
nhiên, có nhiều loại HST ở những nơi khác nhau trên thế giới. Nếu phân tích vi mô
có thể phân loại thành nhiều HST hơn nữa.
Bảng 1.2. Các kiểu HST trên thế giới
STT

Loại HST

Địa điểm ví dụ

1
2
3
4
5
6

HST núi (Mountain ecosystem)
HST chân núi (Foot-hill ecosystem)
HST nông nghiệp

HST nông thôn
HST đô thị
HST mỏ

7
8
9
10
11
12
13
14
15

HST rừng
HST sa mạc
HST đồng cỏ
HST sông
HST nƣớc nội địa
HST biển
HST ven biển
HST đảo
HST rừng ngập mặn

12

Khu vực núi Himalayan
Vùng Terai và Dooars ở Ấn Độ
Vùng sản xuất lƣơng thực, thực phẩm
Cộng đồng làng xã

Thị trấn, thành phố
Khu vực khai thác vàng ở cao nguyên
Chota Nagpur ở Ấn Độ
Rừng tự nhiên, rừng trồng
Sa mạc Thar ở Ấn Độ
Đồng cỏ Prairies ở Ấn Độ
Sông Ganges ở Ấn Độ
Ao, hồ, đất ngập nƣớc
Biển Ấn Độ Dƣơng
Ven biển Konkan, Malabar ở Ấn Độ
Đảo Andaman, Nicobar ở Ấn Độ
Sunderbans ở Ấn Độ và Bangladesh
Nguồn: Ellenberg, 1973 36


Quan điểm nghiên cứu của Tunner và cộng sự (2007) về hệ thống phân loại
HST cho vùng vịnh phía Tây Mỹ dựa trên phƣơng pháp nghiên cứu thực địa tiền
trạm và nghiên cứu thực địa thu mẫu. Cảnh quan đƣợc phân loại sơ bộ dựa trên vị
trí dốc và kết cấu đất. Các mẫu thu thập bao gồm thực vật, đất đai, địa hình. Dữ liệu
thực địa lấy từ việc lấy mẫu rất phức tạp, bao gồm nhiều giá trị (mẫu), hầu hết các
chỉ tiêu sẽ đƣợc lấy 30 mẫu trở lên để đảm bảo số liệu về mặt thống kê. Sản phẩm
của nghiên cứu này là một bảng hai chiều, cho thấy sự phân loại của cả hai yếu tố là
vị trí và loài 48.
Kley và Turner (2009) đã phát triển một hệ thống phân loại sinh thái
(Ecological classification system - ECS) cho Rừng Quốc gia của Mỹ và các vùng
đất lân cận Texas và Louisiana. ECS phân loại đất thành các loại HST dựa trên cấu
trúc của thảm thực vật và đất. Sử dụng phép đo chia tỷ lệ đa chiều không gian và
TWINSPAN (Two-Way Indicator Species Analysis) để phân loại các mẫu dựa trên
thảm thực vật tầng mặt tƣơng ứng với độ dốc của vị trí địa hình, tần số cháy, sự xáo
trộn và thành phần dinh dƣỡng của đất. Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp cho các

nhà quản lý, các chuyên gia bản đồ, thông số về các thành phần chính trong HST
rừng khu vực Texas để đánh giá và lập kế hoạch, mục tiêu phát triển 40.
Việc xác định các HST ở ngoài thiên nhiên khó khăn nhất là khi phải xác
định ranh giới giữa 2 HST gần kề nhau hoặc cùng ở cạn hoặc cùng ở nƣớc. Cách
tiếp cận để phân biệt là dựa vào thành phần các loài của quần xã, các loài đặc trƣng
riêng và các yếu tố môi trƣờng. Cách tiếp cận nghiên cứu đa dạng HST hiện nay
thƣờng sử dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để xác định đƣợc ranh giới
ban đầu các HST. Từ đó, tiến hành kiểm tra thực địa để có thể xác định một cách cụ
thể và chính xác hơn các điểm mốc.
Nghiên cứu về đa dạng HST hay phân loại HST ở Việt Nam cũng sử dụng
biện pháp tƣơng tự với thế giới. Theo Vũ Trung Tạng (2000), HST nói chung bao
gồm HST tự nhiên và HST nhân tạo. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng HST có thể có
diện tích rất lớn nhƣ vƣờn quốc gia, hồ tự nhiên. Biển và đại dƣơng là những HST
khổng lồ nhƣng cũng có những HST rất nhỏ bé nhƣ detrit hay bể cá cảnh 20.
Một số nghiên cứu về đa dạng HST ở Việt Nam có thể kể đến nhƣ: Nghiên
cứu của Mai Đình Yên (1994) phân biệt ở Việt Nam có 9 kiểu HST ở cạn và 17
kiểu HST ở nƣớc, đƣợc thể hiện ở Bảng 1.3.
13


