Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

GT dia li dan cu va quan cu VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.41 KB, 40 trang )

Chương 1
ĐỊA LÍ DÂN CƯ VÀ QUẦN CƯ

Mục tiêu chương 1:
Sau khi học xong, sinh viên có thể:
- Phân tích được qui mô và động lực gia tăng dân số của Việt Nam.
- Phân tích được kết cấu dân cư của Việt Nam.
- Trình bày được phân bố dân cư và các hình thức quần cư.
- Phân tích được vấn đề lao động và việc làm.
1.1. Dân số và động lực gia tăng dân số
1.1.1. Qui mô dân số và gia tăng dân số
1.1.1.1. Qui mô dân số theo thời gian
Lịch sử Việt Nam đến nay có thể phân ra 4 giai đoạn phát triển khác
nhau. Tương ứng với mỗi thời kì lịch sử đó, qui mô dân số cũng có những sự
thay đổi khác biệt. Dân số nước ta vào thời kì đầu dựng nước ước tính dưới 1
triệu người. Cuối thời Văn Lang (3000 năm TCN) có khoảng 500.000 người,
cuối thời Âu Lạc (180 TCN) có khoảng 600.000 người, tới thời kì đấu tranh
giành độc lập, tiêu biểu là Nhà nước Vạn Xuân, niên đại 544, dân số nước ta đạt
xấp xỉ 1 triệu người. Thời kì độc lập tự chủ được đánh dấu bằng một số mốc cơ
bản sau: dân số nước Đại Cồ Việt, niên đại 968 có khoảng 2 triệu người, dân số
nước Đại Việt, niên đại 1054 có khoảng 2,2 triệu người, niên đại 1407 có
khoảng 3,1 triệu người. Đến thời kì thống nhất lãnh thổ với Quốc hiệu Việt
Nam, niên đại 1802 đầu đời Gia Long, dân số nước ta có khoảng 5.780.000
người, năm 1840 có khoảng 7.764.000 người. Thời kì thuộc Pháp, năm 1870 có
khoảng 10 triệu người, năm 1901 có khoảng 13 triệu người, năm 1921 dân số
nước ta đạt khoảng 15,5 triệu người 1. Đến năm 1943, dân số nước ta đạt 22,1
triệu người. Tuy nhiên, nạn đói năm 1945 đã cướp đi 2 triệu đồng bào làm số
1 Nguyễn Đình Đầu, Việt Nam Quốc hiệu và cương vực qua các thời đại, NXB Trẻ, năm 2007.

1



dân lúc đó chỉ còn khoảng 20 triệu người. Từ Cách mạng tháng 8/1945 đến năm
1951, dân số nước ta đã bắt đầu tăng trở lại đạt 23 triệu người1.
Việt Nam là một nước có dân số đông. Từ 23.8 triệu dân năm 1954, dân
số nước ta đã tăng hơn gấp đôi vào năm 1979 với 52,7 triệu dân chỉ sau 26 năm,
tiếp tục tăng lên 86,7 triệu dân vào năm 2010 2 và đến nay đã đạt hơn 92 triệu
dân vào năm 20162. Với số dân này, Việt Nam chiếm 1,27% dân số thế giới và
đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng dân số của 233 quốc gia và vùng lãnh thổ của
Liên Hiệp Quốc, sau các nước Trung Quốc (1.410 triệu người), Ấn Độ (1.339
triệu người), Hoa Kỳ (324 triệu người), Inđônêxia (264 triệu người), Braxin
(209 triệu người), Pakixtan (197 triệu người), Nigiêria (191 triệu người),
Bănglađét (165 triệu người), Liên Bang Nga (144 triệu người), Mêhicô (129
triệu người), Nhật Bản (127 triệu người), Ethiôpia (105 triệu người), Philippin
(105 triệu người). Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ 3 sau
Inđônêxia và Philippin3.
Qui mô dân số theo các vùng kinh tế có sự khác biệt rõ rệt. Vùng Đồng
bằng Sông Hồng có dân số đông nhất cả nước trên 21,1 triệu người, tiếp đến là
Vùng Bắc Trung bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, gần 19,8 triệu người (trong
đó, Bắc Trung Bộ có qui mô dân số đạt hơn 10,8 triệu người; Duyên hải Nam
trung bộ có dân số khoảng 8,94 triệu người), Đồng Bằng Sông Cửu Long xếp
thứ 3 với hơn 17,6 triệu người, Đông Nam Bộ có số dân trên 16,4 triệu người,
Trung du miền núi phía Bắc cũng đã đạt hơn 12 triệu người, Tây Nguyên có số
dân thấp nhất với hơn 5,69 triệu người2.
Theo đơn vị hành chính (tỉnh, thành phố), dân số có xu hướng tập trung
ở những tỉnh, thành phố có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi. Do
đó, có sự phân hóa rõ rệt về qui mô dân số giữa các địa phương. Đơn vị có số
dân đông nhất cả nước là Tp. Hồ Chí Minh trên 8,28 triệu người năm 2016, tiếp
đến là thủ đô Hà Nội với hơn 7,31 triệu người 4. Thanh Hóa, Nghệ An là các tỉnh
1 Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, Tài liệu môn Dân số học cơ bản, Hà Nội, năm 2014
2 Tổng Cục Thống kê. Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2017. NXB Thống Kê

