Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

TL ôn thi học sinh giỏi đại lý 12 địa lí ngành trồng trọt việt nam và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi quốc gia d07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 66 trang )

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................2
2. Mục đích của đề tài.........................................................................................................3
3. Cấu trúc của đề tài...........................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG..........................................................................................................4
Chương 1. ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM.................................................4
I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT............................................4
1.1. Vai trò của ngành trồng trọt......................................................................................4
1.2. Đặc điểm của ngành trồng trọt..................................................................................4
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH
TRỒNG TRỌT VIỆT NAM...............................................................................................6
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên............................................................6
2.2. Nhân tố kinh tế xã hội...............................................................................................8
III. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH TRỒNG TRỌT.....................................10
3.1. Sự phát triển ngành trồng trọt.................................................................................10
3.2. Sự phân bố một số cây trồng chủ yếu.....................................................................12
VI. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH TRỒNG TRỌT......................................................................14
4.1. Cây lương thực.......................................................................................................14
4.2. Cây thực phẩm........................................................................................................20
4.3. Cây công nghiệp.....................................................................................................20
4.3. Cây ăn quả..............................................................................................................26
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC......................................27
I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.........................................................................................27
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC........................................................................................28
Chương 3: CÁC DẠNG BÀI TẬP PHẦN ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM
TRONG ÔN THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ....................................29
I. DẠNG CÂU HỎI GIẢI THÍCH....................................................................................29
1.1. Nhận dạng và yêu cầu.............................................................................................29
1.2. Phân loại và cách giải.............................................................................................29


1.3. Một số ví dụ............................................................................................................30
II. DẠNG CÂU HỎI CHỨNG MINH..............................................................................36
2.1. Nhận dạng và yêu cầu.............................................................................................36
2.2. Phân loại và cách giải.............................................................................................36
2.3. Một số ví dụ............................................................................................................37
1


III. DẠNG CÂU HỎI SO SÁNH......................................................................................40
3.1. Nhận dạng và yêu cầu.............................................................................................40
3.2. Phân loại và cách giải.............................................................................................40
3.3. Một số ví dụ............................................................................................................41
IV. DẠNG CÂU HỎI TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH...........................................................45
4.1. Nhận dạng và yêu cầu.............................................................................................45
4.2. Phân loại và cách giải.............................................................................................45
4.3. Một số ví dụ............................................................................................................45
V. DẠNG CÂU HỎI PHÂN TÍCH SỐ LIỆU...................................................................53
5.1. Nhận dạng và yêu cầu.............................................................................................53
5.2. Phân loại và cách giải.............................................................................................53
5.3. Một số ví dụ............................................................................................................53
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................62

2


ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP
TRONG ÔN THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành giữa trồng trọt và chăn nuôi, còn theo
nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Từ khi ra đời cho đến nay, nông nghiệp
luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế nói chung và đảm bảo sự sinh
tồn của loài người nói riêng.
Trồng trọt là ngành quan trọng nhất trong nông nghiệp nhằm khai thác và sử dụng đất
đai để tạo ra các sản phẩm thực vật. Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp với
chức năng chủ yếu là cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và cũng là nguồn hàng xuất
khẩu có giá trị.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Với nguồn nhiệt dồi
dào và lượng mưa, ẩm phong phú nước ta có khả năng phát triển ngành nông nghiệp nhiệt
đới với các sản phẩm trồng trọt đa dạng và điển hình như lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu…
Đối với nước ta ngành trồng trọt đóng vai trò vô cùng quan trọng, được coi là nền tảng của
sản xuất nông nghiệp, là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Trong quá trình dạy Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, địa lí ngành nông nghiệp nói
chung và địa lí ngành trồng trọt nói riêng đóng vai trò quan trọng, chiếm khối lượng thời
gian tương đối lớn. Bên cạnh việc cung cấp hệ thống kiến thức về ngành trồng trọt và các
phân ngành của nó, việc hệ thống hóa các dạng bài tập cho học sinh đóng vai trò quan trọng.
Mặc dù nội dung Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam khá gần gũi và thân thuộc với học sinh
nhưng để vận dụng kiến thức, hình thành và giải quyết các dạng bài tập không phải là dễ
dàng. Hiện nay, có nhiều sách tham khảo Địa lí có viết về ngành trồng trọt cũng như có
nhiều bài tập liên quan đến nội dung này, nhưng các bài tập vẫn còn ở dạng đơn lẻ, chưa
mang tính chất hệ thống, chưa đưa ra cách giải và hướng dẫn chi tiết. Điều này làm cho việc
sử dụng tài liệu của giáo viên và học sinh còn nhiều khó khăn.
Xuất phát từ vai trò, vị trí của chuyên đề Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam trong dạy
và học Địa lí đồng thời căn cứ vào thực trạng, nhu cầu rèn luyện bài tập, kĩ năng cho học
phần này tôi lựa chọn viết chuyên đề “Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam và các dạng bài
tập trong ôn thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí” để đóng góp cho kỉ yếu Hội thảo
chuyên môn Hội các trường chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ năm 2019.

3


2. Mục đích của đề tài
- Cung cấp hệ thống các kiến thức cơ bản về Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam.
- Giới thiệu một số phương pháp và phương tiện hỗ trợ dạy học cho chuyên đề.
- Xây dựng hệ thống một số dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến Địa lí ngành trồng
trọt Việt Nam trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí.
3. Cấu trúc của đề tài
Chuyên đề phân hóa khí hậu Việt Nam, ngoài phần mở đầu và kết luận, toàn bộ nội
dung chính được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam. Chương này sẽ hệ thống toàn bộ nội
dung, kiến thức có liên quan đến ngành trồng trọt nước ta.
Chương 2: Phương pháp và phương tiện dạy học.
Chương 3: Các dạng bài tập về địa lí ngành trồng trọt Việt Nam trong ôn thi học sinh
giỏi quốc gia môn Địa lí.

