Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

TL ôn thi học sinh giỏi đại lý 12 địa lí ngành trồng trọt việt nam và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi quốc gia d14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.73 KB, 121 trang )

CHUYÊN ĐỀ:

ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM
VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP
TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI.


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................5
2. Mục đích của đề tài..............................................................................................6
3. Cấu trúc của chuyên đề........................................................................................6
B. NỘI DUNG......................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TRỒNG TRỌT.........................................7
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT............................................................7
1.1.1. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.......................................7
1.1.2. Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi.....................................................8
1.1.3. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp......................................................8
1.1.4. Nguồn hàng để xuất khẩu...........................................................................8
1.2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT.........................................9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................9
1.2.1.1. Địa hình...............................................................................................9
1.2.1.2. Đất đai.................................................................................................9
1.2.1.3. Khí hậu và nguồn nước.....................................................................11
1.2.1.4. Sinh vật.............................................................................................13
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.........................................................................13
1.2.2.1. Dân cư và nguồn lao động................................................................13
1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất và sự tiến bộ khoa học - kĩ thuật......14
1.2.2.3. Nguồn vốn.........................................................................................15
1.2.2.4. Quan hệ sở hữu và chính sách...........................................................16
1.2.2.5. Thị trường tiêu thụ............................................................................17


1.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT.......................................18
1.3.1. Trong ngành trồng trọt, đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể
thay thế.........................................................................................................................18
1.3.2. Ngành trồng trọt được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn..........19
1.3.3. Ngành trồng trọt gắn chặt với môi trường tự nhiên..................................20
1.3.4. Ngành trồng trọt có tính thời vụ...............................................................21
1.3.5. Ngành trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản......21
1.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM....................21
CHƯƠNG 2: CÁC NGÀNH TRỒNG TRỌT CHỦ YẾU TẠI VIỆT NAM..............24
2.1. NGÀNH TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC..........................................................24
2.1.1. Khái quát chung........................................................................................24
2.1.1.1. Vai trò................................................................................................24
2.1.1.2. Một số đặc điểm chính về ngành trồng cây lương thực....................25
2.1.1.3. Điều kiện phát triển...........................................................................25
2.1.1.4. Tình hình phát triển...........................................................................27
2.1.2. Các cây lương thực chính.........................................................................28
2.1.2.1. Cây lúa..............................................................................................28
2.1.2.2. Cây ngô.............................................................................................36
2.1.2.3. Cây sắn..............................................................................................40
2.1.3. Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực................................................42
2.1.3.1. Đồng bằng sông Cửu Long...............................................................42
2.1.3.2. Đồng bằng sông Hồng.......................................................................43
2.2. NGÀNH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP.........................................................43
2.2.1. Khái quát chung........................................................................................43
2.2.1.1. Vai trò................................................................................................43
2.2.1.2. Một số đặc điểm chính về ngành trồng cây công nghiệp..................44


2.2.1.3. Điều kiện phát triển...........................................................................45
2.2.1.4. Tình hình phát triển...........................................................................47

2.2.2. Các cây công nghiệp chính.......................................................................49
2.2.2.1. Cây công nghiệp hàng năm...............................................................49
2.2.2.2. Cây công nghiệp lâu năm..................................................................60
2.2.3. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp..................................................73
2.2.3.1. Đông Nam Bộ...................................................................................73
2.2.3.2. Tây Nguyên.......................................................................................74
2.2.3.3. Trung du miền núi Bắc Bộ................................................................75
2.3. NGÀNH TRỒNG CÂY ĂN QUẢ VÀ RAU ĐẬU..............................................75
2.3.1. Cây ăn quả................................................................................................75
2.3.1.1. Vai trò................................................................................................75
2.3.1.2. Điều kiện phát triển...........................................................................76
2.3.1.3. Tình hình phát triển...........................................................................76
2.3.1.4. Các cây ăn quả chính........................................................................77
2.3.2. Cây rau đậu...............................................................................................79
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC...................82
3.1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC...........................................................................82
3.1.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở...............................................................82
3.1.2. Phương pháp đóng vai..............................................................................83
3.1.3. Phương pháp thảo luận nhóm...................................................................84
3.1.4. Phương pháp động não.............................................................................84
3.1.5. Phương pháp thực địa...............................................................................85
3.2. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC............................................................................85
3.2.1. Atlat địa lí Việt Nam.................................................................................86
3.2.2. Bảng số liệu thống kê...............................................................................88
CHƯƠNG 4: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT
NAM TRONG THI HỌC SINH GIỎI.................................................................................91
4.1. DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT........................91
4.1.1. Dạng bài về vai trò, ý nghĩa.....................................................................91
4.1.1.1. Hướng dẫn làm bài............................................................................91
4.1.1.2. Ví dụ cụ thể.......................................................................................91

4.1.1.3. Một số câu hỏi khác..........................................................................92
4.1.2. Dạng bài nguồn lực..................................................................................93
4.1.2.1. Hướng dẫn làm bài............................................................................93
4.1.2.2. Ví dụ cụ thể.......................................................................................95
4.1.2.3. Một số câu hỏi và bài tập khác........................................................101
4.1.3. Dạng bài về tình hình phát triển.............................................................103
4.1.3.1. Hướng dẫn làm bài..........................................................................103
4.1.3.2. Ví dụ cụ thể.....................................................................................104
4.1.3.3. Một số câu hỏi và bài tập khác........................................................107
4.1.4. Dạng bài nhận xét sự phân bố................................................................107
4.1.4.1. Hướng dẫn làm bài..........................................................................108
4.1.4.2. Ví dụ cụ thể.....................................................................................109
4.1.4.3. Một số câu hỏi và bài tập khác........................................................110
4.2. DẠNG BÀI GẮN VỚI BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ........................................111
4.2.1. Hướng dẫn làm bài.................................................................................111
4.2.2. Ví dụ cụ thể.............................................................................................112
4.2.3. Một số câu hỏi và bài tập khác...............................................................115
4.3. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÔNG THEO MẪU...................118
4.3.1. Hướng dẫn làm bài.................................................................................118
4.3.2. Ví dụ cụ thể.............................................................................................118


4.3.3. Một số câu hỏi và bài tập khác...............................................................120
KẾT LUẬN......................................................................................................................121
1. Đối với giáo viên..............................................................................................121
2. Đối với học sinh...............................................................................................121
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................122


CHUYÊN ĐỀ:


ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM VÀ CÁC DẠNG
BÀI TẬP TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI.
Đặng Anh Tuấn – THPT chuyên Lê Khiết

