Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

VRèn kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học dành cho HSG ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.84 KB, 43 trang )

CHUYÊN ĐỀ:

RÈN KỸ NĂNG CHỌN VÀ PHÂN TÍCH DẪN CHỨNG
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1

I. Lý do chọn đề tài

1

II. Cấu trúc của đề tài

4

PHẦN NỘI DUNG

5

I. Cơ sở lý luận
1. Văn nghị luận văn học

5


1.1 Văn nghị luận

5

1.2 Nghị luận văn học.
2. Dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
2.1 Khái niệm và phân loại dẫn chứng
2.2 Nguyên tắc lựa chọn dẫn chứng
2.3 Vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học

5
6
7
7
7
7

II. Rèn luyện kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận
văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ văn
1. Rèn luyện kĩ năng chọn dẫn chứng

8

1.1.Hướng dẫn học sinh tích lũy tư liệu dẫn chứng

9

1.2. Rèn luyện học sinh chọn dẫn chứng

11


2. Rèn luyện kỹ năng phân tích dẫn chứng

17

9

2.1.

Phân tích nghệ thuật để làm nổi bật nội dung

20

2.2.

Bày tỏ cảm xúc cá nhân

20

2.3.

Sự dụng liên tưởng, tưởng tượng

21

2.4.

Kết hợp “điểm” và “diện”

23


PHẦN KẾT LUẬN

24

PHỤ LỤC

25
1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Quá trình dạy và học môn Ngữ văn trong trường phổ thông hiện nay ngày
càng có nhiều đổi mới để phù hợp với xu hướng hiện đại. Theo định hướng chung,
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh được đặt lên hàng đầu. Có rất nhiều
cách thức tiếp cận để theo kịp xu hướng đổi mới, trong đó, việc rèn luyện kĩ năng
nghị luận cho học sinh cũng là một việc làm quan trọng để thúc đẩy việc đổi mới
dạy và học môn văn đạt hiệu quả.
Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực đòi hỏi học sinh phải biết
vận dụng thuần thục các kĩ năng vào giải quyết một vấn đề cụ thể. Một trong những
cách đánh giá năng lực làm văn của học sinh là đánh giá cách tổ chức văn bản. Cách
thức tổ chức văn bản là cách thức tổ chức các yếu tố nội dung (những sự kiện, hiện
tượng, luận điểm ...) theo một kiểu mô hình nhất định.
Riêng với đối tượng học sinh giỏi môn Văn, kiểu bài nghị luận văn học là kiểu
bài có thể giúp cho việc kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh một cách tốt nhất.
Nghị luận văn học được hiểu là bàn bạc, tranh luận, nói lý lẽ, thuyết phục người đọc

bằng lập luận lô-gic chặt chẽ về một vấn đề văn học cụ thể. Luận điểm mới mẻ, độc
đáo là hết sức quan trọng, nhưng để bài văn có sức thuyết phục cao thì riêng luận
điểm chưa đủ. Ở đây còn cần đến vai trò của lập luận. Sau khi xác định được vấn đề
nghị luận cần trình bày, nêu ý kiến của bản thân về vấn đề, người viết cần sử dụng lí
lẽ và các minh chứng từ nhiều nguồn khác nhau để bảo vệ ý kiến. Lí lẽ phải phù
hợp, chặt chẽ, logic. Tủy theo tính chất của vấn đề cần bàn bạc mà người viết lựa
chọn nguồn thông tin và cách thức lập luận. Quá trình làm bài cần thiết phải có dẫn
chứng để bài làm có tính thuyết phục, tạo nên văn phong hấp dẫn, sinh động. Minh
chứng cần tiêu biểu, sát với vấn đề đang bàn bạc. Những bài văn nghị luận đặc sắc
đều là những bài văn hàm chứa trong đó những cách lập luận sắc sảo, mẫu mực.

2


Tính lô-gic, chặt chẽ với những lý lẽ rõ ràng, những chứng cớ hiển nhiên đã làm nên
cái hay cái đẹp của những bài văn nghị luận.
Tuy nhiên trên thực tế giảng dạy hiện nay, chúng tôi nhận thấy một thực trạng
phổ biến của học sinh khi làm văn nghị luận văn học, đặc biệt là học sinh giỏi là
tham kiến thức, phô dẫn chứng. Số lượng dẫn chứng đưa vào phải tùy thuộc vào độ
dài ngắn của bài văn cũng như yêu cầu trực tiếp của đề ra và dựa vào các khía cạnh
của bài văn để lấy dẫn chứng. Thông thường, với mỗi luận điểm, lí lẽ người viết sẽ
phải lấy dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ cho luận điểm đó. Nhưng các em lại đưa
quá nhiều dẫn chứng, thường có hình thức “đổ bê tông” dẫn chứng trên bài làm,
thường muốn chứng tỏ sự hiểu biết sâu rộng, “uyên bác” của mình. Điều này rất
nguy hại vì không những không dẫn bài làm đi đúng hướng mà khiến cho cách trình
bày lan man, thiếu thuyết phục, lí lẽ của bài bị mờ nhòa, ý bị loãng, không đọng lại
một điều gì trong người đọc. Ngoài ra, theo chiều hướng ngược lại, cũng có không ít
những bài văn nghị luận văn học lại đưa quá ít dẫn chứng. Bài viết trở nên khô khan,
giáo điều, không thuyết phục
Lại có một thực trạng thường gặp khác là cách phân bố dẫn chứng chưa phù

hợp. Học sinh lấy dẫn chứng không cân đối, có những luận điểm có đến hai hoặc ba
dẫn chứng nhưng có luận điểm lại chẳng có dẫn chứng nào, bài văn thiếu hài hòa,
mất cân đối. Dẫn chứng nếu không lựa chọn đúng lí lẽ cần đưa và phân tích rõ rang,
sâu sắc thì sẽ làm bài viết mờ nhạt, tản mạn hoặc đi sai trọng điểm.
Bên cạnh đó, việc chọn dẫn chứng chưa phù hợp, hoặc dẫn chứng không liên
quan đến vấn đề nghị luận, hoặc dẫn chứng chưa cụ thể, tiêu biểu, xác thực cũng là
thực trạng đáng quan tâm. Đối với bài văn học sinh giỏi, học sinh có thể lấy dẫn
chứng “diện” hay dẫn chứng “điểm”, mục đích “nhấn” hay “lướt” là tùy thuộc vào
yêu cầu đề bài và ý đồ của người viết. Tuy nhiên, không ít trường hợp học sinh giỏi
còn thiếu vốn dẫn chứng, chưa biết cách huy động và tổ chức các dẫn chứng phù
hợp, trình bày lí lẽ, luận điểm một đằng rồi lại đưa dẫn chứng một nẻo, lấy dẫn
chứng nhưng không phân tích dẫn chứng hoặc lấy dẫn chứng một cách chung chung,
không tiêu biểu, nổi bật, sáo rỗng hoặc không liên quan đến vấn đề trình bày. Tất cả
3