4


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1.
ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM
I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT
1.1. Vai trò của ngành trồng trọt
Trồng trọt đóng vai trò quan trọng nhất trong nông nghiệp nhằm khai thác và sử dụng
đất đai để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp.
Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp với chức năng cung cấp lương thực
thực phẩm cho con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là cơ sở phát
triển chăn nuôi và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

Ở nước ta, ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, hiện
nay chiếm đến 75% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Mặc dù tỉ lệ giá trị sản xuất trong
nông nghiệp giảm nhẹ, nhưng trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính.
Hiện nay, ngành trồng trọt nước ta có cơ cấu đa dạng và phong phú, gồm các phân
ngành: sản xuất cây lương thực và thực phẩm, cây rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả và
các loại cây khác.
1.2. Đặc điểm của ngành trồng trọt
1.2.1. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp. Với riêng
ngành trồng trọt, đất đai đóng vai trò quan trọng. Việc tiến hành sản xuất trồng trọt khó có
thể tiến hành nều không có cơ sở đất đai. Đất đai ảnh hưởng lớn đến: quy mô, phương
hướng sản xuất, mức độ tâm canh và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Vì vậy, trong sản xuất
nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng cần phải duy trì và nâng cao độ phì cho
đất, sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.
Căn cứ vào việc sử dụng đất trong quá trình sản xuất trồng trọt, ở nước ta hiện nay có
2 hình thức sử dụng đất là quảng canh và thâm canh
Quảng canh: Là biện pháp tăng sản lượng nông nghiệp chủ yếu do mở rộng diện tích
đất trồng trọt. Đây là đặc trưng của nền nông nghiệp trình độ thấp, mức độ sử dụng phân
bón, thuốc trừ sâu,… trên một đơn vị diện tích rất thấp. Hình thức quảng canh phổ biến ở
nhưng nơi đất nông nghiệp còn nhiều, bình quân đất nông nghiệp đầu người thấp
Thâm canh: Là biện pháp tăng sản lượng nông nghiệp do tăng năng suất cây trồng.
Đây là đặc trưng của nền nông nghiệp trình độ cao, tiên tiến. Nền nông nghiệp thâm canh áp
dụng rộng rãi các tiến bộ về khoa học – kĩ thuật trong nông nghiệp như máy móc, tưới tiêu,
lai tạo giống… Hình thức thâm canh phổ biến ở những nơi hạn chế về diện tích đất canh tác,
ít có khả năng khai hoang, mở rộng diện tích, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người
thấp.
5


1.2.2. Cây trồng là đối tượng lao động

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, các cơ thể sống. Chúng sinh
trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động lớn bởi các quy luật tự
nhiên. Vì vậy, việc hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên là một đòi
hỏi quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
1.2.3. Ngành trồng trọt mang tính mùa vụ cao, đặc trưng cho sản xuất nông nghiệp.
Tính mùa vụ là đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Thời
gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi tương đối dài, không giống nhau, thông
qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao
động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi. Sự không phù hợp này là nguyên
nhân sinh ra tính mùa vụ.
Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (đặc biệt là khí
hậu) điều này đã góp phần làm tăng tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lí, đa dạng
hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ), đồng thời phát triển các ngành nghề dịch vụ trồng
trọt.
1.2.4. Ngành trồng trọt phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Đặc điểm này bắt nguyền từ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng. Cây
trồng gắn bó chặt chẽ với điều kiện tự nhiên. Cây trồng chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có
đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên: nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng. Các
yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau, cùng tác động trong một thể thống nhất và không thể
thay thế.
Vì vậy, trong quá trình sản xuất, cần tôn trọng những quy luật tự nhiên và quy luật
sinh học để mang lại hiệu quả sản xuất cao và ổn định.
1.2.4. Trong nền kinh tế hiện đại, ngành trồng trọt ngày càng trở thành ngành sản xuất
hàng hóa
Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là sự hình thành và phát triển các vùng chuyên
môn hóa nông nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm. Ở
nước ta, hiện nay đã hình thành 7 vùng chuyên canh nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
Một số vùng nổi bật với các sản phẩm chuyên môn hóa rõ nét như: 3 vùng chuyên canh cây
công nghiệp gồm: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ; 2 vùng chuyên

anh lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước như: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng
sông Hồng; vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất cả nước như Đồng bằng sông Cửu
Long…

6


II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH
TRỒNG TRỌT VIỆT NAM
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò là tiền đề của sản xuất nông
nghiệp, điều này xuất phát từ đặc điểm đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và quan trọng
nhất, cây trồng là đối tượng lao động, mà cây trồng có quá trình phát sinh, phát triển. Các
nhân tố quan trọng hàng đầu là đất đai, khí hậu và nguồn nước.
2.1.1. Đất đai
Đất đai là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố ngành
trồng trọt. Về cơ bản nước ta có hai nhóm đất chính là đất feralit ở miền đồi núi và đất phù
sa ở đồng bằng. Mỗi loại đất có giá trị riêng đối với ngành trồng trọt.
Nhóm đất feralit gồm có đất feralit phát triển trên đá bazan, feralit phát triển trên đá
vôi, feralit phát triển trên các loại đá khác. Loại đất này với lượng khoáng nguyên thấp, cấu
trúc bền vững, hàm lượng mùn không cao, chua và có mày đỏ hoặc đỏ vàng nên đất này
thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, không thích hợp cho trồng cây lương
thực. Tốt nhất trong đất đồi núi là đất bazan được tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, một
phần ở Đông Nam Bộ, Nghệ An, Quảng Trị… Riêng ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có
khoảng 2 triệu ha. Đât là loại đất rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp (đặc biệt là
cao su, cà phê…) trên quy mô lớn.
Nhóm đất phù sa chiếm ưu thế ở khu vực đồng bằng, châu thổ. Hai đồng bằng lớn
nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng đồng thời cũng là hai
vựa lúa lớn nhất cả nước do có nhiều đất phù sa.
Đất xám phù sa ổ phân bố ở rìa đồng bằng sông Hồng và tập trung nhất ở Đông Nam

Bộ có khả năng phát triển cây công nghệp và cây ăn quả.
Ngoài đất phù sa, ở các đồng bằng còn nhiều đất khác như đất mặn, đất phèn, đất cát,
đất than bùn… các loại đất này chủ yếu dùng để phát triển các loại cây ưa mặn, ưa phèn…
giá trị sản xuất đối với ngành trồng trọt không lớn.
Đất đai là tài nguyên quý giá nhưng không phải vô tận. Quá trình sử dụng đất nước ta
mới sử dụng khoảng 28% vào mục đích nông nghiệp. Khả nưng mở rộng diện tích đất nông
nghiệp rất khó khăn. Vốn đất có thể mở rộng chủ yếu là đất dốc, thiếu nước, một phần bị xói
mòn và thoái hóa. Diện tích đất tương đối bằng phẳng có thể trồng lúa chỉ còn khoảng 30
vạn ha, trong đó hầu hết là đất phèn, đất mặn, đất ngập úng cần đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Trong khi đó, đất nông nghiệp nhất là đất đang trồng lúa đang bị sử dụng vào các mục đích
khác (đất ở, đất chuyên dùng: giao thông, đô thị…). Do vậy, việc đảm bảo quỹ đất và nâng
cao chất lượng đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nông nghiệp nước
ta.
2.1.2. Khí hậu
Nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu nước ta mang đặc trưng của khí
hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do ảnh hưởng của hình thể, địa hình và hoàn lưu khí quyển nên
7


