Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

V07 rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.33 KB, 81 trang )

CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO KHOA HỌC
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN XII NĂM 2019

Tên chuyên đề:
“RÈN KĨ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DÀNH CHO
HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN”

1


Mục lục:
A.MỞ ĐẦU………………………………………………………………………...4
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ
TÀI.............................................................................................4
II.NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN
CỨU................................................................5
1.Nhiệm vụ…………………………………………………………………..5
2.Phạm vi nghiên
cứu………………………………………………………...6
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………6
IV.CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ………………………………………………6
B.NỘI DUNG……………………………………………………………………...7
I.VAI TRÒ CỦA DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC…7
1.Đặc điểm kiểu bài nghị luận văn học……………………………………...7
2.Vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học…………………...8
3.Các lỗi thường gặp khi lựa chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị
luận văn học của học sinh giỏi……………………………………………..10
3.1.Lỗi khi chọn dẫn chứng………………………………………….10
3.2.Lỗi khi phân tích dẫn


chứng…………………………………………..13
II.KĨ NĂNG CHỌN DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
DÀNH CHO HỌC SINH
GIỎI……………………………………………………………16
1.Tích lũy dẫn
chứng………………………………………………………..17
2.Chuẩn hóa dẫn
chứng……………………………………………………..18
3.Chọn lọc dẫn chứng………………………………………………………19
2


3.1.Tiêu biểu…………………………………………………………19
3.2.Tính mới…………………………………………………………20
3.3.Sở trường………………………………………………………...22
4.Lập sơ đồ dẫn
chứng……………………………………………………...24
II.KĨ NĂNG PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
CỦA HỌC SINH GIỎI ……………………………………………………………
27
1.Giải mã dẫn
chứng………………………………………………………..28
2.Hệ thống hóa dẫn
chứng…………………………………………………..32
3.Xác định kim chỉ
nam…………………………………………………….34
3.1.Yêu cầu của đề……………………………………..
…………….34
3.2.Chỉnh thể của tác phẩm………………………………...
………..36

3.3.Kiến thức khoa học………………………………………………38
4.Sử dụng linh hoạt các thao tác phân
tích………………………………….39
4.1.Thao tác bình giảng…………………………………………...…
41
4.2.Thao tác so sánh
………………………………………………...43
III.BÀI TẬP VẬN DỤNG………………………………………………………..48
BÀI TẬP 1………………………………………………………………………...48
3


BÀI TẬP 2………………………………………………………………………...60
BÀI TẬP 3………………………………………………………………………...68
C.KẾT LUẬN…………………………………………………………………….78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….80

A.MỞ ĐẦU
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Việc rèn kĩ năng làm văn cho học sinh là một trong những đòi hỏi tiên quyết
của quá trình dạy-học, nhất là trong bối cảnh Bộ GD&ĐT chủ trương đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá các môn khoa học xã hội (trong
đó có Ngữ văn) theo tinh thần “... nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học
sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội”
[Theo công văn Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH, năm 2013].
Với học sinh giỏi văn, yêu cầu được trang bị hệ thống kĩ năng cơ bản đối với
các kiểu bài lại càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn. Để viết được những bài
4



văn hay, ấn tượng, có kiến thức sâu rộng và phong phú thôi chưa đủ mà còn cần
thành thạo về kĩ năng. Thiếu kĩ năng, các em sẽ không thể phát huy được kiến thức
lĩnh hội từ thầy cô để tạo nên những bài văn gây ấn tượng sâu đậm với người đọc.
Trong đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn cấp Tỉnh, cấp Quốc gia, kiểu bài
Nghị luận văn học chiếm vị trí rất quan trọng (chiếm 12 điểm trên tổng số 20 điểm
của toàn bài). Đây là kiểu bài đắc dụng trong việc phân hóa, tuyển lựa và bồi
dưỡng học sinh giỏi. Kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học trở thành một tiêu chí
quan trọng để đánh giá năng lực của học sinh giỏi văn. Để giải quyết tốt các yêu
cầu của kiểu bài này, học sinh cần được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng về
phương pháp làm bài, cách tư duy xác định vấn đề đúng và trúng, kĩ năng xây
dựng hệ thống luận điểm luận cứ rõ ràng và khoa học, kĩ năng giải thích, bình luận
vấn đề chặt chẽ, kĩ năng hành văn sao cho trong sáng giàu hình ảnh cảm xúc...
Trong đó, kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng có vai trò vô cùng quan trọng trong
quyết định sự thành công của bài nghị luận văn học. Vì thế, rèn kĩ năng chọn và
phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học là một nhiệm vụ cơ bản và cần
thiết trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn.
Kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng thực sự đóng vai trò quan trọng trong
bài nghị luận văn học. Dẫn chứng cùng với lí lẽ góp phần cùng nhau làm sáng tỏ
vấn đề nghị luận, thuyết phục người đọc hiểu và tin. Tuy nhiên thực tế trong bài
làm của học sinh giỏi văn hiện nay, nhiều em còn lúng túng trong khâu chọn và
phân tích dẫn chứng. Bài viết chỉ có lí lẽ (hoặc dẫn chứng quá ít) sẽ trở nên khô
khan... tạo cảm giác nặng nề cho người đọc. Trái lại, nếu bài nghị luận văn học chỉ
toàn dẫn chứng (lí lẽ quá ít) sẽ trở nên hời hợt và nhạt nhẽo gây cho người đọc cảm
giác bài viết rỗng, thiếu sâu sắc.
Trong thực tế quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi văn, nhiều giáo viên vẫn
chưa chú trọng rèn luyện cho các em kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong
kiểu bài nghị luận văn học; hoặc có hướng dẫn nhưng chung chung, chưa đi vào
5



