Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

GA lớp 4-tuần 13 (chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.72 KB, 43 trang )

Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
Thứ hai ngày 03 tháng 12 năm 2007
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết: 25
I- MỤC TIÊU:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc chính xác, không ngắt ngứ, vấp váp các tên riêng nứơc
ngoài : Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng,cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
- Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu ý nghóa của câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vó đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công
nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thàng công mơ ước tìm đường lên các vì
sao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài Vẽ trứng, trả lời câu hỏi
- Nhận xét bài cũ.
B. HOẠT ĐỘNG 2: Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Một trong những người đầu tiên tìm
đường lên khoảng không vũ trụ là nhà bác học Xi-ôn-
cốp-xki, người Nga (1857 – 1935).
2/ Hướng dẫn luyện đọc :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc theo từng đoạn :
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS
mắc lỗi. Chú ý đọc đúng các câu hỏi : Vì sao quả bóng
không có cánh mà vẫn bay được ? / Cậu làm thế nào
mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như
thế ?


- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở
cuối bài.
- GV giới thiệu tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con
tàu vũ trụ.
- Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
3/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
+ Đoạn 1 : 4 dòng đầu
+ Đoạn 2 : 7 dòng tiếp
+ Đoạn 3 : 6 dòng tiếp theo
+ Đoạn 4 : 3 dòng còn lại.
- Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo
hướng dẫn của GV, phát âm đúng
những tiếng : Xi-ôn-cốp-xki.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Theo dõi.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- Theo dõi GV đọc bài.
Bài:
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG
LÊN CÁC VÌ SAO
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
- Yêu cầu các nhóm đọc và trả lời các câu hỏi, sau đó
đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV nhận xét và
tổng kết.
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?


+ Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
* GV giới thiệu : Xi-ôn-cốp-xki khi còn là sinh viên .
(Theo Sách hướng dẫn GV)
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.
4/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn HS đọc giọng phù
hợp với diễn cảm của câu chuyện.
- GV đọc diễn cảm đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn
nắn.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Xi-ôn-cốp-xki từ nhỏ đã mơ ước
được bay lên trời.
+ Ông sống rất kham khổ để dành
dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí
nghiệm. Ông đã kiên trì nghiên cứu
và thiết kế thành công tên lửa nhiều
tầng, trở thành phương tiện bay tới
các vì sao.
- Theo dõi.
- Học sinh tự đặt tên .
+ HS thảo luận và đặt tên : Người
chinh phục các vì sao./ Quyết tâm
chinh phục các vì sao. / Từ mơ ước
bay lên bầu trời. / Ông tổ của ngành
du hành vũ trụ. / . . .
- 4 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp theo dõi.

- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm
đoạn 1.
- Một vài cặp học sinh thi đọc diễn
cảm đoạn 1 trước lớp.
C. HOẠT ĐỘNG 3:
- Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì? - Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bò : Văn Hay Chữ Tốt.
Môn: CHÍNH TẢ
Bài: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
Tiết: 13
I- MỤC TIÊU:
1. Nghe - viết chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì
sao.
2. Làm đúng các bài tập phân biết các âm đầu l/n, các âm chính (âm giữa vần) i/iê.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2. Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG I: Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào
bảng con : vườn tược, vay mượn, mương nước,
thònh vượng.
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh.
HOẠT ĐỘNG II: Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:Trong tiết chính tả hôm nay, các
em sẽ nghe cô đọc và viết đúng chính tả một đoạn
của bài Người tìm đường lên các vì sao. Làm đúng
các bài tập phân biết các âm đầøu l/n, các âm chính
(âm giữa vần) i/iê.

2/ Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc một lần đoạn viết.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn viết.
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Hướng dẫn HS luyện viết từ ngữ khó :
Xi-ôn-cốp-xki, nhảy, rủi ro, non nớt.
- GV nhắc nhở HS: Ghi tên đề bài vào giữa dòng,
sau khi chấm xuống dòng chữ đầu nhớ viết hoa,
viết lùi vào 1 ô. Chú ý tư thế ngồi viết.
- Yêu cầu HS gấp sách.
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 :
- GV chọn cho HS làm phần a.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
2 HS lên bảng
- Lơp theo dõi, nhận xét
HS lắng nghe
- Theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm đoạn viết.
+ Đoạn văn gồm 6 câu.
+ Chữ đầu câu.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng
con các từ GV vừa hướng dẫn.

- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa
những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết
sau.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Tìm các tính từ có hai tiếng đều bắt đầu
bằng l, n.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và
tìm kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và
trình bày bài làm của nhóm mình.
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm
làm bài đúng.
Bài 3 : GV chọn cho HS làm phần b.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi nhận xét, tuyên dương những học
sinh làm bài đúng.
+ Tính từ có hai tiếng đều bắt đầu bằng l:
lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lơ lửng, lộng
lẫy, lấp lánh, . . .
+ Tính từ có hai tiếng đều bắt đầu bằng n :
nóng nảy, nặng nề, no nê, náo nức, nô nức,

năng nổ, . . .
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS
cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm
bạn.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng im hoặc
iêm có nghóa như sau:
+ Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi
nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ.
+ Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời
gian, . . . trong sản xuất hoặc sinh hoạt.
+ Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, nằm
bên trái lồng ngực.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào
bảng con.
+ Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi
nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ : kim khâu.
+ Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời
gian, . . . trong sản xuất hoặc sinh hoạt : tiết
kiệm.
+ Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, nằm
bên trái lồng ngực : tim .
- Một số em đọc bài làm của mình. Cả lớp
theo dõi, nhận xét.
HOẠT ĐỘNG III: Củng cố - dặn dò:
- Sửa lỗi sai .
- Nhận xét - Tuyên dương
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
Môn: TOÁN
Tiết: 61

I- MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh biết cách và có kó năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, bảng, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG I: Kiểm tra bài cũ:
- Tính giá trò của các biểu thức sau:
- GV nhận xét cho điểm HS.
HOẠT ĐỘNG II: Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Trực tiếp
- Giáo viên hướng dẫn:
2/ Phép nhân 27 × 11 (trường hợp tổng hai chữ số bé hơn
10).
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
- Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân
trên?
- Hãy nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của
phép nhân 27 × 11.
- GV: Như vậy, khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27
× 11 với nhau ta chỉ cần cộng hai chữ số của 27 (2 + 7 =
9) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27.
- Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 × 11 =
297 so với số 27. các chữ số giống nhau và khác nhau ở
điểm nào?
- Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau:
• 2 cộng 7 bằng 9 ;
• Viết 9 vào giữa hai chữ số của 27 được 297.
• Vậy 27 × 11 = 297
- Yêu cầu HS nhân nhẩm 41 × 11.

- GV nhận xét và nêu vần đề: các số 27, 41, . . . đều có
tổng hai chữ số nhỏ hơn 10, vậy với trường hợp tổng của
hai chữ số lớn hơn 10 như các số 48, 57, ... thì ta thực
hiện như thế nào? Chúng ta cùng thực hiện phép nhân
48 × 11.
3/ Phép nhân 48 × 11 (trường hợp tổng hai chữ số lớn
hơn hoặc bằng 10).
- GV viết lên bảng phép tính 48 × 11. GV yêu cầu HS
áp dụng cách nhân nhẩm đã học để nhân 48 × 11.
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
- Em có nhận xét gì về hai tích của phép nhân trên?
- Hãy nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của
- HS thực hiện bảng lớp, bảng con
45 × 32 + 1245
75 × 18 + 75 × 21
12 × (27 + 46) - 1567
HS lắng nghe
- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào nháp.
- Hai tích riêng của phép nhân 27 × 11
đều bằng 27.
- HS nêu: Hạ 7 ; 2 cộng 7 bằng 9, viết
9; hạ 2.
- Nghe giảng.
- Số 297 chính là số 27 sau khi viết
thêm tổng hai chữ số của nó (2 + 7 = 9)
vào giữa.
- Theo dõi.
- HS nhẩm: 4 cộng 1 bằng 5 ; viết 5 vào
giữa hai chữ số của 41 được 451 ; vậy
41 × 11 = 451.


