Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

TL ôn thi học sinh giỏi đại lý 12 địa lí ngành trồng trọt việt nam và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi quốc gia d06

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.85 KB, 34 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
----------

Ơ

Chuyên đề
“ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM”

Ơ


2

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................................2
A. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................................................3
2. Mục đích của đề tài.............................................................................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................................3
PHẦN I. KHÁI QUÁT KIẾN THỨC NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM..................................3
1. Vai trò của ngành trồng trọt nước ta.......................................................................................................3
2. Thuận lợi và khó khăn của ngành trồng trọt nước ta.........................................................................4
3. Cơ cấu ngành trồng trọt nước ta.........................................................................................................5
3.1. Sản xuất lương thực.............................................................................................................................5
3.2. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả.............................................................................................6
3.3. Sản xuất cây thực phẩm.......................................................................................................................8
4. Phương hướng và giải pháp phát triển ngành trồng trọt nước ta.......................................................8
4.1. Phương hướng phát triển ngành trồng trọt..........................................................................................8
4.2. Các giải pháp chủ yếu..........................................................................................................................9
PHẦN II. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.......................................................................10


PHẦN C. KẾT LUẬN........................................................................................................................32
1. Những vấn đề quan trọng của đề tài.................................................................................................32
2. Đề xuất, kiến nghị.............................................................................................................................32


3

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dạy học theo chuyên đề là một yêu cầu bắt buộc trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi của các trường THPT chuyên hiện nay. Tuy nhiên, do chưa có giáo trình
riêng biệt nên việc dạy học theo chuyên đề vẫn còn gặp không ít khó khăn. Hầu hết
giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kĩ
năng dành cho học sinh giỏi. Từ thực tế giảng dạy trong những năm vừa qua, bản thân
tôi đã xây dựng và biên soạn một số chuyên đề, trong đó có chuyên đề “Địa lí ngành
trồng trọt Việt Nam”.
Trong quá trình phát triển kinh tế, ngành trồng trọt đóng một vai trò rất quan
trọng, nhất là đối với một nước đông dân và có nền kinh tế xuất phát từ nông nghiệp
như nước ta. Nếu học sinh nắm vững các kiến thức về địa lí ngành trồng trọt sẽ là cơ
sở để các em đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về quá trình phát triển của ngành
nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Ngành trồng trọt không
chỉ đóng vai trò là “đòn bẩy” của sản xuất nông nghiệp, mà còn là ngành kinh tế quan
trọng của nhiều vùng nước ta hiện nay. Đây cũng là một mảng kiến thức luôn được đề
cập trong các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp quốc gia. Chính vì vậy,
việc học tốt kiến thức ngành trồng trọt sẽ giúp các em đạt được hiệu quả cao trong học
tập môn địa lí.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề đã nêu trên, tôi đưa ra một số nội dung
cơ bản của địa lí ngành trồng trọt Việt Nam và một số câu hỏi, bài tập để giúp học sinh
có tài liệu học tập tốt và cùng trao đổi với các đồng nghiệp.
2. Mục đích của đề tài

- Trình bày kiến thức khái quát về địa lí ngành trồng trọt Việt Nam.
- Giới thiệu một số câu hỏi và bài tập liên quan đến phần địa lí ngành trồng trọt Việt
Nam.
- Giúp cho cả giáo viên và học sinh có thêm tài liệu phục tốt trong quá trình dạy và
học, tư liệu cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
B. PHẦN NỘI DUNG
PHẦN I. KHÁI QUÁT KIẾN THỨC NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM
1. Vai trò của ngành trồng trọt nước ta
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Ở nước
ta hàng năm ngành trồng trọt còn chiếm tới 75% giá trị sản lượng nông nghiệp (theo
nghĩa hẹp). Sự phát triển ngành trồng trọt có ý nghĩa kinh tế rất to lớn.
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người. Phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao mức sản xuất và tiêu dùng lương thực,


4

thực phẩm bình quân trên đầu người, tạo cơ sở phát triển nhanh một nền nông nghiệp
toàn diện.
Là ngành sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ. Ngành trồng
trọt phát triển theo hướng mở rộng dần tỷ trọng diện tích các loại cây công nghiệp, cây
ăn quả, cây dược liệu và cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao để đáp ứng nhu cầu
nguyên liệu phát triển công nghiệp nhẹ công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến.
Phát triển ngành trồng trọt sẽ đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững chắc cho
ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây thức ăn
và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho nuôi, trên cơ sở đó chuyển dần chăn
nuôi theo hướng sản xuất tập trung và thâm canh cao.
Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩa to lớn và quyết định đến việc chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng suất cây
trồng tăng, đặc biệt là năng suất cây lương thực tăng, nhờ đó sẽ chuyển nền sản xuất

nông nghiệp từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp đa canh có nhiều sản phẩm
hàng hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần thực hiện thắng
lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2. Thuận lợi và khó khăn của ngành trồng trọt nước ta
Mặc dù quỹ ruộng đất để phát triển ngành trồng trọt không nhiều, bình quân
ruộng đất trên đầu người thấp và có xu hướng giảm do tác động của quá trình công
nghiệp hoá và đô thị hoá. Tuy nhiên ngành trồng trọt của nước ta vẫn còn khả năng mở
rộng diện tích gieo trồng cả về mặt khai hoang và tăng vụ, nhất là về tăng vụ nhưng
phải gắn liền với sự phát triển của khoa học, công nghệ và sự chuyển dịch cơ cấu
ngành trồng trọt hợp lý.
Điều kiện tự nhiên, ngành trồng trọt của nước ta thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và
á nhiệt đới ẩm, ánh sáng dư thừa rất thuận lợi cho cây trồng phát triển và trồng cấy
nhiều vụ khác nhau trên các vùng trong cả nước, cho phép đem lại năng suất sinh khối
cao trên mỗi đơn vị diện tích. Song chính điều kiện tự nhiên, nhiệt đới và á nhiệt đới
ẩm ở nước ta, cùng với vị trí địa lý sát biển và địa hình phức tạp đã gây cho ngành
trồng trọt nước ta không ít khó khăn về bão, lũt, hạn hán, sâu bệnh phá hoại... Vì vậy
đòi hỏi ngành trồng trọt của nước ta phải luôn chủ động khai thác có hiệu quả những
thuận lợi và hạn chế, né tránh những khó khăn đến mức tối đa để phát triển vững chắc
ngành trồng trọt với nhịp độ tăng trưởng cao.
Các điều kiện về kinh tế - xã hội để phát triển ngành trồng trọt ở nước ta cũng
có nhiều thuận lợi như: dân số đông, lực lượng lao động dồi dào đủ khả năng đảm bảo
yêu cầu phát triển sản xuất. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đang từng bước phát triển
khá đồng bộ cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu sản xuất và chế biến của
ngành trồng trọt ngày một tốt hơn. Các chính sách kinh tế của Nhà nước cũng đã và
đang tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành trồng trọt phát triển như chính sách ruộng đất,
chính sách vốn, chính sách thị trường v.v...


