Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

TL ôn thi học sinh giỏi đại lý 12 địa lí ngành trồng trọt việt nam và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi quốc gia d24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.69 KB, 52 trang )

[Type the document title]
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………. 2
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………. 3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT……3
I. Vai trò của ngành trồng trọt…………………………………………………...3
II. Cơ cấu ngành trồng trọt………………………………………………………4
III. Các ngành trồng trọt chính…………………………………………………..5
III.1. Cây lương thực…………………………………………………………….5
III.1.1. Điều kiện phát triển……………………………………………………...5
III.1.2. Tình hình phát triển và phân bố ngành trồng lúa…………………………..8
III.1.3. Cây hoa màu lương thực……………………………………………….11
III.2. Cây công nghiệp…………………………………………………………12
III.2.1. Điều kiện phát triển…………………………………………………………...13
III.3.2. Tình hình phát triển chung…………………………………………………...16
III.2.3. Tình hình phát triển một số loại cây công nghiệp chính…………………18
III.2.4. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp……………………………………21
III.3. Cây thực phẩm và cây ăn quả……………………………………………23
CHƯƠNG II: CÁC DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP CƠ BẢN TRONG THI HỌC
SINH GIỎI QUỐC GIA……………………………………………………… .24
I. Câu hỏi lý thuyết…………………………………………………………….24
I.1. Câu hỏi chứng minh……………………………………………………….24
I.1.1. Yêu cầu…………………………………………………………………...24
I.1.2. Một số loại câu hỏi chứng minh………………………………………….24
I.2. Câu hỏi giải thích………………………………………………………… .27
I.2.1. Yêu cầu…………………………………………………………………...27
II.2.2. Một số loại câu hỏi giải thích…………………………………………...29
I. 3. Dạng câu hỏi phân tích, trình bày, nhận xét ………………………………33
I.3.1. Yêu cầu…………………………………………………………………...33
I.3.2. Các câu hỏi ví dụ…………………………………………………………33
I. 4. Câu hỏi so sánh……………………………………………………………36


I.4.1. Yêu cầu…………………………………………………………………...36
I.4.2. Một số loại câu hỏi so sánh………………………………………………37
II. Bài tập với bảng số liệu……………………………………………………..42
II.1. Các bước làm bài cơ bản………………………………………………….42
II.2. Một số bài tập cụ thể………………………………………………………43
PHẦN KẾT LUẬN …………………………………………………………...51
1


[Type the document title]
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của nền nông nghiệp nước ta. Trồng
trọt là tiền đề quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho mục đích xuất
khẩu. Trong nền kinh tế hội nhập, ngành trồng trọt nước ta có nhiều lợi thế so
sánh để phát triển, và thực tế đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Trồng trọt cũng là nội dung quan trọng trong thi HSG Quốc gia, yêu cầu
vận dụng nhiều kiến thức, kỹ năng để hoàn thành các câu hỏi lý thuyết và bài
tập. Phạm vi kiến thức ngành trồng trọt trong bài thi tương đối rộng nên các nội
dung trong sách giáo khoa sẽ khó đáp ứng đủ.
Vì vậy, việc hệ thống nội dung lý thuyết và các dạng bài tập liên quan đến
vấn đề phát triển và phân bố ngành trồng trọt sẽ giúp các giáo viên và học sinh có
được nguồn tài liệu đầy đủ, phong phú, logic nhất về ngành trồng trọt Việt Nam.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, chúng tôi xây dựng chuyên đề “Một số vấn
đề phát triển và phân bố ngành trồng trọt Việt Nam và các dạng bài tập cơ bản
trong thi HSG Quốc gia”.
Đề tài hướng tới đối tượng chính là giáo viên và học sinh các trường
chuyên, nhất là trong quá trình ôn luyện thi HSG Quốc gia.
II. Mục đích của đề tài

Đề tài nhằm cung cấp các kiến thức và kỹ năng trọng tâm trong quá trình
học và giải quyết bài tập về các ngành trồng trọt. Cụ thể:
Về kiến thức:
- Vai trò của ngành trồng trọt.
- Cơ cấu ngành trồng trọt.
- Các ngành trồng trọt chính: điều kiện phát triển, tình hình phát triển và
phân bố.
- Xây dựng và phân loại các dạng bài tập, câu hỏi.
Về kỹ năng:
- Khai thác kiến thức trong Atlat Địa lý Việt Nam.
- Nhận biết các dạng bài tập.
- Giải quyết các bài tập, câu hỏi trên cơ sở định hướng sẵn có.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT
I. Vai trò của ngành trồng trọt
2


[Type the document title]
Trồng trọt là ngành sản xuất chính của nông nghiệp Việt Nam, hàng năm
ngành trồng trọt vẫn chiếm tới gần 75% giá trị sản xuất nông nghiệp. Sự phát
triển của ngành trồng trọt có vai trò và ý nghĩa kinh tế to lớn.
Ngành trồng trọt cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người. Những
sản phẩm này dù khoa học công nghệ phát triển đến đâu cũng không có gì thay
thế được. Lương thực – thực phẩm là yếu tố có tính chất quyết định sự tồn tại
phát triển của con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xã hội
càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu lương thực –
thực phẩm ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại, vì thế sẽ đẩy
nhanh phát triển ngành trồng trọt theo hướng toàn diện hơn.

