Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

TL ôn thi học sinh giỏi đại lý 12 địa lí ngành trồng trọt việt nam và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi quốc gia d25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 42 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

TÊN ĐỀ TÀI
ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM

1


Lào Cai, tháng 8 năm 2019
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................................................1
2. Mục đích chọn đề tài...........................................................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................................2
CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT....................2
1. Vai trò, cơ cấu ngành trồng trọt..........................................................................................................2
1.1 Vai trò ngành trồng trọt..................................................................................................................2
1.2 Cơ cấu ngành trồng trọt.................................................................................................................2
2. Các ngành trồng trọt............................................................................................................................4
2.1 Cây lương thực..............................................................................................................................4
2.2 Cây công nghiệp..........................................................................................................................10
2.3 Cây rau đậu..................................................................................................................................18
2.4 Cây ăn quả...................................................................................................................................19
3. Định hướng phát triển ngành trồng trọt Việt Nam...........................................................................20
CHƯƠNG II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC..................................................21
1. Phương tiện dạy học.........................................................................................................................21
2. Phương pháp dạy học........................................................................................................................22
CHƯƠNG III. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP PHẦN ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG
TRỌT..................................................................................................................................................25
1. Dạng câu hỏi trình bày hoặc phân tích.............................................................................................25


1.1. Yêu cầu.......................................................................................................................................25
1.2. Phân loại và cách giải................................................................................................................25
1.3. Câu hỏi áp dụng..........................................................................................................................25
2. Dạng câu hỏi chứng minh.................................................................................................................28
2.1 Yêu cầu........................................................................................................................................28
2.2. Phân loại và cách giải.................................................................................................................28
2.3 Câu hỏi áp dụng...........................................................................................................................29
4. Câu hỏi giải thích..............................................................................................................................33
4.1. Yêu cầu.......................................................................................................................................33
4.2. Phân loại và cách giải.................................................................................................................33
4.3 Câu hỏi áp dụng...........................................................................................................................34
5. Câu hỏi bảng số liệu..........................................................................................................................37
5.1. Yêu cầu.......................................................................................................................................37
5.2. Phân loại và các giải...................................................................................................................37
5.3 Câu hỏi áp dụng...........................................................................................................................37
1. Kết luận.............................................................................................................................................40
2. Kiến nghị...........................................................................................................................................40
DẠNH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam là phần kiến thức quan trọng trong địa lí ngành
nông nghiệp, đây là phần có nội dung không lớn và thời lượng giảng dạy không nhiều
trong chương trình Địa lí 12. Tuy nhiên, để hiểu sâu và nhìn rõ về bức tranh ngành
trồng trọt của nước ta thì người học phải có kĩ năng tổng hợp các phần địa lí tự nhiên,
dân cư và phần địa lí nông nghiệp đã học ở các chương trước trong chương trình địa lí
12. Đặc biệt phần địa lí nông nghiệp đại cương đã học từ lớp 10. Ngoài ra, học sinh

phải biết so sách, đối chiếu giữa các phân ngành trong địa lí ngành trồng trọt cũng như
hiểu rõ vị trí, vai trò của từng phân ngành trong sự phát triển của đất nước.
Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 môn Địa lí những năm gần
đây, địa lí ngành trồng trọt luôn chiếm 1.5/20 điểm với những câu hỏi có nội dung
tương đối khó, tập trung vào tìm hiểu các điều kiện phát triển, hiện trạng phát triển và
phân của của ngành hoặc phân ngành trồng trọt.
Đối với học sinh và giáo viên các trường chuyên, ngoài việc trang bị được các
kiến thức cơ bản còn yêu cầu hiểu sâu sắc và rèn luyện các kỹ năng có liên quan, giải
các dạng bài tập. Tuy nhiên, trong chương trình sách giáo khoa hiện nay, nội dung
chuyên đề chỉ được trình bày ngắn gọn trong một bài học đã không đáp ứng được cho
việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh các trường chuyên. Bên cạnh đó,
các tài liệu nghiên cứu về nội dung này lại chưa gắn kết với hoạt động dạy học mà chủ
yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tham khảo.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, tôi xây dựng chuyên đề “Địa lí ngành trồng trọt
Việt Nam”. Đề tài hướng tới đối tượng chính là giáo viên và học sinh các trường
chuyên, nhất là trong quá trình ôn luyện thi học sinh giỏi Quốc gia. Tuy nhiên, các
giáo viên và học sinh phổ thông không chuyên cũng sẽ có được nguồn tài liệu hữu ích
phục vụ kì thi THPT quốc gia.
2. Mục đích chọn đề tài
- Hệ thống kiến thức những kiến thức và kĩ năng cơ bản về ngành trồng trọt
Việt Nam phục vụ cho bồi dưỡng HS giỏi.
+ Về kiến thức: Phân tích vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới ngành
trồng trọt; địa lí các phân ngành thuộc ngành trông trọt nước ta.
+ Về kĩ năng: Kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích bảng số liệu, phân loại và cách
giải một số dạng bài tập để giải quyết các bài tập liên quan đến ngành trồng trọt nước
ta.
- Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo đối với GV và HS, đặc biệt giáo viên và học
sinh trường THPT Chuyên.

1



B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG
TRỌT
1. Vai trò, cơ cấu ngành trồng trọt
1.1 Vai trò ngành trồng trọt.
Trồng trọt là ngành quan trọng nhất trong nông nghiệp nhằm khai thác và sử
dụng đất đai để tạo ra các sản phẩm thực vật. Trông trọt là nền tảng của sản xuất nông
nghiệp với chức năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng
xuất khẩu giá trị.
- Đối với một nước có nền kinh tế đang phát triển và đông dân như nước ta,
trồng trọt giữ vai trò quan trọng nhất khi sản phẩm của ngành đảm bảo lương thực,
thực phẩm cho người dân. Từ một nước nông nghiệp nhưng những năm trước Đổi mới
nước ta phải phụ thuộc lương thực từ nước ngoài do các chính sách nông nghiệp
không phù hợp. Lượng lương thực trong nước không đáp ứng nhu cầu cho người dân
đã kéo theo sức ép lên nền kinh tế thời kỳ đó. Tuy nhiên, từ khi đổi mới đến nay nước
ta không những đã đáp ứng đủ lương thực cho người dân mà còn là một trong những
nước xuất khẩu gạo lớn trê thế giới, từ đó góp phần đã đa dạng được các sản phẩm của
ngành trồng trọt.
- Ngành trồng trọt phát triển là cơ sở để phát triển và mở rộng ngành chăn nuôi
đặc biệt là chăn nuôi lợn và gia cầm dưới hình thức bán trang trại.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩm.
- Ngành trồng trọt khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên, góp phần giải quyết
việc làm, tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị từ đó nâng cao đời sống người dân.
Trong sự phát triển ngành trồng trọt nước ta, khi ngành trồng cây lương thực đã đáp
ứng đủ lương thực cho người dân đã tạo sự đa dạng sản phẩm cho ngành như: trồng
các loại cây công nghiệp hàng năm, lâu năm và đặc biệt trong những năm gần đây

ngành trồng cây ăn quả đã phát triển mạnh. Các sản phẩm của ngành không chỉ đáp
ứng thị trường trong nước mà còn đang chiếm lĩnh một số thị trường khó tính như
Nhật Bản, Ôxtraylia…
Từ những vai trò trên của ngành trồng trọt chúng ta thấy rằng ngành đã tạo ra vị
thế trong ngành nông nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế đất nước nói chung. Đây là
tiền đề quan trọng để nước ta hoàn thành công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
1.2 Cơ cấu ngành trồng trọt
Hiện nay, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo
hướng giảm tỉ trọng ngày trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. Sự chuyển dịch
trên phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam và theo xu hướng
chuyển dịch trên thế giới,

2


Năm
1995
2000
2005
2007
2010
2016

Bảng 1.2 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1995 – 2014
(Đơn vị: %)
Chia ra
Tổng số
Trồng trọt
Chăn nuôi

Dịch vụ
100,0
78,1
18,9
3,0
100,0
78,3
19,3
2,4
100,0
73,6
24,6
1,8
100,0
73,9
24,4
1,7
100,0
73,4
25,1
1,5
100,0
71,6
26,8
1,6
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê Việt Nam năm 2005 và 2017

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh) tăng từ 66.183,4 tỉ đồng năm
1995 tăng 129.779,2 tỉ đồng năm 2010. Tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt giao động
từ 1,4 – 7,0 %/năm, trong đó cao nhất năm 1995 là 7,3%. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành

trồng trọt có sự chuyển dịch tích cực. Tỉ trọng cây lương thực giảm 7,9% trong giai
đoạn 1995 – 2010, tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh (tăng thêm 7,6% cùng giai
đoạn), cây rau đậu tăng nhưng chậm (tăng thêm 2,0%).
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1995 – 2010

m
1995
2000
2005
2007
2010

Tổng số
(Tỉ đồng
giá so sánh)
66.183,4
90.858,2
107897,6
115.374,8
129.779,2

Chia ra (%)
Cây lương
Cây rau,
Cây công Cây ăn
Cây
thực có hạt
đậu
nghiệp
quả

khác
63,6
7,2
18,4
8,4
2,4
60,7
7,0
23,9
6,7
1,7
59,2
8,3
23,7
7,4
1,4
56,5
8,8
25,6
7,6
1,5
55,7
9,2
26,0
7,8
1,3
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê Việt Nam năm 2000 và 2011

Diện tích gieo trông các loại cây không ngừng tăng lên. Năm 1995 tổng diện
tích các loại cây trồng là 10.496,9 nghìn ha; đến năm 2010 là 14.061,1 nghìn ha tăng

lên 14.061,1 nghìn ha tăng gấp 1,3 lần so với năm 1995. Trong cơ cấu diện tích cây
trồng , cây lương thực đang chiếm tỉ trong lớn nhất và xu hướng giảm. Năm 1995 tỉ
trọng diện tích cây lương thực chiếm 75,3% tổng diện tích gieo trồng nhưng đến năm
2010 tỉ trọng diện tích trồng còn 65,9% giảm 9,4% trong cơ cấu diện tích cây trồng.
Trong khi đó diện tích trồng cây công nghiệp tăng 5,4% và cây rau đậu tăng 2,4 %
cùng giai đoạn trên.

