Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

TL ôn thi học sinh giỏi đại lý 12 địa lí ngành trồng trọt việt nam và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi quốc gia d13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.95 KB, 41 trang )

Chuyên đề: Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp, có vai trò
cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho chăn
nuôi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; cung cấp nông sản để xuất
khẩu. Do vậy, nghề trồng trọt vẫn là nghề muôn đời và đang ngày càng có
giá trị bởi sức ép về lương thực thực phẩm cho con người ngày một gia
tăng. Ngành trồng trọt của Việt Nam có nhiều thế mạnh để phát triển và trên
thục tế đã cơ bản phát huy vai trò của mình trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Ý thức được vai trò, ý
nghĩa của ngành trồng trọt đối sự tăng trưởng ngành nông nghiệp nên Đảng
và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển lĩnh vực trồng trọt
nhằm phát huy những đóng góp của lĩnh vực này đối với sự phát triển kinh
tế của đất nước.
Việc nghiên cứu Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam nhằm phục vụ cho
dạy học, vừa phát huy được những giá trị truyền thống của dân tộc, vừa
giúp học sinh hệ thống được các vai trò, nhân tố ảnh hưởng và tình hình
phát triển ngành trồng trọt nước ta. Trên cơ sở đó các em sẽ thiết lập các
mối liên hệ các nhân tố theo lãnh thổ, đồng thời giải thích tình hình phát
triển và tổ chức lãnh thổ ngành trồng trọt.
Là một giáo viên trường chuyên đã và đang trực tiếp giảng dạy các
lớp chuyên, tôi luôn cố gắng sưu tầm tài liệu và hệ thống thành các chuyên
đề dạy học.
Chuyên đề Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam là một nội dung khá
quen thuộc đối với các giáo viên dạy chuyên, do vậy bản thân tôi cố gắng


tìm các thông tin cập nhật và mạnh dạn trình bày cách dạy học chuyên đề
này. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, anh chị em
đồng nghiệp.
3


2. Mục đích của đề tài
Đề tài được xây dựng với các mục đích sau:
- Giúp giáo viên và học sinh hệ thống kiến thức cơ bản về ngành trồng trọt
nước ta.
- Bổ sung một số kiến thức cập nhật về tình hình phát triển ngành trồng
trọt Việt Nam.
- Giới thiệu gợi ý một số phương pháp dạy học tích cực có thể áp dụng khi
dạy Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam.
- Đề tài giúp giáo viên và học sinh các trường Chuyên và các trường phổ
thông giáo tham khảo để dạy bồi dưỡng sinh giỏi tỉnh, thi THPT quốc gia.

4


PHẦN NỘI DUNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vai trò ngành trồng trọt
- Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Ở
nước ta hàng năm ngành trồng trọt còn chiếm tới 75% giá trị sản lượng nông
nghiệp (theo nghĩa hẹp).
- Sự phát triển ngành trồng trọt có ý nghĩa kinh tế rất to lớn. Ngành trồng trọt
là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao mức sản xuất và tiêu dùng lương
thực, thực phẩm bình quân trên đầu người, tạo cơ sở phát triển nhanh một nền

nông nghiệp toàn diện.
- Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩ to lớn và quyết định đến việc chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng
suất cây trồng tăng, đặc biệt là năng suất cây lương thực tăng, nhờ đó sẽ
chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ độc canh lương thực sang nền nông
nghiệp đa canh có nhiều sản phẩm hàng hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu
cầu thị trường và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá,
hiện đại hóa.
- Ngành trồng trọt bao gồm các tiểu ngành sản xuất, chuyên môn hoá như:
sản xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản xuất
rau... Chúng được hình thành trên cơ sở phân công lao động trong quá trình
sản xuất. Các tiểu ngành các bộ phận sản xuất trong ngành trồng trọt chúng
phát triển và kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định tạo thành cơ cấu ngành
trồng trọt.
- Ngành trồng trọt thúc đẩy các ngành khác phát triển như chăn nuôi, công
nghiệp chế biến…
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ, phục vụ quá trình công nghiệp hóa.
- Mặt khác, phát triển ngành trồng trọt góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo
an ninh lương thực, ổn định xã hội.
5