những vấn đề cụ thể khiến cho học sinh rất khó hình dung. Trong các sách và tài
liệu tham khảo dành cho học sinh giỏi văn, phần hướng dẫn về cách chọn phân tích
dẫn chứng cũng chỉ được nêu một cách rất khái quát sơ lược, chưa có tính hệ
thống, thiên về lí thuyết hàn lâm, chưa có nhiều ví dụ minh họa cụ thể.
Chính vì tầm quan trọng và thực tế đó mà người viết đã xây dựng chuyên đề:
“Rèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành
cho học sinh giỏi Ngữ Văn” với hi vọng đóng góp một vài kinh nghiệm nhỏ có
tính ứng dụng cụ thể đối với giáo viên và học sinh; cùng nhau trao đổi, chia sẻ,
thảo luận để hoàn thiện nâng cao hơn nữa phương pháp giảng dạy trong quá trình
bồi dưỡng cho học sinh giỏi văn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài văn
nghị luận văn học.
II.NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.Nhiệm vụ
Chuyên đề nhằm hệ thống hóa những kĩ năng cơ bản cần bồi dưỡng cho học
sinh giỏi trong việc chọn, phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học, thể
hiện qua các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, rèn luyện bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng chọn dẫn chứng sao cho
chính xác, tiêu biểu, sáng tạo. (thông qua ví dụ cụ thể).
Hai là, rèn luyện bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng phân tích dẫn chứng sao
cho bám sát vấn đề, có trọng tâm (thông qua các ví dụ cụ thể).
Ba là, hệ thống một số đề vận dụng để giúp học sinh nắm chắc kiến thức lí
thuyết và nâng cao kĩ năng trong việc chọn và phân tích dẫn chứng.
2.Phạm vi nghiên cứu
Kiểu bài nghị luận văn học bao gồm nhiều dạng bài khác nhau. Ở phạm
vi một chuyên đề nhỏ, chúng tôi tập trung khảo sát và nghiên cứu về kĩ năng
chọn và phân tích dẫn chứng trong các dạng bài nghị luận văn học cơ bản,
thường xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi các cấp.
6



III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chuyên đề này, chúng tôi lựa chọn và sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau đây:
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân
tích tổng kết kinh nghiệm thực tiễn (thực tiễn dạy và học) là hai phương pháp
quan trọng nhất giúp chúng tôi hoàn thành được nhiệm vụ của đề tài.
IV.CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận
Phần nội dung chuyên đề có cấu trúc như sau:
I.Vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học của học sinh giỏi
II.Kĩ năng chọn dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi
III.Bài tập vận dụng

B.NỘI DUNG
I.VAI TRÒ CỦA DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1.Đặc điểm kiểu bài nghị luận văn học
Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu. Tại Trung Hoa, văn nghị luận
có từ thời Khổng Tử (551-479 TCN). Ở Việt Nam, văn nghị luận cũng là một thể
loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức trường kỳ trong lịch sử,
trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngày nay, văn nghị luận càng phát triển
mạnh mẽ, trở nên đa dạng và phong phú hơn. Trong nhà trường, ngoài việc được
tiếp cận với các văn bản nghị luận, học sinh cần phải xác lập năng lực viết văn nghị
luận – một kiểu bài văn quen thuộc, phổ biến của mọi đề thi môn Ngữ văn dành
cho học sinh cấp THCS và THPT. Có hai loại văn nghị luận : Nghị luận xã hội và
7



Nghị luận văn học. Trong phạm vi của chuyên đề này, chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu
kiểu bài Nghị luận văn học.
Nghị luận văn học là kiểu bài nghị luận dùng những lí lẽ, lập luận, dẫn
chứng của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề liên quan đến
văn học. Nghị luận văn học là để thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý
kiến cá nhân của mình và từ đó nhận ra những vấn đề nào là đúng và vấn đề nào là
sai. Trong văn nghị luận ta sẽ gọi thái độ là tình, còn ý kiến là lý. Để thuyết phục
được ý kiến của mình thì chúng ta cần có phải có cả tình và lí, tức là có lập luận
sắc bén, dẫn chứng đắc địa, có cảm xúc lay động tâm tư người đọc, có như vậy
người đọc mới cảm thấy bị chinh phục và hoàn toàn đồng ý với quan điểm của
mình.
Dựa trên đối tượng cần nghị luận có các kiểu bài nghị luận văn học như sau:
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn
xuôi (tình huống, nhân vật, chi tiết…); Nghị luận so sánh, đối chiếu; Nghị luận về
ý kiến bàn về văn học; Nghị luận tổng hợp (tích hợp nghị luận xã hội)… Bài nghị
luận xã hội của học sinh giỏi thường xoay quanh các vấn đề lí luận văn học, được
đẩy lên ở một cấp độ cao hơn, đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức phong phú
mà còn phải có kĩ năng sắc bén, thuần thục. Luận điểm trong bài văn nghị luận văn
học của học sinh giỏi cần phải thể hiện rõ tư tưởng, quan điểm, được diễn đạt dễ
hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó phải thống nhất
các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn,
chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài nghị luận văn học, luận điểm
có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người
viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận
điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là
một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề và kỹ năng tư
duy logic của người viết. Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu trong bài văn
8



nghị luận văn học của học sinh giỏi. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở
cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí
lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí,
lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Trong luận cứ, dẫn chứng đóng
vai trò vô cùng quan trọng, đó là những sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng
văn học để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Bởi vậy linh hồn của
bài viết có sáng, có sâu sắc hay không phụ thuộc rất lớn vào dẫn chứng và việc
phân tích dẫn chứng.
Để viết được một bài văn nghị luận hay là rất khó, vì tạo nên một bài văn
nghị luận cần nhiều yếu tố phối kết hợp chặt chẽ như vậy. Luận điểm, luận cứ và
lập luận đều là những yếu tố không thể thiếu tạo nên xương sống của văn nghị
luận, quyết định hàng đầu đến chất lượng bài văn. Thiếu các yếu tố này không thể
tạo nên một bài văn nghị luận đích thực. Bởi vậy, là học sinh giỏi, các em cần “nắn
nót” trong từng thao tác, đặc biệt là thao tác chọn và phân tích dẫn chứng, để bài
viết của các em vừa là một công trình khoa học thuyết phục, vừa là một sản phẩm
tâm hồn đẹp đẽ.
2.Vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học
Dẫn chứng là những sự vật, sự việc, số liệu, ý kiến được đưa ra để chứng
minh, làm cơ sở cho điều nói ra, viết ra. Đối với bộ môn ngữ văn, quá trình làm bài
cần thiết phải có dẫn chứng để bài viết tăng sức thuyết phục, tạo nên văn phong
hấp dẫn, sinh động. Dẫn chứng đưa vào bài nhằm khẳng định, củng cố phần đã
phân tích, cảm nhận. Vì vậy, dẫn chứng phải được chọn lọc, tiêu biểu, chính xác,
đảm nhiệm được chức năng làm ngọn đuốc, đốm lửa của nó trong bài văn nghị
luận.
Mục đích của văn nghị luận là tác động, thuyết phục người đọc, người nghe.
Để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận thì cần đến lí lẽ và dẫn chứng. Nếu như lí lẽ là
9