khí hậu có sự phân hóa đa dạng giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng,
thay đổi từ tây sang đông khá đa dạng và phong phú. Khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến
ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt nước ta.
Tính chất nhiệt đới với nền nhiệt cao, ánh nắng đồi dào, nguồn nhiệt phong phú
thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển quanh năm và năng suất cao. Hơn nữa, độ ẩm
không khí cao, lượng mưa dồi dào cho phép cây trồng có sức tái sinh mạnh mẽ. Điều kiện
sinh thái nóng ẩm giúp cho cây ngắn ngắn có thể tăng thêm từ 1 đến 2 vụ trong năm. Đối
với cây dài ngày, có thể khai thác được nhiều đợt, nhiều lứa.
Đặc trưng của khí hậu tạo điệu kiện bố trí được tập đoàn cây trồng vật nuôi bao gồm
cả nhiệt đới và ôn đới, phù hợp với hệ sinh thái theo hướng phát triển bền vững. Ở vùng núi
cao, khí hậu quanh năm mát mẻ cho phép có thể hình thành tập đoàn cây trồng có nguồn

gốc cận nhiệt và ôn đới. Ở miền Bắc, mùa đông lạnh là tiền đề để phát triển tập đoàn cây vụ
đông.
Khí hậu có sự khác biệt giữa các vùng: miền Bắc mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam mang
đặc trưng vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa với hai mùa mưa khô sâu sắc đã tạo nên cơ
cấu mùa vụ, cơ cấu sản phẩm khác nhau giữa các vùng. Nhờ thế mà có sự chuyển dịch mùa
vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi.
Bên cạnh những thuận lợi đáng kể, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng gây nhiều trở
ngại đến sản xuất nông nghiệp. Tính chất biến động và sự phân hóa về khí hậu có những
mặt trái của nó, nó đã dẫn đến những tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán… những
năm gần đầu, cường độ có chiều hướng gia tăng gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Đồng thời, khí hậu nhiệt ẩm cao làm cho nhiều dịch bệnh, sâu hại cây trồng phát triển, lây
lan trên diện rộng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Việc phòng chống thiên tai,
sâu bệnh hai cây trồng, dịch bệnh đối với ngành trồng trọt luôn là nhiệm vụ quan trọng
trong quá trình sản xuất.
2.1.3. Nguồn nước
Việt Nam có nguồn nước mặt phong phú. Với 2360 con sông có chiều dài trên 10km,
nhiều sông lớn bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ như hệ thống sông Hồng, Sông Mã, sông
Cả, sông Cửu Long… nên khối lượng nước mặt lớn. Bên cạnh đó, lượng mưa hàng năm lớn
từ 1500 – 2000mm/ năm càng tạo điều kiện cho sự phong phú của nguồn nước mặt. Nguồn
nước này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới tuôi cho sản xuất nông
nghiệp.
Bên cạnh nước mặt, nguồn nước ngầm của nước ta cũng tương đối phong phú với trữ
lượng thăm dò khoảng 3,3 tỉ m 3/ năm. Đối với các vùng có mùa khô sâu sắc như Tây
Nguyên , Đông Nam Bộ, nước ngầm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho
sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, nước ngầm, nước mặt phong phú nhưng phân bố không đều theo thời gian
và không gian. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước, mùa kiệt chỉ còn 20-30% tổng lượng
8



nước. Đây là khó khăn đối với ngành trồng trọt. Để hạn chế việc thiếu nước trong mùa cạn
và dư thừa nước trong mùa lũ cần phải xây dựng các công trình thủy lợi lớn phục vụ nước
tưới tiêu một cách chủ động.
Ngoài ra, chất lượng nước mặt ở một số sông, hồ có xu hướng bị ô nhiễm nặng. Ở
các khu vực ven biển, nước mặn có chiều hướng tiến sâu vào đất liền. Điều này làm ảnh
hưởng đến việc sử dụng đất và thủy lợi nhất là vào mùa khô.
2.2. Nhân tố kinh tế xã hội
2.2.1. Dân cư và nguồn lao động
Nước ta là một nước đông dân. Theo tổng điều tra dân số năm 2019 dân số nước ta là
96,2 triệu người. Dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn
đặc biệt đối với các sản phẩm ngành trồng trọt.
Nguồn lao động nước ta tương đối dồi dào, mức gia tăng nguồn lao động khá lớn.
Trong đó, hơn 65% dân số sống ở nông thôn đã cung cấp nguồn lao động cho sản xuất nông
nghiệp.
Lao động nước ta có nhiều truyền thống kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt trong
việc trồng chế biến các loại cây trồng: lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả. Hiện nay, chất
lượng nguồn lao động đang được cải thiện, nâng cao về trình độ chuyên môn, trình độ tiếp
thu kĩ thuật, nhất là lực lượng lao động trẻ, có đủ sức đón nhận các chương trình khuyến
nông, thâm canh trong sản xuất. Điều này đã tạo điều kiện cho trồng trọt nước ta phát triển
theo hướng hàng hóa, thâm canh cao.
Tuy nhiên, nguồn lao động cũng gây khó khăn nhất định trong nông nghiệp. Số lao
động hàng năm tăng lên với nhịp độ nhanh mà phần đông là lao động kĩ thuật thấp, lao động
phổ thông đã làm nóng thêm tình hình việc làm ở khu vực này. Hơn nữa, nguồn lao động
chưa được sử dụng hợp lí và phân bố không đều giữa các ngành và các vùng trong cả nước.
Điều này gây sức ép lớn đối với ngành trồng trọt trong việc giải quyết việc làm cho lao
động.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trồng trọt
Trong nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật bước đầu đã được hình
thành và hoàn thiện. Một trong những nhiệm vụ chiến lược của ngành trồng trọt là thủy lợi

hóa. Vấn đề tưới tiêu về cơ bản đã được giải quyết, đặc biệt là các vùng đồng bằng. Hệ
thống đồng ruộng đã được cải tạo đảm bảo cho việc thâm canh, cơ giới hóa. Công tác phòng
trừ dịch bệnh cho cây trồng được triểu khai, các loại giống mới cho năng suất cao dần dần
thay thế cho các giống cũ…
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nền nông nghiệp
cũng được tăng cường đáng kể nhất là về thủy lợi, điện, phân bón, vật tư nông nghiệp, cơ
giới hóa. Nhiều tiến bộ khoa học kĩ tuật được đưa nhanh vào sản xuất, tạo ra những chuyển
biến mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả ngành trồng trọt.
9