- HS nhân nhẩm và nêu cách tính nhẩm
của mình (có thể đúng hoặc sai).
- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào nháp.
- Hai tích riêng của phép nhân 48 × 11
đều bảng 48.
Bài: NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
phép nhân 48 × 11.
- GV yêu cầu HS dựa vào bước cộng các tích riêng của
phép nhân 48 × 11 để nhận xét về các chữ số trong kết
quả phép nhân 48 × 11 = 528:
+ 8 là hàng đơn vò của 48.
+ 2 là hàng đơn vò của tổng hai chữ số của 48 (4 + 8 =
12).
+ 5 là 4 + 1 với 1 là hàng chục của 12 nhớ sang.
- Vậy ta có cách nhẩm 48 × 11 như sau:
• 4 cộng 8 bằng 12 ;
• Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48, được 428 ;
• Thêm 1 vào 4 của 428, được 528.
• Vậy 48 × 11 = 528
- GV yêu cầu HS nêu lại cách nhân nhẩm 48 × 11.
- GV yêu cầu HS thực hiện nhân nhẩm 75 × 11
4/ Luyện tập
Bài 1
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở, khi chữa
bài GV gọi một vài HS nêu cách nhẩm của phần 3.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài, nhắc HS thực hiện nhân nhẩm
để tìm kết quả, không được đặt tính.

- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó thảo luận nhóm để rút
ra câu trả lời đúng.
- HS nêu.
- HS nghe giảng.
- HS lần lượt nêu trước lớp.
- HS nhẩm và nêu cách nhẩm trước lớp.
- Làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm
tra bài của nhau.
- 2 HS lên bảng, lớp thực hiện vào vở.
x : 11 = 25 x : 11 = 8
x = 25 × 11 x = 78 × 11
x = 275 x = 858
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số hàng cả hai khối lớp xếp được là:
17 + 15 = 32 (hàng)
Số học sinh của cả hai khối lớp là:
11 × 32 = 352 (học sinh)
Đáp số: 352 học sinh
- HS thảo luận nhóm và rút ra câu trả
lời đúng là b.
HOẠT ĐỘNG III: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 (hai trường hợp vừa học).

- Về nhà luyện tập thêm về nhân nhẩm.
- Chuẩn bò bài: Nhân với số có ba chữ số
- Nhận xét tiết học.
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết: 13
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Ông bà, cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta.
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà,
cha mẹ những việc phù hợp, chăm lo cho ông bà, cha mẹ vui vẻ, khỏe mạnh, vâng lời ông bà,
cha mẹ, học tập tốt
2. Thái độ:
- Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của ông
bà, cha mẹ
3. Hành vi:
- Giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời, làm việc để ông bà, cha mẹ vui
- Phê phán những hành vi không hiếu thảo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ trong sách giáo khoa
- Giấy, bút viết cho mỗi nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG I: Kiểm tra bài cũ:
+ Khi ông bà, cha mẹ bò ốm, mệt, chúng ta phải làm gì?
+ Khi ông bà, cha mẹ đi xa về, chúng ta phải làm gì?
+ Có cần quan tâm tới sở thích của ông bà, cha mẹ
không?
HOẠT ĐỘNG II: Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục

tìm hiểu bài : Hiếu Thảo Với Ông Bà, Cha Mẹ
2/ Đóng vai:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm
thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1, một nửa số
nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 2
- GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm,
chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu,
ốm đau.
3/ Em sẽ làm gì ?
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
+ Phát cho các nhóm giấy bút
+ Yêu cầu HS lần lượt ghi lại các việc em đã làm và sẽ
làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
3 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- HS mở SGK
- Các nhóm thảo luận chuẩn bò đóng
vai
- Các nhóm lên đóng vai
- Các HS khác phỏng vấn HS đóng vai
cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông
bà về cảm xúc khi nhận được sự quan
tâm, chăm sóc của ông cháu.
- Thảo luận lớp nhận xét về cách ứng
xử
- HS làm việc theo nhóm, lần lượt ghi
lại các việc mình đã làm và sẽ làm để
thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha
mẹ (không ghi trùng lặp) – nếu có lý
do đặc biệt thì có thể giải thích cho các
bạn trong nhóm biết