những giải thích, cắt nghĩa để hiểu vấn đề thì dẫn chứng là đưa ra chứng cứ để
chứng minh cho vấn đề. Một bài văn nghị luận mà không hoặc thiếu dẫn chứng thì
sẽ không hoặc thiếu sức thuyết phục, người đọc sẽ không tin vào lí lẽ suông vì
thiếu minh chứng.
Trong bài văn nghị luận văn học, dẫn chứng là những tác phẩm văn học,
những yếu tố trong tác phẩm văn học hoặc những ý kiến về văn học được đưa ra
nhằm làm sáng tỏ vấn đề văn học đang bàn luận. Dựa trên yêu cầu của bài nghị
luận văn học, có ba loại dẫn chứng cơ bản: Dẫn chứng bắt buộc (là loại dẫn chứng
mà đề yêu cầu), dẫn chứng tự chọn (là những dẫn chứng người viết được phép
chọn lọc trong phạm vi yêu cầu của đề), dẫn chứng mở rộng (là những dẫn chứng
nằm ngoài phạm vi yêu cầu của đề mà người viết đưa vào bài để liên hệ, so sánh,
đối chiếu nhằm làm sáng tỏ thêm ý đang được bàn bạc).
VD: Đề bài “Có ý kiến cho rằng: Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở
cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá ở giọng điệu riêng biệt của tác giả.
Bằng việc phân tích tùy bút Người lái đò Sông Đà, hãy chứng minh nhận định
trên”.
=> Dẫn chứng bắt buộc: Tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”. Dẫn chứng mở rộng:
Các tác phẩm khác của Nguyễn Tuân hoặc của các tác giả khác có cùng phương
diện để liên hệ, so sánh.
VD: Đề bài “Có ý kiến cho rằng: Với Thơ mới, thi ca Việt Nam bước vào
một thời đại mới. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ điều làm nên
dấu ấn của “thời đại mới” qua một số bài Thơ mới giai đoạn 1930 - 1945.
=> Dẫn chứng bắt buộc: Các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 –
1945. Dẫn chứng tự chọn: Nằm trong phạm vi bắt buộc nêu trên, người viết có thể
tự chọn một vài tác phẩm mình tâm đắc, cho là tiêu biểu.
10


Dẫn chứng có vai trò vô cùng quan trọng đối với bài nghị luận văn học. Dẫn
chứng thể hiện vốn kiến văn phong phú, mới mẻ, sâu rộng, khả năng tích lũy kiến

thức văn học của người viết. Đối với học sinh giỏi, kho tàng dẫn chứng càng giàu
có, phong phú thì sự lựa chọn dẫn chứng cho bài viết càng dễ dàng, chuẩn xác.
Trong bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ là hai bộ phận cấu thành luận điểm và
làm tăng thêm tính thuyết phục, hấp dẫn cho hệ thống lập luận. Nếu không có dẫn
chứng, những lí lẽ được đưa ra dù hay và sắc sảo đến đâu thì vẫn không đủ sức
thuyết phục và không thể tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe. Bài văn
nghị luận sẽ trở thành những lời bàn luận mang tính chất là những khái niệm, lí
thuyết suông. Không có dẫn chứng bài văn sẽ thiếu “chất sống”, thiếu sự sinh
động, hấp dẫn. Như vậy, cái hay, cái đẹp của bài văn nghị luận phụ thuộc rất nhiều
vào dẫn chứng được đưa vào trong bài. Do đó, một học sinh giỏi văn cần rèn luyện
tốt kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong các bài văn nghị luận văn học.
3.Các lỗi thường gặp khi lựa chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận
văn học của học sinh giỏi
3.1.Lỗi khi chọn dẫn chứng
Dẫn chứng và lí lẽ là hai yếu tố quan trọng tạo nên luận cứ trong bài văn
nghị luận. Tuy nhiên, học sinh thường mắc một số lỗi không đáng có trong quá
trình chọn lọc dẫn chứng trong văn nghị luận:
- Dẫn chứng sai: Lỗi này làm ảnh hưởng đến tính xác thực của văn bản. Bài
viết không có dẫn chứng thì không có sức thuyết phục, dẫn chứng không chính xác
thì cũng không có tác dụng gì. Không ít bài viết trích dẫn chứng không chính xác,
chẳng hạn như trích sai từ ngữ, sai dấu câu, sai kết cấu, sai nhân vật, nhầm lẫn tên
tác giả... như một vài ví dụ nhỏ được gạch chân dưới đây:
“Sông không hiểu nổi mình
Sông tìm ra tận bể”
11


(Sóng - Xuân Quỳnh)
“Nắng xuống trời lên sầu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

(Tràng giang – Huy Cận)
“những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la-li-la-li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”
(Đàn ghi-ta của Lor-ca – Thanh Thảo)
“Nhưng nói như thế không có nghĩa là Thạch Lam hoàn toàn chối bỏ các
biến cố, sự kiện, hành động, xung đột. Trái lại, nhà văn rất chú ý săn sóc đến
những hành động, sự kiện khi chúng có thể trở thành tình huống khơi mở hoặc phô
diễn những trạng thái sống mơ hồ của con người. Yếu tố nghệ thuật này đã phát
huy được hiệu quả lớn trong rất nhiều truyện ngắn Thạch Lam như: Đứa con đầu
lòng, Nhà mẹ Lê, Cô hàng xén, Hai lần chết, Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Dưới
bóng tường lan…”
“Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của Hồ Quỳnh Hương,
“Tự tình” là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô
đơn thấm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp cảnh ngộ éo le,
một con người luôn khao khát tình yêu nhưng chỉ gặp toàn dang dở, bất hạnh. Đó
còn là sự bất hạnh của một mơ ước không thành”
Đây là những lỗi thường xuyên bắt gặp trong bài viết của các em, do sự bất
cẩn, lơ đễnh; do chưa có sự chú ý, tinh tế trong quan sát, nhìn nhận văn bản.
- Dẫn chứng mờ nhạt: Dẫn chứng không đặc sắc, không tiêu biểu sẽ không
làm sáng rõ được vấn đề cần nghị luận. Với những đề bài mà phạm vi dẫn chứng
12


rộng mở, học sinh càng phải tinh trong khâu chọn dẫn chứng, để dẫn chứng không
vụn vặt, làm giảm sự thuyết phục của tất cả những lập luận, lí lẽ đi kèm.
- Dẫn chứng không có tính mới: Dẫn chứng đã quá quen thuộc, đã nhàm,

