Tải bản đầy đủ (.pdf) (262 trang)

Môn bậc sử cho cấp tiểu học trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906 qua nghiên cứu bắc sử tâm san toàn biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.41 MB, 262 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HOÀNG NGỌC CƢƠNG

MÔN BẮC SỬ CHO CẤP TIỂU HỌC
TRONG CHƢƠNG TRÌNH
CẢI LƢƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ 1906
QUA NGHIÊN CỨU
BẮC SỬ TÂN SAN TOÀN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hán Nôm

1


Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HOÀNG NGỌC CƢƠNG

MÔN BẮC SỬ CHO CẤP TIỂU HỌC
TRONG CHƢƠNG TRÌNH
CẢI LƢƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ 1906
QUA NGHIÊN CỨU
BẮC SỬ TÂN SAN TOÀN BIÊN


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 60220104

2


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Văn Khoái

Hà Nội – 2012

3


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết sơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS
Phạm Văn Khoái, người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong quá trình
thực hiện luận văn. Sự chỉ bảo tận tâm của thầy đã mang lại cho tôi hệ
thống các phương pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức quý báu để có
thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý
thầy giáo, cô giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa
Văn học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy
cô giáo bộ môn Hán Nôm, khoa Văn học – những người mà trong thời gian
qua đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng
thành.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và
bạn bè – những người đã hỗ trợ tôi rất nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần để
tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực hiện thành công luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Hoàng Ngọc Cƣơng

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những
tác giả trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ
thể. Không có bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.
Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Học viên

Hoàng Ngọc Cƣơng

5


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 9
2. Nhiệm vụ, mục đích và ý nghĩa của đề tài .............................................. 10
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 11
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 12
6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 13
7. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 13

B. NỘI DUNG................................................................................ 15

Chƣơng 1: CẤP TIỂU HỌC VÀ MÔN BẮC SỬ CHO CẤP
TIỂU HỌC TRONG CHƢƠNG TRÌNH CẢI LƢƠNG GIÁO
DỤC KHOA CỬ (1906) .................................................................. 15
1.1. Hai hệ thống giáo dục trong chế độ thực dân – phong kiến những
năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ........................................................ 15
1.2. Cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán (1906) ...................................... 17
1.3. Môn Bắc sử trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử ............ 22
1.3.1. Môn Bắc sử ở cấp Tiểu học .................................................................. 25
1.3.2. Môn Bắc sử ở chƣơng trình thi Hƣơng, thi Hội ................................... 26
1.3.3. Những đặc điểm nội dung của môn Bắc sử qua so sánh với Bắc sử
trong khoa cử truyền thống và môn Lịch sử Trung Quốc hiện nay................ 31

6


1.4. Bắc sử tân san toàn biên

............................................... 35

1.4.1. Tác giả.................................................................................................. 35
1.4.2. Văn bản Bắc sử tân san toàn biên

................................ 36

1.4.3. Bố cục của Bắc sử tân san toàn biên

........................... 43

1.5. Nguồn tƣ liệu đƣợc sử dụng trong Bắc sử tân san toàn biên ............. 51
1.5.1. Uyên Giám

1.5.2. Thiếu Vi

................................................................................... 51
....................................................................................... 53

1.5.3. Các sách tân thƣ

...................................................... 55

Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................... 55

Chƣơng 2: TÍNH TÂN SAN CỦA BẮC SỬ TÂN SAN TOÀN
BIÊN – SÁCH GIÁO KHOA MÔN BẮC SỬ CHO CẤP TIỂU
HỌC TRONG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KHOA CỬ
CẢI LƢƠNG (1906) ..................................................................... 58
2.1. Tính tân san qua tuyên ngôn của bài tựa ............................................ 58
2.2. Tính tân san qua phân kỳ lịch sử và kết cấu của bộ sách .................. 63
2.3. Tính tân san với các bài tổng luận ....................................................... 76
2.4. Tính tân san đƣợc thể hiện qua sự trình bày giản lƣợc các vấn đề .. 98
2.5. Tính tân san đƣợc thể hiện qua sự cập nhật về ngôn từ mới .......... 107
Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................ 120

