Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TL ôn thi học sinh giỏi đại lý 12 địa lí ngành trồng trọt việt nam và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi quốc gia d10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.66 KB, 31 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC
DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB LẦN THỨ XII

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Môn Địa lí

Chuyên đề: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM
VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG ÔN THI
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA


MỤC LỤC
HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC...........................................................................1
DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB LẦN THỨ XII..............................................................................................................1
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ..................................................................................................................................1
.....................................................................................................................................................................1
MỤC LỤC......................................................................................................................................................2
A. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài.................................................................................................................................1
3. Giới hạn của chuyên đề...........................................................................................................................2
4. Cấu trúc của chuyên đề...........................................................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................................3
PHẦN 1. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM......................3
1.1. Khái quát về ngành trồng trọt..............................................................................................................3
1.1.1. Vai trò của ngành trồng trọt..........................................................................................................3
1.1.2. Phân loại cây trồng........................................................................................................................3
1.2. Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam..........................................................................................................3
1.2.1. Khái quát chung.............................................................................................................................3
1.2.2. Sản xuất lương thực......................................................................................................................4
1.2.2.1. Vai trò của sản xuất lương thực.............................................................................................4


1.2.2.2. Điều kiện phát triển ngành sản xuất lương thực..................................................................5
1.2.2.3. Tình hình phát triển và phân bố............................................................................................6
1.2.3. Sản xuất cây công nghiệp..............................................................................................................8
1.2.3.1. Vai trò của sản xuất cây công nghiệp....................................................................................8
1.2.3.2. Điều kiện phát triển cây công nghiệp....................................................................................9
1.2.3.3. Tình hình phát triển và phân bố..........................................................................................11
1.2.4. Sản xuất cây rau đậu, cây ăn quả và cây khác............................................................................13
1.2.4.1. Sản xuất rau đậu..................................................................................................................13
1.2.4.2. Sản xuất cây ăn quả.............................................................................................................13
PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.............................................................................14
2.1. Phương pháp dạy học........................................................................................................................14
2.1.1. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, nhất là Atlat địa lí Việt Nam
...............................................................................................................................................................14
2.1.1.1. Atlat Địa lí Việt Nam trang 18..............................................................................................14
2.1.1.2. Atlat Địa lí Việt Nam trang 19..............................................................................................14
2.1.2. Phương pháp Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.......................................................................15


2.2. Phương tiện........................................................................................................................................16
PHẦN 3. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP....................................................................................................................16
3.1. Các dạng câu hỏi và bài tập................................................................................................................16
3.1.1. Dạng câu hỏi trình bày................................................................................................................16
3.1.2. Dạng câu hỏi phân tích nguồn lực..............................................................................................17
3.1.3. Dạng câu hỏi chứng minh...........................................................................................................18
3.1.4. Dạng câu hỏi so sánh..................................................................................................................19
3.1.5. Dạng câu hỏi giải thích................................................................................................................19
3.1.6. Dạng câu hỏi gắn với bảng số liệu..............................................................................................20
3.1.7. Dạng câu hỏi khác (không có mẫu).............................................................................................20
3.2. Một số câu hỏi và bài tập cụ thể........................................................................................................21
C. PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................................................................28



A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trồng trọt là ngành quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp nhằm khai
thác và sử dụng đất đai để tại các sản phẩm thực vật. Trồng trọt là nền tàng của
sản xuất nông nghiệp với chức năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người; cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp; là cơ sở để phát triển
ngành chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Đặc biệt, đây cũng là một nội dung quan trọng và có phổ kiến thức tương
đối rộng và khó trong thi Học sinh Giỏi quốc gia mà chỉ nội dung trong sách
giáo khoa sẽ khó đáp ứng được.
Vì vậy, việc hệ thống nội dung lý thuyết và các dạng bài tập liên quan đến
vấn đề phát triển và phân bố ngành trồng trọt Việt Nam sẽ giúp các giáo viên và
học sinh có được nguồn tài liệu đầy đủ, phong phú, logic nhất về ngành trồng
trọt Việt Nam.
Trong khuôn khổ HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB LẦN THỨ XII NĂM 2019, tôi xin trình
bày chuyên đề “Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam và các dạng bài tập trong ôn
thi học sinh giỏi quốc gia” một cách ngắn gọn để trao đổi với các bạn đồng
nghiệp. Rất mong có được những đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo để chuyên
đề hoàn thiện hơn.
2. Mục đích của đề tài
Cung cấp kiến thức cơ bản về ngành trồng trọt Việt Nam phục vụ cho việc
giảng dạy và học tập của học sinh trong bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
Giới thiệu một số phương pháp và phương tiện hỗ trợ dạy học cho
chuyên đề.
Xây dựng hệ thống một số dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến Địa lí
ngành trồng trọt trong ôn thi HSGQG môn Địa lí.