không mới mẻ làm giảm đi tính hấp dẫn của văn bản nghị luận. Ví dụ trong rất
nhiều bài viết của học sinh mà chúng tôi chấm, mỗi khi cần lấy dẫn chứng về thơ,
học sinh chỉ biết đến những Vội vàng (Xuân Diệu), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử),
Tràng giang (Huy Cận); hay Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu)…; hay
trong văn xuôi, học sinh chỉ khai thác những Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người
tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)… Phần lớn các em chỉ dám chọn
những tác phẩm có trong chương trình mà ít khi dám thử sức ở những tác phẩm
ngoài chương trình, nhất là những tác phẩm mang hơi thở đương đại.
- Tỉ lệ, sắp xếp dẫn chứng không hợp lí: Trong bài có quá ít dẫn chứng dẫn
đến không đủ sức thuyết phục cho luận điểm. Hoặc đưa quá nhiều dẫn chứng vào
bài khiến bài văn lan man, sáo rỗng và không sâu sắc. Một số em lại quá ôm đồm
khi đưa ra rất nhiều dẫn chứng nhưng chỉ phân tích qua loa, sơ sài, dẫn tới việc
không làm nổi bật được yêu cầu nghị luận.
VD: Với những đề bài chỉ đưa ra nhận định bàn về vấn đề lí luận văn học,
không giới hạn phạm vi dẫn chứng, nhiều học sinh chỉ chọn một, hai dẫn chứng
văn học Việt Nam mà bỏ qua văn học nước ngoài, hoặc chỉ chọn dẫn chứng thơ mà
không chọn dẫn chứng văn xuôi, hoặc chỉ lấy tác phẩm trung đại mà không lấy tác
phẩm hiện đại…
3.2.Lỗi khi phân tích dẫn chứng
- Phân tích lan man: không rõ ràng, dài dòng, lan man, không chính xác,
không bám vào văn bản, chỉ diễn xuôi dẫn chứng mà không bám vào vấn đề nghị
luận mà đề bài yêu cầu.
VD, đề bài: “Giống như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh
một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong” (R. Ta-go). Anh/chị hiểu như thế nào về ý
13


kiến trên? Hãy làm rõ qua bài thơ “Cáo tật thị chúng” (Mãn Giác) và “Đây thôn Vĩ
Dạ” của Hàn Mặc Tử (*)
Bài viết học sinh có đoạn: “Trong cái hiện thực mơ màng của Vĩ Dạ, ta thấy

Hàn đau đớn đến quằn quại: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?. Có chăng còn là lời
thi nhân tự nói với mình, tự mình tưởng tượng ra, để rồi lại tự mình xát muối vào
tất cả những vết thương từ tâm hồn đến thể xác? Rồi:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Có phải không, là hình ảnh Hàn đứng bên rìa cuộc sống mà lặng nhìn, mà
thơ thẩn mà mặc cảm, không dám đến gần?
Quá nhiều câu hỏi, quá nhiều lời dội vào tâm trí thi nhân… Nhưng đến khi
nỗi đau đẩy lùi cả hiện thực, thi sĩ trở lại với nỗi đau khắc khoải không thôi:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mặc cảm chia lìa, tan tác nhuốm kín cả khổ thơ. Gió mây không còn đi cùng
nhau nữa. Gió – lối gió, mây – đường mây, giống như thôn Vĩ, Huế, Hoàng Cúc và
Hàn Mặc Tử lúc này không còn là một thể. Nỗi đau đậm đặc cả thiên nhiên – dòng
nước buồn thiu hoa bắp lay. Dòng nước buồn hay chính tâm trạng nhà thơ đang
đau đớn, bàng hoàng. Hoa bắp lay vỗ về mà bất lực. Hay hoa bắp cũng không nằm
ngoài quy luật của tình cảm thi nhân? “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”
(Nguyễn Du). Nỗi buồn của Hàn đến cả cây cỏ cũng sầu theo…”.
=> Nhận xét: Ở phần bài làm trên, học sinh phân tích lan man, rời rạc, không bám
vào các tín hiệu nghệ thuật của văn bản, đơn thuần chỉ là diễn xuôi ý thơ, thậm chí
còn suy diễn, phân tích dẫn chứng mà không gắn với vấn đề lí luận.
- Phân tích kiểu diễn xuôi, không thẩm bình: chỉ kể lại dẫn chứng, nêu lại
dẫn chứng, hoặc đưa dẫn chứng ra rồi bỏ đấy, không cho người đọc thấy lí do xuất
14


hiện của dẫn chứng ấy trong bài là gì. Không có sự thẩm bình, dẫn chứng sẽ chỉ
như một sự kể, khiến bài văn không có màu sắc, không giá trị.
VD, cũng ở đề bài (*), một em học sinh khác lại viết:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Ngay từ mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng một câu hỏi tu từ: “Sao anh
không về chơi thôn Vĩ? Vừa như một lời mời gọi, tha thiết hãy về chơi với mảnh
đất thôn Vĩ Dạ, vừa như một lời trách móc nhẹ nhàng: đã lâu anh không về chơi
thôn Vĩ rồi đấy, như trách cứ chính bản thân Hàn Mặc Tử. Vĩ Dạ là một mảnh đất
nằm bên bờ sông Hương thơ mộng của xứ Huế trữ tình, nơi mang nhiều kí ức, tình
cảm của Hàn Mặc Tử. Chính nhà thơ như đang hoài niệm tất cả về hình dáng yêu
kiều của vùng quê ấy: có nắng mới lên tinh khôi, trong trẻo trên những hàng cau
dài thẳng tắp lên trời; có khu vườn “mướt quá xanh như ngọc” – một màu xanh
quý phái, sang trọng rất đỗi trong trẻo tinh khôi; có lá trúc và khuôn mặt phúc hậu
của những con người ở đó. Thi nhân hồi tưởng lại tất cả, cảnh đẹp và tình người,
dường như hối thúc thi sĩ họ Hàn phải về ngay với mảnh đất ấy. Tình yêu với mảnh
đất, con người nơi đây là một phần xúc cảm “bên trong” được Hàn Mặc Tử bộc lộ
trong “Đây thôn Vĩ Dạ”.
=>Nhận xét: Bài viết mới chỉ dừng lại ở phân tích chung chung đơn thuần, chưa có
thẩm bình, chưa có trọng tâm, điểm nhấn, do đó bài viết nhạt nhòa, không có điểm
sáng.
- Thẩm bình “chưa tới”: Cũng có nhiều học sinh có ý thức bình giảng,
phân tích dẫn chứng đưa ra những sự phân tích, bình giá lại nông, sơ sài, hời hợt,
hoặc chưa chỉ ra được giá trị, ý nghĩa thực sự của dẫn chứng ấy, chẳng khác nào
“gãi gần chỗ ngứa”. Kiểu phân tích ấy cũng sẽ không làm rõ cho lí lẽ và lập luận
đưa ra.

