Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

TL ôn thi học sinh giỏi đại lý 12 địa lí ngành trồng trọt việt nam và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi quốc gia d04

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.01 KB, 60 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn chuyên đề
Nông nghiệp là ngành kinh tế ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển của
nhân loại và là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo duy trì sự sống
cho xã hội loại người. Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt là ngành cơ bản nhất
và chiếm tỉ trọng lớn nhất và có tác động đến các ngành kinh tế khác đặc biệt là
một nước có xuất phát điểm nông nghiệp như nước ta.
Việc phát hiện và đào tạo những học sinh giỏi để tạo đà phát triển nhân tài
cho đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở bậc THPT. Vì thế người
giáo viên bộ môn cần có nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn.
Công việc này còn gặp nhiều khó khăn và mang những nét đặc thù của nó. Trong
hệ thống nội dung thi học sinh giỏi các cấp, các câu hỏi và bài tập liên quan đến
ngành trồng trọt chiếm một vị trí nhất định cả về nội dung và thang điểm. Dựa trên
tinh thần đó, trong khuôn khổ của chuyên đề Hội thảo khoa học các trường THPT
Chuyên Khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ, lựa chọn chuyên đề: “Địa lí
ngành trồng trọt Việt Nam và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi quốc
gia” là vấn đề thiết thực và cần thiết.
2. Mục đích của chuyên đề
Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam thuộc mảng kiến thức kinh tế - xã hội, đây
là mảng kiến thức khó và khá khô khan, khó học và hay thi trong các kì thi học
sinh giỏi các cấp. Để nắm bắt được đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp nói
chung và địa lí ngành trồng trọt của nước ta nước ta nói riêng, cũng như vận dụng
giải thích các vấn đề kiến thức liên quan thì đòi hỏi giáo viên và học sinh phải
nghiên cứu kĩ mảng kiến thức này. Vì thế chuyên đề: “Địa lí ngành trồng trọt Việt
Nam và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi quốc gia” nhằm hệ thống các
kiến thức ngành trồng trọt, xây dựng và tổng hợp các dạng câu hỏi và bài tập vận
dụng các kiến thức và kĩ năng địa lí trong nội dung chuyên đề.
3. Cấu trúc của chuyên đề
Chuyên đề gồm 3 phần lớn:
- Phần 1: Mở đầu.
1




- Phần 2: Nội dung.
+ Chương 1: Một số nét khái quát về địa lí ngành trồng trọt Việt Nam.
+ Chương 2: Một số dạng bài tập về địa lí ngành trồng trọt trong ôn thi học sinh
giỏi quốc gia.
- Phần 3: Kết luận.

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG
TRỌT VIỆT NAM
1. Vai trò của ngành trồng trọt.
- Trồng trọt là ngành quan trọng nhất trong nông nghiệp nhằm khai thác và
sử dụng đất đai để tạo ra các sản phẩm thực vật.
- Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp với chức năng cung cấp
lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế
biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi.
- Trồng trọt là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
2. Phân loại.
Trên thế giới có rất nhiều loại cây trồng. Để phân loại, người ta dựa vào một
số dấu hiệu nhất định. Dựa vào điều kiện sinh thái, cây trồng được chia thành 4
nhóm: cây trồng xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Dựa và thời gian sinh
trưởng và phát triển có nhóm cây trồng hàng năm và lâu năm. Dựa và giá trị sử
dụng kinh tế, cách phân loại quan trọng và phổ biến nhất, cây trồng được phân chia
thành các nhóm:
- Cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn,…)
- Cây thực phẩm (rau, đậu)

- Cây công nghiệp (cây lấy đường, cây lấy dầu, cây cho chất kích thích,…)
- Cây làm thức ăn cho gia súc (các loại cỏ)
- Cây lấy gỗ.
- Cây ăn quả.
- Cây cảnh….
3. Địa lí một số cây trồng quan trọng trên thế giới.
3.1. Cây lương thực.
3.1.1. Vai trò, cơ cấu.
Cây lương thực là nguồn cung cấp chủ yếu tinh bột cho con người và gia
súc, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và là
mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Theo FAO, các loại lương thực được sản xuất và tiêu thụ chủ yếu trên thế
giới gồm 5 loại ngũ cốc: (lúa gạo, lúa mì, ngô, kê và lúa mạch). Ngoài ra, lương
3


thực còn bao gồm những cây có củ, bao gồm khoai, sắn. Trong đó, quan trọng hơn
cả là lúa mì, lúa gạo và ngô.
3.1.2. Các cây lương thực chính
a. Lúa gạo
- Nguồn gốc
Lúa gạo là cây lương thực cổ nhất của nhân loại. Lúa hiện nay là cây 1 năm
nhưng có nguồn gốc từ thứ cây dại nhiều năm, cây mọc cao ở các hồ nước nông
của Đông Nam Á, châu Phi và quần đảo Ăng ti lớn. Mặc dù ý kiến về nguồn gốc
xuất xứ của cây lúa còn nhiều tranh luận nhưng nhìn chung vùng có khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm phù hợp với cây lúa. Khu vực Đông Nam Á đã thuần hóa và tạo ra
được cây lúa gạo đầu tiên và trở thành quê hương của cây lúa và nghề trồng lúa.
- Đặc điểm sinh thái
Lúa gạo là cây lương thực của xứ nóng thuộc miền nhiệt đới và cận nhiệt.
Cây lúa ưa khí hậu nóng ẩm với nhiệt độ trung bình các tháng từ 20 – 30 oC. Tổng

nhiệt độ trong thời kì sinh trưởng từ 2.200 – 3.200 oC. Trong quá trình sinh trưởng,
cây lúa gạo sống trong các chân ruộng ngập nước và cần nhiều công chăm sóc.
Ngày nay, cây lúa gạo được trồng ở toàn bộ miền nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vùng
trồng lúa gạo quan trọng nhất là vùng Châu Á gió mùa.
- Tình hình sản xuất
Đại bộ phân lúa gạo trên thế giới được sản xuất ở các nước đang phát triển.
Điều này diễn ra ngược lại với tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa mì, tập trung
phần lớn ở các nước phát triển. Có thể nói, sản lượng lúa gạo ở tất cả các nước
phát triển cộng lại hiện chỉ tương đương với sản lượng lúa của Việt Nam.
Các nước trồng lúa gạo đều đông dân, có tập quán lâu đời dùng gạo. Vì thế lúa
gạo sản xuất ra chủ yếu để tiêu dùng trong nước, lượng gao xuất khẩu hàng năm rất
nhỏ.
Sản lượng lúa gạo trên thế giới tăng lên hàng năm nhưng không ổn định.

