Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

TL ôn thi học sinh giỏi đại lý 12 địa lí ngành trồng trọt việt nam và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi quốc gia d17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.1 KB, 48 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
***

HỘI THẢO KHOA HỌC MÔN ĐỊA LÍ

CHUYÊN ĐỀ:

ĐỊA LÝ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT
NAM VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG ÔN
THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn chuyên đề
2. Mục đích của chuyên đề
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Năm 2019

1
1
1
2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1


1. Lí do chọn chuyên đề

1

2. Mục đích của chuyên đề

1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

4. Phạm vi nghiên cứu
5. Cấu trúc chuyên đề
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG
TRỌT VIỆT NAM
I. Ngành trồng cây lương thực và cây thực phẩm
1. Vai trò của sản xuất cây lương thực và cây thực phẩm
2. Điều kiện để phát triển cây lương thực và cây thực phẩm
2.1. Thuận lợi
2.2. Khó khăn
3. Hiện trạng sản xuất cây lương thực và cây thực phẩm
II. Ngành trồng cây công nghiệp
1. Vai trò của sản xuất cây công nghiệp
2. Điều kiện để phát triển cây công nghiệp

2

3

3
3
3
4
4
9
9
10

2.1. Thuận lợi

10

2.2. Khó khăn

11

3. Hiện trạng trồng cây công nghiệp ở nước ta

11

3.1. Cây công nghiệp hàng năm

12

3.2. Cây công nghiệp lâu năm
III. Ngành trồng cây ăn quả
CHƯƠNG II: CÁC DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ ĐỊA LÍ NGÀNH
TRỒNG TRỌT VIỆT NAM
I. Dạng câu hỏi, bài tập cơ bản

II. Các dạng câu hỏi, bài tập nâng cao
PHẦN KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

14
16
18

2
2
3

18
34
45
46



PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Trồng trọt là ngành quan trọng trong nông nghiệp nhằm khai thác và sử dụng
đất đai để tạo ra các sản phẩm thực vật. Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông
nghiệp với chức năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và cũng
là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của nền nông nghiệp nước ta,
hiện nay vẫn chiếm 75% giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển
có ý nghĩa to lớn và quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp,
nhờ đó sẽ chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp từ độc canh lương thực sang nền

nông nghiệp đa canh có nhiều sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu
cầu thị trường và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Trong nội dung chương trình thi học sinh giỏi quốc gia, phần Địa lí ngành
trồng trọt chiếm một phần nhỏ khối lượng kiến thức và các dạng câu hỏi, bài tập.
Để giải quyết tốt các dạng bài tập của Địa lí ngành trồng trọt, đòi hỏi giáo viên
trường chuyên và học sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia cần có một hệ thống
kiến thức đầy đủ về nội dung này. Như vậy, ngoài việc nắm vững các kiến thức cơ
bản, học sinh cần thành thạo tư duy và các kỹ năng địa lí để vận dụng nhuần
nhuyễn kiến thức theo yêu cầu của các dạng câu hỏi, bài tập. Muốn làm được điều
đó, ngoài sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, trong quá trình giảng dạy và ôn
luyện, giáo viên cần xây dựng các chuyên đề chuyên sâu Địa lí ngành trồng trọt để
nâng cao, mở rộng kiến thức, hướng tới phát triển năng lực cho người học.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn chuyên đề “ Địa lý ngành trồng
trọt Việt Nam và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giói quốc gia” .
2. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
- Hệ thống kiến thức cơ bản về Địa lý ngành trồng trọt Việt Nam phục vụ cho
việc bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia một cách chính xác, đầy đủ và khoa học.
- Giới thiệu các câu hỏi và bài tập về nội dung Địa lý ngành trồng trọt Việt
Nam có hệ thống từ khái quát đến cụ thể, từ dễ đến khó trong ôn thi học sinh giỏi
quốc gia môn Đia lí.
4


3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của Địa lý ngành trồng trọt Việt Nam
trên cơ sở định hướng chuyên đề chuyên sâu của Bộ Giáo dục và Đào tạo để vận
dụng vào việc giảng dạy học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm phục vụ bồi dưỡng học sinh
giỏi, kiểm tra - đánh giá học sinh.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chỉ tập trung chủ yếu trong chương trình
Địa lí lớp 12 nâng cao, đồng thời tham khảo tìm hiểu một số tài liệu khác có liên
quan và nội dung các đề thi học sinh giỏi các cấp những năm gần đây.
5. CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề được cấu trúc gồm 3 phần là mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần nội dung được cấu trúc theo 2 chương:
Chương 1. Kiến thức cơ bản về Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam
Chương 2: Các dạng câu hỏi, bài tập về Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam
trong ôn thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG
TRỌT VIỆT NAM
I. Ngành trồng cây lương thực và cây thực phẩm.
1. Vai trò của sản xuất cây lương thực và cây thực phẩm.
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm nên sản
xuất lương thực, thực phẩm sẽ góp phần quan trọng vào việc phát huy các thế mạnh
của tự nhiên, nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên.
- Việt Nam là nước đông dân (khoảng 97 triệu người năm 2019), tốc độ gia tăng
dân số vẫn còn cao, đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn và hoạt động trong sản
xuất nông nghiệp nên sản xuất lương thực, thực phẩm có vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo an ninh lương thực và giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng lao
động lớn trong người lao động.
- Nước ta là nước nông nghiệp nên sản xuất cây lương thực, thực phẩm có ý nghĩa
quan trọng:
+ Tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi lên trở thành ngành sản xuất

chính, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp; tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị (lúa gạo, rau quả nhiệt đới) mang
lại nguồn thu ngoại tệ để phát triển kinh tế.
- Bình quân lương thực theo đầu người của nước ta chưa cao, chất lượng bữa ăn
của đại bộ phận người dân còn thấp, vì vậy sản xuất lương thực, thực phẩm sẽ góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
2. Điều kiện để phát triển cây lương thực và cây thực phẩm.
2.1. Thuận lợi.
* Điều kiện tự nhiên:
- Đất trồng: Nước ta có nhiều loại đất để phát triển cây lương thực, bao gồm đất
phù sa ở đồng bằng và đất feralit ở miền núi. Đặc biệt là đất phù sa ở các đồng
bằng rất thích hợp cho phát triển cây lúa.
- Khí hậu:
6