5


3. Cơ cấu ngành trồng trọt nước ta
3.1. Sản xuất lương thực
3.1.1. Ý nghĩa kinh tế của sản xuất lương thực nước ta
Lương thực là bộ phận chủ yếu cấu thành trong nguồn thức ăn hàng ngày của
con người. Nó thoả mãn nhu cầu về năng lượng cho cơ thể con người với giá rẻ. Nó là
loại sản phẩm thiết yếu của đời sống con người và không thể thay thế được.
Sản xuất lương thực là cơ sở của sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế
quốc dân khác. Tốc độ phát triển và quan hệ tỉ lệ giữa các ngành sản xuất vật chất
trong đó có nông nghiệp, trong chừng mực nhất định phụ thuộc vào sự phát triển và
năng suất lao động của ngành sản xuất lương thực.
Giải quyết vấn đề lương thực có tác dụng to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp
hoá đất nước. Nó cung cấp lương thực cho dân cư phi nông nghiệp và nguyên liệu
quan trọng cho công nghiệp chế biến.
Phát triển sản xuất lương thực có ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố về tăng
cường khả năng quốc phòng, tăng nguồn dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai.
Lương thực là nhu cầu cơ bản của cuộc sống hàng ngày của nhân dân, vì thế
việc phát triển sản xuất lương thực để nâng cao chỉ tiêu sản lượng lương thực và mức
lương thực bình quân đầu người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sản xuất lương thực ở
nước ta ngoài lúa và ngô còn có đậu đỗ các loại cũng là cây lương thực quan trọng.
Lương thực là nhu cầu hàng ngày của nhân dân, điều kiện sản xuất không khắt
khe cho nên ngoài những vùng sản xuất chuyên môn hoá lớn, các địa phương cần bố
trí sản xuất ruộng rãi nhằm tận dụng đất đai, tiết kiệm chi phí vận chuyển đáp ứng nhu
cầu tại chỗ.
Từ lâu ở nước ta lương thực vẫn là ngành sản xuất chính của nông nghiệp nói
riêng và của nền kinh tế nói chung.
Trước cách mạng tháng tám, đặc trưng nổi bật của sản xuất lương thực nước ta
là độc canh sản xuất lúa nước, trình độ kỹ thuật rất thô sơ, năng suất lúa rất thấp 10 -13
tạ/ha, diện tích trồng lúa chiếm tới 90% tổng diện tích gieo trồng.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng và Nhà nước có cố
gắng lớn thúc đẩy sản xuất lương thực phát triển đáp ứng nhu cầu kháng chiến thắng

lợi.
Từ khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, do kéo dài cơ chế kinh tế
thời chiến và tư tưởng tự cung tự cấp, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất
lương thực nói riêng gặp nhiều khó khăn. Thời kỳ 1976 -1980 nước ta phải nhập 5,6
triệu tấn lương thực qui gạo, bình quân mỗi năm nhập 1,1 triệu tấn.
Thời kỳ đổi mới kinh tế, từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) nền kinh tế Việt
Nam đã khởi sắc, trong đó nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn,


6

nổi bật là giải quyết được vấn đề lương thực. Cho đến nay, sau hơn 30 năm đổi mới
nông nghiệp nước ta đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia, biến Việt Nam từ nước thiếu lương thực triền miên thành nước
xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.
Sản xuất lương thực còn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện thúc đẩy chăn
nuôi phát triển, góp phần đưa chăn nuôi lên trở thành ngành chính và góp phần đa
dạng hoá sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện khai thác tối đa thế mạnh tự nhiên và tài
nguyên nước ta.
3.1.2. Điều kiện phát triển
* Thuận lợi
- Tự nhiên: Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, hệ thống sông ngòi dày đặc, hệ đất trồng
phong phú => cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái
nông nghiệp.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn…
+ Chính sách phát triển của nhà nước, đầu tư máy móc, khoa học kĩ thuật,...
* Khó khăn: thiên tai (bão lụt, hạn hán…) và sâu bệnh vẫn thường xuyên đe dọa sản
xuất lương thực; có năm thiên tai diễn ra trên diện rộng.
3.1.3. Tình hình sản xuất lương thực trong những năm qua

- Diện tích gieo trồng tăng mạnh; từ 5,6 triệu ha (1980) -> 7,5 triệu ha (2002) - > 7,3
triệu ha (2005) và 7,8 triệu ha (2015).
- Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh trong nông nghiệp, đưa vào sử dụng
đại trà các giống mới, nên năng suất lúa tăng mạnh nhất là vụ lúa đông xuân. Năm
2000, năng suất lúa là 42,4 tạ/ha đến 2015, năng suất lúa là 57,6 tạ /ha.
- Sản lượng lúa cũng tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn (1980) -> 19,2 triệu tấn (1990) ->
35,8 triệu tấn (2005) và 45,1 triệu tấn (2015).
- Từ chỗ sản xuất lương thực không đảm bảo nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở
thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Tính đến năm 2015, bình quân
lương thực có hạt trên đầu người của nước ta là 549 kg/người.
- Hình thành 2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất nước: Đồng bằng Sông
Cửu Long, Đồng Bằng Sông Hồng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất
lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và trên 50 % sản lượng lúa cả nước,
bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là 1000 kg/năm. Đồng
bằng sông Hồng là vùng có nang suất lúa cao nhất nước.
3.2. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả
3.2.1. Điều kiện phát triển


