Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

TL ôn thi học sinh giỏi đại lý 12 địa lí ngành trồng trọt việt nam và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi quốc gia d09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.04 MB, 72 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

HỘI THẢO KHOA HỌC MÔN ĐỊA LÍ
CHUYÊN ĐỀ

“MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẦN TRỒNG TRỌT PHỤC VỤ CHO THI
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA”

Năm học 2019 - 2020

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………………………………………………..
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………………………………..
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………………….
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC ĐỊA LÍ TRỒNG TRỌT CƠ BẢN……………………………….
1. KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT ĐẠI CƯƠNG …………………………..

3
3
3
5
5
5
1.1 Vai trò ngành trồng trọt…………………………………………………………………….
5


1.2. Trung tâm phát sinh cây trồng……………………………………………………..............
5
1.3. Phân loại cây trồng………………………………………………………………………...
6
1.4. Địa lí một số cây trồng quan trọng trên thế giới…………………………………………..
6
2. ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM…………………………………………….
19
2.1. Khái quát chung…………………………………………………………………………...
19
2.2. Vấn đề phát triển cây lương thực………………………………………………………….
20
2.3. Vấn đề phát triển cây thực phẩm…………………………………………………………..
26
2.4. Vấn đề phát triển cây công nghiệp………………………………………………………...
26
2.5. Cây ăn quả…………………………………………………………………………………
33
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỊA LÍ TRỒNG TRỌT VIỆT
NAM BẰNG SƠ ĐỒ VÀ KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT
34
NAM……………………..
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN
ĐỊA LÍ TRỒNG TRỌT VIỆT NAM BẰNG SƠ ĐỒ VÀ KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ
34
VIỆT
NAM…………………………………………………………………………………………
35

35

2. 2. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỊA LÍ TRỒNG TRỌT VIỆT NAM BẰNG
36
SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT
NAM………………………….
41
2.1 Hệ thống hóa kiến thức cơ bản Địa lí trồng trọt Việt Nam bằng sơ đồ…………………….
2.2 Khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam………………………………………………
41
CHƯƠNG 3: CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN THƯỜNG GẶP CỦA ĐỊA LÍ DÂN CƯ
41
VIỆT NAM TRONG ÔN THI HỌC SINH GIỎI……………………………………………...
75
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ
BẢN THƯỜNG GẶP CỦA ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM TRONG ÔN THI HỌC SINH GIỎI...
2. THIẾT LẬP CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN……………………………………………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………...

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất sớm nhất của xã hội loài người.
Ngành nông nghiệp gồm 3 ngành nhỏ là trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông
nghiệp. Trong đó, trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương
thực, thực phẩm cho dân cư, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ
sở để phát triển chăn nuôi và còn là nguồn xuất khẩu có giá trị. Theo giá trị sử
dụng, cây trồng được phân thành các nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây
ăn quả, cây rau đậu…Ở Việt Nam, ngành trồng trọt có nhiều tiềm năng để phát
triển nhưng ngày nay khi đất nước đang trên đà hội nhập, là thành viên thứ 150 của

tổ chức thương mại quốc tế (WTO) nền kinh tế nói chung ngành trồng trọt nói riêng
phải đối mặt với không ít thách thức. Điều đó đòi hỏi Nhà nước và các cơ sở sản
xuất kinh doanh trồng trọt phải có đánh giá sâu sắc, toàn diện và cái nhìn chính xác
về hiện trạng của ngành trồng trọt. Từ đó ngành trồng trọt đề ra được những giải
pháp, chiến lược phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế thách thức, khó
khăn, đưa toàn ngành chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa nâng cao sức cạnh
tranh hội nhập kinh tế.
Mặt khác, địa lí ngành trồng trọt Việt Nam cũng là một phần quan trọng
trong cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi từ cấp tỉnh cho đến cấp quốc gia. Những
năm gần đây, phần địa lí ngành trồng trọt Việt Nam là một phần kiến thức trong nội
dung trong câu 6 của đề thi chọn HSG quốc gia.
Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số vấn đề về nông nghiệp Việt
Nam phần trồng trọt phục vụ cho thi học sinh giỏi quốc gia” để nghiên cứu và
trao đổi cùng các đồng nghiệp trong kì hội thảo lần này.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Trọng tâm của đề tài là tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm, vấn đề của địa lí
ngành trồng trọt Việt Nam. Đồng thời qua phần khái quát về ngành trồng trọt đại
cương, giúp các em có những kiến thức cơ sở để vận dụng, liên hệ ngành trồng trọt
Việt Nam.
- Gợi ý cho học sinh một cách tư duy logic, khoa học và tiến bộ về kiến thức
môn học, dựa trên các sơ đồ hóa kiến thức. Từ việc thiết lập các sơ đồ về kiến thức
3


cơ bản của phần địa lí ngành trồng trọt Việt Nam, giáo viên dễ dàng hệ thống hóa
kiến thức, học sinh vận dụng để ghi nhớ một cách khoa học kiến thức mà không
mất quá nhiều thời gian, công sức. Bên cạnh đó, hướng dẫn các em khai thác kiến
thức phần địa lí ngành trồng trọt Việt Nam qua Atlat Địa lí Việt Nam.
- Xây dựng và khai thác có hiệu quả các dạng bài tập thường gặp về phần
Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam có thể xuất hiện trong các kì thi học sinh giỏi. Các

dạng bài có thể bao gồm dạng phân tích, đánh giá ảnh hưởng, giải thích, nhận xét,
so sánh phân biệt hay kĩ năng biểu đồ…

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
4


KIẾN THỨC ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT
1. KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT ĐẠI CƯƠNG
1.1. Vai trò ngành trồng trọt
Trồng trọt là ngành quan trọng nhất trong nông nghiệp nhằm khai thác và sử
dụng đất đai để tạo ra các sản phẩm thực vật. Trồng trọt là nền tảng của sản xuất
nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và còn là nguồn xuất
khẩu có giá trị
1.2. Trung tâm phát sinh cây trồng
Cây trồng ngày nay do con người thuần hóa, chọn lọc và cải tạo từ cây hoang
dại mà có. Lịch sử dây trồng gắn liền với lịch sử của xã hội loài người. Hiện nay
trên thế giới có khoảng 1500 loài cây trồng.
Bảng 1.1. Mười trung tâm phát sinh cây trồng trên thế giới (theo N.I.Vavilop)