Cơ sở hạ tầng và dịch vụ nông thôn đã có nhiều tiến bộ: tỉ lệ xã có điện, xã có đường
ô tô ngày càng tăng đặc bệt ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu
Long…
Tuy nhiên, một số vùng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho trồng trọt
còn hạn chế như ở miền Trung, Trung du miền núi Bắc Bộ… Đây là trở lại chính để cùng
này có thể phát triển nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng.
2.2.3. Đường lối chính sách
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Vì thế, từ lâu nông nghiệp đã được Đảng và nhà
nước coi là mặt trận hàng đầu. Nhiều chương trình phát triển nông nghiệp đã thúc đẩy mạnh
mẽ sự phát triển ngành nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng như chính sách khoán
10, khoán 100, chính sách coi lương thực thực phẩm là một trong 3 nhiệm vụ quan trọng
của đất nước, chính sách quy hoạch và phát triển các vùng chuyên canh…
Trong thời kì Đổi mới, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
đã thúc đẩy sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, thúc đẩy nhiều hình thức hợp tác mới,
tự nguyện, sinh động đã tạo nên nền kinh tế đa dạng về sở hữu, đan xen, liên kết đồng thời
cạnh tranh lẫn nhau để cùng phát triển theo các quy luật kinh tế khách quan trong cơ chế thị
trường.
Chính sách hội nhập quốc tế mở ra những cơ hội cho nông sản Việt Nam mở rộng
sản xuất, thâm nhập vào các thị trường giàu tiềm năng như Mĩ, EU, Nhật Bản… góp phần

tạo những bước đi táo bạo cho trồng trọt Việt Nam.
2.2.4. Thị trường
Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất. Thị trường ngành
trồng trọt ngày càng mở rộng. Trong nước, với hơn 96 triệu dân cùng với tập quán ăn uống
chủ yếu là tinh bột, thực phẩm từ thực vật đã tạo nên nhu cầu lớn cho ngành trồng trọt phát
triển.
Thị trường ngoài nước (xuất khẩu) ngày càng mở rộng, nhiều sản phẩm đã có chỗ
đứng trên các thị trường khó tính. Công nghiệp chế biến được đẩy mạnh, đầu tư nâng cao
chất lượng nông sản.
2.2.5. Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố kể trên còn nhiều nhân tố khác có ảnh hưởng đến ngành trồng trọt
như những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, quan hệ sở hữu ruộng đất, việc huy
động vốn… Tất cả tạo thành một hệ thống cùng thúc đấy sự phát triển của ngành trồng trọt.

10


III. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH TRỒNG TRỌT
3.1. Sự phát triển ngành trồng trọt
Vị trí ngành trồng trọt trong nông nghiệp:
Ngành trồng trọt chiếm vị trí quan trọng. Hiện nay, trong tổng giá trị sản xuất nông
nghiệp, giá trị ngành trồng trọt chiếm đến trên 70% tổng giá trị sản xuất. Đây vẫn là ngành
chính trong sản xuất nông nghiệp nước ta.

Năm
2000
2005
2010
2012


GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ
PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2012
(Đơn vị: tỉ đồng)
Tổng số
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ nông nghiệp
129087,9
101043,7
24907,6
3136,6
183213,6
134754,5
45096,8
3362,3
540162,8
396733,7
135137,1
8292,0
746479,9
533189,1
200849,8
12441,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXb Thống kê 2013)

Nhìn chung, giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng lên liên tục qua các năm. Năm
2012 đạt 533189,1 tỉ đồng, tăng gấp 5,3 lần so với năm 2000.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt luôn chiếm vị trí cao
nhất, đạt trên 70% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Mặc dù hiện nay, tỉ trọng ngành trồng
trọt đang có xu hướng giảm từ 78,3% (năm 2000) xuống 71,4 % (năm 2012) nhưng ngành

này vẫn chiếm vai trò quan trọng nhất, đồng thời giá trị sản xuất vẫn tăng lên.
Giá trị sản xuất các phân ngành của trồng trọt cũng có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt
các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT THEO GIÁ SO SÁNH
PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2011
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Cây lương thực Cây công nghiệp
Cây ăn quả
2000
90858
55163
21782
6106
2005
107898
63853
25586
7943
2009
124463
69959
32165
9676
2011
135882
76228
35017
10848

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam. NXB Thống kê)
Diện tích các loại cây trồng có xu hướng tăng, năm 2014 đạt 14,8 triệu ha, tăng 1,6
triệu ha so với năm 2005. Việc tăng diện tích đất trồng trọt chủ yếu diễn ra ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long, các vùng chuyên canh cây công nghiệp như Tây Nguyên, Trung du
miền núi Bắc Bộ.
11


DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm
2005
2014
Tổng số
13.287,0
14.809,4
Cây lương thực
8.383,4
8.996,2
Cây công nghiệp
2.495,1
2.843,5
Cây khác
2.408,5
2.969,7
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê,2016)
Các sản phẩm chủ yếu: Các loại cây trồng chủ yếu ở nước ta là các loại cây trồng có
nguồn gốc nhiệt đới, nổi bật với lúa gạo, điều, hồ tiêu, cà phê, cao su… Đây là những mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Ngoài ra, những loại rau đậu, cây ăn quả cũng là những
sản phẩm có giá trị.


Lúa gạo

Chè

Cà phê

Điều
12


Cao su
Rau, thực phẩm

Cây ăn quả
Hồ tiêu

3.2. Sự phân bố một số cây trồng chủ yếu
Các loại cây trồng nước ta có sự phân bố ngày càng phù hợp hơn với các vùng sinh
thái nông nghiệp. Sự phân bố cụ thể từng loại cây trồng sẽ được tác giả đề cập chi tiết ở
phần tiếp theo. Ở đây, tác giả chỉ đưa ra sự phân bố mang tính khái quát của ngành trồng trọt
nước ta.
Hiện nay, nước ta đã hình thành 7 vùng nông nghiệp với các sản phẩm khác nhau.
Trong đó, nổi bật lên là 2 vùng trọng điểm sản xuất cây lương thực thực phẩm là Đồng bằng
sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất là
Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên và Trung du, miền núi Bắc Bộ.
ATLAT 7 VÙNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CÁC SẢN PHẨM CHÍNH