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 128
PHỤ LỤC

8



A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1906, trƣớc những áp lực đòi hỏi của xã hội Việt Nam, chính quyền
thực dân phong kiến đã phải tiến hành cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán cho
phù hợp với tình hình xã hội đƣơng thời, làm bƣớc quá độ cho bƣớc chuyển từ
nền giáo dục khoa cử từ chƣơng sang nền giáo dục phổ thông hiện đại.
Cải lƣơng giáo dục khoa cử năm 1906 là tổng thể các biện pháp bao
gồm nhiều vấn đề nhƣ xác định cấp học, độ tuổi của ngƣời đi học, ngƣời
dạy, chƣơng trình học, nội dung các môn học, ngôn ngữ văn tự, sách giáo
khoa, phép thi, văn bằng, chế độ tuyển dụng…
Chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán kéo dài trong một
quãng thời gian hơn một chục năm (từ 1906 đến 1919) với ba cấp học: Ấu
học – Tiểu học – Trung học đã kết thúc bằng khoa thi Tiến sĩ cuối cùng
trong lịch sử khoa cử chữ Hán ở Việt Nam – Khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Khải
Định năm thứ tƣ, năm 1919.
Cấp Tiểu học của cải lƣơng giáo dục khoa cử (1906) đƣợc xác định một
cách cơ bản nhƣ sau: Đó là loại trƣờng thiết lập ở cấp huyện, phủ (tức
trƣờng giáo thụ, huấn đạo); thu nhận những ngƣời dƣới 27 tuổi. Giáo quy
của cấp Tiểu học có 2 loại: Một là giáo quy Hán tự, hai là giáo quy Nam âm,
trong đó, giáo quy chữ Hán để dạy các môn luân lý, văn chƣơng, Bắc sử,
Nam sử. Các môn này do giáo thụ, huấn đạo giảng dạy. Quan đốc học của
các tỉnh có trách nhiệm kiểm tra các trƣờng Tiểu học. Học xong chƣơng
trình Tiểu học thì quan đốc học làm quan chủ khảo tổ chức thi. Ai trúng
tuyển sẽ đƣợc nhận bằng Khóa sinh để tiếp tục học lên trung học.

9


Nhƣ mọi ngƣời đều biết, môn Bắc sử vốn là một trong những môn học

quan trọng và bắt buộc trong khoa cử truyền thống Việt Nam. “Bất kỳ lớn
nhỏ, hễ ai cắp quyển sách đi học thì chỉ học sử Tàu(1)”. Trong chƣơng trình
cải lƣơng giáo dục khoa cử nói chung, cấp Tiểu học nói riêng, Bắc sử vẫn là
một môn học nhƣng đã đƣợc biên soạn lại cho phù hợp với các yêu cầu của
thời cuộc. Điều đó đƣợc thể hiện rõ nhất trong bộ Bắc sử tân san toàn biên
. Bắc sử tân san toàn biên

đã đƣợc Hội đồng

học vụ Bắc Kỳ duyệt làm sách giáo khoa cho môn Bắc sử ở bậc Tiểu học.
Nhận thấy đây là bộ sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc chữ Hán có ý
nghĩa nghiên cứu môn Bắc sử cho cấp Tiểu học nói riêng, cho nghiên cứu
chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán và giáo dục Hán văn ở Việt
Nam những năm đầu thế kỷ XX, nên chúng tôi đã chọn Bắc sử tân san toàn
biên

để qua đó tìm hiểu về môn Bắc sử trong chƣơng trình cải

lƣơng giáo dục làm đề tài cho luận văn Cao học Hán Nôm của mình.
2. Nhiệm vụ, mục đích và ý nghĩa của đề tài
Đề tài trên có những nhiệm vụ, mục đích và ý nghĩa nhƣ sau:
Phân tích những nội dung cụ thể liên quan đến môn Bắc sử dành cho
cấp Tiểu học của chƣơng trình cải lƣơng giáo dục chữ Hán (1906) trong mối
quan hệ với việc hệ thống hóa các sự kiện liên quan đến chƣơng trình cải
lƣơng giáo dục chữ Hán (1906).
Phân tích Bắc sử tân san toàn biên

với tƣ cách là bộ

sách giáo khoa về môn lịch sử Trung Quốc đƣợc biên soạn dành cho cấp


(1)

Trần Trọng Kim (1971), Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, Sài Gòn, tr. 3.

10


Tiểu học của chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 – 1919
để làm rõ tính chất tân biên của nó từ góc nhìn tƣ liệu lịch sử và phê phán.
Tất nhiên, để thực hiện đƣợc nhiệm vụ trên đây, trƣớc hết cần phải
nghiên cứu văn bản Bắc sử tân san toàn biên

về mặt văn bản

học, dịch nghĩa, chú giải văn bản. Những kết quả của công việc này là cơ sở
mang tính chất chất liệu cho mọi phân tích của chúng tôi về môn Bắc sử
trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán trong luận văn.
Từ những nhiệm vụ và mục đích nêu trên cho thấy, việc đề cập đến môn
Bắc sử dành cho bậc Tiểu học qua phân tích văn bản Bắc sử tân san toàn biên
trong hệ thống các môn học dành cho bậc học này thời bấy
giờ có ý nghĩa cho việc nghiên cứu cơ cấu chƣơng trình cải lƣơng giáo dục
khoa cử, cách thức biên soạn Bắc sử cũng nhƣ vai trò của chữ Hán trong giáo
dục và truyền tải tri thức và văn hóa ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình về lịch sử giáo dục Việt Nam đề cập đến giáo
dục khoa cử và chƣơng trình cải lƣơng giáo dục chữ Hán [2], [5], [6], [13],
[17],… song do các yêu cầu của việc viết lịch sử giáo dục, cho nên các nhà
viết lịch sử giáo dục ấy không thể đi sâu vào phân tích tình hình giáo dục
chữ Hán cho môn Bắc sử.