ST
T
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10

Trung tâm

Các cây trồng chính

Trung Mĩ
Ngô, ca cao, hướng dương, khoai lang,..
Nam Mĩ
Khoai tây, thuốc lá, lạc, cao su, côca,..
Tây Xuđăng
Cọ dầu, họ đậu,..
Êtiôpi
Cà phê, vừng, lúa miến.
Ấn Độ
Cây lúa, mía, cam, chanh,quýt, hồ tiêu.
Đông Nam Á
Cây lúa, chuối, mít, mía, dừa, chè.
Địa Trung Hải Cây thức ăn gia súc (yến mạch), rau (củ cải, bắp cải,..), ô liu
Tây Á
Lúa mì, lúa mạch
Trung Quốc
Cây thực phẩm (cải thìa, cải cúc,..), cây ăn quả (lê, táo,..)
Trung Á
Lúa mì, nho, táo, đậu xanh.
Trên cơ sở xác lập mối quan hệ giữa cây trồng với các loài hoang dại cũng
như nghiên cứu các tài liệu lịch sử và khảo cổ học, đến nay người ta đã xác định 10

trung tâm phát sinh cây trồng. Trong số này, có 6 trung tâm nằm hoàn toàn trong
vòng đai nhiệt đới (Trung Mĩ, Nam Mĩ, Tây Xuđăng, Ấn Độ, EEtiôpia. Đông Nam
Á), 2 trung tâm nằm trong vòng đai cận nhiệt (Địa Trung Hải, Tây Á), 2 trung tâm
nằm trong vòng đai cận nhiệt và một phần ở vòng đai ôn đới (Trung Quốc, Trung
Á).
1.3. Phân loại cây trồng
Trên thế giới có rất nhiều loại cây trồng. Để phân loại, người ta đã dựa vào
một số dấu hiệu nhất định. Dựa vào điều kiện sinh thái, cây trồng được chia thành 4
5


nhóm : cây trồng xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Dựa vào thời gian
sinh trưởng và phát triển có nhóm cây trồng ngắn ngày và cây dài ngày, hay nhóm
cây trồng lâu năm và hằng năm. Dựa vào giá trị sử dụng kinh tế, cách phân loại
quan trọng và phổ biến nhất, cây trồng được chia thành các nhóm :
- Nhóm cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn,..)
- Nhóm cây thực phẩm (rau, đậu, cây ăn quả)
- Nhóm cây công nghiệp (cây lấy đường, cây lấy dầu, cây lấy nhựa, cây lấy
chất kích thích, cây lấy sợi, cây lấy dầu, cây làm thuốc)
- Nhóm cây làm thức ăn cho gia súc (cỏ Ghinê, cỏ voi, cỏ Panganô,..)
- Nhóm cây lấy gỗ (xoan, bạch đàn, thông, sồi,..)
- Nhóm cây cảnh, cây hoa (uất kim cương, vạn tuế, phong lan, hoa hồng,..)
1.4. Địa lí một số cây trồng quan trọng trên thế giới
1.4.1. Địa lí cây lương thực
1.4.1.1. Khái quát chung
Cây lương thực là nguồn cung cấp chủ yếu tinh bột cho người và gia súc ;
cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và là
mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), các
loại lương thực truyền thống chủ yếu được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới bao

gồm 5 loại : lúa gạo (Rice), lúa mì (Wheat), ngô (Maize), kê (Sorghum), lúa mạch
(Barli). Năm loại lương thực có hạt này gọi chung là ngũ cốc. Riêng lúa mạch được
chia ra mạch đen, kiều mạch, đại mạch. Ngoài r, lương thực còn bao gồm những
cây có củ phổ biến là khoai lang và sắn.
Trong số ngũ cốc kể trên, quan trọng hơn cả là lúa mì, lúa gạo và ngô. Theo
thống kê của FAO, năm 2018 toàn thế giới sản xuất được 2601 triệu tấn ngũ cốc
với cơ cấu như sau :
Lúa mì
:
728 triệu tấn, chiếm :
28,0%
Lúa gạo
:
513 triệu tấn, chiếm :
19,7%
Ngô
:
1099 triệu tấn, chiếm :
42,3%
Các loại khác :
284,5 triệu tấn, chiếm :
10,0%

6


Hình 1.1. Cơ cấu sản lượng lương thực thế giới năm 2018
Do vai trò to lớn của cây lương thực và khả năng bảo quản lâu dài của nó nên
½ diện tích đất canh tác trên thế giới được giành để trồng các loại cây này. Việc sử
dụng lương thực có sự khác nhau rõ rệt giữa các khu vực. Ở các nước kinh tế phát

triển chỉ có ¼ sản lượng dùng làm lương thực cho người, còn ¾ dành cho chăn
nuôi. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, ¾ sản lượng dành cho con người.
Nếu như ngô, kê chủ yếu dành cho chăn nuôi, đại mạch vưa dùng cho chăn nuôi
ngựa, vừa để nấu rượu bia ở các nước phát triển thì ở các nước châu Phi, châu Mĩ la
tinh, ngô và kê lại là cây lương thực chính.
Sản lượng bình quân lương thực theo đầu người tăng đều qua các năm tuy có
sự khác biệt giữa các nước và các khu vực.

7


Hình 1.2. Sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người trên thế
giới thời kì 1980 – 2018
Những nước có sản lượng lương thực lớn nhất thế giới năm 2002 là Trung
Quốc 401,8 triệu tấn, Hoa Kì 299,1 triệu tấn, Ấn Độ 222,8 triệu tấn, LB Nga 84,4
triệu tấn, Pháp 69,1 triệu tấn, Indonexia 57,9 triệu tấn, Braxin 50,7 triệu tấn, CHLB
Đức 43,3 triệu tấn, Bangladet 40,7 triệu tấn, Việt Nam 36,7 triệu tấn. Riêng 10
nước trên chiếm 2/3 tổng sản lượng lương thực toàn thế giói.
Có những nước bình quân lương thực đạt trên 1000 kg/người như Đan Mạch,
Hungari, Cannada, Hoa Kì, Achentina. Ngược lại, có nhiều quốc gia của Châu Phi
bình quân chưa đến 50 kg/người như Libi, Ruanda, Xomali, Gabong,…
Tập quán ăn uống của các dân tộc trên thế giới có sự khác nhau rõ rệt điều đó
có ảnh hưởng đến địa lí sản xuất và buôn bán lương thực trên thế giói.
1.4.1.2. Lúa gạo
a. Nguồn gốc
Lúa gạo là cây lương thực cổ nhất của nhân loại. Lúa hiện nay là loại cây
một năm, nhưng có nguồn gốc từ một thứ cây dại nhiều năm, cây cao, mọc ở các hồ
nước nông của vùng Đông Nam Á, Châu Phi và quần đảo Ăngti lớn. Tuy nhiên,
8