những điều này dẫn đến việc dẫn chứng không phát huy được hiệu quả, bài văn
chưa thuyết phục được người đọc, người nghe.
Một thực trạng nữa có thể gặp trong các bài văn học sinh giỏi là học sinh tìm
dẫn chứng rồi, thậm chí dẫn chứng hay, tiêu biểu nhưng viết, phân tích dẫn chứng
không đạt. Lỗi thường gặp nhất vẫn là sa đà, kể lể, chưa biết liên kết dẫn chứng với
các lí lẽ và với vấn đề nghị luận, chưa có sự hình dung về trật sự sắp xếp ý cũng như
mối liên hệ giữa các ý trong mạch lập luận của mình.
Trong bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ là hai bộ phận cấu thành luận điểm
tạo nên hệ thống lập luận cho bài làm. Cùng với lí lẽ, dẫn chứng đóng vai trò là
“chất sống” mang lại sự sinh động và hấp dẫn, góp phần làm tăng sức thuyết phục
cho bài văn nghị luận. Để lập luận trong bài văn nghị luận đạt hiệu quả tốt, người
viết phải biết trình bày và triển khai luận điểm; biết nêu vấn đề và giải quyết vấn đề;
biết dùng những lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ điều mình muốn nói, để người
đọc hiểu, tin và đồng tình với mình. Đối với bất cứ dạng văn nghị luận nào, dẫn

chứng đều cần thiết. Trong bài văn nghị luận văn học, dẫn chứng càng có vai trò
quan trọng. Nếu không có dẫn chứng, bài văn sẽ thiếu đi độ tin cậy. Những lí lẽ đưa
ra chỉ là lý thuyết suông, mang tính chung chung, thiếu cơ sở. Do đó bài văn sẽ
không thể nào thuyết phục được người đọc. Nếu không có dẫn chứng, những lí lẽ
được đưa ra dù hay và sắc sảo đến đâu thì vẫn không thể tác động mạnh mẽ đến
người đọc, người nghe. Thiếu dẫn chứng bài văn nghị luận sẽ khô khan, lập luận
không chặt chẽ, bài làm đạt điểm không cao. Bài văn nghị luận sẽ trở thành những
lời bàn luận mang tính chất là những khái niệm, lí thuyết suông. Dẫn chứng hay, xác
đáng cũng giống như một điểm nhấn. điểm sáng cho toàn bài. Dẫn chứng không phù
hợp khiến bài viết bị lạc đề và mất điểm.
Trong quá trình dạy học sinh giỏi làm văn nghị luận văn học, chúng tôi cho
rằng, việc hướng dẫn giúp học sinh sử dụng và phận tích dẫn chứng trong bài làm là
vô cùng quan trọng. Sử dụng và phân tích dẫn chứng hiệu quả giúp cho bài làm sinh
động, hấp dẫn, giúp cho vấn đề nghị luận trở nên rõ ràng và có chiều sâu hơn. Bài
làm văn dễ triển khai được dài hơn, nhiều ý, phong phú hơn. Đây cũng là điểm sáng
4


tạo được lưu ý trong bài văn nghị luận văn học của học sinh giỏi. Theo nhiều giám
khảo chấm, yêu cầu đầu tiên là học sinh phải biết liên hệ, sử dụng dẫn chứng hiệu
quả, phong phú vào bài làm.
Từ thực tế nhận thức rõ về yêu cầu phát triển năng lực học sinh để hướng tới
việc đổi mới, khuyến khích những ý kiến cảm nhận riêng, mang đậm màu sắc cá
nhân của học sinh, đề cao sự sáng tạo, chúng tôi xin đề xuất và trình bày tổng quát
về chuyên đề “Rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
dành cho học sinh giỏi Ngữ văn”. Với chuyên đề này, chúng tôi đưa ra một hướng
tiếp cận, rèn luyện kĩ năng đưa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị
luận văn học một cách cụ thể. Thông qua việc phân tích các đoạn văn, bài văn thực
tế của học sinh giỏi văn, hy vọng chuyên đề sẽ giúp học sinh sẽ có những kĩ năng và
cách thức hiệu quả nhất trong quá trình làm bài để từ đó học sinh rút ra những cách

triển khai phù hợp.
II.

CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm các nội dung sau:
-

Cơ sở lí luận
Rèn luyện kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội dành

-

cho học sinh giỏi
Phụ lục: các bài viết của học sinh và nhận xét của giáo viên về kỹ năng chọn và phân

-

tích dẫn chứng trong các bài văn đó.

5


B. PHẦN NỘI DUNG

I. Cơ sở lí luận
1. Văn nghị luận văn học
1.1 Văn nghị luận
- Khái niệm: Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người
đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống

hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
- Đặc điểm của văn nghị luận:
+ Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.
Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận
điểm khai triển, luận điểm kết luận.
+ Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là
kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm
ấy có đáng tin cậy không?
- Cấu trúc :
+ Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu
được luận điểm cơ bản cần giải quyết.
6


+ Thân bài (giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng
lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.
+ Kết bài (kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã
nêu.
- Các phương pháp lập luận :
+ Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn
chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
+ Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện
tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một
từ, một câu, một nhận định.
+ Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương
diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội
dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả
thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
+ Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã

phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của
một phần hoặc toàn bộ văn bản.
1.2 Nghị luận văn học.
1.2.1 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Khái niệm: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là cách trình bày nhận xét
đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện
qua ngôn từ, giọng điệu, …Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những
nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng.
7


+ Về hình thức: Bài viết cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm,
thể hiện rung động chân thành của người viết.
- Bố cục:
+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của
mình ( nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm
và khái quát nội dung cảm xúc của nó)
+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ
thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
1.2.2 Nghị luận về tác phẩm truyện.
- Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày
những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của
một tác phẩm cụ thể.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: Những nhận xét đánh già về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa
của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được
người viết phát hiện và khái quát.

Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) trong bài nghị
luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
+ Về hình thức: Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố
cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
2. Dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
2.1 Khái niệm và phân loại dẫn chứng

8


- Dẫn chứng là những sự vật, sự việc, số liệu được rút ra từ thực tế hay từ tác
phẩm văn học để thuyết minh cho ý kiến, nhận định, đánh giá trong bài văn nghị
luận. Bài nghị luận văn học có dẫn chứng phong phú thì sẽ thuyết phục người đọc.
- Muốn có vốn kiến thức (dẫn chứng) phong phú thì cần tích lũy thường
xuyên bằng cách học, cách đọc sách báo, quan sát đời sống thường ngày…
2.2 Nguyên tắc lựa chọn dẫn chứng
Như chúng ta đã biết, một bài văn nghị luận văn học có thể sử dụng nhiều dẫn
chứng để chứng minh; do đó khi đưa dẫn chứng để minh họa, chúng ta cần chú ý
tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thứ nhất, khi chọn lọc dẫn chứng trong văn nghị luận phải đảm bảo sự chính
xác
- Thứ hai, khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải đảm bảo yếu tố cần và
đủ
- Thứ ba, khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải đảm bảo tính điển hình,
tiêu biểu
- Thứ tư, khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải kết hợp với việc phân tích
dẫn chứng.
- Thứ năm, khi đưa dẫn chứng trong văn nghị luận cần đảm bảo tính logic và
hệ thống.
2.3 Vai trò của dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học

Việc lấy dẫn chứng đối với một bài văn nghị luận văn học có vai trò đặc biệt
quan trọng. Trong bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ là hai bộ phận cấu thành luận
điểm và làm tăng thêm tính thuyết phục, hấp dẫn cho hệ thống lập luận.
Không có dẫn chứng, bài văn sẽ thiếu “chất sống”, thiếu sự sinh động, hấp
dẫn. Quan trọng hơn, nếu thiếu dẫn chứng, những lý lẽ đưa ra sẽ không còn sức
thuyết phục. Lúc đó bài văn chỉ còn là những lời bàn luận chung chung, thiếu cơ sở,
9


thiếu căn cứ và hoàn toàn mang tính lý thuyết suông. Vì thế, việc lựa chọn và phân
tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học là vô cùng cần thiết, giúp bài văn trở
nên hấp dẫn, giàu sức thuyết phục.
II. Rèn luyện kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học
dành cho học sinh giỏi Ngữ văn
1. Rèn luyện kĩ năng chọn dẫn chứng
1.1.
Hướng dẫn học sinh tích lũy tư liệu dẫn chứng