Tuy ở một vài công trình đã nhắc đến môn Bắc sử và văn bản Bắc sử
tân san toàn biên

, nhƣng các tác giả của những công trình đó

chỉ đề cập đến vấn đề dƣới dạng giới thiệu khái quát mà thôi, nhƣ [5, tr. 6667], [13, tr.29, 33], [17, tr. 72], [21, tr. 123]. Hơn nữa, hầu nhƣ chƣa có công
trình nào đi sâu vào phân tích môn Bắc sử dành cho bậc Tiểu học trong
11


chƣơng trình cải lƣơng giáo dục chữ Hán 1906. Đó là một trong những lý do
thúc đẩy chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài này.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là môn Bắc sử dành cho bậc Tiểu học
trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục chữ Hán ở Việt Nam trong những
năm đầu của thế kỷ XX. Nội dung của môn Bắc sử cho cấp Tiểu học bao
gồm nhiều vấn đề, nhƣ nội dung môn học, thời lƣợng học, hệ thống sách
giáo khoa của môn Bắc sử, cách thức biên soạn sách, cách thức thi, trƣờng
thi, đề thi, giáo viên giảng dạy…Nhƣng trong phạm vi của đề tài này, chúng
tôi chỉ lựa chọn một văn bản mang tính chất tiêu biểu nhất là văn bản Bắc sử
tân san toàn biên

để trực tiếp đi vào khảo sát, phân tích văn

bản về phƣơng diện văn bản học cũng nhƣ phân tích các vấn đề về phƣơng
diện nội dung, làm minh chứng cho môn học này cũng nhƣ cách thức viết
Bắc sử cho giáo dục khoa cử trong giai đoạn cải lƣơng bằng chữ Hán.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Do nội dung nghiên cứu của đề tài này liên quan đến giai đoạn lịch sử
khá đặc biệt của lịch sử Việt Nam trong những thập niên cuối thế kỷ XIX –

đầu thế kỷ XX nói chung và chƣơng trình cải lƣơng giáo dục chữ Hán đầu thế
kỷ XX nói riêng – một giai đoạn lịch sử khá phức tạp, cho nên cần phải quán
triệt các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong
việc nhận thức và đánh giá các sự kiện, cũng nhƣ các tình huống cụ thể.
Song song với việc vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản nêu
trên, đề tài còn vận dụng các phƣơng pháp trong nghiên cứu Hán Nôm học
để nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về văn bản học của văn bản Bắc sử tân
san toàn biên

.
12


6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục
ra, nội dung luận văn đƣợc chia ra làm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Cấp Tiểu học và môn Bắc sử cho cấp Tiểu học trong
chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử (1906)
Nội dung trọng tâm của chƣơng 1 là đi vào trình bày những điểm cơ
bản về chƣơng trình cải lƣơng giáo dục chữ Hán năm 1906; phân tích về
môn Bắc sử ở cấp Tiểu học; giới thiệu văn bản Bắc sử tân san toàn biên
về các vấn đề văn bản học, hình thức, bố cục và nguồn tƣ liệu
đƣợc sử dụng để biên soạn.
Chƣơng 2: Tính tân san của Bắc sử tân san toàn biên – sách giáo
khoa môn Bắc sử cho cấp Tiểu học trong chƣơng trình giáo dục khoa cử
cải lƣơng (1906)
Trọng tâm của chƣơng 2 là tiến hành khảo sát hệ vấn đề về nội dung
của Bắc sử tân san toàn biên

để từ đó làm sáng tỏ các vấn đề


có tính chất tân san của nó, nhƣ tính tân san đƣợc thể hiện qua tuyên ngôn
của bài tựa; tính tân san đƣợc thể hiện qua kết cấu của văn bản; tính tân san
đƣợc thể hiện qua các bài tổng luận cũng nhƣ sự cập nhật về ngôn từ mới.
7. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài lần đầu tiên đề cập đến môn học Bắc sử trong chƣơng trình cải
lƣơng giáo dục khoa cử 1906.
Nghiên cứu toàn diện về một văn bản đƣợc Hội đồng Bắc kỳ duyệt làm
sách giáo khoa môn học Bắc sử, và xem đó là minh chứng tiêu biểu nhất cho

13


sự đổi mới của việc biên soạn và học Bắc sử, đó là văn bản Bắc sử tân san
toàn biên

.

Dịch, chú Bắc sử tân san toàn biên
tƣ liệu nghiên cứu Lịch sử Trung Quốc.