khu vực Đông Nam Á là nơi đã thuần hóa và tạo ra được cây lúa gạo đầu tiên và trở
thành quê hương của cây lúa và nghề trồng lúa.
Cây lúa được trồng ở miền đông Ấn Độ gần sông Hằng, sau đó lan sang bán
đảo Đông Dương và nam Trung Quốc hiện nay. Giống lúa này cao cây, mọc nổi,
gần với giống lúa dại, hiện nay còn thấy ở cả Bangladet, Thái Lan và miền nam
Việt Nam. Từ Đông Nam Á, cây lúa lan sang bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật
Bản, Indonexia, Philippin và về phía tây tới Iran. Qua các dân tộc có nền văn minh
Ả rập, cây lúa đi vào miền Tiền Á và Địa Trung Hải. Qua các thủy thủ Malaixia và
người Âu, cây lúa tới Madagaxca, Malaixia và quàn đảo Polinezi. Người Tây Ban
Nha đã đưa cây lúa tới Châu mĩ. Người Neegroit trồng một loại giống lúa nổi, cao
cây ở trung và thượng lưu sông Nigiê. Sau này, người Bồ Đào Nha mang giống lúa
châu Á tới đây.
b. Điều kiện sinh thái
Lúa gạo là cây lương thực của miền nhiệt đới và cận nhiệt. Cây lúa ưa khí
hậu nóng, ẩm với nhiệt độ trung bình các tháng từ 20 – 300 C. Nhiệt độ thấp nhất
vào đầu thời kì sinh trưởng là 12 – 15 0 C , tổng nhiệt độ thời kì sinh trưởng là 2200
– 32000 C. Trong quá trình sinh trưởng, lúa gạo sống trong các chân ruộng ngập
nước và cần nhiều công chăm sóc.
Ngày nay, cây lúa gạo được trồng ở toàn bộ miền nhiệt đới và miền cận
nhiệt. Ở Bắc Bán Cầu giới hạn trồng lúa gạo có thể lên tới vĩ tuyến 42 0 B ở Bồ Đào
Nha, 450 B ở Nhật, 490 B ở Hoa Kì. Ở Nam Bán Cầu giới hạn có thể xuống tới vĩ
tuyến 260 N ở Môdămbich, 350 N ở Ôxâylia. Về dộ cao, cây lúa có thể trồng được ở
độ cao 2600 – 2700 m so với mặt biển.
Vùng trồng lúa gạo chủ yếu hiện nay là khu vực châu Á gió mùa với trên
9/10 sản lượng lúa gạo của thế giới.
c. Tình hình sản xuất

9



Hình 1.3. Sản lượng lúa gạo thế giới thời kì 1980 - 2018
Nhìn chung, từ sản lượng lúa gạo toàn cầu trong những năm qua, có thể rút
ra một số nhận xét chính sau:
- Tổng sản lượng lúa gạo toàn cầu trong thời gian qua thể hiện rõ xu hướng
tăng lên hằng năm.
- Trong từng năm cụ thể, tốc độ tăng không ổn định vì tình hình canh tác của
các nước phụ thuộc vào nhiều biến động của thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sâu
bệnh,..
- Tốc độ tăng trưởng sản lượng lúa gạo trên thế giới ở đầu thập kỉ 90 không
đáp ứng đủ nhu cầu lương thực của các nước đang phát triển trước sự bùng nổ dân
số. do tình hình sản xuất lúa còn nhiều hạn chế nên nạn đói vẫn còn xảy ra ở nhiều
nước trên thế giới.
- Theo khu vực địa lí, sản lượng lúa gạo tập trung hầu hết ở khu vực châu Á
chiếm 91,5%. Mọi biến động lớn trong sản xuất lúa gạo ở châu Á đã chi phối trực
tiếp đến tình hình gạo toàn cầu.
Bảng 1.2. Các nước có sản lượng gạo lớn nhất thế giới năm 2017 (triệu tấn)
STT
1
2
3
4
5

Nước
Trung Quốc
Ấn Độ
Indonesia
Bangladesd
Việt Nam


Sản lượng gạo
195,7
148,3
64,4
47,7
38,7
10


6
Thái Lan
30,5
7
Myanmar
32,6
8
Nhật Bản
18,5
9
Philippines
16,2
10
Brazil
12,7
Ngoài châu Á, sản lượng lúa gạo của các khu vực còn lại chỉ chiếm 8,5%.
Trong đó, châu Mĩ là khu vực sản xuất lúa gạo lớn thứ 2 và chiếm 5,2% tổng sản
lượng lúa gạo thế giới nhưng tập trung phần lớn ở Mĩ la tinh. Sản xuất lúa gạo của
châu Phi đứng thứ 3 trên thế giới chiếm 2,7%. Châu Âu và châu Đại Dương có sản
lượng lúa gạo không đáng kể.