Bảng 1.3. Phân loại các kiểu hệ sinh thái (ecosystem types) ở Việt Nam
B. Hệ sinh thái ở nƣớc
I. Nƣớc ngọt
 Nƣớc đứng
1. HST ao
2. HST hồ
3. HST ruộng nƣớc
4. HST đập nƣớc
5. HST đất ngập nƣớc
- Đầm lầy (ví dụ: Đồng

Tháp Mƣời…)
- Rừng tràm đất than bùn
 Nƣớc chảy
6. HST sông
7. HST suối
8. HST cửa sông
 Nƣớc ngầm
9. HST nƣớc ngầm
- Suối nƣớc nóng
- Suối nƣớc khoáng
II. Nƣớc lợ
10. HST đầm - phá
11. HST bãi biển
- Nền cát
- Nền bùn
12. HST ven biển
13. HST rừng sú vẹt

A. Hệ sinh thái trên cạn
I. Các HST nhân tạo:
1. HST đô thị / khu công nghiệp
2. HST nông thôn / nông nghiệp
i. Vùng đồng bằng và ven biển
ii. Vùng núi và trung du

II. Các HST tự nhiên:
3. HST rừng (*)
4. HST đồng cỏ
5. HST savan / đất hoang / cây bụi
6. HST đồi cát ven biển

7. HST hang động
8. HST đảo
- Đảo gần bờ
- Đảo đại dƣơng
9. HST đất
(*) Riêng HST rừng ở Việt Nam cần phân biệt III. Nƣớc biển
đặc trƣng về thảm thực vật do ở nƣớc ta có 6
14. HST rạn san hô
kiểu thảm thực vật rừng trên cạn:
15. HST cỏ biển
+ Rừng mƣa mùa
16. HST thềm lục địa
+ Rừng lá rộng thƣờng xanh / nửa rụng lá đất
17. HST đại dƣơng / đáy biển
thấp
sâu
+ Rừng thƣờng xanh trên núi / rừng lá rộng nửa
thƣờng xanh
+ Rừng trên núi đá vôi
+ Rừng thƣờng xanh trên núi cao và rừng thông
hỗn giao
+ Thực vật lá kim ở các đỉnh núi rất cao nhƣ
Hoàng Liên Sơn
Nguồn: Mai Đình Yên, 1994 43

14


Nghiên cứu của Lê Xuân Ái và Trần Đình Huệ (2013) đã xác định đƣợc 3
HST chính ở khu vực Côn Đảo: HST rừng ngập mặn, HST cỏ biển và HST các rạn

san hô với tổng diện tích khoảng 1.000 ha. Tác giả cũng đã chỉ ra rằng HST rừng
ngập mặn, HST cỏ biển và HST rạn san hô chứa đựng sự đa dạng cao các loài cá và
các loài thủy sinh vật khác; là sinh cảnh đẻ trứng, ƣơm nuôi ấu trùng, kiếm ăn của
nhiều loài sinh vật biển của khu vực biển Đông Nam Việt Nam và của cả khu vực
Đông Nam Á. Các HST biển còn có tầm quan trọng trong việc điều hòa, cân bằng
lƣợng oxy trong nƣớc biển và bảo vệ bờ biển Côn Đảo. Nghiên cứu đa dạng HST và
bảo tồn đa dạng sinh học nhằm duy trì, lƣu giữ nguồn gene và các sinh cảnh đặc
trƣng của Côn Đảo và của Việt Nam, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trƣờng sống
bền vững. Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên góp phần bảo
tồn và tôn tạo di tích lịch sử đặc biệt của Việt Nam tại Côn Đảo 2.
Đề tài nghiên cứu đặc trƣng sinh thái thảm thực vật Vƣờn Quốc gia BidoupNúi Bà và đề xuất giải pháp bảo tồn của Lê Thị Lệ Quyên (2013). Theo đặc điểm
cấu trúc đề tài đã phân chia thảm thực vật VQG thành 9 kiểu đặc trƣng bao gồm:
rừng kín thƣờng xanh cây lá rộng; rừng kín thƣờng xanh cây lá rộng, lá kim; rừng lá
kim; rừng hỗn giao cây lá rộng, tre nứa; rừng thƣa cây lá rộng bị tác động mạnh;
thảm thực vật tre nứa; trảng cỏ, cây bụi nhân tác; rừng trồng thông ba lá; cây trồng
nông nghiệp. Tác giả đã xây dựng đƣợc bản đồ thảm thực vật tỷ lệ 1/50.000 và đề
xuất giải pháp cụ thể riêng cho từng phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và vùng đệm của
Vƣờn quốc gia 15.
Thái Văn Trừng (1978) đã căn cứ vào quan điểm sinh thái phát sinh quần thể
thực vật để phân loại HST rừng Việt Nam. Tƣ tƣởng học thuật của quan điểm này là
trong một môi trƣờng sinh thái cụ thể chỉ có thể xuất hiện một kiểu thảm thực vật
nguyên sinh nhất định. Trong môi trƣờng sinh thái đó, có 5 nhóm nhân tố sinh thái
phát sinh ảnh hƣởng quyết định đến tổ thành loài cây rừng, hình thái, cấu trúc và
hình thành nên những kiểu thảm thực vật rừng tƣơng ứng. Căn cứ vào cơ sở lí luận
trên, Thái Văn Trừng đã phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm
thực vật có trên đất lâm nghiệp tƣơng ứng với các HST rừng nhƣ sau 23:
- Các kiểu rừng, rừng kín vùng thấp:
I. Kiểu rừng kín thƣờng xanh, mƣa ẩm nhiệt đới
II. Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới
15