Bảng 1.3 Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây giai đoạn 1995 –
2016.
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm
Tổng số
Chia ra
3


1995
2000
2005
2010
2013
2016

10.496,9
12.644,3
13.287,0
14.061,1
14.792,5
15.112,1


Cây lương
thực có hạt
7.906,3
8.891,0
8.994,2
9.263,9
9.074,0
8.890,6

Cây rau,
Cây công Cây ăn
Cây
đậu
nghiệp
quả
khác
531,0
1.619,0
346,4
94,2
599,0
2.229,4
565,0
359,0
643,9
2.495,1
767,4
386,4
738,0
2.808,1

779,7
471,4
744,4
2.841,8
706,9
640,1
748,3
3.946,7
869,1
726,5
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017

2. Các ngành trồng trọt.
2.1 Cây lương thực
a. Vai trò sản xuất cây lương thực
Ở nước ta, việc đảm bảo sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt khi
ngành đảm nhận vai trò cung cấp đủ lương thực cho một quốc gia có trên 90 triệu dân.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX ngành trồng cây lương thực đã thực hiện tốt vai trò
trên, bên cạnh đó ngành tạo ra sự chuyển biến trong ngành nông nghiệp và chính nội
bộ ngành trồng trọt.
Đối với ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và
dịch vụ nông nghiệp) trồng cây lương thực đã tạo điều kiện phát triển ngành chăn nuôi
khi ngành đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho con người. Bên cạnh đó trong nội bộ
ngành trồng trọt cũng thay đổi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và đẩy mạnh sản
xuất hàng hóa trong những năm gần đây. Với ngành công nghiệp, sản phẩm của trồng
trọt thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển trên cơ sở cung cấp nguồn nguyên liệu
giá rẻ, gần các cơ sở sản xuất.
An ninh lương thực được đảm bảo, tiêu dùng lương thực với mục đích sử dụng
khác nhau được thay đổi. Nhu cầu về lương thực người dân hàng ngày được nâng lên
cả về số lượng và chất lượng, các mục tiêu chiến lược về lương thực được đảm bảo ở

mức cao nhất. Đời sống người dân được nâng lên, cơ cấu bữa ăn của người dân có
nhiều thay đổi.
b. Tình hình sản xuất và phân bố.
Ngành sản xuất cây lương thực trong những năm qua đạt được kết quả tốt, trong
đó cây lúa giữ vai trò chủ đạo. Ngoài ra còn các loại cây khác như khoai lang, ngô,
sắn…
* Cây lúa
- Nguồn gốc: Lúa là một trong những cây lương thực lâu đời nhất, từ khoảng
3000 năm đến 4000 năm trước Công nguyên. Có nhiều tài liệu nó đến sự xuất hiện của
cây lúa ở các khu vực Tây Bắc Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Việt Nam… Các ý kiến trên
tuy không thống nhất nhưng chúng ta thấy rằng cây lúa xuất hiện ở khu vực có khí hậu
nhiệt đới, nóng ẩm và các khu vực có các đông bằng màu mỡ hoàn toàn phù hợp sự
phân bố cây lúa hiện nay.

4


Nước ta là một trong các nơi có sự xuất hiện của cây lúa, cây lúa đã được phát
hiện ở nước ta cách đây khoảng 10.000 năm nhưng chủ yếu là lúa hoang. Đến văn hóa
Phùng Nguyên cách đây khoảng 4000 năm cây lúa mới được coi là cây trồng chính.
- Đặc điểm sinh thái: Cây lúa cũng như các loại cây trồng khác, quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây lúa chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh trước tiên là
thời tiết và khí hậu. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát
triển của lúa, do vậy hình thành các vùng trồng lúa và phương thức trông lúa khác
nhau.
+ Nhiệt độ: Cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt trong khu vực thuốc miền nhiệt
đới, nóng ẩm với nhiệt độ các tháng trung bình từ 20 – 30 0C. Ở nước ta cây lúa được
trồng ở tất cả các địa phương, tuy nhiên thời gian các vụ trồng lúa khác nhau tùy từng
nơi.
+ Nguồn nước: Nước yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại và năng

suất lúa. Trước kia, trồng lúa hoàn toàn phụ thuốc và nước mưa nên hàng năm chỉ cấy
được một vụ. Hiện nay, nền sản xuất đã tiến bộ, các công trình thủy lợi được xây dựng
đã cung cấp nước chủ động hơn nên một năm đã sản xuất được từ 2 đến 3 vụ.
+ Ánh sáng: Trên toàn lãnh thổ của nước ta đáp ứng đủ nhu cầu về ánh sáng cho
cây lúa sinh trưởng và phát triển. Cường độ ánh sáng của nước ta dao động từ 200 đến
500 cal/cm2/năm nằm trong ngưỡng ánh sáng thuận lợi cho cây lúa quan hợp (250 –
500 cal/cm2/năm). Trừ một số vùng núi cao cường độ ánh sáng yếu nên mỗi năm chỉ
cấy được một vụ.
+ Đất: Đất trồng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng lúa. Ở nước ta
mỗi vùng có một điều kiện riêng về đất trồng do vậy mỗi vùng phát triển một giống
lúa riêng, phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng.
- Hiện trạng phát triển và phân bố
+ Theo thống kê của FAO năm 2013 sản lượng gạo của Việt Nam đạt 29,3 triệu
tấn đứng thứ 5 thế giới sau: Trung Quốc (140,7 triệu tấn), Ấn Độ (106,5 triệu tấn),
Indonesia (44,9 triệu tấn). Nước ta đã cung cấp lượng gạo đủ tiêu dùng trong nước với
dự trữ quốc gia trên 1 triệu tấn gạo và xuất khẩu từ 4 đến 6 triệu tấn một năm.
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm nước ta giai đoạn 1995 – 2013
Nam

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

1995

6,765

36,9


24,963

2000

7,666

42,4

32,529

2005

7.336

48,8

35,832

2007

7,192

50,0

35,942

2010

7,489


53,4

40,005

2013

7,902

55,77

44,039

2016

7,737

55,88

43,165

5


Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2005, 1017
Trước năm 2000 sản lượng lúa của nước ta tăng nhanh nhờ diện tích gieo trồng
tăng (tăng thêm 900 nghìn ha từ năm 1995 đến năm 2000). Nhưng từ năm 2000 đến
2010 diện tích trồng lúa đã giảm do một bộ phận chuyển sang nuôi trồng thủy sản hoặc
trồng cây công nghiệp, cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao hơn; một bộ phận khác
chuyển sang phi nông nghiệp. Tổng diện tích trồng lúa giảm 177 nghìn ha trong giai

đoạn 2000 – 2010. Từ năm 2010 đến 2016 diện tích lúa tăng chậm, đạt 248 nghìn ha
do thành công trong cải tạo đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 2013 đến 2016
diện tích lúa giảm xuống do ảnh hưởng vấn đề xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu
Long.
Năng suất và sản lượng lúa tăng lên và giữ ở mức khá ổn định do nước ta sử
dụng các giống mới và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, bên cạnh đó
đang tiến đến sản suất công nghệ cao, ít phụ thuộc vào tự nhiên. Từ năm 2013 đến
năm 2016 có sự giảm nhẹ do diện tích trồng lúa giảm xuống.
- Về cơ cấu mùa vụ
Nước ta có ba vụ kế tiếp nhau là vụ mùa, vụ đông xuân và vụ hè thu, trong đó
quan trọng nhất là đông xuân và hè thu.
Bảng 1.2: Sản xuất lúa của cả nước phân theo vụ năm 2010 và 2016
Chỉ tiêu

Năm 2010
Vụ

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(Tạ/ha)

Năm 2016

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng


Tỉ lệ %

Lúa đông xuân

3,085

41,2

3,128

40,3

Lúa hè thu

2,436

32,5

2,872

37,2

Lúa mùa

1,967

25,3

1,735


22,5

Lúa đông xuân

62,3

-

62,8

-

Lúa hè thu

48,0

-

53,0

-

Lúa mùa

46,3

-

47,8


-

19,216

48,0

19,646

45,5

11,686

29,2

15,232

35,4

9,102

22,8

8,286

19,1

Sản lượng Lúa đông xuân
(nghìn
Lúa hè thu

tấn)
Lúa mùa

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017
Trong cơ cấu mùa vụ, vụ động xuân chiếm ưu thế cả về diện tích, sản lượng và
năng suất, tiếp đến là vụ hè thu và thấp nhất là vụ mùa. Tuy nhiên cơ cấu mùa vụ nước
ta có sự thay đổi. Tỉ trọng về diện tích và sản lượng lúa mùa giảm do hiệu quả sản xuất
không cao, trong khi đó vụ hè thu tăng lên.
- Phân bố sản xuất

