Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

TL ôn thi học sinh giỏi đại lý 12 địa lí ngành trồng trọt việt nam và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi quốc gia d08

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 106 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO

------

CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO CỤM
CÁC TRƯỜNG CHUYÊN DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Đề tài:

Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam
và các dạng bài tập trong thi học sinh
giỏi

1


MỤC LỤC

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Với vai trò là ngành nuôi sống xã hội, nông nghiệp nói chung, ngành
trồng trọt nói riêng trở thành ngành kinh tế không thể thay thế trong xã hội loài
người. Cũng vì thế mà ngay từ thời cổ đại, sự ra đời và phát triển của các nền
văn minh lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn – Hằng, Lưỡng Hà, Ai Cập và
ngay cả nền văn minh sông Hồng của chúng ta đều gắn liền với sự phát triển
của nông nghiệp. Đối với Việt Nam một đất nước đi lên từ nông nghiệp, một đất
nước có dân số đứng thứ 15 trên thế giới với hơn 50% lao động hoạt động trong
ngành này thì nông nghiệp lại càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh


tế. Trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay thì trồng trọt vẫn là
ngành giữ vai trò quan trọng chiếm tới 70% giá trị sản xuất nông nghiệp, là
ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời kì hiện nay do tác động của
quá trình công nghiệp hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ, tỉ trọng của
ngành trồng trọt trong cơ cấu nông nghiệp có xu hướng giảm đi, đây là một xu
thế tất yếu, mặc dù vậy nó vẫn là ngành có vai trò quan trọng của nước ta. Bộ
mặt ngành trồng trọt hiện nay cũng đã có nhiều thay đổi với sự phát triển của
nền sản xuất hàng hóa, công nghiệp hóa nông thôn.
Trong địa lí kinh tế xã hội nói chung, địa lí kinh tế xã hội Việt Nam nói
riêng, nội dung kiến thức về ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp chiếm
một khối lượng kiến thức khá lớn và rất quan trọng trong hệ thống kiến thức địa
lí đồng thời đây là nội dung tương đối khó. Đặc biệt, các câu hỏi liên quan đến
nó cũng thường xuyên xuất hiện trong các đề thi học sinh giỏi, thi THPT quốc
gia. Đối với học sinh và giáo viên các trường chuyên, ngoài việc trang bị được
các kiến thức cơ bản về học phần này, còn yêu cầu hiểu sâu sắc và rèn luyện các
kỹ năng có liên quan và giải các bài tập. Trong điều kiện trên toàn quốc chưa có
bộ sách giáo khoa chuẩn cho trường chuyên thì việc học tập và giảng dạy học
phần này gây không ít khó khăn cho các thầy cô và học chuyên, đặc biệt trong
việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
Vì vậy, việc hệ thống nội dung lý thuyết và các dạng bài tập liên quan đến
vấn đề phát triển và phân bố ngành trồng trọt trong địa lí ngành nông nghiệp sẽ
giúp các giáo viên và học sinh có được nguồn tài liệu đầy đủ, phong phú, logic
nhất về ngành nông nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc dạy
và học ở các trường chuyên.
3


Để đáp ứng các yêu cầu trên, chúng tôi xây dựng chuyên đề “Địa lí
ngành trồng trọt Việt Nam và các dạng bài tập trong thi học sinh giỏi”.
Đề tài hướng tới đối tượng chính là giáo viên và học sinh các trường

chuyên, nhất là trong quá trình ôn luyện thi học sinh giỏi Quốc gia. Tuy nhiên,
các giáo viên và học sinh phổ thông không chuyên cũng sẽ có được nguồn tài
liệu hữu ích phục vụ kì thi THPT quốc gia.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài nhằm cung cấp tới người đọc những kiến thức, kĩ năng trọng tâm
trong học và giải quyết bài tập về các ngành trồng trọt trong nông nghiệp. Cụ
thể là:
- Kiến thức:
+ Hệ thống hóa kiến thức về địa lý ngành trồng trọt:
• Vai trò, cơ cấu ngành trồng trọt.
• Các nhóm cây trồng chính với các nội dung: vai trò, điều kiện
phát triển, tình hình phát triển và phân bố.
+ Xây dựng hệ thống và phân loại các dạng bài tập liên quan
+ Giới thiệu các phương pháp và kĩ thuật dạy học đã được áp dụng và
mang lại hiệu quả tự học cao
+ Giới thiệu một số hình thức đã được tổ chức nhằm phát triển năng lực
tự học, tự nghiên cứu của học sinh
- Kĩ năng:
+ Phân loại, nhận dạng bài tập
+ Vận dụng kiến thức một cách linh hoạt để giải quyết các dạng bài tập
trên cơ sở định hướng có sẵn

4


CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG
1. Vai trò của ngành trồng trọt
Trồng trọt được coi là nền tảng của nông nghiệp, có vai trò quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, với nông nghiệp nói riêng.
- Nó cung cấp lương thực thực phẩm cho con người, cung cấp nguyên

liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển ngành chăn nuôi
và còn là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
- Tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động,
nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
2. Hiện trạng phát triển ngành trồng trọt
- Ngành trồng trọt là ngành có giá trị sản xuất cao trong cơ cấu giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp. Năm 2014 giá trị ngành trồng trọt đạt 572320 tỉ đồng,
chiếm 70% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất của ngành tăng
khá nhanh nhưng chậm hơn so với chăn nuôi.
Bảng giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành
của nước ta giai đoạn 2005 – 2014 (tỉ đồng)
Năm

Tổng

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ nông nghiệp

2005
183213.6 134754.5
45096.8
3362.3
2009
540162.8 396733.7
135137.1

8292.0
2012
746479.9 533189.1
200849.8
12441.0
2014
817600.0 572320.0
227292.8
17987.2
- Tỉ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
tuy cao nhưng đang có xu hướng giảm đi. Từ năm 2005 đến 2014, tỉ trọng của
ngành này đã giảm từ 73,6% xuống còn 70%. Đây cũng là xu thế tất yếu trong
bối sản xuất nông nghiệp hiện đại khi chúng ta đang thực hiện đa dạng hoá sản
xuất nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, đẩy mạnh chăn nuôi.
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
5


phân theo giá thực tế giai đoạn 2005 – 2014
- Cơ cấu ngành trồng trọt nước ta ngày càng đa dạng với nhiều nhóm cây
trồng khác nhau. Nếu theo giá trị sử dụng thì chúng ta có các nhóm cây trồng
chính: cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây rau đậu
Bảng cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá so sánh phân
theo nhóm cây trồng giai đoạn 1990 – 2014 (%)
Năm

Tổng

Cây lương Cây công Cây rau đậu, cây
thực

nghiệp
ăn quả, cây khác

1990
100
67.1
1995
100
63.6
2000
100
60.7
2005
100
59.2
2009
100
56.2
2014
100
54.5
Trong cơ cấu ngành trồng trọt hiện