Sản phẩm của ngành trồng trọt là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào, giá
rẻ cho các ngành công nghiệp nhẹ. Sự phát triển của ngành trồng trọt theo hướng
tăng tỉ trọng diện tích các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây
thực phẩm có giá trị kinh tế cao để đáp ứng nguyên liệu phát triển các ngành như
công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt may…
Phát triển ngành trồng trọt sẽ góp phần đảm bảo nguồn thức ăn cho chăn
nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây thức ăn chăn
nuôi, phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho chăn nuôi; từ đó đẩy mạnh phát
triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
Sự phát triển ngành trồng trọt có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng tới việc
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cả về cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.
Ngành trồng trọt phát triển thể hiện ở việc tăng năng suất cây trồng, chuyển từ
nền sản xuất độc canh cây lúa sang sản xuất đa canh, có nhiều vùng chuyên canh
nông nghiệp, có nhiều sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị
trường ngày càng khó tính.
II. Cơ cấu ngành trồng trọt
Từ những năm cuối thế kỉ XX, xu thế lớn trong sự phát triển ngành trồng
trọt nước ta là chuyển từ một nền nông nghiệp phiến diện, độc canh lúa sang nền
nông nghiệp hàng hóa, đa dạng về sản phẩm và có hướng chuyên môn hóa rõ rệt.
Cơ cấu diện tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có những
3


[Type the document title]
biến đổi quan trọng với sự giảm đáng kể tỉ trọng cây lương thực và tăng nhanh tỉ
trọng của cây công nghiệp.
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994)
(đơn vị: %)
Năm


Tổng số

Lương thực

Rau đậu

Cây công nghiệp

Cây ăn quả

Cây khác

1990

100,0

67,1

7,0

13,4

10,1

2,5

1995

100,0


63,6

7,5

18,3

8,4

2,2

2000

100,0

60,7

6,9

23,9

6,7

1,8

2005

100,0

59,1


8,2

23,7

7,3

1,7

2010

100,0

55,7

9,1

26,8

7,8

0,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt như trên cho phép khai thác tốt
tiềm năng, thế mạnh của từng vùng và cả nước, đáp ứng nhu cầu thị trường
trong nước và xuất khẩu đồng thời tạo cơ sở đảm bảo an ninh lương thực cho đất
nước. Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt nước ta còn chậm, tỉ
trọng ngành trồng cây lương thực còn lớn, trong khi tỉ trọng cây công nghiệp,
cây rau đậu và cây ăn quả còn thấp. Vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu ngành trồng trọt, phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao và nhu cầu

thị trường lớn trên cơ sở hình thành các vùng chuyên canh mang tính chuyên
môn hóa cao. Nâng cao năng suất cây lương thực để giảm diện tích cây lương
thực một cách hợp lý, đồng thời tăng nhanh diện tích và sản lượng các loại cây
công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu…

III. Các ngành trồng trọt chính
III.1. Cây lương thực
Ở nước ta, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt,
nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho trên 90 triệu dân, cung cấp thức ăn cho
4


[Type the document title]
chăn nuôi và nguồn hàng xuất khẩu. Việc đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ
sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Trong nhóm cây lương thực, lúa luôn là cây trồng giữ vị trí quan trọng
hàng đầu. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành thâm canh lúa.
III.1.1. Điều kiện phát triển
a. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép
phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
* Đất trồng
Trong các loại đất trồng, đất phù sa là loại đất phù hợp nhất với đặc điểm
sinh thái của cây lúa. Ở các đồng bằng châu thổ đất phù sa chiếm ưu thế. Diện
tích đất phù sa của nước ta khoảng 3,12 triệu ha, chiếm 9,5% diện tích cả nước.
Đây là loại đất tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao, độ pH trung tính, rất thích hợp
cho trồng lúa nước.
Ngoài đất phù sa, ở các vùng đồng bằng còn có các loại đất khác như đất
nhiễm mặn, đất nhiễm phèn… nhưng giá trị đối với trồng lúa bị hạn chế hơn.
Muốn trồng lúa trên các loại đất này cần tiến hành thau chua rửa mặn, bón phân

cải tạo đất hàng năm.
Dọc theo các thung lũng sông và cánh đồng giữa núi ở khu vực trung du
miền núi cũng được tận dụng trồng lúa để đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ.
Vốn đất thuận lợi cho việc trồng lúa ở nước ta hầu như đã khai thác hết.
Để tận dụng tiềm năng tự nhiên, nhất là ở đồng bằng sông Hồng, người dân đã
tìm mọi biện pháp tăng vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất. Bên cạnh đó, diện tích
đất trồng lúa bị sử dụng vào các mục đích khác: công nghiệp, đô thị, giao
thông… ngày càng nhiều. Những điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới ngành
trồng lúa.
* Khí hậu
5


[Type the document title]
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình năm trên 20 0C, số
giờ nắng 1400 – 3000 giờ/ năm và lượng mưa trung bình 1500 – 2000 mm/ năm
đặc biệt thích hợp với sinh thái của cây lúa, cho phép trồng 2- 3 vụ lúa/ năm.
Khí hậu phân hóa đa dạng từ Bắc vào Nam, giữa đồng bằng với trung du
miền núi nên cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp với đặc điểm sinh thái
từng vùng nông nghiệp.
Bên cạnh những thuận lợi đáng kể, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng
gây ra nhiều trở ngại cho ngành trồng lúa. Sự biến động và phân hóa khí hậu dẫn
đến các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán gây nhiều thiệt hại cho sản
xuất. Khí hậu nhiệt đới ẩm cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh và dịch bệnh gia
tăng làm ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng lúa hàng năm.
* Nguồn nước
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm nên Việt Nam có nguồn nước mặt
phong phú. Mạng lưới sông ngòi phân bố dày đặc. Các vùng chuyên canh lúa
gắn liền với các hệ thống sông lớn: vùng Đồng bằng sông Hồng gắn với hệ
thống sông Hồng – Thái Bình, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với hệ

thống sông Tiền, sông Hậu. Ngoài nguồn nước, sông ngòi còn bồi đắp khối
lượng phù sa lớn khiến cho các đồng bằng châu thổ tiến ra biển từ vài chục tới
vài trăm mét.
Tuy nhiên, ở nước ta xảy ra tình trạng dư thừa nước vào mùa lũ, thiếu
nước trong mùa cạn, vì vậy cần xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ tưới
tiêu một cách chủ động.

b. Điều kiện kinh tế xã hội
* Nguồn lao động
Ở nước ta, lao động vẫn tập trung đông ở khu vực nông nghiệp, chiếm
hơn 50% số lao động đang làm việc. Với dân số đông, số người tăng thêm hàng
6


[Type the document title]
năm cao, vì thế nguồn lao động dồi dào và được bổ sung thường xuyên. Kinh
nghiệm và truyền thống trồng lúa nước lâu đời với đức tính cần cù, chịu khó là
điều kiện thuận lợi cho ngành trồng lúa, bên cạnh đó, chất lượng nguồn lao động
cũng được cải thiện và nâng cao hàng năm. Trong điều kiện như vậy, lao động
được coi là nhân tố quan trọng để phát triển ngành trồng lúa theo hướng thâm
canh cao và chuyên môn hóa, hướng tới sản xuất lúa hàng hóa phục vụ xuất
khẩu.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành trồng lúa bước đầu được hoàn thiện.
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu là việc thủy lợi hóa. Vấn đề tưới tiêu về cơ
bản đã được giải quyết, nhất là ở hai vùng chuyên canh lúa ở đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống đồng ruộng đã được cải tạo đảm
bảo cho việc thâm canh, cơ giới hóa. Công tác phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh
được triển khai. Các loại giống mới năng suất cao, có khả năng chịu phèn mặn…
dần dần thay thế các loại giống cũ.