6


Tùy điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh thái của từng vùng mà tình hình sản
xuất lúa có sự khác nhau.
Bảng 1.3: Sản xuất lúa của cả nước phân theo vùng năm 1995 - 2016
STT

1

Đồng bằng
sông Cửu
Long

2

Đồng bằng
sông Hồng

3


Bắc Trung
Bộ

4

Trung du
và miền
núi Bắc Bộ

5

Duyên Hải
Nam
Trung Bộ

6

Đông Nam
Bộ

7

Tây
Nguyên

8

Cả nước


Năm
2016 so
Vùng
1995
2000
2010
2016
với
1995
4,241 +1,051
Diện tích (nghìn ha) 3,190 3,945 3,945
Sản lượng (nghìn tấn) 12,831 16,702 21,595 23,831 +11.000
+16
Năng suất (tạ/ha)
40,2
42,3
54,7
56,2
-144
1,15
1,094
Diện tích (nghìn ha) 1,238 1,261
Sản lượng (nghìn tấn) 5,207 6,762 6,805
6,545 +1,338
+17,7
Năng suất (tạ/ha)
42,1
53,6
59,2
59,8

+20,6
682
695
690
702,6
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn) 2,140 2,821 3,387
3,485 +1,345
+18,2
Năng suất (tạ/ha)
31,4
40,6
49,1
49,6
+71,6
611
638
666,4
682,6
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn) 1,669 2,292 3,087
3,405 +1,736
+22,6
Năng suất (tạ/ha)
27,3
35,9
46,3
49,9
-5,3
518

549
524,1
512,7
Diện tích (nghìn ha)
+946
Sản lượng (nghìn tấn) 1,540 1,827 2,244
2,486
+16,4
Năng suất (tạ/ha)
33,8
39,1
48,2
48,4
-80,6
351
399
295,1
270,4
Diện tích (nghìn ha)
+432
Sản lượng (nghìn tấn)
935
1,212 1,322
1,367
+24
Năng suất (tạ/ha)
26,6
30,3
44,8
50,6

60,3
173
176
217,8
233,3
Diện tích (nghìn ha)
+745
Sản lượng (nghìn tấn)
429
586,8 1,042
1,174
25,5
Năng suất (tạ/ha)
24,8
33,2
47,8
50,3
+972
Diện tích (nghìn ha) 6,765 7,666 7,489
7,737
Sản lượng (nghìn tấn) 24,963 32,529 40,005 43,165 +18,202
18,9
Năng suất (tạ/ha)
36,9
42,4
53,4
55,8
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017

Năng suất lúa trung bình của cả nước giai đoạn 1995 – 2016 tăng thêm 18,9

tạ/ha (từ 36,9 tạ/ha năm 1995 tăng lên 55,8 tạ/ha năm 2016) nhưng phân bố không đều
giữa các vùng.
Vùng Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước về năng suất (từ 42,1 tạ/ha lên
59,8 tạ/ha). Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ hai (với năng suất tăng từ 40,2 tạ/ha
lên 56,2 tạ/ha) trong cùng giai đoạn. Tuy là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước
nhưng tốc độ tăng của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long lại chậm
nhất cả nước do vùng đã đạt tới mức năng suất cao.
Các vùng có năng suất lúa trung bình là Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đông Nam Bộ và vùng có năng suất lúa tăng
7


đáng kể, từ năm 2010 đến 2016 tăng vượt Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Trung du
miền núi Bắc Bộ.
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, diện tích trồng
lúa của vùng chiếm 54,8% và sản lượng chiếm 55,2% sản lượng lúa gạo cả nước
(2016). Sản lượng của vùng gấp 3,6 lần Đồng bằng sông Hồng và 3,9 về diện tích
(năm 2016).
+ Đồng bằng sông Hồng đứng thứ 2 về diện tích và sản lượng, vùng chiếm
14,1% diện tích và 16,4% sản lượng. Trong những năm qua diện tích của vùng giảm
do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh. Song do áp dụng khoa học kĩ
thuật vào sản xuất; trình độ thâm canh cao; truyền thống sản xuất lâu đời nên năng suất
lúa cao nhất cả nước. Do vậy sản lượng lúa hàng năm của vùng vẫn tăng cao từ năm
1995 đến năm 2016 sản lượng lúa của vùng tăng thêm 1,338 nghìn tấn.
+ Đứng thứ ba cả nước về sản xuất lúa là Duyên hải Bắc Trung Bộ với tỉ trọng
về diện tích chiếm 9,4 về diện tích và 8,6% về sản lượng so với cả nước. Sản lượng
của vùng tăng 1,345 nghìn tấn. Năng suất lúa của vùng tăng 22,6 tạ/ha trong giai đoạn
1995 – 2016.
+ Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Là vùng có diện tích và sản lượng lúa thấp
nhất cả nước, tỉ trọng diện tích chiếm 3,3% và 6,9% sản lượng. Động Nam Bộ giảm

mạnh về diện tích giảm mạnh do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, trong giai
đoạn trên vùng đã giảm trên 80 nghìn ha diện tích.
* Các cây lương thực khác
Cùng với lúa gạo, các loại cây hoa màu lương thực có ý nghĩa trong việc cung
cấp một phần lương thực cho con người, là cơ sở thức ăn cho ngành chăn nuôi và cơ
sở nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Ở nước ta hiện nay một số cây hoa
màu lương thực được trồng khá phổ biến như ngô, khoai lang và sắn. Đây là những
cây trồng có phạm vi phân bố rộng khắp cả nước, dễ trồng, dễ canh tác và phù hợp với
khí hậu cung như đất đai của nước ta. Cây ngô đã tận dụng được diện tích đất ven
sông, tận dụng diện tích đất vụ đông của các tỉnh Bắc Bộ và được trồng khá phổ biển ở
một số tỉnh miền núi như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên… Cây sắn được trồng phổ biến
ở vùng gò đồi thấp, các bãi soi ven sông phổ biến ở các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái,
Phú Thọ, Tuyên Quang. Cây khoai lang là loại cây ưa đất cát pha, dễ thoát nước nên
được trồng nhiều các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Hiện nay cây khoai lang
được trồng với những giống mang lại giá trị kinh tế cao và hướng ra xuất khẩu.
Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng cây màu lương thực giai đoạn 1995 – 2016
Năm

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Ngô

Khoai lang

Sắn

Ngô


Khoai lang

Sắn

1995

556,8

304,6

277,4

1.177,2

1.685,8

2.211,5

2000

730,2

254,3

237,6

2.005,9

1.611,3


1.986,3

2005

1.052,6

185,3

425,5

3.787,1

1.443,1

6.716,2

8


2010

1.125,7

150,8

498,0

4.625,7

1.318,5


8.595,6

2013

1.170,4

135,0

543,9

5.191,2

1.358,1

9.757,3

2016

1.152,7

120,3

569,0

5.246,5

1.269,3

10.909,9


Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017
Trong giai đoạn 1995 – 2016 diện tích cây màu lương thực tăng lên không lớn,
giao động từ 1 triệu đến 1,8 triệu ha. Trong đó cây ngô vẫn chiếm diện tích lớn nhất
trong các loại cây màu lương thực. Diện tích trồng ngô tăng từ 556,8 nghìn ha năm
1995 lên 1.152,7 nghìn ha năm 2016, tăng lên 2,1 lần trong cùng giai đoạn. Diện tích
trồng sắn có xu hướng tăng lên, giai đoạn 1995 – 2016 tổng diện tích trồng sắn tăng
lên 291,6 nghìn ha, diện tích trồng năm 2016 gấp 2,1 lần năm 1995. Cây khoai lang có
xu hướng giảm về diện tích. Tổng diện tích màu không có biến động lớn nhưng trong
cơ cấu diện tích thay đổi đáng kể.
Cây ngô giữ vị trí đầu về diện tích, và đứng thứ 2 về sản lượng. Diện tích trồng
ngô tăng 2,1 lần và sản lượng tăng 4,6 lần trong giai đoạn 1995 – 2016. Đây là kết quả
của việc mở rộng diện tích gieo trồng và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản
xuất, đặc biệt chúng ta đưa các giống ngô mới cho năng suất cao và chống chịu với sâu
bệnh và thời tiết. Hai vùng trồng ngô lớn nhất cả nước là Trung du miền núi Bắc Bộ và
Tây Nguyên: Trung du và miền nùi Bắc Bộ có tổng diện tích trồng ngô 509,5 nghìn ha
chiếm 44,2% diện tích ngô của cả nước (2016); Tây Nguyên có tổng diện tích 235,3
nghìn ha chiếm 20,4% diện tích trồng của cả nước (2006). Tiếp theo là các vung Bắc
Trung Bộ và đồng bằng Sông Hồng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích
trồng ngô nhỏ nhất cả nước với 34,8 nghìn ha năm 2016.
Khoai lang là cây màu được trồng luân canh với cây lúa vào vụ đông xuân trên
đất cát pha. Cây lúa phát triển đã giải quyết được vấn đề lương thực cho xã hội nên
khoai lang được trồng với mục đích chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi. Một phần diện
tích trồng khoai vụ đông được chuyển sang trồng các loại cây rau đậu khác đem lại giá
trị kinh tế cao hơn. Diện tích trồng khoai lang giảm 2,5 lần và sản lượng giảm 1,3 lần
trong giai đoạn 1995 – 2016. Tuy vậy, năng suất khoai lang tăng. Cây khoai lang được
trồng hầu hết các vùng nông nghiệp nhưng diện tích và trình độ thâm canh khác nhau
giữa các vùng.
Ở nước ta, cây sắn là cây màu lương thực, vừa là thức ăn gia súc quan trọng sau
lúa và ngô. Bên cạnh đó sắn là cây nguyên liệu chính để chế biến tinh bột, mì ăn liền,