13



14


VI. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH TRỒNG TRỌT
4.1. Cây lương thực
4.1.1. Vai trò
Việc đẩy mạnh sản xuất cây lương thực có tầm quan trọng đặc biệt, là mối quan tâm
thường xuyên của Đảng và Nhà nước vì:
Cung cấp lương thực cho người dân – đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho con
người, trong điều kiện nước ta là một nước đông dân với hơn 90 triệu người, đảm bảo an
ninh lương thực là một vấn đề quan trọng khi đất nước bước vào công cuộc hiện đại hóa và
công nghiệp hóa.
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như xay xát gạo, ngô, các ngành
công nghiệp chế biến khác, thúc đẩy thành công quá trình công nghiệp hóa.
Các sản phẩm cây lương thực còn là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, góp
phần đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính.
Cây lương thực còn tạo nguồn hàng xuất khẩu với khối lượng ngày càng lớn, chủng
loại măt hàng ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao và có khả năng cạnh tranh trên
thị trường.
Sản xuất cây lương thực tạo nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động dư thừa của
xã hội, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội trong những thập nên tới.
Việc đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
(cung cấp lương thực cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi...).
4.1.2. Điều kiện phát triển cây lương thực
a. Thuận lợi
* Điều kiện tự nhiên
Địa hình và đất đai: Nước ta có ¼ điện tích đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đất phù
sa màu mỡ, thuận lợi cho việc thâm canh lúa nước. Ở những vùng đồi núi cao, có một số
thung lũng sông và cánh đồng giữa núi: Nghĩa Lộ (Yên bái), Trùng Khánh (Cao Bằng), Mường

Thanh (Điện Biên), có thể phát triển cây lương thực. Ngoài ra, vùng đồi núi còn có đất phù sa
cổ thuận lợi cho phát triển cây hoa màu.
Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có nền nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, số giờ nắng
nhiều, cho phép nước ta có thể canh tác quanh năm, có khả năng thâm canh, xen canh, tăng
canh, gối vụ. Nền nhiệt cao, số giờ năng lớn, tạo thuận lợi cho việc phơi sấy, bảo quản sản
phẩm. Khí hậu có sự phân hóa đa dạng (theo mùa, Bắc Nam, độ cao, Đông Tây) là cơ sở để
xây dựng cơ cấy mùa vụ khác nhau giữa các vùng miền.
Nguồn nước: Dồi dào, được cung cấp bởi các hệ thống sông, nguồn nước ngầm
phong phú thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu nước cho cây
trồng.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
15


Dân cư – lao động: Nước ta có dân số đông (trên 96 triệu người - 2019) vừa cung cấp
nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người dân có truyền thống,
kinh nghiệm trong sản xuất cây lương thực, đặc biệt là thâm canh lúa nước.
Cơ sở vật chất kĩ thuật đang ngày càng được tăng cường, đầu tư: hệ thống các công
trình thủy lơi, cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây trồng có năng suất cao, các dịch vụ
nông nghiệp, công nghiệp chế biến lương thực phát triển,...
Đường lối chính sách: coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, lương thực là 1/3
chương trình kinh tế lớn của nhà nước, những chính sách khuyến nông (khoán 10, luật
ruộng đất mới...) tạo điều kiện cho người nông dân làm chủ đất đai, giải phóng sức lao
động, phát huy tính sáng tạo để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa.
Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng: Trong nước (dân đông, nhu cầu sử dụng
lương thực trong bữa ăn hàng ngày lớn), Ngoài nước (các thị trường truyền thống và thị
trường mới).
b. Khó khăn
Về tự nhiên: Thiên nhiên nhiệt đới kém ổn định, nhiều thiên tai (hạn hán, bão lụt) và
sâu bệnh vẫn thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực; có năm thiên tai diễn ra trên diện

rộng. Đất đai bị thoái hóa, bạc màu, khả năng mở rộng diện tích còn hạn chế. Nguồn nước:
thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô (đặc biệt ở miền Nam)
Về kinh tế - xã hội: Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn, lạc hậu (phân bón, thuốc
trừ sâu, dịch vụ nông nghiệp còn thiếu thốn, chưa phát triển rộng khắp, hệ thống thủy lợi
chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghệ sau thu hoạch còn yếu... Thị trường lương thực
không ổn định. Giá lương thực thấp so với giá vật tư nông nghiệp và hàng công nghiệp. Giá
gạo xuất khẩu còn bấp bênh.
4.1.3. Cơ cấu
Cơ cấu cây trồng: Ở nước ta, cây lương thực bao gồm một số cây hàng năm như lúa,
ngô, khoai, sắn. Ngoài cây lúa, các cây được gọi chung là cây hoa mầu (hay mầu).
Trong nhóm cây lương thực, lúa luôn luôn giữ vị trí hàng đầu. Đối với nhân dân ta,
cây lúa đã đi vào cuộc sống thường nhật từ hàng ngàn đời nay.
Về cơ cấu mùa vụ, nước ta có ba vụ kế tiếp nhau là vụ mùa, vụ đông xuân và vụ hè
thu, trong đó quan trọng nhất là vụ mùa và vụ đông xuân. Do sự phân hóa của khí hậu nên
trong phạm vi cả nước, lúc nào cũng có các hoạt động liên quan đến việc trồng lúa (gieo
cấy, chăm sóc, thu hoạch.
Hiện nay, cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi tích cực: Diện tích lúa mùa giảm do thời gian
vụ mùa trùng với mùa mưa bão miền Bắc, mùa ngập lụt ở miền Nam, đồng thời thời kì này
độ ẩm cao, dịch bệnh phát triển mạnh khiến cho năng suất lúa thấp, thời gian sinh trưởng
dài. Diện tích lúa vụ đông xuân và hè thu tăng do đây là thời gian có nhiều điều kiện thuận
lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển, đồng thời tránh được mùa mưa bão, lũ…, năng
suất cây trồng cao.
16


4.1.3. Tình hình phát triển
* Về diện tích
DIỆN TÍCH CÂY LƯƠNG THỰC CÓ HẠT NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2017
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm

Tổng diện tích
Trong đó
Diện tích lúa
Diện tích ngô
1990
6.476,9
6.042,8
431,8
1995
7.324,3
6.765,6
556,8
2000
8.399,1
7.666,3
730,2
2005
8.383,4
7.329,2
1.052,6
2010
8.615,9
7.489,4
1.125,7
2015
9.008,8
7.828,0
1.178,9
2017
8.810,7

7.708,7
1.099,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam. Nxb Thống kê. 2019).
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt có xu hướng tăng lên, mặc dù có sự biến
động nhẹ (giai đoạn 2015 – 2017) có xu hướng giảm nhẹ (do việc chuyển đổi diện tích trồng
cây lương thực không hiệu quả sang trồng các loại cây khác), nhưng giữ vững ở mức ổn
định trên 8,8 triệu ha.
Trong cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực, lúa vẫn là cây trồng chủ lực với
diện tích lên đến 7,7 triệu ha, chiếm 87,5% tổng diện tích gieo trồng cây lương thực.
Tỉ lệ diện tích trồng lúa có xu hướng giảm từ 93,3% (năm 1990) xuống còn 87,5%
(năm 2017) cùng với đó là sự tăng lên của diện tích trồng ngô và các loại mầu lương thực
khác cho thấy tác động của chính sách đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, tránh độc tôn cây lúa
của nước ta.
* Về năng suất
Do áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, đặc
biệt thay các giống mới vào sản xuất, năng suất cây lương thực nói chung và cây lúa nói
riêng có sự tăng trưởng nhanh chóng. Năng suất cây lương thực tăng từ 30,7 tạ/ha (1990)
lên 53,4 tạ/ha (năm 2017). Trong đó, năng suất lúa cao nhất tăng từ 31,8 tạ/ha (năm 1990)
lên đến 55,4 tạ/ha (năm 2019).
NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM THEO VÙNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2017
(Đơn vị: tạ/ha)
Vùng
1995
2000
2010
2017
CẢ NƯỚC
36,9
42,4
53,4