2. Điều kiện phát triển ngành trồng trọt
Ngoài các điều kiện được trình bày trong phần dạy học ở các phiếu học tập số
1,2 thì GV và học sinh có thể tham khảo các tiềm năng khác.
Ngành trồng trọt của nước ta có nhiều tiềm năng lớn để phát triển, điều đó
được tể hiện trên các mặt sau.
- Mặc dù quỹ ruộng đất để phát triển ngành trồng trọt không nhiều, bình quân
ruộng đất trên đầu người thấp và có xu hướng giảm do tác động của quá trình
công nghiệp hoá và đô thị hoá. Tuy nhiên ngành trồng trọt của nước ta vẫn còn

khả năng mở rộng diện tích gieo trồng cả về mặt khai hoang và tăng vụ, nhất là
về tăng vụ nhưng phải gắn liền với sự phát triển của khoa học, công nghệ và sự
chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý.
- Điều kiện tự nhiên, ngành trồng trọt của nước ta thuộc hệ sinh thái nhiệt đới
và á nhiệt đới ẩm, ánh sáng dư thừa rất thuận lợi cho cây trồng phát triển và
trồng cấy nhiều vụ khác nhau trên các vùng trong cả nước, cho phép đem lại
năng suất sinh khối cao trên mỗi đơn vị diện tích.
- Song chính điều kiện tự nhiên, nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ở nước ta.
Cùng với vị trí địa lý sát biển và địa hình phức tạp đã gây cho ngành trồng
trọt nước ta không ít khó khăn về bão, lũt, hạn hán, sâu bệnh phá hoại...
Năm 2017, thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn tới sản
xuất trồng trọt cả nước. nay đã có 16 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó
bão số 10 và bão số 12 đã gây thiệt hại lớn đến sản xuvgyất trồng trọt tại
một số tỉnh phía Bắc, các tỉnh Duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên.
- Vì vậy đòi hỏi ngành trồng trọt của nước ta phải luôn chủ động khai thác có
hiệu quả những thuận lợi và hạn chế, né tránh những khó khăn đến mức tối đa
để phát triển vững chắc ngành trồng trọt với nhịp độ tăng trưởng cao.
3. Tình hình phát triển ngành trồng trọt
3.1. Diện tích: Tổng diện tích trồng trọt có xu hướng tăng nhưng trong các
nhóm cây có sự biến động.
6


Bảng 1. Diện tích gieo trồng các loại cây của nước ta.
(Đơn vị: Nghìn ha)

Năm

Tổng số


Cây
hàng
năm

2007
2010
2013
2015
2017

13.555,6
14.061,1
14.792,5
14.945,3
15.097,8

10.894,9
11.214,3
11.714,4
11.700,0
11.703,4

Cây
hàng
năm:
Cây
lương
thực có
hạt
8.304,7

8.615,9
9.074,0
9.008,8
8.810,7

Cây
Cây
hàng
Cây
lâu
năm:
Cây
lâu
năm:
Cây
lâu
năm:
Cây
CN
năm
Cây ăn
CN lâu
hàng
quả
năm
năm
846,0 2.660,7 1.821,7
778,5
797,6 2.846,8 2.010,5
779,7

730,9 3.078,1 2.110,9
706,9
676,8 3.245,3 2.154,5
824,4
611,5 3.394,4 2.383,0
925,1
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

3.2. Sản lượng:
- Sản lượng một số cây có xu hướng tăng như lúa, ngô và mía, còn các cây
khác có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng năng suất và nhu
cầu thị trường.
Bảng 2. Sản lượng một số cây trồng của nước ta
(Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm

Lúa

Ngô

2007
2010
2013
2015
2017

35.942,7
40.005,6
44.039,1

45.091,0
42.763,4

4.303,2
4.625,7
5.191,2
5.287,2
5.131,9

Đậu
tương
17.396,7
16,1
510,0
275,2
16.161,7
12,5
487,2
298,6
20.128,5
3,2
491,9
168,2
18.337,3
1,3
454,1
146,4
18.319,2
0,5
461,5

102,3
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Mía

Bông

Lạc

- Nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm 2005 – 2015 đánh dấu bước ngoặt lớn
về hội nhập quốc tế, vai trò trụ đỡ của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế
nước ta cũng từng bước được khẳng định, nhất là về xuất khẩu (XK).
- Có thể nói, XK nông sản đã góp phần quan trọng nâng tầm tên tuổi của Việt
Nam trong nền kinh tế quốc tế, khi mà hàng loạt các mặt hàng nông sản của
nước ta đã khẳng định được vị thế cường quốc hàng đầu thế giới.

7


Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản là sản phẩm của ngành trồng trọt như cà
phê, lúa gạo, hồ tiêu, hạt điều, cao su… luôn nằm trong nhóm các mặt hàng
nông sản XK chủ lực, có kim ngạch XK trên 1 tỉ USD.
- Cụ thể đến năm 2014, mặc dù gặp không ít khó khăn, song XK gạo vẫn duy
trì được kim ngạch trên 3 tỉ USD, cà phê 3,6 tỉ USD, cao su 1,8 tỉ USD, hạt
điều 2 tỉ USD, hạt tiêu 1,2 tỉ USD…
- Cùng với đà tăng trưởng về XK ấn tượng trong năm 2014, năm 2015, kim
ngạch XK rau quả ước đạt 2,2 tỉ USD, đưa ngành hàng này trở thành một
gương mặt mới đầy tiềm năng về XK. Đến nay, XK nông sản vẫn đang đóng
vai trò chủ chốt, chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch XK của toàn ngành
nông nghiệp.
- Cùng với XK, ngành trồng trọt tiếp tục đảm nhiệm xuất sắc vai trò đảm bảo