* Đường lối chính sách
Việt Nam là một nước nông nghiệp, lại đông dân nên từ lâu ngành trồng
lúa đã được chú trọng phát triển. Với các đổi mới trong nông nghiệp, hộ nông
dân được trao quyền sử dụng đất lâu dài để phát triển sản xuất, tự do trao đổi
hàng hóa và sản phẩm theo cơ chế thị trường. Các chính sách của Nhà nước đã
khẳng định và mở ra nhiều triển vọng to lớn để giải phóng sức sản xuất và khai
thác hiệu quả các tiềm năng đem lại nhiều thành tựu mới cho ngành trồng lúa.
Ngoài các nhân tố trên, còn các nhân tố khác như thị trường xuất khẩu,
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp… Tất cả tạo thành một hệ thống
cùng thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng lúa
nói riêng.
III.1.2. Tình hình phát triển và phân bố ngành trồng lúa
7


[Type the document title]
Diện tích lúa nước ta tăng nhưng có nhiều biến động. Giai đoạn 1995 2000, diện tích lúa tăng từ 6,8 triệu ha lên 7,7 triệu ha, đến năm 2010 chỉ còn 7,5
triệu ha, tuy nhiên đến 2015 diện tích lại tăng lên đạt 7,8 triệu ha.
Diện tích và sản lượng cây lương thực ở nước ta giai đoạn 1995 - 2015
Năm

1995

2000

2005

2010

2015


Diện tích (Nghìn ha)

7.324,3

8.399,1

8.383,4

8.615,9

9.008,8

Trong đó: lúa

6.765,6

7.666,3

7.329,2

7.489,4

7.828,0

Sản lượng (Nghìn tấn)

26.142,5 34.538,9 39.621,6 44.632,2 50.379,5

Trong đó: lúa


24.963,7 32.529,5 35.832,9 40.005,6 45.091,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Sản lượng và năng suất lúa vẫn tăng liên tục và khá đều đặn chủ yếu do
việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, sử dụng các giống lúa mới để đẩy mạnh
thâm canh. Sản lượng lúa năm 2015 đạt 45,1 triệu tấn tăng 1,8 lần so với năm
1995. Năng suất lúa tăng mạnh đạt 5,8 tạ/ha vào năm 2015 so với năm 1995 đã
tăng hơn 2 tạ/ha.
Về cơ cấu mùa vụ, nước ta có 3 vụ lúa kế tiếp nhau là vụ mùa, đông xuân
và hè thu, trong đó quan trọng nhất là vụ mùa và vụ đông xuân. Điều đặc biệt là
do sự phân hóa khí hậu từ Bắc vào Nam nên trên cả nước, thời điểm nào cũng có
các hoạt động liên quan đến việc sản xuất lúa (gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch).
Cơ cấu mùa vụ đang có sự thay đổi theo xu hướng giảm tỉ trọng của vụ
lúa mùa, do đây là vụ có năng suất không ổn định, thường xuyên chịu ảnh
hưởng của thiên tai; tăng tỉ trọng của vụ lúa đông xuân và hè thu vì đây là các vụ
có năng suất cao, ổn định, có thể thu hoạch trước mùa mưa bão.

Diện tích và sản lượng lúa phân theo mùa vụ ở nước ta giai đoạn 1995 - 2015
Năm

1995

2000

8

2005

2010


2015


[Type the document title]
Tổng diện tích (Nghìn ha)

6.765,6

7.666,3

7.329,2

7.489,4

7.828,0

Trong đó: Lúa đông xuân

2.421,3

3.013,2

2.942,1

3.085,9

3.168,0

Lúa hè thu


1.742,4

2.292,8

2.349,3

2.436,0

2.869,1

Lúa mùa

2.601,9

2.360,3

2.037,8

1.967,5

1.790,9

Tổng sản lượng (Nghìn tấn)

24.963,7

32.529,5

35.832,9


40.005,6

45.091,0

Trong đó: Lúa đông xuân

10.736,6

15.571,2

17.331,6

19.216,8

21.091,7

Lúa hè thu

6.500,8

8.625,0

10.436,2

11.686,1

15.341,3

Lúa mùa


7.726,3

8.333,3

8.065,1

9.102,7

8.658,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Với những thành tựu đặc biệt như vậy, nước ta từ chỗ thiếu lương thực đã
bắt đầu xuất khẩu gạo vào năm 1989. Sản lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng,
từ 1 triệu tấn năm 1991 lên 6,3 triệu tấn năm 2014.
Sản lượng lúa gạo và sản lượng gạo xuất khẩu ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014

(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm

2000

2005

2010

2014

Tổng sản lượng


32529,5

35832,9

40005,6

44975

Sản lượng xuất khẩu

3476,7

5254,8

6893

6331,5

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Hiện nay, gạo là một trong ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Tuy chịu sự cạnh tranh lớn từ các nước có nhiều tiềm năng sản xuất lúa gạo
nhưng nước ta vẫn đang giữ vững vị trí là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Phân bố sản xuất lúa có sự phân hóa rõ rệt giữa các vùng lãnh thổ.
Diện tích và sản lượng lúa cả năm phân theo địa phương giai đoạn 1995 - 2005

9



[Type the document title]
Diện tích (nghìn ha)

Năm

Sản lượng (nghìn tấn)