Bài: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tt)
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
+ Yêu cầu các nhóm dán tờ giấy ghi kết quả làm việc
lên bảng
+ Yêu cầu HS giải thích một số công việc
+ Kết luận: Cô mong các em sẽ làm đúng những điều dự
đònh và là một người con hiếu thảo
4/ Kể chuyện tấm gương hiếu thảo
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
+ Phát cho HS giấy bút
+ Yêu cầu các nhóm viết ra những câu thành ngữ, tục
ngữ, ca dao, nói về công lao của ông bà, cha mẹ và sự
hiếu thảo của con cháu
- Kết luận: Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành,
nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận
hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- HS dán kết quả, cử 1 đại diện nhóm
đọc lại toàn bộ các ý kiến
- HS làm việc theo nhóm
+ Kể cho các bạn trong nhóm các câu
truyện, thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ nói
về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
(ví dụ: Bài thơ: Thương ông)
+ Liệt kê ra giấy những câu thành ngữ,
tục ngữ, ca dao
Chẳng hạn:
- Về công lao cha mẹ:
* Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
- Về lòng hiếu thảo:

* Mẹ cha ở chốn lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
* Thờ cha mẹ ở hết lòng
y là chữ hiếu dạy trong luân thường
* Liệu mà thờ mẹ kính cha
Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười
HOẠT ĐỘNG III: Củng cố, dặn dò:
- Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ chuyện gì sẽ xảy ra?
- Về nhà em hãy làm những việc cụ thể hàng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha
mẹ.
- GV nhận xét tiết học.
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
Thứ ba ngày 04 tháng 12 năm 2007
Môn: TOÁN
Tiết: 62
I- MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
- Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai và tích riêng thứ ba trong phép nhân
với số có ba chữ số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
- SGK, bảng, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên bảng tính giá trò của các biểu thức bằng cách
thuận tiện:
12 × 11 + 21 × 11 + 11 × 33 =

132 × 11 – 11 × 32 – 54 × 11 =
- GV nhận xét cho điểm HS.
B. HOẠT ĐỘNG 2: Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: trong bài học hôm nay sẽ giúp các em
biết cách thực hiện phép nhân với số có ba chữ số.
2/ Phép nhân 164 × 123
a) Đi tìm kết quả
- GV viết lên bảng phép tính 164 x 123, sau đó yêu cầu
HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
- Vậy 164 × 123 bằng bao nhiêu?
b) Hướng dẫn đặt tính và tính
- GV nêu cách đặt tính đúng: Viết 164 rồi viết 123 xuống
dưới sao cho hàng đơn vò thẳng hàng đơn vò, hàng chục
thẳng hàng chục, hàng trăm thảng hàng trăm, viết dấu
nhân rồi kẻ vạch ngang.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhân: (Như SGK).
- GV giới thiệu:
• 492 Gọi là tích riêng thứ nhất.
• 328 Gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết
lùi sang bên trái một cột vì nó là 328 chục, nếu viết đầy
đủ thì phải là 3280.
• 164 gọi là tích riêng thứ ba. Tích riêng thứ ba được viết
lùi sang bên trái hai cột vì nó là 164 trăm, nếu viết đầy đủ
phải là 16400.
1 HS lên bảng, lớp làm vào vở nháp
- HS tính: 164 × 123
= 164 × (100 +20 + 3)
= 164 ×100 + 164 × 20 + 164 × 3
= 16400 + 3280 + 492
= 20172

164 × 123 = 20172.
- Theo dõi.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm
bài vào nháp.
- HS theo dõi GV thực hiện phép
nhân.
Bài: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
- GV yêu yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép nhân
164 × 123.
- GV yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân.
3/ Luyện tập
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta là gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tính của từng phép tính.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV treo bảng số như đề bài trong SGK, nhắc HS thực
hiện phép tính ra nháp và viết kết quả tính vào bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS.