an ninh lương thực – thực phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm và không
ngừng nâng cao đời sống cho nông dân. 10 năm qua, dù chưa có nhiều đột
phá, song trồng trọt vẫn luôn giữ được đà tăng trưởng ổn định ở mức
3%/năm. Tỷ trọng giá trị SX của trồng trọt vẫn chiếm 74% tổng giá trị SX
của ngành nông nghiệp.
- Năm 2015, tổng sản lượng lương thực có hạt đã vượt trên 50 triệu tấn, tăng
hơn 10 triệu tấn so với năm 2005. Năng suất của hầu hết các loại cây trồng
chủ lực đều tăng mạnh (lúa tăng bình quân từ 48,9 tạ/ha năm 2005 lên 57,8
tạ/ha năm 2015; ngô từ 36 tạ/ha lên 44,5 tạ/ha…).
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY CHUYÊN ĐỀ NGÀNH TRỒNG TRỌT
Hiện nay, có nhiều phương pháp – kĩ thuật dạy học được áp dụng,
trong chuyên đề này tác giả chỉ giới thiệu hướng tiếp cận giảng dạy mang
lại hiệu quả cao, không trình bày cụ thể kĩ thuật dạy học.
1. Phương pháp thảo luận nhóm và phát vấn
- GV yêu cầu học sinh đọc các tài liệu và điền đầy đủ thông tin vào phiếu
1,2,3,4 sau.
8


- Học sinh sưu tầm tài liệu và hoàn thành nhiệm vụ.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- GV tổ chức góp ý và phát vấn mở rộng kiến thức.
+ Vì sao diện tích lúa nước ta có sự biến động theo hướng tăng và giảm? ( HS
phải nắm được: Nhân tố ảnh hưởng đến biến động diện tích là do chuyển đổi
mục đích sử dụng đất; do chuyển đổi cơ cấu cây trồng; do tăng hệ số sử dụng
đất.
+ Vì sao năng suất lúa nước ta tăng liên tục? ( HS biết được do tác động
KHCN, thâm canh).
+ Vì sao sản lượng lương thực tăng nhanh còn sản lượng lương thực bình
quân đầu người tăng chậm? (HS biết được mối quan hệ giữa sản lượng lương

thực và số dân).
2. Phương pháp thảo dạy học theo dự án
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện trong một tuần (Sử dụng phiếu
học tập để giao dự án).
- Học sinh sưu tầm tài liệu, tranh ảnh và hoàn thành nhiệm vụ.
- Tổ chức thẩm định dự án tại lớp.
- Các nhóm phát vấn, phản biện sản phẩm các nhóm khác.
3. Hướng khai thác mở rộng, chuyên sâu
- GV hướng dẫn học sinh khai thác mở rộng, chuyên sâu kiến thức và các
dạng bài tập liên quan chuyên đề ngành trồng trọt.
+ Dạng bài tập liên quan đến vai trò của ngành trồng trọt.
+ Dạng bài tập về điều kiện phát triển ngành trồng trọt.
+ Dạng bài tập về giải thích tình hình phát triển và phân bố.
+ Dạng bài tập so sánh các điều kiện phát triển, so sánh tình hình phát triển.
Phiếu học tập số 1
Dựa vào nội dung kênh chữ SGK hoàn thành bảng với nội dung: Vai trò,
điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển cây lương thực ở nước
ta?
9


Nội dung
Vai trò
Điều kiện thuận lợi
Điều kiện khó khăn

Sản xuất lương thực

Phiếu học tập số 2
Dựa vào nội dung kênh chữ SGK kết hợp Átlát Địa lí Việt Nam trang 19

hoàn thành bảng sau về tình hình sản xuất và phân bố của ngành trồng cây
lương thực:
Nội dung
Diện tích
Năng suất, sản lượng
Phân bố

Tình hình sản xuất và phân bố

Phiếu học tập số 3
Dựa vào nội dung kênh chữ SGK hoàn thành bảng sau về vai trò, điều
kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả ở
nước ta:
Nội dung
Vai trò
Điều kiện thuận lợi
Điều kiện khó khăn
Phiếu học tập số 4

Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả

Dựa vào SKG và Átlát Địa lí Việt Nam trang 19 hoàn thành bảng sau về
tình hình sản xuất và phân bố của ngành trồng cây công nghiệp, cây ăn quả:
Nội dung