1


3. Giới hạn của chuyên đề
Do thời gian có hạn chuyên đề chỉ tập trung vào giải quyết những vấn đề
chung nhất liên quan đến sự phát triển và phân bố của ngành trồng trọt, hi vọng
chuyên đề sẽ là tài liệu hữu ích trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
4. Cấu trúc của chuyên đề
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn chuyên đề
2. Mục đích của chuyên đề
3. Giới hạn của chuyên để
4. Cấu trúc của chuyên đề
B. PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỊA LÍ NGÀNH
TRỒNG TRỌT VIỆT NAM
1.1. Khái quát về ngành trồng trọt
1.2. Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam
PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
PHẦN 3. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Một số dạng câu hỏi thường gặp trong ôn thi HSG phần địa lí ngành trồng trọt
Việt Nam
C. KẾT LUẬN

2


B. PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỊA LÍ NGÀNH
TRỒNG TRỌT VIỆT NAM

1.1. Khái quát về ngành trồng trọt
Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp bao gồm hai ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Trong đó, ngành trồng trọt chia ra thành các phân ngành như trồng cây lương
thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau đậu…
1.1.1. Vai trò của ngành trồng trọt
Trồng trọt là ngành quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp nhằm khai
thác và sử dụng đất đai để tại các sản phẩm thực vật. Trồng trọt là nền tàng của
sản xuất nông nghiệp với chức năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người; cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp; là cơ sở để phát triển
ngành chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
1.1.2. Phân loại cây trồng
Trên thế giới có rất nhiều loại cây trồng. Để phân loại người ta đã dựa vào
một số dấu hiệu nhận biết nhất định. Dựa vào điều kiện sinh thái, cây trồng được
chia thành 4 nhóm: cây trồng xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Dựa
vào thời gian sinh trưởng và phát triển có nhóm cây trồng ngắn ngày và dài
ngày, hay nhóm cây trồng hàng năm và lâu năm. Dựa vào giá trị sử dụng kinh tế
- đây là cách phân loại quan trọng và phổ biến nhất, cây trồng được chia thành
các nhóm:
+ Nhóm cây lương thực (lúa, ngô, khoai sắn…)
+ Nhóm cây thực phẩm (rau, đậu, cây ăn quả)
+ Nhóm cây công nghiệp
+ Nhóm cây khác: cây lấy gỗ, cây làm thức ăn gia súc, cây cảnh, cây hoa…
1.2. Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam
1.2.1. Khái quát chung
Trồng trọt là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của nước ta. Giá trị
sản xuất ngành trồng trọt tăng liên tục qua các năm, đạt 572,6 nghìn tỉ đồng
(năm 2014).
3



Bảng 1: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của cả nước qua các năm
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm
Tổng
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ nông nghiệp

2000
129,0
101,0
24,9
3,1

2005
2007
2010
2014
183,3
236,9
540,2
817,6
134,8
175,1
396,7
572,6
45,1
57,8
135,2
227,2

3,4
4,0
8,3
17,8
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014)

Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ
trọng cao nhất, chiếm khoảng 70% (2014). Mặc dù chiếm tỉ trọng cao nhất,
nhưng tỉ trọng ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng
giảm, từ 78,3 % (2000) xuống 70 % (2014).
Xu hướng lớn trong sự phát triển ngành trồng trọt của nước ta trong
những năm gần đây là chuyển từ một nền nông nghiệp phiến diện, mang tính
độc canh sang một nền nông nghiệp đa canh.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản
lượng ngành trồng trọt có những biến đổi quan trọng, với sự giảm đáng kể tỉ
trọng của cây lương thực và tăng mạnh của cây công nghiệp và cây ăn quả.
1.2.2. Sản xuất lương thực
1.2.2.1. Vai trò của sản xuất lương thực
- Đối với tự nhiên: sử dụng tốt và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
- Đối với kinh tế:
+ Tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú, cung cấp cho các ngành công
nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
+ Là nguồn thức ăn ổn định cho chăn nuôi, góp phần đưa chăn nuôi trở
thành ngành sản xuất chính.
+ Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
- Đối với xã hội:
+ Cung cấp lương thực cho con người, nước ta là một nước đông dân trên
90 triệu dân, dân số tăng nhanh nên nhu cầu lương thực, thực phẩm lớn và đặt
lên hàng đầu.

4


+ Tạo nhiều việc làm, thu hút lao động dư thừa, góp phần giải quyết
những vấn đề cấp bách của xã hội.
- Đảm bảo an ninh lương thực, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.
1.2.2.2. Điều kiện phát triển ngành sản xuất lương thực
* Thuận lợi:
- Điều kiện tự nhiên
+ Địa hình và đất trồng: nước ta với ¾ diện tích là đồi núi, ¼ diện tích là
đồng bằng, đất đai đa dạng, nhiều loại đất thích hợp cho sản xuất cây lương
thực, đặc biệt là cây lúa và đa dạng hóa cơ cấu cây lương thực.
•Đất phù sa màu mỡ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, phân bố ở các đồng
bằng (ĐBSH, ĐBSCL, ĐB DHMT)
•Đất phù sa dọc thung lũng sông, cánh đồng giữa núi ở miền núi (Điện
Biên, Nghĩa Lộ…)
•Đất sản xuất lương thực còn khả năng mở rộng diện tích bằng cách
khai hoang, thâm canh, tăng vụ.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào (nhiệt độ
trung bình năm cao > 200C, lượng mưa trung bình 1500 – 2000mm/năm, độ ẩm
trung bình > 80%) tạo điều kiện cho cây lương thực sinh trưởng và phát triển
nhanh, cho năng suất cao.
+ Nguồn nước: phong phú cả trên mặt và nước ngầm thuận lợi cho việc
xây dựng hệ thống thủy lợi, đảm bảo tưới và tiêu nước cho sản xuất lương thực.
+ Sinh vật: nước ta có nhiều giống cây lương thực đặc hữu, các giống cây
trồng cho chất lượng cao.
=> Các điều kiện về địa hình, đất đai, khí hậu cho phép phát triển sản xuất
lương thực phù hợp với các vùng sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư – lao động: dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu

thụ rộng lớn. Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lương thực.