+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện để cây
lương thực phát triển quanh năm cho năng suất và sản lượng cao.
+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ
cao là cơ sở để đa dạng hóa các sản phẩm lương thực.
- Nguồn nước: nguồn nước trên mặt và nước ngầm dồi dào tạo thuận lợi cho việc
xây dựng mạng lưới thủy lợi, đảm bảo tưới và tiêu nước cho cây trồng.
- Có nhiều giống cây lương thực quý, chất lượng cao.
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động: Việt Nam có dân số đông đã tạo nên nguồn lao động
dồi dào và thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn, người lao động nước ta có truyền
thống và kinh nghiệm trong thâm canh sản xuất cây lương thực.
- Nước ta đã hình thành và phát triển hệ thống công trình thủy lợi, cung cấp phân
bón, nghiên cứu giống cây trồng cho năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh

thái.
- Nhà nước luôn coi trọng việc phát triển sản xuất cây lương thực, thực phẩm thông
qua các chính sách về ruộng đất, về tạo vốn và đầu tư cho phát triển câu lương
thực.
- Thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng.
2.2. Khó khăn.
- Thiên nhiên nhiệt đới kém ổn định, thiên tai thường xuyên xảy ra (hạn hán, sâu
bệnh, bão lụt,...) khiến sản xuất lương thực phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
- Cơ sở vật chất, kĩ thuật còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển rộng
khắp. Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho toàn bộ diện tích
cây lương thực. Công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế.
- Lao động thủ công vẫn chủ yếu, hạn chế trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học
– kĩ thuật.
- Thị trường lương thực không ổn định. Giá lương thực thấp so với giá vật tư nông
nghiệp và hàng công nghiệp.
3. Hiện trạng sản xuất cây lương thực, thực phẩm ở nước ta.
Ở nước ta, cây lương thực bao gồm một số cây hàng năm như lúa, ngô, khoai,
sắn. Ngoài cây lúa các cây khác được gọi chung là cây hoa màu. Hiện nay, nhóm
cây lương thực chiếm ưu thế lớn về diện tích và giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
7


Trong nhóm cây lương thực, lúa luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Về mặt tự
nhiên nước ta có nhiều điều kiện thích hợp để trồng lúa với các châu thổ rộng lớn
từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long, từ các đồng bằng duyên
hải miền Trung đến các thung lũng miền núi. Khí hậu và nguồn nước cũng có nhiều
thuận lợi. Ngoài ra, kinh nghiệm và truyền thống lâu đời với đức tính cần cù, chịu
khó của người dân cùng nhiều nhân tố kinh tế-xã hội khác cho phép ngành trồng
lúa có thể phát triển mạnh mẽ trên cơ sở thâm canh, tăng năng suất. Nhờ chính sách
khuyến nông và sự đầu tư đúng mức vào nông nghiệp, nhành trồng lúa đã có tốc độ

tăng trưởng đều đặn trong những năm qua.
Bảng 1. Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam qua các năm (đơn vị: nghìn ha)
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015

Diện tích
Sản lượng
7329,2
35832,9
7324,8
35849,5
7207,4
35942,7
7400,2
38729,8
7437,2
38950,2
7489,4
40005,6
7655,4

42398,5
7761,2
43737,8
7902,5
44039,1
7816,2
44974,6
7830,6
45105,5
Nguồn: Niên giám thống kê 2016

Giai đoạn 2005-2015 diện tích lúa có sự biến động, tăng nhẹ từ 7329,2
(năm 2005) lên 7830,6 (năm 2015) tăng 501,4 nghìn ha do có sự chuyển dịch
trong cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, một phần đất
chuyển sang đất chuyên dùng và thổ cư,... Sản lượng lúa tăng mạnh từ
35832,9 (năm 2005) lên 45105,5 (năm 2015) tăng 9273,6 nghìn tấn. Sản lượng
lúa tăng mạnh đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
Về cơ cấu mùa vụ, nước ta có ba vụ kế tiếp nhau là vụ mùa, vụ đông xuân và
vụ hè thu, trong đó quan trọng nhất là vụ mùa và vụ đông xuân. Do sự phân hóa
của khí hậu nên trên phạm vi toàn quốc, lúc nào cũng có các hoạt động liên quan
đến việc trồng lúa (gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch).
Bảng 2. Diện tích và sản lượng lúa theo mùa ở Việt Nam
Năm

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)
8



2005
2007
2010
2013
2016

Lúa đông
xuân
2942,1
2988,4
3085,9
3105,6
3082,2

Lúa hè thu
2349,3
2203,5
2436,0
2810,8
2806,9

Lúa
mùa
2037,8
2015,5
1967,5
1986,1
1901,3

Lúa đông Lúa hè thu Lúa mùa

xuân
17331,6
10436,2
8065,1
17024,1
10140,8
8777,8
19216,8
11686,1
9102,7
20069,7
14623,4
9346,0
19404,4
15010,1
9195,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2016