15


VD: đề bài “Đối tượng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có một từ

để biểu hiện nó” (Mô-pát-xăng). Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm
sáng tỏ bằng một số tác phẩm trong chương trình ngữ văn 10.
Bài viết học sinh có đoạn: “Nhắc đến bậc thầy ngôn ngữ thì không thể bỏ
qua Đỗ Phủ. Từ ngữ ông dùng chính xác đến tột cùng của cái đẹp trong nghệ thuật,
đến độ Thẩm Đức Tiềm phải thốt lên: “Người xưa không bỏ phép luyện chữ nhưng
lấy cái hơn về ý, không lấy cái hơn về lời. Cho nên chữ bình dị mà thấy lạ, chữ
thường mà thấy hiếm, chữ cũ mà thấy mới, chữ mộc mạc mà thấy màu sắc”. Ta có
thể lấy ví dụ trong thi phẩm “Thu hứng”, khi ông đang ôm ấp nỗi nhớ về quê
hương:
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm
Hai câu thơ trên được xem là danh cú xét về mặt tiêu biểu cho thi pháp
Đường thi. Ở đây, tác giả đã đồng nhất nhiều sự vật, hiện tượng, giữa tình và cảnh,
hiện tại và quá khứ, sự vật và con người. Chữ “tha nhật” được một số người hiểu là
“ngày sau”, những ngày sắp tới song hầu hết đều cho là chỉ ngày trước, những
ngày đã qua. Trước cảnh thu buồn, hồi ức về những nỗi đau trong quá khứ đã kết tụ
lại, đọng trên những nhành cúc, bưởi vậy dòng lệ với hiện tại cũng chỉ là sự lặp lại,
chồng lên những dòng lệ cũ. Nỗi đau vì thế mà càng thêm tê tái. Từ “cô” (một
mình) được đảo lên đầu câu thơ cho thấy sự bơ vơ! Chữ “hệ” (buộc, nối, bó) không
đơn giản, nó được viết ra từ chính hoàn cảnh thực tế của nhà thơ, phải sống trên
thuyền và chết cũng trên thuyền! Nỗi nhớ quê càng bội phần day dứt, dai dẳng. và
cùng chính nỗi nhớ đó, khát vọng trở về càng được bộc lộ mãnh liệt hơn bao giờ
hết, tình yêu, sự gắn bó với quê hương càng đáng được trân trọng, tôn vinh”.
=>Nhận xét: Hành văn lưu loát, nắm chắc văn bản, tuy nhiên khai thác dẫn chứng
chưa tới, chưa có độ sâu và tinh. Đây là hai câu thơ rất hay của Đỗ Phủ song học
sinh chưa làm rõ được hết cái hay, cái đẹp của những từ ngữ mà Đỗ Phủ sử dụng
như ba từ: “tha nhật”, “cô”, “hệ”. Học sinh chỉ bình chữ “cô” trong một câu (Từ
16



“cô” (một mình) được đảo lên đầu câu thơ cho thấy sự bơ vơ!). Bên cạnh đó còn
bỏ qua cụm từ “cố viên tâm” vốn rất giàu sức gợi của câu thơ. (**)
- Dẫn chứng một đằng, kết luận một nẻo:
Ở đoạn trích văn (**), rõ ràng, sau khi phân tích ba chữ dùng đặc sắc trong
hai câu thơ của Đỗ Phủ, phần kết luận của học sinh lại không hướng về lập luận
ban đầu đó là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Đỗ Phủ, dẫn tới lập luận
chưa chặt chẽ và thuyết phục.
Từ một vài thực trạng nêu trên, ta thấy việc chọn và phân tích dẫn chứng
trong bài văn nghị luận của học sinh vẫn còn rất nhiều vấn đề cần rèn luyện, khắc
phục. Bởi vậy, rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng là một việc làm quan
trọng, cần thiết trong việc dạy và học văn, nhất là với học sinh giỏi.
II.KĨ NĂNG CHỌN DẪN CHỨNG TRONG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI
Mục đích của văn nghị luận là tác động, thuyết phục người đọc, người nghe.
Để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận thì cần đến lí lẽ và dẫn chứng. Nếu như lí lẽ là
những giải thích, cắt nghĩa để hiểu vấn đề thì dẫn chứng là đưa ra chứng cứ để
chứng minh cho vấn đề. Một bài văn nghị luận mà không có hoặc thiếu dẫn chứng
thì sẽ không có hoặc thiếu sức thuyết phục, người đọc sẽ không tin vào lí lẽ suông
vì thiếu minh chứng. Để bài viết có những dẫn chứng tốt thì yêu cầu quan trọng
của việc trích dẫn chứng phải: đúng, đủ, khoa học, sáng tạo. Để đạt được những
yêu cầu đó, học sinh cần rèn luyện những kĩ năng sau:
1.Tích lũy dẫn chứng
Kho tàng dẫn chứng càng phong phú người viết càng có nhiều vốn cho bài
viết của mình. Sự tích lũy này không có cách thức nào khác ngoài việc đọc nhiều,
ghi chép lưu giữ, rồi thực hành vận dụng để nhớ và hiểu. GS. Nguyễn Đăng Mạnh
trong cuốn “Muốn viết được bài văn hay” cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của
sự tích lũy này đối với học trò: “Người viết văn nghị luận cần có một gia tài dẫn
chứng giàu có, phong phú, đa dạng. Phải đọc nhiều, nhớ nhiều, như vậy khi viết
17



mới lựa chọn được những dẫn chứng tiêu biểu “đích đáng”. Phải có trong đầu hàng
trăm câu thơ thì may ra mới trích trong một bài viết nào đó được vài ba câu phù
hợp, “đúng” và “trúng” với vấn đề đang bàn bạc”.
=> Để sự tích lũy của học sinh trở nên bài bản, phát huy tác dụng khi cần,
các em nên có phương pháp ghi nhớ để khi chạm đến vấn đề cần giải quyết, các em
có thể hình dung ngay những dẫn chứng nào mình có thể lấy ra, khai triển. Giáo
viên nên rèn cho học sinh thói quen sắp xếp sách vở, tài liệu theo bố cụ nhất định
để ngay từ khâu trực quan các em cũng đã hệ thống được kiến thức của mình. Các
em có thể sắp xếp sách vở, những tài liệu ghi chép, tích lũy của mình theo các mục
như: Lí luận văn học, Văn học dân gian, Văn học trung đại, Văn học hiện đại, Văn
học nước ngoài, với mỗi mục lại chia ra các phần nhỏ theo kiến thức giai đoạn, thể
loại, học phần. Khi đó, sự sắp xếp trong não bộ của các em cũng sẽ có hệ thống, có
sự “đánh dấu” vấn đề để lấy dẫn chứng ra một cách chính xác, hợp lí, không bị lộn
xộn, rối rắm, bỏ sót. Theo tôi, với mỗi tác phẩm mà các em tâm đắc, các em nên tự
mình làm thành một tài liệu về tác phẩm ấy theo các vấn đề lí luận cơ bản như:
+ Quan niệm, phong cách tác giả
+ Đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm
+ Nhân vật và tính cách
+ Cốt truyện và kết cấu
+ Ngôn ngữ, hình ảnh
+ Nhạc tính
+ Phương pháp sáng tác…
Khi các em “ghim” được dẫn chứng trên bàn học của mình và trong đầu
mình theo những mục nhất định như thế, sự tích lũy của các em mới thực sự khoa
học và có tính ứng dụng, vận dụng cao.
2.Chuẩn hóa dẫn chứng
18