14

để đóng góp về mặt


B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
CẤP TIỂU HỌC VÀ MÔN BẮC SỬ CHO CẤP TIỂU HỌC
TRONG CHƢƠNG TRÌNH CẢI LƢƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ

(1906)
Chƣơng này có nhiệm vụ đi vào trình bày những điểm cơ bản về môn
Bắc sử ở cấp Tiểu học thông qua việc phân tích những điểm chính yếu nhất
của cải lƣơng giáo dục khoa cử 1906; giới thiệu văn bản Bắc sử tân san toàn
biên

về các vấn đề văn bản học, hình thức, bố cục và nguồn

tƣ liệu đƣợc sử dụng để biên soạn bộ sách giáo khoa này.
1.1. Hai hệ thống giáo dục trong chế độ thực dân – phong kiến
những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
Trong những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đã
song hành tồn tại hai hệ thống giáo dục. Hai hệ thống giáo dục đó là:
- Hệ thống giáo dục khoa cử.
- Hệ thống giáo dục Pháp – Việt.
Hai hệ thống giáo dục này khác nhau về một loạt vấn đề. Hệ thống giáo
dục khoa cử vốn là hệ thống giáo dục Nho học, lấy thánh kinh hiền truyện
làm đối tƣợng, lấy Hán văn làm ngôn ngữ, lấy Quốc Tử Giám làm trƣờng
trung tâm, lấy dân gian làm trƣờng thiên thành, lấy Hƣơng thí, Hội thí, Điện
thí làm kỳ thi, lấy cử nghiệp làm mục đích.
Hệ thống giáo dục Pháp – Việt lấy khoa học châu Âu làm đối tƣợng, lấy
Pháp ngữ làm ngôn ngữ giáo dục, lấy quốc ngữ làm chuyển ngữ, lấy chia

15


trƣờng làm cấp học. Nền giáo dục ấy chia làm hai loại: Giáo dục phổ thông
và giáo dục chuyên nghiệp.
Trong hoàn cảnh của chế độc thực dân, giáo dục trong hệ thống trƣờng
Pháp – Việt là giáo dục hiện đại, là lối thoát, lối đi lên cho giáo dục bản xứ.

Hai hệ thống giáo dục nói trên khác nhau về chiều hƣớng phát triển. Hệ
thống giáo dục Pháp – Việt khởi đầu từ năm 1867 ở 6 tỉnh Nam Kỳ, học
quốc ngữ và sau đó chuyển quốc ngữ sang Pháp ngữ. Lúc đầu, loại trƣờng
này bị tẩy chay. Thực dân Pháp đã phải bắt ngƣời đi học, cấp tiền, cấp mọi
vật liệu, sách vở cho ngƣời đi học, thuê tiền cho ngƣời đi học nhƣng vẫn
chẳng có mấy ngƣời.
Ngƣợc lại, trƣờng chữ Nho – trƣờng thầy đồ lúc đó dù bị cấm đoán, hạn
chế nhƣng lại đông ngƣời đến học vì đi học ở đây đƣợc coi là “giữ đạo nhà”.
Thế nhƣng, năm 1874 và 1879, thực dân Pháp đã ban hành quy chế giáo
dục. Cùng với những thay đổi đó là những quy định mới về các loại ngôn
ngữ văn tự dung trong văn bản hành chính. Theo đó, các văn bản hành chính
phải viết bằng mẫu tự Latinh, bản chữ Nho chỉ có giá trị tham khảo. Chữ
Hán vì thế đã bị loại khỏi lĩnh vực hành chính và giáo dục ở Nam Kỳ.
Sau Hòa ƣớc 1884, những kinh nghiệm trong giáo dục ở Nam Kỳ đã
đƣợc áp dụng ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Các vấn đề của giáo dục khoa cử và
chữ Hán đƣợc giải quyết dƣới sự chi phối của hai đƣờng lối cai trị của bọn
thực dân: đồng hóa (assimilation) hay hợp tác (association). Giáo dục khoa
cử kiểu cũ vẫn đƣợc duy trì trong khoảng thời gian hai mƣơi năm nữa. Đến
năm 1906, Toàn quyền Paul Beau mới ra Nghị định Cải tổ giáo dục ở Bắc
Kỳ, trong đó chủ yếu là cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán theo hƣớng tạo
nên một bƣớc quá độ để đi đến loại bỏ khoa cử chữ Hán.

16


1.2. Cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán (1906)
Nền giáo dục khoa cử từ chƣơng chữ Hán bộc lộ rõ nét và tận cùng
những hạn chế, không hợp thời chính là vào những thập niên cuối thế kỷ
XIX – đầu thế kỷ XX, song chế độ thực dân phong kiến vẫn duy trì. Gƣơng
Nhật Bản duy tân, Trung Quốc phế bỏ văn bát cổ đã truyền đến nƣớc ta.