bánh kẹo…. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2916 diện tích và sản
lượng trồng sắn tăng, trong đó sản lượng tăng nhanh nhất trong các loại cây màu và
lương thực. Sản lượng sắn tăng từ 2.211,5 nghìn tấn năm 1995 lên 10.909,9 nghìn tấn
năm 2016 tăng lên 4,9 lần. Diện tích sắn tăng lên do đây là loại cây dễ trồng, thích
nghi với nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp, phù hợp với các hộ gia đình. Diện tích đất
trống được tận dụng triệt để, bên cạnh đó thị trường xuất khẩu sắn lát và tỉnh bột có
nhiều tiềm năng. Sắn được trồng nhiều nhất ở Tây nguyên với khoảng 145 nghìn ha
(năm 2016), sắn được trồng nhiều ở Gia Lai, Kon Tum. Trung du và miền nùi Bắc Bộ
9


đứng thứ hai cả nước về diện tích trồng sắn với khoảng 115,6 nghìn ha (năm 2016),
sắn được trồng nhiều ở Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình.. Các vùng Đồng bằng sông Hồng,
Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long sắn được trồng ít là do điều kiện địa hình,
đất đai phù hợp với trồng lúa và các cây khác hơn với trồng sắn.
2.2 Cây công nghiệp
a. Vai trò cây công nghiệp
- Việc gieo trồng cây công nghiệp nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến. Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp sẽ phát huy được hiệu quả của nền
sản xuất nông nghiệp và mang lại giá trị kinh tế lớn.
- Trồng cây công nghiệp góp phần sử dụng hợp lí hơn nguồn tài nguyên đất, khí
hậu và nước. Cây công nghiệp lâu năm thường phân bố ở vùng núi, trung du, cây công
nghiệp hàng năm tập trung ở vùng đồng bằng. Phát triển cây công nghiệp nâng cao hệ
số sử dụng đất và khai thác tối đa nguồn tài nguyên khí hậu của nước ta. Xu hướng
phát triển cây công nghiệp nhằm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, góp
phần sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở những
vùng còn khó khăn. Sản phẩm của cây công nghiệp dùng làm nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế
biến thực phẩm.
- Phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, phá vỡ thế độc

canh và bảo vệ môi trường. Việc phát triển cây công nghiệp từng bước đa dạng hóa
cây trồng, lấp kín dần khoảng thời gian trống, thời gian nông nhàn của người nông
dân. Trồng cây công nghiệp tăng cường giữ nước, hạn chế hạ thấp mực nước ngầm,
chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ nguồn nước và độ che phủ của đất.
- Phát triển cây công nghiệp còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động. So với ngành trồng cây lương thực, trồng cây công nghiệp cần nhiều
lao động, lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. Phát triển cây công nghiệp lâu năm ở
trung du và miền núi còn góp phần thay đổi tập quán sản xuất truyền thống, lạc hậu
sang tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc ít người.
- Phát triển cây công nghiệp sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa. Trong nền kinh tế hiện nay nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất
hàng hóa. Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là việc hình thành và phát triển các vùng
chuyên môn hóa nông nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị sản
phẩm. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy môn lớn là cơ sở áp dụng tiến bộ
khoa học kĩ thuật, cơ khí hóa, hóa học hóa. Đây là cơ sở tạo nguồn nguyên liệu ổn
định cho công nghiệp chế biến và hướng ra xuất khẩu. Ở nước ta, giá trị sản xuất cây
công nghiệp ngày càng tăng và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất
nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng.
b. Hiện trạng phát triển và phân bố
Ở nước ta, giá trị sản xuất cây công nghiệp ngày càng tăng vì chiếm vị trí quan
trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói
riêng.
10


Bảng 2.1: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của cây công nghiệp giai đoạn

1995

Giá trị săn xuất

(tỉ đồng, giá so sánh)
12.149,4

So với ngành
trồng trọt (%)
18,3

Tốc độ tăng
trưởng (%)
18,0

2000

21.782,0

24,0

9,4

2005

25.585,7

23,7

-0,1

2009

32.165,4


25,8

1,7

2010

33.708,3

26,0

4,8

2016

36.611,2

29,1

5,1

Năm

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2000, 2011
Giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng từ 12,1 nghìn tỉ đồng năm 1995 (giá so
sánh 1994) chiếm 14,8% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp và giá trị sản xuất
ngành trồng trọt, đến năm 2000 tăng lên 21,8 nghìn tỉ đồng tương ứng 19,4% và 24,0%
năm 2010 tăng lên 33,7 nghìn tỉ đồng. Những chỉ số trên chứng minh vai trò quan
trọng của cây công nghiệp về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cây công nghiệp vào loại cao trong nhóm

cây trồng. Trước năm 200, tốc độ tăng trưởng cây công nghiệp thấp cao nhiều so với
các loại cây khác (năm 1995 đạt 18,0%). Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng
trưởng giảm xuống do tác động của các vấn đề về kinh tế - xã hội đặc biệt do thị
trường và giá cả, bên cạnh đó một số yếu tố về mặt tự nhiên như hạn hán, thiên tai
giảm một phần diện tích.
+ Năm 1995, diện tích gieo trồng cây công nghiệp đạt hơn 1,6 triệu ha, chiếm
15,4% diện tích gieo trồng. Đến năm 2010, cả nước có 2,8 triệu ha cây công nghiệp
các loại.
* Diện tích gieo trồng
Cây công nghiệp nước ta được chia thành 2 nhóm: cây lâu năm và cây hàng năm.
Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều và chè… Cây hàng
năm gồm mía, đậu tương, thuốc lá, lạc, bông….
Trước đây, ngành trồng cây công nghiệp phát triển chậm, quy mô nhỏ, manh
mún. Sau này nhất là khi nước ta thực hiện công cuộc Đổi mới cây công nghiệp được
đẩy mạnh sản xuất trên cơ sở hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn nhằm khai
thác có hiệu quả mọi tiềm năng vốn có phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Bảng 2.2: Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1995 – 2016
Năm

Tổng số

Chia ra

Nghìn ha

%

Cây hàng năm

%


Cây lâu năm

%

1995

1.619,0

100,0

716,7

44,3

902,3

55,6

2000

2.229,4

100,0

778,1

34,9

1.451,3


65.1

11


2005

2.495,1

100,0

861,5

34,5

1.633,6

65,5

2010

2.808,1

100,0

797,6

28,0


2010,5

72,0

2016

2.978,9

100,0

633,2

21,2

2.345,7

78,8

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017
Tổng diện tích cây công nghiệp tăng lên nhưng có sự khác nhau giữa cây lâu
năm và cây hàng năm. Cây công nghiệp lâu năm phát triển không ổn định, từ năm
1995 đến năm 2005 diện tích cây hàng năm tăng, thời kỳ 2005 – 2016 diện tích giảm.
Ngược lại, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh và liên tục. Năm 1995 diện
tích cây lâu năm đạt 902,3 nghìn ha tăng lên 2.345,7 nghìn ha năm 2016.
Về cơ cấu diện tích, từ năm 1995 đến năm 2016, cây công nghiệp lâu năm luôn
chiếm ưu thế so với cây công nghiệp hàng năm. Tỉ lệ diện tích cây công nghiệp lâu
năm trong tổng diện tích cây công nghiệp tăng từ 55,6% lên 78,8% (giai đoạn 1995 2016). Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng lên chủ yếu do nhu cầu của thị trường,
đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Mặt khác, sự phát triển mạnh của công nghiệp chế
biến tạo cơ sở đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy mở rộng các vùng chuyên canh quy mô
lớn áp dụng tiến bộ công nghệ mới về giống, kĩ thuật chăm bón nâng cao năng suất

cây trồng.
Bảng 2.3: Diện tích các loại cây công nghiệp chủ lực giai đoạn 1995 – 2016
Loại cây
Tổng số
Cây lâu năm
Trong đó
+ Cao su
+ Cà phê
+ Điều
+ Chè
+ Hồ tiêu
+ Cây khác
Cây hàng năm
Trong đó
+ Mía
+ Lạc
+ Đậu tương
+ Cây khác