Về tình hình phân bố, các vùng lúa lớn tập trung ở hai đồng bằng châu thổ
sông Cửu Long và sông Hồng.
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta. Đồng bằng có địa
hình thấp, bằng phẳng, có diện tích lớn nhất (40 000 km 2) được phù sa bồi đắp bởi
hệ thống sông Tiền, sông Hậu , đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành nguồn cung
cấp lương thực lớn nhất cho cả nước.
Đồng bằng sông Hồng với diện tích khoảng 15 000 km 2, bồi đắp phù sa bởi
hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, người dân có trình độ thâm canh cao nhất
cả nước và trở thành vựa lúa lớn thứ hai nước ta.
Ngoài hai vựa lúa lớn trên, các đồng bằng nhỏ hẹp miền Trung kéo dài gần
10 vĩ tuyến, nghĩa là hơn 1000 km, dọc ven biển cũng là nơi phân bố của các cánh
đồng lúa, quy mô nhỏ và không tập trung. Đây là một dải bao gồm các đồng bằng

Thanh-Nghệ-Tĩnh, Bình-Trị-Thiên, Nam-Ngãi-Định, Phú Yên-Khánh Hòa, Ninh
Thuận-Bình Thuận với diện tích 14560 km2.
0

Với diện tích lớn nhất trong dải đồng bằng ven biển miền Trung (2900 km 2)
đồng bằng Thanh Hóa mang tính chất chuyển tiếp từ một châu thổ rộng lớn (châu
thổ sông Hồng) sang các đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp. Được phù sa sông Mã và
sông Chu bồi đắp, đất đai ở đây tương đối màu mỡ, tuy không bằng đồng bằng
sông Hồng nhưng vẫn có khả năng phát triển nông nghiệp. Đây có thể coi là vựa
lúa của vùng Bắc Trung Bộ (Năm 2016 diện tích lúa là 254 nghìn ha, sản lượng đạt
1493,2 nghìn tấn).
Dải đồng bằng Nghệ-Tĩnh khá rộng do núi lùi xa về phía Tây và hệ thống sông
Cả còn lớn, phì nhiêu hơn cả là đồng bằng châu thổ sông Cả, diện tích gieo trồng
lúa năm 2016 là 289,4 nghìn ha.
Đồng bằng Bình-Trị-Thiên là dải hẹp ngang nhất nước ta do dãy Trường Sơn
chạy sát ra biển, rộng nhất là đồng bằng Thừa Thiên Huế (900km2)
9


Đồng bằng Nam-Ngãi-Định là một chuỗi đồng bằng trong đó các đồng bằng
lớn nhất là các vùng biển cũ được phù sa sông và phù sa biển bồi đắp có thể phát
triển nông nghiệp.
Đồng bằng Phú Yên-Khánh Hòa tương đối màu mỡ, nhất là đồng bằng Tuy
Hòa do sông Ba bổi đắp.
Đồng bằng Ninh Thuận- Bình Thuận kém màu mỡ và khô hạn, ít có điều kiện
để trồng lúa.
Như vậy, một dải đồng bằng duyên hải trở thành địa bàn trồng lúa (và các cây trồng
khác) tuy quy mô và ý nghĩa của chúng có sự khác nhau.
Bên cạnh các đồng bằng, ở nước ta còn một số cánh đồng trồng lúa ở miền núi
như Trùng Khánh, Than Uyên, Nghĩa Lộ... đây là cơ sở lương thực quan trộng cho

một số tỉnh miền núi.
Bảng 3.Diện tích lúa phân theo vùng (đơn vị: nghìn ha)
Vùng
Cả nước
Trung du miền núi Bắc Bộ
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ và duyên hải
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

2010
7489,4
666,4
1150,1
1214,1

2013
7902,5
689,2
1129,9
1230,4

217,8
295,1
3945,9

232,4
280,3

4340,3

2014
7816,2
689,2
1122,7
1243,8

2015
7830,6
684,3
1110,9
1220,5

2016
7790,4
682,6
1093,9
1215,1

237,8
237,5
233,3
273,2
273,3
270,3
4249,5
4304,1
4295,2
Nguồn: Niên giám thống kê 2016


Với những thành tựu đặc biệt của ngành trồng lúa, từ chỗ thiếu ăn, nước ta đã
trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo trên thế giới.
Cùng với lúa gạo, hoa màu lương thực có ý nghĩa quan trọng trong việc cung
cấp một phần cái ăn cho con người, là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi gia súc cũng
như nguyên liệu ở mức độ nhất định cho công nghiệp chế biến.
Bảng 4. Diện tích và sản lượng cây màu lương thực ở nước ta
Năm
1985
1990
1995

Diện tích (nghìn ha)
Ngô
Khoai
Sắn
lang
397,3
320,0
335,0
431,8
321,1
256,8
556,8
304,6
277,4

Sản lượng (nghìn tấn)
Ngô
Khoai

Sắn
lang
587,1
1777,7
2939,8
671,0
1929,0
2275,8
1177,2
1685,8
2211,5
10


2000
2002
2010
2015

730,2
810,4
1125,7
1164,8

254,3
239,6
150,8
127,5

237,6

329,9
498,0
567,9

2005,9
1611,3
1986,3
2314,7
1725,1
4157,7
4625,7
1318,5
8595,6
5287,2
1335,6
10739,9
Nguồn: Niên giám thống kê 2016

Sự biến động về diện tích cây hoa màu không lớn, nhưng cơ cấu diện tích lại
có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tăng diện tích trồng ngô và giảm mạnh diện
tích trồng khoai lang và sắn.
Diện tích trồng ngô tăng mạnh từ 397,3 nghìn ha (năm 1985) lên 1164,8
nghìn ha (năm 2015) tăng 767,5 nghìn ha. Hai vùng trồng ngô lớn nhất cả nước là
trung du và miền núi phía Bắc (509,5 nghìn ha), Tây nguyên (235,3 nghìn ha). Các
tỉnh trồng nhiều ngô là Sơn La, Đắc Lắc, Nghệ An, Hà Giang, Thanh Hóa.
Khoai lang là cây hoa màu trồng luân canh với lúa vào vụ đông xuân trên đất
cao pha cát. Tuy rằng năng suất cao (104,7 tạ/ha năm 2015) nhưng vẫn xếp vào
lương thực phụ và chủ yếu làm thức ăn nuôi gia súc. Phần lớn lương thực cho
người đã ổn định nên người ta dành đất này để trồng cây có giá trị hàng hóa cao
hơn, do đó diện tích và sản lượng khoai lang giảm. Các tỉnh trồng nhiều khoai lang