13.5
18.4
24
23.7
25.8
28
nay, nhóm


19.4
18
15.3
17.1
18
17.5
cây lương thực vẫn là cây

trồng chính, chiếm tới hơn 54% giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tuy nhiên tỉ
trọng của nhóm cây này đang giảm nhanh chóng. Nhóm cây công nghiệp mặc
dù có tỉ trọng nhỏ hơn nhiều (chỉ chiếm 28% năm 2014) nhưng lại có tỉ trọng
tăng lên rất nhanh là do đây là nhóm cây có giá trị hàng hoá cao, có khả năng
xuất khẩu lớn. Đây cũng là kết quả của quá trình đa dạng hoá cơ cấu cây trồng
phá thế độc canh cây lúa.
3. Các nhóm cây trồng
3. 1 Ngành trồng cây lương thực
3.1.1 Vai trò
- Đối với các ngành kinh tế
+ Tạo nguyên liệu phong phú cung cấp cho các ngành công nghiệp chế
biến lương thực
+ Là nguồn thức ăn ổn định cho chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi
phát triển, trở thành ngành sản xuất chính
+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu với khối lượng ngày càng lớn, chất lượng
cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy ngoại thương phát triển
6


+ Cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp (cung cấp lương thực cho
vùng chuyên canh cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi,…)

- Đối với xã hội
+ Cung cấp lương thực cho 90 triệu dân. Nước ta đông dân, dân số còn
tăng nhanh nên nhu cầu lương thực, thực phẩm rất lớn và phải đặt lên hàng đầu
+ Tạo ra nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động dư thừa của xã hội, góp
phần giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội trong những thập niên tới
+ Đảm bảo an ninh lương thực và quốc phòng
- Đối với môi trường: khai thác hiệu, hợp lí quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên
3.1.2 Nguồn lực
a) Thuận lợi
* Điều kiện tự nhiên
- Đất trồng và địa hình: Năm 2013, diện tích đất nông nghiệp nước ta là 10,2 triệu
ha. Bình quân đất nông nghiệp là 0,1 ha/người, trong đó diện tích gieo trồng cây
lương thực là 8,7 triệu ha, còn có khả năng tăng diện tích bằng các khai hoang,
cải tạo đất, thâm canh, tăng vụ. Tài nguyên đất phong phú và đa dạng với nhiều
loại đất khác nhau thuận lợi để xây dựng cơ cấu cây lương thực đa dạng
+ Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở đồng bằng rất thích hợp với việc
trồng cây lương thực. Trong đó đất phù sa ngọt phân bố chủ yếu ở đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền Trung là loại đất tốt
nhất, thích hợp để trồng lúa. Đất xám phù sa cổ, đất cát ven biển thích hợp để
trồng các cây hoa màu
+ Nhóm đất feralit ở miền núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích đất tự
nhiên thích hợp để trồng các cây hoa màu.
+ Ngoài ra có một số cánh đồng giữa núi có đất đai màu mỡ thích hợp để
trồng cây lương thực như Than Uyên, Mường Thanh, Nghĩa Lộ…
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào (nhiệt độ trung
bình năm trên 20°C, lượng mưa trung bình năm 1500 – 2000 mm) tạo điều kiện
thuận lợi để cây lương thực tăng trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao, có
7



thể thâm canh, tăng vụ, xen canh gối vụ, nhiều nơi ở nước ta có 3-4 vụ lúa/ năm.
Khí hậu phân hóa theo mùa, theo đai cao, theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây
tạo sự đa dạng cho sản xuất cây lương thực, hình thành các vùng tự nhiên khác
nhau từ đó có cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng
- Nguồn nước dồi dào cả nước trên mặt và nước ngầm, thuận lợi cho việc
xây dựng mạng lưới thủy lợi đảm bảo tưới và tiêu nước cho sản xuất nông
nghiệp với các hệ thống sông lớn như sông Cửu Long, sông Hồng, sông Thái
Bình,…
Điều kiện tự nhiên, đất, khí hậu và nguồn nước thích hợp cho phép sản
xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp, mang lại hiệu quả
cao.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư và lao động:
+ Dân số đông, tăng nhanh, nguồn lao động dồi dào (42,53 triệu người,
chiếm 51,2 % dân số). Lao động nông nghiệp chiếm 59,6% lực lượng lao động
của cả nước.
+ Lao động có kinh nghiệm sản xuất cây lương thực, đặc biệt là thâm
canh cây lúa nước từ lâu đời. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao tạo
điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo chiều sâu
- Cơ sở vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện. Đã hình thành và phát triển hệ
thống thủy lợi với nhiều công trình đại thủy nông như hồ Dầu Tiếng, hệ thống
đê điều ở miền Bắc. Nhiều trạm, trung tâm lai tạo giống mới cho năng suất cao;
dịch vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm lương thực
ngày càng phát triển.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn đáp ứng cho nhu cầu của 90 triệu dân trong
nước, số dân ngày càng đông, mức sống cao. Thị trường xuất khẩu cũng mở
rộng, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.
- Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước với nhiều chính sách khuyến
khích, hỗ trợ người sản xuất. Nước ta coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,

chương trình phát triển lượng thực – thực phẩm là 1 trong 3 chương trình kinh
tế trọng điểm của nông nghiệp Việt Nam.
b) Khó khăn
* Điều kiện tự nhiên

8


- Thiên nhiên nhiệt đới kém ổn định, nhiều thiên tai (hạn hán, lũ lụt, sâu
bệnh,…) khiến sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên nên sản
xuất lương thực cũng bấp bênh
- Nguồn nhiệt ẩm dồi dào là môi trường tốt cho sâu bệnh dễ phát sinh,
phát triển gây hại cho cây trồng. Sự phân mùa sâu sắc của khí hậu làm cho mùa
khô kéo dài gây thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn.
- Quỹ đất nông nghiệp ít, bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp
ảnh hưởng đến quy mô sản xuất. Nhiều nơi đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn gây
khó khăn cho sản xuất.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát
triển rộng khắp. Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho toàn
bộ diện tích cây lương thực. Công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế
- Thị trường tiêu thụ không ổn định, giá lương thực nhiều năm thấp hơn
so với giá vật tư nông nghiệp, giá gạo xuất khẩu giảm
- Nhân dân thiếu vốn sản xuất để phát triển chuyên canh, quy mô lớn
3.1.3 Tình hình phát triển
- Giá trị ngành trồng cây lương thực đạt tỉ đồng 249,4 nghìn tỉ đồng năm
2014 và tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của ngành
trồng cây lương thực chậm hơn so với ngành trồng cây công nghiệp
- Tỉ trọng giá trị sản xuất của cây lương thực trong cơ cấu ngành trồng
trọt rất cao, chiếm 54,5 % (2014), đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu cây trồng,

nhưng do chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản xuất nông
nghiệp nên tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây lương thực có xu hướng
giảm.
- Cơ cấu cây trồng: nhóm cây lương thực gồm có lúa và hoa màu (ngô,
khoai, sắn), trong đó cây lúa là cây trồng chủ đạo, chiếm tới trên 90% diện tích
và sản lượng lương thực.
- Sản xuất lúa có nhiều bước phát triển trong những năm gần đây.
Bảng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2010
Năm
1990
2000
2005
2010
2016