Tích lũy tư liệu là thao tác quan trọng trong quá trình học tập môn Ngữ văn.
Đặc biệt, đối với học sinh giỏi, tích lũy tư liệu lại càng cần thiết. Để chọn được dẫn
chứng phù hợp, tiêu biểu, đặc sắc cho bài văn nghị luận văn học, trước hết học sinh
cần có vốn hiểu biết sâu rộng và phong phú. Tư liệu có dồi dào thì việc lựa chọn dẫn
chứng mới dễ dàng, chính xác. Vì vậy trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ
văn, việc làm đầu tiên của giáo viên là cần hướng dẫn học sinh có ý thức và cách
thức tích lũy tư liệu văn học, xây dựng kho tàng, vốn liếng tri thức phong phú. Hiện
nay, công việc này vẫn được diễn ra trong quá trình dạy học môn Ngữ văn ở nhà
trường phổ thông nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Từ kinh nghiệm giảng dạy
thực tiễn, nhóm chúng tôi đưa ra một số cách thức hướng dẫn học sinh tích lũy tư
liệu dẫn chứng như sau:
1.1.1. Gieo đam mê đọc

Để hình thành thói quen đọc cho học sinh THPT, đặc biệt là học sinh giỏi môn
Ngữ văn, giáo viên cần là người khởi hứng, thổi bùng đam mê tri thức ở học trò,
không nên biến việc đọc thành một công việc nặng nề, áp đặt khiến học sinh mệt
mỏi. Sau đây là một số phương pháp gợi ý tham khảo:
- Mưa dầm thấm lâu:
Giáo viên có thể bắt đầu từ những chủ đề thú vị, gần gũi, khuyến khích các
em tìm đọc khám phá. Ở lớp 10, giáo viên có thể bắt đầu từ các tác phẩm văn học
dân gian hấp dẫn như Thần thoại Hy Lạp, Sử thi Ấn Độ, Truyện cổ tích Việt Nam…
Lớp 11 gieo niềm vui đọc sách từ những tác phẩm của các tác giả nổi tiếng như Nam
Cao, Nguyễn Tuân, Thạch Lam…Lớp 12 là thơ văn cách mạng hào hùng của dân
tộc. Từ đó mở rộng nâng cao đọc các tác phẩm chuyên sâu như tác phẩm văn học
ngoài nhà trường, các tài liệu nghiên cứu văn học…Việc đọc phải trở thành quá trình

10


mưa dầm thấm lâu, từ đọc ít đến đọc nhiều, dần dần trở thành niềm đam mê đọc
sách.
-

Học những người nổi tiếng:

Giáo viên có thể truyền cảm hứng đọc cho học sinh bằng chính những lời tâm
huyết của các tác giả quen thuộc với học sinh như Nguyễn Thành Long: Một đặc
điểm của tôi là chịu đọc…tôi đọc cả trong khi ăn, cả những khi vừa ngủ dậy. Tôi đọc
các tác phẩm trong chương trình, đọc các tác phẩm ngoài chương trình, đọc rộng ra
nữa những sách cao hơn trình độ của tôi. Tất nhiên là đọc có phương pháp, nếu
không có phương pháp đi nữa, thì nguyên việc đọc nhiều cũng để lại cho mình cái gì
đó. Đọc là cách học văn rất quan trọng, Anh Đức: Tôi đọc say mê, ngấu nghiến cả
những quyển mà lẽ ra tôi chưa được đọc. Có lúc tôi ẩn mình trong kẹt ủ, có lúc leo

tuốt lên ngọn ổi um tùm ngồi đọc, Vũ Tú Nam: Tôi say mê đọc sách báo văn học
ngoài chương trình của nhà trường, thậm chí đọc cả dưới trăng, khiến mắt tôi bị
cận thị … Những bài học từ những nhà văn, nhà thơ đó sẽ giúp các em ý thức được
vì sao phải đọc và đọc để làm gì?
-

Tạo dựng “không gian đọc”:

Giáo viên có thể tạo “không gian đọc” cho học sinh bằng cách trang trí lớp
học như một thư viện nhỏ với các tủ sách văn chương, trang trí tranh ảnh của các
nhà thơ, nhà văn để gợi hứng thú tìm hiểu cho học sinh. Việc làm này giáo viên nên
đưa ý tưởng và để học sinh thực hiện, khuyến khích học sinh đóng góp và trao đổi
sách với các bạn để nguồn tư liệu phong phú dồi dào.
-

Đọc là một “cuộc chơi” thú vị

Mỗi tuần, hoặc mỗi tháng, giáo viên nên tổ chức sinh hoạt chuyên đề Tôi đã
đọc gì? để học sinh trình bày và chia sẻ tư liệu đọc được trước lớp. Buổi sinh hoạt
nên lồng ghép các hình thức trò chơi như đoán tên sách, ô chữ tác giả… giúp học
sinh yêu thích và gắn bó với công việc đọc mỗi ngày.
-

Đồng hành cùng học sinh

Một điều cần lưu ý trong quá trình truyền đam mê đọc cho học trò là giáo viên
phải luôn là người đồng hành, theo sát học sinh, hướng dẫn học sinh tìm tài liệu cần
thiết và có giá trị trên các phương tiện sách báo, mạng…chia sẻ, giải đáp thắc mắc
của học sinh trong quá trình đọc.
11



1.1.2. Định hướng cách đọc

Kho tàng tri thức văn học của nhân loại rất đa dạng và phong phú. Vì vậy để tích
lũy tư liệu dẫn chứng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh kết hợp đọc lướt và đọc kĩ,
đọc nông và đọc sâu, đọc toàn bộ và đọc có trọng điểm…
-

Đọc lướt: là không cần đọc toàn bộ tài liệu mà chỉ lướt nhanh nhan đề tài liệu,
mục lục, từ khóa…Kĩ năng đọc lướt giúp học sinh nắm bao quát toàn bộ tài
liệu, nắm được nội dung, thông điệp chính của tài liệu. Đọc lướt tiết kiệm
được thời gian đồng thời tích lũy được lượng kiến thức lớn, phong phú và đa
dạng. Khi hướng dẫn học sinh đọc lướt, giáo viên cần lưu ý học sinh một số
vấn đề sau:
+ Phân tích mục lục để nắm được cấu trúc tài liệu, ý chính của từng chương
+ Dựa vào các câu chủ đề, từ khóa để hiểu nội dung tài liệu
Kĩ năng đọc lướt nên được áp dụng khi cần huy động nguồn dẫn chứng dồi

-

dào trong một thời gian ngắn
Đọc kĩ: là đọc đi đọc lại nhiều lần, có trọng tâm. Việc đọc kĩ giúp học sinh
hiểu sâu một vấn đề, không chỉ nắm được tinh thần chung mà còn hiểu cặn kẽ,
tầng bậc ý tứ tác giả gửi gắm trong tài liệu. Để thực hiện kĩ năng này, học sinh
cần chú trọng vào những đoạn quan trọng, đọc nhiều lần, đọc có nghiền ngẫm,
suy nghĩ, so sánh, liên tưởng.
Việc đọc kĩ sẽ rất đắc dụng khi học sinh cần lựa chọn một trong nhiều dẫn
chứng. Chỉ khi hiểu rõ được tài liệu, học sinh mới có kĩ năng chọn được dẫn
chứng tiêu biểu và phù hợp.