5


+ Cơ sở vật chất kĩ thuật: đã hình thành và phát triển hệ thống thủy lợi;
dịch vụ nông nghiệp phát triển đã cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây
trồng cho năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh thái.
+ Thị trường: rộng lớn cả trong nước và quốc tế, nước ta là 1 trong 2 nước
xuất khẩu gạo hàng đầu trong khu vực.
+ Chính sách: Nhà nước ta coi trọng phát triển nông nghiệp thông quá các
chính sách về đất, vốn và phát triển cây lương thực (khoán 10, Luật đất đai mới).
* Khó khăn:
- Tự nhiên:
+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa kém ổn định, nhiều thiên tai khiến
cho sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên nên sản
xuất lương thực mang tính bấp bênh.
+ Với nguồn nhiệt ẩm dồi dào tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ phát sinh gây
hại cho cây trồng.
+ Sự phân mùa của khí hậu làm cho mùa khô kéo dài gây thiếu nước, hạn
hán, xâm nhập mặn.
- Kinh tế - xã hội:
+ Lao động thủ công là chủ yếu, cơ giới hóa vào sản xuất chưa cao.
+ Cơ sở cật chất kĩ thuật còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp còn lạc hậu,
hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
+ Công nghệ sau thu hoạch (bảo quản, phơi sấy, chế biến) còn hạn chế.
+ Thị trường: không ổn định, bị cạnh tranh, giá lương thực thấp hơn nhiều
so với giá vật tư nông nghiệp.
1.2.2.3. Tình hình phát triển và phân bố
- Vị trí của sản xuất lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt

chiếm tỉ trọng cao (55,7 % năm 2007) và có xu hướng giảm tỉ trọng.

6


Bảng 2: Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt phân theo nhóm cây của nước ta
giai đoạn 2000 – 2010 (Đơn vị: %)
Năm
2000
2005
2007
2010

Tổng

Lương

100,0
100,0
100,0
100,0

thực
60,1
59,2
56,5
55,7

Trong đó
Cây công

Cây ăn quả
Rau đậu
nghiệp
và cây khác
6,9
24,0
9,0
8,2
23,7
8,9
8,8
25,6
9,1
9,2
26,0
9,1
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010)

- Trong ngành sản xuất lương thực, trồng lúa chiếm ưu thế. Ngô chiếm tỉ
trọng nhỏ về diện tích và sản lượng, nhưng có xu hướng tăng nhẹ.
+ Diện tích giao trồng lúa có xu hướng tăng nhưng nhiều biến động.
Bảng 3: Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt ở nước ta
giai đoạn 2000 – 2017
Năm
2000
2005
2007
2010
2015
2017


Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
Tổng
Lúa
Ngô
Tổng
Lúa
Ngô
8399,1
7666,3
730,2
34538,9
32529,5
2005,9
8383,4
7329,2
1052,6
39621,6
35832,9
3787,1
8304,7
7207,4
1096,1
40247,4
35942,7
4303,2
8615,9
7489,4
1125,7

44632,2
40005,6
4625,7
9008,8
7828,0
1178,9
50379,5
45091,0
5287,2
8810,7
7708,7
1099,9
47899,0
42763,4
5131,9
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017)

• Giai đoạn trước năm 2000, diện tích trồng lúa có xu hướng tăng (từ 5,6
triệu ha năm 1990 lên tới 7,6 triệu ha năm 2000). Do khai hoang, mở rộng
diện tích và tăng vụ, nhiều nhất ở ĐBSCL.
• Sau năm 2000 diện tích trồng lúa có xu hướng giảm (còn 7,2 triệu ha năm
2007), do chuyển đổi mục đích sử dụng đất (sang đất thổ cư, đất chuyên
dùng), chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang loại khác có giá trị cao hơn hoặc
nuôi trồng thủy sản.
Gần đây sản xuất lương thực gặp nhiều khó khăn, đặc biệt năm 2017 do
chịu ảnh hưởng của thời tiết biến đổi bất thường, bão, mưa lớn gây ngập úng, vỡ

7



đê bao tại một số địa phương phía Bắc và hiện tượng lũ sớm ở Đồng bằng sông
Cửu Long ảnh hưởng đến tiến độ, diện tích và năng suất cây trồng.
+ Năng suất lúa: tăng nhanh, năm 2010 đạt 53,4 tạ/ha, đến năm 2017 đạt
55,5 tạ/ha. Do đẩy mạnh thâm canh, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật, sử
dụng nhiều giống mới cho năng suất cao, chống chịu được sâu bệnh…
+ Sản lượng: tăng nhanh và liên tục, từ 32,5 triệu tấn (năm 2000) lên tới
40 triệu tấn (năm 2010) và khoảng 42,7 triệu tấn (năm 2017).
+ Bình quân lương thực trên đầu người tăng nhanh.
+ Cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng
địa phương (giảm tỉ trọng vụ mùa, tăng tỉ trọng vụ đông xuân và hè thu).
- Các loại hoa màu cũng phát triển khá ổn định và trở thành cây hàng hóa
quan trọng, nhất là ngô (đạt 5,1 triệu tấn năm 2017 tăng gấp hơn 2,5 lần so với
năm 2000), sắn và khoai lang không còn giữ vai trò là cây lương thực thiết yếu
và chuyển sang sản xuất hàng hóa.
- Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, lượng gạo
xuất khẩu đạt 3 – 4 triệu tấn/năm.
- Phân bố: Cả nước hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lương thực:
+ ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước, chiếm > 50%
diện tích và sản lượng lúa của cả nước.
+ ĐBSH là vùng sản xuất lương thực lớn thứ 2 cả nước, và là vùng có
năng suất lúa cao nhất cả nước.
1.2.3. Sản xuất cây công nghiệp
1.2.3.1. Vai trò của sản xuất cây công nghiệp
- Sử dụng tốt và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khai
thác thế mạnh của trung du miền núi.
- Đối với kinh tế:
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các ngành công nghiệp chế
biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Tạo tiền đề đa dạng hóa cơ cấu công
nghiệp.