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng, không thể thay thế được trong nền
kinh tế quốc dân. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp của các quốc gia, trồng trọt là lĩnh
vực sản xuất quan trọng. Trồng trọt đảm nhận vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm
để nuôi sống con người; cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi; là nguyên liệu cho
nhiều ngành công nghiệp chế biến; cung cấp nguồn hàng để xuất khẩu... Do vậy,
ngành trồng trọt được xem là nghề muôn đời và ngày càng có giá trị bởi sức ép về
lương thực - thực phẩm cho con người ngày một gia tăng cùng với quá trình gia tăng
dân số. Trong thời kì hiện nay, do tác động của quá trình công nghiệp hóa và cuộc cách
mạng khoa học công nghệ, tỉ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu GDP Việt Nam có xu
hướng giảm đi, đây là một xu thế tất yếu. Mặc dù vậy nông nghiệp nói chung và ngành
trồng trọt nói riêng vẫn là ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với nước ta. Bộ mặt
ngành trồng trọt hiện nay cũng đã có nhiều thay đổi với sự phát triển của nền sản xuất
hàng hóa, công nghiệp hóa nông thôn.
Trong địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, nội dung kiến thức về ngành trồng trọt
chiếm một khối lượng kiến thức khá lớn và rất quan trọng trong hệ thống kiến thức địa
lí. Đặc biệt, các câu hỏi liên quan đến địa lí trồng trọt cũng thường xuyên xuất hiện
trong các đề thi học sinh giỏi, thi THPT quốc gia. Đối với học sinh và giáo viên các
trường chuyên, ngoài việc trang bị được các kiến thức cơ bản về học phần này, còn yêu
cầu hiểu sâu sắc và rèn luyện các kỹ năng có liên quan và giải các bài tập. Trong điều
kiện trên toàn quốc chưa có bộ sách giáo khoa chuẩn cho trường chuyên thì việc học
tập và giảng dạy học phần này gây không ít khó khăn cho các thầy cô và học sinh
chuyên, đặc biệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Vì vậy, việc hệ thống nội dung lý thuyết và các dạng bài tập liên quan đến vấn đề

ngành trồng trọt sẽ giúp các giáo viên và học sinh có được nguồn tài liệu đầy đủ,
phong phú, logic về ngành trồng trọt Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc
dạy và học ở các trường chuyên.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, chúng tôi xây dựng chuyên đề “Địa lí ngành trồng
trọt Việt Nam và các dạng bài tập trong bồi dưỡng học sinh giỏi”.


2. Mục đích của đề tài
Đề tài nhằm cung cấp tới người đọc những kiến thức, kĩ năng trọng tâm trong
học và giải quyết bài tập về các ngành nông nghiệp. Cụ thể là:
-

Kiến thức:

+ Hệ thống hóa kiến thức về ngành trồng trọt
 Vai trò và đặc điểm chung của ngành nông nghiệp ở Việt Nam;
 Đi sâu vào các ngành trồng trọt của Việt Nam: trồng cây lương thực – thực
phẩm, cây thực phẩm, cây công nghiệp – cây ăn quả.
+ Xây dựng hệ thống và phân loại các dạng bài tập liên quan
+ Giới thiệu các phương pháp và kĩ thuật dạy học đã được áp dụng và mang lại
hiệu quả tự học cao
+ Giới thiệu một số hình thức đã được tổ chức nhằm phát triển năng lực tự học,
tự nghiên cứu của học sinh
-

Kĩ năng:

+ Phân loại, nhận dạng bài tập
+ Vận dụng kiến thức một cách linh hoạt để giải quyết các dạng bài tập trên cơ sở
định hướng có sẵn.

3. Cấu trúc của chuyên đề
Chuyên đề địa lí ngành trồng trọt Việt Nam, ngoài phần mở đầu và kết luận, toàn
bộ nội dung chính được trình bày trong 4 chương:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG 2: CÁC NGÀNH TRỒNG TRỌT CHỦ YẾU TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
CHƯƠNG 4: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT
VIỆT NAM TRONG THI HỌC SINH GIỎI


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TRỒNG TRỌT
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT
Trồng trọt là ngành có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Trước hết nó
sản xuất và cung cấp các sản phẩm tối cần thiết cho xã hội loài người tồn tại và phát
triển, cung cấp các yếu tố đầu vào cho khu vực công nghiệp và khu vực thành thị, xuất
khẩu thu về ngoại tệ. Trồng trọt còn giữ vai trò quan trọng và là cơ sở cho sự phát triển
bền vững của môi trường. Cụ thể:
1.1.1. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
Trồng trọt là ngành sản xuất vật chất cơ bản trong việc phát triển kinh tế của
nhiều nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những nước này, đời sống nhân dân
còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền
công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn nhưng khối
lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp
đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm.
Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay,
vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu
tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được
nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả

về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố đó là:
-

Sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.

Điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng khả năng cung lương thực cho nền
kinh tế quốc dân bằng sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực. Nhiều nước có thể chọn
con đường nhập khẩu lương thực để tập trung nguồn lực cho các ngành kinh tế khác có
lợi thế hơn. Nhưng điều đó chỉ phù hợp với các nước phát triển mạnh công nghiệp,
dịch vụ và gặp bất lợi trong sản xuất nông nghiệp mà không dễ dàng đối với các nước
đông dân như: Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ hay Việt Nam. Các nước đông dân này
muốn nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được ổn định thì phần lớn lương
thực tiêu dùng phải được sản xuất trong nước. Indonesia là một ví dụ tiêu biểu, nhờ sự
thành công của chương trình lương thực đã giúp cho Indonesia tự giải quyết được vấn
đề lương thực vào giữa những năm 80 và góp phần làm bình ổn giá gạo trên thị trường
thế giới. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh chỉ có thể phát
triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đảm bảo an ninh lương
thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu
sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh
doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.


1.1.2. Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi
Phát triển ngành trồng trọt sẽ đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững chắc cho
ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây thức ăn
và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho nuôi, trên cơ sở đó chuyển dần chăn
nuôi theo hướng sản xuất tập trung và thâm canh cao.
1.1.3. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quí giá cho
công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị

của sản phẩm trồng trọt nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông
sản hàng hoá, mở rộng thị trường ... Ngành trồng trọt hiện nay phát triển theo hướng
mở rộng dần tỷ trọng diện tích các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và
cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phát triển công
nghiệp nhẹ công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến.
Khu vực nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng còn là nguồn cung
cấp vốn lớn cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu
của công nghiệp hoá, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm
quốc dân của nhiều nước. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều
cách, như tiết kiện của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông
nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản v.v... trong đó thuế có vị trí rất quan
trọng.
1.1.4. Nguồn hàng để xuất khẩu
Các sản phẩm của ngành trồng trọt nhìn chung đều dễ dàng gia nhập vào thị
trường quốc tế hơn so với các hàng hoá công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát
triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông sản. Xu hướng
chung ở các nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu giá trị xuất khẩu
nông lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó
sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế. Tuy nhiên xuất khẩu nông sản
thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới thường xuyên biến động, trong lúc đó
giá cả sản phẩm công nghiệp luôn có xu hướng tăng lên, tỷ giá cánh kéo giữa hàng
nông sản và hàng công nghệ ngày càng mở rộng, làm cho sản phẩm nông nghiệp, nông
thôn bị thua thiệt. Ở một số nước chỉ dựa vào một vài loại nông sản xuất khẩu chủ yếu,
như ca cao ở Ghana, mía ở Cuba, cà phê ở Brasil.... đã phải chịu nhiều rủi ro và sự bất
lợi trong xuất khẩu. Vì vậy gần đây nhiều nước đã thực hiện đa dạng hoá sản xuất và
xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất
nước.
Bên cạnh đó, ngành trồng trọt với đối tượng sản xuất là các loại cây trồng còn là
một yếu tố, một bộ phận không thể thiếu trong tổng thể môi trường tự nhiên, có vai trò



to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ sản xuất và đời sống của con người, xây dựng môi
trường sinh thái tiến bộ và bền vững.