1.1.3. Hướng dẫn học sinh đọc kết hợp ghi chép tư liệu
D.L. Mendeleev đã từng nói: Ý nghĩ không được ghi chép lại chỉ là một kho

báu bị giấu biệt. Quả là vậy, việc đọc sẽ không có kết quả nếu không ghi chép. Việc
đọc và việc ghi chép cần được tiến hành song song. Ghi chép có vai trò quan trọng
trong việc tích lũy dẫn chứng nên phải trở thành thói quen, như con ong cần cù hút
mật, như con tằm ăn lá nhả tơ, như người thợ nhặt từng đinh ốc rơi vãi để sử dụng
đúng chỗ khi cần thiết. Để việc ghi chép có hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh lưu ý một số vấn đề sau:
- Ghi chép phải chính xác: Dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học chỉ có
tác dụng khi được trích dẫn chính xác. Trích dẫn sai dù chỉ một chữ không những
12


không có tác dụng, mà ngược lại còn tạo thành hạt sạn, lỗ hổng kiến thức, làm giảm
chất lượng bài viết. Vì vậy khi đọc học sinh cần ghi lại trung thành với văn bản, ghi
rõ tên tác phẩm, tác giả, nguồn gốc tài liệu.
- Ghi chép phải hệ thống: Dẫn chứng cần được phân loại khoa học để phục vụ
cho việc tìm và chọn dẫn chứng được dễ dàng. Trên thực tế học sinh đọc rất nhiều
nhưng lại ghi chép lộn xộn dẫn đến tình trạng khó tìm được dẫn chứng khi làm văn
nghị luận. Giáo viên có thể định hướng học sinh ghi chép theo những tiêu chí sau:
+ Ghi chép theo chủ đề: Đây là cách ghi chép dẫn chứng theo những chủ đề
lớn. Học sinh chia thành nhiều thư mục theo một số chủ đề như: thiên nhiên trong
văn học, hình tượng người chiến sĩ, hình tượng người nông dân, hình tượng tổ
quốc…Từ đó, trong quá trình đọc, ứng với chủ đề nào thì ghi chép, lưu trữ vào thư
mục chứa chủ đề đó. Việc ghi chép này giúp học sinh phân loại dẫn chứng và vận
dụng dẫn chứng theo chủ đề một cách hiệu quả.
+ Ghi chép theo tác giả: Đây là cách hệ thống dẫn chứng theo các tác giả lớn.
Học sinh ghi chép các tài liệu có liên quan đến nhà thơ, nhà văn như sự nghiệp văn
học, thơ văn, lời phê bình, nhận định…Cách ghi chép này có tác dụng hệ thống hóa

kiến thức theo tác gia, giúp học sinh có kiến thức chuyên sâu về từng tác giả, từ đó
lựa chọn được dẫn chứng đắc dụng cho bài văn nghị luận văn học
+ Ghi chép theo thể loại: Tài liệu dẫn chứng được chia theo thể loại như thơ,
truyện ngắn, kí, tùy bút…
+ Ghi chép theo thời đại: Đây là cách học sinh sắp xếp tài liệu dẫn chứng theo
thời gian, giai đoạn như văn học trung đại, văn học 1930 – 1945, thơ văn cách
mạng…

- Ghi chép những cảm nhận riêng của bản thân khi đọc tác phẩm: Bên cạnh
việc ghi chép chính xác và ghi chép có hệ thống, học sinh nên ghi lại những cảm
nhận riêng của bản thân khi đọc tài liệu. Đây là điều cần thiết vì đó là những cảm
nhận bật ra ngay khi tiếp xúc với tác phẩm, có thể chưa trọn vẹn nhưng thường chứa
đựng cảm xúc và những ý tưởng bất ngờ. Những cảm nhận này được ghi lại sẽ giúp
ích cho học sinh trong quá trình phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn
học.
1.2. Rèn luyện học sinh chọn dẫn chứng
1.2.1. Xác định vấn đề nghị luận và phạm vi dẫn chứng
* Xác định vấn đề nghị luận
13


Để chọn được dẫn chứng đúng và trúng, thao tác đầu tiên học sinh cần làm là
phải xác định được vấn đề nghị luận. Thông thường, các đề văn dành cho HSG
thường gắn với một hoặc hai nhận định. Học sinh cần giải thích các từ khóa trong
nhận định để xác định vấn đề nghị luận, xem đề bài yêu cầu bàn về vấn đề nào. Từ
đó chọn dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề đó. Không xác định được đúng vấn đề nghị
luận, học sinh sẽ lúng túng trong việc lựa chọn dẫn chứng dẫn đến tình trạng dẫn
chứng không có đích đến, không hướng vào yêu cầu đề bài. Bài viết sẽ lan man, lạc
đề, không đúng trọng tâm.
Cần lưu ý thêm là bên cạnh việc tìm chủ đề tổng của bài viết, học sinh cần xác

định hệ thống ý lớn, ý nhỏ (luận điểm, luận cứ) để lấy dẫn chứng cụ thể từng phần.
* Xác định phạm vi dẫn chứng
Đây là thao tác quan trọng trong việc lựa chọn dẫn chứng. Đề văn nghị luận
văn học rất đa dạng. Có đề không giới hạn dẫn chứng:
Ví dụ:
Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó sáng
tạo văn học có còn là độc quyền của con người?
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình.
Có đề chỉ khuôn vào 1 tác giả:
Ví dụ:
Đánh giá về thơ văn Nguyễn Trãi, Ngô Thế Vinh (thế kỉ XIX) cho rằng: “Văn
chương có đủ sức sửa sang cuộc đời mới đáng lưu truyền ở đời. Trong nền văn hiến
nước ta, Ức Trai tiên sinh chính là người có thứ văn chương ấy”.
Bằng những hiểu biết về thơ văn Nguyễn Trãi, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
Có đề lại yêu cầu chọn 2 ngữ liệu trong hai tác phẩm:
Ví dụ:
Trong bài viết Văn hóa nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương, tác giả
Nguyễn Văn Hạnh đã viết:
Dù biến đổi không ngừng qua các môi trường xã hội và lịch sử khác nhau,
văn chương nghệ thuật từ xưa đến nay vẫn đi sâu khai thác hai mặt cơ bản nhất là
sự thật và tư tưởng nhân văn trong cuộc sống con người và xã hội, luôn có một cách
14


nhìn kết hợp thực tế và lý tưởng, cái hiện có và cái nên có, khiến con người nhận
chân được thực trạng nhân thế, sống có ước mơ, có khát vọng về chân, thiện, mỹ.
( />Anh/chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy phân tích một tác phẩm văn học
trung đại và một tác phẩm văn học hiện đại trong chương trình lớp 11 để làm sáng
tỏ.