Cây CN lâu năm

Cây

CN


hàng Cây ăn quả

năm
Tình hinh sản xuất
Phân bố
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1, 2

10


Nội dung

Sản xuất lương thực
Đảm bảo lương thực cho 97 triệu dân; cung cấp thức ăn

Vai trò

cho chăn nuôi; là mặt hàng xuất khẩu và giúp đa dạng
hoá sản xuất nông nghiệp
- Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, đất, nước, địa hình

Điều kiện thuận lợi

Điều

kiện

thuận lợi...
- Dân cư có kinh nghiệm sản xuất, có thị trường tiêu


thụ rộng lớn, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật...
khó Thiên tai, sâu bệnh...

khăn
- Tăng do mở rộng diện tích, tăng vụ. Diện tích giảm
do chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa năng suất

Diện tích

thấp sang trồng cây khác

hoặc nuôi thuỷ sản, do

chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Năng suất đạt: 60 tạ/ha
Năng

suất,

sản - Sản lượng tăng, đạt: 55 triệu tấn.

lượng

- Bình quân lương thực đầu người đạt 567kg/người.
- Xuất khẩu gạo: 5 triệu tấn (2018)
- Vựa lúa số 1: ĐB SCL, số 2 là ĐBSH

Phân bố


- Một số cánh đồng lúa nổi tiếng: Mường Thanh, Tuy
Hoà...

Thông tin phản hồi phiếu học tập số 3, 4
Nội dung
Vai trò
Điều kiện thuận lợi

Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xuất khẩu.
- Khí hậu nhiệt đới, có nhiều loại đất thích hợp, phân
bố tập trung
- Lao động dồi dào, có mạng lưới cơ sở chế biến và
thị trường tiêu thụ rộng.
11


Điều kiện khó khăn

Tình hình sản xuất

- Được đầu tư.
Thị trường bấp bênh, nhiều biến động, chưa đáp ứng thị
trường khó tính.
- Cây công nghiệp tăng về diện tích, năng suất và sản
lượng.
- Đã hình thành các vùng chuyên canh.
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG


Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày:
1. Những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với sự phát triển
trồng trọt nước ta nước ta
2. Các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới tiêu biểu cho từng vùng nông
nghiệp sinh thái của nước ta.
Trả lời
1. Những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với sự phát triển trồng
trọt nước ta.
a) Thuận lợi
- Khí hậu và nguồn nước
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa, Bắc – Nam, Đông
- Tây.
@ Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng phát triển quanh năm, cho
năng suất sinh học cao.
@ Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, luân canh, xen canh.
@ Có sự chuyển dịch từ Bắc ra Nam, từ đồng bằng lên trung du, miền núi.
@ Tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng với nguồn gốc cả nhiệt đới, cận
nhiệt và ôn đới, do có mùa đông lạnh, và địa hình núi cao.
+ Nguồn nước phong phú, về cơ bản đảm bảo nguồn nước cho cây trồng.
@ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
@ Có sự phân hóa
- Địa hình và đất đai
12


Địa hình và đất đai đa dạng, tạo điều kiện để:
@ Áp dụng hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
@ Đa dạng cây trồng, vật nuôi.
Tóm lại, điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi cho việc phát triển một nền nông
nghiệp nhiệt đới.

b) Khó khăn
- Tính bấp bênh: Các tai biến thiên nhiên, dịch bệnh do thiên nhiên nhiệt đới
ẩm gió mùa gây ra: lũ lụt, hạn hán, bão… Sản xuất nông nghiệp nói chung,
trồng trọt nói riêng phụ thuộc rất lớn vào khí hậu, đất đai…
- Tính mùa vụ trở nên khắt khe.
2. Các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới tiêu biểu cho từng vùng nông
nghiệp sinh thái
- Trung du miền núi Bắc bộ
+ Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới: chè, trẩu, sở, hồi, thảo
quả.
+ Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô, sắn với sản lượng lớn nhất nước.
+ Cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá,...
+ Cây ăn quả: đào, táo, lê...
+ Chăn nuôi gia súc: trâu, bò, ngựa, lớn...
+ Thủy sản nước mặn.
- Đồng bằng sông Hồng
+ Cây lương thực: lúa cao sản, lúa chất lượng cao.
+ Cây thực phẩm: rau vụ đông.
+ Cây công nghiệp: đay, cói...
+ Cây ăn quả: nhãn, vải...
+ Chăn nuôi: lợn, bò sữa, gia cầm, thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn.
- Bắc Trung Bộ:
+ Cây lương thực: lúa ở đồng bằng ven biển.
+ Cây công nghiệp: lạc, dừa, sở, chè, cà phê, cao su...
13


+ Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm.
+ Thủy sản nước mặn, nước lợ.
- Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Cây lương thực: lúa, ngô.
+ Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, dừa.
+ Cây công nghiệp hàng năm: bông, mía, lạc, thuốc lá.
+ Chăn nuôi: trâu, bò, loẹn, gia cầm.
+ Thủy sản nước lợ, nước mặn.
- Tây Nguyên
+ Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm.
+ Chăn nuôi bò thịt, bò sữa.
- Đông Nam Bộ
+ Cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu...
+ Cây công nghiệp hàng năm: đậu tương, mía, lạc, thuốc lá...
+ Chăn nuôi bò sữa ven đô, gia cầm.
+ Thủy sản nước mặn.
- Đồng bằng sông Cửu Long
+ Cây lương thực: lúa chất lượng cao, lúa cao sản.
+ Cây thực phẩm: rau vụ đông.
+ Cây công nghiệp ngắn ngày: mía, đay, cói...
+ Cây công nghiệp lâu năm: dừa.
+ Cây ăn quả nhiệt đới: xoài, nhãn, chôm chôm, măng cụt...
+ Thủy sản ( đặc biệt là tôm), gia cầm (chủ yếu là vịt).
Câu 2
1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18 và kiến thức đã học, hãy
tìm sự khác nhau về chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa:
a) Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
b) Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Cho biết nguyên nhân của sự khác nhau đó.
14


Trả lời

1. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp
a) Giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- Khác nhau chủ yếu về sản phẩm chuyên môn hóa:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây công nghiệp có nguồn gốc ôn
đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi, quế…), cây công nghiệp ngắn ngày (đậu
tương, lạc, thuốc lá), cây dược liệu, cây ăn quả… Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt,
lấy sữa và lợn.
+ Tây Nguyên chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo
(cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn có chè là cây cận nhiệt ở Lâm Đồng
nơi có khí hậu mát mẻ. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu.
- Ngoài ra còn khác biệt về quy mô. Mặc dù đều trồng chè nhưng diện tích
chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn hơn. Chăn nuôi ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ cũng phát triển hơn.
b) Giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long
- Đồng bằng sông Hồng có ưu thế về tập đoàn cây trồng vụ đông, đặc biệt là
rau, cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cà chua, su hào, bắp
cải, khoai tây…), chăn nuôi lợn, gia cầm…
- Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là cây trồng nhiệt đới, thủy sản (nước
mặn, nước lợ, nước ngọt), chăn nuôi vịt…
- Cùng là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, nhưng quy mô sản xuất ở Đồng
bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với Đồng bằng sông Hồng.
2. Giải thích
Sự khác biệt về chuyên môn hóa sản xuất giữa Trung du và miền núi
Bắc Bộ với Tây Nguyên, giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng
sông Cửu Long là do:
- Sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn
nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.
- Sự khác biệt về quy mô đất đai.
15



Câu 3. Cho bảng số liệu dưới đây:
Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên và ĐBSCL, năm 2008
(Đơn vị: nghìn ha)
Các loại đất
Tổng diện tích
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng và đất ở
Đất chưa sử dụng

Tây Nguyên
5464,0
1626.9
3122.5
185,5
529,1

Đồng bằng sông
Cửu Long
4060,2
2560.6
336.8
344,1
818,7

Em hãy so sánh và giải thích sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất ở hai
vùng Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời
a. Xử lí số liệu:

Cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, năm
2008
(Đơn vị: %)
Các loại đất
Tổng diện tích
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng và đất ở
Đất chưa sử dụng

Tây Nguyên

Đồng bằng sông

100,0
29,8
57,1
3,4
9,7

Cửu Long
100,0
63,1
8,3
8,5
20.2

b. So sánh sự khác nhau
- Quy mô đất đai: Tây Nguyên có quy mô lớn hơn Đồng bằng sông Cửu
Long (gấp 1,34 lần).

- Cơ cấu sử dụng đất:
+ Đất nông nghiệp: tỉ trọng đất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long
trong cơ cấu cao hơn Tây Nguyên (63,1% so với 29,8%).
16


+ Đất lâm nghiệp của Tây Nguyên có tỉ trọng cao hơn: 57,1% so với 8,3%.
+ Đất chuyên dùng và đất ở, đất chưa sử dụng của Đồng bằng sông Cửu
Long đều cao hơn Tây Nguyên (8,5% so với 3,4%, 20,2% so với 9,7%).
- Giải thích:
+ So với Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lương thực nên tỉ trọng
đất nông nghiệp cao. Đất chuyên dùng và đất ở cũng có tỉ trọng cao hơn vì
đây là vùng đồng bằng, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển hơn Tây
Nguyên. Đất chưa sử dụng còn nhiều do diện tích đất phèn, đất mặn cần
cải tạo lớn.
+ So với Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên có tỉ trọng đất lâm
nghiệp cao hơn vì diện tích rừng còn nhiều. Đây là vùng có diện tích
rừng lớn nhất nước ta.
Câu 4. Hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu
giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây dựa vào bảng
số liệu sau đây:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây
(Đơn vị: tỉ đồng)
Loại cây
Cây lương thực
Cây rau đậu
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
Cây khác