Diện tích (nghìn ha)
6042.8
7666.3
7329.2
7489.4
7737.1
9

Sản lượng (nghìn tấn)
19225.1
32529.5
35832.9
40005.6
43615.1



(Nguồn: Niên giám thống kê)
+ Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh nhưng có biến động: từ 6,04 triệu ha
năm 1990 lên 7.66 triệu ha năm 2000, tuy nhiên giảm nhẹ còn 7,3 triệu ha năm
2005, rồi lại tăng lên gần 7,7 triệu ha năm 2015. Diện tích lúa của nước ta tăng
lên chủ yếu do mở rộng, cải tạo diện tích đất phèn, đất mặn ở đồng bằng sông
Cửu Long. Mấy năm gần đây, do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, biến đổi khí
hậu nên diện tích lúa cũng không ổn định.
+ Năng suất và sản lượng quy thóc liên tục tăng. Năng suất lúa năm 2005
đạt 48,9 tạ/ha thì đến năm 2015 tăng lên 55,8 tạ/ha. Đây là kết quả do chúng ta
đã áp dụng thành công các biện pháp khoa học kĩ thuật, đưa vào sản xuất nhiều
giống lúa cao sản giúp năng suất được tăng lên đáng kể.
+ Nhờ có năng suất tăng nhanh mà sản lượng lương thực quy thóc cũng
tăng lên rất nhanh, từ 39,6 triệu tấn năm 2005 lên 43.6 triệu tấn năm 2015.
+ Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi theo hướng đa dạng hóa cơ cấu mùa
vụ, phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương. Xu hướng chung là
giảm tỉ trọng của vụ lúa mùa, do đây là vụ có năng suất không ổn định, thường
xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai; tăng tỉ trọng của vụ lúa đông xuân và hè thu
vì đây là các vụ có năng suất cao, ổn định, có thể thu hoạch trước mùa mưa bão.
Diện tích lúa phân theo mùa vụ của nước ta giai đoạn 1995 - 2016
Diện tích (nghìn ha)
Lúa đông
Năm
Tổng
xuân
Lúa hè thu
Lúa mùa
1995
6765.6
2421.3

1742.4
2601.9
2000
7666.3
3013.2
2292.8
2360.3
2010
7489.4
3085.9
2436.0
1967.5
2013
7902.5
3105.6
2810.8
1986.1
2016
7737.1
3128.9
2872.9
1735.3
- Cây hoa màu: Phát triển khá ổn định và đều trở thành cây hàng hóa; diện tích,
năng suất và sản lượng đều tăng. Cây hoa màu quan trọng nhất là ngô; sản
lượng ngô năm 2016 đạt 5.2 triệu tấn. Sắn và khoai lang không còn giữ vai trò
là cây lương thực thiết yếu và chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa.
- Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người tăng nhanh. Đảm bảo đủ lương
thực trong nước, đáp ứng nhu cầu về an ninh lương thực và xuất khẩu, trở thành
quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
- Bên cạnh đó, Việt Nam còn là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Năm 2014

Việt Nam xuất khẩu 6.3 triệu tấn gạo, chiếm 14% sản lượng lúa gạo. Tuy nhiên
10


tỉ lệ xuất khẩu lúa gạo còn thấp, chất lượng lúa gạo xuất khẩu còn chưa cao,
thiếu sức cạnh tranh trên thị trường.
3.1.4 Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực
Trên cả nước đã hình thành hai vùng trọng điểm sản xuất lương thực là
đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
- Đồng bằng sông Cửu Long: là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta
đồng thời cũng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước. Lúa
chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng. Diện tích gieo
trồng lúa lớn nhất cả nước, chiếm 53,7 % diện tích đất trồng lúa của cả nước.
Sản lượng lúa đạt 25,6 triệu tấn năm 2015 chiếm 56,8% sản lượng lúa cả nước.
Năng suất lúa trung bình đạt 50,3 tạ/ha, cao hơn trung bình cả nước là 48,9 tạ/
ha, năng suất này chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng. Bình quân lương thực có
hạt theo đầu người là 1125 kg, gấp 2,4 lần mức trung bình cả nước, gấp 3,1 lần
Đồng bằng sông Hồng và cao hơn hẳn các vùng khác. Tất cả các tỉnh đều có tỉ
lệ diện tích trồng lúa chiếm trên 90% diện tích trồng cây lương thực. Có nhiều
tỉnh có sản lượng, diện tích lớn nhất cả nước như Kiên Giang, An Giang, Đồng
Tháp, Long An…
- Đồng bằng sông Hồng là vùng chuyên canh cây lương thực lớn thứ hai
cả nước, sau Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích gieo trồng cây lúa đạt 1,1
triệu ha năm 2015 (chiếm 14,6% của cả nước). Sản lượng lúa đạt 6,7 triệu tấn
(chiếm 16,5% cả nước). Là vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta. Tuy nhiên
do dân số đông nên bình quân lương thực trên đầu người của vùng là 375kg/
người, thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Bảng diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng
và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 – 2015
Năm

Diệnt tích
(nghìn ha)

2005

2015

7329.2 7830.6
1186.1
1110.9
3826.3 4304.1
Sản lượng
Cả nước
35832.9 45105.5
(nghìn tấn)
Đồng bằng sông Hồng
6398.4 6729.5
Đồng bằng sông Cửu Long
19298.5 25598.2
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
3. 2 Ngành trồng cây công nghiệp
3.2.1 Vai trò
Về kinh tế
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long

11



- Ngành trồng cây công nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú, đa
dạng cho công nghiệp chế biến (Ví dụ: cây cà phê, chè cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp sản xuất đồ uống; cây cao su là nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến cao su,…) tạo điều kiện để đa dạng hoá cơ cấu ngành công
nghiệp.
- Bên cạnh đó các sản phẩm của cây công nghiệp còn là nguồn hàng xuất
khẩu chủ lực thu về ngoại tệ lớn, đóng góp quan trọng vào cơ cấu GDP, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cây công nghiệp đã trở thành một trong những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như cây cà phê, cao su, điều, hồ tiêu…
Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, năm 2015 giá trị xuất khẩu cà
phê đạt 2,3 tỉ USD...
- Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp giúp phá thế độc canh
cây lúa, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy
nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Góp
phần phát triển kinh tế xã hội ở những vùng còn nhiều khó khăn, giảm sự chênh
lệch so với các vùng khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
Về xã hội
Phát triển ngành trồng cây công nghiệp còn mang lại ý nghĩa to lớn về
mặt xã hội:
- Phát triển cây công nghiệp sẽ góp phần giải quyết việc làm, từ đó nâng
cao thu nhập cho người dân.
- Việc phát triển các vùng trồng cây công nghiệp giúp hạn chế nạn du canh
du cư, góp phần phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng trong phạm vi cả
nước, đồng thời tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Về môi trường
- Việc phát triển cây công nghiệp góp phần khai thác có hiệu quả các tài
nguyên của đất nước đặc biệt là thế mạnh về tài nguyên đất đa dạng, nguồn
nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hoá đa dạng.
- Phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa như trồng rừng. Trồng cây công
nghiệp một cách hợp lí giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn đất.