8


+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng nhất là cà phê, cao su, hồ tiêu,
điều.
- Đối với xã hội:
+ Giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc ở miền
núi, trung du; nhất là đồng bào dân tộc ít người.
+ Góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước.
- Đối với môi trường: trồng cây công nghiệp đảm bảo cân bằng sinh thái,
tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường, chống xói mòn,
giảm hạ thấp mực nước ngầm…
- Ngoài ra, việc phát triển cây công nghiệp là chiến lược quan trọng để
phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta. Đồng thời tạo động lực phát triển
kinh tế - xã hội vùng núi, vùng khó khăn.
1.2.3.2. Điều kiện phát triển cây công nghiệp
* Thuận lợi:
- Tự nhiên:
+ Địa hình: ¾ diện tích là đồi núi, đồi núi thấp chiếm ưu thế với độ cao
<1500m, nhiều cao nguyên với mặt bằng rộng là cơ sở hình thành những vùng
chuyên canh quy mô lớn.
+ Đất đai: đa dạng, nhiều loại đất tạo điều kiện đa đạng hóa cây công
nghiệp.
• Đất feralit trên đá badan: diện tích lớn, phân bố thành khu vực lớn trên
các cao nguyên bằng phẳng, xếp tầng rộng lớn như Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ… thích hợp trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…
• Đất feralit trên đá phiến đá mẹ khác phân bố rộng khắp cả nước, tập trung
nhiều ở TDMNBB, thích hợp trồng chè và các cây đặc sản khác.
• Đất feralit phát triển trên đá vôi, tập trung nhiều nhất ở TDMNBB thích
hợp trồng đậu tương, thuốc lá.

• Đất xám trên phù sa cổ tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, thích hợp
trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu và trồng cây công
nghiệp ngắn ngày như đậu tương.
9


• Ngoài ra, đất cát ven biển thuận lợi trồng các cây công nghiệp ngắn ngày
xen canh với cây lúa; vùng đất mặn ven biển có thể trồng được các cây ưa
mặn như đay, cói…
+ Khí hậu nhiệt đới với nguồn nhiệt ẩm dồi dào thích hợp với các loại cây
công nghiệp nhiệt đới, khí hậu có sự phân hóa đa dạng (theo mùa, vĩ độ, độ
cao…) cho phép đa dạng hóa cây công nghiệp (có thể trồng được các cây công
nghiệp cận nhiệt như chè); khí hậu phân hóa 2 mùa mưa – khô sâu sắc, mùa khô
thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản nông sản.
+ Nguồn nước: dồi dào cả trên mặt và nước ngầm.
+ Giống cây trồng đa dạng.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư – lao động: đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ
rộng lớn; dân cư có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến cây công nghiệp;
đặc biệt mức sống của dân cư ngày càng cao, tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp
ngày càng nhiều.
+ Cơ sở vật chế kĩ thuật: nhà nước đã xây dựng và quy hoạch các vùng
chuyên canh cây công nghiệp, chú trọng đầu tư công nghiệp chế biến gắn với
các vùng chuyên canh, các hoạt động dịch vụ nông nghiệp như cung cấp phân
bón, giống cây trồng ngày càng phát triển.
+ Thị trường rộng lớn cả trong nước và quốc tế, đặc biệt đối với sản phẩm
cây công nghiệp lâu năm.
+ Chính sách: coi trọng đầu tư phát triển cây công nghiệp lâu năm, đặc
biệt là những cây công nghiệp xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.
* Khó khăn:

- Tự nhiên: Thiên nhiên nhiệt đới kém ổn định, nhiều thiên tai, sâu bệnh,
có tính bấp bênh trong sản xuất.
+ Thị trường nhiều biến động, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường
khó tỉnh.
+ Các cơ sở chế biến còn hạn chế ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
sản phẩm cây công nghiệp.
10


1.2.3.3. Tình hình phát triển và phân bố
* Khái quát chung:
- Vị trí: giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành
trồng trọt chiếm 26% (2010) và có xu hướng tăng.
- Tổng diện tích cây công nghiệp tăng liên tục qua các năm.
Bảng 4: Diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 – 2017 (Đơn
vị: nghìn tấn)
Năm
1990
Cây công nghiệp
542
hàng năm
Cây công nghiệp
657
lâu năm
Tổng
1199

1995

2000


2005

2010

2014

2017

717

778

862

798

710

611

902

1451

1634

2011

2134


2383

1619

2229
2496
2809
2844
2994
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017)

Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp
hàng năm. Do cây công nghiệp lâu năm trồng tập trung ở trung du miền núi, khả
năng mở rộng diện tích lớn, thị trường xuất khẩu mở rộng…; trong khi đó cây
công nghiệp hàng năm được trồng chủ yếu ở đồng bằng, khả năng mở rộng diện
tích không nhiều, sản phẩm cây công nghiệp hàng năm chưa được xuất khẩu
nhiều.
- Cơ cấu diện tích cây công nghiệp: chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm
chiếm 79,6 % (2017) và có xu hướng tăng.
- Cơ cấu nguồn gốc: chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê,
cao su, hồ tiêu, điều…; ngoài ra có cây công nghiệp cận nhiệt như chè.
* Cây công nghiệp lâu năm:
- Cơ cấu: đa dạng, bao gồm cả cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt.
- Diện tích: tăng nhanh và liên tục.
Bảng 5: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm ở nước ta
giai đoạn 2005 – 2017
Cây
công


2005
Diện
Sản

2010
Diện
Sản

2015
Diện
Sản

2017
Diện
Sản

tích

tích

tích

tích

lượng

lượng
11

lượng


lượng


nghiệp

(nghìn

(nghìn

(nghìn (nghìn (nghìn (nghìn (nghìn (nghìn

lâu năm
Cà phê
Cao su
Hồ tiêu
Điều
Chè

ha)
483,6
334.2
39,4
223,7
97,7

tấn)
752,1
481,6
80,3

240,2
570,0

ha)
554,8
748,7
51,3
379,3
129,9

tấn)
ha)
tấn)
ha)
tấn)
1100.5 643,3 1453,0 664,6 1529,7
751,7 985,6 1012,7 971,6 1086,7
105,4 101,6 176,8 152,0 241,5
310,5 290,4 352,0 297,5 210,9
834,6 133,6 1012,9 129,3 1040,8
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017)

Trong đó, cà phê và cao su là cây lâu năm có diện tích gieo trồng lớn nhất,
và có xu hướng tăng. Gần đây, cao su có xu hướng giảm nhẹ do một số tỉnh Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ đang có xu hướng phá bỏ cây cao su già cỗi, chuyển
đổi sang trồng tiêu và cây trồng khác. Hồ tiêu và điều tăng nhanh và liên tục do
đây là sản phẩm có thị trường ổn định, giá xuất khẩu tăng cao. Chè giảm nhẹ về
diện tích trong những năm gần đây do vùng chè Yên Bái và một số tỉnh miền núi
phía Bắc đã chuyển sang trồng nhóm cây có múi (chủ yếu là cây cam).
- Năng suất và sản lượng tăng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và trở

thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu trên thế giới xuất khẩu cà phê, cao
su, hồ tiêu và điều.
- Nước ta hình thành 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm có quy
mô lớn, sản xuất tập trung, hiệu quả cao: Đông Nam Bộ lớn số 1, Tây Nguyên
lớn thứ 2 và thứ 3 là Trung du miền núi Bắc Bộ.
- Phân bố:
+ Cà phê được trồng tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung
Bộ; gần đây cà phê chè được trồng nhiều ở Tây Bắc.
+ Cao su được trồng nhiều trên đất xám phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên và duyên hải miền Trung.
+ Chè trồng nhiều ở Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, tỉnh có
diện tích trồng chè nhiều nhất là Lâm Đồng.
+ Hồ tiêu: được trồng nhiều trên đất badan ở Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ,
Đông Nam Bộ.
+ Dừa trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long.
12


* Cây công nghiệp hàng năm:
- Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm có xu hướng tăng chậm.
- Các cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là: mía, lạc, đậu tương, thuốc lá,
đay cói…
- Phân bố:
+ Mía trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên
hải miền Trung.
+ Lạc trồng nhiều ở đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, Đông Nam Bộ, Đắk
Lắk.
+ Đậu tường trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, Trung du miền núi Bắc Bộ.
+ Đay, cói trồng nhiều ở các tỉnh ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.

1.2.4. Sản xuất cây rau đậu, cây ăn quả và cây khác
1.2.4.1. Sản xuất rau đậu
Hiện nay, sản xuất rau đậu phát triển khá mạnh, chiếm tỉ trọng nhỏ trong
cơ cấu ngành trồng trọt nhưng có xu hướng tăng (6,2 % năm 2000 tăng lên 9,1
% năm 2010).
Rau đậu được trồng ở hầu khắp các địa phương, nhưng tập trung hơn cả là
ven các thành phố lớn (như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh). Vùng trồng
rau lớn nhất cả nước: ĐBSH, ĐBSCL. Vùng trồng đậu lớn nhất cả nước: Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên.
1.2.4.2. Sản xuất cây ăn quả
Phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Vùng trồng cây ăn quả lớn
nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Sản lượng cây ăn quả tăng khá qua các năm do nhiều cây trồng tăng về
diện tích và có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Riêng sản lượng nhãn, vải
đạt thấp do nhiều cây trồng không mang lại hiệu quả bị chặt bỏ ở miền Bắc và
chịu ảnh hưởng của sâu bệnh tại các tỉnh phía Nam.
Bảng 6: Sản lượng một số cây ăn quả nước ta giai đoạn 2005 – 2015 (Đơn
vị: nghìn tấn)
Cây ăn quả

2005

2010
13

2012

2015



Nho
Xoài
Cam, quýt
Nhãn
Vải, chôm chôm

28,6
367,8
601,3
612,1
398,8

16,7
16,3
31,0
580,3
665,0
702,9
728,6
704,1
727,4
573,7
542,5
513,0
522,3
648,5
715,1
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015)

PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

2.1. Phương pháp dạy học
Trong phần này, bên cạnh các phương pháp truyền thống, tôi mạnh dạn
đưa vào các phương pháp mới, nhằm giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi
học, theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Một mặt, củng cố kiến thức
cho các em, mặt khác cũng hy vọng hình thành những năng lực chuyên biệt cho
học sinh chuyên.
2.1.1. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, nhất
là Atlat địa lí Việt Nam
Đây là phương pháp hiệu quả nhất để giúp học sinh nắm vững kiến thức,
rèn tư duy địa lý, nhất là tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. Trong giới hạn của
chuyên đề, tôi giới thiệu hướng dẫn sử dụng 2 trang Atlat Địa lí Việt Nam 18 và
19 liên quan đến địa lí ngành trồng trọt Việt Nam. Phương pháp là hướng dẫn
học sinh khai thác tối đa thông tin từ bản đồ và các tranh ảnh kèm theo.
2.1.1.1. Atlat Địa lí Việt Nam trang 18
Bản đồ Địa lí Nông nghiệp chung: Nội dung chính thể hiện hiện trjang sử
dụng đất, các vùng nông nghiệp và chuyên môn hóa sản xuất của các vùng nông
nghiệp. Bên cạnh đó trang 18 còn thể hiện biểu đồ giá trị sản xuất và cơ cấu giá
trị sản xuất của ngành nông nghiệp.
2.1.1.2. Atlat Địa lí Việt Nam trang 19
Trang bản đồ bao gồm 3 bản đồ tỉ lệ 1:9000000 đó là các bản đồ Chăn
nuôi, Cây công nghiệp và Lúa năm 2007.
Bản đồ Cây công nghiệp năm 2007 thể hiện diện tích trồng cây công
nghiệp của các tỉnh bao gồm cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu
năm; tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng;
phân bố các cây công nghiệp chính: cà phê, cao su, điều, dừa, chè, mía, lạc…;
14


các biểu đồ: diện tích cây công nghiệp qua các năm, giá trị sản xuất cây công
nghệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, diện tích và sản lượng cà phê,

cao su, điều của cả nước năm 2007.
Bản đồ Lúa năm 2007 thể hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh;
diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực; các biểu đồ: giá trị sản
xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, diện tích và sản
lượng lúa của cả nước qua các năm.
2.1.2. Phương pháp Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt học sinh vào môi
trường học tập (nghiên cứu, thảo luận…) theo các nhóm học tập. Một trong
những lí do chính để sử dụng phương pháp này là nhằm khuyến khích học sinh
trao đổi và biết cách làm việc hợp tác với người khác.
Qua cách học này nhiều kĩ năng xã hội cũng được hình thành và phát triển
như: Kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kĩ năng nói, diễn đạt, kĩ năng tập hợp
và ghi chép tư liệu, kĩ năng báo cáo.
Để thảo luận đạt kết quả tốt người giáo viên cần quan tâm đến các khâu
quan trọng sau:
+ Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ.
+ Bước 2: Tiến hành thảo luận
+ Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác bổ sung. GV chuẩn
kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy về phần Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân
bố cây công nghiệp, Gv chia lớp thành các nhóm từ 3 – 4 HS và giao nhiệm vụ
cho từng nhóm:
+ Các nhóm dãy 1: Tìm hiểu về nhân tố tự nhiên
+ Các nhóm dãy 2: Tìm hiểu về nhân tố kinh tế - xã hội.
GV nêu thời gian thảo luận. Sau đó gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả
thảo luận, các nhóm khác (có thể là cùng nhiệm vụ hoặc khác nhiệm vụ) bổ sung
ý kiến, nhận xét và đặt các câu hỏi cho nhóm báo cáo. Cuối cùng GV chuẩn kiến
thức và đặt các câu hỏi khắc sâu kiến thức.
15



2.2. Phương tiện
- Atlat Địa lí Việt Nam: Nội dung chính của Địa lí ngành trồng trọt Việt
Nam có thể khai thác ở các trang Nông nghiệp chung (trang 18), trang 19 bản đồ
Cây công nghiệp và Lúa năm 2007…
Tuy nhiên, có thể bổ sung các trang tự nhiên: địa hình (trang 6 – 7, 13,
14), các đới khí hậu (trang 9) và các trang về các vùng kinh tế từ trang 26 - 29
để bổ sung kiến thức cho phần này.
- Bảng số liệu về diện tích, sản lượng, giá trị sản xuất của từng nhóm
ngành trong Địa lí ngành trồng trọt.
PHẦN 3. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
3.1. Các dạng câu hỏi và bài tập
Theo cách phân chia này, các dạng bài tập về Địa lí ngành trồng trọt Việt
Nam được chia ra làm 7 dạng:
3.1.1. Dạng câu hỏi trình bày
Đây là dạng câu hỏi đơn giản nhất, dễ làm nhất vì đơn giản yêu cầu của
câu hỏi là nêu (trình bày) về khái niệm, vai trò, tình hình phát triển và phân bố
từng ngành. Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản thì hoàn toàn có thể
làm tốt câu hỏi này. Đối với dạng này có 2 cách hỏi:
Cách 1: Dạng câu hỏi trình bày về ý nghĩa, vai trò của ngành thường là
dạng câu hỏi đơn giản. Khi trình bày về vai trò, thường trình bày theo cấu trúc
sau:
Ngành … có ý nghĩa (vai trò) rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội:
- Về kinh tế: có đóng góp như thế nào cho nền kinh tế, thúc đẩy ngành nào phát
triển, cung cấp hàng xuất khẩu…
- Về xã hội: tạo việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống…
- Về môi trường: khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh
lãng phí…
- Về an ninh quốc phòng (nếu có)
Cách 2: Dạng câu hỏi trình bày về tình hình phát triển và phân bố của