7

* Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên
+ Địa hình: ¾ là đồi núi, nhiều bề mặt bằng phẳng, là điều kiện hình thành các vùng
chuyên canh với quy mô lớn.
+ Tài nguyên đất
Đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng, thuận lợi cho trồng lạc, mía, đậu tương.
Đất Feralit: phân bố chủ yếu ở đồi núi, thích hợp trồng cau công nghiệp lâu năm.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng tạo thuận lợi cho cây công nghiệp
nhiệt đới phát triển quanh năm, ngoài ra còn trồng một số cây công nghiệp có nguồn

gốc cận nhiệt, cơ cấu sản phẩm cây công nghiệp da dạng.
+ Nguồn nước tưới dồi dào (nước trên mặt và nước ngầm): đảm bảo nước tưới tiêu cho
các vùng chuyên canh.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Dân cư đông, lao động dồi dào, người dân giàu kinh nghiệm trong trồng và chế biến
sản phẩm cây công nghiệp.
+ Mạng lưới công nghiệp chế biến, dịch vụ nông nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất ngày càng được đầu tư, nâng cấp.
+ Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho người nông dân.
+ Thị trường trong nước và quốc tế phát triển mạnh.
* Khó khăn
- Thiên nhiên nhiệt đới diễn biến thất thường ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng
cây trồng.
- Thị trường tiêu thụ có nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp
ứng được các thị trường khó tính.
3.2.2. Tình hình sản xuất và phân bố
* Tình hình sản xuất
- Tổng diện tích cây công nghiệp liên tục tăng; 2229 ha (năm 2000) ->2667 ha (2007)
-> 2831,3 ha(2015).
- Cây công nghiệp nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có cây
công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.
* Phân bố
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Bao gồm: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều
+ Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu về cà phê, điều, hồ tiêu.


8

+ Phân bố:

Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, rải rác ở Bắc Trung Bộ
Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung
Chè: Trung du miền núi Bắc Bộ
Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long
.........vv...........
- Cây công nghiệp hằng năm:
+ Bao gồm: mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...
+ Phân bố:
Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Duyên hải miền Trung
Lạc: Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ
Đậu tương: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.....
- Cây ăn quả
+ Bao gồm: chuối, cam, xoài, nhãn
+ Được phát triển mạnh trong những năm gần đây
+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ
( Bắc Giang).
3.3. Sản xuất cây thực phẩm
Rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập trung hơn cả là ở những vùng
ven các thành phố lớn (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng,…). Diện tích trồng rau
cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng
sông Cửu Long. Diện tích đậu các loại là trên 200 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đông Nam
Bộ và Tây Nguyên.
4. Phương hướng và giải pháp phát triển ngành trồng trọt nước ta
4.1. Phương hướng phát triển ngành trồng trọt
- Phát triển ngành trồng trọt theo hướng chuyên môn hoá kết hợp với đa dạng hoá sản
xuất. Chuyên môn hoá nhằm lợi dụng triệt để lợi thế so sánh của các vùng và cả nước
để phát triển sản xuất hàng hoá với qui mô lớn thoả mãn nhu cầu trong nước và xuất
khẩu ngày càng nhiều. Đa dạng hoá là nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh để tạo ra cơ
cấu sản xuất hợp lý trên cơ sở chuyên môn hoá để thoả mãn nhu cầu đa dạng của thị

trường và khai thác tối đa tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của
đất nước.


9

- Phát triển ngành trồng trọt theo hướng thâm canh ngày càng cao và mở rộng diện tích
gieo trồng bằng khai hoang và tăng vụ, trong đó mở rộng diện tích bằng tăng vụ là
hướng chính để tăng diện tích gieo trồng.
- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, trên cơ sở nâng cao năng
suất cây lương thực để giảm diện tích cây lương thực một cách hợp lý nhằm mở rộng
diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả và các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao.
- Phát triển và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất ngành trồng
trọt để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng
tăng của nhân dân góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị
trường.
4.2. Các giải pháp chủ yếu
Để thực hiện phương hướng trên cần phải thực hiện đồng bộ một số các giải pháp lớn
sau:
Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến sản
phẩm ngành trồng trọt bao gồm:
- Thuỷ lợi: trên cơ sở qui hoạch, phát triển và hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi đồng bộ,
nâng cao diện tích chủ động tưới và chủ động tiêu tiến tới tưới tiêu theo yêu cầu phát
triển của các loại cây trồng trước hết là đối với những vùng có trình độ chuyên môn
hoá cao. Đi liền với thuỷ lợi phải thực hiện tốt dự báo khí tượng, thuỷ văn, thực hiện
phòng chống lụt bão có hiệu quả.
- Mở rộng diện tích gieo trồng giống mới với cơ cấu hợp lý.
- Phân bón - yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng, cần phải đẩy mạnh sản xuất
phân bón, nhất là phân hữu cơ, phân vi sinh, đồng thời sử dụng hợp lý phân bón.
- Phát triển hệ thống giao thông bao gồm cả hệ thống giao thông nông thôn và giao

thông nội đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ giới hoá và vận chuyển hàng hoá.
- Coi trọng công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm thu hoạch để nâng cao chất lượng
và giá trị sản phẩm.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh chú ý biện pháp thủy lợi, giống,
phân bón, đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu.
- Làm tốt công tác khuyến nông, nhằm chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới cho người
sản xuất.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế khuyến khích phát triển ngành trồng trọt như:
chính sách giá cả, thị trường chính sách vốn, chính sách đấy đai...
Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã,
hộ gia đình và trang trại, liên kết chặt chẽ các hình thức tổ chức sản xuất để đẩy nhanh
quá trình sản xuất hàng hoá trong ngành trồng trọt.


10

PHẦN II. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Việc giải quyết vững chắc vấn đề an ninh lương thực ở nước ta có ý nghĩa
như thế nào đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước?
Hướng dẫn trả lời
Ý nghĩa của việc giải quyết vững chắc vấn đề an ninh lương thực ở nước ta là
- Đảm bảo lương thực cho dân số đông.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, góp phần đưa chăn nuôi lên trở thành ngành sản
xuất chính.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- Tạo nguồn dự trữ quốc gia.
- Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế.
Câu 2. Chứng minh rằng lúa là cây lương thực chủ yếu ở nước ta. Lí giải tại sao?
Hướng dẫn trả lời
*Chứng minh

- Diện tích và sản lượng lúa tăng qua các năm (dc), chiếm >80% diện tích và sản lượng
cây lượng thực.
- Lúa được trồng ở hầu hết các địa bàn trên cả nước (Trừ Trung du miền núi Bắc Bộ và
Tây Nguyên có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với cây lương thực <60%, còn lại các vùng
hầu hết >60%)
- Hình thành 2 vùng trọng điểm cây lúa:
+ Đồng bằng sông Cửu Long các tỉnh có diện tích trồng lúa chiếm >90% so với diện
tích trổng cây lương thực.
+ Đồng bằng sông Hồng > 70%
- Nước ta đã đảm bảo an ninh lương thực và là 1 trong 3 nước xuất khẩu lúa gạo lớn
nhất thế giới.
* Giải thích:
- Nước ta có các điều kiện tự nhiên phù hợp với đặc điểm sinh thái cây lúa (là cây
nhiệt đới ưa ẩm, cần nhiều nước, phù hợp đất phù sa..). Nước ta có khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa, mưa nhiều, nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ phù hợp với điều kiện sinh
thái.
- Truyền thống sử dụng lúa gạo lâu đời, lịch sử trồng lúa từ lâu, là cái nôi của nền văn
minh...
- Nhu cầu sử dụng lúa gạo trong và ngoài nước lớn và ngày càng tăng.
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:


11

a) Trình bày hiện trạng sản xuất và phân bố cây lúa của nước ta.
b) Nêu nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trên.
c) Việc sản xuất lúa ở nước ta còn gặp những khó khăn nào cần khắc phục?
Hướng dẫn trả lời
a) Trình bày hiện trạng sản xuất của nước ta giai đoạn 2000 - 2007
Năm


2000

2005

2007

Diện tích (nghìn ha)

7666

7329

7207

Sản lượng lúa (nghìn tấn)

32530

35832

35942

Năng suất lúa (tạ/ha)

42,4

48,9

49,9


Bình quân lúa theo đầu người (kg)

419

431

422

* Nhận xét
- Diện tích gieo trồng lúa giảm (Dc)
- Nắng suất lúa tăng khá (Dc) nguyên nhân là do áp dụng các biện pháp thâm canh.
- Sản lượng lúa tăng (Dc) chủ yếu là do tăng năng suất.
- Tuy dân số nước ta tăng nhanh, nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn nên sản
lượng lương thực bình quân đầu người vẫn tăng trong giai đoạn 2000 - 2005, sau đó
2007 giảm xuống (Dc) do diện tích gieo trồng lúa giảm.
* Phân bố cây lúa
- Cây lúa được trồng ở tất cả các vùng trên cả nước do đây là cây lương thực chính của
nước ta, thích hợp với khí hậu nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất
nhất là đất phù sa.
- Tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực ở các địa phương có sự khác
nhau:
+ Những tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích cây lương thực đạt trên 90% bao
gồm tất cả các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh ở đồng bằng sông
Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định). Nguyên nhân đây là
những vùng đồng bằng có diện tích lớn, đất đai phù sau màu mỡ, nguồn nước dồi dào,
dân đông… thuận lợi cho trồng lúa.
+ Các tỉnh có tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực thấp dưới 60% tập
trung chủ yếu ở Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai…) và phần lớn các tỉnh thuộc Trung
du miền núi Bắc Bộ, một số tỉnh ở Đông Nam Bộ (Bình Phước, Bình Dương, Đồng

Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu) do đặc điểm địa hình, nguồn nước… không thuận lợi cho trồng
cây lúa, tập quán sản xuất…
+ Các tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa lớn): Phần lớn tập trung ở
đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp…)


12

b) Nguyên nhân
- Lúa là cây lương thực đóng vai trò chủ dạo trong việc đảm bảo an ninh lương thực ở
nước ta.
- Đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước, đặc biệt là chính sách
khoán 10 và luật ruộng đất mới.
- Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất lúa và đặc biệt đưa các giống mới vào
trồng đại trà phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
c) Khó khăn
- Điều kiện tự nhiên: thiên tai (bão lụt, hạn hán, sâu bệnh…) có ảnh hưởng xấu đến sản
xuất, làm cho sản lượng lúa không ổn định.
- Điều kiện kinh tế-xã hội
+ Thiếu vốn, phân bón, thuốc trừ sâu.
+ Công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế.
+ Thị trường xuất khẩu có nhiều biến động.
+ Diện tích trồng lúa đang có nguy cơ bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, công nghiệp
hóa…
Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và
giải thích ngành trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Hướng dẫn trả lời
* Đặc điểm
- Là vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta.

- Tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực đạt trên 90%.
- Là vùng có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất so với các vùng khác (dc).
- Các tỉnh có sản lượng lúa đạt trên 1 triệu tấn/năm: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp,
An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng (năm 2007)
* Giải thích
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi
+ Là đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta, rộng khoảng 4 triệu ha.
+ Phân lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa được bồi đắp hàng năm, nên rất màu mỡ,
nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu.
+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo với nguồn nhiệt ẩm dồi dào thuận lợi cho việc
sinh trưởng và phát triển cây lúa.


13

+ Nguồn nước phong phú do có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, thuận lợi
cho công tác thủy lợi.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Là vùng đông dân, người dân có kinh nghiệm trồng lúa trên nhiều dạng địa hình và
nhiều loại đất khác nhau. Người nông dân năng động, thích ứng nhanh với nền kinh tế
thị trường.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho sản xuất lúa ngày càng hoàn
thiện.
+ Là vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm số 1 của cả nước nên được Nhà nước
quan tâm, chú trọng đầu tư (thủy lợi, phân bó, giống, cơ sở hạ tầng…) và có các
chương trình hợp tác quốc tế.
+ Nhu cầu lúa gạo ở trong và ngoài nước lớn.
Câu 5. Phân tích vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế nước ta
Hướng dẫn trả lời
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nước ta (khí hậu, đất trồng)

- Khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi, phá thế độc canh trong sản xuất
nông nghiệp.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các ngành công nghiệp chế biến và sản
xuất hàng tiêu dùng.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, có giá trị như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,…
- Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phân bố lại dân cư và lao động
trên cả nước.
- Nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết nhu cầu ăn, mặc, hàng tiêu dùng cho
người lao động.
Câu 6. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển
và phân bố cây công nghiệp nước ta.
* Địa hình:
¾ diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên và
đồi núi thấp. Vì vậy, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp.
* Tài nguyên đất: rất đa dạng. Hai nhóm đất có diện tích lớn nhất là đất feralit và đất
phù sa.
- Đất feralit: tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho nhiều loại cây
công nghiệp khác nhau nhất là cây công nghiệp lâu năm.