- Một số cây công nghiệp ngắn ngày có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất
cho các cây trồng khác (Ví dụ: nốt sần trong rễ cây đậu tương cung cấp một
lượng đạm lớn cho đất).
3.2.2 Nguồn lực
12


Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên và kinh tế
xã hội để phát triển cây công nghiệp.
a) Thuận lợi
* Điều kiện tự nhiên
- Về địa hình, nước ta có nhiều cao nguyên rộng lớn, bề mặt tương đối
bằng phẳng như cao nguyên Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên, Mộc
Châu, Sơn La… và dải đồi trung du rộng lớn ở Bắc Bộ, Đông Nam Bộ là địa
bàn thuận lợi để hình thành vùng trồng cây công nghiệp tập trung.
- Tài nguyên đất phong phú đa dạng thích hợp phát triển nhiều loại cây
công nghiệp.
+ Nước ta chủ yếu có nhóm đất feralit chiếm tới 3/4 diện tích đất tự
nhiên. Đất này tuy nghèo mùn, chua, nhưng thoát nước tốt là loại đất thích hợp
nhất để trồng cây công nghiệp. Đặc biệt có hơn 2 triệu ha đất badan với tầng
phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung thành vùng lớn ở Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ là loại đất tốt nhất thích hợp để trồng các cây công
nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu…. Đất xám trên phù sa cổ tuy đã bạc
màu nhưng tơi xốp thoát nước tốt cũng phân bố tập chủ yếu ở Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên rất thích hợp để trồng các cây công nghiệp lâu năm, hàng năm. Đất
feralit trên đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng núi trung du Bắc Bộ thích hợp để
trồng các cây công nghiệp như chè, hồi, sơn ….
+ Nhóm đất phù sa ở đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, là loại đất
màu mỡ, độ phì cao thích hợp phát triển cây công nghiệp hằng năm như đay,
lạc, đậu tương.

- Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình năm trên 20 oC,
lượng mưa lớn từ 1500 – 2000 mm/năm thích hợp để phát triển cây công nghiệp
nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu,..
+ Khí hậu phân hoá đa dạng theo mùa, theo đai cao, theo chiều Bắc Nam là điều kiện để đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp. Miền Bắc có mùa
đông lạnh, trên các vùng núi có khí hậu mát mẻ trồng được các cây công nghiệp
cận nhiệt và ôn đới như chè.
- Nguồn nước dồi dào nhờ mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ thuỷ
điện, thuỷ lợi là nguồn cung cấp nước quan trọng cho việc trồng cây công
nghiệp. Nước ngầm đặc biệt có giá trị cho cung cấp nước tưới vào mùa khô.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
13


- Dân cư đông, lực lượng lao động dồi dào, chất lượng lao động ngày
càng được nâng cao, dân cư có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến
cây công nghiệp.
- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng cả trong nước và xuất khẩu:
+ Trước hết là đáp ứng nhu cầu của trên 90 triệu dân của nước ta với mức
sống ngày càng nâng cao; nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
+ Thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng nhất là khi Việt Nam
gia nhập WTO, ASEAN,… và một số nước trong EU.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành ngày càng được
tăng cường như: quy hoạch các vùng chuyên canh quy mô lớn, chú trọng đầu tư
phát triển công nghiệp chế biến, xây dựng các vùng chuyên canh, sử dụng giống
mới cho năng suất cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào trồng cây công
nghiệp.
- Hệ thống đường giao thông vận tải được nâng cấp và mở rộng: hệ thống
đường bộ với nhiều tuyến đường mới, hệ thống cảng biển: Hà Nội, Đà Nẵng,
Sài Gòn và 5 sân bay quốc tế.

- Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp: hỗ trợ
vốn cho người dân, hình thành các vùng chuyên canh gắn với chế biến cây công
nghiệp, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển
cây công nghiệp.
b) Khó khăn
* Điều kiện tự nhiên
Bên cạnh những thuận lợi thì ngành trồng cây công nghiệp vẫn còn gặp
phải một số khó khăn:
- Địa hình chủ yếu là đồi núi bị chia cắt mạnh gây khó khăn trong việc hình thành
các vùng chuyên canh quy mô lớn, độ dốc lớn nên đất đai dễ bị bị xói mòn rửa
trôi.
- Điều kiện nhiệt ẩm cao dễ phát sinh và lây lan sâu bệnh. Khí hậu diễn biến thất
thường, thường xuyên xảy ra thiên tai như rét đậm rét hại, sương muối, bão, lũ,
hạn hán khiến cho sản xuất cây công nghiệp bấp bênh không ổn định.
- Nước ta có mùa khô kéo dài sâu sắc, nhất là ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
làm mực nước ngầm hạ thấp, gây thiếu nước nghiêm trọng ở các vùng chuyên
canh.
* Điều kiện kinh tế xã hội
14


- Thị trường xuất khẩu không ổn định giá cả thất thường ảnh hưởng nhiều đến sản
xuất cây công nghiệp.
- Các cơ sở công nghiêp chế biến còn hạn chế, công nghệ lạc hậu chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển.
- Mạng lưới giao thông ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn như ở Tây Nguyên
gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.
- Những vùng có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp (Tây Nguyên, Trung
du miền núi Bắc Bộ) thì lại thiếu lao động có trình độ kĩ thuật, nạn du canh du
cư của một số bộ phận đồng bào dân tộc ít người đang đe dọa đến sự tồn tại của

một số vùng chuyên canh.
3.2.3 Hiện trạng phát triển
* Tình hình chung
- Trong thời gian gần đây, giá trị sản xuất của ngành trồng cây công
nghiệp liên tục tăng và tăng rất nhanh. Từ năm 2000 đến năm 2014 giá trị sản
xuất ngành này đã tăng từ 21,8 nghìn tỉ đồng lên 127,68 nghìn tỉ đồng. Tốc độ
tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp tăng nhanh hơn giá
trị sản xuất của ngành trồng trọt nói chung; giá trị sản xuất tăng cao nhờ có công
nghiệp chế biến phát triển đảm bảo các quy trình kĩ thuật, chất lượng của sản
phẩm được nâng cao, mẫu mã, hình thức ngày càng đa dạng, bắt mắt thu hút
được người tiêu dùng, hơn hết là 1 số sản phẩm từ cây công nghiệp được xuất
khẩu sang các thị trường nước ngoài và được ưa chuộng như cà phê… đã thu
được nguồn ngoại tệ lớn. Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng cây công
nghiệp trong ngành trồng trọt cũng tăng lên phù hợp với chính sách chuyển đổi
cơ cấu cây trồng của nước ta.
Bảng giá trị sản xuất và tỉ trọng giá trị sản xuất so với ngành trồng trọt của
ngành trồng cây công nghiệp trong giai đoạn 2000 - 2014.
Năm
Giá trị sản xuất (tỷ đồng)
Tỷ trọng giá trị sản xuất (%)