55,5
Đồng bằng sông Hồng
42,1
53,6
59,2
56,8
Trung du và miền núi phía Bắc
27,3
35,9
46,3
49,1
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
32,4
40,0
50,7
55,8
Tây Nguyên
24,8
33,2
47,8
54,1
17


Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

26,6
30,3
44,8

51,4
40,2
42,3
54,7
56,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam. Nxb Thống kê. 2019).
Đồng bằng sông Hồng liên tục là vùng dẫn đầu cả nước về năng suất lúa trung bình
năm. (42,1 tạ/ha năm 1995 lên đỉnh cao năm 2010 là 59,2 tạ/ha, hiện giữa ở mức 56,8 tạ/ha
năm 2017). Tiếp đó là đồng bằng sông Cửu Long (tưng ứng là 40,2 tạ/ha, 54,7 tạ/ha và 56,4
tạ/ha).
* Về sản lượng
SẢN LƯỢNG CÂY LƯƠNG THỰC CÓ HẠT NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2017
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm
Tổng sản lượng
Trong đó
Sản lượng lúa
Sản lượng ngô
1990
19.897,7
19.225,1
671,0
1995
26.142,5
24.963,7
1.177,2
2000
34.538,9
32.529,5
2.005,9

2005
39.621,6
35.832,9
3.787,1
2010
44.632,2
40.005,6
4.625,7
2015
50.379,5
45.091,0
5.287,2
2017
47.899,0
42.763,4
5.131,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam. Nxb Thống kê. 2019).
Nhờ những chính sách khuyến nông và đầu tư đúng mức vào nông nghiệp, năng suất
và diện tích cây lương thực ngày càng tăng làm cho sản lượng cây lương thực tăng đáng kể,
từ 19,9 triệu tấn (1990) tăng lên gần 47,9 triệu tấn (năm 2017).
Sản lượng lúa tăng khá nhanh, từ 19,2 triệu tấn (năm 1990) lên 42,7 triệu tấn (2017).
Tỉ lệ sản lượng lúa chiếm ưu thế lớn trong sản lượng lương thực, hiện nay chiếm gần 90%
tổng giá trị sản lượng lương thực có hạt cả nước. Mặc dù tỉ trọng sản lượng lúa có xu hướng
giảm (từ 96,6% năm 1990 xuống 90% năm 2017) nhưng đây vẫn là cây trồng chủ đạo của
nước ta.
SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO CÁC MÙA VỤ Ở NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 1990 – 2017
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm
Sản lượng

Trong đó
Đông xuân
Hè thu
Lúa mùa
1990
19.225,1
7.865,6
4.090,5
7.269,0
2000
32.529,5
15.571,2
8.625,0
8.333,3
2005
35.832,9
17.331,6
10.436,2
8.065,1
2010
40.005,6
19.216,8
11.686,1
9.102,7
2017
42.763,4
19.415,7
15.461,8
7.886,0
18



(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam. Nxb Thống kê. 2019).
Trong cơ cấu sản lượng lúa, vụ Đông xuân và hè thu là hai vụ mùa quan trọng nhất,
chiếm phần lớn sản lượng lúa cả năm. Riêng hai vụ lúa này chiếm trên 80% tổng sản lượng
lúa. Sản lượng lúa mùa chiếm tỉ lệ nhỏ hơn, có xu hướng ngày càng giảm do những khó
khăn về thời tiết ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng lúa.
Bên cạnh cây lúa, trong các loại màu lương thực, ngô được chủ ý hơn cả. Diện tích,
sản lượng ngô tăng nhanh chóng. Sản lượng ngô tăng từ 671 nghìn tấn năm 1990 lên 5131,9
nghìn tấn (năm 2017), tăng 7,7 lần. Điều này liên quan đến việc đưa tiến bộ kĩ thuật và sản
xuất, đặc biệt là khâu giống.
Khoai lang là cây màu trồng luân canh với lúa vào vụ đông xuân trên đất cát pha.
Tuy năng suất khá cao nhưng vẫn xếp vào loại lương thực phụ, chủ yếu làm thức ăn cho gia
súc. Diện tích và sản lượng đều giảm.
Diện tích sắn giảm mạnh do đây là cây mẫn cảm với ánh sáng, phân bón và chiếm
đất quanh năm. Đất trồng sắn thường là đất đồi thoải, đã bạc màu. Cây sinh trưởng tốt,
nhưng không có khả năng bảo vệ đất khi mưa nhiều, cường độ cao. Ngoài ăn tươi, chưa có
cơ sở chế bến sắn nên sắn dùng làm thức ăn cho gia súc cũng gặp khó khăn.
* Bình quân lương thực có hạt theo đầu người và xuất khẩu lúa gạo
Với những thành tựu của ngành trồng cây lương thực, đặc biệt trồng lúa, bình quân
lương thực theo đầu người của nước ta tăng lên nhanh chóng. Năm 1995 bình quân lương
thực có hạt theo đầu người mới chỉ là 363,1 kg thì đến năm 2017 bình quân lương thực đạt
511,4 kg. Từ chỗ sản xuất không đảm bảo nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở thành một
nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Lượng gạo xuất khẩu hàng năm đạt từ 3-4 triệu
tấn/năm.
4.1.4. Sự phân bố sản xuất lương thực
Cây lương thực, đặc biệt là cây lúa phân bố rộng rãi, khắp cả ở đồng bằng, trung du,
miền núi… do đây là loại cây đóng vai trò quan trọng, phục vụ nhu cầu lương thực hàng
ngày của người dân.
Tuy nhiên, sản xuất cây lương thực có sự phân hóa rõ nét theo lãnh thổ. Các vùng lúa

lớn tập trung chủ yếu ở hai đồng bằng châu thổ nước ta: Đồng bằng sông Cửu Long và
Đồng bằng sông Hồng.