1995

2000

2010

2016

Nghìn ha

%


Nghìn ha

%

Nghìn ha

%

Nghìn ha

%

1.619,0

100
55,
7

2.229,4

100
65,
1

2.808,1

100
71,,
6


2.978,0

100

2.345,7

78,8

902,3
278,4
186,4
159,1
66,7
7,0
204,7
716,7
224,8
259,9
121,1
110,9

17,2
11,5
9,8
4,1
0,4
12,6
44,
3

13,9
16,1
7,5
6,8

1.451,3
412,0
561,9
195,6
87,7
27,9
166,2

18,5
25,2
8,8
3,9
1,3
7,4
34,
9

778,1

2.010,5
748,7
554,8
379,3
129,9
51,3

146,5

26,7
19,8
13,5
4,6
1,8
5,2

973,5
650,6
293,1
133,4
129,3
165,8

32,7
21,9
9,9
4,4
4,3
5,6

797,6

28,4

633,2

21,2


302,3
13,5
269,1
9,6
267,6
8,9
244,9
11,0
231,4
8,2
184,8
6,3
124,1
5,6
197,8
7,0
99,6
3,3
106,8
4,9
99,3
3,6
81,2
2,7
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017

* Sản lượng thu hoạch và phân bố

12



Sản lượng một số cây công nghiệp chủ lực nước ta tăng lên liên tục trong giai
đoạn từ năm 1995 đến năm 2016. Trong đó sản lượng cây công nghiệp lâu năm tăng
nhanh hơn, năm 1995 sản lượng đạt 583,5 nghìn tấn đã tăng lên 4.051,4 nghìn tấn vào
năm 2016 tổng sản lượng tăng 3.467,9 nghìn tấn, tăng lên 7,5 lần. Trong 5 loại cây
công nghiệp chủ lực thì sản lượng đều tăng ở mức khá và mức cao, sản lượng cà phê
luôn dẫn đầu trong nhóm. Sản lượng một số cây công nghiệp chủ lực của nước ta tăng
lên do diện tích cây công nghiệp được mở rộng, các đồn điền lớn được xây dựng và áp
dụng tiến bộ khoa học công nghệ, các đồn điền đã giải quyết triệt để được vấn đề sâu
bệnh, đưa giống mới vào trồng và giải quyết tốt vấn đề thủy lợi. Thị trường trong và
ngoài nước luôn được mở rộng.
Sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm tăng lên, tuy nhiên tăng ở mức
thấp, trong giai đoạn từ 1995 đến 2016 tăng lên 1,5 lần. Trong đó sản lượng mía tăng ở
mức khá và ổn định, cây lạc và đậu tương có sự biến động. Sở dĩ sản lượng một số cây
công nghiệp hàng năm biến động do diện tích gieo trồng biến động giảm, nguyên nhân
diện tích trồng được chuyển đổi sang mục đích khác.
Bảng 2.4: Sản lượng một số cây công nghiệp giai đoạn 1995 – 2016
Đơn vị: Nghìn tấn
Loại cây
Cao su
Cà phê
Điều
Chè
Hồ tiêu
Tổng
Mía
Lạc
Đậu tương
Tổng


1995

2000
2005
2010
2016
Cây công nghiệp lâu năm
124,7
290,8
481,6
751,7
1.035,3
218,0
802,5
752,1
1.100,5
1.460,8
50,6
67,6
240,2
310,5
305,3
180,9
314,7
570,0
834,6
1.033,6
9,3
39,2

80,3
105,4
216,4
583,5
1.614,8
2.124,2
3.102,7
4.051,4
Cây công nghiệp hàng năm
10.711,1
15.044,3
14.948,7
16.161,7
17.211,2
334,5
355,4
489,3
487,2
427,2
125,5
149,3
292,7
298,6
160,7
11.171,1
15.549
15.730,7
16.947,5
17.799,1
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017


* Cây cao su
- Cây cao su là cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn, sản phẩm mủ của cây
cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất ô tô, máy bay và công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng. Ngoài ra thân gỗ của cây khi được chặt bỏ thay cây mới cũng
tạo ra nguồn thu đáng kể. Trồng cây cao su còn góp phần giải quyết việc làm, tăng thu
nhập góp phần xóa đói giảm nghèo. Với môi trường, các đồn điền cao su góp phần bảo
vệ đất, điều hòa nguồn nước và không khí.
- Cây cao su là loại thân gỗ, ưa khí hậu nhiệt đới, phát triển tốt trên đất bazan và
đất sám phù sa cô. Tuy nhiên, đây là loại cây không chịu được ảnh hưởng của gió bão.
- Trong những năm qua diện tích trồng cao su tăng mạnh và tương đối ổn định.
Trong giai đoạn 1995 – 2016 diện tích trồng tăng thêm 695,1 nghìn ha, diện tích tăng
13


lên 3,5 lần. Năm 2016 diện tich trồng cao su đạt 973,5 nghìn ha. Cây cao su trở thành
cây có diện tích lớn nhất trong tổng diện tích cây công nghiệp của cả nước (chiếm
32,7% diện tích). Điều này thể hiện mức độ ổn định của thị trường tiêu thụ mủ cao su,
trong đó phải kể đến sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp sản xuất xăm lốp ô tô.
- Năng suất mủ cao su ngày càng tăng và đạt 10,6 tạ/ha. Đây chính là thành tựu
đạt được từ việc áp dụng các kĩ thuật hiện đại, thay đổi các giống cho năng suất cao và
chống chịu với sâu bệnh.
- Cao su ở nước ta được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, trong đó các tỉnh
được trồng nhiều Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai. Vùng chiếm tới
58,6% diện tích cả nước. Đây là vùng có điều kiện thuận lợi nhất cho việc trồng cây
cao su.
- Các vùng còn lại như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung
Bộ cao su được trồng diện tích đáng kể. Tây Nguyên chiếm 24,5% diện tích và là vùng
lớn thứ 2 cả nước. Bắc Trung Bộ 8,7% và Nam Trung Bộ 5,6% diện tích cả nước. Các
vùng khác diện tích không đáng kể.

- Hiện nay, ở nước ta khả năng mở rộng diện tích trồng cây cao su còn nhiều. Vì
vậy cần tìm kiếm mở rộng thị trường, nhất là thị trường ngoài nước.
- Xuất khẩu mủ cao su của nước ta sang tới gần 40 quốc gia trên thế giới, sản
lượng cao su xuất khẩu đạt 1,26 triệu tấn với kim ngạch 1,67 tỉ USD (năm 2016), thị
trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, các thị trường còn lại Hoa Kì, Nga, Đài
Loan, Đức..
* Cây cà phê
- Cây cà phê nước ta cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến,
thúc đẩy một số ngành khác phát triển. Trồng cây cà phê góp phần giải quyết việc làm,
nâng cao đời sống cho người dân.
- Cây cà phê là loại cây nhiệt đới, ưa ẩm, ưa nhiệt, thuận lợi với vùng có lượng
mưa 1900 – 3000mm, nhiệt độ không quá giới hạn 350C, và độ cao 1300m. Ở nước ta
cây cà phê thích nghi với các vùng sinh thái từ 200B trở vào.
- Về diện tích, năm 2016 cây cà phê chiếm 21,9% tổng diện tích cây công
nghiệp cả nước, đứng thứ 2 sau diện tích trồng cao su. Từ vị thế rất thấp trong 80 quốc
gia trồng cà phê thì nay ngành trồng cà phê nước ta vươn lên đứng thứ 2 thế giới sau
Braxin. Diện tích cây cà phê có sự biến động rất mạnh, từ năm 1995 đến năm 2000
diện tích tăng lên nhanh, từ năm 2000 đến 2016 diện tích biến động giảm nhưng không
lớn. Một trong các lí do khiến diện tích cà phê của nước ta có xu hướng giảm là do giai
đoạn 1995 đến năm 2000 diện tích cà phê tăng nhanh theo lối tự phát dẫn đến cung
vượt quá cầu. Vì thế khi giá cà phê trên thế giới giảm mạnh đã làm sản xuất gặp nhiều
khó khăn, diện tích cà phê thu hẹp. Tuy nhiên thị trường cà phê thế giới đã ổn định trở
lại từ những năm 2000 nên diện tích cà phê nước ta giữ ổn định. Sản lượng cà phê có
sự biến động tượng ứng với diện tích. Từ năm 1995 đến năm 200 sản lượng tăng mạnh
từ 218 nghìn tấn lên 802,5 nghìn tấn, từ năm 2000 đến năm 2005 sản lượng giảm
xuống còn 752,1 nghìn tấn. Từ 2005 đến nay sản lượng cà phê tiếp tục tăng lên và dẫn
đầu về sản lượng trong nhóm các cây công nghiệp lâu năm.
14