1.2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Đối tượng sản xuất của ngành trồng trọt là các giống cây trồng nên ngành trồng trọt
phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện tự nhiên. Hay nói cách khác là các điều kiện tự
nhiên có ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí có khi quyết định đến việc phát triển và phân bố
sản xuất ngành trồng trọt. Trong các yếu tố của tự nhiên thì thời tiết - khí hậu, địa hình,
thổ nhưỡng, nguồn nước, sinh vật là có ảnh hưởng và tác động nhiều nhất.
1.2.1.1. Địa hình
Địa hình có ảnh hưởng lớn đến hoạt động trồng trọt. Địa hình bằng phẳng tạo điều
kiện cho canh tác, áp dụng cơ giới hoá, giữ được độ ẩm cho đất, hình thành những vùng
sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn. Ngược lại, địa hình dốc, việc làm đất, làm
thủy lợi đều gặp khó khăn, tốn kém trong công tác chống xói mòn, rửa trôi... Địa hình
cũng có ảnh hưởng tới việc lựa chọn cơ cấu cây trồng.
Đối với Việt Nam
Địa hình đồi núi của nước ta chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ làm cho thiên nhiên Việt
Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi. Đồi núi thấp chiếm ưu
thế với >60% diện tích cả nước, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1,0%. Đồng bằng chiếm
1/4 diện tích, tạo thành một dải hẹp ở Trung Bộ và mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ.
Như vậy địa hình đồng bằng ở nước ta là cơ sở thuận lợi để phát triển các cây lương
thực, thực phẩm, cây công nghiệp hằng năm. Địa hình 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ
yếu là đồi núi thấp, có nhiều bề mặt cao nguyên là địa bàn thích hợp để trồng các cây
công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. Vùng đồi lượn sóng, bề mặt tương đối
bằng phẳng, thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn
1.2.1.2. Đất đai
Đất là tư liệu chủ yếu trong hoạt động trồng trọt. Không có đất thì không thể tiến

hành trồng trọt. Tài nguyên đất và đặc điểm của nó về số lượng và chất lượng là nhân tố
có ảnh hưởng quyết định đến quy mô, cơ cấu, sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp.
Năng suất cây trồng cũng như việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp khác phụ
thuộc rất nhiều vào chất lượng đất, độ mùn trong đất, thành phần cơ giới, cơ cấu và tầng
dày của đất. Cây thường cho năng suất cao trên đất tơi xốp, thoát nước, thoáng khí, đủ
ẩm, tầng canh tác dày và có những đặc tính vật lí, hóa học phù hợp. Ngược lại, cây trồng
cho năng suất thấp khi đất chặt, chai cứng, độ tơi xốp kém. Đặc biệt, một số cây chỉ trồng
được ở một số loại đất nhất định. Vì thế dân gian mới có câu “Đất nào cây ấy”.
Đối với Việt Nam


- Về cơ bản, tài nguyên đất trồng của nước ta có sự phân hóa thành hai bộ phận
chính là đất ở miền đồi núi và đất ở đồng bằng.
+ Đất ở miền đồi núi
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phần lớn diện tích đồi núi của nước
ta là đất feralit với lượng khoáng nguyên thấp, cấu trúc bền vững, hàm lượng mùn không
cao, chua và có màu đỏ hoặc đỏ vàng của ôxit sắt. Đối với loại đất này, việc trồng cây
công nghiệp là thích hợp hơn so với cây lương thực. Tốt nhất trong các loại đất đồi núi là
đất badan được tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, một phần Đông Nam Bộ và một dải từ
Phủ Quỳ (Nghệ An) đến Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ (Quảng Trị). Riêng ở Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ có khoảng 2 triệu ha. Đây là loại đất rất thuận lợi cho việc trồng cây
công nghiệp, đặc biệt là cao su, cà phê.... trên quy mô lớn.
+ Đất ở vùng đồng bằng
Ở các đồng bằng châu thổ, đất phù sa chiếm ưu thế. Hai đồng bằng rộng nhất đồng
thời cũng là hai vựa lúa lớn nhất của nước ta có nhiều diện tích đất phù sa. Loại đất này
có khoảng trên 3,0 triệu ha, chiếm 9,5% diện tích cả nước. Đây là loại đất tốt, hàm lượng
dinh dưỡng cao, có độ pH trung tính, rất thích hợp cho việc trồng lúa nước. Ngoài đất phù
sa, ở đồng bằng còn có các loại đất khác nhau (như đất mặn, đất chua mặn ven biển, đất
cát, đất giây hóa trong các ô trũng, đất lầy thụt than bùn), nhưng giá trị đối với ngành
trồng trọt hạn chế rất nhiều.

Ngoài ra, nước ta còn có một số loại đất khác như đất xám phù sa cổ ở rìa Đồng
bằng sông Hồng và tập trung nhất ở Đông Nam Bộ, có khả năng phát triển cây công
nghiệp và cây ăn quả. Đất đen (macgalit) phát triển trên đá bazơ (đá badan, đá vôi)
thường gặp ở các thung lũng đá vôi, phân bố nhiều ở miền núi phía Bắc. Tuy diện tích
không nhiều, nhưng loại đất này rất thích hợp với cây công nghiệp có giá trị (quế, chè,
thuốc lá...).
- Đất là nguồn tài nguyên quý giá, nhưng không phải là vô tận. Trước thực trạng tài
nguyên đất đang bị thoái hóa, việc khai thác cần phải đi đôi với việc bảo vệ nhằm phát
triển một nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Đất sản xuất nông nghiệp của nước ta có
hơn 10,1 triệu ha, chiếm 30,6% diện tích cả nước, trong đó đất trồng cây hàng năm có hơn
6,4 triệu ha, chiếm 63,4% đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất thuận lợi cho việc trồng
lúa hầu như đã khai thác hết. Để tận dụng tiềm năng của tự nhiên, nhất là ở Đồng bằng
sông Hồng, nhân dân đã tìm mọi biện pháp tăng vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất. Bằng
cách thâm canh và đầu tư cho lao động sống, năng suất lúa ờ nhiều vùng đã tăng lên khá
nhanh. Phần đất sản xuất nông nghiệp còn lại chủ yếu trồng cây lâu năm và tập trung
nhiều nhất ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ trên vùng đất badan, đất xám.


- Đất chưa sừ dụng ở nước ta gần 3,2 triệu ha, chiếm 9,6% tổng diện tích đất tự
nhiên. Nhìn chung, diện tích đất chưa sừ dụng còn khá lớn. Tuy nhiên, khả năng mở rộng
diện tích là rất khó khăn, vốn đất có thể mở rộng chủ yếu là đất dốc, thiếu nước, một phần
bị xói mòn và thoái hóa. Diện tích đất tương đối bằng phẳng có thể trồng lúa thì chủ yếu
là đất mặn, đất phèn, đất ngập úng đòi hỏi phải đầu tư lớn.
1.2.1.3. Khí hậu và nguồn nước
- Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm... có ảnh hưởng rất
lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả
sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương. Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với những điều
kiện khí hậu nhất định. Vượt qua giới hạn cho phép, chúng sẽ chậm phát triển, thậm chí bị
chết. Chính vì vậy, sự phân đới nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc rõ nét vào phân đới
khí hậu. Trên toàn thế giới có 5 đới trồng trọt chính. Đó là nhiệt đới, đới cận nhiệt, đới ôn