Có đề đưa nhận định về thơ ca:
Ví dụ:
Tại Đại hội tái thành lập Hội Nhà văn Á - Phi (năm 2012), khi được hỏi ý kiến
về vị trí của thơ ca trong thế giới ngày nay, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã chia sẻ:
“Đời sống vốn luôn như vậy, cái tốt cái xấu đan xen, và thơ ca vẫn gắng sống
để hoàn thiện sứ mệnh của mình là làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn hoặc nhắc
thế giới về những điều tốt đẹp…”
(Theo Bình Nguyên Trang, thứ bảy - 23/02/2013 00:00, Quân đội nhân dân
điện tử online)
Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Có đề lại yêu cầu dẫn chứng là văn xuôi:
Ví dụ:
Nhận xét về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự, tác giả Bùi Việt Thắng
cho rằng:
" Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chi tiết chân thực còn cần đạt tới ý
nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng
tượng của nhà văn về cuộc sống và con người.”
(Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại,
Nxb ĐHQG Hà Nội, 2011, tr 76)
Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Có đề tường minh, có đề lại giấu kín ...
Chính từ sự đa dạng trên, giáo viên cần yêu cầu học sinh chú trọng thao tác
tìm hiểu đề trước khi chọn lựa dẫn chứng. Học sinh cần đọc kĩ đề bài, xem kĩ nội
dung nhận định (nếu có) xem nhận định đề cập đến văn học nói chung, hay đề cập
15


đến một thể loại, một tác giả, một tác phẩm nhất định, đồng thời xem kĩ câu lệnh đề
bài có đưa giới hạn dẫn chứng hay không. Giáo viên cần dành thời gian luyện thao
tác cho học sinh gạch chân vào dưới những từ quan trọng trong đề bài. Đây là việc

làm nhỏ nhưng lại giúp học sinh chọn được đúng dẫn chứng.
1.2.2. Lựa chọn dẫn chứng
a. Dẫn chứng cần đúng, đủ, phù hợp
- Trước hết cần chọn đúng dẫn chứng. Dẫn chứng đúng là dẫn chứng đảm bảo
tính chính xác về kiến thức, trung thực với tài liệu trích dẫn. Với thơ cần tránh trích
sai từ ngữ văn bản, tên tác giả, tác phẩm. Với văn xuôi có thể tóm tắt nhưng phải giữ
nguyên vẹn nội dung, tối kị làm sai khác ý đồ tác giả. Đồng thời, dẫn chứng đúng
cần phải phù hợp với vấn đề nghị luận. Học sinh nên lấy dẫn chứng sát với lí lẽ, luận
điểm nêu ra trong bài. Giữa nhiều dẫn chứng, học sinh nên xem đâu là dẫn chứng
tiêu biểu.
Ví dụ: Để làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ, học sinh
không nên chọn dẫn chứng là các tác giả trung đại do tính phi ngã là đặc trưng của
văn học trung đại. Học sinh nên chọn dẫn chứng là các tác gia văn học hiện đại
mang dấu ấn cái tôi, cá tính sáng tạo riêng mới.
- Sau đó cần chọn đủ dẫn chứng. Lấy quá ít dẫn chứng thì vấn đề nghị luận sẽ
không được sáng tỏ. Ngược lại lấy quá nhiều dẫn chứng sẽ khiến bài văn nghị luận
bị loãng. Vậy như thế nào là đủ? Điều này không có công thức nhất định, cần căn
cứ vào từng đề bài cũng như từng bài viết cụ thể. Tuy nhiên thông thường mỗi lí lẽ
nên có ít nhất một dẫn chứng. Học sinh cũng cần lưu ý kết hợp dẫn chứng điểm với
dẫn chứng diện. Dẫn chứng diện nhằm chứng minh tính đúng đắn của vấn đề trên
diện rộng. Với kiểu dạng dẫn chứng này, học sinh thường liệt kê nhiều tên tác phẩm,
tác giả. Dẫn chứng điểm chứng minh luận điểm một cách tập trung ở bề sâu. Khi
dùng dẫn chứng điểm, học sinh không nên chọn nhiều mà chỉ nên chọn một hoặc hai
dẫn chứng tiêu biểu, đắt giá.
b. Dẫn chứng cần logic, hệ thống
Một điểm cần lưu ý trong quá trình chọn dẫn chứng là cần đảm bảo tính logic
và hệ thống. Học sinh cần sắp xếp dẫn chứng theo trình tự thời gian (từ văn học dân
gian, văn học trung đại, văn học hiện đại, văn học cách mạng, văn học đương đại),
trình tự không gian (văn học Việt Nam, văn học nước ngoài)…
16



Ví dụ: Lấy dẫn chứng về tinh thần yêu nước, học sinh có thể sắp xếp theo trình tự
thời gian như sau:
- Nam Quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiệt)
- Bình Ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi)
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Thơ văn Phan Bội Châu
- Thơ văn Hồ Chí Minh
- Việt Bắc ( Tố Hữu)
- Đất nước ( Nguyễn Khoa Điềm)

c. Dẫn chứng cần mới mẻ, đặc sắc
Đây là yêu cầu quan trọng đối với học sinh giỏi văn. Chọn được dẫn chứng
mới mẻ, đặc sắc sẽ giúp bài viết có điểm sáng, có sức lôi cuốn và hấp dẫn. Bên cạnh
những dẫn chứng quen thuộc trong chương trình, học sinh có thể chọn dẫn chứng
ngoài chương trình, gắn với thời sự văn học đương đại...
Ví dụ: Nhận xét về dụng ý nghệ thuật của người nghệ sĩ khi đặt tên nhân vật, học
sinh thường lấy dẫn chứng trường hợp bút lực Nam Cao khi đặt tên nhân vật là hắn,
y, thị, trường hợp Vũ Trọng Phụng đặt tên nhân vật theo thủ pháp giếu nhại…Đó đã
là những dẫn chứng tiêu biểu. Nhưng thú vị hơn nữa, một số học sinh với vốn hiểu
biết sâu rộng còn dẫn chứng cách đặt tên nhân vật độc đáo của nhà văn Kafka (đặt
tên theo chữ cái, theo số như một sự vật hóa thể hiện tình trạng con người trống
rỗng, dần bị thay thế…)
Bên cạnh chọn dẫn chứng tương đồng, học sinh có thể chọn dẫn chứng tương phản,
lật ngược vấn đề, tạo những so sánh liên tưởng táo bạo
Ví dụ với đề bài sau:
Giải thích và bình luận ý kiến sau của nhà thơ Chế Lan Viên:
Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật
Mỗi giọt mật thành đôi vạn chuyến ong bay

Nay cành nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Mật ngọt ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây
( “Ong và mật” – Chế Lan Viên)
Học sinh bên cạnh việc lấy dẫn chứng chứng minh quá trình lao động nghệ thuật
miệt mài của nhà văn gắn liền với hiện thực đời sống, có thể chọn những dẫn chứng
như sau:
“Không chỉ ngồi để chờ hiện thực đến với mình, các nhà thơ cần tìm hiện thực, đi để
lấy tư liệu cho trang viết:
Nay cành nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Mật ngọt ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây
17