- Cà phê chè là cây ưa điều kiện khí hậu mát mẻ, cường độ ánh sáng vừa phải
nên chồng thích hợp nhất ở vùng có độ cao từ 800 – 2000m. Một số vùng ở nước ta
như Đà Lạt, Mộc Châu có độ cao trên 1000m, là những vùng lí tưởng để trồng cà phê
có chất lượng cạo. Cà phê vối và cà phê mít ưa khí hậu nóng ẩm, ánh sáng dồi dào nên
thích hợp ở những vùng có độ cao nhỏ hơn 800.
- Cây cà phê được trồng 5/7 vùng kinh tế của nước ta trong đó Tây Nguyên là
vùng có diện tích trồng cà phê lớn nhất với trên 90% diện tích và sản lượng cả nước.
Cà phê được trồng ở hầu hết các tỉnh. Trong đó tỉnh trồng nhiều nhất là Đắk Lắk, chiến
trên 35% sản lượng và diện tích cà phê cả nước. Tiếp theo là Lâm Đồng với 26% và
29% sản lượng của cả nước. Vùng có thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuật nổi tiếng
thơm ngon cả trong và ngoài nước.
- Đông Nam Bộ trồng nhiều cà phê ở các tỉnh Đông Nai, Bình Dương, Bình
Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu, đây là vùng trồng cà phê lớn thứ hai cả nước sau Tây
Nguyên với 7,2% diện tích và 5,5% sản lượng cả nước.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ được thử nghiệm và đưa giống cà phê thích nghi
với khí hậu và thổ nhưỡng của vùng, cà phê được trồng nhiều ở Sơn La và Điện Biên.
Tuy nhiên diện tích gieo trồng chỉ chiếm khoảng 1,2% diện tích cả nước và sản lượng
không đáng kể.
- Hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ cà phê chè được trồng ở
một số tỉnh như Quảng Trị, Nghệ An, THừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Định với diện
tích nhỏ.
- Là cây công nghiệp chủ lực nên cà phê có giá trị xuất khẩu cao, kim ngạch đạt
3,34 tỉ USD, và sản lượng xuất khẩu 1.78 triệu tấn (năm 2016). Sản phẩm cà phê xuất
khẩu sang 74 quốc gia ở hẩu hết các châu lục. Thị trường lớn nhất của Việt Nam là
Đức và Mĩ.
* Cây chè
- Cây chè được trồng khá nhiều ở khu vực trung du và miền núi nhằm mục đích
sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và lao động, thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển
và làm cho phân bố công nghiệp đồng đều giữa miền núi và đồng bằng. Chè là loại cây
bụi thường xanh sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt, thích hợp với đất feralit ở vùng

núi nhưng loại đất cho năng suất cao nhất là đất có pha cát và có nhiều mùn.
- Diện tích trồng chè của nước ta tuy không tăng nhanh nhưng tương đối ổn
định và vững chắc. Năm 1995 diện tích trồng chè của cả nước đạt 66,7 nghìn ha, sản
lượng là 160,5 nghìn tấn. Đến năm 2016 diện tích 133,4 nghìn ha và sản lượng đạt
1.033,6 nghìn tấn, tăng 2,4 lần về diện tích và 6,4 lần sản lượng. Nước ta là 1 trong 5
quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới. Hiện này, nước ta có 35 tỉnh trồng chè trong đó
vùng trồng chè chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng thứ hai là Tây Nguyên.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi cho cây
chè phát triển, đây là vùng phát triển chè sớm nhất và diện tích lớn nhất cả nước. Vùng
chiếm 70,6% diện tích và 65,4% sản lượng chè của cả nước. Chè được trồng nhiều ở
các tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang…. Trong vùng có một số
15


thương hiệu chè nổi tiếng như chè Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La),
San tuyết, Suối Giàng (Yên Bái).
- Tây Nguyên là vùng chè lớn thứ 2 cả nước, trong vùng chè được trồng nhiều
nhất ở Lâm Đồng do tỉnh có khí hậu tương đối mát mẻ, diện tích trồng chè của tỉnh
236 nghìn ha và sản lượng đạt 204 nghìn tấn năm 2006.
- Trong những năm gần đây nhà nước ta đã chú trọng đầu tư các giống chè mới
cho chất lượng cao, kĩ thuật canh tác và chế biến sau thu hoạch được đầu tư máy móc
hiện đại công suất đáp ứng đủ chè búp thu hoạch và đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Lượng chè xuất khẩu mang lại giá trị tương đối lớn với kim ngạch đạt 217,2
triệu USD và khối lượng đạt 130,9 nghìn tấn (năm 2016).
* Cây điều
- Cây điều được con người biết đến muộn hơn các cây công nghiệp khác, điều
mang lại giá trị kinh tế cao, một trong những mặt hàng chủ lực. Cây điều góp phần vào
việc xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường.
- Cây điều chịu được những điều kiện khí hậu đa dạng và khắc nghiệt. Khí hậu
nhiệt đới với một lượng mưa hàng năm đầy đủ và một mùa khô rõ rệt là những điều

kiện rất thích hợp để cây điều phát triển tốt. Đây là loại cây nhạy cảm với gió lạnh và
thích hợp với độ cao 0 – 600m so với mực nước biển ở những vùng giáp biển. Cây
điều cũng là loại cây kén đất. Các loại đất có độ phì thấp như đất xám phù sa cổ, đất
cát ven biển đều phù hợp. Như vậy vùng cho cây điều phát triển tốt nhất ở nước ta là
từ Đà Nẵng trở vào, với độ cao dưới 700m.
- Diện tích và sản lượng điều đều tăng đáng kể. Năm 2016 diện tích trồng điều
đạt 293,1 nghìn ha, cho sản lượng 303,5 nghìn tấn với năng suất 10,3 tạ/ha. So với
năm 1995 diện tích trồng điều năm 2016 tăng lên 1,8 lần và năng suất tăng 5,9 lần.
Cây điều có diện tích đứng thứ 3 cả nước chỉ sau cao su và cà phê.
- Ở nước ta, cây điều trồng nhiều nhất tại vùng Đông Nam Bộ (chiến trên 60%
diện tích và trên 70% sản lượng điều của cả nước), tiếp theo là Tây Nguyên (tương
đương 23,4% và 18,3%. Duyên hải Nam Trung Bộ (15,1% và 10,0%). Bình Phước là
tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích (chiếm khoảng 42% diện tích cả nước). và chiếm vị
trí độc tôn. Tại Duyên hải Nam Trung Bộ điều được trồng nhiều ở Bình Thuận (chiếm
43,6% diện tích và 42,0 sản lượng toàn vùng).
- Trong những năm qua, nhu cầu thị trường quốc tế và sản phẩm điều vẫn tiếp
tục được nâng cao, khối lượng hạt điều nhân xuất khẩu năm 2016 của nước ta đạt
346,8 nghìn tấn với giá trị xuất khẩu đạt 2,8 tỷ USD. Hạt điều Việt Nam có mặt ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt ở các thị trường Hoa Kì, Trung Quốc.
* Cây hồ tiêu
- Cây hồ tiêu là loại cây mà sản phẩm của nó chủ yếu dùng làm gia vị, và thuốc
kích thích tiêu hóa.
- Hồ tiêu là loại cây công nghiệp lâu năm, thân bò, rễ móc nên cần có trụ để cây
bám. Cây thích hợp với khí hậu xích đạo và nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ 22 –

16


280C, yêu cầu lượng mưa cao 2000 mm đến 3000m . Loại đất thích hợp nhất là đất tơi
xốp, giàu mùn, dễ thoát nước.

- Diện tích trồng hồ tiêu tăng lên 122,3 nghìn ha trong 21 năm từ năm 1995 đến
năm 2016 tăng tương đương 18,4 lần. Năm 2016 diện tích trồng đạt 129,3 nghìn ha
chiếm 4,3% diện tích các cây công nghiệp.
- Sản lượng hồ tiêu nước ta tăng mạnh trong giai đoạn 1995 – 2016, tổng sản
lượng tăng lên 207,1 nghìn tấn, tương đương 23,2 lần, năm 2016 tổng sản lượng đạt
216,4 nghìn tấn. Năng suất hồ tiêu đạt 16,7 tạ/ha.
- Phân bố, cây hồ tiêu nước ta tập trung chủ yếu ở miền nam do có khí hậu nóng
ẩm điển hình, trong đó vùng Đông Nam Bộ chiếm 50% diện tích và sản lượng của cả
nước. Tây Nguyên là vùng trồng hồ tiêu đứng thứ 2 với 36,2% diện tích và 43% sản
lượng cả nước. Ngoài ra cây hồ tiêu còn được trồng Bắc Trung Bộ, Duyên hả Nam
Trung Bộ, đảo Phú Quốc cũng được trồng nhiều hồ.
- Xuất khẩu hồ tiêu nước ta trong những năm qua tăng lên, trong đó năm 2016
tăng cao kỷ lục từ trước tới nay, sản lượng xuất khẩu đạt 179,233 tấn, giá trị đạt 1,4 tỷ
USD.
* Một số cây công nghiệp hàng năm
- Cây mía: Đây là loại cây quan trọng và phổ biến nhất trong các loại cây lấy
đường ở vùng nhiệt đới. Mía trồng sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp mía
đường và sản xuất bột ngọt. Cây mía thích nghi với những vùng có lượng nhiệt và ẩm
cao. Cây mía thích hợp với đất phù sa mới, đất cát pha và đất thịt nặng. Về diện tích
trồng mía chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các cây công nghiệp hàng năm, năm 2016 diện
tích chiếm 8,9% trong tổng diện tích cây công nghiệp. Tuy nhiên, diện tích trồng mía
của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2016 biến động theo chiều hướng giảm xuống. Từ
1995 đến năm 2000 diện tích tăng 78,3 nghìn ha, từ năm 2000 đến 2016 diện tích giảm
34,7 nghìn ha. Sản lượng mía tăng lên liên tục, năm 2016 tổng sản lượng mía đạt
17.211,2 nghìn tấn, tăng gấp năm 1995 1,6 lần. Năng suất tăng lên đạt 643,1 tạ/ha.
Năm 2006 diện tích trồng mía đạt 267,6 nghìn ha. Cây mía được trồng ở 58/63 tỉnh
thành của cả nước, nhưng tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc
Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
- Cây lạc: Đây là loại cây vừa để lấy dầu và vừa để làm cây thực phẩm quan
trọng. Cây lạc là cây cần khí hậu nóng và đủ ẩm trong thời gian sinh trưởng. Nhiệt độ