1995

2015

1995

2015

CẢ NƯỚC

6.765,6

7.828,0

24.963,7

45.091,0

Đồng bằng sông Hồng

1.238,1


1.110,9

5.207,1

6.729,5

611,7

684,3

1.669,8

3.336,8

1.200,2

1.220,5

3.890,2

6.855,1

173,2

237,5

429,5

1.209,8


3.190,6

4.301,5

12.831,7

25.583,7

Trung du và miền núi phía Bắc
Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đồng bằng sông Cửu Long

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước do những ưu đãi
đặc biệt về điều kiện tự nhiên: diện tích rộng lớn, địa hình thấp, nhiều vùng
trũng ngập nước, phù sa mới màu mỡ. Trong suốt giai đoạn 1995 – 2015, Đồng
bằng sông Cửu Long luôn là vùng dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng và là
nơi cung cấp nguồn lương thực lớn nhất cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Lúa chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng.
Năm 2015, diện tích gieo trồng lúa của vùng lớn nhất cả nước, chiếm 56,7 %
diện tích đất trồng lúa của cả nước. Sản lượng lúa đạt 25,5 triệu tấn. Năng suất
lúa trung bình đạt 50,3 tạ/ha, cao hơn trung bình cả nước là 59,5 tạ/ ha, cao hơn
mức trung bình cả nước (57,6 tạ/ha) và chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng.
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người là 1125 kg, gấp 2,4 lần mức trung
bình cả nước, gấp 3,1 lần Đồng bằng sông Hồng và cao hơn hẳn các vùng khác.
Tất cả các tỉnh đều có tỉ lệ diện tích trồng lúa chiếm trên 90% diện tích trồng cây
lương thực. Có nhiều tỉnh có sản lượng, diện tích lớn nhất cả nước như Kiên
Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An…
Vựa lúa lớn thứ hai cả nước là Đồng bằng sông Hồng. Tuy không có

những lợi thế lớn về tự nhiên như Đồng bằng sông Cửu Long nhưng đây là vùng
có trình độ thâm canh lúa cao nhất cả nước gắn với lịch sử khai thác lãnh thổ lâu
10


[Type the document title]
đời. Tuy chỉ chiếm hơn 14% diện tích và sản lượng lúa cả nước nhưng đây là
vùng có trình độ thâm canh lúa đứng đầu cả nước với năng suất lúa đạt 60,6
tạ/ha. Tuy nhiên do dân số đông nên bình quân lương thực trên đầu người của
vùng là 375kg/ người, thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Ngoài ra, các đồng bằng duyên hải miền Trung tuy có diện tích nhỏ hẹp,
bị chia cắt và đất đai kém màu mỡ nhưng cũng là những vùng sản xuất lúa có ý
nghĩa quan trọng chiếm hơn 15% diện tích và sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên
do diện tích trồng lúa phân tán dựa trên những đồng bằng ven biển nhỏ hẹp nên
sản xuất lúa chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội vùng.
Ở miền núi nước ta còn có một số vùng trũng giữa núi như Trùng Khánh,
Than Uyên, Điện Biên… có thể tiến hành sản xuất lúa với các giống lúa đặc sản,
giá trị cao.
III.1.3. Cây hoa màu lương thực
Các loại cây hoa màu lương thực chính ở nước ta bao gồm ngô, khoai
lang, sắn. Việc phát triển các loại cây hoa màu lương thực cũng có ý nghĩa quan
trọng trong việc đảm bảo một phần lương thực cho con người và là cơ sở để phát
triển chăn nuôi gia súc và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Diện tích và sản lượng một số cây hoa màu lương thực chính ở nước ta
Năm

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)


Ngô

Khoai lang

Sắn

Ngô

Khoai lang

Sắn

1995

556,8

304,6

277,4

1.177,2

1685,6

2.211,5

2000

730,2


254,3

237,6

2.005,9

1.611,3

1.986,3

2005

1.052,6

185,3

425,5

3.787,1

1.443,1

6.716,2

2009

1.086,8

146,4


508,8

4.431,8

1.207,6

8.556,9

2015

1.178,9

127,6

567,9

5.287,2

1.335,9

10.740,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong suốt giai đoạn trên, diện tích các loại cây hoa màu lương thực không
có sự biến đổi lớn nhưng cơ cấu diện tích lại có sự thay đổi rõ rệt theo chiều
hướng tăng diện tích trồng ngô và sắn, giảm mạnh diện tích trồng khoai lang. Sản
11


[Type the document title]

lượng hoa màu cũng có sự tăng trưởng rõ rệt đặc biệt sản lượng ngô và sắn tăng
mạnh khoảng 4 lần, tuy nhiên sản lượng khoai lang đang có xu hướng giảm.
Trong các loại cây hoa màu, ngô là cây trồng quan trọng nhất. Trong suốt
giai đoạn 1995 – 2015, diện tích ngô tăng 2 lần, sản lượng tăng 4,5 lần. Đây là
kết quả tất yếu của việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất đặc biệt
là ở khâu giống cùng với nhu cầu từ chăn nuôi và chế biến công nghiệp ngày
càng tăng cao. Hai cùng trồng ngô quan trọng nhất cả nước là Đông Bắc và Tây
Nguyên chiếm gần một nửa diện tích trồng ngô của cả nước. Tiếp đó là các vùng
Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng…
Khoai lang là cây màu trồng luân canh với lúa vào vụ đông xuân trên đất
cát pha. Tuy năng suất khá cao nhưng đây vẫn là cây lương thực phụ được sử
dụng chủ yếu là thức ăn gia súc. Do sự chiếm ưu thế của các loại cây trồng có giá
trị hàng hóa cao hơn nên diện tích và sản lượng khoai đang có xu hướng giảm.
Sắn thường được trồng trên đất đồi thoải đã bạc màu, sinh trưởng tốt
nhưng không có khả năng giữ đất khi mưa lớn. Diện tích sắn đã mở rộng gấp 2
lần từ năm 1995 đến 2015, sản lượng tăng gần 5 lần. Ngoài việc sử dụng một
phần làm lương thực cho người, sắn chủ yếu là nguồn thức ăn cho gia súc và chế
biến công nghiệp.
III.2. Cây công nghiệp
Cây công nghiệp có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội.
Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp ngày
càng tăng, hiện nay chiếm hơn 25%.
Trồng cây công nghiệp có ý nghĩa như trồng rừng và có vai trò quan trọng
trong việc phá thế độc canh cây lúa. Sản phẩm cây công nghiệp là nguồn nguyên
liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến, đồng thời là nguồn hàng xuất khẩu
chủ lực có giá trị kinh tế cao.
Cơ cấu cây công nghiệp ở nước ta cũng khá đa dạng, với nhiều nhóm cây
trồng khác nhau:
12