III. Kiểu rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới
IV. Kiểu rừng kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới
- Các kiểu rừng thƣa:
V. Kiểu rừng thƣa cây lá rộng, hơi khô nhiệt đới
VI. Kiểu rừng thƣa cây lá kim, hơi khô nhiệt đới
VII. Kiểu rừng thƣa cây lá kim, hơi khô á nhiệt đới núi thấp
- Các kiểu trảng truông:
VIII. Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới
IX. Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt đới
- Các kiểu rừng kín vùng cao:
X. Kiểu rừng kín thƣờng xanh, mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp
XI. Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp
XII. Kiểu rừng kín cây lá kim, ẩm ôn đới ấm núi vừa
- Các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao:
XIII. Kiểu quần hệ khô vùng cao
XIV. Kiểu quần hệ lạnh vùng cao
Trong mỗi kiểu thảm thực vật lại chia thành các kiểu phụ miền (phụ thuộc
vào tổ thành thực vật), kiểu phụ thổ nhƣỡng (phụ thuộc vào điều kiện đất), kiểu phụ
nhân tác (phụ thuộc vào tác động của con ngƣời) và trong mỗi kiểu phụ đó tuỳ theo
độ ƣu thế của loài cây mà hình thành nên những phức hợp, ƣu hợp và quần hợp tự
nhiên khác nhau. Nhƣ vậy, có thể thấy, HST rừng nƣớc ta rất đa dạng và phong phú.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về đa dạng HST. Nghiên cứu
của Vũ Trung Tạng về phân chia HST có đƣa ra cách phân chia theo HST lớn nhƣ
HST tự nhiên, HST nhân tạo hoặc phân chia theo tiểu HST nhƣ bể cá hay detrit. Có
thể thấy, nghiên cứu đầy đủ nhất về phân chia HST hay đa dạng HST ở Việt Nam là
nghiên cứu của tác giả Mai Đình Yên. Những nghiên cứu về đa dạng HST của các
tác giả khác ở Việt Nam tập trung vào phân chia HST của một khu vực nhỏ thƣờng
nhằm mục đích quy hoạch, bảo tồn đa dạng sinh học và PTBV khu vực đó. Đặc

biệt, việc phân chia các hệ sinh thái thƣờng dựa vào đặc điểm của quần xã thực vật,
bởi đây là đặc điểm đặc trƣng cho HST, quần xã thực vật ít di chuyển, ít biến động
và dễ nhận biết.
16


1.3. Bảo tồn và phát triển bền vững
Khái niệm PTBV đƣợc đƣa ra năm 1987 tại hội nghị môi trƣờng thế giới ở
Stockhom. Theo đó PTBV là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện
tại và không làm tổn hại đến khả năng phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ
tƣơng lai. PTBV cần đảm bảo sự bền vững cả về kinh tế, bền vững cả về môi trƣờng
và bền vững cả về xã hội 49.
PTBV là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã
hội loài ngƣời, vì vậy đã đƣợc các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành
Chƣơng trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị Thƣợng
đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và phát triển đƣợc tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro
(Braxin), 179 nƣớc tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi
trƣờng và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chƣơng trình nghị sự 21
(Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế
kỷ 21. Năm 2002, tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở
Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nƣớc tham gia Hội nghị đã thông qua Bản
Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội
nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trƣớc đây và tiếp tục cam kết thực
hiện đầy đủ Chƣơng trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.
Việt Nam đã tham gia hội nghị và cam kết thực hiện Chƣơng trình nghị sự
21; Chính phủ Việt Nam đã ban hành và tích cực thực hiện “Kế hoạch quốc gia về
Môi trƣờng và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000” (Quyết định số 187-CT
ngày 12/6/1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trƣởng) 16, tạo tiền đề cho quá trình phát
triển bền vững ở Việt Nam. Quan điểm phát triển bền vững đã đƣợc khẳng định
trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng công

tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, trong
đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trƣờng là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong
đƣờng lối, chủ trƣơng và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các
ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc”. Ngày 17/8/2004, Thủ tƣớng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về việc Định hƣớng chiến lƣợc
phát triển bền vững ở Việt Nam 17.
17


×