là Vĩnh Long (10,9 nghìn ha), Thanh Hóa (7,4 nghìn ha), Nghệ An (5,1 nghìn ha),
Bắc Giang (5,6 nghìn ha).
Diện tích sắn biến động liên tục do đây là cây mẫn cảm với ánh sáng, phân
bón và chiếm đất quanh năm. Đất trồng sắn thường là đất đồi thoải, đã bạc màu.
Cây sinh trưởng tốt, nhưng không có khả năng bảo vệ đất khi mưa nhiều, cường độ
cao.
Ngày nay, tập đoàn cây thực phẩm của nước ta tương đối phong phú. Ngoài
cây bản địa, việc nhập nội, lai tạo từ nhiều giống cây nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn
đới đã làm tăng số lượng và chất lượng của loại cây trồng này.
Rau nhiệt đới phổ biến trên phạm vi cả nước, đặc biệt trong vụ xuân hè để
phục vụ nhu cầu hàng ngày của nhân dân đó là rau muống, các loại bí bầu, cà,
mướp,... Các loại rau cận nhiệt và ôn đới phân bố ở các vùng núi và cao nguyên,
trong đó điển hình là Sa Pa và Đà Lạt. Tuy nhiên vùng rau với quy mô lớn lại ở
đồng bằng sông Hồng, nơi đây có nhiều loại như khoai tây, rau cải, xà lách, bắp cải.
Các vùng trồng cây thực phẩm đã và đang được hình thành và phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của thị trường nội địa nhất là các loại rau
sạch.
11


II. Ngành trồng cây công nghiệp.
1. Vai trò của sản xuất cây công nghiệp.
- Về mặt kinh tế:
+ Góp phần sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của nước ta (khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa, hệ đất trồng đa dạng thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp
khác nhau); khai thác được thế mạnh của vùng đồi núi trung du, phá thế độc canh
trong sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp phát triển theo hướng đa canh.
+ Tạo nguồn nguyên liệu phong phú cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến,
sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, nhất là các loại cây công nghiệp nhiệt đới

có giá trị cao như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu.
- Về mặt xã hội:
+ Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phân bố lại dân cư và người
lao động trên địa bàn cả nước.
+ Nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết các nhu cầu về ăn, mặc, hàng tiêu
dùng cho cộng đồng dân cư.
+ Ổn định cuộc sống định canh, định cư cho đồng bào dân tộc, thay đổi tập quán
sản xuất cho đồng bào dân tộc.
+ Góp phần phân bố lại dân cư và lao động.
- Về môi trường:
Phát triển cây công nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày có ý nghĩa quan
trọng về sinh thái, bảo vệ môi trường, có ý nghĩa như việc phát triển rừng giúp bảo
vệ tài nguyên đất, chống rửa trôi xói mòn, điều hòa sinh thái.
2. Điều kiện để phát triển cây công nghiệp.
2.1. Thuận lợi.
* Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: ¾ diện tích đất nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, với
nhiều cao nguyên, đồi thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng, đây là địa bàn thuận
lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh với
quy mô lớn.
- Tài nguyên đất của nước ta khá đa dạng và phong phú phù hợp với nhiều loại cây
công nghiệp:
12


+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ,... thích hợp cho việc phát triển cây cà
phê, cao su, hồ tiêu.
+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: Phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp
với cây chè và các cây khác.

+ Đất đỏ đá vôi: Chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ, thích hợp cho trồng cây
công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, thuốc lá.
+ Đất xám phù sa cổ: Tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây
công nghiệp lâu năm như điều, cao su,... và một số cây công nghiệp hàng năm như
mía, lạc, đậu tương, thuốc lá.
+ Đất phù sa phân bố tập trung ở đồng bằng thuận lợi cho phát triển cây công
nghiệp ngắn ngày. Vùng đất mặn ven biển có thể trồng cây ưa mặn như cói, dừa,...
- Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt ẩm dồi dào thích hợp với nhiều loại cây
công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu,...
+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ
cao là cơ sở để đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
- Nguồn nước: bao gồm nguồn nước trên mặt và nước ngầm, là điều kiện hình
thành các hệ thống tưới tiêu cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
* Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Dân cư và lao động:
+ Dân đông là nguồn lao động dồi dào đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ rộng
lớn trong nước.
+ Lao động có truyền thống, kinh nghiệm trong sản xuất và thu hoạch, chế biến sản
phẩm cây công nghiệp.
- Mạng lưới cơ sở công nghiệp chế biến gắn liền với các vùng chuyên canh, các
dịch vụ cung cấp phân bón, giống cây trồng, giao thông vận tải phát triển đáp ứng
nhu cầu của sản xuất cây công nghiệp.
- Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp: đầu tư vốn, tìm
kiếm, mở rộng thị trường.
2.2. Khó khăn.
13


- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiều diễn biến bất thường gây ảnh hưởng

đến năng suất sản lượng cây công nghiệp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng nhất là giao thông vận tải, các cơ sở chế
biến còn hạn chế ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
công nghiệp.
- Thị trường xuất khẩu cây công nghiệp không ổn định, nhiều biến động cũng ảnh
hưởng tới việc phát triển cây công nghiệp.
3. Hiện trạng trồng cây công nghiệp ở nước ta.
Trước đây, ngành trồng cây công nghiệp phát triển chậm, quy mô nhỏ hẹp,
manh mún. Sau này, nhất là khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, cây công
nghiệp được đẩy mạnh trên cơ sở hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn
nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng vốn có phục vụ nhu cầu trong nước và
xuất khẩu.
Ở nước ta cây công nghiệp thường được chia thành 2 nhóm: Nhóm cây công
nghiệp hàng năm có chu kì từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch dưới 1 năm như cây
đay, cói, bông, lạc,dâu tằm, mía, thuốc lá, đỗ tương,.. Nhóm cây công nghiệp lâu
năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, chè,...
Bảng 5 . Diện tích cây công nghiệp giai đoạn 1985-2016 ( đơn vị: nghìn ha)
Năm
1985
1990
1995
2000
2005
2010
2015
2016