19


Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước. Đây là đồng bằng châu thổ
lớn nhất nước ta với diện tích trên 4 triệu ha, khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm,
nguồn nước dồi dào, đất phù sa màu mỡ là điều kiện thuận lợi để phát triển cây lương thực,
đặc biệt là lúa. Đây là vùng dẫn đầu cả nước về diện ích và sản lượng lúa. Diện tích gieo
trồng cây lương thực có hạt của
vùng đạt gần 4 triệu ha, chiếm
hơn 46% tổng diện tích gieo
trồng cây lương thực có hạt của
cả nước. Trong cơ cấu diện tích
gieo trồng cây lương thực có hạt,
lúa chiếm ưu thế tuyệt đối với
hơn 99%. Diện tích gieo trồng
lúa cả năm dao động trong
khoảng 3,7 – 3,9 triệu ha, chiếm
gần 51% tổng diện tích gieo
trồng lúa cả nước. Nhờ ưu thế về
diện tích, sản lượng lúa của vùng
luôn vượt quá ½ sản lượng lúa
toàn quốc, đạt bình quân từ 17 –
19 triệu tấn. Bình quân lương
thực có hạt hàng năm theo đầu
người trên 1000kg, gấp hơn 2
lần mức trung bình cả nước.
Vùng Đồng bằng sông Cửu

Long tập trung nhiều tỉnh có
diện tích và sản lượng lúa cao
nhất cả nước như: Kiên Giang,
An Giang, Đồng Tháp, Long An.
Đây cũng là vùng cung cấp
lượng gạo xuất khẩu chủ yếu của
nước ta.
Đồng bằng sông Hồng là
vùng trọng điểm sản xuất lúa thứ
hai cả nước. Mặc dù 70% diện
tích đất là đất màu mỡ nhưng những hạn chế về diện tích làm cho diện tích và sản lượng của
vùng đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, đây lại là vùng có trình độ thâm canh
cao nhất cả nước, liên tục đứng đầu cả nước về năng suất lúa, năm 2010 đạt gần 60 tạ/ha cao
hơn nhiều so với Đồng bằng sông Cửu Long và trung bình cả nước. Đồng bằng sông Hồng
chiếm khoảng 18% tổng sản lượng lúa cả nước. Các tỉnh trọng điểm như: Thái Bình, Nam
Định…
20


Ngoài hai vựa lúa lớn hất nói tên, các đồng bằng ven biển miền Trung cũng là nơi
phân bố của các cánh đồng lúa tuy quy mô nhỏ và không tập trung. Các dải đồng bằng:
Thanh – Nghệ - Tĩnh, Bình – Trị - Thiên, Nam – Ngãi – Định, Phú Yên – Khánh Hòa, Ninh
Thuận – Bình Thuận… với tổng diện tích gần 15000 km2, xấp xỉ bằng đồng bằng sông
Hồng.
Bên cạnh các đồng bằng, ở nước ta còn có một số cánh đồng trồng lúa ở miền núi
như Trùng Khánh, Quảng Uyên, Đông Khê, Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên… Đây là cơ
sở lương thực quan trọng cho một số tỉnh ở miền núi.
Ở các vùng khác (khu vực trung du và miền núi của Tây Bắc, Tây Nguyên) việc
trồng lúa còn gặp khó khăn, tỉ lệ diện tích trồng lúa thấp.


21


4.2. Cây thực phẩm
Ngày nay, tập đoàn cây thực phẩm của nước ta tương đối phong phú. Ngoài cây bản
địa, việc nhập nội, lai tạo từ nhiều giống cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cả ôn đới đã làm
tăng số lượng và chất lượng của tập đoàn cây trồng này.
Rau nhiệt đới phổ biến trên phạm vi cả nước, đặc biệt trong vụ xuân hè để phục vụ
cho nhu cầu hàng ngày cảu nhân dân: rau muống, các loại bí, bầu, mướp, cà… Các loại rau
cận nhiệt và ôn đới phân bố ở vùng núi và cao nguyên, trong đó điển hình là Sa Pa và Đà
Lạt.
Diện tích trồng rau của cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở ĐỒng bằng
sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, ray đậu được trồng nhiều ở những vùng
en các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng nhằm phục vụ nhu
cầu tiêu dùng lớn của dân cư.
Diện tích đậu các loại là trên 200 nghìn ha, nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên.
Các vùng trồng cây thực phẩm đã, đang được hình thành và phát triển mạnh nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa, nhất là các loại rau sạch.
4.3. Cây công nghiệp
4.3.1. Vai trò
Cây công nghiệp hay còn gọi là cây kĩ thuật để chỉ mục đích và tính chất của việc
gieo trồng các loại cây này nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản.
Việc sản xuất cây công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
nước ta.
Việc phát triển cây công nghiệp góp phần khai thác thế mạnh vùng đồi núi và trung
du, khắc phục tính mùa vụ, phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp
phát triển theo con đường đa canh, đa dạng hóa.
Sản xuất cây công nghiệp tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế
biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa cơ cấu công nghiệp và

phân bố lại sản xuất công nghiệp.
Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng nhất là các cây công nghiệp nhiệt đới, có giá
trị cao: cà phê, hồ tiêu, cao su... góp phần thực hiện 1/3 chương trình kinh tế lớn của Nhà
nước.
Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn
loai động đặc biệt lao động ở nông thôn, từ đó phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn
cả nước.
Phát triển cây công nghiệp còn nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết nhu cầu
ăn, mặc, hàng tiêu dùng cho người lao động.
Ngoài ra, việc trồng cây công nghiệp, đặc biệt là nhóm cây công nghiệp lâu năm có
giá trị như trồng rừng nên đóng vai trò quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
22


Nhìn chung, việc đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp trong giai đoạn hiện nay là
hướng chiến lược trong việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa nhiệt đới của nước ta.
4.3.2. Điều kiện phát triển
a. Thuận lợi
* Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: ¾ diện tích là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao
nguyên, đồi thấp, mặt bằng rộng. Đây là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các loại cây
công nghiệp.
- Đất đai: hệ đất trồng phong phú, đa dạng thích hợp cho phát triển cây công nghiệp,
đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm:
Đất đỏ bazan: có khoảng 2 triệu ha, phân bố thành khối lớn trên các cao nguyên xếp
tầng ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, thích hợp cho trồng cà phê, cao su với quy mô lớn.
Đất feralit phát triển trên các loại đá khác (phiến, gonai): chiếm diện tích khá lớn,
thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như chè và một số loại cây đặc sản khác.
Đất feralit trên đá vôi phân bố ở Trung du và miền núi Bắc Bộ thích hợp trồng các
loại cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, thuốc lá...