3 Phòng Dân số - Liên Hiệp Quốc, Triển vọng dân số thế giới 2017
Link: />4 Tổng Cục Thống kê. Niên giám thống kê Việt Nam, năm 2017. NXB Thống Kê

2


có số dân trên 3 triệu người. Các tỉnh có dân số ở mức trên 2 triệu và xấp xỉ 3
triệu người là An Giang, Bình Dương, Đồng Nai. Nằm ở mức dân số từ 1 đến
dưới 2 triệu người có 35 tỉnh, thành phố, gồm: Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Sơn La, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk
Lắk, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau.
Có 19 tỉnh có số dân từ 0,5 đến 1 triệu người. Hai tỉnh có qui mô dân số nhỏ
nhất dưới 0,5 triệu người là Bắc Cạn và Lai Châu2.
Với qui mô dân số hiện tại, nước ta có cơ hội lớn trong thu hút đầu tư
nước ngoài do sức hấp dẫn của thị trường tiêu thụ rộng lớn và nguồn lao động
dồi dào. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay, sức ép dân số
không phải là nhỏ vẫn đang gây áp lực lên tài nguyên, môi trường, khả năng
phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân.
1.1.1.2. Gia tăng dân số
Tỉ suất gia tăng dân số được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất gia tăng tự
nhiên và gia tăng cơ học. Tỉ suất gia tăng dân số là sự so sánh dân số giữa hai
thời kì bao gồm cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Đây là thước đo phản
ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng
lãnh thổ. Trên phạm vi toàn thế giới, tỉ suất gia tăng dân số chủ yếu phụ thuộc tỉ
suất gia tăng tự nhiên. Trong từng nước, từng vùng và ở những thời kì nhất định,
tỉ suất gia tăng dân số phụ thuộc cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.
Thế kỉ XX chứng kiến những mốc tăng trưởng đặc biệt của dân số Việt

Nam. Vào đầu thế kỉ XX đến năm 1939, mức tăng dân số tương đối thấp, xấp xỉ
đạt 1,5%/năm. Đến năm 1943 có sự đột biến về tốc độ tăng trưởng với tỉ lệ đạt
tới 3,06%. Tuy nhiên, nạn đói Ất Dậu (Năm 1945) đã tạo ra một sự thụt lùi về
gia tăng dân số: 0,5% năm 1951 và 1,1% năm 1954. Giai đoạn 1955 – 1960,
dân số nước ta tăng mạnh, tạo cú hích cho thời kì bùng nổ dân số với tốc độ đạt

3


tới 3,93%. Với việc thực hiện các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình,
giai đoạn 1965 – 1989, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở
mức rất cao: 3,24% năm 1970, 3% năm 1976, 2,16% năm 1979 và 2,1% năm
1989. Thời kì này đã đưa qui mô dân số nước ta tăng vọt từ 23 triệu người vào
giữa thế kỉ lên gần gấp 3 vào thập kỉ 90 chỉ sau 40 năm. Với dân số này, Việt
Nam được xếp vào hàng các quốc gia đông dân trên thế giới. Trong điều kiện
phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khan, sự thay đổi về chính sách kế hoạch
hóa gia đình đã có hiệu quả trong việc kiểm soát mức độ gia tăng dân số. Tốc
độ gia tăng dân số hàng năm đã có xu hướng giảm dần còn 1,65% năm 1995,
1,31% năm 2005 và duy trì ở mức trên 1% trong những năm gần đây (năm 2015
và 2016 liên tiếp là 1,07%).