2000

Ngành trồng
trọt
90858.2

Ngành trồng
cây công nghiệp
21782.0


Ngành
trồng trọt
100

Ngành trồng cây
công nghiệp
24

2005

107897.6

25585.7

100

23.7

2007
2010

115374.8
129779.2

29579.6
33708.3

100
100


25.6
26

2014

458800

127680

28
100
(Nguồn: Tổng cục thống kê gso.gov.vn)
15


- Diện tích cây công nghiệp của nước ta cũng tăng nhanh trong những năm qua
xong có sự khác nhau giữa 2 nhóm cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.
Trong giai đoạn 2000 - 2014: Diện tích cây công nghiệp lâu năm liên tục tăng,
tăng từ 1451.3 nghìn ha lên 2133.5 nghìn ha, tăng 1,4 lần; diện tích cây công
nghiệp lâu năm liên tục tăng do có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển như:
Nước ta có điều kiện tự nhiên (đất, khí hậu,...) thuận lợi cho sản xuất cây công
nghiệp. Thị trường mở rộng, nhất là thị trường xuất khẩu. Chính sách phát triển
cây công nghiệp của nhà nước. Các điều kiện khác: công nghiệp chế biến, lao
động, cơ sở vật chất cũng có nhiều phát triển,... Trong khi đó diện tích cây công
nghiệp hàng năm còn có sự biến động do được trồng chủ yếu ở các khu vực
đồng bằng, xen canh với cây lúa nên bị phụ thuộc nhiều vào diện tích trồng lúa,
so với cây lâu năm lại không mang lại hiệu quả kinh tế cao bằng nên ít được đầu
tư hơn.
Bảng diện tích gieo trồng cây công nghiệp của nước ta

giai đoạn 2000 - 2014 (nghìn ha)
Năm
2000
2005
2010
2014

-

Cây hàng năm
778.1
861.5
797.6
710

Cây lâu năm
Tổng
1451.3
2229.4
1633.6
2495.1
2010.5
2808.1
2133.5
2843.5
(Nguồn: Tổng cục thống kê gso.gov.vn)
Cơ cấu ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta cũng khá đa dạng, với nhiều
nhóm cây trồng khác nhau:
+ Nếu phân theo thời gian sinh trưởng thì chúng ta có 2 nhóm cây chính:
nhóm cây công nghiệp hàng năm (mía, bông, lạc, đậu tương, thuốc lá,…) và

nhóm cây công nghiệp lâu năm. Trong đó nhóm cây lâu năm đang có xu hướng
tăng tỉ trọng và tăng nhanh còn nhóm cây hàng năm thì xu hướng chung là giảm
tỉ trọng.
+ Nếu chia theo giá trị sử dụng thì chúng ta có các nhóm cây lấy nhựa
(cây cao su,…), cây lấy dầu ( cây lạc, đậu tương, dừa,..), cây lấy đường (mía),…
+ Theo đặc điểm sinh thái: cây nhiệt đới (cây cao su, cây điều, cây cà phê,
…), cây cận nhiệt (chè,..)
+ Nhiều sản phẩm cây công nghiệp của nước ta đã trở thành các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Những mặt hàng xuất khẩu
chính phải kể đến như hạt tiêu, chè, cà phê, cao su, hạt điều,.. . Trong thời kì
16


2000 - 2013, sản lượng xuất khẩu của 1 số cây công nghiệp có sự thay đổi tích
cực: Sản lượng xuất khẩu hạt tiêu liên tục tăng, tăng mạnh tăng gấp 3,64 nghìn
tấn; sản lượng xuất khẩu cà phê liên tục tăng, tăng gấp 1,77 lần; sản lượng xuất
khẩu cây cao su liên tục tăng, tăng mạnh, tăng gấp 3,93 lần; sản lượng xuất
khẩu hạt điều liên tục tăng, tăng mạnh gấp 7,66 lần; sản lượng xuất khẩu chè
liên tục tăng, tăng gấp 2,53 lần. Tăng mạnh nhất là sản lượng hạt điều, tiếp đến
là sản lượng cao su, hạt tiêu, chè và cà phê.
Bảng sản lượng xuất khẩu của một số cây công nghiệp ở nước ta
(nghìn tấn)
Năm
Hạt tiêu
Cà phê
Cao su
Hạt điều nhân
Chè

-


2005
2007
2010
2013
109.9
83.0
117.0
132.8
912.7
1232.1
1218.0
1301.2
554.1
715.6
779.0
1.074.6
109.0
154.7
190.0
262.1
91.7
115.7
137.0
141.2
(Nguồn: Tổng cục thống kê gso.gov.vn)
* Tình hình phát triển và phân bố của một số cây công nghiệp chính
Cây cà phê
Tình hình phát triển: Cây cà phê là một trong những cây công nghiệp chính của
nước ta. Diện tích gieo trồng cây cà phê chiếm tới 30% diện tích cây công

nghiệp lâu năm, chiếm 22,4 % tổng diện tích cây công nghiệp. Diện tích trồng
cà phê vẫn tăng đều qua các năm và năm 2015 đạt 643.3 nghìn ha. Cùng với sự
gia tăng của diện tích thì sản lượng cà phê cũng tăng nhanh và tăng liên tục, tốc
độ tăng nhanh hơn diện tích, đến năm 2015 đã đạt 1453 nghìn tấn. Phần lớn sản
lượng cà phê của nước ta được dùng để xuất khẩu (1301,2 nghìn tấn năm 2013).
Bảng diện tích và sản lượng cây cà phê nước ta giai đoạn 2005 – 2015
Năm
Diện tích (Nghìn ha )
Sản lượng (Nghìn tấn)