Tổng số
Trả lời

Năm 2000
55 163,1
6 332,4
21 782,0
6 105,9
1 474,8
90 858,2

Năm 2007
65 194,0
10 174,5
29 579,6
8 789,0
1637,7
115 374,8

a) Cơ cấu ngành trồng trọt
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta phân theo nhóm cây
(Đơn vị: %)
Loại cây

Năm 2000

Năm 2007
17



Cây lương thực
Cây rau đậu
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
Cây khác
Tổng số

60,7
6,9
23,9
6,7
1,8
100,0

56,5
8,8
25,6
7,6
1,5
100,0

- Nhận xét:
+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng của ngành trồng cây lương thực luôn
chiếm cao nhất: năm 2007 là 56,5% vì dân số nước ta đông, việc phát triển
sản xuất lương thực nhằm đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Nguyên nhân
khác: điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, nguồn nước) thuận lợi, điều kiện
kinh tế - xã hội (dân đông, có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây lương
thực…).
+ Cây công nghiệp có tỉ trọng lớn thứ 2 chiếm 25,6% (năm 2007). Nguyên

nhân là do việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm
có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Tiếp theo là đến rau đậu, cây ăn quả và các cây khác. Tuy nhiên, tỉ trọng của các
loại cây này còn nhỏ (chiếm 17,9% trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồng
trọt).
b) Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Cơ cấu ngành trồng trọt có sự chuyển dịch rõ rệt:
+ Các cây có tỉ trọng tăng: rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả. Trong số
này, tăng nhanh nhất là rau đậu (tăng 1,9%) do nhu cầu lớn của thị trường.
+ Cây lương thực và các loại cây khác có tỉ trọng giảm, trong đó cây lương
thực giảm nhanh nhất (giảm 4,2%), cây khác giảm ít hơn (0,3%).
- Giải thích:
+ Ngành trồng trọt có xu hướng đa dạng hóa cây trồng.
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các cây có sự khác nhau: cây công
nghiệp, cây rau đậu và cây ăn quả có tốc độ tăng trưởng nhanh nên tỉ trọng
18


tăng trong cơ cấu. Trong khi đó, cây lương thực và cây khác có tốc độ tăng
trưởng chậm nên tỉ trọng giảm.
Câu 5. Căn cứ vào bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lương thực của nước ta qua các năm


Diện tích cây

m
2000
2005
2007


lương thực
(nghìn ha)
8.399
8.383
8.305

Trong đó: lúa
(nghìn ha)
7.666
7.302
7.207

Sản lượng
lương thực
(nghìn tấn)
34.539
39.622
40.240

Trong đó: lúa
(nghìn tấn)
32.530
35.832
35.942

Kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Phân tích cơ cấu và tình hình sản xuất lương thực của nước ta qua các
năm.
2. Giải thích tại sao trong những năm qua, sản lượng lương thực của

nước ta tăng lên không ngừng.
Trả lời
1. Cơ cấu và tình hình sản xuất lương thực của nước ta qua các năm
a) Cơ cấu cây lương thực
- Cây lương thực nước ta gồm có lúa và hoa màu, trong đó lúa giữ vai trò chủ
đạo.
Diện tích và sản lượng lúa so với diện tích và sản lượng lương thực của
nước ta qua các năm
Năm
2000
2005
2007

Diện tích
Nghìn ha
%
7.666
91,3
7.392
87,4
7.207
86,8

Sản lượng
Nghìn tấn
%
32.530
94,2
35.832
90,4

35.942
89,3

- Nhận xét:
+ Tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa so với diện tích và sản lượng lương thực cả
nước luôn ở mức rất cao (trên 85%).
19


+ Từ năm 2000 đến năm 2007, tỉ lệ này có xu hướng giảm do sự gia tăng
của diện tích trồng hoa màu (quan trọng nhất là ngô).
b) Tình hình phát triển
- Diện tích gieo trồng cây lương thực nói chung và lúa nói riêng có xu
hướng giảm nhẹ trong thời gian 2000 - 2007.
+ Cây lương thực giảm 94 nghìn ha.
+ Lúa giảm 459 nghìn ha.
Diện tích gieo trồng lúa giảm mạnh hơn diện tích gieo trồng cây lương
thực nói chung, chứng tỏ diện tích trồng hoa màu có xu hướng tăng (từ
773 nghìn ha lên 1098 nghìn ha).
- Năng suất cây lương thực đặc biệt là năng suất lúa tăng khá nhanh.
+ Cây lương thực tăng từ 41,1 tạ/ha lên 48,5 tạ/ha.
+ Lúa tăng từ 42,4 tạ/ha lên 49,9 tạ/ha.
- Năng suất lúa luôn cao hơn năng suất hoa màu.
- Sản lượng lương thực tăng nhanh và liên tục (tăng 5708 nghìn tấn). Trong
số này, lúa tăng 3412 nghìn tấn, hoa màu tăng 2296 nghìn tấn.
- Bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh.
+ Từ 444 kg/người năm 2000 tăng lên 472,5 kg/người năm 2007.
+ Từ chỗ sản xuất lương thực không đảm bảo nhu cầu trong nước, Việt Nam
đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với quy mô trung
bình mỗi năm khoảng vài triệu tấn.