[Type the document title]
- Theo thời gian sinh trưởng có 2 nhóm cây chính: nhóm cây công nghiệp
hàng năm (mía, bông, lạc, đậu tương, thuốc lá…) và nhóm cây công nghiệp lâu
năm. Trong đó nhóm cây lâu năm đang có xu hướng tăng tỉ trọng và tăng nhanh
còn nhóm cây hàng năm thì xu hướng chung là giảm tỉ trọng.
- Theo giá trị sử dụng có các nhóm cây lấy nhựa (cây cao su…), cây lấy
dầu (cây lạc, đậu tương, dừa…), cây lấy đường (mía)…
- Theo đặc điểm sinh thái: cây nhiệt đới (cây cao su, cây điều, cây cà
phê…), cây cận nhiệt (chè…)
III.2.1. Điều kiện phát triển
a. Điều kiện tự nhiên
* Đất trồng
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phần lớn diện tích đồi núi
nước ta là đất feralit với đặc tính chua và có màu đỏ vàng. Loại đất này đặc biệt
thích hợp với trồng cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm.
Tốt nhất trong các loại đất ở khu vực đồi núi là đất feralit phát triển trên
đỏ bazan tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, một phần ở Đông Nam Bộ với diện
tích khoảng trên 2 triệu ha. Đây là loại đất thuận lợi cho trồng cây công nghiệp
lâu năm (cà phê, cao su…) ở quy mô lớn.
Ngoài đất feralit còn có đất xám trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ và rìa
Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển cây công nghiệp.
Vùng đồng bằng cũng có thể tận dụng trồng cây công nghiệp hàng năm
xen canh trên đất lúa, đất bãi ven sông hoặc đất cát ven biển.
Tuy nhiên, vấn đề khai thác đất chưa thật hợp lý ở nhiều vùng dẫn tới tình
trạng xói mòn, thoái hóa đất ở vùng đồi núi còn cao.
* Khí hậu

13



[Type the document title]
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ cao trên 20 0C, độ ẩm và lượng
mưa lớn từ 1500 – 2000 mm là điều kiện thuận lợi để phát triển các cây công
nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu…
Trên các cao nguyên cao ở Tây Nguyên (Kon Tum, Lâm Viên…) và vùng
núi cao phía Bắc khí hậu mát mẻ hơn nên có thể trồng được các cây công nghiệp
cận nhiệt đới như chè, dâu tằm…
Khí hậu phân hóa theo mùa. Ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có mùa khô
sâu sắc kéo dài thuận lợi cho phơi sấy và bảo quản sản phẩm, trong khi mùa
mưa thường tiến hành ươm giống cây trồng.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu làm gia tăng thiên tai, sâu
bệnh hại cây trồng. Do đó việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu.
* Nguồn nước
Với mạng lưới sông suối và hồ dày đặc nên có thể đảm bảo nguồn nước
tưới cho vùng chuyên canh cây công nghiệp. Tuy nhiên mùa khô kéo dài, mực
nước ngầm và mực nước sông, hồ hạ thấp gây tình trạng thiếu nước tưới trong
một số tháng mùa khô ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Nguồn lao động
Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào lại tập trung chủ yếu ở khu vực
nông thôn nên thuận lợi để sản xuất cây công nghiệp.
Người dân có kinh nghiệm trong trồng, chế biến sản phẩm cây công
nghiệp và phòng chống thiên tai, sâu bệnh.
Ở một số vùng như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, người dân có kinh
nghiệm trong sản xuất hàng hóa và nhạy bén với sự biến động của thị trường.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật
Các vùng trồng cây công nghiệp nước ta tập trung chủ yếu ở miền núi
trung du nên công tác thủy lợi được ưu tiên hàng đầu. Hệ thống tưới tiêu được

14


[Type the document title]
ứng dụng khoa học công nghệ nên hiện đại hơn, vừa đảm bảo đủ nước tưới cho
cây công nghiệp lại vừa tiết kiệm nước.
Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến được phân bố rộng hơn, gắn
liền với vùng nguyên liệu, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả
kinh tế của sản xuất cây công nghiệp.
Việc đầu tư phát triển mạng lưới giao thông vận tải ở khu vực miền núi
trung du tạo thuận lợi cho vận chuyển sản phẩm và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất
cây công nghiệp.
* Thị trường
Sản phẩm cây công nghiệp là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Bên cạnh các thị trường truyền thống, thị trường xuất khẩu mở rộng hơn và có
nhiều tiềm năng như EU, LB Nga, Hoa Kỳ… góp phần đảm bảo đầu ra cho sản
xuất cây công nghiệp. Tuy nhiên sự biến động giá cả và sự cạnh tranh gay gắt
của các nước có lợi thế năng sản xuất cây công nghiệp cũng gây ảnh hưởng tới
giá thành sản phẩm, quy mô vùng chuyên canh…
Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện nên nhu cầu sử dụng
các sản phẩm cây công nghiệp ở trong nước cũng gia tăng, nhất là ở các đô thị.
* Chính sách phát triển của Nhà nước
Trồng cây công nghiệp có ý nghĩa to lớn về sinh thái và kinh tế - xã hội
nên Nhà nước có nhiều chính sách phù hợp để phát huy tối đa tiềm năng sản
xuất cây công nghiệp ở nước ta. Việc đưa vào thực hiện chính sách khoán 50,
khoán 100 trong nông nghiệp góp phần đẩy nhanh việc thành lập các vùng
chuyên canh cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn, đồng thời đẩy mạnh sản xuất
cây công nghiệp chủ đạo theo hướng chuyên môn hóa và sản xuất hàng hóa để
tạo nguồn hàng xuất khẩu.
III.3.2. Tình hình phát triển chung