Bài 3:
- Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình vuông.
-Yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm

bài vào nháp.
- HS nêu như SGK.
- Đặt tính rồi tính.
- 3 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Nêu cách thực hiện của mình.
- HS nhận xét bài làm của bạn đúng /
sai.
- Viết giá trò của biểu thức vào ô
trống.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
làm bài vào vở.
a 262 262 263
b 130 131 131
a x b 34060 82006 34453
- Tính diện tích của mảnh vườn hình
vuông có cạnh dài 125 m.
- Muốn tính diện tích hình vuông ta
lấy cạnh nhân với cạnh.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm
bài vào vở.
Bài giải
Diện tích của mảnh vườn là:
125 × 125 = 15625 (m
2
)
Đáp số: 15625 m
2


C. HOẠT ĐỘNG 3:

- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có ba chữ số.
- Về nhà luyện tập thêm về phép nhân
- Chuẩn bò bài: Nhân với số có ba chữ số tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
Môn: KHOA HỌC
Tiết: 25
I- MỤC TIÊU: Giúp HS
- Biết được nước sạch và nước bò ô nhiễm bằng mắt thừơng và bằng thí nghiệm
- Biết được thế nào là nước sạch, thế nào là nước bò ô nhiễm.
Bài: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
- Luôn có ý thức sử dụng nước sạch, không bò ô nhiễm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
HS chuẩn bò theo nhóm:
+ Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng),
một chai nước giếng hoặc nước máy.
+ Hai vỏ chai.
+ Hai phễu lọc nước, hai miếng bông.
GV chuẩn bò: - Kính lúp theo nhóm.
- Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá (phôtô theo nhóm)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG I: Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của người,
động vật và thực vật.
Nước có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp? Lấy ví dụ
HOẠT ĐỘNG II: Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Làm thế nào để chúng ta biết được đâu
là nước sạch, đâu là nước ô nhiễm, các em cùng làm thí

nghiệm để phân biệt nhé.
2/ Làm thí nghiệm: nước sạch, nước bò ô nhiễm
2 HS lên bảng
Lớp theo dõi, nhận xét
- GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm theo SGK
+ Gọi 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV
chia bảng thành 2 cột và ghi nhanh những ý kiến của các
nhóm.
+ Nhận xét, tuyên dương ý kiến của các nhóm.
- Ở sông (hồ, ao) còn có những thực vật hoặc sinh vật nào
sống?
+ Yêu cầu 3 HS lên quan sát nước ao (hồ, sông) qua kính
hiển vi.
+ Yêu cầu từng em đưa ra những gì em nhìn thấy trong
nước đó.
- Kết luận: Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồ thường
bò lẫn nhiều đất, cát và có vi khuẩn sinh sống. Nước sông
có nhiều phù sa nên có màu đục, nước ao, hồ có nhiều sinh
+ 2 HS trong nhóm thực hiện lọc nước
cùng một lúc, các HS khác theo dõi
để đưa ra ý kiến sau khi quan sát, thu
kí ghi các ý kiến vào giấy. Sau đó cả
nhóm cùng tranh luận để đi đến kết
quả chính xác. Cử một đại diện trình
bày trước lớp.
+ HS trình bày và bổ sung.
Câu trả lời đúng là:
* nước mưa (máy, giếng) sạch không
có màu hay mùi lạ vì nước này sạch.
* nước sông (hồ, ao) hay nước đã sử

dụng có màu vàng, có nhiều đất, bụi,
chất bẩn nhỏ đọng lại vì nước này
bẩn, bò ô nhiễm.
+ Lắng nghe.
Ở ao (hồ, sông) có: cá, tôm, cua, ốc,
rong, rêu, bọ gậy, cung quăng …
+ 3 HS lên quan sát và lần lượt nói ra
những gì mình nhìn thấy trước lớp.
- Lắng nghe
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
vật sống như rong, rêu, tảo … nên thường có màu xanh.
Nước giếng hay nước mưa, nước máy không bò lẫn nhiều
đất, cát …
3/ Xác đònh tiêu chuẩn đánh giá nước sạch, nước bò ô nhiễm
Mục đích: Nêu được đặc điểm chính của nước sạch, nước bò ô nhiễm
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo đònh hướng:
+ Phát phiếu bảng tiêu chuẩn cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS thảo luận và đưa ra các đặc điểm cuả từng
loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra.
+ Yêu cầu các nhóm bổ sung vào phiếu của mình nếu còn
thiếu hay sai so với phiếu trên bảng.
Phiếu có kết quả đúng là:
- Tiến hành thảo luận nhóm.
+ Nhận phiếu học tập và thảo luận,
hoàn thành phiếu.
+ Cử đại diện trình bày và bổ sung.
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm: ……………………………………………………………………
Đặc điểm Nước sạch Nước bò ô nhiễm
Màu Không màu Có màu, vẩn đục