2. Trong những năm qua sản lượng lương thực của nước ta tăng lên
không ngừng vì:
- Đường lối phát triển nông nghiệp.
+ Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu .
+ Chương trình lương thực là một trong ba chương trình kinh tế lớn của Nhà
nước.
+ Các chính sách khuyến nông: khoán 10, luật ruộng đất mới đã được ban
hành.
20


- Đầu tư
+ Chương trình khai hoang cải tạo đất.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật (hệ thống thuỷ lợi, phân bón, thuốc trừ sâu, cơ giới
hóa, công tác bảo vệ thực vật).
+ Giống mới có năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh thái.
+ Đầu tư xây dựng 2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm: Đồng
bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nhu cầu (trong và ngoài nước).
Câu 6. Lúa là cây trồng chiếm ưu thế trong cơ cấu lương thực của nước
ta. Dựa vào bảng số liệu đã cho, vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức
đã học hãy:
1. Nhận xét về tình hình phát triển và phân bố cây lúa ở nước ta.
Diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân sản lượng lúa theo đầu
người, giai đoạn 2000-2007
Năm
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
Bình quân theo đầu người (kg)


2000
7666
42,43
32530
419,0

2005
7329
48,89
35832
431,1

2007
7207
49,87
35942
422,0

2. Giải thích tại sao diện tích trồng lúa giảm trong khi diện tích gieo
trồng cây công nghiệp lại tăng mạnh.
Trả lời
1. Nhận xét về tình hình phát triển và phân bố cây lúa ở nước ta
a) Tình hình phát triển
- Diện tích lúa giảm chậm : năm 2007 giảm 459 nghìn ha so với năm 2000,
đến năm 2011 tăng trở lại. Diện tích lúa giảm do chuyển đổi mục đích sử
dụng (sang đất đô thị, đất chuyên dùng…) hoặc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng( trồng cây rau, đậu, cây ăn quả…). Còn diện tích lúa tăng là do tăng
hệ số sử dụng đất.


21


- Năng suất lúa tăng rất nhanh: hiện nay đạt gần 60 tạ/ha. Do áp dụng các
biện pháp thâm canh, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
- Sản lượng lúa tăng nhanh: đạt hơn 50 triệu tấn. Mặc dù có giai đoạn diện
tích lúa giảm nhưng sản lượng lúa vẫn tăng là do năng suất tăng nhanh
hơn.
- Do tốc độ tăng sản lượn lúa và tốc độ tăng dân số xấp xỉ nhau nên sản
lượng lúa bình quân đầu người tăng chậm, hiện nay gần 560kg/người.
b) Phân bố
- Lúa có phạm vi phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước ta, phân bố ở đồng
bằng và trung du miền núi.
- Lúa tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng châu thổ. Do phù hợp với đặc
điểm sinh thái của cây lúa nước là ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập
nước, cần nhiều công chăm sóc, đất đai phù sa màu mỡ.
- Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ và được thể hiện thông qua tỉ lệ
diện tích gieo trồng lúa so với diện tích cây lương thực của từng vùng.
+ Tỉ lệ rất cao (trên 90%) gồm tất cả các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long,
một số tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng (Hà Tây cũ, Bắc Ninh, Hải Dương,
Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định).
+ Tỉ lệ cao (trên 80% đến 90%) phân bố ở Đồng bằng sông Hồng (Ninh
Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Nội), rải rác ở Duyên hải Nam Trung Bộ
(Đà Nẵng, Bình Định).
+ Tỉ lệ trung bình (trên 70% đến 80%): phần lớn các tỉnh thuộc Duyên hải
miền Trung, một số tỉnh vùng thấp của Trung du và miền núi Bắc Bộ
(Quảng Ninh, Bắc Giang), Đông Nam Bộ (Tây Ninh).
+ Tỉ lệ thấp (từ 60% - 70%): phần lớn các tỉnh thuộc Đông Bắc (Lạng Sơn,
Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ), rải rác ở Duyên hải miền Trung
(Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận).