4


(Nguồn: Tổng cục thống kê gso.gov.vn)
Mức tăng không ổn định vì tình hình canh tác của các nước phụ thuộc nhiều
vào biến động của tự nhiên như khí hậu, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh,…
Theo khu vực địa lí, sản lượng lúa gạo tập trung hầu hết ở các nước châu Á,
chiếm 91.5%. Mọi biến động lớn trong sản xuất lúa gạo ở Châu Á chi phối trực
tiếp đến tình hình thị trường gạo toàn cầu.
b. Lúa mì
- Nguồn gốc:
Lúa mì là một trong những cây trồng cổ nhất của các dân tộc thuộc đại
chủng Orwropeoit, sống ở vùng Địa Trung Hải tới tây bắc Ấn Độ. Cây lúa mì đã
được trồng cách đây trên 1 vạn năm ở vùng Lưỡng Hà, từ đó lan sang Châu Âu,
Châu Mĩ và Châu Úc. Đến thế kỉ XVI, lúa mì trở thành cây lương thực chủ yếu của
thế giới.

- Đặc điểm sinh thái
Lúa mì là cây của miền ôn đới và cận nhiệt, ưa khí hậu ấm, khô và cần nhiệt
độ thấp vào đầu thời kì sinh trưởng, đòi hỏi đất đai màu mỡ và cần nhiều phân bón.
Lúa mì được trồng ở tất cả các quốc gia thuộc miền ôn đới và cận nhiệt, nhiều nhất
ở các nước Châu Âu, Bắc Mĩ, Trung Quốc, tây bắc Ấn Độ, Pakixtan, Thổ Nhĩ Kì,
… Do phân bố rộng rãi như vậy nên hoạt động thu hoạch lúa mì diễn ra quanh năm
nên thế giới, không có tháng nào là không có nước thu hoạch lúa mì và thị trường
lúa mì tương đối nhộn nhịp.
- Tình hình sản xuất
Sản lượng lúa mì trên thế giới có xu hướng tăng lên nhưng không ổn định.

5


Ngược lại với lúa gạo, đại bộ phận lúa mì được trồng ở các nước phát triển.
Những nước có sản lượng lúa mì lớn nhất là các nước công nghiệp thuộc vành đai ôn
đới.
Nếu như lúa gạo chỉ có một phần nhỏ xuất khẩu thì lúa mì là loại hàng hóa
ngũ cốc quan trọng nhất trên thị trường quốc tế. Gần ½ sản lượng ngũ cốc xuất
khẩu là lúa mì. Khoảng 20% sản lượng sản xuất ra để xuất khẩu.
Lúa mì được dùng làm lương thực chủ yếu ở châu Âu và châu Mĩ. ở những
nước này, qui mô dân số không đông, tỉ suất gia tăng dân số rất thấp trong khi sản
lượng lúa mì lại rất nhiều. Vì vậy, lúa mì trở thành mặt hàng lương thực chính của
thị trường lương thực thế giới.
Các nước xuất khẩu lớn trên TG: Achentina, Mỹ, Châu Âu, canada.....
c. Cây ngô
- Nguồn gốc
Ngô là cây lương thực cổ xưa của người dân châu Mĩ. Cách đây 7000 –
8000 năm, cây ngô được người da đỏ trồng ở vùng Mehico và Goatemala. Đến
cuối thế kỉ XV, người Tây Ban Nha đem ngô về trồng ở vùng Địa Trung Hải, còn

người Bồ Đào Nha đem ngô vào Đông Nam Á.
- Đặc điểm sinh thái
Sinh ra ở vùng nhiệt đới, ngô là cây ưa nóng, phát triển tốt trên đất ẩm,
nhiều mùn, dễ thoát nước. Ngô là cây dễ tính, dễ thích nghi với các dao động về
khí hậu. Vì thế ngô được trồng ở khắp các lục địa.
- Tình hình sản xuất
So với lúa gạo và lúa mì, sản lượng ngô trên thế giới tăng nhanh liên lục và
ổn định hơn. Nay khoảng hơn 800tr tấn
Ngô được trồng nhiều với năng suất và sản lượng lớn tại các nước có ngành
chăn nuôi phát triển mạnh. Chỉ riêng Hoa Kì đã chiếm tới 40% sản lượng ngô toàn
thế giới, TQ...
Ngô sản xuất ra chủ yếu dành cho chăn nuôi. Tuy nhiên ở nhiều nước đang
phát triển, ngô vẫn là lương thực chính của con người.
3.1.3. Các cây lương thực khác
Các cây lương thực khác được trồng chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi,
nguyên liệu để nấu rượu, cồn, bia và đối với các nước đang phát triển ở châu Phi
và Nam Á còn được dùng làm lương thực cho người.
6


Cây hoa màu của miền ôn đới có đại mạch, yến mạch, khoai tây; ở miền
nhiệt đới và cận nhiệt khô có kê, cao lương, khoai lang, sắn.
3.2. Cây công nghiệp
3.2.1. Vai trò và đặc điểm
Cây công nghiệp cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, đặc biệt là công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm. Phát triển cây công
nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, sử dụng hợp lí tài nguyên đất, phá thế độc
canh và góp phần bảo vệ môi trường. Giá trị sản phẩm của cây công nghiệp sẽ tăng
lên nhiều lần sau khi được chế biến. Vì thế, vùng trồng cây công nghiệp thường
xuất hiện xí nghiệp chế biến. Ở nhiều nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới và cận