Chính những ngƣời sĩ phu Việt Nam yêu nƣớc đã hô hào phế bỏ khoa cử,
đòi mở mang dân trí, chấn hƣng dân khí, nuôi dƣỡng dân tài. Chính điều này
đã buộc chính quyền thực dân phong kiến phải có những hành vi điều chỉnh
trong chính sách giáo duc.
Cải lƣơng giáo dục khoa cử là cải lƣơng các vấn đề liên quan đến hệ thống
nhà trƣờng, chƣơng trình môn học, các ngôn ngữ văn tự đƣợc sử dụng trong hệ
thống nhà trƣờng đó, hệ thống giáo viên và sách giáo khoa, phép thi, hệ thống
văn bằng đƣợc cấp và vấn đề sử dụng sản phẩm đào tạo sau khi thi đỗ.
Ngày 27 - 04 - 1904 (Thành Thái năm thứ 16), ban hành nghị định thiết
lập Nha Học chính Bắc Kỳ. Tháng 2 năm 1906 (Thành Thái năm thứ 18),
ban hành nghị định thiết lập Nghị học Hội đồng, cải định các khoản về phép
học phép thi ở Bắc Kỳ. Ngày 31- 05- 1906, phụng thƣợng dụ cải định Trung
Kỳ Học pháp. Cũng trong năm này, vào ngày 14 tháng 9, toàn quyền phụng
dụ thi hành. Lại ngày 16 tháng 11 năm ấy, thống sứ Bắc Kỳ tuân phụng các
khoản của nghị định thƣợng dụ. Đó là thời kỳ biến đổi thứ nhất của học
hiệu. Sau khoa thi Hƣơng năm Bính Ngọ (1906) là thời kỳ cáo chung của
văn bát cổ. Theo tấu chƣơng ngày 06 tháng 7 năm 1906 (Thành Thái năm
thứ 18) của Viện Cơ Mật về cải lƣơng giáo dục và quy thức phép thi mà
Nghị học Hội đồng thƣơng nghĩ và đã đƣợc phê chuẩn.
Nếu nhƣ trong cải cách của hệ thống trƣờng Pháp – Việt chỉ là hoàn
chỉnh thêm một bƣớc, chƣơng trình trung học (mà thực ra cũng chƣa đầy đủ)
17


để đào tạo những nhân viên cho các ngành kinh tế, hành chính và sƣ phạm
thì việc cải cách trong hệ thống trƣờng chữ Hán sẽ làm thay đổi khá nhiều cơ
cấu của nền giáo dục cổ truyền này. Chính vì vậy mà trƣớc khi đƣa ra
chƣơng trình cải cách giáo dục chữ Hán, không những các chuyên gia kinh
tế, chính trị, văn hóa…bàn cãi rất sôi nổi mà các sĩ quan trong quân đội cũng
có ý kiến. Tuy nhiên, có 2 điểm cơ bản quán triệt trong toàn bộ việc cải cách

hệ thống trƣờng chữ Hán là:
Trong khi chƣa có điều kiện xóa bỏ, phải giữ lại nền giáo dục chữ Hán
cổ truyền ở mức độ nào?
Làm thế nào để đƣa vào một chƣơng trình khoa học, nhƣng lại phải
dùng chữ Quốc ngữ làm chuyển ngữ?
Trên cơ sở của hai yêu cầu đó, chƣơng trình cải lƣơng giáo dục chữ
Hán đã đƣợc chia ra các cấp học:
Bậc thứ nhất gọi là Ấu học.
Bậc thứ hai gọi là Tiểu học.
Bậc thứ ba gọi là Trung học.
Bậc Ấu học:
Do các xã thôn tự trù thiết lập để dạy những trẻ em nam và nữ, từ 6 tuổi
đến 12 tuổi. Còn những ai đứng ra mời thầy, lập trƣờng tƣ cũng cho phép.
Các sĩ tử trƣờng tƣ cũng đều đƣợc tham dự sát hạch ứng thí cũng nhƣ sĩ tử
trƣờng công.
Các xã thôn đƣợc tự lựa chọn giáo sƣ nhƣng cần phải có chính quyền
công nhận.

18


Các viên giáo huấn của các phủ huyện có chức vụ trong việc kiểm sát
trƣờng Ấu học ở hƣơng thôn.
Ở các tỉnh lỵ cũng thiết lập các trƣờng Ấu học, theo quy thức của
trƣờng Ấu học. Kinh phí của các trƣờng ấy do các tỉnh chi cấp.
Giáo quy của trƣờng Ấu học có hai loại: Một là giáo quy chữ Hán,
hai là giáo quy chữ Nam. Giáo quy chữ Hán nhằm dạy những chữ Hán
thƣờng dùng và những chữ Hán thiết dụng về các lĩnh vực chính trị, địa
lý, luân lý. Giáo quy chữ Nam thì dạy chữ Quốc ngữ và các bài đọc chữ
quốc ngữ thiết yếu về các lĩnh vực chính trị, phong tục, luân lý, lễ phép,