14

+ Đất feralit trên đá ba-zan có diện tích khoảng 2 triệu ha , phân bố tập trung ở Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ, thích hợp cho trồng cây công
nghiệp lâu năm cà phê, cao su, hồ tiêu,…
+ Đất feralit trên đá vôi tập trung chủ yếu ở Trung du miền núi Bắc Bộ, thích hợp cho
trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đất feralit trên đá phiến và các loại đá mẹ khác phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc,
thích hợp trồng chè, một số cây đặc sản.
- Đất phù sa: tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng, thích hợp cho việc trồng các cây

công nghiệp ngắn ngày. Ở vùng ven biển đất bị nhiễm mặn thích hợp trồng dừa, cói.
- Ngoài ra còn có đất xám phù sa cổ, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ, thích hợp trồng
cao su, điều, mía, đậu tương, thuốc lá.
* Khí hậu
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với các cây công nghiệp có
nguồn gốc nhiệt đới.
- Khí hậu nước ta có sự phân hóa từ Bắc vào Nam, Đông sang Tây, theo độ cao. Chính
vì vậy ở Trung du và miền núi phía Bắc thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp cận
nhiệt như cây chè.
- Ở Tây Nguyên khí hậu mang tính chất cận xích đạo, lại có sự phân hóa theo độ cao,
vì vậy ngoài trồng được các cây nhiệt đới cà phê, cao su, tiêu…còn trồng được cây có
nguồn gốc cận nhiệt như cây chè.
- Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo, điều kiện lý tưởng để trồng các cây công
nghiệp nhiệt đới như cao su, cà phê, hồ tiêu, đậu tương, thuốc lá…
- Tuy nhiên tính chất thất thường của khí hậu, hạn hán kéo dài trong mùa khô, bão lụt
về mùa mưa, sương muối, sương giá về mùa đông là khó khăn không nhỏ.
* Nguồn nước: nguồn nước dồi dào, mạng lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện thuận
lợi để tưới tiêu cho các vùng cây công nghiệp. Tuy nhiên nhiều vùng còn thiếu nước
về mùa khô.
Câu 7. Trình bày những thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế-xã hội để phát
triển cây công nghiệp nước ta.
Hướng dẫn trả lời
a. Thuận lợi
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào do dân số đông và tăng nhanh.
+ Mức sống tăng nhanh tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn với sản phẩm cây công
nghiệp.


15


+ Truyền thống, kinh nghiệm sản xuất và chế biến cây công nghiệp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật.
+ Nhà nước đã xây dựng và quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
+ Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến gắn liền
với các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Chính sách
+ Chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp cùa Nhà nước.
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu.
b. Khó khăn
- Cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông còn lạc hậu, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm
cây công nghiệp.
- Công nghiệp chế biến nhỏ bé, chậm đổi mới công nghệ nên hạn chế khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.
- Thị trường xuất khẩu cây công nghiệp không ổn định.
Câu 8. Trình bày tình hình phân bố cây công nghiệp nước ta.
Hướng dẫn trả lời
- Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
+ Cà phê được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở Đông
Nam Bộ, và rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.
+ Cao su được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.
+ Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên
hải miền Trung.
+ Điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
+ Dừa được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Chè được trồng nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên (nhiều
nhất là tỉnh Lâm Đồng).
- Cây công nghiệp hằng năm
+ Chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.

+ Mía được phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền
Trung.
+ Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, trên đất xám bạc
màu ở Đông Nam Bộ và ở Đắk Lắk.


16

+ Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, những năm gần đây
được phát triển mạnh ở Đắk Lắk, Hà Tây và Đồng Tháp.
+ Đay ở đồng bằng sông Hồng
+ Cói nhiều nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.
Câu 9. Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công
nghiệp chế biến là một phương hướng trong chiến lược phát triển nông nghiệp
nước ta?
Hướng dẫn trả lời
Phải phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến,

- Gắn chặt với các vùng chuyên canh kết hợp với công nghiệp chế biến trước hết nhằm
mục đích đưa công nghiệp phục vụ đắc lực cho nông nghiệp, từng bước thực hiện công
nghiệp hóa nông thôn.
- Từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nông thôn xích lại gần thành
thị.
- Giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời
gian vận chuyển.
- Nâng cao chất lượng nguyên liệu, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế
biến, nâng cao giá trị của nông sản và thu nhập cho người nông dân.
- Thu hút lao động, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân, giảm lao động thuần
nông, giảm tính mùa vụ trong nông nghiệp.
- Phát triển mô hình nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến có nghĩa là thực hiện

liên kết nông - công nghiệp, trong đó sản xuất nông nghiệp tạo ra nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến, còn công nghiệp chế biến làm tăng thêm giá trị của nông phẩm,
đem lại hiệu quả kinh tế cao, kích thích ngành nông nghiệp phát triển.
Câu 10. Tại sao việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần
phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta?
Hướng dẫn trả lời
a. Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp
* Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình ¾ diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, có nhiều cao nguyên,
vùng đồi rộng và bằng phẳng…
- Có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp: đất feralit ở miền núi, đất
phù sa ở đồng bằng, đất xám ở vùng trung du… (diễn giải)
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt, ẩm cao; phân hóa đa dạng thuận lợi
trồng cả cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới.
* Điều kiện kinh tế - xã hội


17

- Nguồn lao động dồi dào, phân bố ngày càng hợp lí hơn, có nhiều kinh nghiệm sản
xuất...
- Mạng lưới cơ sở công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.
- Nhu cầu thị trường lớn, đặc biệt thị trường xuất khẩu; chính sách khuyến khích phát
triển của Nhà nước.
b/ Việc phát triển cây công nghiệp đem lại nhiều ý nghĩa to lớn
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp các mặt hàng xuất khẩu.
Sản phẩm từ cây công nghiệp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
nước ta: cà phê, hồ tiêu, điều,….
- Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng đa dạng hóa, sản xuất hàng hóa
quy mô lớn.

- Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại lao động trên phạm vi cả nước, định canh
định cư cho đồng bào dân tộc,...
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng còn nhiều khó khăn.
Câu 11. Chứng minh rằng Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp
lớn nhất nước ta.
Hướng dẫn trả lời
- Quy mô sản xuất: Đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng cây công nghiệp
+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng lớn nhất
cả nước (d/c)
+ Đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp: cao su, cà phê,
điều …
- Mức độ tập trung đất đai trồng cây cây công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, đã
hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn
- Trình độ thâm canh, tổ chức quản lí và cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành trồng cây
công nghiệp
+ Trình độ thâm canh cây công nghiệp cao: ứng dụng nhiều máy móc, khoa học kĩ
thuật, sử dụng nguồn lao động trình độ cao, sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường, tổ
chức quản lí tốt.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật đặc biệt là cơ sở trồng và chế biến tiến bộ nhất cả nước.
- Hiệu quả kinh tế cao: cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị, giải quyết việc
làm phân bố lại dân cư và lao động…
Câu 12. Tại sao ngày nay cây cà phê được trồng ở vùng Tây Bắc của nước ta?
Hướng dẫn trả lời
Giải thích nguyên nhân:


18

- Cà phê là cây trồng của vùng nhiệt đới, ưa nóng ẩm và đất feralit. Tây Bắc có nhiều
thung lũng với dãy Hoàng Liên Sơn ngăn chặn bớt gió mùa Đông Bắc và các dãy núi

dọc biên giới Việt – Lào tạo hiệu ứng phơn nên vùng núi thấp vẫn mang tính nhiệt đới,
kết hợp với hệ đất ferelit và nguồn nước tưới phù hợp nên cây cà phê có thể sinh
trưởng ở đây
- Việc trồng cây cà phê ở Tây Bắc mạng lại nhiều hiệu quả (diễn giải)
Câu 13. Giải thích tại sao hiện nay ở nước ta diện tích trồng lúa giảm, trong khi
diện tích trồng cây công nghiệp lại tăng mạnh?
Hướng dẫn trả lời
- Diện tích gieo lúa trồng lúa giảm chủ yếu là do:
+ Sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hóa sản phẩm.
+ Xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất: diện tích trồng lúa chuyển sang thổ cư
và chuyên dùng.
- Diện tích gieo trồng cây công nghiệp tăng mạnh là do:
+ Nước ta có tiềm năng phát triển cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm ở
trung du, miền núi và cao nguyên.
+ Có nguồn lao động dồi dào (vì việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp đòi
hỏi nhiều lao động).
+ Việc đảm bảo lương thực đã giúp cho việc chuyển một phần diện tích cây lương thực
sang trồng cây công nghiệp.
+ Nhu cầu thị trường ngày càng lớn và sự hoàn thiện công nghệ chế biến đã góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp.
Câu 14. Tại sao nói cà phê là nông sản chuyên môn hóa của nền nông nghiệp
nước ta?
Hướng dẫn trả lời
- Nông sản chuyên môn hóa là loại nông sản được phát triển dựa trên những lợi thế so
sánh với các khu vực khác, mang lại sản lượng cao và trao đổi với các vùng khác với
tư cách là sản phẩm thế mạnh.
- Cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa vì:
+ Cà phê phát triển dựa trên những thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở nước ta
(dc).
+ Cà phê có diện tích lớn nhất so với các cây công nghiệp dài ngày khác: Tổng diện

tích cà phê năm 2007 là 489 nghìn ha, chiếm 27% tổng diện tích đất trồng cây công
nghiệp lâu năm của cả nước, cao gấp 1,3 lần diện tích cây cao su và khoảng 1,6 lần
diện tích trồng điều – 2 cây công nghiệp trọng điểm của nước ta.


19

+ Sản lượng cà phê cao nhất trong số cây công nghiệp lâu năm. Năm 2007, sản lượng
cà phê đạt 916 nghìn tấn, cao gấp 1,5 lần cây cao su và khoảng 3 lần điều.
+ Mức độ chuyên môn hóa cao: đã hình thành vùng chuyên canh cây cà phê lớn là:
Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trong đó, cây cà phê là cây chủ lực của Tây Nguyên.
+ Cà phê là nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta: Phần lớn lượng cà phê dùng cho
xuất khẩu, những năm gần đây Việt Nam đã vượt qua Braxin để trở thành nước xuất
khẩu cà phê (nhân) số 1 thế giới.
Câu 15. So sánh sản phẩm chuyên môn hóa cây công nghiệp lâu năm của vùng
chuyên canh cây công nghiệp Tây Nguyên và Đông Nam Bộ?
Hướng dẫn trả lời
* Giống:
- Đây là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta với hướng chuyên
môn hóa là cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều. Trong
đó, có các sản phẩm chuyên môn hóa chủ đạo có giá trị xuất khẩu, có vị trí hàng đầu
trong vùng và cả nước.
Giải thích: do hai vùng có điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây
công nghiệp với mức độ tập trung đất đai cao, khí hậu cận xích đạo gió mùa thích hợp
phát triển cây công nghiệp nhiệt đới…
* Khác nhau về vị trí chủ đạo của sản phẩm chuyên môn hóa và sự đa dạng về loại sản
phẩm
- Tây Nguyên:
+ Sản phẩm chuyên môn hóa chủ đạo là cây cà phê, chiếm hơn 80% diện tích và sản
lượng cà phê của của cả nước

Giải thích: Do Tây Nguyên có diện tích đất badan lớn, tập trung trên các cao nguyên
xếp tầng, khí hậu nhiệt đới phân hóa phù hợp với nhiều loại cây cà phê...
+ Bên cạnh cây công nghiệp nhiệt đới còn trồng cây công ngiệp cận nhiệt với diện tích
trồng chè lớn thứ hai cả nước ở Bảo Lộc – Lâm Đồng
Giải thích: Do địa hình Tây Nguyên có sự phân bậc theo các độ cao khác nhau làm khí
hậu có sự phân hóa theo độ cao, xuất hiện khí hậu cận nhiệt gió mùa trên núi.
- Đông Nam Bộ: Vùng chuyên canh cây công nghiệp nhiệt đới điển hình, so với Tây
Nguyên, cao su, hồ tiêu, điều có vị trí quan trọng hơn. Trong đó, cao su là cây chủ đạo.
Giải thích: Do Đông Nam Bộ có khí hậu nóng, diện tích đất xám lớn, dễ thoát nước,
địa hình thấp hơn tránh được gió mạnh.
Câu 16. Hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản
xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây dựa vào bảng số liệu sau đây:


20

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây (Đơn vị: tỉ đồng)
Loại cây

Năm 2000

Năm 2007

Cây lương thực

55 163,1

65 194,0

Cây rau đậu


6 332,4

10 174,5

Cây công nghiệp

21 782,0

29 579,6

Cây ăn quả

6 105,9

8 789,0

Cây khác

1 474,8

1637,7

Tổng số

90 858,2

115 374,8

Hướng dẫn trả lời

a) Cơ cấu ngành trồng trọt
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta phân theo nhóm cây
(Đơn vị: %)
Loại cây

Năm 2000

Năm 2007

Cây lương thực

60,7

56,5

Cây rau đậu

6,9

8,8

Cây công nghiệp

23,9

25,6

Cây ăn quả


6,7

7,6

Cây khác

1,8

1,5

Tổng số

100,0

100,0

- Nhận xét:
+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng của ngành trồng cây lương thực luôn chiếm cao
nhất: năm 2007 là 56,5% vì dân số nước ta đông, việc phát triển sản xuất lương thực nhằm
đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Nguyên nhân khác: điều kiện tự nhiên (đất đai, khí
hậu, nguồn nước) thuận lợi, điều kiện kinh tế - xã hội (dân đông, có nhiều kinh nghiệm
thâm canh cây lương thực…).
+ Cây công nghiệp có tỉ trọng lớn thứ 2 chiếm 25,6% (năm 2007). Nguyên nhân là do
việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu,
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Tiếp theo là đến rau đậu, cây ăn quả và các cây khác. Tuy nhiên, tỉ trọng của các loại cây này
còn nhỏ (chiếm 17,9% trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt).
b) Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Cơ cấu ngành trồng trọt có sự chuyển dịch rõ rệt:
+ Các cây có tỉ trọng tăng: rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả. Trong số này, tăng

nhanh nhất là rau đậu (tăng 1,9%) do nhu cầu lớn của thị trường.
+ Cây lương thực và các loại cây khác có tỉ trọng giảm, trong đó cây lương thực giảm
nhanh nhất (giảm 4,2%), cây khác giảm ít hơn (0,3%).
- Giải thích:
+ Ngành trồng trọt có xu hướng đa dạng hóa cây trồng.