Tổng số
1071,0
1199,3

1619,0
2229,4
2495,1
2808,1
2831,1
2856,1

Cây công nghiệp hàng năm
600,7
542,0
716,7
778,1
861,5
797,6
676,6
676,1

Cây công nghiệp lâu năm
470,3
657,3
902,3
1451,3
1633,6
2010,5
2154,5
2180,0
Niên giám thống kê 2016

Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta tăng mạnh từ 1071,0 nghìn ha (năm
1985) lên 2856,1 (năm 2016) tăng 6691,6 nghìn ha. Diện tích cây công nghiệp hàng

năm tăng chậm và không ổn định, tăng nhẹ từ 600,7 nghìn ha (năm 2005) lên 676,1
nghìn ha( năm 2016) tăng 75,4 nghìn ha. Giai đoạn 2005-2016 diện tích cây công
nghiệp hàng năm giảm 185,4 nghìn ha. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng
nhanh và liên tục từ 470,3 nghìn ha (năm 2005) lên 2180,0 nghìn ha (năm 2016)
14


tăng 1709,7 nghìn ha, do cây công nghiệp lâu năm đem lại hiệu quả cao kinh tế cao
hơn cây công nghiệp hàng năm, sự thay đổi trên là phù hợp với xu thế chung của
sản xuất nông nghiệp.
3.1. Cây công nghiệp hàng năm ở nước ta.
Bảng 6. Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm
Loại cây
Diện tích (nghìn ha)
Mía
Lạc
Bông
Đậu tương
Sản lượng (nghìn tấn)
Mía
Lạc
Bông
Đậu tương

1985

1995

2005


2010

2016

143,2
212,7
13,8
102

224,8
259,9
17,5
121,1

266,3
269,6
25,8
204

269,1
231,4
9,1
197,8

274,2
191,3
1,5
94,0

5559,7

202,4
4,5
79,1

10711,1
334,5
12,8
125,5

14948,7
489,3
33,5
292,7

16161,7
17171,3
487,2
441,4
12,5
1,2
298,6
147,5
Niên giám thống kê 2016

Cây mía là cây có đường chủ yếu ở nước ta. Là cây nhiệt đới có nguồn gốc từ
Đông Nam Á, cây mía đòi hỏi nhiệt độ cao, ấm quanh năm, đất tốt và có hàm lượng
đường trong thân khá cao (10-15% trọng lượng của thân cây)
Ở nước ta cây mía được trồng phổ biến, có thể phát triển ở vùng núi, trung du, đồng
bằng và từ Bắc vào Nam, nhưng tập trung nhất ở bốn vùng: Đồng bằng sông Cửu
Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh trồng

nhiều mía nhất là Tây Ninh, Cần Thơ, Bến Tre, Thanh Hóa, Long An, Khánh Hòa,
Phú Yên.
Cây lạc là cây chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm, đòi hỏi nhiệt độ trung bình tương
đối cao, ổn định và đủ độ ẩm. Lạc là cây lấy dầu và thực phẩm quan trọng, dầu lạc
dùng làm dầu ăn, dầu tinh chế. Cây lạc được trồng chủ yếu ở Bắc Trung Bộ, Đông
Nam Bộ, hai vùng này chiếm gần 50% diện tích lạc cả nước, tiếp theo là một số
vùng có diện tích trồng lạc xếp thứ tự như sau Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng,
Tây nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh dẫn đầu về diện tích trồng lạc là
Nghệ An, Tây Ninh, Đắc Lắc, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
Cây đậu tương có hạt làm thực phẩm, ép lấy dầu, còn khô dầu dùng cho chăn
nuôi. Hạt có tỉ lệ chất đạm và chất béo cao nhất trong các loại đậu. Đây là cây điển
hình ở vùng châu Á gió mùa, tương đối ưa ẩm và không đòi hỏi nhiệt. Đậu tương
15


gồm nhiều giống, thích nghi được với nhiều vùng khí hậu khác nhau từ ôn đới đến
nhiệt đới. Ở nước ta có thể trồng trên phạm vi rộng từ miền Bắc vào miền Nam với
điều kiện đảm bảo cho thời kì ra hoa, kết quả có đủ độ ẩm, không bị mưa lớn khi
thu hoạch và nhiệt độ không dưới 150C.
Cây đậu tương tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng,
Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh trồng nhiều nhất là Đắc Lắc,
Hà Tây, Sơn La,..
Cây thuốc lá thích hợp với đất giàu N, P, K, CaO, nhiều mùn với nhiệt độ 1827 C. Các khu vực núi và trung du thuộc một số vùng có nhiều điều kiện thuận lợi
để trồng thuốc lá.
0

Diện tích trồng thuốc lá ở nước ta không ổn định. Vùng thuốc lá lớn nhất là
Đông Nam Bộ, sau đó đến Đông Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh dẫn đầu
về diện tích là Tây Ninh, Đồng Nai, Lạng Sơn.
Cây bông trở thành nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp kéo sợi, dệt vải.