Đất xám phù sa cổ phân bố tập trung ở Đông Nam Bộ thích hợp với trồng cây lâu
năm như cao su, cà phê, điều, hồ tiêu và các cây công nghiệp ngăn ngày khác như: mía, lạc,
đậu tương,...
Đất phù sa phân bố ở các vùng đồng bằng châu thổ thích hợp trồng các loại cây công
nghiệp ngắn ngày xen canh trên đất lúa.
Đất mặn ven biển có thể trồng cây ưa mặn như: dừa, đước, đay, cói,...
- Khí hậu: mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nền nhiệt cao, thích hợp
trồng các loại cây công nghiệp mang nguồn gốc nhiệt đới.
Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo mùa, theo chiều bắc nam, đông tây và theo độ
cao tạo ra cơ cấu cây trồng đa dạng: bên cạnh các cây có nguồn gốc nhiệt đới (cà phê, cao
su, hồ tiêu) còn có thể phát triển các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè) và ôn đới (trẩu,
sở, hồi).
Khí hậu có mùa khô sâu sắc, thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản nông sản.
- Nguồn nước: khá dồi dào cả nước mặt và nước ngầm, là điều kiện thuận lợi cho
việc xây dựng hệ thống thủy lợi.
* Điều kiện kinh tế xã hội
- Dân cư – lao động:
Dân đông, tăng nhanh tạo nên nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
Hiện nay đang có sự phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng ngày càng hợp lí
hơn.
Mức sống người dân tăng nhanh tại nên thị trường trong nước rộng lớn để tiêu thụ
sản phẩm cây công nghiệp.
23


Người dân nước ta có nhiều truyền thống, kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến
cây công nghiệp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật – hạ tầng
Hệ thống thủy lợi đầu tư, cải thiện.
Nhà nước đã xây dựng và quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là

các cây công nghiệp mũi nhọn có giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra, việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến gắn
liền với các vùng chuyên canh đã tạo sự phát triển ổn định cho các vùng này.
Những chính sách đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân các vùng chuyên canh
cây công nghiệp lâu năm được chú trọng, góp phần ổn định đời sống đồng bào vùng chuyên
canh, tập trung phát triển cây công nghiệp.
- Chính sách phát triển:
Sự Đổi mới chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản có giá trị xuất
khẩu là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Nhà nước cũng có chính sách ưu tiên, hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Điều kiện khác: thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, vốn đầu tư tăng...
b. Khó khăn
* Về tự nhiên
Mùa khô kéo dài, đặc biệt ở những vùng phía Nam (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) gây
ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất cây công nghiệp.
Khí hậu nhiệt đới ẩm có nhiều thiên tai và biến động thời tiết...
* Về kinh tế - xã hội
Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng còn yếu kém, lạc hậu: công nghiệp chế biến chưa phát
triển mạnh mẽ, giao thông vận tải còn lạc hậu.
Thị trường nông sản biến động, nhiều sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp
ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.
4.3.3. Cơ cấu
Theo thời gian thu hoạch, cây công nghiệp nước ta được phân thành 2 nhóm: cây
công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp hàng năm: thường được trồng xen canh trên đất lúa, có nhiều loại
cây công nghiệp hàng năm: thuốc lá, dừa, đậu tương, mía, lạc,…
Cây công nghiệp lâu năm: đa dạng gồm: cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc cận
nhiệt, ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi…) và cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới (cà phê, cao
su, hồ tiêu, điều…)
4.3.4. Tình hình phát triển và phân bố

* Về quy mô, vai trò
Ngành trồng cây công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ngành nông
24


nghiệp. Nhờ sản lượng và giá trị các loại cây công nghiệp ngày càng tăng nên giá trị sản
xuất cây công nghiệp ngày càng lớn, tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu giá trị sản lượng
nông nghiệp. Đến năm 2007, giá trị cây công nghiệp chiếm 35,6% tổng giá trị ngành nông
nghiệp. Hiện nay, giá trị cây công nghiệp ngày càng tăng, cây công nghiệp ngày càng có vai
trò quan trọng trong ngành nông nghiệp.
* Về diện tích:
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005-2015
( Đơn vị: Nghìn ha)
Năm
2005
2010
2012
2015
Tổng diện tích
2.495,1
2.808,1
2.952,7
2.827,3
Cây hàng năm
861,5
797,6
729,9
676,8
Cây lâu năm
1.633,6

2.010,5
2.222,8
2.150,5
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê,2016)
Tổng diện tích cây công nghiệp ngày càng tăng lên. Năm 2005 là gần 2,5 triệu ha,
đến năm 2015 đạt trên 2,8 triệu ha.
Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm có sự biến động. Từ năm 2005 – 2010 có
xu hướng tăng lên, đến giai đoạn 2010 đến 2015 có xu hướng giảm liên tục, hiện ổn định ở
mức 650 nghìn ha. Cây công nghiệp hàng năm phần lớn trồng trên đất lúa nên khả năng mở
rộng diện tích không lớn. Bên cạnh đó, sản phẩm cây công nghiệp hàng năm chịu tác động
lớn của biến động thị trường nên diện tích có xu hướng giảm, không ổn định.
Cây công nghiệp lâu năm là các loại cây trồng có nhiều tiềm năng ở nước ta, mang
lại giá trị kinh tế cao. Phần lớn các cây công nghiệp hàng năm đều trồng trên đất đồi núi,
khả năng mở rộng diện tích lớn. Với chính sách quy hoạch vùng chuyên canh của Nhà nước,
diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2005 là
trên 1,6 triệu ha, đến năm 2015 tăng lên mức trên 2,1 triệu ha.
Do sự thay đổi về diện tích, cơ cấu diện tích cây công nghiệp có sự thay đổi nhanh
chóng. Trước đây, cây công nghiệp hàng năm chiếm tỉ trọng cao về diện tích (trước năm
1990, cây công nghiệp hàng năm chiếm gần 60% diện tích) thì đến nay cây công nghiệp lâu
năm đã chiếm đến gần 80% tổng diện tích, cho thấy ưu thế và khả năng của nhóm cây này
trong sản xuất cây công nghiệp.
* Việc sản xuất một số loại cây công nghiệp chính ở nước ta
- Nhóm cây công nghiệp lâu năm:
Cây công nghiệp lâu năm ở nước ta ngày càng có vai trò quan trọng trong số các cây
công nghiệp nói chung.
Về mặt kinh tế, đây là cây trồng lấy nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong chu
kì kinh doanh nhiều năm. Sinh trưởng và phát triển lâu năm trong điều kiện sinh thái nhất
định, can phải lựa chọn địa bàn phân bố cho cây công nghiệp lâu năm không chỉ sống được,
mà còn có năng suất cao, phẩm chất tốt, tạo được uy tín cho thị trường. Do mục tiêu là làm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tham gia khâu then chốt của quy trifnht rồng – chế

25


×