15


[Type the document title]
Giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp liên tục tăng và tăng rất
nhanh. Từ năm 2000 đến 2010 giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp
đã tăng từ 21782 tỉ đồng lên 33708,3 tỉ đồng, tăng 11926,3 tỉ đồng. Tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp tăng nhanh hơn giá trị
sản xuất của ngành trồng trọt nói chung. Giá trị sản xuất tăng cao nhờ có công
nghiệp chế biến phát triển đảm bảo các quy trình kĩ thuật, chất lượng của sản
phẩm được nâng cao, mẫu mã, hình thức ngày càng đa dạng, bắt mắt thu hút
được người tiêu dùng. Một số sản phẩm từ cây công nghiệp được xuất khẩu sang
các thị trường nước ngoài và được ưa chuộng như cà phê… đã thu được nguồn
ngoại tệ lớn. Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp trong
ngành trồng trọt cũng tăng lên phù hợp với chính sách chuyển đổi cơ cấu cây
trồng của nước ta.
Giá trị sản xuất và tỉ trọng giá trị sản xuất so với ngành trồng trọt
của ngành trồng cây công nghiệp trong giai đoạn 2000 - 2010
Năm

Giá trị sản xuất (tỷ đồng)

Tỷ trọng giá trị sản xuất (%)

Ngành trồng
trọt

Ngành trồng cây
công nghiệp


Ngành
trồng trọt

Ngành trồng cây
công nghiệp

2000

90858.2

21782.0

100

24

2005

107897.6

25585.7

100

23.7

2007

115374.8


29579.6

100

25.6

2010

129779.2

33708.3

100

26
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Diện tích cây công nghiệp của nước ta cũng tăng nhanh trong những năm
qua nhưng có sự khác nhau giữa 2 nhóm cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.
Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục và tăng nhanh, trong khi diện
tích cây công nghiệp hàng năm có nhiều biến động, thậm chí có xu hướng giảm.

Diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta (nghìn ha)

16


[Type the document title]
Năm


Cây hàng năm

Cây lâu năm

Tổng số

2000

778.1

1451.3

2229.4

2005

861.5

1633.6

2495.1

2010

797.6

2010.5

2808.1


2013

730.9

2110.9

2841.8
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trong giai đoạn 2000 - 2013: Diện tích cây công nghiệp lâu năm liên tục
tăng, tăng từ 1451.3 nghìn ha lên 2110.9 nghìn ha, tăng 1,4 lần; diện tích cây
công nghiệp lâu năm liên tục tăng do có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển như:
Nước ta có điều kiện tự nhiên (đất, khí hậu...) thuận lợi cho sản xuất cây công
nghiệp. Thị trường mở rộng, nhất là thị trường xuất khẩu. Chính sách phát triển
cây công nghiệp của nhà nước. Các điều kiện khác: công nghiệp chế biến, lao
động, cơ sở vật chất cũng có nhiều phát triển... Diện tích cây công nghiệp hàng
năm còn có sự biến động do được trồng chủ yếu ở các khu vực đồng bằng, xen
canh với cây lúa nên bị phụ thuộc nhiều vào diện tích trồng lúa, so với cây lâu
năm lại không mang lại hiệu quả kinh tế cao bằng nên ít được đầu tư hơn.
Nhiều sản phẩm cây công nghiệp của nước ta đã trở thành các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Những mặt hàng xuất khẩu
chính phải kể đến như hạt tiêu, chè, cà phê, cao su, hạt điều…
Sản lượng xuất khẩu của một số cây công nghiệp nước ta (nghìn tấn)
Năm

2000

2005


2007

2010

2013

Hạt tiêu

36.4

109.9

83.0

117.0

132.8

Cà phê

733.9

912.7

1232.1

1218.0

1301.2


Cao su

273.4

554.1

715.6

779.0

1074.6

Hạt điều nhân

34.2

109.0

154.7

190.0

262.1

Chè

55.7

91.7


115.7

137.0

141.2

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

17


[Type the document title]
Trong thời kì 2000 - 2013, sản lượng xuất khẩu của một số cây công
nghiệp có sự thay đổi tích cực: Sản lượng xuất khẩu hạt tiêu liên tục tăng, tăng
mạnh tăng gấp 3,64 nghìn tấn; sản lượng xuất khẩu cà phê liên tục tăng, tăng
gấp 1,77 lần; sản lượng xuất khẩu cây cao su liên tục tăng, tăng mạnh, tăng gấp
3,93 lần; sản lượng xuất khẩu hạt điều liên tục tăng, tăng mạnh gấp 7,66 lần; sản
lượng xuất khẩu chè liên tục tăng, tăng gấp 2,53 lần. Tăng mạnh nhất là sản
lượng hạt điều, tiếp đến là sản lượng cao su, hạt tiêu, chè và cà phê.
III.2.3. Tình hình phát triển một số loại cây công nghiệp chính
a. Cây cà phê
Cà phê là một trong những cây công nghiệp chính của nước ta. Diện tích
gieo trồng cây cà phê chiếm tới 30% diện tích cây công nghiệp lâu năm, chiếm
22,4 % tổng diện tích cây công nghiệp. Diện tích trồng cà phê vẫn tăng đều qua
các năm và năm 2013 đạt 637 nghìn ha. Cùng với sự gia tăng của diện tích thì
sản lượng cà phê cũng tăng nhanh và tăng liên tục, tốc độ tăng nhanh hơn diện
tích, đến năm 2013 đã đạt 1326,6 nghìn tấn. Phần lớn sản lượng cà phê của nước
ta được dùng để xuất khẩu (1301,2 nghìn tấn năm 2013).
Diện tích và sản lượng cây cà phê nước ta giai đoạn 2005 – 2013
Năm


2005

2008

2011

2013

Diện tích (nghìn ha)

497.4

530.9

586.2

637.0

Sản lượng (nghìn tấn)

752.1

1055.8

1276.6

1326.6

(Nguồn: Tổng cục thống kê)


Về phân bố, cây cà phê được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên
(chiếm khoảng 4/5 diện tích cà phê của cả nước). Hai tỉnh dẫn đầu về trồng cà
phê là Đắk Lắk và Lâm Đồng. Ở Đông Nam Bộ, cà phê được trồng tập trung ở
Đồng Nai, Bình Phước. Các vùng khác như Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Quảng
Trị), Trung du miền núi Bắc Bộ (Sơn La) cà phê cũng được trồng ở những khu
vực có thổ nhưỡng thích hợp.
18