nhiệt, sản phẩm cây công nghiệp trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng, mang
lại nguồn thu lớn về ngoại tệ.
Đa phần cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hỏi đất thích hợp với
biên độ sinh thái hẹp. So với cây lương thực, cây này cần lao động có kĩ thuật, kinh
nghiệm sản xuất và sử dụng nhiều lao động. Cây công nghiệp lâu năm đòi hỏi đầu
tư lớn, lâu thu hồi vốn. Chẳng hạn như trồng cây cao su phải mất 7 năm mới được
thu hoạch. Do vậy, cây công nghiệp thường được trồng ở những nơi có điều kiện
thuận lợi nhất và từ đó tạo nên các vùng chuyên canh qui mô lớn.
Có nhiều loại cây công nghiệp và có thể sắp xếp theo các nhóm như:
+ Cây lấy đường: mía, củ cải đường, thốt nốt
+ Cây lấy sợi: bông, đay, lanh, gai,…
+ Cây lấy dầu: lạc, đậu tương, cọ dầu, hướng dương, ô liu,…
+ Cây lấy nhựa: cao su, thông, sơn,…
+ Cây cho chất kích thích: chè, cà phê, ca cao,…
3.2.2. Các loại cây công nghiệp chủ yếu
a. Cây lấy đường
Đường được sản xuất từ 2 nguyên liệu chính:
+ Cây mía ở vùng nhiệt đới chiếm tới 60% sản lượng đường của thế giới
+ Củ cải đường là cây cận nhiệt và ôn đớn chiếm phần còn lại.
+ Ngoài ra còn có cây thốt nốt nhưng sản lượng không đáng kể.
- Cây mía
+ Trong số các loại cây trồng lấy đường của vùng nhiệt đới, mía là cây quan
trọng và phổ biến nhất. Mía là cây thân thảo, thuộc họ lúa và sống nhiều năm.
7


Trong thân mía chứa khoảng 80 – 90% nước dịch, hàm lượng đường từ 16- 18%.
Khi mía già, người ta ép lấy nước rồi cô đặc thành đường.
+ Cây mía đòi hỏi điều kiện nhiệt, ẩm rất cao và phân hóa theo mùa, thích
hợp với đất phù sa mới, chịu được loại đất cát pha và đất thịt nặng.

+ Mía được trồng nhiều ở các nước thuộc vùng nhiệt đới như Brazin, Ấn Độ,
Trung Quốc, Úc, Cu Ba, Thái Lan.
- Cây củ cải đường.
+ Củ cải đường khá bé so với củ cải làm rau ăn, chứa tới 15 – 19% lượng
đường.
+ Củ cải đường là cây của các nước ôn đới, đòi hỏi đất giàu dinh dưỡng,
thích hợp nhất với đất đen, đất phù sa, cày bừa kĩ và bón phân đầy đủ.
+ Củ cải đường được trồng tập trung ở các nước Châu Âu, Hoa Kì, Thổ Nhĩ
Kì,…
b. Cây cho chất kích thích.
- Cây cà phê.
Cách đây hàng nghìn năm, cây cà phê đã được người dân du mục Ethiopi
ngẫu nhiên tìm thấy ở làng Cápfa, gần thủ đô Ethiopi. Đến thế kỷ thứ 6, cây cà phê
lan dần sang các nước và châu lục khác. Nhưng không phải ngay từ đầu cà phê đã
được thừa nhận là hấp dẫn và hữu ích mặc dù cho đến ngày nay không ai còn phủ
nhận công dụng và sự nổi tiếng của loại đồ uống này. Cà phê giúp con người tỉnh
táo và minh mẫn hơn trong mọi hoạt động và được coi như một món tráng miệng,
một bữa ăn phụ của nhiều nước trên thế giới.
+ Cà phê có rất nhiều loại khác nhau. Theo thống kê, trên thế giới hiện nay
có khoảng 70 loại cà phê đang được trồng và xuất khẩu. Trong đó phổ biến nhất về
diện tích trồng cũng như vai trò quan trọng trên thị trường cà phê thế giới là 2 loại
cà phê : Cà phê chè và cà phê vối
Theo số liệu của tổ chức cà phê quốc tế ( ICO) hiện nay có khoảng 20 đến
30 nước sản xuất cà phê tập chung chủ yếu vào các khu vực là : Bắc và Trung Mỹ,
Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á - Thái Bình Dương.
Phân bổ sản lượng cà phê thế giới:Châu Mỹ sản xuất ra 60 - 70 % sản lượng
cà phê thế giới, tức là khoảng gần 4 triệu tấn cà phê nhân. Châu Phi sản xuất ra 20
- 22% khoảng hơn 1 triệu tấn. Châu á hàng năm sản xuất khoảng 70 ngàn tấn cà
phê chiếm 12% sản lượng toàn thế giới, sản lượng cà phê hàng năm biến động thất
thường nhưng theo chiều hướng ngày càng tăng. Thập kỷ 70 sản lượng trung bình

8


đạt 4,5 triệu tấn trên một năm; thập kỷ 80 tăng nên 5,5 triệu tấn trong một năm ;
Sang thập kỷ 90 con số đã là 6 triệu tấn một năm cho tới nay con số này đã lên tới
6,2 triệu tấn 1 năm.
- Cây chè
Chè là đồ uống chủ yếu của các dân tộc ở châu Á, Nga, Anglo Xacxong với
hơn ½ nhân loại sử dụng chè.
Chè là cây thường xanh của miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Cây
chè có nguồn gốc từ vùng bắc Đông Nam Á cổ đại, trong khu vực mà nay là bang
Assam của Ấn Độ, qua bắc Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt Nam đến Vân Nam
Trung Quốc.
Chè thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa lớn, rải đều quanh năm. Chè
có khả năng chịu đựng được sương muối, thích hợp với đất chua.
Sản lượng chè tăng đều qua các năm và tương đối ổn định. Những nước
trồng chè nhiều là Ấn Độ, Trung Quốc, Xri Lanca, Kenia, Indonexia, Thổ Nhĩ Kì,
Việt Nam,…
c. Cây lấy nhựa
Cây Cao su có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới xích đạo yêu cầu khí hậu nóng
và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-30 oC, có thể chịu được nhiệt độ thấp
10 -15oC. Lượng mưa lớn, không chịu được gió lớn.. Đến nay cao su được dùng
chế tạo nhiều loại sản phẩm sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác khác nhau như sản
xuất vỏ ruột xe, dây thun, keo dán, mặt vợt bóng bàn, nệm, bong bóng, găng tay,
thiết bị y tế,…
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục chiếm 90% sản lượng CSTN
trên thế giới, đáng kể là Thái lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam và Trung
Quốc.
Bảng: Sản lượng cao su tự nhiên ở một số khu vực trên thế giới


9


(Nguồn: Tổng cục thống kê gso.gov.vn)