Bài viết không có dẫn chứng thì không có sức thuyết phục, dẫn chứng không
chính xác, không chuẩn thì cũng chẳng có tác dụng gì. Nhiều học sinh đã ghi nhớ
không tường tận văn bản hoặc các thông tin liên quan nên trích dẫn sai lệch, làm
mất đi cả giá trị của những phân tích phía sau. Đây là một điều tối kị đối với học
sinh giỏi.
Chất liệu của văn chương nghệ thuật là ngôn từ. Mà ngôn từ vẫn là một
trong những phạm trù khó nắm bắt, luôn vận động, phát triển, thậm chí có nhiều
biến đổi qua thời gian; văn bản tác phẩm lại lưu truyền trong quá trình lâu dài, có
thể có những sửa chữa, bổ sung. Bởi vậy người đọc, người viết cần nắm bắt được
chuẩn xác văn bản, nguồn trích dẫn.
Dẫn chứng chính xác đảm bảo tính khoa học của sự biện luận, làm sáng tỏ lí
lẽ, tăng hiệu quả, tăng độ tin cậy và sức thuyết phục của những lập luận. Luận
chứng sai sót, mơ hồ hoặc mâu thuẫn sẽ làm giảm độ tin cậy của lí lẽ, lập luận,
khiến cho vấn đề đang giải quyết kém tính chân thực, minh xác, thiếu sức mạnh
thuyết phục. Do đó kĩ năng cần phải rèn luyện đầu tiên trong thao tác chọn và đưa
dẫn chứng vào bài nghị luận văn học là kĩ năng chuẩn hóa kiến thức.
=> Để rèn luyện kĩ năng này, học sinh cần phải đọc thật kĩ văn bản tác phẩm,
đối với thơ phải học thuộc lòng, với văn xuôi phải tóm tắt chi tiết cốt truyện, nắm
được những chi tiết hay, đặc sắc, những câu văn đặc biệt, có giá trị của tác phẩm;
tập trung chú ý, không được lơ đễnh dẫn đến những lỗi sai không đáng có về từ
ngữ, dấu câu, kết cấu, tên nhân vật, tên tác giả, tác phẩm… Giáo viên cần có biện
pháp kiểm tra, rà soát chuẩn kiến thức của học sinh bằng nhiều hình thức như kiểm
tra miệng, chép văn bản theo trí nhớ, chỉ rõ ra lỗi sai kiến thức trong bài văn nghị
luận và nhắc nhở học sinh khắc phục. Để phân tích dẫn chứng được hay, trước hết
dẫn chứng đó phải đúng.
3.Chọn lọc dẫn chứng
19


Sau khi tích lũy và chuẩn hóa kho dẫn chứng của mình, các em cần rèn

luyện kĩ năng chọn lọc dẫn chứng để đưa vào bài viết những dẫn chứng phù hợp,
có giá trị. Nếu như tích lũy, chuẩn hóa là là khâu chuẩn bị nguyên vật liệu thì chọn
lọc dẫn chứng là khâu xử lí nguyên vật liệu đầu tiên cho bài viết. Theo tôi, để rèn
kĩ năng chọn lọc dẫn chứng, sao cho sự lựa chọn của học sinh trở nên khoa học,
thông minh, cần rèn luyện cho các em kĩ năng chọn dẫn chứng theo 3 mục tiêu:
Tiêu biểu, tính mới, sở trường.
3.1.Tiêu biểu
Từ vốn dẫn chứng phong phú của mình, học sinh cần biết định lượng dẫn
chứng cho bài viết, biết lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng để phục vụ một
cách tốt nhất cho yêu cầu đề ra. Dẫn chứng tiêu biểu là thường là những ý kiến/
nhận định/ chi tiết/ hình ảnh… đắt giá từ các nhà văn, các tác phẩm văn học, được
nhiều người biết đến, giá trị đã được khẳng định, đề cao. Dẫn chứng tiêu biểu cho
một đề bài nghị luận văn học là những dẫn chứng “đo ni đóng giày” cho vấn đề đặt
ra, mà có lẽ khi vấn đề được đưa ra, ai cũng nghĩ phải lấy những dẫn chứng này
mới làm sáng tỏ được vấn đề.
VD: “Bàn về văn học, Leptonxtoi cho rằng: “Tôi không thể nào phân biệt
được thơ và truyện ngắn”, còn Pauxtopxki lại nói: “Truyện hay đến mức nào đó thì
thành thơ”. Bàn luận về những ý kiến trên bằng những trải nghiệm văn học của
anh/chị”. Với đề bài này, dẫn chứng tiêu biểu sẽ là những truyện ngắn của Thạch
Lam, của Pauxtopxki… bởi tác phẩm của hai nhà văn này nổi tiếng với nghệ thuật
phi cốt truyện, mờ hóa biến cố, sự kiện, chỉ mải miết chảy trôi theo những tình
cảm, tâm trạng của các nhân vật trữ tình, đến cả giọng điệu, ngôn ngữ cũng mượt
mà, êm dịu, đầy nhạc tính giống như những câu thơ.
=> Để chọn được dẫn chứng tiêu biểu, học sinh cần nắm rõ đặc trưng, thành
tựu nổi bật của mỗi nhà văn và tác phẩm của họ. Xác định được dẫn chứng tiêu
20


biểu, học sinh như có trong tay những nguyên liệu vững chắc nhất để xây dựng bài
viết của mình.