Cây bông ưa nóng, nhiệt độ thích hợp nhất 25-30 0C, ngưỡng sinh trưởng khi nhiệt
độ dưới 170C, có thể chết dưới nhiệt độ dưới 5 0C kéo dài, không cần nhiều ẩm,
lượng mưa từ 800-1000mm là đủ. Tuy nhiên, vào mùa bông ra quả cần mưa nhiều,
nhưng lúc quả chín cần thời tiết tuyệt đối hanh khô. Nghề trồng bông ở nước ta đã
có từ thế kỉ XIII, nhưng đến thế kỉ XIX mới phát triển mạnh. Diện tích và sản
lượng bông không ổn định do tính chất thất thường của khí hậu và cả nhu cầu của
thị trường, Vì thế, ở nước ta chỉ có một số nơi thích hợp với việc phát triển cây
bông. Hai vùng trọng điểm trồng bông của nước ta là Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên. Các tỉnh trồng nhiều nhất là Đắc Lắc, Đồng Nai. Ngoài ra, nó còn phân bố
ở cả duyên hải Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Sản lượng bông của
nước ta chỉ đáp ứng được trên 10% nhu cầu trong nước,
Nhìn chung, sự thiếu ổn định của một số cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu
do tình trạng không đồng bộ giữa khâu trồng và chế biến. Nhiều nhà máy chế biến
ở trong tình trạng không đủ nguyên liệu, trong khi đó ở mộ số vùng nguyên liệu các
cơ sở chế biến lại hạn chế vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính điều đó đã cản
trở cho việc phát triển cây công nghiệp ngắn ngày ở nước ta.
3.2. Cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.
Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu và có giá trị ở nước ta là cao su, cà phê, chè
và một số loại cây khác.
16


Bảng 7. Diện tích gieo trồng và sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm ở
nước ta
Loại cây
Diện tích (nghìn ha)
Cao su
Cà phê
Chè
Hồ tiêu

Sản lượng (nghìn tấn)
Cao su (mủ khô)
Cà phê (nhân)
Chè (khô)
Hồ tiêu (hạt khô)

1985

1995

2002

2010

2016

180,2
44,7
50,8
2,2

278,4
186,4
66,7
7,0

429,0
531,3
106,8
43,5


748,7
554,8
129,9
51,3

976,4
645,4
131,5
124,5

47,9
12,3
28,2
1,3

124,7
218,0
40,2
9,3

331,4
688,7
89,6
51,1

751,7
1032,1
1100,5
1467,9

834,6
1022,9
97,6
109,3
Niên giám thống kê 2016

Cao su là cây tiêu biểu cho nhóm cây trồng lấy mủ (nhựa). Những năm cuối thế
kỉ XIX (1897-1898), cao su đã được nhập vào nước ta và trồng ở Thủ Dầu Một,
Khánh Hòa. Các đồn điền cao su được hình thành chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên. Trong chiến tranh, một số rừng cao su bị già cỗi, một số khác bị tàn phá
nên diện tích đã thu hẹp lại. Từ đầu những năm 1980 trở lại đây, diện tích cao su
tăng nhanh.
Cây cao su phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, trong đó tập trung tại các tỉnh
Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Ngoài ra, cao su còn được trồng ở
Tây Nguyên (Gia Lai), ở miền Trung và miền Bắc, nó phát triển trong chừng mực
hạn chế trên vùng đất đỏ Vĩnh Linh (Quảng Trị), Phủ Quỳ (Nghệ An).
Cà phê là cây nhiệt đới rất ưa nhiệt (nhiệt độ trên 15 0C) và ưa ẩm (lượng mưa
trên 1250mm). Đây là cây lấy hạt để chế biến đồ uống du nhập vào nước ta cùng
thời với cao su.
Diện tích cây cà phê tăng tương đối nhanh từ 44,7 nghìn tấn (năm 1985) lên
645,4 nghìn tấn (năm 2016) . Khoảng ¾ diện tích cà phê của cả nước tập trung ở
Đắc Lắc. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng thơm ngon không chỉ ở thị trường trong
nước mà cả thị trường quốc tế. Số còn lại phân bố ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình
Dương, Bình Phước và một số tỉnh khác.
Cây cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu cà phê trên thế giới còn lớn.
Mặc dù giá cả ít nhiều có biến động, nhưng thị trường xuất khẩu của nước ta vẫn
17


tiếp tục mở rộng. Hướng phát triển chủ yếu trong thơi gian tới là ổn định diện tích

và tập trung vào loại cà phê có chất lượng (cà phê chè).
Cây chè có khả năng kích thích hệ thần kinh và làm giảm mệt nhọc cho cơ thể.
Hỗn hợp tananh trong chè có tác dụng giải khát, giúp cho tiêu hóa, chữa bệnh
đường ruột. Ngoài ra, chè còn chứa các chất dinh dưỡng protein, các vitamin C, B1,
B2, PP,..
Cây chè thích hợp với nhiệt độ ôn hòa (15-20 0C), tổng nhiệt độ hàng năm
80000C, lượng mưa lớn 1500-2000mm rải đều quanh năm, độ ẩm không khí và đất
70-80%, độ cao thích hợp 500-1000m và giới hạn đến 2000m. Chè có khả năng
chịu được sương muối, thích hợp với đất chua (pH từ 4 đến 6)
Nước ta có những vùng chè nổi tiếng thơm ngon như chè xanh Tân Cương
(Thái Nguyên), chè Suối Giàng (Yên Bái), chè San (Hà Giang). Đó là những loại
chè có vị đượm, ngon nước, mầu nước trong xanh và pha đến ba bốn lần vẫn đượm
mùi thơm. Ngoài ra còn có vùng chè Bảo Lộc (Lâm Đồng), chè Mộc Châu (Sơn
La),...
Hàng năm, nước ta trồng khoảng 100 nghìn ha chè với sản lượng trung bình
90 nghìn ha và xuất khẩu trên dưới 60 nghìn tấn. Việt Nam đứng thứ 7 trong tổng
45 nước trồng chè và đứng thứ 8 về xuất khẩu chè.
III. Ngành trồng cây ăn quả.
Trồng cây ăn quả là một ngành được phát triển từ lâu, nhưng trước đây quy mô
hạn chế. Nước ta có nhiều tiềm năng về tự nhiên để phát triển các loại cây ăn quả.
Nhiều sản phẩm nổi tiếng như cam Xã Đoài, bưởi Đoan Hùng, Phúc Trạch, nhãn
Hưng Yên, đào SaPa, mận Lạng Sơn, vải thiều Bắc Giang,...
Bảng 8: Diện tích cây ăn quả của Việt Nam qua một số năm
(đơn vị: nghìn ha)
Năm
2005
2006
2007
2008
2009