[Type the document title]
b. Cây cao su
Trong thời gian qua cây cao su đã có bước phát triển mạnh mẽ. Diện tích
cây cao su liên tục tăng, tăng mạnh, đến năm 2013 đã đạt 958,8 nghìn ha, tăng
476,1 nghìn ha so với năm 2000, gấp 2 lần. Cùng đó là sự tăng lên liên tục của
sản lượng cây cao su với tốc độ tăng nhanh, đến năm 2013 đạt 946,9 nghìn tấn.
Cùng với cây cà phê, cao su cũng là cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam.
Diện tích và sản lượng cao su của nước ta giai đoạn 2005 - 2013
Năm

2005

2008

2010

2013

Diện tích (nghìn ha)


482.7

631.5

748.7

958.8

Sản lượng (nghìn tấn)

481.6

660.0

751.7

946.9

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Về phân bố, cây cao su chủ yếu được trồng trên đất badan và đất xám phù
sa cổ Đông Nam Bộ, trong đó tập trung tại các tỉnh Bình Phước, Bình Dương,
Tây Ninh. Khoảng 80% diện tích cao su cho sản phẩm mủ là ở Đông Nam Bộ.
Ngoài ra, cao su còn được trồng ở Tây Nguyên (Gia Lai), miền Trung (vùng đất
đỏ Vĩnh Linh - Quảng Trị, Phủ Quỳ - Nghệ An...)
c. Cây chè
Trong những năm qua, diện tích và sản lượng của cây chè đều liên tục
tăng lên. Diện tích cây chè liên tục tăng, tuy nhiên chỉ tăng nhẹ, đạt 129,8 nghìn
ha vào năm 2013, tăng gấp 1,05 lần so với năm 2000; sản lượng chè liên tục
tăng, tăng nhanh hơn diện tích, đến năm 2013 đã đạt 936,3 nghìn tấn, đáp ứng
cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Diện tích và sản lượng cây chè nước ta giai đoạn 2005 - 2013
Năm

2005

2008

2011

2013

Diện tích (nghìn ha)

122.5

125.6

127.8

129.8

Sản lượng (nghìn tấn)

570.0

746.2

878.9

936.3


(Nguồn: Tổng cục thống kê)
19


[Type the document title]
Chè được trồng ở Trung du miền núi Bắc Bộ (Hà Giang, Thái Nguyên,
Yên Bái). Ở Tây Nguyên chè được trồng nhiều trên cao nguyên Lâm Viên, Di
Linh của tỉnh Lâm Đồng.
d. Cây mía
Mía là loại cây công nghiệp lấy đường chủ yếu ở nước ta. Sản lượng và
diện tích mía đều tăng liên tục qua các năm 2005 - 2013. Năm 2013, diện tích
mía đã đạt 310,4 nghìn ha, tăng 44,1 nghìn ha, gấp 1,16 lần so với năm 2000,
sản lượng cây mía tăng, tốc độ tăng nhanh hơn diện tích đến năm 2013 đạt
20128,5 nghìn tấn, sản lượng tăng gấp 1,34 lần so với năm 2000.
Diện tích và sản lượng mía nước ta giai đoạn 2005 - 2013
Năm

2005

2008

2011

2013

Diện tích (nghìn ha)

266.3


270.7

282.2

310.4

Sản lượng (nghìn tấn)

14948.7

16145.5

17539.6

20128.5

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Về phân bố, mía được trồng nhiều ở nhiều vùng của nước ta, trong đó
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng có diện tích trồng mía lớn nhất; mía còn
được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, trung du miền núi
Bắc Bộ. Các tỉnh trồng nhiều mía nhất cả nước bao gồm: Tây Ninh, Hậu Giang,
Thanh Hóa, Phú Yên, Gia Lai, Long An…
e. Cây lạc
Cây lạc được trồng chủ yếu ở Bắc Trung Bộ và Đông Bắc, chỉ riêng hai
vùng này đã chiếm 48% diện tích và 45% sản lượng lạc của cả nước. Các vùng
tiếp theo là Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ…
Các tỉnh dẫn đầu cả nước về trồng lạc là Nghệ An, Tây Ninh, Hà Tĩnh,
Thanh Hóa…

20



[Type the document title]
III.2.4. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp
Cùng với việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa, hình
thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, trên cả nước đã hình thành 3 vùng
chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn, đó là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,
Trung du miền núi Bắc Bộ.
a. Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
Ở đây tập trung các tỉnh có ngành trồng cây công nghiệp phát triển như
Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu. Phần lớn các
tỉnh đều có tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp cao, chiếm > 50% diện tích đất
nông nghiệp.
Hướng chuyên môn hoá ở đây đa dạng, cả các cây công nghiệp dài và
ngắn ngày có nguồn gốc nhiệt đới.
Cây công nghiệp dài ngày bao gồm: cao su, cà phê, chè, điều, dâu tằm…
có tổng diện tích chiếm tới 32% diện tích cây công nghiệp dài ngày của cả nước.
Trong đó đáng kể nhất là cây cao su, được trồng tập trung ở các tỉnh Đồng Nai,
Bình Dương, Bình Phước.
Các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác như: lạc, đậu tương, cói, mía...
Trong đó cây mía chiếm tới 22,5% diện tích và 21,2% sản lượng mía toàn quốc.
b. Tây Nguyên
Về quy mô sản xuất Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp
lớn thứ 2 cả nước, sau Đông Nam Bộ. Diện tích trồng cây công nghiệp của vùng
chiếm 38% diện tích gieo trồng cả nước.
Hướng chuyên môn hóa của Tây Nguyên là cây công nghiệp lâu năm với
cơ cấu cây trồng khá đa dạng, chủ yếu phát triển các cây nhiệt đới như: cao su,
cà phê, điều, hồ tiêu…, ngoài ra còn có cây công nghiệp cận nhiệt tiêu biểu là
cây chè.