từng ngành. Thường trình bày theo các tiêu chí sau:
16


- Giá trị sản xuất
- Tỷ trọng của ngành trong giá trị ngành trồng trọt
- Cơ cấu cây trồng
- Sản xuất:
+ Diện tích
+ Cơ cấu mùa vụ (đối với cây lương thực)
+ Năng suất
+ Sản lượng
- Sản lượng lương thực bình quân đầu người (đối với cây lương thực)
- Khả năng đảm bảo an ninh lương thực, khả năng xuất khẩu
- Phân bố:
+ Vùng trọng điểm, vùng chuyên canh
+ Một số tỉnh trồng nhiều
Các bước làm bài
- Bước 1: Xác định đối tượng (ngành) cần trình bày tình hình phát triển
- Bước 2: Dựa vào kiến thức đã học, xác định cấu trúc tiêu chí thể hiện
tình hình phát triển cho đối tượng cần trình bày
- Bước 3: Xác định các trang bản đồ cần sử dụng – các biểu đồ cần dùng
trong các trang bản đồ đó.Từ các biểu đồ, tính toán, xử lý số liệu cần thiết, tính
ra chỉ tiêu mới cần thiết để nhận xét và lấy dẫn chứng minh hoạ.
- Bước 4: Lấp đầy các tiêu chí (Vận dụng kĩ năng nhận xét biểu đồ, bảng
số liệu)
Ví dụ: Căn cứ vào kiến thức đã học, trình bày tình hình phát triển và phân
bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.
3.1.2. Dạng câu hỏi phân tích nguồn lực
Nguồn lực phát triển hay chính là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển

của một vùng lãnh thổ, một nước, hay một ngành kinh tế. Đây là dạng bài cơ
bản, phổ biến nhất trong bài thi địa lý. Các câu hỏi liên quan đến nguồn lực cũng
rất đa dạng phong phú, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản và vận
dụng kiến thức một cách linh hoạt. Để làm các bài tập về nguồn lực thì Atlát Địa
17


lý là một phương tiện hỗ trợ đắc lực trong việc tìm hiểu đặc điểm của các nhân
tố đó.
Các bước làm làm bài :
- Bước 1: Xác định được dạng câu hỏi, đối tượng cần trình bày nguồn lực
phát triển dựa vào yêu cầu đề bài và phạm vi của câu trả lời.
- Bước 2: Dựa vào kiến thức đã học xác định cấu trúc làm bài
Tiêu chí các nhân tố:
- Tự nhiên
+ Địa hình
+ Đất
+ Khí hậu
+ Nước
- Kinh tế xã hội
+ Dân cư và lao động
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật
+ Cơ sở hạ tầng
+ Thị trường
- Bước 3: Lựa chọn các bản đồ thích hợp cần sử dụng
- Bước 4: Lấp đầy các tiêu chí nguồn lực đã đưa ra.
Ví dụ: Vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp
lớn nhất nước ta.
Phân tích thế manh và hạn chế về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp
nước ta.

3.1.3. Dạng câu hỏi chứng minh
Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần huy động kiến thức, nhất là những
dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của bài để chứng minh cho nhận định đề bài yêu
cầu. Để việc chứng minh thêm thuyết phục, rất cần có các số liệu, ví dụ, dẫn
chứng để minh họa. Các số liệu, dẫn chứng này đã có thể có từ nhiều nguồn
khác nhau. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm là cần phải biết sàng lọc, lựa chọn
kiến thức cũng như các số liệu cần thiết để chứng minh, tránh lan man, dàn trải.
18


Ví dụ: Chứng minh rằng sản xuất lương thực của nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn.
Hay: Tại sao nói các cây công nghiệp lâu năm đóng vai trò quan trọng
nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp ở nước ta.
3.1.4. Dạng câu hỏi so sánh
Dạng câu hỏi hỏi này rất hay gặp trong các kì thi học sinh giỏi các cấp,
không chỉ đòi hỏi học sinh nắm vững kiến thưc cơ bản mà còn biết tổng hợp,
khái quát kiến thức về từng đối tượng để so sánh cho phù hợp với yêu cầu đề
bài.
Các bước làm bài:
- Bước 1: Xác định được dạng câu hỏi dựa vào yêu cầu đề bài và phạm vi
của câu trả lời.
- Bước 2: Xác định các tiêu chí để so sánh.
- Bước 3: Lấp đầy những tiêu chí bằng kiến thức đã học và dẫn chứng.
Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh thế
mạnh để phát triển cây công nghiệp lâu năm giữa Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ.
3.1.5. Dạng câu hỏi giải thích
Dạng câu hỏi này nhìn chung so với các dạng câu hỏi trên là khó hơn,
không chỉ đòi hỏi học sinh nắm chắc kiến thức còn phải biết vận dụng những

kiến thức đã học để giải thích cho phần nội dung đề bài yêu cầu.
Ví dụ: Tại sao diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây
công nghiệp hàng năm?
Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn
với công nghiệp chế biến?
Có 2 dạng câu hỏi giải thích chủ yếu: giải thích có mẫu và giải thích
không có mẫu. Dạng câu giải thích có mẫu thường dựa vào mẫu nguồn lực.
Dạng giải thích không có mẫu khó hơn, yêu cầu học sinh phát tổng hợp, phân
tích, gắn với thực tiễn.