thiên văn, địa lý và vệ sinh.
Tốt nghiệp Ấu học thì đƣợc cấp văn bằng Tuyển Sinh.
Còn nhƣ phép đào tạo các giáo sƣ cho hệ Ấu học thì ở tỉnh lỵ của các
tỉnh có thiết lập một trƣờng quốc ngữ để dạy cho các hƣơng sự không biết
chữ quốc ngữ.
Bậc Tiểu học
Các phủ huyện đều thiết lập trƣờng Tiểu học (tức trƣờng giáo thụ, huấn đạo).
Bậc Tiểu học thu nhận đến những ngƣời dƣới 27 tuổi. Việc mở rộng
tuổi cho ngƣời nhập học Tiểu học đến mức nhƣ thế này nhằm tạo ra lối thoát
cho cả một thế hệ những ngƣời đã có thâm niên hang chục hoặc hơn chục
năm đi học chữ Hán theo lối khoa cử truyền thống, làm giảm áp lực xã hội
đối với các chính sách phế bỏ khoa cử mà chính quyền thực dân phong kiến
sắp thực hiện trong tƣơng lai gần.
Các trƣờng Tiểu học, học 2 năm ở các phủ huyện do các giáo thụ, huấn
đạo chịu trách nhiệm.

19


Chƣơng trình dạy cũng gồm các môn của 3 thứ chữ, nhƣng chữ Quốc
ngữ vẫn chiếm nhiều giờ hơn: 15 giờ 30 mỗi tuần và dạy các môn chủ yếu
nhƣ toán, luận, cách trí, sử, địa, vệ sinh, luân lý...
Chữ Hán chiếm tỉ lệ quan trọng sau chữ Quốc ngữ, mỗi tuần 10 giờ, tuy
vậy chƣơng trình vẫn còn khá nặng vì bao gồm các sách Tứ thư
Trung Dung

(trừ

) đã đƣợc san định lại, ngoài ra còn các sách khác nhƣ Chính


biên toát yếu

, Luật lệ toát yếu

, Pháp Lan Tây sử lược

, Việt sử tổng vịnh

, Nam quốc địa dư

...

Chữ Pháp tuy ít hơn hai loại chữ trên nhƣng mỗi tuần vẫn chiếm đến
gần 10 giờ chủ yếu tập trung vào 2 môn chính: tập đọc, tập làm văn (5 giờ
45) và tập đối thoại (3 giờ 35).
Cuối năm thứ hai, học sinh có một kỳ thi (gọi là Hạch khóa) để lấy
bằng Khóa sinh, ngƣời đậu đƣợc miễn sƣu dịch 3 năm và đƣợc học lên trung
học.
Quan Đốc học của các tỉnh có trách nhiệm kiểm tra các trƣờng Tiểu học.
Học xong chƣơng trình Tiểu học thì quan Đốc học làm quan chủ khảo tổ chức
thi cho các học sinh Tiểu học. Ai trúng tuyển sẽ đƣợc nhận bằng Khóa Sinh.
Bậc Trung Học:
Trung học thiết lập ở tỉnh lỵ (tức trƣờng của quan Đốc học).
Bậc Trung học thu nhận những ngƣời dƣới 30 tuổi.
Giáo quy của trƣờng có 2 loại. Một là giáo quy chữ Hán. Hai là giáo
quy chữ Nam và chữ Pháp. Giáo quy chữ Hán thì dạy theo các văn bản thƣ
tịch chữ Hán tƣơng đối cao và thể thức các hạng công văn. Giáo quy chữ
20



Nam thì dạy cho các môn lịch sử liệt quốc, địa lý và cách trí tân thời, toán
pháp và tập làm văn chƣơng chữ quốc ngữ. Chữ Pháp thì dạy Pháp văn tự
thoại sơ đẳng.
Sau khi hoàn thành chƣơng trình học, do tỉnh tổ chức thi tốt nghiệp lấy
văn bằng Thí Sinh.
Năm Duy Tân thứ hai (1909), chọn Hội đồng Sở Tu thƣ để lần lƣợt biên
tập các sách giáo khoa Tiểu học, Trung học.
- Thay đổi phép thi (gồm cả thi Hƣơng, thi Hội và thi Đình)
- Tái cấu trúc hệ thống sách giáo khoa chữ Hán phục vụ cải lƣơng giáo
dục.
Nhƣ vậy, Tiểu học ở đây là một cấp học của giáo dục khoa cử cải lƣơng
đƣợc lƣu hành trong một khoảng thời gian hơn 10 năm nhằm chuyển từ giáo
dục cử nghiệp truyền thống bằng chữ Hán sang giáo dục phổ thông hiện đại.
Cũng cần lƣu ý rằng, trong nền giáo dục Trung Quốc thời xƣa và nền giáo
dục khoa cử truyền thống cũng có một tên gọi là Tiểu học. Tên gọi Tiểu học
thấy xuất hiện sớm nhất trong Hán thư  Nghệ văn chí của

(32 – 92 CN) thời Đông Hán. Sách Hán thư  Nghệ văn chí

Ban Cố




căn cứ vào Thất lược

của Lƣu Hâm

(? – 23 CN)


cuối đời Tây Hán đã gọi chung các tự thƣ dùng cho trẻ con học chữ và giải
thích nghĩa chữ phụ sau Lục nghệ lược