-

2000
36.4
733.9
273.4
34.2
55.7

2005
497.4
752.1

2008
2011
2013
2015
643.3
530.9
586.2

637.0
1055.8
1276.6
1326.6
1453.0
(Nguồn: Tổng cục thống kê gso.gov.vn)
Phân bố: cây cà phê chủ yếu được trồng trên đất badan ở Tây Nguyên (chiếm
khoảng 4/5 diện tích cà phê của cả nước), sau đó là Đông Nam Bộ (Đồng Nai,
Bình Phước), rải rác ở Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Quảng Trị), cà phê chè mới
được trồng ở Trung du miền núi Bắc Bộ (Sơn La).
Cây cao su
17


Tình hình phát triển: Trong thời gian qua cây cao su đã có nhiều phát triển
mạnh mẽ. Diện tích cây cao su liên tục tăng, tăng mạnh, đến năm 2015 đã đạt
985.6 nghìn ha, gấp 2 lần so với năm 2005. Cùng đó là sự tăng lên liên tục của
sản lượng cây cao su với tốc độ tăng nhanh, đến năm 2015 đạt 1012.7 nghìn tấn.
Cùng với cây cà phê, cao su cũng là cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam.
Bảng diện tích và sản lượng cao su của nước ta giai đoạn 2005 - 2015
Năm
Diện tích (Nghìn ha )
Sản lượng (Nghìn tấn)

-

-

2005
482.7

481.6

2008
2010
2013
2015
631.5
748.7
958.8
985.6
660.0
751.7
946.9
1012.7
(Nguồn: Tổng cục thống kê gso.gov.vn)
Phân bố: Cây cao su chủ yếu được trồng trên đất badan và đất xám phù sa cổ
Đông Nam Bộ, ngoài ra còn được trồng ở Tây Nguyên và rải rác một số tỉnh ở
Duyên hải Nam Trung Bộ.
Cây chè
Tình hình phát triển: Về cả diện tích và sản lượng của cây chè đều liên tục tăng
lên. Diện tích cây chè liên tục tăng, tuy nhiên chỉ tăng nhẹ, đạt 133,6 nghìn ha
vào năm 2015, tăng gấp 1,05 lần so với năm 2005; sản lượng chè liên tục tăng,
tăng nhanh hơn diện tích, đến năm 2015 đã đạt 1012,9 nghìn tấn, đáp ứng cho
nhu cầu ngày càn tăng của thị trường.
Bảng diện tích và sản lượng cây chè nước ta giai đoạn 2005 - 2015
Năm
Diện tích (Nghìn ha )
Sản lượng (Nghìn tấn)

-


-

2005
122.5
570.0

2008
125.6
746.2

2011
127.8
878.9

2013
129.8
936.3

2015
133.6
1012.9

(Nguồn: Nguồn: Tổng cục thống kê gso.gov.vn)
Phân bố: Chè trồng ở Trung du miền núi Bắc Bộ (Hà Giang, Thái Nguyên, Yên
Bái). Ở Tây Nguyên chè được trồng nhiều trên cao nguyên Lâm Viên, Di Linh
của tỉnh Lâm Đồng.
Cây mía
Tình hình sản xuất: Cả về sản lượng và diện tích cây mía đều tăng lên. Diện tích
cây mía liên tục tăng, đến năm 2015 đã đạt 284.2 nghìn ha, tăng 17,9 nghìn ha,

gấp 1,1 lần so với năm 2005, sản lượng cây mía tăng, tốc độ tăng nhanh hơn
diện tích đến năm 2015 đạt 18337,3 nghìn tấn, sản lượng tăng gấp 1,22 lần so
với năm 2005.
Bảng diện tích và sản lượng mía nước ta giai đoạn 2005 - 2015
Năm

2005

2008
18

2011

2013

2015


Diện tích (Nghìn ha )
Sản lượng (Nghìn tấn)

-

-

-

-

-


266.3
270.7
282.2
310.4
284.2
14948.7 16145.5 17539.6 20128.5 18337.3
(Nguồn: Tổng cục thống kê gso.gov.vn)
Phân bố: Mía được trồng nhiều ở nhiều vùng của nước ta, trong đó Đồng Bằng
Sông Cửu Long là vùng có diện tích trồng mía lớn nhất; mía còn được trồng
nhiều ở Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, trung du miền núi Bắc Bộ.
3.2.4 Các vùng chuyên canh cây công nghiệp
Cùng với việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa,
hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, trên cả nước đã hình thành 3
vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn, đó là Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.
Đông Nam Bộ:
Quy mô: Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
Ở đây tập trung các tỉnh có ngành trồng cây công nghiệp phát triển như Bình
Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu. Phần lớn các tỉnh
đều có tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp cao > 50% diện tích đất nông
nghiệp.
Hướng chuyên môn hoá ở đây đa dạng cả các cây công nghiệp dài và ngắn ngày
có nguồn gốc nhiệt đới.
+ Các cây công nghiệp dài ngày bao gồm: cao su, cà phê, chè, điều, dâu
tằm… có tổng diện tích chiếm tới 32% diện tích cây công nghiệp dài ngày của
cả nước. Trong đó đáng kể nhất là cây cao su, được trồng tập trung ở các tỉnh
Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.
+ Các cây công nghiệp ngắn ngày khác như: lạc, đậu tương, cói, mía...
Trong đó cây mía chiếm tới 22,5% diện tích và 21,2% sản lượng mía toàn quốc.

Tây Nguyên:
Về quy mô sản xuất Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ
2 cả nước, sau Đông Nam Bộ. Diện tích trồng cây công nghiệp của vùng chiếm
38% diện tích gieo trồng cả nước.
Hướng chuyên môn hóa của Tây Nguyên là cây công nghiệp dài ngày với cơ
cấu cây trồng khá đa dạng, chủ yếu phát triển các cây nhiệt đới như: cao su, cà
phê, điều, hồ tiêu... Ngoài ra còn trồng được chè trên các cao nguyên có độ cao
lớn, khí hậu mát mẻ ở Lâm Đồng.
- Tình hình sản xuất
+ Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện
tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà
19


-

-

-

-

phê của cả nước. Cà phê của vùng được chia làm hai loại bao gồm: cà phê chè
và cà phê vối. Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí
hậu mát hơn (Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), còn cà phê vối được trồng ở
những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk. Đặc biệt cà phê Buôn Ma Thuột
nổi tiếng có chất lượng cao.
+ Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng
và một phần ở Gia Lai, diện tích khoảng 27 nghìn ha. Chè búp thu hoạch được
đem chế biến tại các nhà máy chế biến chè Biển Hồ (Gia Lai) và Bảo Lộc (Lâm