Đại bộ phận lúa gạo trên thế giới được sản xuất ở các nước đang phát triển
(chiếm 96,4%). Tuy nhiên, các nước trồng nhiều lúa gạo đều rất dông dân với tập
quán tiêu dùng lúa gạo lâu đời. Vì vâỵ, lúa gạo sản xuất ra chủ yếu để tiêu dùng
trong nước, lượng gạo xuất khẩu hằng năm rất nhỏ chỉ khoảng 23 đến 28 triệu tấn
chiếm khoảng 4,5% sản lượng lúa gạo sản xuất.
1.4.1.3. Lúa mì
a. Nguồn gốc
Lúa mì là một trong những cây trồng cổ nhất của các dân tộc thuộc đại chủng
Ơrôpêôit, sống ở vùng từ Địa Trung Hải đến tây bắc Ấn Độ. Cây lúa mì đã được
trồng cách đây khoảng 1 vạn năm ở vùng Lưỡng Hà, từ đó lan sang châu Âu, châu
Mĩ và châu Úc.
Đế thế kỉ 16, lúa mì đã trở thành cây lương thực chủ yếu của thế giới.
b. Đặc điểm sinh thái
Lúa mì là cây của miền ôn đới và cận nhiệt đới. Lúa mì ưa khí hậu ẩm, khô
và cần đất đai màu mỡ, nhiều phân bón, nhiệt độ thấp nhất vào đầu thời kỳ sinh
trưởng là 4 – 5 0 C, tổng nhiệt độ trong toàn thời kì sinh trưởng là 1150 – 1700 0 C.
Lúa mì được trồng đến 670 30 'B ở Bắc Bán cầu và 460 30 'N ở Nam Bán Cầu.
Ở phía tây của Bắc Mĩ được trồng tới 55 0 B, ở Nga là 630 B, ở Achentina là 450 N.
Lúa mì có thể trồng được ở độ cao 3700 – 4000m so với mặt biển.
c. Tình hình sản xuất
Sản lượng lúa mì thế giới có xu hướng tăng lên, nhưng không ổn định.Sản
lượng lúa mì hàng năm khoảng trên 550 triệu tấn, chiếm 28% sản lượng lương
thực.
11


Hình 1.4. Sản lượng lúa mì thế giới thời kì 1980 - 2018
Đại bộ phận lúa mì được trồng ở các nước phát triển. Những nước có sản
lượng lúa mì lớn nhất là những nước công nghiệp thuộc vành đai ôn đới.
Bảng 1.3. Các nước có sản lượng lúa mì lớn nhất thế giới năm 2017 (triệu tấn)

STT
Nước
Sản lượng gạo
1
Trung Quốc
125,6
2
Ấn Độ
94,3
3
Hoa Kì
61,6
4
Pháp
40
5
Liên Bang Nga
37,8
6
Australia
30
7
Canada
27,1
8
Pakistan
23,6
9
Đức
22,5

10
Thổ Nhĩ Kì
20,3
Sản lượng lúa mì của 10 nước trên chiếm 70% sản lượng lúa mì của thế giới.
Khác với lúa gạo chỉ có một phần nhỏ sản lượng được xuất khẩu thì lúa mì là loại
hàng hóa ngũ cốc quan trọng nhất trên thị trường quốc tế. gần ½ sản lượng ngũ cốc
xuất khẩu thuộc về lúa mì. Từ 20% đến 30% sản lượng lúa mì của thế giới được
dùng để buôn bán trên thị trường. Hoa Kì và Ca-na-đa là hai nước xuất khẩu lúa mì
lớn nhất thế giới.
1.4.1.4. Cây ngô
a. Nguồn gốc
12


Ngô là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất của thế giới. Cây ngô
thuộc họ lúa, thân đặc, cao từ 1,5 đến 2 – 3m. Đây là cây lương thực cổ xưa của
người thổ dân châu Mĩ.
Cách đây 7000 – 8000 năm, ngô được người da đỏ trồng ở vùng Meehicô và
Goatêmala. Đến cuối thế kỷ 15, người Tây Ban Nha đem ngô về trồng ở miền Địa
Trung Hải, còn người Bồ Đào Nha đem ngô trồng ở Đông Nam Á. Vào thế kỉ 16,
ngô được trồng ở miền nhiệt đới châu Phi, các đảo của châu Đại Dương. Đến giữa
thế kỉ 20, cây ngô đã lan tới phần bắc của Patagoni ở Nam Mĩ, phía nam Niu Dilan.
Ở Bắc Mĩ, cây ngô phát triển tới vùng bắc Ngũ Hồ, nhưng tập trung chủ yếu ở lưu
vực sông Mixuri và thượng lưu sông Mixixipi.
b. Đặc điểm sinh thái
Ngô là cây trồng ưa nóng, phát triển tốt trên đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát
nước với nhiệt độ trung bình từ 20 – 300 C. Ngô là cây dễ tính, dễ thích nghi với các
dao động về khí hậu. Vì thế, cây ngô tới nay đã được trồng ở khắp các lục địa.
Ngô có diện phân bố khá rộng. Nó được trồng phổ biến không những ở miền
nhiệt đới, cận nhiệt đới mà còn sang cả ôn đới nóng. Ở Bắc Bán Cầu, ngô được

trồng tới vĩ tuyến 550 B, còn ở Nam Bán Cầu xuống đén vĩ tuyến 400 N. Trên vùng
núi, ngô có khả năng trồng ở độ cao lớn hơn nhiều so với lúa.
c. Tình hình sản xuất
So với lúa gạo và lúa mì, sản lượng ngô trên thế giới tăng nhanh liên tục và
ổn định hơn. Trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2018, sản lượng ngô đã tăng 2,3
lần ; từ 483,3 triệu tấn năm 1990 lên 1099 triệu tấn vào năm 2018.

13


Hình 1.5. Sản lượng ngô của thế giới thời kì 1980 – 2018
Ngô được trồng nhiều ở các nước có ngành chăn nuôi phát triển mạnh. Các
nước đứng đầu thế giới về sản lượng ngô là Hoa Kì, Trung Quốc, Braxin, Mêhico,
Achentina, Ấn Độ,…trong đó riêng Hoa Kì đã chiếm 40% sản lượng ngô toàn thế
giới. Ngô cũng là mặt hàng buôn bán trên thị trường lương thực thế giới. Những
nước xuất khẩu ngô nhiều nhất thế giới là Hoa Kì, Achentina, Pháp, Trung Quốc.
Những nước nhập khẩu ngô là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mêhico,Canada,..