4. Ngành trồng trọt ở nước ta.
4.1 Ngành trồng cây lương thực.
4.1.1. Vai trò.
a. Đối với các ngành kinh tế.
10


+ Tạo nguyên liệu phong phú cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến lương
thực.
+ Là nguồn thức ăn ổn định cho chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển,
trở thành ngành sản xuất chính.
+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu với khối lượng ngày càng lớn, chất lượng cao, có khả
năng cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy ngoại thương phát triển.
+ Cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp (cung cấp lương thực cho vùng
chuyên canh cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi,…)
b. Đối với xã hội.
+ Cung cấp lương thực cho 90 triệu dân. Nước ta đông dân, dân số còn tăng nhanh
nên nhu cầu lương thực, thực phẩm rất lớn và phải đặt lên hàng đầu.
+ Tạo ra nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động dư thừa của xã hội, góp phần giải
quyết những vấn đề cấp bách của xã hội trong những thập niên tới.
+ Đảm bảo an ninh lương thực và quốc phòng.
c. Đối với môi trường: khai thác hiệu, hợp lí quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
4.1.2. Nguồn lực.
a. Thuận lợi.
* Điều kiện tự nhiên.

- Đất trồng và địa hình: Năm 2016, diện tích đất nông nghiệp nước ta là 11,5 triệu
ha. Bình quân đất nông nghiệp là 0,1 ha/người, trong đó diện tích gieo trồng cây
lương thực là 8,9 triệu ha, còn có khả năng tăng diện tích bằng các khai hoang, cải
tạo đất, thâm canh, tăng vụ. Tài nguyên đất phong phú và đa dạng với nhiều loại
đất khác nhau thuận lợi để xây dựng cơ cấu cây lương thực đa dạng.
+ Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở đồng bằng rất thích hợp với việc trồng cây
lương thực. Trong đó đất phù sa ngọt phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền Trung là loại đất tốt nhất, thích hợp để
trồng lúa. Đất xám phù sa cổ, đất cát ven biển thích hợp để trồng các cây hoa màu

11


+ Nhóm đất feralit ở miền núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên thích
hợp để trồng các cây hoa màu.
+ Ngoài ra có một số cánh đồng giữa núi có đất đai màu mỡ thích hợp để trồng cây
lương thực như Than Uyên, Mường Thanh, Nghĩa Lộ…
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào (nhiệt độ trung bình năm
trên 20°C, lượng mưa trung bình năm 1500 – 2000 mm) tạo điều kiện thuận lợi để
cây lương thực tăng trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao, có thể thâm canh,
tăng vụ, xen canh gối vụ, nhiều nơi ở nước ta có 3-4 vụ lúa/ năm. Khí hậu phân
hóa theo mùa, theo đai cao, theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây tạo sự đa dạng cho
sản xuất cây lương thực, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau từ đó có cơ cấu
mùa vụ khác nhau giữa các vùng.
- Nguồn nước dồi dào cả nước trên mặt và nước ngầm, thuận lợi cho việc xây dựng
mạng lưới thủy lợi đảm bảo tưới và tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp với các hệ
thống sông lớn như sông Cửu Long, sông Hồng, sông Thái Bình,…
Điều kiện tự nhiên, đất, khí hậu và nguồn nước thích hợp cho phép sản xuất
lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp, mang lại hiệu quả cao.
* Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Dân cư và lao động:
+ Dân số đông, tăng nhanh, nguồn lao động dồi dào (năm 2016 là 54,4 triệu
người, chiếm trên 50 % dân số). Lao động nông nghiệp chiếm 58,5% lực lượng lao
động của cả nước.
+ Lao động có kinh nghiệm sản xuất cây lương thực, đặc biệt là thâm canh
cây lúa nước từ lâu đời. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao tạo điều
kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo chiều sâu.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện. Đã hình thành và phát triển hệ thống thủy
lợi với nhiều công trình đại thủy nông như hồ Dầu Tiếng, hệ thống đê điều ở miền
Bắc. Nhiều trạm, trung tâm lai tạo giống mới cho năng suất cao; dịch vụ nông
nghiệp và công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm lương thực ngày càng phát
triển.

12


- Thị trường tiêu thụ rộng lớn đáp ứng cho nhu cầu của 90 triệu dân trong nước, số
dân ngày càng đông, mức sống cao. Thị trường xuất khẩu cũng mở rộng, Việt Nam
là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.
- Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước với nhiều chính sách khuyến khích, hỗ
trợ người sản xuất. Nước ta coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chương trình
phát triển lượng thực – thực phẩm là 1 trong 3 chương trình kinh tế trọng điểm của
nông nghiệp Việt Nam.
b. Khó khăn.
* Điều kiện tự nhiên.
- Thiên nhiên nhiệt đới kém ổn định, nhiều thiên tai (hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh,…)
khiến sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên nên sản xuất lương
thực cũng bấp bênh.
- Nguồn nhiệt ẩm dồi dào là môi trường tốt cho sâu bệnh dễ phát sinh, phát triển
gây hại cho cây trồng. Sự phân mùa sâu sắc của khí hậu làm cho mùa khô kéo dài

gây thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn.
- Quỹ đất nông nghiệp ít, bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp ảnh
hưởng đến quy mô sản xuất. Nhiều nơi đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn gây khó
khăn cho sản xuất.
* Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển rộng
khắp. Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho toàn bộ diện tích
cây lương thực. Công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế.
- Thị trường tiêu thụ không ổn định, giá lương thực nhiều năm thấp hơn so với giá
vật tư nông nghiệp, giá gạo xuất khẩu giảm.
- Nhân dân thiếu vốn sản xuất để phát triển chuyên canh, quy mô lớn.
4.1.3 Tình hình phát triển.
- Giá trị ngành trồng cây lương thực đạt 65186,9 tỉ đồng tăng liên tục qua
các năm

13


- Tỉ trọng giá trị sản xuất của cây lương thực trong cơ cấu ngành trồng trọt
rất cao, chiếm 56,5 %, đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu cây trồng, nhưng do
chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp nên tỉ
trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây lương thực có xu hướng giảm.
- Cơ cấu cây trồng: nhóm cây lương thực gồm có lúa và hoa màu (ngô,
khoai, sắn), trong đó cây lúa là cây trồng chủ đạo, chiếm tới trên 90% diện tích và
sản lượng lương thực.
- Sản xuất lúa có nhiều bước phát triển trong những năm gần đây.
+ Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh nhưng có biến động: năm 2000 là 7666 nghìn
ha, năm 2005 giảm xuống còn 7329 nghìn ha, đến năm 2007 lại tăng lên 7207
nghìn ha, năm 2010 tại tăng lên 7489,4 nghìn ha, đến năm 2016 tiếp tục tăng lên
7737,1 nghìn ha. (Atlat địa lí Việt Nam và niên giám thống kê năm 2017).