Trong chuyến đi thực tế tại vùng biển Hạ Long, Huy Cận có “Đoàn thuyền đánh cá”,
Nguyễn Thành Long cũng có cho văn chương một “Lặng lẽ Sa Pa”. Khi Chế Lan
Viên không có dịp đi lên Tây Bắc nhưng lại có những vần thơ tuyệt hay trong Tiếng
hát con tàu:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu
Trong thơ ca cũng có hiện tượng lạ. Nguyễn Chẩn đi viết hay, Bạch Cư Dị không đi
viết lại hay hơn. Bài thơ “Con tàu xay” của Ranban được viết khi tác giả chưa đi
biển. Ở đây cũng vậy, lúc làm “Tiếng hát con tàu”, Chế Lan Viên chưa lên Tây Bắc.
Phải chăng làm thơ “chính là nói, là viết về cái điều tỏa ra trước thực tế chứ không
phải bằng bản thân thực tế: không có thực tế thì không có cái tỏa ra đó” (Chế Lan
Viên). Nhà thơ không những phải gắn quá trình sáng tạo với thực tế mà còn là với trí
tưởng tượng càng sâu, càng đượm, càng hay.”
Trên đây là một số gợi ý trong việc chọn dẫn chứng mới mẻ, đặc sắc. Trong quá
trình làm bài, học sinh có thể có những sáng tạo riêng. Để làm được điều đó, học

sinh cần trau dồi, tích lũy kiến thức sâu rộng, đa dạng và phong phú. Cần có ý thức
chọn dẫn chứng tinh, đắt để làm tăng hiệu quả và tính thuyết phục cho bài viết.
2. Rèn luyện kỹ năng phân tích dẫn chứng
Trong quá trình thực hiện bài văn nghị luận văn học, tùy vào mục đích, yêu
cầu của đề bài, học sinh sẽ lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp. Và tương ứng với
các thao tác lập luận đó là các cách triển khai dẫn chứng. Ví dụ như khi thực hiện
thao tác lập luận chứng minh hoặc thao tác lập luận phân tích, cần phải phân tích dẫn
chứng một các cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề:
Trước hết "Độc Tiểu Thanh ký" là tiếng nói tri âm của một cá nhân dành cho
một cá nhân. Nguyễn Du thấu hiểu nỗi khổ của Tiểu Thanh - người con gái sống
khác dân tộc, khác thời đại. Có một khoảng không gian và thời gian diệu vợi, hun
hút cách ngăn hai người nhưng chính văn chương đã xoá nhoà khoảng cách địa lý,
biên giới lịch sử để họ tìm đến với nhau. Nguyễn Du xót thương cho cảnh ngộ của
nàng:
"Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư."
18


Bài thơ mở đầu bằng câu thơ nói về quy luật nghiệt ngã của cuộc đời. Dòng
đời lạnh lùng chảy trôi, cuốn theo bao con người, bao số phận, tàn phá bao cảnh
sắc. Hồ Tây xưa đẹp đẽ, rực rỡ là thế, giờ chỉ còn là một đống đất hoang lạnh, vắng
vẻ, tiêu điều. Một sự biết đổi thật ghê gớm! Tận” nghĩa là biết đổi hết, sạch trơn.
Cảnh xưa đã không còn. Câu thơ nghe ngậm ngùi, thoáng gợi sự đời dâu bể
"thương hải biết vi tang điền" hay xót xa nỗi niềm "thế gian biến đổi vũng nên đồi"
trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là quy luật của tự nhiên, sao ta không khỏi day
dứt? Bởi lẽ cũng với sự đổi thay ấy, là sự ra đi của kiếp người, đời người. Tiểu
Thanh nàng hỡi, sự hiện diện của nàng trên cõi đời này còn gì đâu nếu không còn
những vần thơ sót lại. Nhưng may thay những vần thơ ấy - tấc lòng của nàng đã đến
được với bến bờ tri âm - ấy chính là Nguyễn Du.” (Trích bài văn đạt giải nhất kì thi

HSG QG bảng A năm 2001)
Khi thực hiện thao tác lập luận so sánh, học sinh triển khai dẫn chứng trong sự đối
chiếu sự tương đồng hoặc khác biệt:
Từ vầng trăng trong thơ Nguyễn Khuyến đến vầng trăng trong thơ Xuân Diệu
cũng khắc biệt biết bao. Với Nguyễn Khuyến, vầng trăng hiền hoà như người bạn
muôn đời của thi nhân:
"Nước biết trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào"
Vầng trăng cứ thế giãi lên thềm, cứ lọt qua song cửa, nơi giao lưu của tinh
thần. Trăng với người đồng cảm, đồng điệu, nhưng tình cảm ấy cũng có cái gì đó
lẵng lẽ. Vầng trăng vẫn còn mang vẻ tự nhiên của tạo vật không lời.
Đến Xuân Diệu, trăng như có linh hồn, có tâm tư, trăng cũng thấm thía nỗi cô
đơn: ‘Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ”. Có thể nói, lòng yêu thiên nhiên của
Xuân Diệu mang cái đắm say của một hồn thơ khao khát sống, khao khát yêu đương
mãnh liệt. (Trích bài văn đạt giải nhất kì thi HSG QG bảng A năm 1998)
Khi thực hiện thao tác lập luận bình luận, học sinh có thể liệt kê những nét tiêu biểu
nhất của một số dẫn chứng để lời đánh giá có sức thuyết phục:

19


Hiện thực cuộc sống là rộng lớn, là vô cùng. Và mỗi nhà văn với chiếc xẻng nghệ
thuật trong tay mình đã đào xới một mảnh đất để lật lên những vỉ hiện thực và tìm
cho mình thế giới hình tượng trong đó. Nếu như Vũ Trọng Phụng xuất sắc ở mảng
đề tài về cuộc sống thành thị của xã hội "chó đểu", nếu như Nguyễn Công Hoan tài
năng trong việc khắc học bức trạnh thế giới quan lại khả ố, bất lương và Nam Cao
rực rỡ trong những sáng tác về người nông dân và trí thức tiểu tư sản thì Thạch
Lam lại hướng ngòi bút vào cuộc sống của những người ở tầng lớp dân nghèo với
những khám phá tinh vi về thế giới nội tâm, đời sống tinh thần bên cạch những nỗi
khổ "áo cơm ghì sát đất" (Trích bài văn đạt giải nhì kì thi HSG QG bảng A năm

2000)
Như vậy, việc triển khai chứng trong bài văn nghị luận cần được thực hiện
một cách linh hoạt. Một học sinh giỏi văn không chỉ biết cách tìm tòi, chọn lọc các
dẫn chứng tinh tế, đắt giá để đưa vào bài viết mà quan trọng hơn là, cần phải biết
cách sử dụng hệ thống dẫn chứng đó một cách phù hợp, hiệu quả và sáng tạo. Để
làm được như vậy, học sinh cần cả một quá trình rèn luyện kỹ năng với sự hướng
dẫn của thầy cô. Trong khuôn khổ của chuyên đề này, chúng tôi không bàn về việc
rèn luyện tất cả các kỹ năng triển khai dẫn chứng trong bài văn mà chỉ đề cập đến kỹ
năng phân tích dẫn chứng.
Phân tích dẫn chứng là thao tác chia tách dẫn chứng thành các yếu tố bộ phận
theo các tiêu chí, mục đích nhất định, từ đó tìm ra đặc điểm, bản chất của dẫn chứng
được nêu. Khác với các thao tác liệt kê hoặc đối sánh các dẫn chứng, việc phân tích
dẫn chứng đòi hỏi người viết không chỉ nắm bắt và chọn lựa đúng dẫn chứng mà còn
phải trình bày cảm thụ sâu sắc, tinh tế. Vì thế trong các kỹ năng triển khai dẫn
chứng, kỹ năng phân tích dẫn chứng đòi hỏi sự rèn luyện công phu hơn cả. Để vận
dụng tốt kỹ năng này, học sinh cần có nền tảng kiến thức văn học tốt, có sự nhanh
nhạy, sắc sảo trong cảm thụ văn chương, có năng lực diễn đạt trôi chảy giàu cảm
xúc…
Kỹ năng phân tích dẫn chứng có thể được thực hiện với các thao tác sau:
Phân tích nghệ thuật để làm nổi bật nội dung
Trong bài văn nghị luận văn học, để giải quyết triệt để vấn đề do đề bài đặt ra,

2.1.

bên cạnh hệ thống lí lẽ, luận điểm sắc sảo, khoa học, học sinh giỏi văn cần chọn cho
20


mình những dẫn chứng trọng tâm- hay còn gọi là dẫn chứng bắt buộc. Chính các dẫn
chứng này là căn cứ xác đáng nhất để các lí lẽ và luận điểm có thể “đứng vững”.