Hình 1.6. Phân bố các cây lương thực chính trên thế giới
1.4.1.5. Lúa mạch
- Lúa mạch là cây lương thực của miền ôn đới gồm đại mạch, kiều mạch, mạch đen
và yến mạch. Lúa mạch được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu cho công nghiệp
thực phẩm như sản xuất chế biến rượu bia, làm bánh ngọt và làm thức ăn cho gia
súc.
- Lúa mạch là cây lương thực ngắn ngày, chịu lạnh giỏi, không kén đất.
- Sản lượng lúa mạch của thế giới có xu hướng giảm đi do nhu cầu hạn chế của thị
trường thế giới.
- Những nước trồng nhiều lúa mạch là Nga, Ucraina, Canada, Đức, Pháp. Lúa mạch
được xuất khẩu nhiều từ thị trường Âu – Mĩ sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản,


1.4.1.6. Cây lương thực khác
- Cao lương (lúa miến) có nguồn từ châu Phi sau đó được trồng ở Ấn Độ, Mianma,
Philippin, Trung Quốc,…Đây là cây ưa nóng, chịu được hạn, thích hợp với các
14


vùng xa van và thảo nguyên. Sản lượng cao lương của thế giới khoảng 60 triệu tấn/
năm. Các nước trồng nhiều là Trung Quốc, Ấn Độ, các nước châu Phi.
- Kê có nguồn gốc ở Trung Quốc sau đó lan ra các nước Trung Á, Nam Âu, Tây Á.
Hạt kê chủ yếu làm thức ăn cho gia cầm. Kê là cây của vùng khô hạn và được trồng
nhiều nhất ở các vùng thảo nguyên khô của Nga, Trung Quốc, các vùng khô hạn
của Ấn Độ, Nigienia, Nigie,…Sản lượng kê của thế giói khoảng từ 26 – 29 triệu
tấn/ năm.
1.4.2. Địa lí cây công nghiệp
1.4.2.1. Vai trò và đặc điểm
a. Vai trò
- Các cây công nghiệp cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực
phẩm.
- Phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài
nguyên đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường.
- Giá trị sản phấm của các cây công nghiệp tăng lên nhiều lần sau khi được
chê biến. Vì thế, ở các vùng trồng cây công nghiệp thường có các xí nghiệp chế
biến sản phẩm cùa các cây này, ở nhiều nước đang phát triển thuộc miền nhiệt đới
và cận nhiệt, các sản phẩm cây còn nghiệp là các mặt hàng xuất khấu quan trọng.
b. Đặc điểm
- Phần lớn các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, cần đất thích hợp với
biên độ sinh thái hẹp.
- Cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất và cần nhiều lao
động.

Do vậy, cây công nghiệp chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi
nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung.
1.4.2.2. Cây lấy đường
- Cây mía
+ Nguồn gốc: cây mía có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới với hai trung tâm phát sinh là
đảo Tân Ghinê và Ấn Độ, sau đó lan rộng ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á, châu
Đại Dương. Sau thế kỉ 16, người Âu đưa sang trồng ở châu Mĩ và châu Phi. Ngày
nay, mía được trồng trên toàn bộ vành đai nhiệt đới trong phạm vi từ 330 B đến 300 N
15


+ Đặc điểm sinh thái : mía đòi hỏi nhiệt, ẩm rất cao ; phát triển thuận lợi ở nhiệt độ
từ 30 – 350 C, lượng mưa trung bình năm từ 1000 – 2000 mm, với mùa khô 4 – 5
tháng. Cây mía thích hợp với đất phù sa mới, chịu được loại đất cát pha, đất thịt
nặng.
+ Những nước trồng nhiều mía : Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Cu Ba….
- Củ cải đường
+ Đặc điểm sinh thái : là cây của miền ôn đới, được trồng từ vĩ tuyến 47 0B đến
540B. Đất trồng phải giàu dinh dưỡng, thích hợp nhất là đất đen, đất phù sa, được
cày bừa kĩ và bón phân đầy đủ. Củ cải đường thường trồng luân canh với lúa mì.
+ Các nước trồng nhiều : Pháp, CHLB Đức, Hòa Kì, Ba Lan…
1.4.2.3. Cây cho chất kích thích
- Cây cà phê
+ Nguồn gốc : cây cà phê có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm châu Phi, đến cuối thế
kỉ 17, cà phê được đưa sang trồng ở Xrilanca, Đông Nam Á, các nước châu Mĩ.
+ Đặc điểm sinh thái : cà phê là cây rất ưa nhiệt (nhiệt độ > 15 0 C) và ưa ẩm (lượng
mưa trên 1250 mm/năm), phát triển thuận lợi ở những vùng có lượng mưa từ 1900
– 3000mm và phân bố đều trong năm. Cà phê ưa đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng nhất
là vùng đất đỏ đá vôi và đất đỏ bazan.
+ Sản lượng cà phê của thế giới ngày càng tăng do nhu cầu của thị trường, song

không ổn định. Những quốc gia trồng nhiều cà phê là Braxin, Việt Nam,
Colombia,..
- Cây chè
+ Nguồn gốc : chè là cây của miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Quê hương
của chè là Mianma, Việt Nam, đông nam Trung Quốc đến đầu thế kỉ 19 người Âu
đem chè về trồng ở các thuộc địa Ấn Độ, Xrilanca, Pakixtan.
+ Đặc điểm sinh thái : chè thích hợp với nhiệt độ ôn hòa từ 15 – 25 0 C, tổng nhiệt
độ hằng năm 80000 C, lượng mưa lớn 1500 – 2000mm rải đều quanh năm, độ ẩm
không khí và đất 70 – 80% kéo dài nhiều tháng, độ cao thích hợp 500 – 1000m,
thích hợp với đất chua.
+ Phân bố : hiện nay chè được trồng ở vành đai nhiệt đới và lên đến vĩ tuyến 37 0 B
tập trung ở đông nam Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ, Xrilanca, Trung A, Nga,
Đông Phi. Những nước có sản lượng chè lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Xrilanca,
Kenia, Indonexia,..
1.4.2.3. Cây lấy sợi (cây bông)
16


- Đặc điểm sinh thái : bông là cây nhiệt đới ưa nóng và ánh sáng, có thể phát triển
được ở nhiệt độ 17 – 200 C, thích hợp nhất là 25 – 30 0 C. Cây bông không cần ẩm,
lượng mưa cần thiết 800 – 1000mm. Bông cần khí hậu tuyệt đối ổn định, đất tốt,
nhiều phân bón nên đòi hỏi nhiều vốn và lao động.
- Phân bố : cây bông chủ yếu tập trung ở vùng nhiệt đới, giới hạn rộng nhất là 420 B
đến 320 N. Cây bông phân bố chủ yếu ở vùng phía nam và trung tâm Hoa Kì, Trung
Mĩ, Peru, đông nam Braxin, bắc Achentina, Ai cập, các nước Tây và Trung Phi, cao
nguyên Đêcan của Ấn Độ, Pakixtan, đông Trung Quốc. Các nước có sản luopwngj
bông lớn nhất là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Pakixtan, Udobekixtan, Thổ Nhĩ Kì,
Ai Cập,…
1.4.2.4. Cây lấy dầu
- Cây lạc