3.2.Tính mới
Học sinh thường lấy loanh quanh những dẫn chứng quen thuộc, kinh điển
như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chí Phèo (Nam Cao), Vội vàng (Xuân Diệu), Tắt
đèn (Ngô Tất Tố), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân)… Những dẫn
chứng đã được nhiều người biết đến, được khẳng định, ca tụng nhiều, và không chỉ
được học ở trên lớp các em còn có nhiều tài liệu phân tích, bình giảng về những tác
phẩm này. Đó là những lựa chọn có tính an toàn. Điều đó là đúng song chưa thể
hiện được sự phát hiện, khám phá, bài viết sẽ không được đánh giá cao. Tất nhiên
là không phải tất cả những dẫn chứng đều phải mới mẻ, độc lạ, nhưng trong cả bài
viết có lấy hai, ba dẫn chứng đặc biệt thì chất lượng bài viết chắc chắn được khẳng
định hơn. Văn viết đúng có thể chỉ là sự phát biểu chân lý muôn thuở nhiều khi đã
thành quá quen, khiến người đọc cảm thấy mòn mỏi. Bài văn hay xét về nội dung,
phải có được một số chi tiết mới lạ, độc đáo. Tuy nhiên không nên đòi hỏi quá cao
kĩ năng này từ học sinh. Bởi kiến thức của các em trong nhà trường phổ thông còn
hạn hẹp, sự cập nhật thời sự văn học trong nước và quốc tế không cao.
=> Để có những dẫn chứng có tính mới, theo tôi, các em nên chú ý một vài
biện pháp như sau:
- Tích cực tiếp cận những vấn đề thời sự của văn học: các em phải có cả
một quá trình tích lũy, phải có vốn hiểu biết sâu rộng, thông tin cập nhật về thị
trường văn học, về đời sống xã hội. Với sự phát triển phổ rộng của công nghệ
thông tin trong đời sống như hiện nay, việc thu thập tin tức văn học với các em
không hề khó khăn, bên cạnh đó các em còn có thể cập nhật từ những sản phẩm
báo chí quen thuộc trong ngành như Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, báo Văn nghệ, tạp
chí Nghiên cứu văn học… Chú ý đón nhận thông tin từ những diễn đàn lớn để biết
thành tựu văn học trong nước và thế giới những năm gần đây, tiếp xúc với những
21


thành tựu ấy để lấy vốn sống, vốn văn chương mới mẻ cho mình, VD như các tác
phẩm đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam ("Làn gió chảy qua" của nhà văn

Lê Minh Khuê, "Mưa đỏ" của nhà văn Chu Lai, "Tổ Quốc nhìn từ biển" của nhà
thơ Nguyễn Việt Chiến, tập thơ song ngữ Việt-Tày "Vũ khúc Tày" của Y
Phương…), tác phẩm của tác giả đạt giải Nobel văn học (Mạc Ngôn, Alice Ann
Munro, Svetlana Alexievich…).
- Tích cực tìm tòi, phát hiện để tích lũy kiến thức mới cho những dẫn
chứng quen thuộc: Nếu chọn những tác giả, tác phẩm kinh điển làm dẫn chứng mà
các em không nêu được điều gì mới mẻ thì dẫn chứng của các em sẽ hiện lên rất tẻ
nhạt, nhàm chán, để rồi sự phân tích của các em sau đó chỉ như một lối mòn, dẫm
lại bước chân mà nhiều người đã đi trong hành trình khám phá thế giới nghệ thuật
của tác phẩm ấy. Bởi vậy, khi lựa chọn những dẫn chứng quen thuộc, kinh điển,
các em cần nêu lên được những phát hiện thú vị, mới mẻ, làm mới lạ hơn dẫn
chứng ấy đối với người đọc. Tất nhiên, ở tầm của học sinh phổ thông, các em chưa
thể có những kiến giải như các nhà lí luận, phê bình, bởi vậy những phát hiện của
các em thường đến từ công trình nghiên cứu của những nhà phê bình tên tuổi. Điều
quan trọng là các em tự mình chiêm nghiệm, nghiền ngẫm, vận dụng kiến thức
nghiên cứu đó một cách thông minh, sáng tạo trong xử lí vấn đề văn học mà mình
đang gặp phải. VD, khi đọc được bài viết “Một cách giải mã bài thơ Độc Tiểu
Thanh kí của Nguyễn Du” của tác giả Bùi Minh Ngọc (Theo trang
vanhoanghean.com.vn ngày 17/11/2011), học sinh của tôi đã tích lũy được một vấn
đề rất hay để vận dụng “làm mới” được dẫn chứng “Độc Tiểu Thanh kí” ở phần
phân tích sau này:
“Còn nhớ Hêghen, nhà triết học Đức thế kỉ XIX có nhận xét rằng : trong văn
học hiện tượng định mệnh là hiện tượng bi kịch của người tốt. Với Nguyễn Du,
những bậc kì tài tuyệt sắc luôn luôn phải chịu cái gọi là cổ kim hận sự, phong vận
kì oan mà ông không tìm thấy lời giải đáp hữu hiệu trong triết lí thiên mệnh của
22


Nho giáo, duyên nghiệp quả báo của Phật giáo, tướng số của Đạo giáo triết lí ở
hiền gặp lành trong dân gian... Dường như, nhà thơ của chúng ta đã linh cảm

được giải tần mờ của cuộc đời đầy bí ẩn. Lịch sử có những sự trùng hợp lạ kì.
Năm 1965, khi cả thế giới long trọng kỉ niệm 200 năm ngày sinh đại thi hào danh
nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du, cũng chính là năm nhà toán học người Mĩ Lôtfi
Zadeh công bố lí thuyết lôgic mờ trong một bài báo có tên Các tập mờ. Điều kì lạ
hơn nữa là mãi đến đầu thế kỉ XX Fran Kapka (1833_1924), một nhà văn gốc Do
Thái nói tiếng Đức sống ở Tiệp Khắc cũ dưới ách đô hộ Áo - Hung, được Phương
Tây suy tôn là một trong ba ông tổ của văn học hiện đại chủ nghĩa, mới phát hiện
ra điều mà Nguyễn Du đã nói trước đó hơn một trăm năm”.
Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng dám có những lựa chọn mới mẻ
trong bài viết của mình. Những tác phẩm kinh điển các em được học nhiều trên
lớp, có nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu phê bình, đánh giá, các em sẽ cảm
thấy tự tin hơn khi viết về những dẫn chứng đó. Bởi vậy điều quan trọng là học
sinh phải có sự đào luyện, nghiền ngẫm, làm chủ được những cái mới và dám thể
hiện cái mới trong bài viết, nhất là với những tác phẩm văn học không có trong
chương trình, văn học nước ngoài, nhất là các tác phẩm đương đại, những tác phẩm
đạt giải Nobel… Thế nên, tính mới trong khâu chọn lọc dẫn chứng trên bài viết của
học sinh giỏi cũng là một phần thể hiện bản lĩnh, cá tính của các em.
3.3.Sở trường
Để khâu chọn dẫn chứng được tốt nhất, đòi hỏi người viết bài phải có kho
kiến thức phong phú. Những kiến thức này không chỉ có ở chương trình học của
các em ở nhà trường mà nên có cả ở những trải nghiệm văn học ngoài chương
trình. Trải nghiệm của các em càng nhiều, sự tích lũy của các em càng lớn. Các em
nên phân loại tư liệu, sách vở của mình thành các chương mục theo từng vấn đề
văn học để có thể học, đọc, ghi nhớ tốt hơn. Ngay cả trong trí nhớ, sự tích tụ của
mình, các em cũng nên có tư duy phân loại những kiến thức mình “nạp” vào như
23