2010

Diện tích
767,4
771,4
778,5
775,5
774,0
779,7

Năm
Diện tích
2011
772.5
2012
765,9
2013
706,9
2014
799,1
2015
824,4
2016
857,4
Niên giám thống kê 2016
18


Giai đoạn 2005-2016 diện tích cây ăn quả của nước ta tăng lên khá chậm, từ
767,4 nghìn ha (năm 2005) lên 857,4 nghìn ha (năm 2016) tăng 90 nghìn ha. Trong

tương lai, cần chú trọng đầu tư và phát triển một số vùng sản xuất có tính hàng hóa
lớn như vùng xoài tập trung Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, vùng
cam Phủ Quỳ (Nghệ An), vùng mận Bắc Hà (Lào Cai), vùng vải thiều tập trung ở
Lục Ngạn (Bắc Giang),... đồng thời chú ý đến khâu chế biến và thị trường tiêu thụ
sản phẩm.

19


CHƯƠNG II. CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG ÔN
THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
I. DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
Câu 1: Trình bày các điều kiện để sản xuất cây lương thực ở nước ta?
Hướng dẫn trả lời:
1. Thuận lợi.
* Điều kiện tự nhiên:
- Đất trồng: Nước ta có nhiều loại đất để phát triển cây lương thực, bao gồm đất
phù sa ở đồng bằng và đất feralit ở miền núi. Đặc biệt là đất phù sa ở các đồng
bằng rất thích hợp cho phát triển cây lúa.
- Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện để cây
lương thực phát triển quanh năm cho năng suất và sản lượng cao.
+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ
cao là cơ sở để đa dạng hóa các sản phẩm lương thực.
- Nguồn nước: nguồn nước trên mặt và nước ngầm dồi dào tạo thuận lợi cho việc
xây dựng mạng lưới thủy lợi, đảm bảo tưới và tiêu nước cho cây trồng.
- Có nhiều giống cây lương thực quý, chất lượng cao.
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động: Việt Nam có dân số đông đã tạo nên nguồn lao động
dồi dào và thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn, người lao động nước ta có truyền

thống và kinh nghiệm trong thâm canh sản xuất cây lương thực.
- Nước ta đã hình thành và phát triển hệ thống công trình thủy lợi, cung cấp phân
bón, nghiên cứu giống cây trồng cho năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh
thái.

20


- Nhà nước luôn coi trọng việc phát triển sản xuất cây lương thực, thực phẩm thông
qua các chính sách về ruộng đất, về tạo vốn và đầu tư cho phát triển câu lương
thực.
- Thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng.
2. Khó khăn.
- Thiên nhiên nhiệt đới kém ổn định, thiên tai thường xuyên xảy ra (hạn hán, sâu
bệnh, bão lụt,...) khiến sản xuất lương thực phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
- Cơ sở vật chất, kĩ thuật còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển rộng
khắp. Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho toàn bộ diện tích
cây lương thực. Công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế.
- Lao động thủ công vẫn chủ yếu, hạn chế trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học
– kĩ thuật.
- Thị trường lương thực không ổn định. Giá lương thực thấp so với giá vật tư nông
nghiệp và hàng công nghiệp.
Câu 2: Phân tích những điều kiện để phát triển cây công nghiệp ở nước ta.
Hướng dẫn trả lời:
1. Thuận lợi.
* Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: ¾ diện tích đất nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, với
nhiều cao nguyên, đồi thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng, đây là địa bàn thuận
lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh với
quy mô lớn.

- Tài nguyên đất của nước ta khá đa dạng và phong phú phù hợp với nhiều loại cây
công nghiệp:
+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ,... thích hợp cho việc phát triển cây cà
phê, cao su, hồ tiêu.
+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: Phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp
với cây chè và các cây khác.
+ Đất đỏ đá vôi: Chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ, thích hợp cho trồng cây
công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, thuốc lá.
21


+ Đất xám phù sa cổ: Tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây
công nghiệp lâu năm như điều, cao su,... và một số cây công nghiệp hàng năm như
mía, lạc, đậu tương, thuốc lá.
+ Đất phù sa phân bố tập trung ở đồng bằng thuận lợi cho phát triển cây công
nghiệp ngắn ngày. Vùng đất mặn ven biển có thể trồng cây ưa mặn như cói, dừa,...
- Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt ẩm dồi dào thích hợp với nhiều loại cây
công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu,...
+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ
cao là cơ sở để đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
- Nguồn nước: bao gồm nguồn nước trên mặt và nước ngầm, là điều kiện hình
thành các hệ thống tưới tiêu cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
* Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Dân cư và lao động:
+ Dân đông là nguồn lao động dồi dào đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ rộng
lớn trong nước.
+ Lao động có truyền thống, kinh nghiệm trong sản xuất và thu hoạch, chế biến sản
phẩm cây công nghiệp.