+ Sản lượng lúa tăng lên liên tục từ 32530 nghìn tấn năm 2000 lên 35492 nghìn tấn
năm 2007, đến năm 2010 là 40005,6 nghìn tấn và đến năm 2016 đã tăn lên 43165,1
nghìn tấn. (Atlat địa lí Việt Nam và niên giám thống kê năm 2017).
+ Năng suất lúa tăng mạnh từ 21 tạ/ha/năm (năm 1980) đến nay đã đạt trên 50
tạ/ha/năm (năm 2016 đạt 55,8 tạ/ha/năm) có được thành quả đó là do áp dụng các
biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới.
+ Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi theo hướng đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ, phù
hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương. Xu hướng chung là giảm tỉ trọng
của vụ lúa mùa, do đây là vụ có năng suất không ổn định, thường xuyên chịu ảnh
hưởng của thiên tai; tăng tỉ trọng của vụ lúa đông xuân và hè thu vì đây là các vụ
có năng suất cao, ổn định, có thể thu hoạch trước mùa mưa bão.
- Cây hoa màu: Phát triển khá ổn định và đều trở thành cây hàng hóa; diện tích, năng
suất và sản lượng đều tăng. Cây hoa màu quan trọng nhất là ngô; sản lượng ngô
năm 2016 đạt 5,2 triệu tấn. Sắn và khoai lang không còn giữ vai trò là cây lương
thực thiết yếu và chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa.
- Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người tăng nhanh. Đảm bảo đủ lương thực
trong nước, đáp ứng nhu cầu về an ninh lương thực và xuất khẩu, trở thành quốc
gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
- Bên cạnh đó, Việt Nam còn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới.

14


4.1.4. Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực.
Trên cả nước đã hình thành hai vùng trọng điểm sản xuất lương thực là đồng
bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
- Đồng bằng sông Cửu Long: là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta đồng
thời cũng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước. Lúa chiếm ưu
thế tuyệt đối trong cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng. Diện tích gieo trồng lúa
lớn nhất cả nước, chiếm trên 50 % diện tích đất trồng lúa của cả nước. Sản lượng

lúa đạt trên 20 triệu tấn năm 2016. Năng suất lúa trung bình đạt trên 50 tạ/ha, cao
hơn trung bình cả nước là 48,9 tạ/ ha, năng suất này chỉ đứng sau Đồng bằng sông
Hồng. Bình quân lương thực có hạt theo đầu người là 1360 kg/ người, gấp 2,5 lần
mức trung bình cả nước, gấp 4,1 lần Đồng bằng sông Hồng và cao hơn hẳn các
vùng khác. Tất cả các tỉnh đều có tỉ lệ diện tích trồng lúa chiếm trên 90% diện tích
trồng cây lương thực. Có nhiều tỉnh có sản lượng, diện tích lớn nhất cả nước như
Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An…
- Đồng bằng sông Hồng là vùng chuyên canh cây lương thực lớn thứ hai cả
nước, sau Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt
đạt 1420 nghìn ha năm 2016 (chiếm 14,4% của cả nước). Sản lượng lương thực có
hạt đạt 6977,9 nghìn tấn (chiếm 14,4 % cả nước). Là vùng có năng suất lúa cao
nhất nước ta. Tuy nhiên do dân số đông nên bình quân lương thực trên đầu người
của vùng là 330,4 kg/ người, thấp hơn mức trung bình của cả nước.
4.2 Ngành trồng cây công nghiệp.
4.2.1. Vai trò.
a. Về kinh tế .
- Ngành trồng cây công nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú, đa
dạng cho công nghiệp chế biến (Ví dụ: cây cà phê, chè cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp sản xuất đồ uống; cây cao su là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
cao su,…) tạo điều kiện để đa dạng hoá cơ cấu ngành công nghiệp.
- Bên cạnh đó các sản phẩm của cây công nghiệp còn là nguồn hàng xuất khẩu
chủ lực thu về ngoại tệ lớn, đóng góp quan trọng vào cơ cấu GDP, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cây công nghiệp đã trở thành một trong những mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như cây cà phê, cao su, điều, hồ tiêu…Việt
15


Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, năm 2015 giá trị xuất khẩu cà phê đạt
2,3 tỉ USD...
- Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp giúp phá thế độc canh

cây lúa, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy
nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Góp phần phát
triển kinh tế xã hội ở những vùng còn nhiều khó khăn, giảm sự chênh lệch so với
các vùng khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
b. Về xã hội.
Phát triển ngành trồng cây công nghiệp còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt
xã hội:
- Phát triển cây công nghiệp sẽ góp phần giải quyết việc làm, từ đó nâng cao thu
nhập cho người dân.
- Việc phát triển các vùng trồng cây công nghiệp giúp hạn chế nạn du canh du
cư, góp phần phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng trong phạm vi cả nước,
đồng thời tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
c. Về môi trường.
- Việc phát triển cây công nghiệp góp phần khai thác có hiệu quả các tài nguyên
của đất nước đặc biệt là thế mạnh về tài nguyên đất đa dạng, nguồn nước dồi dào,
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hoá đa dạng.
- Phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa như trồng rừng. Trồng cây công nghiệp
một cách hợp lí giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn đất.
- Một số cây công nghiệp ngắn ngày có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất cho
các cây trồng khác (Ví dụ: nốt sần trong rễ cây đậu tương cung cấp một lượng đạm
lớn cho đất).
4.2.2. Nguồn lực.
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên và kinh tế xã
hội để phát triển cây công nghiệp.
a. Thuận lợi.
* Điều kiện tự nhiên.
16