21

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các cây có sự khác nhau: cây công nghiệp, cây
rau đậu và cây ăn quả có tốc độ tăng trưởng nhanh nên tỉ trọng tăng trong cơ cấu.
Trong khi đó, cây lương thực và cây khác có tốc độ tăng trưởng chậm nên tỉ trọng
giảm.
Câu 17. Căn cứ vào bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lương thực của nước ta qua các năm
Diện tích cây
Năm lương thực
(nghìn ha)

Trong đó:
lúa (nghìn
ha)

Sản lượng
lương thực
(nghìn tấn)

Trong đó:
lúa (nghìn
tấn)


2000

8.399

7.666

34.539

32.530

2005

8.383

7.302

39.622

35.832

2007

8.305

7.207

40.240

35.942


Kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Phân tích cơ cấu và tình hình sản xuất lương thực của nước ta qua các năm.
2. Giải thích tại sao trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên
không ngừng?
Hướng dẫn trả lời
1. Cơ cấu và tình hình sản xuất lương thực của nước ta qua các năm
a) Cơ cấu cây lương thực
- Cây lương thực nước ta gồm có lúa và hoa màu, trong đó lúa giữ vai trò chủ đạo.
Diện tích và sản lượng lúa so với diện tích và sản lượng
lương thực của nước ta qua các năm
Năm

Diện tích

Sản lượng

Nghìn ha

%

Nghìn tấn

%

2000

7.666

91,3


32.530

94,2

2005

7.392

87,4

35.832

90,4

2007

7.207

86,8

35.942

89,3

- Nhận xét:
+ Tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa so với diện tích và sản lượng lương thực cả nước luôn
ở mức rất cao (trên 85%).
+ Từ năm 2000 đến năm 2007, tỉ lệ này có xu hướng giảm do sự gia tăng của diện tích
trồng hoa màu (quan trọng nhất là ngô).

b) Tình hình phát triển
- Diện tích gieo trồng cây lương thực nói chung và lúa nói riêng có xu hướng giảm nhẹ
trong thời gian 2000 - 2007.
+ Cây lương thực giảm 94 nghìn ha.
+ Lúa giảm 459 nghìn ha.


22

Diện tích gieo trồng lúa giảm mạnh hơn diện tích gieo trồng cây lương thực nói chung,
chứng tỏ diện tích trồng hoa màu có xu hướng tăng (từ 773 nghìn ha lên 1098 nghìn
ha).
- Năng suất cây lương thực đặc biệt là năng suất lúa tăng khá nhanh.
+ Cây lương thực tăng từ 41,1 tạ/ha lên 48,5 tạ/ha.
+ Lúa tăng từ 42,4 tạ/ha lên 49,9 tạ/ha.
- Năng suất lúa luôn cao hơn năng suất hoa màu.
- Sản lượng lương thực tăng nhanh và liên tục (tăng 5708 nghìn tấn). Trong số này, lúa
tăng 3412 nghìn tấn, hoa màu tăng 2296 nghìn tấn.
- Bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh.
+ Từ 444 kg/người năm 2000 tăng lên 472,5 kg/người năm 2007.
+ Từ chỗ sản xuất lương thực không đảm bảo nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở thành
một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với quy mô trung bình mỗi năm khoảng vài
triệu tấn.
2. Trong những năm qua sản lượng lương thực của nước ta tăng lên không ngừng vì:
- Đường lối phát triển nông nghiệp.
+ Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
+ Chương trình lương thực là một trong ba chương trình kinh tế lớn của Nhà nước.
+ Các chính sách khuyến nông: khoán 10, luật ruộng đất mới đã được ban hành.
- Đầu tư
+ Chương trình khai hoang cải tạo đất.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi, phân bón, thuốc trừ sâu, cơ giới hóa, công
tác bảo vệ thực vật).
+ Giống mới có năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh thái.
+ Đầu tư xây dựng 2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm: Đồng bằng sông
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nhu cầu (trong và ngoài nước).
Câu 18. Lúa là cây trồng chiếm ưu thế trong cơ cấu lương thực của nước ta. Dựa vào
bảng số liệu đã cho, vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét về
tình hình phát triển và phân bố cây lúa ở nước ta.
Diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân sản lượng lúa
theo đầu người, giai đoạn 2000 - 2007
Năm

2000

2005

2007

Diện tích (nghìn ha)

7666

7329

7207

Năng suất (tạ/ha)

42,43


48,89

49,87

Sản lượng (nghìn tấn)

32530

35832

35942

Bình quân theo đầu người (kg)

419,0

431,1

422,0

Hướng dẫn trả lời
Nhận xét về tình hình phát triển và phân bố cây lúa ở nước ta
a) Tình hình phát triển
- Diện tích lúa giảm chậm: năm 2007 giảm 459 nghìn ha so với năm 2000. Diện tích lúa
giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng (sang đất đô thị, đất chuyên dùng...) hoặc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng (trồng rau, đậu, cây ăn quả,...).