Mùi Không mùi Có mùi hôi
Vò Không vò
Vi sinh vật Không có hoặc có ít không đủ gây hại Nhiều quá mức cho phép
Có chất hòa tan Không có các chất hòa tan có hại cho sức
khỏe
Chứa các chất hòa tan có hại cho sức
khỏe con người
+ Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết
trang 53 SGK.
+ 2 HS đọc to trước lớp
HOẠT ĐỘNG III: Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là nước bò ô nhiễm
- Thế nào là nước sạch
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài, nhắc nhở
những HS còn chưa chú ý.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS về nhà tìm hiểu vì sao ở những nơi em sống lại bò ô nhiễm?
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 25
I- MỤC TIÊU:
- Nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghò lực của con người.
- Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, 3.
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG I: Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đặt câu có sử dụng tính từ, gạch

chân dưới tính từ.
- Thế nào là tính từ? Cho ví dụ.
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
HOẠT ĐỘNG II: Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài:
- Trong tiết học này các em sẽ được hiểu một số từ,
câu tục ngữ nói về ý chí, nghò lực của con người và biết
dùng những từ này khi nói, viết.
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét chữa bài.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu và bổ sung.
+ Làm việc liên tục và bền bỉ là nghóa của từ nào?
+ Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghóa của từ
gì?
+ Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc là nghóa của từ
gì?
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bổ sung bài làm của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận và
trả lời câu hỏi.
- Dòng b (sức mạnh tinh thần làm cho con
người kiên quyết trong hành động, không
lùi bước trước mọi khó khăn) là đúng
nghóa của từ nghò lực.
+ Kiên trì.
+ Kiên cố.
+ Chí tình, chí nghóa.
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
* Chí có nghóa là rất, hết sức (biểu thò mức độ cao nhất): chí phải, chí lí, chí thân, chí tình,
chí công,.
* Chí có nghóa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng,
quyết chí.
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét chữa bài.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận về ý nghóa của hai
câu tục ngữ.
- Gọi HS phát biểu ý kiến và bổ sung cho đúng nghóa
của từng câu tục ngữ.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài
vào vở.

- Nhận xét bổ sung bài làm của bạn.
- 1 HS đọc lại đoạn văn.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS ngồi cùng bàn, thảo lậun với nhau
về ý nghóa của hai câu tục ngữ.
- HS phát biểu:
+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khuyên
con người đừng sợ vất vả, gian nan. Gian
nan, vất vả thử thách con người, giúp cho
con người vững vàng, cúng cỏi hơn.
+ Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
Khuyên người ta đừng sợ bắt đầu từ hai
bàn tay trắng. Những người từ tay trắng
mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính
trọng, khâm phục.
+ Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
Khuyên người ta phải vất vả mới có lúc
thanh nhàn, có ngày thành đạt.
HOẠT ĐỘNG II: Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm bài tập 1, 2 vào vở. Học thuộc các từ ngữ vừa tìm được và các câu tục ngữ.
- Chuẩn bò bài : tính từ (tiếp theo)
- Nhận xét tiết học.
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
Môn: THỂ DỤC
Tiết: 25
I- MỤC TIÊU:
- Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu HS thực hiện động tác theo
đúng thứ tự , chính xác và tương đối đẹp

- Học động tác điều hòa. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng, nhòp độ chậm và thả
lỏng
- Trò chơi “Chim về tổ”. Yêu cầu HS tham gia chơi đúng luật
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
- Đòa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện
- Phương tiện: Chuẩn bò 1 còi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯNG
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
I. PHẦN MỞ ĐẦU :
1. Tập hợp lớp, kiểm tra só số, phổ biến nội dung, yêu cầu
của giờ học
2. Khởi động chung :
- Chạy nhẹ nhàng
- Đi thường
- Trò chơi “Tìm người chỉ huy”
II. PHẦN CƠ BẢN
1. Bài thể dục phát triển chung
- Ôn 7 động tác vươn thở, tay , chân, lưng – bụng , phối
hợp, thăng bằng, nhảy của bài thể dục phát triển chung
- Học động tác điều hòa
+ Nhòp 1: Đưa chân trái sang bên (thả lỏng chân và bàn
chân không chạm đất), đồng thời hai tay dang ngang, bàn
tay sấp (thả lỏng cổ tay)
+ Nhòp 2: Hạ bàn chân trái xuống thành tư thế đứng hai
chân rộng bằng vai, đồng thời gập thân sâu và thả lỏng,
hai tay đan chéo nhau (tay trái trong tay phải ngoài, thả
lỏng cổ tay)
+ Nhòp 3: Như nhòp 1