Đồng). Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
+ Cao su được trồng nhiều ở Tây Nguyên, đây là vùng trồng cao su lớn
thứ hai cả nước sau Đông Nam Bộ. Các tỉnh có diện tích trồng cao su lớn là là
Gia Lai và Đắk Lắk.
+ Ngoài ra Tây Nguyên còn trồng được nhiều cây công nghiệp khác như
hồ tiều, điều,…
Hình thức sản xuất: Bên cạnh các nông trường quốc doanh tập trung, ở Tây
Nguyên hiện nay còn phát triển rộng rãi các mô hình kinh tế vườn trồng cà phê,
hồ tiêu,…
Trung du miền núi Bắc Bộ:
Quy mô: Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn
thứ 3 cả nước (sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên). Diện tích trồng cây công
nghiệp là 61,2 nghìn ha chiếm 3,8% diện tích cây công nghiệp của cả nước.
Cơ cấu cây công nghiệp khá đa dạng, chủ yếu phát triển cây công nghiệp có
nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như: chè, đậu tương, thuốc lá, hồi, quế,…Trong
những năm gần đây vùng còn thử nghiệm trồng cà phê chè ở Sơn La.
Tình hình sản xuất:
+ Chè là cây công nghiệp chủ lực của Trung du miền núi Bắc Bộ. Đồng
thời đây cũng là vùng trồng chè lớn nhất cả nước, diện tích trồng chè của vùng
là 80 nghìn ha (năm 2005) chiếm 44,9% diện tích chè của cả nước; chiếm
88,5% diện tích cây công nghiệp của vùng. Chè được trồng ở những vùng có
khí hậu mát mẻ (Thái Nguyên, Hà Giang, Sơn La,…). Một số thương hiệu chè
thơm ngon nổi tiếng ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái,…
+ Bên cạnh đó vùng còn phát triển một số cây công nghiệp ngắn ngày
như: bông, thuốc lá, đậu tương,…
3.3 Ngành trồng cây thực phẩm và cây ăn quả
20


Cây thực phẩm như rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập trung

hơn cả ở những vùng ven các thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Phòng,.. Diện tích trồng rau của cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là
ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đậu các loại
là trên 200 nghìn ha, nhiều nhất là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Cây ăn quả phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Vùng cây ăn
quả lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Ở Trung du Bắc
Bộ thì đáng kể nhất là tỉnh Bắc Giang. Những cây ăn quả được trồng tập trung
nhất là chuối, cam, xoài, nhãn, vải, chôm chôm và dứa.
4, Ngành trồng trọt của nước ta với thách thức và thời cơ trong bối
cảnh quốc tế
Thời cơ và thách thức của ngành trồng trọt Việt Nam trong bối cảnh mới.
Thế giới đang có những biến đổi không ngừng, với xu thế hội nhập sâu
rộng và sự phát triển của công nghệ 4.0. Những xu thế này tác động tới mọi mặt
của kinh tế và đời sống xã hội, ngành trồng trọt nước ta cũng không nằm ngoài
quy luật chung đó.
Ở nước ta, kinh tế phát triển, đời sống người dân không ngừng tăng lên
khiến nhu cầu về thực phẩm sạch tăng cao, đặc biệt lối sống mới thay đổi cơ cấu
bữa ăn, nghiêng nhiều hơn về chất xơ thì đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức
cho ngành trồng trọt nước ta.
Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều thế
mạnh nhưng cũng không ít những hạn chế. Đặc biệt trong bối cảnh mới, làm thế
nào để phát huy những thế mạnh, khắc phục hạn chế là việc làm cấp thiết đòi
hỏi nhà quản lí, doanh nghiệp, nông dân cần có sự phối kết hợp chặt chẽ và thực
hiện liên kết hiệu quả.
Thực tế, tác động của quá trình hội nhập và cuộc cách mạng khoa học
công nghệ là đồng thời và gắn liền với nhau, tuy nhiên ở bài viết này, người viết
xin tách riêng để người đọc dễ nắm bắt đồng thời cũng có những ý rành mạch
nhằm phân tích cho học sinh được dễ hiểu hơn.
4.1. Cơ hội
4.1.1. Cơ hội từ quá trình hội nhập

21


- Việc gia nhập WTO, sự ra đời của TPP, sự hình thành AEC với sự ưu đãi
về thuế quan giữa các nước ASEAN , … nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội
tiếp cận với nhiều phân khúc thị trường hơn, sự phụ thuộc vào thị trường Trung
Quốc của nhiều mặt hàng nông sản vì vậy cũng sẽ giảm thiểu. Quan trọng hơn,
thông qua các thị trường trung gian sẽ tạo cơ hội để ngành trồng trọt nước ta mở
rộng thị trường xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản toàn
cầu. Nhiều mặt hàng đã chiếm vị thế quan trọng trên thị trường thế giới và đạt
kim ngạch xuất khẩu cao. Năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông
nghiệp là gạo, cà phê, tiêu, điều và chè với giá trị xuất khẩu lớn không ngừng
tăng cả về giá trị và tốc độ, đặc biệt là giai đoạn sau khi gia nhập WTO, đều là
sản phẩm của ngành trồng trọt, chứng tỏ sự chuyển đổi trong ngành nông
nghiệp đã được thực hiện tốt cả về lượng và chất (giảm tỉ trọng ngành trồng trọt,
tạo ra các sản phẩm có chất lượng).
- Trong bối cảnh nhà đầu tư thời ơ với ngành nông nghiệp nói chung và
ngành trồng trọt nói riêng, những cơ hội mới từ hội nhập, nông nghiệp sẽ đón
những dòng đầu tư mới, nhất là đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, công
nghiệp hỗ trợ ngành Nông nghiệp - những lĩnh vực hiện nay còn bỏ ngỏ do
thiếu nguồn lực. Các tác động lan tỏa từ gia tăng đầu tư vào nông nghiệp sẽ thực
sự quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, khi gánh nặng của ngành Nông
nghiệp nội địa được san sẻ. Gần đây, trên 15 tập đoàn lớn (bao gồm Unilever,
Nestle, METRO Cash & Carry Vietnam, PepsiCo Vietnam, Cargill Inc…) đã
tham gia vào mô hình liên kết công tư trong sản xuất nông nghiệp với mục đích
nâng cao hiệu quả, năng suất và đảm bảo sự phát triển bền vững, đều gắn với
các sản phẩm ngành trồng trọt như ca cao, chè, ngũ cốc, hoa quả…. Cùng với sự
du nhập của đầu tư nước ngoài là sự phát triển của các công nghệ mới. Những
công nghệ này góp phần rất lớn vào tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất, chế
biến và kinh doanh nông sản.