hòa có mùa hè dài và nóng, đới ôn hòa có mùa hè mát và ẩm, đới cận cực. Vùng nhiệt đới
có nguồn nhiệt dồi dào, lượng mưa lớn, số giờ nắng nhiều thuận lợi cho sự sinh trưởng và
phát triển quanh năm của cây trông, tăng khả năng thâm canh, gối vụ. Ngược lại ở vùng
ôn đới, mùa đông tuyết phủ dày nên chỉ trồng được một vụ trong năm. Các điều kiện thời
tiết bất thường như lũ lụt, hạn hán, bão cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông
nghiệp.
- Đối với ngành trồng trọt, nước cũng cần thiết như ông cha ta đã khẳng định “nhất
nước, nhì phân”. Nước là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng cây trồng,
vật nuôi. Nước cần để tưới cho cây trồng. Những nơi có nguồn nước dồi dào thường tạo
nên các vùng nông nghiệp trù phú. Ngược lại, ngành trồng trọt thường không phát triển
được ở nơi mà nguồn nước khan hiếm. Tuy nhiên, ở nơi có nguồn nước dồi dào thì vẫn có
sự phân hoá theo mùa. Do đó, trong ngành trồng trọt cần phải có biện pháp thuỷ lợi để
tiêu nước vào mùa mưa và cấp nước vào mùa khô.
Đối với Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Tính chất nhiệt đới
làm cho tổng lượng bức xạ mặt trời rất lớn. Chế độ mưa phong phú, trung bình năm đạt
1.500- 2.000mm. Khí hậu nước ta còn có sự phân hóa đa dạng theo chiều Bắc - Nam, theo
mùa và theo độ cao.
+ Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh, ở vùng núi cao vào
mùa này rét đậm và có sương giá.
+ Miền Nam có khí hậu nhiệt đới điển hình với mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
+ Miền Trung là nơi giao thoa khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc.


Với đặc điểm cơ bản của khí hậu đã xác định nền nông nghiệp nước ta là nông
nghiệp nhiệt đới, do đó đa số cây trồng ở Việt Nam đều là cây nhiệt đới. Nhờ lượng cung
cấp bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú mà cây trồng sinh
trưởng, phát triển quanh năm và năng suất cao. Hơn nữa, độ ẩm không khí cao, lượng
mưa dồi dào cho phép cây trồng có sức tái sinh mạnh mẽ, thúc đẩy nở hoa, kết trái. Điều
kiện sinh thái nóng ẩm giúp cho cây ngắn ngày có thể tăng thêm từ 1 đến 2 vụ trong năm.

Đối với cây dài ngày, có thể khai thác được nhiều đợt, nhiều lứa.
Trên bình diện cả nước, các đặc trưng về khí hậu tạo điều kiện bố trí được một tập
đoàn cây trồng bao gồm cả nhiệt đới và ôn đới, phù hợp với hệ sinh thái theo hướng phát
triển bền vững. Ở vùng núi cao trên 1.500m, khí hậu quanh năm mát mẻ cho phép có thể
hình thành tập đoàn cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Riêng ở miền Bắc, mùa
đông lạnh là tiền đề để phát triển cây vụ đông.
Trải dài 15 độ vĩ Bắc trong vòng đai nội chí tuyến, nhưng lại hẹp ngang, lượng phân
bố bức xạ và nhiệt - ẩm về thời gian lẫn không gian có sự khác biệt. Mối quan hệ giữa các
khối khí cũng tương tự như vậy.
+ Phía bắc đèo Hải Vân, tính chất chí tuyến được tăng cường thêm bởi các khối khí
lạnh - khô về mùa đông qua lại mỗi năm khoảng 20 đợt. Biên độ nhiệt trung bình năm
chênh lệch tới khá lớn, còn giữa cực trị nhiệt độ tối cao và tối thấp lên tới 40°C. Sự nhiễu
loạn về thời tiết đã tạo ra nửa phần bắc nước ta một hệ sinh thái cực đoan giữa hai mùa
nóng lạnh. Vì thế, ở đây thích hợp hơn cả là các giống cây hàng năm và ngày ngắn. Đối
với các cây lâu năm và cây ngày dài, cần phải chọn cây có biên độ sinh thái rộng của
vùng cận nhiệt (như cây chè, cây hồi...) thì mới có năng suất cao.
+ Phía nam đèo Hải Vân (từ Đà Nẵng trở vào) có nền sinh thái ổn định hơn về thời
tiết, nhịp điệu mùa cũng như về nền nhiệt- ẩm. Điều đó cho phép nền nông nghiệp có tính
chất ổn định hơn. Sự phân hóa cây trồng đơn thuần chỉ là phân hóa theo loại đất, từ cây
hàng năm đến cây lâu năm.
Tính chất mùa cùng với sự phân hóa của các chế độ khí hậu, thời tiết theo không
gian từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây và theo độ cao, đòi hỏi mỗi địa phương thuộc các
vùng sinh thái khác nhau cần có mùa vụ và cơ cấu giống cây trồng khác nhau. Sự phân
hóa mùa vụ tạo điều kiện các vùng có thể sản xuất những sản phẩm chính vụ và trái vụ.
Điều đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, cũng như việc cung cấp thực phẩm cho con
người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến diễn ra đều đặn hơn giữa các tháng trong
năm.
- Bên cạnh những thuận lợi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng gây nhiều trở ngại
cho ngành trồng trọt. Tính chất biến động và sự phân hóa về khí hậu gây ra các tai biến
thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán... Đặc biệt tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu



đến nước ta làm cho nhiệt độ trung bình hàng năm đang tăng lên, các thiên tai và hiện
tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn, khó dự đoán hơn. Điều này làm tăng
thêm tính chất bấp bênh vốn có của một nền nông nghiệp nhiệt đới và đòi hỏi phải có
những giải pháp hữu hiệu và đầu tư thích đáng để giảm thiểu rủi ro.
Đặc điểm mưa mùa, phân phối ẩm không đều trong năm ảnh hưởng lớn đến sản xuât
nông nghiệp. Vì vậy, ở nước ta công tác thủy lợi có tầm quan trọng hàng đâu nhăm điều
chỉnh sự phân phối ẩm, tăng hiệu quả khai thác tài nguyên khí hậu.
1.2.1.4. Sinh vật
Trong ngành trồng trọt, sự đa dạng về giống, loài là tiền đề hình thành và phát triển
các giống cây trồng, tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu ngành thích hợp với những điêu kiện
tự nhiên và kiểu sinh thái khác nhau.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nhóm nhân tố này bao gồm nhiều loại yếu tố khác nhau, trong đó có cả các yếu tố
vật chất và phi vật chất đã tác động, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển và phân bố
ngành trồng trọt. Nếu như các nhân tố tự nhiên có ý nghĩa quan trọng ở chỗ là cơ sở để
hình thành và phát triển ngành trồng trọt thì các nhân tố kinh tế - xã hội lại đóng vai trò
quyết định đến sự phát triển của ngành này.
1.2.2.1. Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động có ảnh hưởng lớn đến ngành trồng trọt, dân cư vừa là lực
lượng sản xuất trực tiếp, vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm của các ngành này.
- Dưới góc độ là lực lượng sản xuất, số lượng và chất lượng nguồn lao động có ảnh
hưởng đến phát triển ngành trồng trọt theo cả theo chiều rộng (mờ rộng diện tích, quy mô
sản xuất) và chiều sâu (thâm canh, tăng vụ). Chính sức lao động của con người là lực
lượng sản xuất chủ yếu trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất. Không giống như
công nghiệp, ngành trồng trọt có nhiều khâu của quá trình sản xuất không thể tự động hoá
bằng máy móc, mà phải được thực hiện bằng lao động chân tay. Con người với tư cách là
chủ thể của quá trình sản xuất sẽ tạo ra khả năng đưa ngành trồng trọt phát triển theo
hướng hiện đại.