 Bảo thị
,



là “Tiểu học”. Trong Chu lễ

cũng có nhắc đến danh từ “Tiểu học”: “
,

Cổ giả bát tuế nhập tiểu học, cố Chu

21


quan Bảo thị chưởng dưỡng quốc tử, giáo chi Lục thư”. (Xƣa 8 tuổi vào nhà
Tiểu học, cho nên Chu quan Bảo thị trông nom các công tử, dạy Lục thƣ cho
họ.) Sách Tam tự kinh

có câu: “

Vi

học giả, tất hữu sơ. Tiểu học chung chí Tứ thư – Làm ngƣời học, ắt có bƣớc
đầu. Tiểu học xong, đến Tứ thƣ”. Tiểu học ở đó vừa chỉ cấp học thấp cho
ngƣời mới học vừa mang một nội dung cụ thể của ngữ văn học Trung Hoa
truyền thống để chỉ 3 bộ phận cấu thành nên nó: Tự thƣ học – Âm vận học –

Huấn hỗ học. Do vậy, thuật ngữ Tiểu học trong giáo dục khoa cử cải lƣơng
khác với thuật ngữ Tiểu học trong nền học vấn truyền thống.
Tiểu học của giáo dục khoa cử cải lƣơng cũng khác với thuật ngữ Tiểu
học của giáo dục hiện đại, nhất là trong hệ thống giáo dục quốc dân của nhà
nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đôi điều này của
chúng tôi ở đây nhằm giới thuyết và xác định nội hàm của thuật ngữ Tiểu
học trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 – 1919 mà
thôi.
1.3. Môn Bắc sử trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử
Bắc sử là một nội dung học trong chế độ giáo dục khoa cử truyền thống
Việt Nam trong sự đối lập với Nam sử. Còn trong lịch sử giáo dục khoa cử
chữ Hán nói chung thì không có môn học nào đƣợc gọi là Bắc sử mà chỉ gọi
là Chƣ sử. Cũng theo Tam tự kinh

, ngƣời đi học phải học Tiểu học,

Tứ thƣ, Ngũ kinh, Chƣ tử, Chƣ sử để rồi mới có thể dự thi Hƣơng thi Hội.
Học Chƣ sử mà toàn là sử Trung Quốc để “

Khảo thế hệ,

tri chung thủy – Khảo các đời, biết đầu cuối” nên cái học lịch sử xƣa là rất
nặng. Học sử đồng nghĩa với học toàn bộ hệ thống tri thức về văn hóa, văn

22


học, lịch sử…của Trung Quốc, vì thế cho nên ngay từ khi mới đi học ngƣời
đi học đã phải học những kiến thức về Bắc sử, “bất kỳ lớn nhỏ, hễ ai cắp
quyển sách đi học thì chỉ học sử Tàu(1)”. Điều đó cho thấy, Bắc sử là một

phần kiến thức quan trọng và bắt buộc đối với ngƣời đi học và đi thi. Bắc sử
còn đƣợc coi trọng hơn cả Nam sử, “ngƣời mình lại không mấy ngƣời biết
sử. Là vì cái học tập của mình làm cho ngƣời mình không có thể biết đƣợc
sử nƣớc mình. Bất kỳ lớn nhỏ, hễ ai cắp quyển sách đi học thì chỉ học sử
Tàu, chứ không học sử nhà. Rồi thơ phú văn chƣơng gì cũng lấy điển tích ở
sử Tàu, chuyện nƣớc mình thì nhất thiết không nói đến. Ngƣời mình có ý lấy
chuyện nƣớc nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì.”(2) “Từ khi cắp
sách đi học cho đến lúc đi thi, các Nho sĩ nhất thiết phải rèn luyện theo
khuôn khổ của Nho giáo, phải học tập những sách Tứ thư
và tham bác sách của Bách gia chư tử

, Ngũ kinh

” [5, tr.10] Nhƣ vậy để

chúng ta thấy rằng, Bắc sử là phần kiến thức cối lõi trong những phần kiến
thức bắt buộc mà ngƣời đi học đi thi phải trang bị cho mình.
Chúng tôi đã tiến hành truy nguyên về thuật ngữ Bắc sử

trong các

sách lịch sử và lịch sử giáo dục Việt Nam nhƣng đều không thấy sách nào
nói đến thuật ngữ Bắc sử có từ bao giờ, chỉ biết rằng ngƣời Việt mình khi
chỉ những cái gì có liên quan đến Trung Quốc thì thƣờng dùng những từ có
chữ Bắc để ám chỉ, nhƣ phương Bắc
sử

, Bắc sứ

, Bắc triều


, người phương Bắc

…Thuật ngữ Bắc sử đã có từ trƣớc khi

Bắc sử tân san toàn biên
(1)
(2)

, Bắc

đƣợc biên soạn, nhƣng nó chính

Trần Trọng Kim (1971), Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, Sài Gòn, tr. 3.
Trần Trọng Kim, sđd, tr. 3.