+ Nhòp 4: Về TTCB
+ Nhòp 5, 6, 7, 8 như nhòp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân
- Tập cả 8 động tác
2. Trò chơi vận động
- Trò chơi “Chim về tổ”
Cách chơi: Khi có lệnh bắt đầu, những em đứng làm “tổ
chim” mở cửa (không nắm tay nhau) để tất cả các “chim”
trong tổ phải bay đi tìm tổ mới, kể cả những em đứng ở
trong ô vuông giữa vòng cũng phải di chuyển. Mỗi “tổ
chim” chỉ được phép nhận một con. Những “chim” nào
không tìm được tổ thì lại phải đứng vào hình vuông giữa
6 – 10 phút
18 – 22 phút
13 – 15 phút
2 lần (mỗi lần
2x8 nhòp)
4 – 5 lần mỗi
lần 2x8 nhòp
4 – 5 phút
x x x x
x x x x
x x x x

x
x x
x ∆ x
x x
x

x x x x

x x x x
x x x x
Bài: HỌC ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA
TRÒ CHƠI “CHIM VỀ TỔ”
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
vòng. Sau 3 lần chơi, “chim” nào 2 lần liên tiếp không
vào được “tổ” thì “chim” đó sẽ bò phạt
III. PHẦN KẾT THÚC:
- HS thực hiện hồi tónh
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập
về nhà
- Bài tập về nhà : Ôn các động tác đã học
+ Tổ chức trò chơi theo nhóm vào các giờ chơi
4 – 6 phút

x x x x
x x x x
x x x x
Trường tiểu học Đa Thiện Nguyễn Thò Minh Tâm
Môn: MỸ THUẬT
Tiết: 13
I- MỤC TIÊU:
- HS cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc
sống.
- HS biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích; biết sử dụng đường
diềm vào các bài trang trí ứng dụng
- HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số đường diềm và đồ vật có trang trí đường diềm

- Một số trang trí đường diềm mẫu
- Một số họa tiết để sắp xếp vào đường diềm
- Kéo, giấy màu, hồ dán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG I: Kiểm tra bài cũ :
+ Nêu cách vẽ tranh đề tài sinh hoạt?
+ Kiểm tra bài HS sưu tầm trang trí đường diềm
HOẠT ĐỘNG II: Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ
vẽ trang trí: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
2/ Quan sát, nhận xét
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh ở hình 1,
trang 32/ SGK
+ Em thấy đường diềm thường được trang trí ở
những đồ vật nào?
+ Những họa tiết nào thường được sử dụng để
trang trí đường diềm?
+ Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế
nào?
+ Dùng đường diềm để làm gì?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường
diềm ở hình 1, trang 32 SGK?
+ Để đường diềm thêm đẹp, em cần làm gì?
3/ Cách trang trí đường diềm
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ:
+ Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau
để nội dung rõ và phong phú
+ Vẽ các dáng hoạt động sao cho sinh động
+ Vẽ màu tươi sáng, có đậm, có nhạt

- HS nhắc lại đề bài
- HS quan sát hình 1, trang 32 SGK, trả lời các
câu hỏi.
+ Đường diềm thường dùng để trang trí khăn,
áo, đóa, quạt, ấm chén, …
+ Những họa tiết thường được sử dụng để trang
trí đường diềm: hoa, lá, chim, bướm, hình tròn,
hình vuông, hình tam giác,…
+ Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm: sắp xếp
nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều, …
+ Dùng đường diềm để trang trí, làm cho đồ vật
đẹp hơn.
+ Các họa tiết giống nhau có màu sắc giống
nhau.
+ Để đường diềm thêm đẹp, em cần vẽ màu
sắc.
Bài: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×