- Về địa hình, nước ta có nhiều cao nguyên rộng lớn, bề mặt tương đối bằng phẳng

như cao nguyên Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên, Mộc Châu, Sơn La… và
dải đồi trung du rộng lớn ở Bắc Bộ, Đông Nam Bộ là địa bàn thuận lợi để hình
thành vùng trồng cây công nghiệp tập trung.
- Tài nguyên đất phong phú đa dạng thích hợp phát triển nhiều loại cây công
nghiệp.
+ Nước ta chủ yếu có nhóm đất feralit chiếm tới 3/4 diện tích đất tự nhiên.
Đất này tuy nghèo mùn, chua, nhưng thoát nước tốt là loại đất thích hợp nhất để
trồng cây công nghiệp. Đặc biệt có hơn 2 triệu ha đất badan với tầng phong hoá
sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung thành vùng lớn ở Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ là loại đất tốt nhất thích hợp để trồng các cây công nghiệp lâu năm
như cà phê, cao su, hồ tiêu…. Đất xám trên phù sa cổ tuy đã bạc màu nhưng tơi
xốp thoát nước tốt cũng phân bố tập chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên rất
thích hợp để trồng các cây công nghiệp lâu năm, hàng năm. Đất feralit trên đá vôi
phân bố chủ yếu ở vùng núi trung du Bắc Bộ thích hợp để trồng các cây công
nghiệp như chè, hồi, sơn ….
+ Nhóm đất phù sa ở đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, là loại đất màu
mỡ, độ phì cao thích hợp phát triển cây công nghiệp hằng năm như đay, lạc, đậu
tương.
- Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình năm trên 20 oC,
lượng mưa lớn từ 1500 – 2000 mm/năm thích hợp để phát triển cây công nghiệp
nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu,..
+ Khí hậu phân hoá đa dạng theo mùa, theo đai cao, theo chiều Bắc - Nam là
điều kiện để đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp. Miền Bắc có mùa đông lạnh,
trên các vùng núi có khí hậu mát mẻ trồng được các cây công nghiệp cận nhiệt và
ôn đới như chè.
- Nguồn nước dồi dào nhờ mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ thuỷ điện, thuỷ
lợi là nguồn cung cấp nước quan trọng cho việc trồng cây công nghiệp. Nước
ngầm đặc biệt có giá trị cho cung cấp nước tưới vào mùa khô.
17



* Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Dân cư đông, lực lượng lao động dồi dào, chất lượng lao động ngày càng được
nâng cao, dân cư có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công
nghiệp.
- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả trong nước và xuất khẩu:
+ Trước hết là đáp ứng nhu cầu của trên 90 triệu dân của nước ta với mức sống
ngày càng nâng cao; nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
+ Thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng nhất là khi Việt Nam gia nhập
WTO, ASEAN,… và một số nước trong EU.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành ngày càng được tăng
cường như: quy hoạch các vùng chuyên canh quy mô lớn, chú trọng đầu tư phát
triển công nghiệp chế biến, xây dựng các vùng chuyên canh, sử dụng giống mới
cho năng suất cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào trồng cây công nghiệp.
- Hệ thống đường giao thông vận tải được nâng cấp và mở rộng: hệ thống đường
bộ với nhiều tuyến đường mới, hệ thống cảng biển: Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn và
5 sân bay quốc tế.
- Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp: hỗ trợ vốn cho
người dân, hình thành các vùng chuyên canh gắn với chế biến cây công nghiệp, thu
hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển cây công nghiệp.
b. Khó khăn.
* Điều kiện tự nhiên
Bên cạnh những thuận lợi thì ngành trồng cây công nghiệp vẫn còn gặp
phải một số khó khăn:
- Địa hình chủ yếu là đồi núi bị chia cắt mạnh gây khó khăn trong việc hình
thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, độ dốc lớn nên đất đai dễ bị bị xói mòn
rửa trôi.
- Điều kiện nhiệt ẩm cao dễ phát sinh và lây lan sâu bệnh. Khí hậu diễn biến
thất thường, thường xuyên xảy ra thiên tai như rét đậm rét hại, sương muối, bão,

lũ, hạn hán khiến cho sản xuất cây công nghiệp bấp bênh không ổn định.
18


- Nước ta có mùa khô kéo dài sâu sắc, nhất là ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
làm mực nước ngầm hạ thấp, gây thiếu nước nghiêm trọng ở các vùng chuyên
canh.
* Điều kiện kinh tế xã hội.
- Thị trường xuất khẩu không ổn định giá cả thất thường ảnh hưởng nhiều đến sản
xuất cây công nghiệp.
- Các cơ sở công nghiêp chế biến còn hạn chế, công nghệ lạc hậu chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển.
- Mạng lưới giao thông ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn như ở Tây Nguyên
gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.
- Những vùng có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp (Tây Nguyên, Trung
du miền núi Bắc Bộ) thì lại thiếu lao động có trình độ kĩ thuật, nạn du canh du cư
của một số bộ phận đồng bào dân tộc ít người đang đe dọa đến sự tồn tại của một
số vùng chuyên canh.
4.2.3. Tình hình phát triển và phân bố.
a. Tình hình chung.
Trong thời gian gần đây, giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp liên tục
tăng và tăng rất nhanh.. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành trồng cây
công nghiệp tăng nhanh hơn giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nói chung; giá trị
sản xuất tăng cao nhờ có công nghiệp chế biến phát triển đảm bảo các quy trình kĩ
thuật, chất lượng của sản phẩm được nâng cao, mẫu mã, hình thức ngày càng đa
dạng, bắt mắt thu hút được người tiêu dùng, hơn hết là 1 số sản phẩm từ cây công
nghiệp được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài và được ưa chuộng như cà
phê… đã thu được nguồn ngoại tệ lớn. Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng cây
công nghiệp trong ngành trồng trọt cũng tăng lên phù hợp với chính sách chuyển
đổi cơ cấu cây trồng của nước ta.