23


thức đƣợc dùng để chỉ một môn học thì chỉ sau khi có cải lƣơng giáo dục
khoa cử mới đƣợc xác định.
Song tình hình trên đã thay đổi trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục
khoa cử 1906 – 1919. Trong chƣơng trình này, Bắc sử đã xuất hiện nhƣ một
môn học, đƣợc đƣa thành môn thi.
Năm 1906, quan Tuần phủ Ninh Bình là Đoàn Triển có tờ trình lên Phủ
thống sứ Bắc kỳ trình bày một số đề xuất về cải cách giáo dục, trong đó đặc
biệt nhấn mạnh việc thành lập Hội đồng học vụ, biên soạn lại sách giáo
khoa. Những sách giáo khoa này đƣợc biên soạn theo nguyên tắc “tham
khảo sách Trung Quốc, sách phƣơng Tây, sách nƣớc Nam, chọn lấy những
điều cần thiết gần gũi nhất có thể mở mang dân trí”. Trong tờ trình này, ông

có đƣa ra danh sách 13 sách xin đƣợc biên soạn, trong đó có môn Bắc sử.
“Bắc sử, hai quyển. Trên từ Tam Hoàng, dƣới đến sử nhà Minh, vị vua nào
trị vì bao nhiêu năm, niên hiệu nhƣ thế nào. Niên hiệu tham khảo Đông Tây,
nhƣ năm nào thì theo năm Tây lịch để tiện khảo cứu, đức vua tốt hay xấu,
chính sự đƣợc hay mất, thế đại thịnh hay suy, trị hay loạn, cùng với bề tôi
đại hiền, đại gian, đều rút lấy những điều cốt yếu, hợp làm một quyển, khiến
cho mọi ngƣời biết đƣợc sơ lƣợc về Trung Quốc. Còn nhƣ nƣớc Thanh chƣa
có sử ký, nên lƣợc thuật về thế đại, niên kỷ, cùng với tên các tỉnh phủ huyện
phong vực hiện nay, dân số, các việc giao thiệp, đất nào là nƣớc nào quản
trị, chính biến, binh biến, tự cƣờng, duy tân gần đây nhƣ các việc đi du học
nƣớc ngoài, bãi bỏ khoa cử, làm đƣờng sắt, hợp làm một quyển, khiến cho
mọi ngƣời đều biết tổ quốc văn minh, hiện đã bỏ cũ theo mới rồi. Đó cũng là
đầu mối của việc khai sáng dân trí.” [13, tr. 29-30].
Nhƣ vậy để chúng ta thấy đƣợc rằng, trong cải lƣơng giáo dục khoa cử
chữ Hán thì Bắc sử đƣợc xem là một môn học quan trọng bắt buộc trong
24


chƣơng trình. Với các nhà làm cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán khi đó,
không dễ gì mà bỏ đi đƣợc môn Bắc sử, đúng nhƣ nhận xét của Trần Trọng
Kim trong cuốn Việt Nam sử lược: “Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn
một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nƣớc mình thế nào
thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhƣng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi,
ngƣời mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có
giải thoát đƣợc cái vòng phụ thuộc nƣớc Tàu nữa, ngƣời mình vẫn chịu cái
ảnh hƣởng của Tàu. Cái ảnh hƣởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy
của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chƣa dễ một mai mà tẩy gội
cho sạch đƣợc. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lƣu
tâm về việc ấy thì sự cải biến mới có công hiệu vậy.”
Để có thể hình dung về môn Bắc sử trong chƣơng trình cải lƣơng giáo

dục khoa cử áp dụng từ năm 1906 trở đi, chúng tôi xin dẫn ra vị trí của nó
trong cơ cấu chƣơng trình ở cấp Tiểu học và trong hệ thống phép thi từ 1906
đến 1919 nhƣ sau:
1.3.1. Môn Bắc sử ở cấp Tiểu học
Theo quy định của chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử thì giáo quy
của trƣờng Tiểu học có 2 loại: Một là giáo quy Hán tự, hai là giáo quy
Nam âm. Giáo quy Hán tự để dạy các môn luân lý, văn chƣơng, Bắc sử,
Nam sử. Các môn này do giáo thụ, huấn đạo giảng dạy. Giáo quy Nam âm
để dạy các thƣ tịch về lịch sử thế giới, địa lý và cách trí, toán học cho đƣợc
tiện, hoặc là dạy thêm cả chữ Pháp. Giáo quy Nam âm ấy nếu nhƣ các viên
giáo thụ huấn đạo không có thể dạy cả đƣợc thì có sự trợ giúp của các giáo
sƣ các trƣờng Pháp – Việt. Nhƣ vậy, môn Bắc sử đƣợc dạy ở cấp Tiểu học
và đƣợc dạy bằng chữ Hán. Điều này cho ta thấy có sự tiếp nối của môn

25


×