- Gia nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định
chính sách, các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân làm năng động hơn, thích
ứng với với thị trường, từ đó tăng năng lực và chất lượng sản xuất cho ngành
22


nông nghiệp nước ta. Đó là sự chấp nhận cạnh tranh, mặc dù phải chịu nhiều rủi
ro và các yếu tố bất định từ thương mại quốc tế nhưng người sản xuất Việt Nam
đã từng bước làm quen, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản,
không ỷ lại vào trợ cấp và hàng rào bảo vệ thương mại của nhà nước. Chính
sách thương mại nông sản Việt Nam cũng tỏ ra đã đem lại những tác động tích
cực để thúc đẩy quá trình thích ứng với toàn cầu hóa của sản xuất và kinh doanh
nông nghiệp.
- Ngoài ra, ngành trồng trọt ở nước ta, mặc dù quy mô sản xuất nhỏ, phân
tán nhưng trong bối cảnh hầu hết nông dân đều tham gia vào sản xuất hàng hóa
nên việc mở rộng thương mại quốc tế đem lại hiệu quả lan tỏa sâu rộng trong
việc tạo việc làm và thu nhập của đông đảo người lao động nông thôn. Không
những thế việc thực hiện nguyên tắc tự do hóa thương mại, Việt Nam chấp nhận
mở cửa thị trường nhập khẩu các nông sản hàng hóa mà mình không có thế
mạnh nhờ đó vừa cải thiện đời sống, tăng phúc lợi cho người tiêu dùng trong
nước, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với hàng hóa có chất lượng và giá bán tốt
hơn, đồng thời phát triển mối quan hệ đa phương công bằng và hiệu quả.
- Quá trình hội nhập ngoài việc tạo ra những cơ hội kể trên còn giúp thúc
đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp và cải cách thể chế chính sách, môi trường
kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng.
Với tác động của thị trường lớn trên thế giới và sự tập trung của doanh nghiệp
vào các nhóm sản phẩm cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao như cây công
nghiệp, cây ăn quả đã làm cơ cấu ngành trồng trọt có sự thay đổi nhanh chóng
về giá trị sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó là tác động mà các doanh nghiệp,
người sản xuất thực sự mong đợi trên cơ sở hệ thống chính sách sẽ được điều

chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế. Những đổi mới về thể chế chính sách giúp
tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng để sự liên kết 5 nhà được hiệu quả đồng
thời các doanh nghiệp có cơ hội để khẳng định vị thế của mình.
4.1.2. Cơ hội từ cuộc cách mạng 4.0
- Với các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, mang tính đặc trưng miền nhiệt
đới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tạo cơ hội cho ngành trồng trọt nước
23


ta dễ dàng áp dụng các thành quả vào trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, thay đổi cơ cấu mùa vụ, hạn chế
sự tác động và rủi ro do thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa gây nên. Đây cũng là
điều kiện để đảm bảo thị trường ổn định lâu dài.
Khoa học công nghệ được coi là giải pháp đột phá để phát triển nông
nghiệp xanh, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao. Trong quá trình đẩy mạnh ứng
dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội quý
giá cho các nước với các tiềm năng ứng dụng mới như: Ứng dụng từ trí tuệ nhân
tạo giúp tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất; Công nghệ sinh học giúp giải
mã nhanh các hệ gen tạo ra những giống cây trồng mới chống chịu sâu bệnh và
thích ứng với biến đổi khí hậu; Công nghệ viễn thámphục vụ công tác trong
quản lý, giám sát, dự báo lũ, lụt trên các lưu vực sông, cảnh báo cháy rừng;
Công nghệ vật liệu nano giúp sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo
đặc tính của các vi sinh vật trong đất và giúp bảo quản nông lâm sản tốt hơn,
tăng chất lượng và hạn sử dụng. Ngoài ra những ứng dụng khác như công nghệ
in 3D, Robot giúp thay thế lao động chân tay, tăng năng suất, giảm giá thành...
- Khoa học công nghệ cũng giúp giảm lao động tay chân, nâng cao năng
suất cho người nông dân, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá, đẩy mạnh sản
xuất hàng hoá. Công nghệ cũng giúp bảo quản các sản phẩm trồng trọt tốt hơn
đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp đa dạng… cơ hội để mở rộng thị
trường, nâng cao giá trị nông sản, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người

nông dân.
- Tạo ra các sản phẩm trồng trọt hữu cơ hoặc sạch, đáp ứng nhu cầu thị
trường trong và ngoài nước, cũng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người tiêu dùng (nhất là trong nước), xử lý các sự cố môi trường…
4.2. Thách thức
4.2.1. Thách thức từ quá trình hội nhập
- Gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường nội địa. Năng lực sản xuất của
ngành Nông nghiệp Việt Nam là vô cùng lớn nhưng giá thành của nhiều sản
phẩm còn cao, do công nghiệp hỗ trợ ngành trồng trọt chưa cao và chưa phổ
24


biến, năng suất lao động thấp, trong khi thị trường nông sản nội địa đang có sự
cạnh tranh quyết liệt ở tất cả các phân khúc. Các sản phẩm nông nghiệp sẽ gặp
khó khăn thực sự nếu năng lực cạnh tranh không được cải thiện. Bên cạnh đó là
sự cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới do các sản phẩm của nước ta
khá tương đồng với các sản phẩm của các nước bạn láng giềng. Nếu không đảm
bảo về chất lượng hoặc các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đồng thời áp dụng
khoa học công nghệ chậm, không đồng bộ khiến giá thành cao thì sản phẩm
trồng trọt của nước ta rất khó cạnh tranh. Gạo Việt Nam và gạo Thái Lan là một
ví dụ điển hình về việc nước ta có công nghệ chế biến chưa tiên tiến nên mẫu
mã sản phẩm không đẹp bằng gạo Thái Lan, tuy nhiên lại có ưu thế về chất
lượng và giá cả nên vẫn có chỗ đứng trên thị trường. Như thế không có nghĩa là
nước ta sẽ không cần cải tiến công nghiệp chế biến, bởi sản phẩm gạo nước ta
chủ yếu xuất khẩu cho các quốc gia đang phát triển.
Việc hội nhập khiến nước ta sẽ phải chịu hàng rào phi thuế quan, hàng rào
kỹ thuật, bảo hộ mới, yêu cầu về truy suất nguồn gốc khi tham gia xuất khẩu
vào thị trường tiêu chuẩn cao. Những yêu cầu từ các nhà nhập khẩu đòi hỏi các
nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam phải không ngừng nâng cao tiêu chuẩn
sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh. Hội nhập kinh tế toàn cầu tạo điều kiện gắn

chặt thị trường trong nước và thế giới. Chính vì thế, những rủi ro về thị trường,
giá cả thế giới cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ hơn tới sự bất ổn của thị trường
trong nước. Bài học về các nông sản trồng trọt bị trả lại do tồn dư chất hoá học
hoặc bài học về giá cả cà phê lao dốc là những ví dụ cho vấn đề này.
- Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp
nước ta. Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà Việt Nam không có biện
pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu
Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác
thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông
nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt không còn khả năng canh
tác Mặt khác, số lượng các cơn bão, sự tàn phá của từng trận bão, thời tiết lạnh
và nóng đã xuất hiện một cách bất thường. Dự báo, các tỉnh Tây Nguyên và
25


×