thế, để khi cần sẽ “lấy” ra dễ dàng. Điều này sẽ khiến các em không bị rơi vào tình
thế bí dẫn chứng trước bất kì một yêu cầu nào của đề bài.

Tuy nhiên, dẫn chứng mà các em chọn để phân tích trong bài văn nghị luận
sẽ không bao giờ là tất cả, cũng không nên ồ ạt, tràn lan như trên đã nói. Những
dẫn chứng được lựa chọn ngoài việc đáp ứng các yêu cầu đúng, đủ, có tính mới, thì
nên thêm một tiêu chí nữa, đó là dẫn chứng sở trường. Tức là những dẫn chứng mà
các em có sự say mê, đã tìm hiểu về nó một cách sâu sắc, có thể viết về nó hay
nhất, thấu đáo nhất. Bởi vậy, bên cạnh nền tảng kiến thức chung, các em nên chuẩn
bị cho bản thân mình những dẫn chứng “đinh”, những dẫn chứng “mũi nhọn” như
thế, triển khai phân tích dẫn chứng ấy ở tất cả các bình diện lí luận, để khi làm bài,
chạm đến vấn đề lí luận nào các em cũng tự tin lấy dẫn chứng đó ra để hăng say
thể hiện quan điểm của mình.
Trước một đề văn, lựa chọn giữa dẫn chứng tiêu biểu và dẫn chứng sở
trường cũng là một thách thức đối với học sinh. Dẫn chứng tiêu biểu là những dẫn
chứng phù hợp nhất đối với đề bài đó, mà khi đọc đề người ta có thể nghĩ đến
những dẫn chứng này đầu tiên để minh chứng cho vấn đề. Dẫn chứng tiêu biểu này
có khi không trùng khớp với dẫn chứng sở trường. Khi đó, nếu như xác định được
dẫn chứng sở trường của mình hoàn toàn có khả năng làm minh chứng cho yêu cầu
của đề thì học sinh nên chọn dẫn chứng sở trường hơn là dẫn chứng tiêu biểu.
VD: Với đề bài “Có ý kiến cho rằng: Với thơ mới thi ca Việt Nam bước vào
giai đoạn mới, thơ mới đã làm nên một cuộc cách mạng thơ ca, nó đã thay đổi từ
“xác” đến “hồn”. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Chọn phân tích
một bài thơ mới để làm rõ quan điểm của mình về vấn đề này”, dẫn chứng tiêu
biểu mà chúng ta nghĩ ngay tới sau khi đọc đề bài có thể là “Vội vàng”, “Thơ
duyên”, “Đây mùa thu tới”, “Tràng giang”, “Đây thôn Vĩ Dạ”… Nhưng dẫn chứng
sở trường của học sinh có thể là một thi phẩm thơ mới không nằm trong những thi
phẩm tiêu biểu ấy, như “Những giọt lệ”, “Màu thời gian”, “Thu rừng”… Khi đó
24


các em nên chọn dẫn chứng sở trường để thực hiện bài viết hơn là dẫn chứng tiêu
biểu, các em sẽ thăng hoa hơn với một tác phẩm mà mình thực sự yêu thích, thấu

đáo.
4.Lập sơ đồ dẫn chứng
Để đáp ứng được tiêu chí đủ về cả lượng và chất của dẫn chứng cho một bài
văn, học sinh nên lập sơ đồ dẫn chứng cùng với việc lập dàn ý cho bài viết. Đây là
khâu cuối cùng của kĩ năng chọn dẫn chứng cho bài văn nghị luận.
Lập sơ đồ dẫn chứng để học sinh tránh được một vài “tai nạn” trong quá
trình làm bài như bỏ sót dẫn chứng quan trọng, ôm đồm quá nhiều dẫn chứng…
Bài văn nghị luận văn học của học sinh giỏi luôn cần có nhiều hơn một dẫn chứng.
Bởi vậy lấy quá ít dẫn chứng thì vấn đề nghị luận sẽ không được làm sáng tỏ. Bên
cạnh những dẫn chứng mang tính chất bản lề và bắt buộc, người viết cần liên hệ
thêm những dẫn chứng để có sự liên hệ, so sánh. Tuy nhiên, nếu đưa quá nhiều dẫn
chứng vào bài sẽ khiến bài văn nghị luận bị loãng. Bởi vậy, khi đưa dẫn chứng vào
bài cần lưu ý yếu tố cần và đủ, không thiếu dẫn chứng nhưng cũng không có quá
nhiều dẫn chứng. Việc đưa dẫn chứng tùy thuộc vào việc có bao nhiêu vấn đề được
nêu ra trong luận điểm. Thông thường, với mỗi một lí lẽ, người viết cần đưa ra ít
nhất một dẫn chứng đi kèm.
Lập sơ đồ dẫn chứng để đảm bảo đủ dẫn chứng trong phạm vi yêu cầu của
đề về tư liệu. Có loại dẫn chứng bắt buộc nằm ngay trong yêu cầu của đề. Chẳng
hạn đề bài: “Bàn về thơ, Xuân Diệu có nói: Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ
còn là thơ nữa. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích chùm
thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên”, thì phạm vi
tư liệu mà người viết phải trích dẫn là chùm thơ Tự tình. Bên cạnh việc người viết
phải trích dẫn đủ dẫn chứng bắt buộc, bài viết cần phải có những dẫn chứng khác
để liên hệ, so sánh, đối chiếu, mở rộng thêm ý được bàn bạc. Ví như với đề bài
trên, ngoài ra người viết có thể lấy dẫn chứng mở rộng khác như các bài thơ khác
25


×