- Mạng lưới cơ sở công nghiệp chế biến gắn liền với các vùng chuyên canh, các
dịch vụ cung cấp phân bón, giống cây trồng, giao thông vận tải phát triển đáp ứng
nhu cầu của sản xuất cây công nghiệp.
- Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp: đầu tư vốn, tìm
kiếm, mở rộng thị trường.
2. Khó khăn.
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiều diễn biến bất thường gây ảnh hưởng
đến năng suất sản lượng cây công nghiệp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng nhất là giao thông vận tải, các cơ sở chế
biến còn hạn chế ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
công nghiệp.
- Thị trường xuất khẩu cây công nghiệp không ổn định, nhiều biến động cũng ảnh
hưởng tới việc phát triển cây công nghiệp.
22


Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày hiện
trạng sản xuất và phân bố cây lúa của nước ta.
Hướng dẫn trả lời:
Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trang 15,19.
1. Hiện trạng sản xuất lúa của nước ta giai đoạn 2000-2007.
Tình hình sản xuất (Khai thác biểu đồ diện tích và sản lượng lúa qua các năm)
Năm
Diện tích lúa (nghìn ha)
Năng suất lúa (tạ/ha)
Sản lượng lúa (nghìn tấn)
Bình quân lúa theo đầu người
(kg/người)
Nhận xét:


2000
7666
42,43
32 530
419,0

2005
7329
48,89
35 832
431,1

2007
7207
49,87
35 942
422,0

- Diện tích lúa giảm chậm: năm 2007 giảm 459 nghìn ha so với năm 2000. Do
chuyển đổi mục đích sử dụng (sang đất đô thị, đất chuyên dùng,...) hoặc chuyển đổi
cơ cấu cây trồng (trồng rau đậu, cây ăn quả,...)
- Năng suất lúa tăng khá nhanh: từ năm 2000 đến 2007 tăng 7,44 tạ/ha, tăng gần 1,2
lần. Năng suất lúa tăng do thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong
nông nghiệp.
- Sản lượng lúa tăng nhanh: từ năm 2000 đến 2007 tăng 3412 nghìn tấn. Sản lượng
lúa vẫn tăng trong khi diện tích lúa giảm là do năng suất tăng nhanh hơn.
- Trong giai đoạn 2000-2007 do tốc độ tăng sản lượng lúa và tốc độ tăng dân số đạt
mức xấp xỉ nhau nên sản lượng lúa bình quân theo đầu người tăng chậm, từ 4119
kg/ người lên 422 kg/ người.
2. Phân bố cây lúa.

- Những tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên
90%.
Tất cả các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng
(Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định) và Đông Nam Bộ (TP
Hồ Chí Minh). Do đây là những vùng đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào,
đông dân,... thuận lợi cho nghề trồng lúa.

23


- Các tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa lớn) phần lớn tập trung ở
đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, SÓc
Trăng, Long An.
- Các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp dưới
60% phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai),
Tây Nguyên và một số tỉnh ở Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu) do đặc điểm địa hình, nguồn nước,.. không thuận lợi cho sự phát triển
nghề trồng lúa, bên cạnh đó tập quán sản xuất cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới tỉ lệ
diện tích trồng lúa ở một số địa phương.
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tình
hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta.
Hướng dẫn trả lời:
Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam trang 19.
Tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta
1. Vai trò của ngành trồng cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng trọt (Khai thác
từ biểu đồ giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng
trọt ở bản đồ cây công nghiệp)
Giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt
(giá so sánh 1994)
Năm


2000
Tỉ đồng
%
Cây công nghiệp
21 806
24,0
Các cây khác
69 052
76,0
Tổng
90 858
100,0
Qua bảng số liệu ta thấy:

2005
Tỉ đồng
%
25 572
23,7
82 326
76,3
107 898 100,0

2007
Tỉ đồng
%
29 536
25,6
85 839

74,4
115 375 100,0

- Giá trị sản xuất cây công nghiệp không ngừng tăng trong giai đoạn 2000-2007:
tăng 7730 tỉ đồng, gấp 1,4 lần.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt
còn thấp nhưng đang có xu hướng tăng dần từ 24% lên 25,6%.
2. Diện tích (Khai thác từ biểu đồ diện tích trồng cây công nghiệp qua các năm ở
bản đồ cây công nghiệp)
Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000-2007 (đơn vị: nghìn ha)
Năm

2000

2005

2007
24


Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp lâu năm
Tổng số
Nhận xét:

778
1 451
2 229

861

1 633
2 494

846
1 821
2 667

- Tổng diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng nhanh, đặc biệt là cây công
nghệp lâu năm.
- Dẫn chứng: trong giai đoạn 2000-2007, tổng diện tích cây công nghiệp tăng 438
nghìn ha, tăng 1,2 lần, trong đó diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 68 nghìn
ha, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng 370 nghìn ha.
- Cơ cấu:
Cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta thời kì 2000-2007 ( đơn vị: %)
Năm
2000
2005
2007
Cây công nghiệp hàng năm
34,9
34,5
31,7
Cây công nghiệp lâu năm
65,1
65,5
68,3
Tổng số
100,0
100,0
100,0

Trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta, cây công nghiệp lâu năm
chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng từ 65,1% (năm 2000) lên
68,3% (năm 2007). Ngược lại cây công nghiệp hàng năm chiếm tỉ trọng nhỏ và có
xu hướng giảm từ 34,9% (năm 2000) còn 31,7% (năm 2007). Nguyên nhân là do
mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị
trường lớn (như cà phê, cao su, hồ tiêu)
3. Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp quan trọng.
Diện tích thu hoạch và sản lượng cà phê, cao su, điều của cả nước năm 2007
Cây công nghiệp Diện tích thu hoạch (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
Cà phê
489
916
Cao su
387
606
Điều
303
312
- Cà phê, cao su và điều là 3 loại cây công nghiệp có diện tích lớn ở nước ta, được
trồng tập trung ở các vùng chuyên canh.
- Các loại cây trên cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị cao ở nước ta.
4. Ở nước ta hiện nay đã hình thành 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp là Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đây là những vùng có điều
kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội thuận lợi cho sự phát triển tập trung cây công
nghiệp.
25



×