+ Đặ điểm sinh thái : trong thời gian sinh trưởng lạc cần khí hậu nóng và đủ ẩm,
nhiệt độ thấp nhất trên 140C, trung bình 220C, lượng mưa trung bình 400 – 800mm.
Lạc ưa đất nhẹ, tơi xốp và dễ thoát nước.
+ Phân bố : lạc được trồng rộng rãi trên thế giới. Ở Bắc Bán Cầu lên tới vĩ tuyến
350 B ở Bắc Mĩ và 480 B ở lục địa Á – Âu. Ở Nam Bán Cầu, lạc trồng tới vĩ tuyến
380 N. Các nước trồng nhiều lạc là Trung Quốc, Ấn Độ, Nigienia, Hoa Kì, Xudang
- Cây đậu tương
+ Đặc điểm sinh thái : cây ưa ẩm và không đòi hỏi nhiệt với nhiệt độ trung bình 22
– 250 C. Ở đầu thời kì sinh trưởng và thời kì quả chín, cây cần thời tiết khô hơn.
Đậu tương thích hợp với nhiều loại đất, tơi xốp, thoát nước.
+ Phân bố : đậu tương trồng nhiều ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt thuộc vùng Đông
Á, Đông Nam Á ; ngày nay còn được trồng ở cả các nước ôn đới. Những nước
trồng nhiều là Hoa Kì, Braxin, Achentina, Trung Quốc, Ấn Độ,…
1.4.2.5. Cây lấy nhựa (cao su)
- Nguồn gốc : quê hương của cây cao su là vùng rừng nhiệt đới Amazon ở Nam Mĩ.
Đến giữa thế kỉ 19, cây cao su phát triển nhanh chóng ở Colombia, các nước Đông
Nam Á và châu Phi.
- Đặc điểm sinh thái : cao su là cây ưa nhiệt, phát triển thuận lợi trong điều kiện
nhiệt độ 22 – 270 C. Cao su cũng là cây ưa ẩm, đòi hỏi lượng mưa từ 1500 –
2500mm, không chịu được gió bão. Cây phát triển tốt trên đất dỏ bazan.
17


- Sản lượng cao su của thế giới tăng liên tục. Các nước dẫn đầu về sản lượng cao su
là Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ, Malaixia, Trung Quốc, Việt Nam,….

Hình 1.7. Phân bố các cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới

2. ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM
2.1. Khái quát chung

2.1.1. Vai trò ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt nước ta xuất hiện rất sớm và trải qua nhiều giai đoạn từ khi
loài người xuất hiện cho đến nay. Nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống loài
người, là nguồn cung cấp thức ăn, chất dinh dưỡng chủ yếu cho con người.
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta
hàng năm ngành trồng trọt còn chiếm tới 75% giá trị sản lượng nông nghiệp (theo
nghĩa hẹp). Sự phát triển ngàng trồng trọt có ý nghĩa kinh tế rất to lớn:
- Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người. Phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao mức sản xuất và tiêu dùng lương
thực, thực phẩm bình quân trên đầu người, tạo cơ sở phát triển nhanh một nền nông
nghiệp toàn diện.
18


- Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
nhẹ, ngành trồng trọt phát triển theo hướng mở rộng dần tỷ trọng diện tích các loại
cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao
để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực
phẩm, công nghiệp chế biến.
- Phát triển ngành trồng trọt sẽ đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững chắc
cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây
thức ăn và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, trên cơ sở đó chuyển
dần chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung và thâm canh cao.
- Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩa to lớn và quyết định đến việc chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng suất
cây trồng tăng, đặc biệt là năng suất cây lương thực tăng, nhờ đó sẽ chuyển nền sản
xuất nông nhiệp từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp đa canh có nhiều sản
phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị truờng và góp phần thực hiện
thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Ngành trồng trọt tạo ra nhiều nông sản xuất khẩu có giá trị. Năm 2014, xuất

khẩu gạo thu được kim ngạch trên 3 tỉ USD, cà phê 3,6 tỉ USD, cao su 1,8 tỉ USD,
hạt điều 2 tỉ USD, hạt tiêu 1,2 tỉ USD…Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu rau quả
ước đạt 2,2 tỉ USD. Đến nay, xuất khẩu nông sản vẫn đang đóng vai trò chủ chốt,
chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp.
2.1.2. Tình hình phát triển chung
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá so sánh 2010
phân theo nhóm cây trồng (Đơn vị : tỉ đồng)
Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả
1990 49604,0
33289,6
3477,0
6692,3
5028,5
1995 66183,4
42110,4
4983,6
12149,4
5577,6
2000 90858,2
55163,1
6332,4
21782,0
6105,9
2005 107897,6
63852,5
8928,2
25585,7
7942,7
2010 129779,2
72250,0

11921,5
33708,3
10167,1
2011 135882,2
76228,2
12019,6
35016,7
10847
Qua bảng số trên ta thấy, giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta tăng liên
tục qua các năm. Trong đó, cây công nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất, trong vòng
21 năm đã tăng 523%, tiếp theo là cây rau đậu tăng 345%, cây lương thực có tốc độ
tăng 229%, cây ăn quả tăng 216%.
19


Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng
giá trị sản xuất cây công nghiệp và cây rau đậu, giảm tỉ trọng giá trị sản xuất cây
lương thực và cây ăn quả. Sự thay đổi đó đã chứng tỏ các thế mạnh của nông
nghiệp nhiệt đới được phát huy ngành càng có hiệu quả; trong sản xuất lương thực
thực phẩm đã có xu hướng đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.
2.2. Vấn đề phát triển cây lương thực
2.2.1. Vai trò của cây lương thực
- Cung cấp tinh bột chủ yếu cho con người và gia súc.
- Sản xuất lương thực là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm, bánh kẹo, rượu bia, đồ uống, công nghiệp chế
biến thức ăn cho chăn nuôi.
- Lương thực là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, đem lại nguồn thu
ngoại tệ lớn cho đất nước, nhất là trong thời kì công nghiệp hóa hiện nay.
- Sản xuất lương thực góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Sản xuất lương thực phát triển góp phần đưa nông nghiệp trở thành nền sản