23


- Năng suất lúa tăng khá nhanh: từ năm 2000 đến 2007 tăng được 7,44 tạ/ha, tăng gần 1,2 lần.
Năng suất lúa tăng do thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp.
- Sản lượng lúa tăng nhanh: từ năm 2000 đến năm 2007 tăng được 3412 nghìn tấn. Sản
lượng lúa vẫn tăng trong khi diện tích lúa giảm là do năng suất tăng nhanh hơn.
- Trong giai đoạn 2000 - 2007 do tốc độ tăng sản lượng lúa và tốc độ tăng dân số đạt
mức xấp xỉ nhau nên sản lượng lúa bình quân theo đầu người tăng chậm, từ 419
người/kg lên 422 người/kg.
b) Phân bố
- Lúa có phạm vi phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước ta, phân bố cả ở đồng bằng,
trung du và miền núi.
- Lúa tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng châu thổ (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng
sông Cửu Long). Điều đó phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa nước là ưa khí
hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước, cần nhiều công chăm sóc, đất phù sa màu mỡ.
- Phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ và được thể hiện thông qua tỉ lệ diện
tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực của từng vùng.
+ Tỉ lệ rất cao (trên 90%) gồm tất cả các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ở
Đồng bằng sông Hồng (Hà Tây cũ, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam
Định).
+ Tỉ lệ cao (trên 80% đến 90%) phân bố ở Đồng bằng sông Hồng (Ninh Bình, Hà Nam,
Hưng Yên, Hà Nội), rải rác ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Bình Định).
+ Tỉ lệ trung bình (trên 70% đến 80%): phần lớn các tỉnh thuộc Duyên hải miền Trung,
một số tỉnh vùng thấp của Trung du và miền núi Bắc Bộ (Quảng Ninh, Bắc Giang),
Đông Nam Bộ (Tây Ninh).
+ Tỉ lệ thấp (từ 60% - 70%): phần lớn các tỉnh thuộc Đông Bắc (Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ), rải rác ở Duyên hải miền Trung (Nghệ An, Ninh
Thuận, Bình Thuận).
+ Tỉ lệ rất thấp (dưới 60%) gồm các tỉnh thuộc vùng núi cao của Trung du và miền núi
Bắc Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh thuộc Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu).

- Trên cả nước nổi lên 2 vùng trọng điểm có diện tích và sản lượng lúa cao nhất cả
nước:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất.
Dẫn chứng : các tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa lớn) phần lớn tập
trung ở Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,
Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang.
+ Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ 2 (tất cả các tỉnh đều có diện tích trồng lúa so
với diện tích trồng cây lương thực trên 80%).
Câu 19. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Phân tích tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta.
2. Giải thích tại sao cây công nghiệp lâu năm có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu diện
tích cây công nghiệp ở nước ta.
Hướng dẫn trả lời
1. Tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta


24

a) Diện tích (khai thác từ biểu đồ cột ở Bản đồ cây công nghiệp)
Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 - 2007
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm

2000

2005

2007

Cây công nghiệp hàng năm


778

861

846

Cây công nghiệp lâu năm

1.451

1.633

1.821

Tổng số

2.229

2.494

2.667

Tổng diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng nhanh, đặc biệt là cây công nghiệp
lâu năm. Dẫn chứng (năm 2007 so với năm 2000, tổng diện tích cây công nghiệp
tăng 438 nghìn ha, gấp 1,2 lần, trong đó diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng
68 nghìn ha, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng 370 nghìn ha).
b) Cơ cấu
- Cơ cấu cây công nghiệp nước ta đa dạng gồm cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà
phê, cao su, hồ tiêu, điều) và cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Trong

số đó, các cây công nghiệp nhiệt đới có diện tích và sản lượng lớn nhất.
Diện tích thu hoạch và sản lượng một số cây công nghiệp nhiệt đới
của cả nước, năm 2007
Diện tích thu hoạch
(nghìn ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

Cà phê

489

916

Cao su

378

606

Điều

303

312

Cây công nghiệp

- Căn cứ vào thời gian thu hoạch, cây công nghiệp nước ta được phân thành 2 nhóm: cây

công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm.
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2000 - 2007
(Đơn vị: %)
Năm
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm
Tổng số

2000
34,9
65,1
100,0

2005
34,5
65,5
100,0

2007
31,7
68,3
100,0

Trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta, cây công nghiệp lâu năm chiếm
ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng (năm 2000 là 65,1%, năm 2007 là
68,3%). Ngược lại, diện tích cây công nghiệp hàng năm chiếm tỉ trọng nhỏ hơn và
đang có xu hướng giảm (tương ứng là 34,9% và 31,7%).
Giải thích
- Thị trường tiêu thụ (trong nước, ngoài nước).
- Thế mạnh trong nước để trồng và chế biến cây công nghiệp lâu năm.

2. Cây công nghiệp lâu năm có tỉ trọng cao nhất trong diện tích cây công nghiệp ở nước ta
vì:


25

a) Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển cây công nghiệp lâu năm
- Thế mạnh về tự nhiên:
+ Đất: diện tích lớn, có nhiều loại thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp lâu
năm, khả năng mở rộng diện tích còn nhiều.
+ Nguồn nước dồi dào từ các hệ thống sông, hồ có thể đảm bảo nhu cầu nước tưới cho
cây công nghiệp.
+ Khí hậu nhiệt đới nhưng lại có sự phân hóa đa dạng (theo chiều Bắc - Nam và theo độ
cao) nên có thể đa dạng hóa các loại cây công nghiệp lâu năm, bao gồm cả các cây có
nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt lẫn ôn đới.
- Thế mạnh về kinh tế - xã hội:
+ Dân cư đông, lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng nhiều loại
cây công nghiệp.
+ Công nghiệp chế biến ngày càng được phát triển mạnh.
+ Nguồn lương thực ngày càng được đảm bảo hơn cũng tạo điều kiện để ổn định và mở
rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm.
+ Nhu cầu của thị trường về các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ngày càng tăng.
+ Chính sách phát triển của Nhà nước: đầu tư phát triển cây công nghiệp nói chung và
cây công nghiệp lâu năm nói riêng.
b) Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội và môi
trường
- Về kinh tế:
+ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Tạo tiền đề để đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp và phân bố lại sản xuất công
nghiệp.

+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, trong đó cao su, cà phê thuộc nhóm hàng có
kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD.
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và các vùng nói riêng.
- Xã hội:
+ Giải quyết việc làm, nâng cao mức sống và thay đổi tập quán sản xuất mới cho đồng
bào các dân tộc ít người.
+ Góp phần phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước.
+ Giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng.
- Môi trường: điều hòa khí hậu, chống xói mòn, hạn chế hạ thấp mực nước ngầm, bảo vệ
môi trường sinh thái (về cơ bản, trồng cây công nghiệp lâu năm được coi như trồng
rừng).
Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải
thích sự phân bố cây công nghiệp ở nước ta .
Hướng dẫn trả lời
Nhận xét và giải thích sự phân bố cây công nghiệp ở nước ta
- Các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu) phân bố chủ yếu ở miền
núi, trung du vì thích hợp với các loại đất feralit, đất phù sa cổ.
+ Các cây công nghiệp nhiệt đới phân bố chủ yếu ở miền Nam do ở đây có khí hậu nóng
quanh năm.
Cụ thể:


×