- Với tư cách là lực lượng sản xuất, con người được đào tạo, có học vấn, có trình độ
chuyên môn kĩ thuật sẽ thúc đẩy khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, giúp tăng năng
suất và hiệu quả sản xuất.
- Dưới góc độ là thị trường tiêu thụ, số dân có ý nghĩa quyết định đến quy mô sản
xuất. Dân số càng đông thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng phải phát triển tương
ứng với nhu cầu của dân cư. Những đặc tính về phong tục. tập quán, thói quen tiêu dùng
cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn cơ cấu cây trồng.


Đối với Việt Nam
- Việt Nam là một nước đông dân. Năm 2017, nước ta có số dân là 95,5 triệu người,
đứng thứ ba ở Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. Hàng năm nước ta có thêm gần 950 nghìn
trẻ em được sinh ra. Quy mô dân số lớn và gia tăng hàng năm làm cho nhu cầu tiêu dùng
các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu như lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều.
- Nguồn lao động nói chung và lao động cho ngành trồng trọt nói riêng khá dồi dào.
Năm 1995, lao động trong ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) là trên 20,0 triệu người.
Đến năm 2010 vào khoảng 19,4 triệu. Vào những năm gần đây, lao động nông nghiệp có
xu hướng tiếp tục giảm, tuy nhiên vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn.
- Chất lượng lao động bước đầu đã được cải thiện, tuy chưa đáp ứng kịp yêu cầu của
nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng trước công cuộc Đổi mới. Bản chất người
lao động nông nghiệp cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, lực lượng
lao động trẻ đủ sức tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ. Tuy nhiên,
nguồn lao động đông mà phần lớn là lao động phổ thông đã gây khó khăn cho phát triển
nông nghiệp theo chiều sâu. Hơn nữa, nguồn lao động chưa được sử dụng hợp lí và phân
bố không đều giữa các vùng trong cả nước. Phần lớn lao động tập trung ở vùng đồng
bằng, nhất là đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất và sự tiến bộ khoa học - kĩ thuật
- Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống, điệnnước ảnh hưởng rõ rệt tới việc hình thành và phát triển ngành trồng trọt. Để có thể phát
triển ngành này theo hướng sản xuất hàng hóa, một trong những điều kiện quan trọng là
phải có cơ sở hạ tầng. Thực tiễn cho thấy, ở những vùng có cơ sở hạ tầng tốt thì đó là tiền

đề để hình thành và phát triển ngành trồng trọt theo hướng thị trường, còn những vùng mà
cơ sở hạ tầng thấp kém thì hầu như sản xuất chỉ mang tính chất tự cung tự cấp, không có
sự trao đổi hàng hóa giữa các vùng. Vì thế, cải thiện điều kiện giao thông là vấn đề thiết
yếu để tăng cường liên kết giữa người dân, kinh tế nông thôn với thị trường địa phương
và thị trường quốc tế.
Hệ thống thông tin thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành
trồng trọt phát triển theo hướng hàng hóa. Thông tin thị trường làm cho người sản xuất và
thương nhân nắm được nhu cầu và thị hiếu thay đổi của người tiêu dùng, giúp hướng dẫn
canh tác, tiếp thị và đầu tư. Thông tin thị trường bao gồm giá cả chính xác, kịp thời; thông
tin của người mua; các kênh phân phối; xu hướng của người mua và sản xuất,...
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã tạo ra bước chuyển biến mới trong ngành
trồng trọt và đưa ngành này trờ thành ngành sản xuất tiên tiến - một dạng sản xuất kiểu
công nghiệp. Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng đó là đưa nông nghiệp lên giai đoạn
đại cơ khí, đẩy mạnh các quá trình liên kêt, nâng cao vai trò của khoa học và biến nó


thành lực lượng sản xuất trực tiêp trong nông nghiệp. Áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa
học - kĩ thuật, xây dựng cơ sờ hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện làm giảm thiểu
ảnh hưởng của điêu kiện tự nhiên, chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất, nâng cao
năng suât và sản lượng nông phẩm.
Đối với Việt Nam
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam không ngừng được hoàn thiện,
nhất là về hệ thống giao thông nông thôn. Với sự nỗ lực đầu tư của Nhà nước và khơi dậy
được nguồn vốn trong dân, đến nay đã có 96,9% số xã có đường ô tô đến trung tâm;
96,8% số xã có điện lưới quốc gia; hệ thống chợ, bưu chính viễn thông nông thôn được
quan tâm đâu tư phát triên góp phần quan trọng cho nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Cơ sở
vật chât kĩ thuật trong nông nghiệp bước đầu đã được hình thành và phát triển. Một trong
những nhiệm vụ hàng đầu của nông nghiệp là việc thủy lợi hóa. Vấn đề tưới tiêu cơ bản
đã được giải quyết, nhất là ở các vùng đồng bằng. Hệ thống đồng ruộng đã được cải tạo
đảm bảo cho việc thâm canh, cơ giới hóa. Công tác phòng trừ bệnh cho cây trồng đã được

triển khai và có thể nhanh chóng dập tắt các nguồn gây bệnh. Các loại giống mới cho
năng suất cao dần được thay thế cho các loại giống cũ.
- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp đã được tăng cường đáng
kể, nhất là về thủy lợi, về điện phục vụ nông nghiệp, phân bón, vật tư nông nghiệp, cơ
giới hóa. Vào giữa thập kỉ 90, hơn 90% diện tích gieo trồng lúa được tưới tiêu bằng các
công trình thủy nông lớn. Phần lớn các vùng nông thôn đã có điện. Một bộ phận diện tích
canh tác được cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật được đưa nhanh vào sản xuất,
tạo ra bước chuyển biến mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nông nghiệp. Đảng
và Nhà nước đã đầu tư nhiều công trình hồ chứa lớn ở thượng nguồn tham gia chống lũ
cho hạ du.
- Các cơ sở chế biến nông phẩm đang từng bước gắn với hoạt động sản xuất nông
nghiệp chặt chẽ hơn. Sự xuất hiện của nhiều nhà máy chế biến nông phẩm ở các vùng
chuyên canh lớn như ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông
Hồng.... đã đưa nông nghiệp gắn với công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tuy nhiên, hệ thống đê còn nhiều bất cập như dễ sạt lở, dễ vỡ. Hệ thống trạm bơm,
cống thoát nước còn lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu. Trình độ cơ giới hóa còn thấp, việc
đưa máy móc vào sản xuất còn hạn chế, đặc biệt trong ngành trồng cây lương thực. Sự
kém hiệu quả của công nghiệp chế biến nông sản, trình độ công nghệ còn hạn chế đã ảnh
hưởng không nhỏ đến các vùng sản xuất nguyên liệu nông nghiệp.
1.2.2.3. Nguồn vốn
- Nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc phát triển và phân bố ngành trồng trọt,
nhất là đối với các nước đang phát triển. Nguồn vốn có quy mô lớn được đầu tư vào sản


xuất sẽ tạo điều kiện cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, thúc
đẩy các ngành phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động
đến sự tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển. Đối với các
ngành thuộc khu vực I, vấn đề thu hút vốn đầu tư rất khó khăn. So với nhiều ngành kinh
tế khác, đây là các ngành nhận được ít đầu tư nhất do sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên

nhiên, tiềm ẩn nhiều rủi ro, cũng như tốc độ tăng trưởng thấp. Vì vậy, để phát triển một
cách hiệu quả, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là làm sao thu hút được vốn
đầu tư thì mới có thể sản xuất trên quy mô lớn cũng như áp dụng các thành tựu khoa khọc
kĩ thuật vào sản xuất.
1.2.2.4. Quan hệ sở hữu và chính sách
Quan hệ sở hữu và chính sách có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của các ngành
trồng trọt. Sự điều hành vĩ mô của Nhà nước với các chính sách đúng đắn sẽ thúc đẩy sản
xuất phát triển. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí
đẩy lùi quá trình phát triển.
Để bảo đảm sự phát triển cân đối của ngành trồng trọt trong cơ cấu nền kinh tế quốc
dân đòi hỏi Nhà nước phải xác định mục tiêu chiến lược cho từng giai đoạn cụ thể. Đây
cũng là cơ sở để Nhà nước đề ra các chính sách kinh tế - xã hội, dẫn dắt hoạt động của các
chủ thể kinh tế vận hành phù hợp với lợi ích chung của xã hội.
Đối với Việt Nam
- Ở nước ta, nông nghiệp đã được Đảng và Nhà nước coi là mặt trận hàng đầu. Một
bước ngoặt trong quá trình phát triển nông nghiệp ở nước ta được đánh dấu bằng Chỉ thị
100 của Ban Bí thư (1981 - khóa IV) và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988 - khóa VI)
giao khoán ruộng đất cho nông dân và Luật Đất đai (1993) được quyền sử dụng đất lâu
dài, chuyển đổi, thuê hay cho thuê đất đã thực sự tạo ra động lực to lớn cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp phát triển. Sự thay đổi về cơ chế chính sách sản xuất nông nghiệp đã
kích thích sự thay đổi để hình thành nên cơ cấu nông nghiệp phù hợp cả về phương diện
ngành, lãnh thổ lẫn thành phần kinh tế. Người nông dân được giao quyền tự chủ trong sản
xuất, hoàn toàn có quyền quyết định hướng sản xuất, cơ cấu sản phẩm theo hướng mà thị
trường yêu cầu, vì thế sẽ hình thành nên những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp với quy mô
phù hợp và sao cho có lợi nhuận lớn nhất có thể với người nông dân.
- Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông thôn và
nông dân đã đưa ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân theo cơ chế thị
trưòng định hướng XHCN; giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, mà
trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; phát huy cao nội lực, đồng thời tăng mạnh đầu



tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến
cho nông nghiệp, nông thôn phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 với 19 tiêu chí của Thủ tướng Chính phủ đã
xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước
hiện đại, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông
thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân được nâng cao,...
1.2.2.5. Thị trường tiêu thụ
- Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu
ngành trong khu vực I nói chung và ngành trồng trọt nói riêng. Thị trường tiêu thụ là yếu
tố cơ bản tác động đến cơ cấu, quy mô và giá trị của sản phẩm, có tác dụng thúc đẩy
ngành trồng trọt phát triển và ngược lại. Nhu cầu của thị trường quyết định đến hướng
chuyên môn hóa của sản xuất. Mọi biến động trên thị trường đều có tác động tích cực
hoặc tiêu cực đến hoạt động sản xuất. Mặt khác, thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều
tiết các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể. Mỗi chủ thể phải hướng ra thị
trường để định hướng chiến lược và chính sách kinh doanh của mình. Sự thay đổi hướng
sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình cũng như các trang trại là để thích ứng với các
điều kiện của thị trường dẫn tới từng bước thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.
- Thị trường cũng có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng
chuyên môn hóa. ờ các nước trên thê giới, xung quanh các thành phố lớn đều hình thành
vành đai nông nghiệp ngoại thành mà hướng chuyên môn hóa là sản xuất thực phẩm (rau
xanh, thịt, sữa, trứng), dù rằng có thể điều kiện tự nhiên không thật thuận lợi. Điều đó chỉ
có thể lí giải được bàng nhân tố thị trường tiêu thụ.
- Nhu cầu cùa thị trường phụ thuộc vào thu nhập (mức sống) và cơ cấu dân cư của
từng lãnh thổ. Thông thường thu nhập tăng tỉ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng. Đối với các
nông phẩm tươi sống, nhu cầu nhìn chung có xu hướng giảm, ngược lại nhu cầu về sàn

phẩm cao cấp đã qua chế biến tăng lên mạnh trong giai đoạn hiện nay. Điều đó tạo điều
kiện để nông nghiệp và thủy sản nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển theo hướng
chuyên môn hóa và hình thành liên kết nông - công nghiệp.
Trong nền kinh tế hiện nay, thị trường càng có vai trò quyết định đến sự phát triển
nền sản xuất hàng hóa. Các yếu tố về tự nhiên, lao động, tiến bộ khoa học kĩ thuật, cơ sở
vật chất được xem là những yếu tố đầu vào, còn thị trường chính là yếu tố đầu ra, tác
động đến sự phát triển ngành trồng trọt của một lãnh thổ.
Đối với Việt Nam


Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước ngày lớn do dân số nước ta
ngày càng tăng lên, hiện nay đã đạt mức 97 triệu người. Mặt khác, thị trường quốc tế ngày
càng mở rộng cùng với sự mở rộng giao lưu, buôn bán với bên ngoài. Thị trường tiêu thụ
trong và ngoài nước không chỉ thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và giá cả nông sản mà
còn góp phần điều tiết việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa.
Tuy nhiên, thị trường nông phẩm luôn có sự biến động, việc phát triển và mở rộng
thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, trong khi hàm lượng chất xám cho
một đơn vị sản phẩm của nông nghiệp nước ta chưa cao.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT
1.3.1. Trong ngành trồng trọt, đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể
thay thế đối với
- Đối với trồng trọt, đất được coi như tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Quy mô sản
xuất, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất phụ thuộc vào số
lượng và chất lượng của đất.
- Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao
động. Đất là đối tượng lao động vì nó chịu sự tác động của con người thông qua việc làm
đất (cày, bừa...) để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển; là tư liệu lao động vì nó phát
huy tác dụng như một công cụ lao động. Vì thế, số lượng và chất lượng đất quy định lợi
thế so sánh cũng như cơ cấu sản xuất của mỗi vùng; hướng sử dụng đất quyết định hướng
sử dụng các tư liệu sản xuất khác. Chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất khác mới tác

động được đến cây trồng và con người mới sử dụng đất có hiệu quả để tạo ra sản phẩm.
Đất nói chung có hai thuộc tính quan trọng: xét về mặt kinh tế, nó bao gồm đất vật
chất và đất tư bản; độ phì của đất vẫn được duy trì nếu như có biện pháp canh tác đúng
đắn.
Đất vật chất là lãnh thổ (địa điểm và không gian làm việc) với các thuộc tính tự
nhiên, tính vĩnh hằng và bất biến của nó, là sản phẩm của tự nhiên, phát triển theo quy
luật tự nhiên. Trong khi đó, đất tư bản là sản phẩm lao động của con người. Sự khác nhau
của chúng là ở chỗ đất vật chất không hề bị hao mòn, còn đất tư bản lại có thể bị suy giảm
trong quá trình sản xuất, nếu như phương pháp canh tác không hợp lí.
Đất sử dụng trong nông - lâm nghiệp với tư cách như tư liệu sản xuất gồm độ phì tự
nhiên (phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên liên quan tới vị trí địa lí của lãnh thố) và độ phì
kinh tế (hình thành trong quá trình sản xuất của con người và phụ thuộc vào trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất). Việc sử dụng hợp lí đât có ý nghĩa đặc biệt đối với độ phì
kinh tế. Tất nhiên, việc duy trì và nâng cao độ phì kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó chủ yếu là đầu tư thêm vốn. lao động, trang bị thêm các phương tiện sản xuất