21


[Type the document title]
Trong đó, cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên.
Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện
tích cà phê của cả nước. Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối
cao, khí hậu mát mẻ ở Gia Lai, Kom Tum và Lâm Đồng; cà phê vối được trồng
ở những vùng nóng hơn chủ yếu ở Đắk Lắk.Đặc biệt cà phê Buôn Ma Thuột nổi
tiếng có chất lượng cao.
Cao su được trồng nhiều ở Tây Nguyên, đây là vùng trồng cao su lớn thứ
hai cả nước sau Đông Nam Bộ. Các tỉnh có diện tích trồng cao su lớn là là Gia
Lai và Đắk Lắk.
Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng và
một phần ở Gia Lai, diện tích khoảng 27 nghìn ha. Chè búp thu hoạch được đem
chế biến tại các nhà máy chế biến chè Biển Hồ (Gia Lai) và Bảo Lộc (Lâm
Đồng). Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
Hình thức sản xuất: Bên cạnh các nông trường quốc doanh tập trung, ở
Tây Nguyên hiện nay còn phát triển rộng rãi các mô hình kinh tế vườn trồng cà
phê, hồ tiêu…
c. Trung du miền núi Bắc Bộ
Quy mô: Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp
lớn thứ 3 cả nước (sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên). Diện tích trồng cây công
nghiệp là 61,2 nghìn ha chiếm 3,8% diện tích cây công nghiệp của cả nước.
Cơ cấu cây công nghiệp khá đa dạng, chủ yếu phát triển cây công nghiệp
có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như: chè, đậu tương, thuốc lá, hồi, quế…Trong
những năm gần đây vùng còn thử nghiệm trồng cà phê chè ở Sơn La.
Chè là cây công nghiệp chủ lực của Trung du miền núi Bắc Bộ. Đồng thời
đây cũng là vùng trồng chè lớn nhất cả nước, diện tích trồng chè của vùng là 80
nghìn ha (năm 2005) chiếm 44,9% diện tích chè của cả nước; chiếm 88,5% diện

tích cây công nghiệp của vùng. Chè được trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ

22


[Type the document title]
(Thái Nguyên, Hà Giang, Sơn La…). Một số thương hiệu chè thơm ngon nổi
tiếng ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái…
Bên cạnh đó vùng còn phát triển một số cây công nghiệp ngắn ngày như:
bông, thuốc lá, đậu tương…
III.3. Cây thực phẩm và cây ăn quả
Ngành trồng cây thực phẩm và cây ăn quả đang có những bước phát triển
đáng kể trong những năm gần đây. Các vùng trồng cây thực phẩm và cây ăn quả
ngày càng phát triển và đặc biệt chú trọng sản xuất các loại nông sản sạch, đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
Các loại cây thực phẩm ở nước ta rất phong phú, ngoài các loại cây bản
địa còn có các loại cây nhập và được lai tạo từ nhiều giống cây nhiệt đới, cận
nhiệt và ôn đới đã làm tăng số lượng và chất lượng của các loại cây trồng này.
Cây thực phẩm được trồng ở khắp các địa phương phục vụ cho nhu cầu ăn
uống hàng ngày của người dân nhưng tập trung hơn cả ở những vùng ven các
thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…
Diện tích trồng rau của cả nước đạt trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Các loại rau cận nhiệt và
ôn đới được trồng phổ biến ở các vùng núi và cao nguyên cao, điển hình là Sa
Pa và Đà Lạt.
Diện tích đậu các loại trên 200 nghìn ha, nhiều nhất là Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên.
Cây ăn quả phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, tuy nhiên sự
phát triển của ngành này chưa thật ổn định do phụ thuộc nhiều vào sự biến động
thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Vùng cây ăn quả lớn nhất là Đồng

bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Ở Trung du Bắc Bộ thì đáng kể nhất là
tỉnh Bắc Giang, Sơn La. Những cây ăn quả được trồng tập trung nhất là chuối,
cam, xoài, nhãn, vải, chôm chôm… Nhiều sản phẩm cây ăn quả đã có tiếng trên
23


[Type the document title]
thị trường trong và ngoài nước như: bưởi da xanh, nhãn Hưng Yên, vải Bắc
Giang, xoài Lái Thiêu…
CHƯƠNG II: CÁC DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP CƠ BẢN
TRONG THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
I. Câu hỏi lý thuyết
I.1. Câu hỏi chứng minh
I.1.1. Yêu cầu
Dạng câu hỏi chứng minh là dạng câu hỏi thường gặp khi ôn tập phần địa
lí trồng trọt Việt Nam. Điểm quan trọng nhất của dạng câu hỏi này là phải đưa ra
các dẫn chứng (lí lẽ, số liệu) điển hình để chứng minh. Các dẫn chứng có thể
khai thác triệt để Atlat, các bảng số liệu, sách giáo khoa…
Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần huy động kiến thức, nhất là những
dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của bài để chứng minh cho nhận định đề bài yêu
cầu. Để chứng minh thêm thuyết phục rất cần có các số liệu, dẫn chứng để minh
họa. Tuy nhiên, cần lưu ý là phải biết sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như các
số liệu cần thiết để chứng minh, tránh lan man, dàn trải.
I.1.2. Một số loại câu hỏi chứng minh
a. Dạng câu hỏi chứng minh hiện trạng
Dạng câu hỏi này rất hay được sử dụng có thể là hiện trạng phát triển,
phân bố.
Câu 1: Chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản
xuất lương thực lớn nhất nước ta.
Gợi ý:

- Là vùng trọng điểm lúa số một cả nước về diện tích, sản lượng.
24


[Type the document title]
- Tỉ lệ diện tích trồng lúa chiếm trên 90% so với diện tích cây lương thực.
- Là vùng có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất cả nước so với các vùng
khác (d/c)
- Có nhiều tỉnh trọng điểm lúa có diện tích và sản lượng lúa trên 1 triệu
tấn (d/c)
- Bình quân sản lượng lúa theo đầu người lớn nhất cả nước, trên 1200kg/
người, gấp…
Câu 2. Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả
nền nông nghiệp nhiệt đới.
Gợi ý:
- Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông
nghiệp (d/c)
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi phù hợp hơn với các giống ngắn ngày,
chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa lũ bão hay hạn hán (d/c)
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp
dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản …
- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu…
Câu 3. Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, chứng minh rằng cơ cấu giá trị
ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ sau đổi mới.
Gợi ý:
* Cơ cấu ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi rõ rệt theo ngành và theo
lãnh thổ.
* Theo ngành
Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng:
25



×