thấp nhất trên 140C. Cây lạc không yêu cầu cao về độ phì của đất, nhưng lạc không
thích hợp trên các ruộng rốc, đất chua và mặn. Đất trồng lạc phải đảm bảo cao, ráo,
thoát nước nhanh, tốt nhất là loại đất thịt nhẹ, cát pha để đất luôn tơi xốp. Trong giai
đoạn 1995 – 2016 diện tích trồng lạc giảm 75,1 nghìn ha, năm 2016 diện tích trồng lạc
chiếm 6,3% diện tích cây công nghiệp cả nước. Tuy diện tích trồng giảm nhưng sản
lượng và năng suất lạc tăng lên trong khoảng thời gian cùng giai đoạn. Sản lượng tăng
lên 92,7 nghìn tấn, sản lượng năm 2016 gấp 1,3 lần năm 1995, năng suất lạc đạt 23,1
tạ/ha (năm 2016). Do đặc điểm sinh thái nên lạc được trồng nhiều ở các đồng bằng ven
biển miền Trung, trên các vùng đất cao ven biển và các bãi ven sông. Ngoài ra lạc
được trồng nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. Năm 2016 vùng có
17


diện tích trồng lạc lớn nhất là Bắc Trung Bộ (32,6% diện tích và 31,2% sản lượng).
Tiếp theo là Trung du và miền núi Bắc Bộ (tương ứng 23,1% diện tích và 29,8% sản
lượng). Các vùng khác Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ diện tích trồng lạc
đáng kể.
- Cây đậu tương: Đây là cây mang lại giá trị kinh tế lớn do nó mang lại giá trị
thực phẩm cao, hàm lượng prôtêin trung bình từ 38 – 40%, lipit từ 18 – 20%, giàu
muối khoáng. Sản phẩm đậu tương được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất dầu thực
vật. Với ngành nông nghiệp đây là loại cây cải tạo đất. Cây đậu tương đòi hỏi nhiệt độ
trung bình từ 22 – 250C, nếu nhiệt độ xuống quá thấp cây sẽ không phát triển. ở nước
ta cây đậu tương chiếm tỉ lệ nhỏ trong diện tích gieo trồng, tỉ lệ giảm xuống liên tục
trong thời kì từ năm 1995 – 2016, trong 21 đã giảm 4,1% diện tích. Năm 2006 tỉ lệ
diện tích gieo trồng chiếm 3,2. Tổng diện tích gieo trồng cũng biến động giảm trong
cùng thời kỳ, từ năm 1995 – 2010 diện tích tăng lên từ 121,1 nghìn ha năm 1995 tăng
197,8 nghìn ha 2010, từ năm 2010 – 2016 diện tích giảm xuống, năm 2016 diện tích
đạt 96,6 nghìn tấn. Cây đậu tương phân bố ở 28/63 tỉnh và thành phố song chỉ tập
trung ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng (45,3% diện tích), Trung du và miền núi
Bắc Bộ và Tây Nguyên (13,2%).

2.3 Cây rau đậu
Tập đoàn cây rau đậu nước ta tương đối phong phú với nguồn gốc nhiệt đới,
cận nhiệt và ôn đới. Sản phẩm cây rau đậu ra tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
Giá trị sản xuất cây rau đậu tăng liên tục trong giai đoạn từ 1995 – 2010, năm
1995 giá trị sản xuất là 4.983,6 tỉ đồng chiếm 7,2% giá trị sản xuất ngành trồng trọt;
đến năm 2010 giá trị sản xuất tăng lên 11.874,6 tỉ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 1995
và chiếm 9,2% giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng cây rau đậu giai đoạn 1995 – 2010.

Giá trị sản xuất
(tỉ đồng, giá so sánh 1994

So với ngành trồng
trọt (%)

Tốc độ tăng trưởng
(%)

1995

4.983,6

7,2

26,3

2000

6.332,4


7,0

2,5

2005

8.928,2

8,3

7,8

2010

11.921,5

9,2

8,7

Năm

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2000 và 2011
Rau nhiệt đới phổ biến triên phạm vị cả nước, đặc biệt trong vụ xuân hè phục
vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân như rau muốn, các loại bí, mướp. Các loại
rau cận nhiệt và ôn đớn phân bố ở vùng núi và cao nguyên điển hình như Sa Pa và Đà
Lạt.
Diện tích trồng rau của cả nước tăng từ 531,0 nghìn ha năm 1995 lên 780 nghìn
ha năm 2010, chiếm 5,5% diện tích của nước ta. So với năm 1995 diện tích rau tăng
1,5 lần. Sản lượng rau đạt 13,0 triệu tấn.

18


Vùng trồng rau có quy mô lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long. Năm
2010 diện tích ra toàn vùng là 221,8 nghìn ha chiếm 28,4% diện tích và 29,5% sản
lượng rau cả nước. Các tỉnh trồng nhiều rau là Tiền Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh.
Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích rau lớn thứ 2 cả nước với diện tích
chiếm 20,2 % diện tích và 24,8% sản lượng rau cả nước (năm 2010). Rau được trồng
chủ yếu vào vụ đông với các loại rau ôn đới như khoai tây, bắp cải, su hào. Các tỉnh
và thành phố trồng nhiều rau như Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định.
Trung du và miền núi Bắc Bộ đứng thứ ba về diện tích trồng rau với 14,4% diện
tích và 10,8% sản lượng cả nước. Các tỉnh trồng nhiều rau Lào Cai, Phú Thọ, Hà
Giang.
Tây Nguyên là vùng đứng thứ 4 cả nước với 10,0% diện tích và 13,2% sản
lượng của cả nước. Vùng có tỉnh Lâm Đồng đứng đầu cả nước về diện tích (43,8 nghìn
ha) và sản lượng (1,2 triệu tấn).
Vùng rau chuyên canh được tập trung ở ven các thành phố lớn, khu vực đông
dân cư, với nhiều chủng loại rau phong phú. Trình độ thâm canh rau ở những khu vực
này khá cao, tuy nhiên vấn đề đặt ra là rau được sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm.
2.4 Cây ăn quả
Cây ăn quả được trồng khá sớm ở nước ta nhưng trước đây quy mô nhỏ. Nước
ta có nhiều tiềm năng về tự nhiên để phát triển cây ăn quả. Một số loại cây ăn quả nổi
tiếng của nước ta như bưởi Đoan Hùng, cam Xã Đoài, nhãn Hưng Yên, đào Sa Pa,
mận Bắc Hà.
Diện tích trồng cây ăn quả của nước ta có xu hướng tăng lên từ 346,4 nghìn ha
năm 1995 lên 779,7 nghìn ha năm 2010, tăng gấp 2,3 lần. Tỉ trọng diện tích gieo trồng
tăng từ 3,3% lên 5,5%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích cây ăn quả giảm
nhẹ do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá cả không ổn định.
Diện tích
Năm


Giá trị sản xuất

Nghìn ha

% so với diện tích
gieo trồng

Tỉ đồng

% só với ngành
trồng trọt

1995

346,4

3,3

5.577,6

8,4

2000

565,0

4,5

6.105,9


6,7

2005

767,4

5,8

7.942,7

7,4

2010

779,7

5,5

10.167,1

7,8

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2000 và 2011
Giá trị sản xuất ngành trồng cây ăn quả năm 2010 đạt 10.167,1 tỉ đồng gấp 1,8
lần so với năm 1995. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cây ăn quả giữ mức
7 – 8%.
19



Cây ăn quả tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền
núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm
với 36,8% diện tích cả nước. Trung du miền núi Bắc Bộ 22,6%; Đông Nam Bộ 12,2%.
3. Định hướng phát triển ngành trồng trọt Việt Nam
- Duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt khoảng 2,5 – 3%/năm bằng
các giải pháp tăng năng suất và chất lượng, giảm giá thành, điều chỉnh cơ cấu phù hợp
với xu thế biến đổi nhu cầu tiêu dùng theo mức tăng thu nhập của người dân. Duy trì
quy mô sản xuất lương thực hợp lí, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho mức dân
số ổn định trong tương lai. Tập trung phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới mà Việt
Nam có lợi thế và nhu cầu tăng cao về thị trường.
- Phát triển mặt hàng lúa gạo Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực,
mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực.
- Nghiên cứu và mở rộng diện tích các cây công nghiệp chủ lực, các cây hàng
hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao, áp dụng triệt để tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản
xuất, sản phẩm đầu ra đảm bảo về số lượng và chất lượng của các bạn hàng ngoài
nước.
- Tăng cường hệ thống giám sát các quá trình sản xuất, dần đưa hệ thống giám
sát sản xuất đến với người tiêu dùng.