hiện đại, áp dụng rộng rài các thành tựu khoa học - kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên
tiên vào nông - lâm nghiệp.
Nhìn chung, tài nguyên đất nông rất hạn chế. Xu hướng bình quân diện tích đất nông
nghiệp trên đầu người ngày một giảm do gia tăng dân số, do xói mòn, rửa trôi, do hoang
mạc hóa và chuyên đôi mục đích sang đất công nghiệp, đất đô thị và đất cho cơ sở hạ
tầng. Vì vậy, con người cần phải sử dụng đất một cách hợp lí.
Do đất là tư liệu sản xuất chủ yếu nên hoạt động trồng trọt phải bố trên phạm vi
không gian rộng lớn. Tuy nhiên, không thể đầu tư (vốn, tư liệu sản xuất...) quá nhiều trên
một đơn vị diện tích, bởi vì làm như vậy sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này
khác hẳn so với sản xuất công nghiệp.
Tuy bao trùm một không gian rộng, nhưng trên thực tế hoạt động trồng trọt thường
tập trung trong các vùng đất màu mỡ, các đồng bằng châu thổ và các vùng nông nghiệp
trù mật.

1.3.2. Ngành trồng trọt được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn
Trong ngành trồng trọt quá trình sản xuất luôn luôn gắn chặt với đất đai vì đất đai là
tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thiếu, không thể thay thế. Do vậy có thể nói
rằng ở đâu có đất có con người thì ở đó đều có thể phân bố và phát triển sản xuất nông
nghiệp được, hay nói khác là: không có đất thì không thể tiến hành trồng trọt. Mặt khác,
đối tượng sản xuất của ngành trồng trọt là các cây trồng có tính thích ứng khá cao với
những điều kiện tự nhiên khác nhau.
Với Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp đã ít lại có xu hướng giảm dần do quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đô thị hoá, nhất là các vùng đồng bằng. Do vậy vấn đề
đặt ra đòi hỏi quá trình phát triển và phân bố ngành trồng trọt cần phải quan tâm giải
quyết, đó là:
- Cần phân bố và phát triển ngành trồng trọt ở tất cả các nơi có điều kiện về đất đai;
cần hết sức coi trọng việc sử dụng đầy đủ và hợp lý, có hiệu quả nguồn lực đất đai hiện
có; phải tiết kiệm đất đai, coi “tấc đất như tấc vàng”. Đối với những vùng có diện tích đất
nông nghiệp với quy mô lớn như các vùng đồng bằng châu thổ, các vùng cao nguyên...
cần được phân bố và tổ chức sản xuất tập trung, chuyên môn hoá cây trồng thích hợp để
tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn với chất lượng cao, giá thành hạ cung cấp cho
nhu cầu của các vùng khác và cho nhu cầu xuất khẩu của đất nước. Đối với các nơi đất
hẹp, quy mô diện tích đất nông nghiệp nhỏ, cần phải tận dụng khả năng của đất và lựa
chọn cây trồng thích hợp để phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nhằm
thoả mãn nhu cầu tại chỗ về các loại nông sản phẩm.


- Ví dụ: hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung
thâm canh cao sản xuất cây lúa nước vì nhóm đất phù sa màu mỡ rất thích hợp cho cây
lúa sinh trưởng phát triển. Còn đối với vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc thì đất đai ở đó
cho phép tập trung phát triển các loại cây đặc sản như chè và các loại cây ăn quả như đào,
táo, mận, lê. Đối với vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ rất giàu tài nguyên đất đỏ bazan
rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê...
1.3.3. Ngành trồng trọt gắn chặt với môi trường tự nhiên

Trong ngành trồng trọt, đối tượng sản xuất là sinh vật, đó là các loại cây trồng,
chính bản thân chúng đã là các yếu tố hoàn toàn tự nhiên, là một bộ phận quan trọng của
môi trường tự nhiên, cho nên quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng tuân theo
những quy luật tự nhiên riêng của mỗi loại sinh vật và quá trình đó không thể tách rời các
điều kiện tự nhiên. Cụ thể, ngành trồng trọt phụ thuộc nhiều vào đất và khí hậu. Đặc điểm
này bắt nguồn từ chồ đối tượng lao động của ngành này là các giống cây trồng. Chúng chỉ
có thể tồn tại và phát triển được khi có đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên (nhiệt độ, nước,
ánh sáng, không khí và chất dinh dưỡng), trong đó yếu tố này không thể thay thế yếu tố
kia và ngược lại- yếu tố trên kết hợp và cùng tác động với nhau trong một thể thống nhất
chỉ cần thay đổi một yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.
Mỗi yếu tố và sự kết hợp của chúng thay đổi từ nơi này sang nơi khác. Những thay
đổi ấy phụ thuộc vào từng lãnh thổ và từng thời gian (mùa) cụ thể. Đất, khí hậu, nước với
tư cách như tài nguyên quyết định khả năng (tự nhiên) trồng trọt các loại cây thể trong
từng lãnh thổ và khả năng áp dụng các quy trình kĩ thuật để sản xuất ra sản phẩm.
- Muốn phân bố hợp lý và phát triển ngành trồng trọt có hiệu quả cao thì cần phải
điều tra nghiên cứu và phân tích cụ thể, chi tiết các yếu tố, các điều kiện tự nhiên của từng
địa phương, của mỗi vùng để bố trí cây trồng thích hợp, giải quyết tốt và thoả mãn mối
quan hệ: “đất - nước - khí hậu và thời tiết - cây trồng” trong các vùng cụ thể. Mặt khác, đi
đôi với việc khai thác tận dụng tối đa những thế mạnh và thuận lợi do tự nhiên mang lại,
đồng thời phải có kế hoạch và biện pháp tích cực, hữu hiệu để khắc phục, hạn chế những
khó khăn và thiệt hại do chính môi trường tự nhiên gây ra đối với sản xuất nông nghiệp.
Cần nắm vững quy luật sinh trưởng và phát triển tự nhiên của từng loại cây trồng, trên cơ
sở đó có các biện pháp tác động thích hợp để tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao
nhất.
- Cần phân bố và phát triển một nền nông nghiệp chuyên môn hoá kết hợp với phát
triển tổng hợp các ngành kinh tế - nghĩa là đa dạng hoá kinh tế nông nghiệp và nông thôn
nhằm rải vụ sản xuất trong năm, giảm bớt sự căng thẳng trong việc sử dụng các yếu tố
tham gia vào quá trình sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sử
dụng chúng.