- Diện tích cây công nghiệp của nước ta cũng tăng nhanh trong những năm qua xong
có sự khác nhau giữa 2 nhóm cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.
Trong giai đoạn 2000 - 2016: Diện tích cây công nghiệp lâu năm liên tục
tăng, tăng từ 1451.3 nghìn ha lên 2345,7 nghìn ha, tăng 1,6 lần; diện tích cây công
nghiệp lâu năm liên tục tăng do có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển như: Nước
ta có điều kiện tự nhiên (đất, khí hậu,...) thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp.
Thị trường mở rộng, nhất là thị trường xuất khẩu. Chính sách phát triển cây công
-

19


-

-

nghiệp của nhà nước. Các điều kiện khác: công nghiệp chế biến, lao động, cơ sở
vật chất cũng có nhiều phát triển,... Trong khi đó diện tích cây công nghiệp hàng
năm còn có sự biến động do được trồng chủ yếu ở các khu vực đồng bằng, xen
canh với cây lúa nên bị phụ thuộc nhiều vào diện tích trồng lúa, so với cây lâu năm
lại không mang lại hiệu quả kinh tế cao bằng nên ít được đầu tư hơn.
Cơ cấu ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta cũng khá đa dạng, với nhiều nhóm
cây trồng khác nhau:
+ Nếu phân theo thời gian sinh trưởng thì chúng ta có 2 nhóm cây chính:
nhóm cây công nghiệp hàng năm (mía, bông, lạc, đậu tương, thuốc lá,…) và nhóm
cây công nghiệp lâu năm. Trong đó nhóm cây lâu năm đang có xu hướng tăng tỉ
trọng và tăng nhanh còn nhóm cây hàng năm thì xu hướng chung là giảm tỉ trọng.
+ Nếu chia theo giá trị sử dụng thì chúng ta có các nhóm cây lấy nhựa (cây
cao su,…), cây lấy dầu ( cây lạc, đậu tương, dừa,..), cây lấy đường (mía),…
+ Theo đặc điểm sinh thái: cây nhiệt đới (cây cao su, cây điều, cây cà phê,

…), cây cận nhiệt (chè,..)
+ Nhiều sản phẩm cây công nghiệp của nước ta đã trở thành các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Những mặt hàng xuất khẩu
chính phải kể đến như hạt tiêu, chè, cà phê, cao su, hạt điều,.. .
Trong thời kì 2000 - 2016, sản lượng xuất khẩu của 1 số cây công nghiệp
có sự thay đổi tích cực: Sản lượng xuất khẩu hạt tiêu liên tục tăng, tăng mạnh tăng
gấp 3,7 nghìn tấn; sản lượng xuất khẩu cà phê liên tục tăng, tăng gấp 1,8 lần; sản
lượng xuất khẩu cây cao su liên tục tăng, tăng mạnh, tăng gấp 4 lần; sản lượng xuất
khẩu hạt điều liên tục tăng, tăng mạnh gấp 7,7 lần; sản lượng xuất khẩu chè liên
tục tăng, tăng gấp 2,5 lần. Tăng mạnh nhất là sản lượng hạt điều, tiếp đến là sản
lượng cao su, hạt tiêu, chè và cà phê.
b. Tình hình phát triển và phân bố của một số cây công nghiệp chính.
* Cây cà phê.
Tình hình phát triển: Cây cà phê là một trong những cây công nghiệp chính của
nước ta. Diện tích gieo trồng cây cà phê chiếm tới 30% diện tích cây công nghiệp
lâu năm, chiếm 22,4 % tổng diện tích cây công nghiệp. Diện tích trồng cà phê vẫn
tăng đều qua các năm và năm 2016 đạt 650,6 nghìn ha. Cùng với sự gia tăng của
diện tích thì sản lượng cà phê cũng tăng nhanh và tăng liên tục, tốc độ tăng nhanh
hơn diện tích, đến năm 2016 đã đạt 1460,8 nghìn tấn. Phần lớn sản lượng cà phê
của nước ta được dùng để xuất khẩu (1400,3 nghìn tấn năm 2016).
20


Bảng diện tích và sản lượng cây cà phê nước ta giai đoạn 2005 – 2016
Năm
Diện tích (Nghìn ha )
Sản lượng (Nghìn tấn)

-


-

2011
2013
2016
586,2
637,0
650,6
1276,6
1326,6
1460,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê
gso.gov.vn)
Phân bố: cây cà phê chủ yếu được trồng trên đất badan ở Tây Nguyên (chiếm
khoảng 4/5 diện tích cà phê của cả nước), sau đó là Đông Nam Bộ (Đồng Nai,
Bình Phước), rải rác ở Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Quảng Trị), cà phê chè mới được
trồng ở Trung du miền núi Bắc Bộ (Sơn La).
* Cây cao su.
Tình hình phát triển: Trong thời gian qua cây cao su đã có nhiều phát triển mạnh
mẽ. Diện tích cây cao su liên tục tăng, tăng mạnh, đến năm 2016 đã đạt 971,6
nghìn ha, tăng 488,9 nghìn ha so với năm 2000, gấp hơn 2 lần. Cùng đó là sự tăng
lên liên tục của sản lượng cây cao su với tốc độ tăng nhanh, đến năm 2016 đạt
1086,7 nghìn tấn. Cùng với cây cà phê, cao su cũng là cây công nghiệp chủ lực của
Việt Nam.
Bảng diện tích và sản lượng cao su của nước ta giai đoạn 2005 - 2016
Năm
Diện tích (Nghìn ha )
Sản lượng (Nghìn tấn)

-


-

2005
497,4
752,1

2008
530,9
1055,8

2008
2010
2013
2016
631,5
748,7
958,8
971,6
660,0
751,7
946,9 1086,7
(Nguồn: Tổng cục thống kê gso.gov.vn)
Phân bố: Cây cao su chủ yếu được trồng trên đất badan và đất xám phù sa cổ Đông
Nam Bộ, ngoài ra còn được trồng ở Tây Nguyên và rải rác một số tỉnh ở Duyên hải
Nam Trung Bộ.
* Cây chè.
Tình hình phát triển: Về cả diện tích và sản lượng của cây chè đều liên tục tăng lên.
Diện tích cây chè liên tục tăng, tuy nhiên chỉ tăng nhẹ, đạt 133,4 nghìn ha vào năm
2016, tăng gấp 1,1 lần so với năm 2000; sản lượng chè liên tục tăng, tăng nhanh

hơn diện tích, đến năm 2016 đã đạt 1033,6 nghìn tấn, đáp ứng cho nhu cầu ngày
càn tăng của thị trường.
Bảng diện tích và sản lượng cây chè nước ta giai đoạn 2005 - 2016
Năm
Diện tích (Nghìn ha )