Cách triển khai các dẫn chứng này thường là sự phân tích tỉ mỉ, chặt chẽ. Do đó, học
sinh có thể áp dụng thao tác phân tích nghệ thuật để làm nổi bật nội dung.
Nghệ thuật và nội dung được ví như hai mặt của một tờ giấy, luôn hòa quyện trong
nhau để cấu thành nên tác phẩm văn học- một chỉnh thể nghệ thuật. Khi tiếp nhận
một tác phẩm, bạn đọc sẽ cùng lúc tiếp nhận các yếu tố nghệ thuật và nội dung. Tuy
nhiên trong thao tác đọc hiểu tác phẩm, học sinh phổ thông thường được hướng dẫn
tiến hành khám phá tác phẩm từ phương diện nghệ thuật để từ đó nắm rõ các tầng ý
nghĩa nội dung.
2.2.
Bày tỏ cảm xúc cá nhân
Khi viết một bài văn nghị luận văn học, học sinh – đặc biệt là học sinh giỏi- sẽ
tự mình đi trên một chuyến hành trình của tư duy và cảm xúc. Các em tư duy để
nhận diện vấn đề nghị luận, triển khai các vấn đề đó một cách khoa học và thuyết
phục. Các em cũng cần “năng lượng của cảm xúc” để thực sự say mê trong thế giới
văn chương, cảm nhận các dẫn chứng theo “gu” thẩm mỹ của riêng mình. Vì thế, khi
phân tích dẫn chứng, học sinh có thể phân tích bằng cách bày tỏ cảm xúc cá nhân về
dẫn chứng.
Ví dụ 1: khi phân tích dẫn chứng về chi tiết hai chị em Việt và Chiến mang bàn thờ
má sang gửi nhà chú Năm (Những đứa con trong gia đình), học sinh có thể viết như
sau:
Đoạn hai chi em Việt khiêng bàn thờ ba má sang nhà chú Năm gửi để đi bộ
đội thật cảm động, nó để lại trong lòng ta biết bao rung động, tình cảm ngọt ngào:
“Nào, đưa ba má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba
má”. Câu văn như nghẹn ngào mà lại chứa chan biết bao nhiêu sự quyết tâm và tình
cảm yêu thương trong trái tim của hai chị em Chiến và Việt. Hình ảnh của Chiến và
Việt hiện lên trong trang viết Nguyễn Thi thật xúc động, neo lại trong tâm hồn ta
vừa ngạc nhiên vừa như ngỡ ngàng vì vẻ đẹp của con người Việt Nam một thuở. (Bài
làm học sinh)
Ví dụ 2: khi phân tích hai câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, học sinh chỉ
dùng một câu văn duy nhất bộc lộ tình cảm, sự ngưỡng mộ trươc vẻ đẹp của vần thơ:

Long lanh đáy nước in trời
21


Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Cảnh mùa thu long lanh, mĩ lệ đọng đầy chất thơ ấy có lẽ còn sống mãi trong
lòng người dân đất Việt đến nhiều thế kỉ mai sau.
Ở các ví dụ trên, người viết không phân tích tỉ mỉ chi tiết mà đơn thuần là sự
chia sẻ cảm xúc của người viết. Cách viết này nếu được sử dụng hợp lí sẽ giúp học
sinh tạo cho bài viết của mình màu sắc cá nhân, tính sáng tạo và giàu cảm xúc.
2.3.

Sự dụng liên tưởng, tưởng tượng
Các tác phẩm văn học là sản phẩm của trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng

bay bổng sáng tạo của người nghệ sĩ. Do đó, quá trình tiếp nhận văn chương cũng
không thể thiếu vai trò của liên tưởng, tưởng tượng. Với học sinh giỏi văn, các em
không chỉ đọc tác phẩm đúng ngữ nghĩa con chữ phô bày trên trang giấy mà còn tái
tạo một thế giới nghệ thuật của riêng mình. Khi phân tích dẫn chứng trong bài văn
nghị luận văn học, các em có thể vận dụng khả năng liên tưởng, tưởng tượng để bài
viết đậm chất văn và giàu tính sáng tạo.
Trong bài văn đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia bảng A năm 2001,
người viết phân tích dẫn chứng là một đoạn thơ trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du
của Tố Hữu. Nhờ vào khả năng liên tưởng, người viết đã khám phá và trình bày
thuyết phục về các lớp nghĩa của đoạn thơ. Từ nỗi cảm thương của Nguyễn Du dành
cho Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều người viết đã liên tưởng đễn bi kịch
trong cuộc đời Nguyễn Du và làm nổi bật tấm lòng tri âm sâu sắc mà Tố Hữu dành
cho bậc đại thi hào dân tộc:
Trước hết, nhà thơ hiểu, chia sẻ với bi kịch của Nguyễn Du:
"Hỡi lòng tê tái thương yêu

Giữa lòng trong đục, cánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!"
Tưởng như đó là những lời Tố Hữu viết về Thuý Kiều. Mà quả thực, nhà thơ
tỏ lòng thương cảm với nàng Kiều tài sắc mà như cánh bèo lênh đênh. Nàng đã từng
đứng trước sự lựa chọn chữ "Hiếu' và chữ "Tình" khi quyết định bán mình chuộc
22


cha, đã từng xao lòng trước vinh hoa để rồi xót xa thấy ngọn cờ đào Từ Hải, kết liễu
đời mình nơi dòng Tiền Đường định mệnh. Thế nhưng qua sự so sánh "đành như
thân gái", người đọc hiểu được đó là lời tâm huyết gan ruột của Tố Hữu gửi Tố
Như. Trong cuộc đời bể dâu kia, Tố Như cũng như cánh bèo chìm nổi, từng đớn đau
trước bi kịch cuộc sống "sống hay không sống" và sống như thế nào giữa đen tối và
tội ác, "giữa dòng trong, dòng đục kia?". Nguyễn Du cũng đã từng đứng trước sự
lựa chọn giữa "nghĩa"và "tình". Người hiểu xã hội phong kiến đã đến hồn cáo
chung, hiểu được sự mọt rỗng của triều Lê nhưng tình với nhà Lê, tư tưởng phù Lê
của tôi trung không thờ hai chủ nên Người đã từng chống lại Tây Sơn. Thế nhưng
trong đêm đen cuộc đời, người đâu đã thoát khỏi bi kịch. Người thấy triều đại Tây
Sơn là tiến bộ, châm chí còn hướng về những tưỡng lĩnh Tây Sơn tài hoa trong
"Long thành cầm giả" nhưng cuối cùng lại theo Nguyễn Ánh, làm quan cho triều
Nguyễn. Bi kịch không tự giải thoái được, Người "đành như thân gái sóng xao Tiền
Đường" phó mặc cho số phận. Tố Hữu thấy Thuý Kiều là hiện thân của Nguyễn Du.
Nguyễn Du viết truyện Kiều để ký thác tâm sự chính mình. Đó thực sự là một tấm
lòng tri âm sâu sắc.
Bên cạnh liên tưởng, học sinh có thể sử dụng trí trưởng tượng để tái hiện thế
giới nghệ thuật của tác phẩm. Trong đoạn văn sau của bài viết đạt giải nhất học sinh
giỏi quốc gia năm 2000, học sinh đã thành công trong tưởng tượng và tái hiện lại