- Cần nghiên cứu và áp dụng các biện pháp tích cực, những tiến bộ khoa học - kỹ
thuật tác động vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi để chúng tự
thực hiện chu kỳ sản xuất đạt hiệu quả cao.
1.3.4. Ngành trồng trọt có tính thời vụ
Trong ngành trồng trọt, thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất và
điều đó nảy sinh tính thời vụ. Thời gian lao động là khoảng thời gian mà lao động có tác
dụng đối với sản phẩm, còn thời gian sản xuất được hiểu là thời gian mà sản phấm đang
trong quá trình sản xuất. Thời gian sản xuất bao gồm cả thời gian mà lao động không có
tác dụng đối với sản phẩm. Khác với các ngành sản xuất vật chất khác, đối tượng lao động
trong ngành trồng trọt là cây trồng, nghĩa là các cơ thể sống, chứ không phải vật vô tri vô
giác. Quá trình sinh học của chúng diễn ra thông qua hàng loạt các giai đoạn kế tiếp nhau,
giai đoạn này là sự tiếp tục của giai đoạn trước và tạo tiền đề cần thiết cho giai đoạn sau.
Chu kì sản xuất các loại sản phẩm trồng trọt tương đối dài và không giống nhau.
Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sản
phẩm. Sự không trùng hợp giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất là nguyên nhân
nảy sinh tính thời vụ. Thời gian nông nhàn và thời gian bận rộn thường xen kẽ nhau. Tất
nhiên, trong giai đoạn hiện nay bằng nhiều biện pháp, người ta đã hạn chế tính thời vụ ở
mức thấp nhất.
Việc sử dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật (giống cây trồng, vật nuôi ngắn ngày,
cải tiến điều kiện chăm sóc...) cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, nhưng cũng chỉ đạt ở
mức nhất định, bởi vì đối tượng lao động là cơ thể sống có quá trình sinh trưởng và phát
triển riêng. Do vậy, lao động ngành trồng trọt có lúc dồn dập, khẩn trương, có lúc lại nhàn
rỗi và vì thế việc sử dụng đất và lao động thế nào cho hợp lí là rất cần thiết.
1.3.5. Ngành trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản
Ngành trồng trọt tạo ra các loại sản phẩm, nhìn chung có khối lượng cồng kềnh,
chứa tỷ lệ nước khá cao và nhiều loại có hàm lượng dinh dưỡng lớn, cho nên nếu không
giải quyết tốt khâu vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm và công nghệ sau thu hoạch thì sản
phẩm dễ bị hư hao, giảm phẩm cấp. Do đó, cần phân bố và phát triển sản xuất nông
nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản, tạo thành các chu trình sản

xuất nông- công nghiệp, hình thành các tổ chức liên kết sản xuất nông - công nghiệp dịch vụ phù hợp với từng vùng, từng địa phương về các điều kiện và khả năng cụ thể.
Giải quyết tốt yêu cầu đó sẽ có tác dụng tích cực về nhiều mặt: đảm bảo được chất lượng
và làm tăng giá trị của nông sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn hoá kết hợp với
phát triển tổng hợp các ngành kinh tế, giảm bớt tính thời vụ và nâng cao hiệu quả trong
việc sử dụng các yếu tố của sản xuất nông nghiệp. Cụ thể như vùng sản xuất chè búp tươi


nhất thiết phải gắn với nhà máy chế biến chè xanh hoặc chè đen (ở Thái Nguyên, Phú
Thọ, Lâm Đồng...) đều có mô hình xí nghiệp công- nông nghiệp này.
1.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM
Trong ngành nông nghiệp của nước ta, trồng trọt vẫn là ngành chiếm vai trò chủ đạo,
mặc dù tỉ trọng có xu hướng giảm dẩn. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh)
tăng từ 66.183,4 tỉ đồng năm 1995 lên 129.779,2 tỉ đồng năm 2010. Tốc độ tăng trưởng
của ngành trồng trọt dao động từ 1,4 - 7,0%/năm, trong đó năm cao nhất đạt 7,3% (năm
1995).
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự chuyển dịch tích cực. Tỉ trọng cây
lương thực giảm 7,9% trong giai đoạn 1995 - 2010, tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh
(tăng thêm 7,6% cùng giai đoạn), còn cây rau đậu có tăng nhưng chậm (tăng thêm 2,0%).
Bảng 1.1. Giá trị sản xuất và cơ cẩu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn
1995 - 2010
Năm

Tổng số
(tỉ đồng)

1995

Cây
lương
thực có

hạt

66.183,4

63,

Cây
rau, đậu

7,2

6
2000

90.858,2

60,

107.897,
6

2010

7,0

2

7

18,


8,4

2,4

23,

6,7

1,7

23,

7,4

1,4

26,

7,8

1,3

9
59,

8,3

55,


9,2

2
129.779,

Cây
khác

4

7
2005

Chia ra (%)
Cây
Cây
công
ăn quả
nghiệp

7
0
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê Việt Nam

Diện tích gieo trồng các loại cây không ngừng tăng lên. Năm 1995, tổng diện tích
các loại cây trồng là 10.496,9 nghìn ha; năm 2000 tăng lên 12.644,3 nghìn ha và năm
2010 là 14.061,1 nghìn ha, gấp 1,3 lần so với năm 1995. Trong cơ cấu diện tích cây trồng,
cây lương thực vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất và đang có xu hướng giảm. Năm 1995, diện
tích trồng cây lương thực là 7.906,3 nghìn ha, chiếm 75,3% tông diện tích gieo trồng; cây
công nghiệp là 1.619,0 nghìn ha, chiếm 15,4%; cây ăn quả và cây rau đậu chiếm 8,4%.

Đen năm 2010, cây lương thực giảm tỉ trọng còn 65,9%, cây công nghiệp tăng lên 20,0%,
cây ăn quả và cây rau đậu chiếm 10,8%...


Bảng 1.2. Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây giai đoạn 1995 - 2010
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm

Tổng số

Chia ra
Cây lương
thực có hạt

Cây
rau, đậu

Cây
công
nghiệp

Cây
ăn quả

Cây
khác

1995

10.496,

9

7.906,
3

531,
0

1.619,
0

346,
4

94,2

2000

12.644,
3

8.891,
0

599,
0

2.229,
4


565,
0

359,
9

2005

13.287,
0

8.994,
2

643,
9

2.495,
1

767,
4

386,
4

2010

14.061,
1


9.263,
9

738,
0

2.808,
1

779,
7

471,
4

Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê Việt Nam


CHƯƠNG 2: CÁC NGÀNH TRỒNG TRỌT CHỦ YẾU TẠI VIỆT NAM
2.1. NGÀNH TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC
2.1.1. Khái quát chung
Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người,
nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn
cho toàn dân số trên thế giới. Cây lương thực chủ lực được canh tác ở Việt Nam là lúa
nước, ngô, khoai lang, sắn...
2.1.1.1. Vai trò
- Đối với các ngành kinh tế
+ Ngành trồng trọt cung cấp nguyên liệu phong phú cho các ngành công nghiệp chế
biến lương thực.

+ Cung cấp nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát
triển, trở thành ngành sản xuất chính.
+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu với khối lượng ngày càng lớn, chất lượng cao, có khả
năng cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy ngoại thương phát triển.
+ Là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp (cung cấp lương thực cho vùng
chuyên canh cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi…)
- Đối với xã hội
+ Lương thực có ý nghĩa quan trọng đối với một quốc gia đông dân và càng quan
trọng hơn khi đất nước bước vào công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đối với
nước ta, sản xuất lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện cơ cấu bữa ăn
cho nhân dân, nâng cao chất lưọng dân cư, là cơ sở để thúc đẩy phân công lao động trong
nông nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế nói chung. Là nước đông dân, dân số còn tăng
nhanh nên nhu cầu về lương thực trong nước rất lớn, việc đảm bảo an ninh lương thực
phải được đặt lên hàng đầu.
+ Tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội
trong những thập niên tới.
+ Đảm bảo an ninh lương thực và quốc phòng.
- Đối với môi trường
Giúp khai thác hiệu, hợp lí quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.2. Một số đặc điểm chính về ngành trồng cây lương thực
Ở nước ta có tập đoàn cây lương thực khá phong phú và đa dạng, ngoài cây lúa là
chủ lực còn có nhóm cây hoa màu lương thực, như: ngô, sắn, các loại khoai,... Khi phân


×