2005
482,7
481,6

2005
122.5

2008
125.6
21

2011
127.8

2013
129.8

2016
133,4


Sản lượng (Nghìn tấn)
-


-

-

570.0

746.2

878.9

936.3

1033,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê gso.gov.vn)
Phân bố: Chè trồng ở Trung du miền núi Bắc Bộ (Hà Giang, Thái Nguyên, Yên
Bái). Ở Tây Nguyên chè được trồng nhiều trên cao nguyên Lâm Viên, Di Linh của
tỉnh Lâm Đồng.
* Cây mía.
Tình hình sản xuất: Cả về sản lượng và diện tích cây mía đều tăng lên nhueng
không ổn định. Diện tích cây mía tăng, nhưng không ổn định đến năm 2013 tăng
liên tục đạt 310,4 nghìn ha, tăng 44,1 nghìn ha, gấp 1,1 lần so với năm 2000,
nhưng đến năm 2016 lại giảm còn 267,6 nghìn ha. Sản lượng cây mía tăng, tốc độ
tăng nhanh hơn diện tích đến năm 2013 đạt 20128,5 nghìn tấn, sản lượng tăng gấp
1,34 lần so với năm 2000. Nhưng đến năm 2016 lại giảm xuống còn có 17211,2
nghìn tấn.
Bảng diện tích và sản lượng mía nước ta giai đoạn 2005 - 2016
Năm
Diện tích (Nghìn ha )


2005
266.3

2008
270.7

2011
282.2

2013
310.4

2016
267,6

Sản lượng (Nghìn tấn)

14948.7

16145.5

17539.6

20128.5

17211,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê gso.gov.vn)
Phân bố: Mía được trồng nhiều ở nhiều vùng của nước ta, trong đó Đồng Bằng
Sông Cửu Long là vùng có diện tích trồng mía lớn nhất; mía còn được trồng nhiều

ở Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, trung du miền núi Bắc Bộ.
4.2.4. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
Cùng với việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa, hình
thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, trên cả nước đã hình thành 3 vùng
chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn, đó là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,
Trung du miền núi Bắc Bộ.
a. Đông Nam Bộ:

- Quy mô: Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Ở đây tập trung các tỉnh có ngành trồng cây công nghiệp phát triển như Bình
Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu. Phần lớn các tỉnh đều
có tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp cao > 50% diện tích đất nông nghiệp.
22


-

Hướng chuyên môn hoá ở đây đa dạng cả các cây công nghiệp dài và ngắn ngày có
nguồn gốc nhiệt đới.
+ Các cây công nghiệp dài ngày bao gồm: cao su, cà phê, chè, điều, dâu tằm… có
tổng diện tích chiếm tới 32% diện tích cây công nghiệp dài ngày của cả nước.
Trong đó đáng kể nhất là cây cao su, được trồng tập trung ở các tỉnh Đồng Nai,
Bình Dương, Bình Phước.
+ Các cây công nghiệp ngắn ngày khác như: lạc, đậu tương, cói, mía... Trong đó
cây mía chiếm tới 22,5% diện tích và 21,2% sản lượng mía toàn quốc.
b. Tây Nguyên:

- Về quy mô sản xuất Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2
cả nước, sau Đông Nam Bộ. Diện tích trồng cây công nghiệp của vùng chiếm 38%
diện tích gieo trồng cả nước.

- Hướng chuyên môn hóa của Tây Nguyên là cây công nghiệp dài ngày với cơ cấu
cây trồng khá đa dạng, chủ yếu phát triển các cây nhiệt đới như: cao su, cà phê,
điều, hồ tiêu... Ngoài ra còn trồng được chè trên các cao nguyên có độ cao lớn, khí
hậu mát mẻ ở Lâm Đồng.
- Tình hình sản xuất
+ Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích cà phê
ở Tây Nguyên hiện nay khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê của cả
nước. Cà phê của vùng được chia làm hai loại bao gồm: cà phê chè và cà phê vối.
Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn (Gia
Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn,
chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk. Đặc biệt cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng
cao.
+ Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng và một
phần ở Gia Lai, diện tích khoảng 27 nghìn ha. Chè búp thu hoạch được đem chế
biến tại các nhà máy chế biến chè Biển Hồ (Gia Lai) và Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
+ Cao su được trồng nhiều ở Tây Nguyên, đây là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả
nước sau Đông Nam Bộ. Các tỉnh có diện tích trồng cao su lớn là là Gia Lai và
Đắk Lắk.
23


+ Ngoài ra Tây Nguyên còn trồng được nhiều cây công nghiệp khác như hồ tiều,
điều,…
- Hình thức sản xuất: Bên cạnh các nông trường quốc doanh tập trung, ở Tây
Nguyên hiện nay còn phát triển rộng rãi các mô hình kinh tế vườn trồng cà phê, hồ
tiêu,…
c. Trung du miền núi Bắc Bộ:
- Quy mô: Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ
3 cả nước (sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên). Diện tích trồng cây công nghiệp là

61,2 nghìn ha chiếm 3,8% diện tích cây công nghiệp của cả nước.
- Cơ cấu cây công nghiệp khá đa dạng, chủ yếu phát triển cây công nghiệp có nguồn
gốc cận nhiệt và ôn đới như: chè, đậu tương, thuốc lá, hồi, quế,…Trong những
năm gần đây vùng còn thử nghiệm trồng cà phê chè ở Sơn La.
- Tình hình sản xuất:
+ Chè là cây công nghiệp chủ lực của Trung du miền núi Bắc Bộ. Đồng thời đây
cũng là vùng trồng chè lớn nhất cả nước, diện tích trồng chè của vùng là 80 nghìn
ha chiếm 44,9% diện tích chè của cả nước; chiếm 88,5% diện tích cây công nghiệp
của vùng. Chè được trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ (Thái Nguyên, Hà
Giang, Sơn La,…). Một số thương hiệu chè thơm ngon nổi tiếng ở Thái Nguyên,
Phú Thọ, Yên Bái,…
+ Bên cạnh đó vùng còn phát triển một số cây công nghiệp ngắn ngày như: bông,
thuốc lá, đậu tương,…
4.3. Ngành trồng cây thực phẩm và cây ăn quả.
Cây thực phẩm như rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập trung
hơn cả ở những vùng ven các thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng,.. Diện tích trồng rau của cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đồng
bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đậu các loại là trên 200
nghìn ha, nhiều nhất là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Cây ăn quả phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Vùng cây ăn quả
lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Ở Trung du Bắc Bộ thì
đáng kể nhất là tỉnh Bắc Giang. Những cây ăn quả được trồng tập trung nhất là
chuối, cam, xoài, nhãn, vải, chôm chôm và dứa.
24


CHƯƠNG II: MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP PHẦN ĐỊA LÍ
NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM.
1. Dạng câu hỏi trình bày, phân tích.
1.1. Yêu cầu.

- Nắm vững kiến thức cơ bản.
25


×