không gian đêm trăng trong thơ Nguyễn Trãi:
Ta hãy cùng thưởng thức thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi:
"Nước biếc, non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh, nguyệt bạc khách lên lầu."
Cảnh vật hiện lên như bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Màu xanh của nước hoà
cùng màu xanh của non tạo nên một vẻ đẹp thanh nhã. Con "thuyền gối bãi" thật
nhàn nhã, lặng lẽ. Cảnh tĩnh như không có chút xao động nào. Cả một bầu không
khí thanh sạch, thơ mộng được mở ra. Nói là cảnh đêm mà sao ta vẫn thấy lung linh
ánh sáng. Bến nước hay là bến thơ? Dường như không có chút bụi trần nào làm vẩn
đục khung cảnh ấy. Hình ảnh con người - chủ thể trữ tình không đối diện với người
đọc bằng một cái tôi cá thể một là nói về ai đó, có thể là một khách văn chương. Tư
thế con người là đang vận động, đi lên cao, nhưng sao vẫn tĩnh lặng như không. Thi
23


nhân thả hồn mình vào thiên nhiên, đắm say thiên nhiên, nhưng vẫn lặng lẽ, vẫn ung
dung như đứng ngoài dòng chảy của thời gian. Ức Trai giao hòa với cảnh vật nhưng
không hề làm cho nó động lên mà tất cả nhưng ngưng đọng lại.
Sử dụng liên tưởng, tưởng tượng trong phân tích dẫn chứng sẽ giúp học sinh
“đi xa” hơn, thể hiện kiến thức sâu rộng của mình, đem lại những lời bình đắt giá
cho bài viết.
2.4.

Kết hợp “điểm” và “diện”
Phân tích dẫn chứng “điểm” là chọn một dẫn chứng nổi bật nhất rồi đi sâu vào

các yếu tố (chi tiết, hình tượng, nhân vật, ngôn ngữ…) để từ đó làm bật lên vấn đề
nghị luận mà đề yêu cầu. Cách viết này khai thác dẫn chứng theo bề sâu. Thao tác
phân tích “điểm” không thể thiếu được trong bài nghị luận văn học vì nó giúp ta phát
hiện ra những tầng ý nghĩa sâu sắc và vẻ đẹp thẩm mĩ của văn học. Nhược điểm của

thao tác phân tích này là giới hạn thời gian. Nếu lạm dụng cách viết này, ta không
thể bao quát được nhiều tác phẩm, nhiều phương diện, nhiều khía cạnh của vấn đề
nghị luận.
Phân tích dẫn chứng theo “diện” là từ vấn đề đề bài yêu cầu soi chiếu vào một
bình diện nội dung hoặc hình thức của nhiều tác phẩm/ nhiều dẫn chứng để cho thấy
các biểu hiện khác nhau của vấn đề. Cách viết này khai thác tác phẩm theo bề rộng,
chủ yếu trên bình diện nội dung. Thao tác phân tích này giúp ta bao quát biểu hiện
của vấn đề trên độ rộng, khiến cho bài viết uyên bác, phong phú hơn về kiến thức.
Trong một bài nghị luận văn học, việc kết hợp giữa “điểm” và “diện” sẽ giúp
bố cục bài văn hài hòa, vừa bao quát được độ rộng của kiến thức vừa có những điểm
nhấn, có chiều sâu, khai thác được những điểm sáng văn chương để tạo chất văn cho
bài viết. Ở cấp độ tổng thể bài viết, việc phân tích “điểm” và “diện” có thể phân bố ở
các luận điểm khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu đề bài và ý đồ của người viết.
Trong đoạn văn sau, học sinh đã khéo léo kết hợp điểm và diện trong phân
tích dẫn chứng để làm nổi bật luận điểm về những điều mà văn học mang lại cho con
người. Học sinh đã chọn dẫn chứng Những người khốn khổ và Anna Karenina làm
dẫn chứng “điểm” còn các dẫn chứng khác được sử dụng để tạo “diện” rộng tăng
tính thuyết phục cho lập luận:
24


Đối diện với văn học là đối diện với tất cả. Những điều mà văn học mang đến
cho ta đồ sộ biết bao. Với văn học, một người Việt Nam biết tận nước Pháp xa xôi
kia có một con người có trái tim nhân hậu, có tấm lòng yêu thương, nhưng đã phải
chịu một kiếp sống khốn khổ (Những người khốn khổ - Victor Hugo). Xã hội tư sản
Pháp đã đầu độc cuộc sống của con người, đã phủ lên nước Pháp phồn hoa tươi
đẹp màn đêm u tối lạnh giá của nhà tù, đã làm cho những em bé như Codét chịu đọa
đày từ trong bụng mẹ, đã làm những con người xinh đẹp như Phăngtin phải lìa bỏ
cuộc đời giữa tuổi trẻ trung, đã làm cho Giăng Văn Giăng trở thành con người khốn
khổ giữa biết bao “những người khốn khổ”. Tầm mắt ta lại hướng sang Nga, và trái

tim ta lại cùng nhịp đập với nỗi niềm thổn thức, niềm đau vô tận của Anna Karenina
(Lép-Tonxtoi) – Một người phụ nữ giàu sức sống và khát vọng nhưng lại bị hệ thống
pháp luật, đạo đức, tôn giáo, dư luận khắc nghiệt của xã hội quý tộc giam hãm.
Phải chăng xã hội Nga nửa cuối thế kỉ XIX như bánh xe tàn nhẫn cắt đứt cuộc đời
tươi trẻ của Anna? Với văn học, ta có điều kiện ngoảnh lại nhìn quá khứ và vươn
lên nghĩ tới tương lai. Mở rộng tầm mắt ta theo không gian, văn chương còn giúp ta
xâu chuỗi quá khứ hiện tại, tương lai. Văn học giúp ta hiểu biết thế giới vĩ mô
(Chiến tranh và hòa bình – Lev Tônxtôi, Tấn trò đời – Banzắc), khám phá thế giới vi
mô – đó là những gam những xao động thoáng qua, rung cảm tinh tế trong tâm hồn
người (Bác ơi – Tố Hữu). (trích bài làm học sinh theo Blogchuyenvan.net)
Trên đây là một số thao tác đem lại hiệu quả cao cho bài viết học sinh ở phần
phân tích dẫn chứng. Các thao tác này có thể được sử dụng riêng lẻ nhưng cũng có
thể được vận dụng kết hợp trong một bài văn, tùy vào năng lực của học sinh và yêu
cầu của đề bài.

C. KẾT LUẬN

Hành trình chinh phục các “đề thi” học sinh giỏi văn là một hành trình dài lâu
và đòi hỏi sự nỗ lực của cả người dạy và người học, trong đó người học đóng vai trò
25


×