22


+ Tỉ lệ rất thấp (dưới 60%) gồm các tỉnh thuộc vùng núi cao của Trung du và
miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh thuộc Đông Nam Bộ (Bình
Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu).
- Trên cả nước nổi lên 2 vùng trọng điểm có diện tích và sản lượng lúa
cao nhất cả nước:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất.
Dẫn chứng : các tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa lớn)
phần lớn tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Kiên
Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang.
+ Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ 2 (tất cả các tỉnh đều có diện tích
trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 80%).
2. Giải thích
- Diện tích gieo trồng lúa giảm chủ yếu là do:
+ Sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt theo hướớ́ng đa dạng hóa sản
phẩm.
+ Xu hướng chuyển đổi mục đích sửử̉ dụng đất: diện tích đất trồng lúa chuyển
sang đất chuyên dùng và đất thổ cư.
+ Cỏc lớ do khỏc (hiệu quả kinh tế khụng thật cao,..).
- Diện tích gieo trồng cây công nghiệp tăng mạnh do:
+ Nước ta có tiềm năng phát triển cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp
lâu năm ở trung du, miền núi và cao nguyên. Những tiềm năng này mới
được khai thác một phần.
+ Có nguồn lao động dồi dào (vì việc trồng và chế biến sản phẩm cây công
nghiệp đòi hỏi nhiều lao động).
+ Việc đảm bảo lương thực đã giúp cho việc chuyển một phần diện tích cây
lương thực sang trồng cây công nghiệp.

+ Những chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Nhà nước.
+ Sự hoàn thiện công nghệ chế biến và nâng cao năng lực các cơ sở chế biến
sản phẩm cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây công
23


nghiệp và sức cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp trên thị trường quốc
tế.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu các cây công nghiệp có giá trị kinh tế.
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lớ Việt Nam và kiến thức đă học, hăy:
1. Phân tích tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta.
2. Giải thích tại sao cây công nghiệp lâu năm có tỉ trọng cao nhất trong
cơ cấu diện tích cây công nghiệp ở nước ta.
Trả lời
1. Tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta
a) Diện tích (khai thác từ biểu đồ cột ở Bản đồ cây công nghiệp)
Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2007
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm
Tổng số

2000
778
1.451
2.229

2005
861

1.633
2.494

2007
846
1.821
2.667

Tổng diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng nhanh, đặc biệt là cây
công nghiệp lâu năm. Dẫn chứng (năm 2007 so với năm 2000, tổng diện
tích cây công nghiệp tăng 438 nghìn ha, gấp 1,2 lần, trong đó diện tích
cây công nghiệp hàng năm tăng 68 nghìn ha, diện tích cây công nghiệp
lâu năm tăng 370 nghìn ha).
b) Cơ cấu
- Cơ cấu cây công nghiệp nước ta đa dạng gồm cả cây công nghiệp nhiệt
đới (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều) và cây công nghiệp có nguồn gốc cận
nhiệt (chè). Trong số đó, các cây công nghiệp nhiệt đới có diện tích và
sản lượng lớn nhất.
Diện tích thu hoạch và sản lượng một số cây công nghiệp nhiệt đới
của cả nước, năm 2007
24


Cây công nghiệp

Diện tích thu hoạch

Sản lượng

(nghìn ha)

(nghìn tấn)
Cà phê
489
916
Cao su
378
606
Điều
303
312
- Căn cứ vào thời gian thu hoạch, cây công nghiệp nước ta được phân thành
2 nhóm: cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm.
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2000 – 2007
(Đơn vị: %)
Năm
Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm
Tổng số

2000
34,9
65,1
100,0

2005
34,5
65,5
100,0

2007

31,7
68,3
100,0

Trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta, cây công nghiệp lâu
năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng (năm 2000 là
65,1%, năm 2007 là 68,3%). Ngược lại, diện tích cây công nghiệp hàng
năm chiếm tỉ trọng nhỏ hơn và đang có xu hướng giảm (tương ứng là
34,9% và 31,7%).
Giải thích
- Thị trường tiêu thụ (trong nước, ngoài nước).
- Thế mạnh trong nước để trồng và chế biến cây công nghiệp lâu năm.
2. Cây công nghiệp lâu năm có tỉ trọng cao nhất trong diện tích cây công
nghiệp ở nước ta vì:
a) Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển cây công nghiệp lâu năm
- Thế mạnh về tự nhiên:
+ Đất: diện tích lớn, có nhiều loại thích hợp cho việc phát triển cây công
nghiệp lâu năm, khả năng mở rộng diện tích còn nhiều.
+ Nguồn nước dồi dào từ các hệ thống sông, hồ có thể đảm bảo nhu cầu
nước tưới cho cây công nghiệp.

25


×