xuất hàng hóa, đẩy mạnh phân công lao động theo ngành và lãnh thổ.
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở nước ta
a. Những thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên:
+ Đất trồng: hiện nay tổng diện tích trồng cây lương thực của nước ta là hơn 9 triệu
ha, phân bố tập trung ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng
bằng duyên hải miền Trung.
Khả năng mở rộng diện tích gieo trồng còn lớn bằng cả về mặt khai hoang và
tăng vụ.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, khí hậu phân hóa đa
dạng tạo điều kiện cho cây lương thực phát triển quanh năm, năng suất cao, có khả
năng thâm canh, tăng vụ, xen canh, gối vụ.
+ Nguồn nước dồi dào cả trên mặt và nước ngầm tạo thuận lợi cho việc xây dựng
mạng lưới thủy lợi, đảm bảo tưới và tiêu nước cho cây trồng.
+ Địa hình: thuận lợi cho phân bố sản xuất lương thực, thực phẩm.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào, nông dân Việt Nam có kinh nghiệm trồng
cây lương thực nhất là trồng lúa được tích lũy từ lâu đời.
20


+ Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho sản xuất lương thực ngày càng phát triển:
nước ta đã hình thành và phát triển nhiều hệ thống công trình thủy lợi; cung cấp
phân bón và nghiên cứu được nhiều loại giống cây lương thực cho năng suất và
chất lượng cao, chịu được sâu bệnh; việc đầu tư cho khoa học công gnheej nông
nghiệp ngày càng nhiều; công nghiệp chế biến các sản phẩm cây lương thực ngày
càng phát triển.
+ Đường lối chính sách:
Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện
phát triển sản xuất lương thực.

Chương trình lương thực thực phẩm là một trong ba chương trình kinh tế lớn
của nhà nước.
Nhà nước có nhiều chính sách khuyến nông như khoán 10, luật ruộng đất
mới, cho vay vốn,…
Chính sách đầu tư xây dựng hai vùng trọng điểm sản xuất lương thực là
Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
+ Thị trường ngày càng mở rộng do nhu cầu lương thực trong nước lớn để cung cấp
cho hơn 95 triệu dân, thị trường nước ngoài tăng nhất là từ khi nước ta trở thành
thành viên của WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo nước ta có quyền bình
đẳng tham gia vào thị trường nông sản của thế giới.
b. Những khó khăn
- Diện tích đất tự nhiên để gieo trồng cây lương thực có xu hướng giảm do quá
trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
- Thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán) và sâu bệnh hại cây trồng làm
ảnh hưởng lớn đến sản xuất lương thực.
- Ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún cùng với lao động thủ công là chủ yếu nên khó thực
hiện cơ giới hóa.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển rộng
khắp.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm lương thực chưa ổn định.
2.2.3. Tình hình sản xuất lương thực
2.2.3.1. Tình hình chung
- Vị trí cây lương thực trong ngành trồng trọt
21


+ Trong ngành trồng trọt nói riêng và nông nghiệp theo nghĩa hẹp nói chung, cây
lương thực luôn giữ vị trí chủ đạo, năm 2011 chiếm 56,1% giá trị sản xuất ngành
trồng trọt.
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất của nhóm cây lương thực đang có xu hướng giảm dần từ

67,1% năm 1990 xuống còn 56,1% năm 2011 do đa dạng hóa cây trồng, nhờ đảm
bảo an ninh lương thực, chuyển đổi sang cây khác có hiệu quả hơn trên đất trồng
cây lương thực.
- Diện tích cây lương thực có hạt chiếm hơn 60% tổng diện tích các loại cây trồng.
Diện tích cây lương thực có hạt giai đoạn 2000 – 2016 có xu hướng tăng nhưng
không nhiều, từ 8,4 triệu ha năm 2000 lên hơn 8,8 triệu ha năm 2016.
- Sản lượng lương thực có hạt ngày càng tăng. Năm 2015, tổng sản lượng lương
thực có hạt đã vượt trên 50 triệu tấn, tăng hơn 10 triệu tấn so với năm 2005.
- Năng suất của hầu hết các loại cây trồng chủ lực đều tăng mạnh (lúa tăng bình
quân từ 48,9 tạ/ha năm 2005 lên 57,8 tạ/ha năm 2015; ngô từ 36 tạ/ha lên 44,5
tạ/ha…).
- Bình quân lương thực có hạt theo đầu người của nước ta ngày càng tăng đến năm
2015 đạt 549kg/người/năm nhưng có sự khác biệt giữa các vùng.
Bảng 2.2. Lương thực có hạt bình quân đầu người giai đoạn 2000 – 2017
(Đơn vị: kg/người)
Vùng

2000
444,9
403,1
287,5
302,1
264,6
214,1
148,7
1025,1

2005
476,8
361,5

348,5
348,1
270,6
353,2
133,0
1155,8

2008
508,7
381,2
385,5
402,0
333,5
400,1
128,9
1219,8

2017
511,4
305,2
430,7
433,1
360,9
442,2
110,7
1.343,7

Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
2.2.3.2. Sản xuất lúa gạo
a. Tình hình sản xuất
- Trong số các cây lương thực thì lúa là cây trồng luôn chiếm vị trí chủ đạo của
nước ta.

22


Hình 1.8. Cơ cấu diện tích cây lương thực nước ta năm 2007
- Diện tích gieo trồng lúa của nước ta đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên
7,9 triệu ha (năm 2013), sau đó giảm nhẹ còn 7,7 triệu ha (năm 2017).
- Năng suất lúa tăng mạnh hiện đạt 55,4 tạ/ha (năm 2017).
- Sản lượng lúa cũng tăng mạnh, từ 11,6 triệu tấn năm 1980 lên 42,7 triệu tấn năm
2017.
- Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu trong nước, Việt nam đã trở thành
nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 -4 triệu
tấn/năm.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của nước ta
Năm
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
2000
7.666,3
42,4

32.529,5
2005
7.329,2
48,9
35.832,9
2010
7.489,4
53,4
40.005,6
2015
7.828,0
57,6
45.091,0
2017
7.708,7
55,4
42.763,4
- Cơ cấu mùa vụ, nước ta có ba vụ kế tiếp nhau là vụ mùa, vụ đông xuân và vụ hè
thu, trong đó quan trọng nhất là vụ mùa và vụ đông xuân. Cơ cấu mùa vụ đang có
sự thay đổi phù hợp với sự canh tác của từng địa phương.
b. Phân bố
- Lúa có phạm vi phân bố rộng trên khắp lãnh thổ nước ta, phân bố ở cả đồng bằng,
trung du và miền núi.
- Ở nước ta, các vùng lúa tập trung chủ yếu ở hai đồng bằng châu thổ.
23