CHƯƠNG II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Phương tiện dạy học
Phương tiện thường được sử dụng để dạy và học trong chuyên đề địa lí ngành
trồng trọt là các bản đồ (atlat, bản đồ giáo khoa, bản đồ treo tường), tranh ảnh, video,
bảng số liệu, biểu đồ…Sau đây là một số phương tiện chính thường được sử dụng.
1.1 Atlat địa lí Việt Nam
Atlat địa lí Việt Nam là một phương tiện dạy và học không thể thiếu của môn địa
lí trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là trong thi học sinh giỏi quốc gia. Có rất nhiều
dạng bài tập liên quan đến Atlat Địa lí Việt Nam. Khi dạy chuyên đề ngành trồng trọt
có thể sử dụng trực tiếp bản đồ Nông nghiệp trang 18 và bản đồ lúa, bản đồ cây công
nghiệp trang số 19 Atlat. Đây là các trang bản đồ chính giúp học sinh khai thác được

hiện trạng phát triển và phân bố của ngành trồng
trọt.
a. Bản đồ nông nghệp chung trang 18.
Trong bản đồ trang 18, học sinh khai thác
để có cái nhìn tổng thể sự phân bố các loại cây
trồng của nước ta trong từng vùng nông nghiệp.

20


Bên cạnh đó còn khai thác được hiện trạng sử dụng đất thông gắn với mỗi loại cây
trồng nhất định.

b) Bản đồ Lúa và bản đồ cây công nghiệp trang 19 (năm 2007)

Hình 2: Bản đồ lúa và cây công nghiệp của nước ta năm 2007
Đây là hai bản đồ chính trong phần trồng trọt với các loại cây trồng chính đó là
lúa, công công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm. Từ hai bản đồ này học
sinh dễ dàng khai thác được các nội dung về hiện trạng phát triển và phân bố các cây
trồng trên. Ví dụ, từ biểu đồ tròn từ trang cây lúa học sinh khai thác được cơ cấu giá trị
sản xuất của cây lúa trong ngành trồng trọt, sự chuyển dịch về cơ cấu giá trị sản xuất
ngành trồng trọt. Hoặc từ biểu đồ cột nhóm trong trang cây công nghiệp, học sinh khai
thác được diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm, tính cơ cấu diện tích cây
công nghiệp trong giai đoạn trên.
Ngoài ba bản đồ trên học sinh kết hợp khai thác các bản đồ phần địa lí tự nhiên
như bản đồ khí hậu, bản đồ đất, bản đồ sinh vật, bản đồ sông ngòi….. để khai thác các
thế mạnh phát triển của từng loại cây hay giải thích sự phân bố các loại cây trồng.
2. Phương pháp dạy học

2.1. Phương pháp dạy học

Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang được đặt ra với tất cả các cấp học
nhằm hướng người học đến khả năng tự đọc và tự học để chiếm lĩnh tri thức giải quyết
các vấn đề học tập và liên quan. Đối với học sinh giỏi môn Địa lí cần thay đổi cách
học một cách hiệu quả để đạt kết quả cao, đó chính là đổi mới về phương pháp.
Hiện nay các phương pháp truyền thống vẫn đang được thực hiện khá phổ biến,
tuy nhiên trong chuyên đề ngành trồng trọt Việt Nam chúng tôi đưa vào một số
21


phương pháp mới nhằm kích thích sự sáng tạo trong bộ môn và hơn thế hình thành
năng lực chuyên biệt cho các em.

a. Phương pháp đàm thoại gợi mở
Đây là phương pháp được thực hiện như sau: Giáo viên soạn câu hỏi dưới dạng
câu hỏi có nhiều ý nhỏ, các ý nhỏ có mối liên hệ với nhau yêu cầu học sinh trả lời liên
tục dưới dạng đàm thoại để tổng hợp các ý kiến và chốt lại vấn đề cần giải quyết ở câu
hỏi lớn. Đây là phương pháp sử dụng hiệu quả vì khi học sinh học phần địa lí ngành
trông trọt giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày điều kiện, vai trò phát triển một loại
cây trồng nào đo, hoặc thế mạnh nổi bật của giống cây đó tại địa phương.
Ví dụ: Khi giảng về vai trò cây công nghiệp giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi
mở để gợi mở cho học sinh.
Bước 1: Giáo viên đưa ra câu hỏi “em hãy cho biết vai trò của việc phát triển
cây công nghiệp lâu năm”.
Bước 2: Giáo viên đưa ra gợi ý. Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm có ý
nghĩa như thế nào(kinh tế, xã hội, môi trường)? Giáo viên gợi mở và cùng học sinh lấy
từng ví dụ cụ thể.
Bước 3: Học sinh trả lời các câu hỏi gợi mở trên, giáo viên chốt kiến thức.

b. Phương pháp thảo luận nhóm
Đây là phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập, thảo luận theo nhóm

học sinh. Áp dụng phương pháp này nhằm mục đích khuyến khích học sinh hợp tác để
tìm ra vấn đề trên cơ sở trao đổi thông tin, kinh nghiệm học tập. Tuy nhiên, để thực
hiện thành công phương án này giáo viên phải định hướng, giao nhiệm vụ rõ ràng và
cần có đủ thời gian để các nhóm thảo luận và trình bày.
Ở phần địa lí ngành trồng trọt, khi dạy các nội dung hiện trạng phát triển và phân
bố các loại cây trồng giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh nghiên cứu từng
loại cây trồng: cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau đậu và cây ăn quả, theo các
tiêu chí: Vai trò, hiện trạng phát triển và phân bố.
c. Phương pháp đóng vai
Đây là phương pháp tạo ra sự hứng thú và kích thích tư duy cho học sinh, học
sinh được đặt mình vào vị trí của những người khác nhau trong xã hội để giải quyết
các tình huống thực tế. Trong phần trồng trọt học sinh sẽ đóng vai các nhà quản lý
ngành nông nghiệp để đưa ra chiến lược phát triển cho ngành trên các điều kiện về tự
nhiên.
Ví dụ: Nếu em là Bộ trưởng bổ Nông nghiệp, em sẽ làm gì để ngành trồng cây ăn
quả nước ta phát triển.
Đây là phương pháp giáo viên sử dụng trong phần tổng kết nội dung, từ ví dụ
trên cho ta thấy học sinh sẽ khái quát được các thế mạnh của cây ăn quả và khắc sâu
được nội dung kiến thức đó. Tuy nhiên, giáo viên cần thống nhất các nội dung thuyết
trình ngay từ đầu để các nhóm còn tranh luận.

d. Phương pháp động não

22


Phương pháp động não là một phương pháp dùng để giải quyết nhiều loại vấn đề
khác nhau, giúp cho người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng,
nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Các thực hiện phương pháp: giáo viên đưa ra nội
dung cần tìm, kích thích học sinh tìm ra các ý để trả lời câu hỏi. Giáo viên là người

tổng hợp các ý học sinh đã tìm ra và chốt lại các ý cần phải trả lời trong câu hỏi.
Phương pháp này có thể sử dụng ở hầu hết các nội dung trong phần địa trồng trọt.
Ví dụ:
Khi ôn tập về thế mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta:
- B1: GV có thể đưa ra câu hỏi: “Trong thời gian 1 phút em hãy đưa ra những thế
mạnh nổi bật trồng cây công nghiệp lâu năm ở nước ta”?
- B2: GV gọi HS trả lời nhanh, mỗi HS đưa ra một đáp án, GV ghi lại tất cả các
đáp án đúng, đáp án sai.
- B3: Khi thời gian kết thúc, GV tổng kết kiến thức, đưa ra đáp án câu hỏi.

e. Phương pháp sơ đồ tư duy
Đây là phương pháp được hầu hết các em học sinh sử dụng nhằm hệ thống các
kiến thức theo một logic của từng học sinh và giảm bớt thời gian ôn bài mà học sinh
nhớ đủ các ý theo cấp độ từ khái quát đến chi tiết. Việc xây dựng sơ đồ tư duy thường
theo một công thức chung nhưng với mỗi học sinh lại có các học khác nhau nên khó có
một công thức cụ thể để các em áp dụng. Việc hướng dẫn học sinh mang tính khái quát
nhất để các em vận dụng nó một cách đơn giản nhưng hiệu quả với chính từng học
sinh. Để thực hiện được phương pháp này học sinh có thể làm theo các bước sau:
Thứ nhất, thiết lập được nội dung của bài sau đó xác định các nội dung chính.
Trong bước này cần chú ý đến các nội dung của sách giáo khoa và tài liệu liên quan,
sắp xếp các ý theo cấp độ, nội dung chính (từ khóa) trung tâm và các nội dung liên
quan đến nội dung chính.
Thứ hai, vẽ nội dung chính trên nền giấy các em lựa chọn, có thể A3, hoặc A4 bắt
đầu từ nội dung chính đã xác định.
Thứ ba, vẽ các ý phụ theo nội dung chính, đảm bảo sự liền mạch cho các nội
dung. Điến bước này cần đảm bảo bố cục các nhánh được trải đền trên trang giấy
chính. Sau đó học sinh hoàn thiện sơ đồ trên cơ sở bổ sung hình ảnh, bảng số liệu, để
minh họa cho các nội dung vừa thực hiện.
f. Phương pháp phân tích bảng số liệu
Để thực hiện phương pháp này, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Không được bỏ sót các dữ liệu:
- Phân tích kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối. Trong trường hợp số liệu
tuyệt đối cần xử lí tính toán số liệu trước khi phân tích.
- Tính toán số liệu theo hai hướng chính: theo cột dọc và theo hàng ngang.
- Thực hiện nguyên tắc: từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể:
- Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng, giữa các cột, các hàng.
- Phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ số liệu và giải thích.
23


×