19


3.1.6. Dạng câu hỏi gắn với bảng số liệu
Trong địa lí ngành trồng trọt nói riêng, địa lí kinh tế nói chung, dạng bài
nhận xét bảng số liệu và biểu đồ là dạng bài cơ bản, thể hiện tư duy tổng hợp,
logic, đánh giá được năng lực của học sinh. Đây là dạng bài khó, thuộc mức độ
vận dụng, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức một
cách linh hoạt trong bài làm. Đối với thi học sinh giỏi quốc gia, dạng bài này
thường cho bảng số liệu yêu cầu nhận xét và giải thích.
Các bước nhận xét bảng số liệu:
+ Bước 1: Đọc kĩ đề bài gạch chân các từ quan trọng
+ Bước 2: Căn cứ vào đề bài và cấu trúc bảng số liệu để xác định cấu trúc
nhật xét. Lập dàn ý các chỉ tiêu cần nhận xét, xác định các chỉ tiêu đã có số liệu
và các chỉ tiêu chưa có cần xử lí số liệu. Nhận xét theo cả hàng dọc và hàng
ngang để thấy được sự thay đổi của đối tượng và mối tương quan với các đối
tượng khác
+ Bước 3: Xử lí số liệu.
+ Bước 4: Rút ra các nhận xét và hoàn thiện bài với các dẫn chứng tiêu
biểu, cực trị…

Lưu ý khi giải thích bảng số liệu:
+ Giải thích bảng số liệu cần phải gắn chặt với các nội dung đã nhận xét.
+ Cách giải thích thường dựa vào các dạng bài nguồn lực (đã trình bày ở
trên) tuy nhiên ở mức độ khái quát hơn.
3.1.7. Dạng câu hỏi khác (không có mẫu)
Ngoài các dạng bài đã liệt kê ở trên thì trong nội dung địa lí ngành trồng
trọt còn rất nhiều câu hỏi, bài tập không có cấu trúc mẫu. Đối với dạng bài tập
này không có dàn ý chung để trả lời mà mỗi bài tập HS cần xác định rõ nội dung
câu hỏi, kiến thức từ đó tự hình thành nên cấu trúc bài.
Các bước làm bài như sau:
- Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định dạng câu hỏi (trình bày, phân tích,
chứng minh, giải thích…), trọng tâm của câu hỏi

20


- Bước 2: Xác định các đơn vị kiến thức liên quan để trả lời câu hỏi,
phương tiện được sử dụng (atlat, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu…)
- Bước 3: Hình thành dàn ý và dựa vào kiến thức để hoàn thiện bài làm.
Do không có dàn ý chung nên học sinh phải căn cứ vào yêu cầu đề bài và kiến
thức đã học để hình thành nên dàn ý phù hợp và lấp đầy các ý đó.
Ví dụ: Tại sao nói việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng
hóa nông nghiệp?
3.2. Một số câu hỏi và bài tập cụ thể
Câu 1.
a, Nêu vai trò của sản xuất lương thực đói với phát triển kinh tế - xã hội
b, Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đới với sản xuất
lương thực ở nước ta.
Gợi ý trả lời
a, Vai trò của sản xuất lương thực

- Đối với kinh tế:
+ Tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú, cung cấp cho các ngành công
nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
+ Là nguồn thức ăn ổn định cho chăn nuôi, góp phần đưa chăn nuôi trở
thành ngành sản xuất chính.
+ Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
- Đối với xã hội:
+ Cung cấp lương thực cho con người, nước ta là một nước đông dân trên
90 triệu dân, dân số tăng nhanh nên nhu cầu lương thực, thực phẩm lớn và đặt
lên hàng đầu.
+ Tạo nhiều việc làm, thu hút lao động dư thừa, góp phần giải quyết
những vấn đề cấp bách của xã hội.
b, Điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sản xuất lương thực của
nước ta:
- Thuận lợi:
+ Địa hình và đất trồng:
21


+ Khí hậu:
+ Nguồn nước:
+ Sinh vật
- Khó khăn:
+ Thiên nhiên nhiệt đới kém ổn định, nhiều thiên tai.
+ Nguồn nhiệt ẩm dồi dào, dễ phát sinh dịch bệnh, phân mùa sâu sắc…
Câu 2.
a. Chứng minh rằng sản xuất lương thực của nước ta đạt được nhiều thành
tựu to lớn.
b. Giải thích tại sao sản xuất lương thực đạt được những thành tựu đó.
Gợi ý trả lời

a. Những thành tựu to lớn của sản xuất lương thực:
- Sản xuất lúa:
+ Diện tích gieo trồng
+ Năng suất và sản lượng
+ Cơ cấu mùa vụ
+ Bình quân lương thực trên đầu người
+ Đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu về an ninh lương thực và xuất
khẩu, trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
+ Đã hình thành nhiều vùng sản xuất lương thực hàng hóa chất lượng cao.
- Sản xuất hoa màu:
b. Sản xuất lương thực đạt được nhiều thành tựu to lớn vì:
- Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp:
đất, nước, khí hậu (dẫn chứng)
- Chính sách
- Cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư mọi mặt
- Thị trường.
Câu 3.
Tại sao nói việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông
nghiệp ở nước ta?
22


×