- Phân bố lúa không đều giữa các vùng lãnh thổ.
Bảng 2.4. Diện tích và sản lượng lúa theo vùng giai đoạn 2010 – 2017
Vùng

2010
Nghìn ha
7.489,4

Cả nước

Diện tích (nghìn ha)
2017
%
Nghìn ha
100,0
7.708,7

%
100,0

2010
Nghìn ha
40.005,6

Sản lượng (nghìn tấn)
2017
%
Nghìn ha
100,0
42.763,4

%
100,0


1.150,1

17,0

1.071,4

13.9

6.805,4

15,4

6.083,3

14.2

666,4

7,7

679,8

8.8

3.087,8

8,9

3.336,4


7.8

1.214,1

15,4

1.253,4

16.3

6.152,0

16,2

6.997,9

16.4

Tây Nguyên

217,8

2,6

243,4

3.2

1.042,1


2,9

1.315,6

3.1

Đông Nam Bộ

295,1

3,3

271,9

3.5

1.322,7

3,9

1.396,7

3.3

3.945,9

54,0

4.188,8


54.3

21.595,6

52,7

23.633,5

55.3

ĐBSH
TD và MNBB
BTB và DHNTB

ĐBSCL

- Trên cả nước nổi lên hai vùng trọng điểm sản xuất lúa:
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực nhất là lúa đứng
đầu cả nước. Diện tích và sản lượng lúa luôn chiếm hơn 1/2 cả nước. Đây cũng là
vùng xuất khẩu lúa gạo chủ yếu của Việt Nam, trung bình mỗi năm xuất khẩu 3 – 4
triệu tấn, chiếm khoảng 80% sản lượng gạo xuất khẩu. Các tỉnh trọng điểm lúa của
nước ta phần lớn đều tập trung ở vùng này như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp,
Cần Thơ, Sóc Trăng,…
+ Vùng Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. Năm 2017 vùng
chiếm 13,9% diện tích và 14,2% sản lượng lúa cả nước. Việc sản xuất lúa đã
chuyển sang chiều sâu, thâm canh nên diện tích gieo trồng tuy có giảm nhưng do
năng suất cao nên sản lượng giảm tương đối ít. Đây là vùng có năng suất lúa cao
nhất nước ta.
- Ngoài hai vựa lúa lớn nói trên, các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển miền Trung cũng
là nơi phân bố các cánh đồng lúa.

2.2.3.3. Sản xuất cây hoa màu lương thực
- Cùng với lúa gạo, hoa màu lương thực có ý nghĩa trong việc cung cấp một phần
thức ăn cho con người, là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi gia súc cũng như nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến.
Bảng 2.5. Diện tích và sản lượng cây màu lương thực giai đoạn 2000 – 2017
Năm

Diện tích (nghìn ha)
Ngô
Khoai lang
Sắn

Ngô

Sản lượng (nghìn tấn)
Khoai lang
Sắn
24


2000

730,2

254,3

237,6

2.005,9


1.611,3

1.986,3

2005
1.052,6
185,3
425,5
3.787,1
1.443,1
6.716,2
2007
1.096,1
175,5
495,5
4.303,2
1.437,6
8.192,8
2010
1.125,7
150,8
498,0
4.625,7
1.318,5
8.595,6
2013
1.170,4
135,0
543,9
5.191,2

1.358,1
9.757,3
2015
1.178,9
127,6
567,9
5.287,2
1.335,9
10.740,2
2017
1.099,9
121,8
534,6
5.131,9
1.351,7
10.340,8
- Hiện nay diện tích cây màu lương thực của nước ta khoảng 1,8 triệu ha và sản
lượng khoảng hơn 3 triệu tấn (quy thóc).
- Trong các cây màu lương thực, ngô là cây trồng quan trọng nhất. Từ năm 2000
đến năm 2017, diện tích trồng ngô tăng gấp 1,5 lần, sản lượng tăng 2,6 lần. Điều
này có được là do đưa các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất nhất là khâu giống. Hai
vùng trồng ngô lớn nhất của nước ta là Đông Bắc và Đông Nam Bộ.
- Khoai lang là cây màu trồng luân canh với lúa vào vụ đông xuân trên đất pha cát.
Diện tích và sản lượng khoai lang đang có xu hướng giảm dần, từ năm 2000 đến
năm 2017, diện tích trồng khoai lang giảm 2,1 lần và sản lượng giảm 1,2 lần.
- Diện tích và sản lượng sắn cũng có xu hướng tăng nhanh. Từ năm 2000 đến năm
2017, diện tích trồng sắn tăng 2,25 lần, sản lượng tăng gấp 5,2 lần do năng suất
tăng nhanh.
2.3. Vấn đề phát triển cây thực phẩm
- Hiện nay, tập đoàn cây thực phẩm của nước ta tương đối phong phú. Ngoài cây

bản địa, việc nhập nội, lai tạo từ nhiều giống cây nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới
đã làm tăng số lượng và chất lượng của tập đoàn cây trồng này.
- Trong năm 2017,diện tích rau các loại ước đạt 937,3 nghìn ha (tăng 29,5 nghìn
ha), năng suất 176,0 tạ/ha (tăng 0,5 tạ/ha), sản lượng ước đạt 16.493,5 nghìn tấn
(tăng 562,8 nghìn tấn) so với năm 2016. Vùng trồng rau lớn nhất nước ta là Đồng
bằng sông Hồng.
- Năm 2017, diện tích đậu các loại ước đạt 149,5 nghìn ha (giảm 10 ngàn ha); năng
suất 10,9 tạ/ha (tăng 0,3 tạ/ha), sản lượng ước đạt 162,3 nghìn tấn (tăng 5,3 nghìn
tấn) so với năm 2016. Năm 2016, diện tích giảm 1,2 nghìn ha, năng suất giảm 0,1
tạ/ha, sản lượng giảm 2,4 nghìn tấn so với năm 2015.
- Các vùng trồng cây thực phẩm đã, đang được hình thành và phát triển nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa, nhất là các loại rau sạch.
2.4. Vấn đề phát triển cây công nghiệp
25


×