Hình 1.1. Tỉ lệ gia tăng dân số Việt Nam thời kì 1951- 2016
Nguồn: Danso.org
Mức gia tăng dân số có sự khác biệt giữa các vùng. Đông Nam Bộ có tỉ
lệ gia tăng dân số cao nhất cả nước trong vòng 2 năm từ 2014 đến 2016 với tốc
độ bình quân 1,93%. Tốc độ gia tăng này có nguyên nhân từ gia tăng cơ giới.
Trong khi đó, vùng Tây Nguyên có tốc độ gia tăng đứng thứ 2 1,5% lại chủ yếu
là do gia tăng tự nhiên. Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm thấp nhất là Đồng Bằng
Sông Cửu Long (0,4%), tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền trung
(0,72%) có nguyên nhân chủ yếu là do xuất cư của các vùng này nhiều hơn các

vùng khác.

4


Mặc dù tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm nhưng qui mô của dân số
theo giá trị tuyệt đối vẫn tăng qua các năm. Trung bình mỗi năm nước ta lại có
thêm gần 1 triệu dân. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ trong việc tận
dụng cơ hội vàng của dân số và vấn đề việc làm cho người lao động cũng như
khả năng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trước sức ép rất lớn từ dân số.
1.1.2. Động lực tăng dân số
1.1.2.1. Gia tăng tự nhiên
Bảng 1.1. Qui mô dân số và tốc độ gia tăng dân số trung bình hàng năm của
Việt Nam giai đoạn 1921 - 2016
Tổng số

Tốc độ tăng tăng dân số

Năm

(1.000 người)

trung bình hàng năm (%)

1921

15.548

-


1926

17.100

1,86

1931

17.702

0,69

1936

18.972

1,39

1939

19.600

1,09

1943

22.150

3,06


1951

23.061

0,50

1954

23.835

1,10

1960

30.172

3,93

1965

34.929

2,93

1970

41.036

3,24


1976

49.160

3,00

1979

52.742

2,16

1989

64.412

2,10

1995

71.509

1,65

1999

76.596

1,51


2002

79.727

1,32

2004

82.032

1,40

2005

83.106

1,31

2006

84.155

1,26

2009

85.790

1,20


1

86.747

1,05

2010

5


2014

90.493

1,06

2015

91.466

1,07

20161

92.447

1,07

Nguồn: Năm 1921 đến 2010 theo Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình1,

Năm 2014 đến 2016 theo Tổng cục thống kê2.
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số được tính bằng hiệu số của tỉ suất sinh
thô và tỉ suất tử thô. Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số là một trong những động lực
tăng dân số chính của một địa phương, quốc gia, khu vực và thế giới. Căn cứ
vào tỉ lệ này người ta có thế nhận định hoặc tính toán các triển vọng dân số của
một lãnh thổ.
Bước sang thế kỉ XXI, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta có xu hướng
ngày càng giảm, từ 13,5‰ năm 2001 xuống còn 10,3‰ năm 2010 và giữ ở mức
trên 9‰ vào những năm gần đây. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cũng được kiểm soát
theo hướng giảm dần, tuy nhiên, mức độ tăng, giảm có sự khác biệt theo từng
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng. Năm 2016, Tây Nguyên là
vùng có mức gia tăng tự nhiên cao nhất cả nước 13 ‰. Điều này lí giải cho việc
tại sao khu vực này có tốc độ gia tăng dân số thuộc mức cao của cả nước. Đứng
thứ 2 là khu vực Trung du miền núi phía Bắc 12,6 ‰. Đồng bằng Sông Cửu
Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất trong các vùng với 6,2 ‰. Đồng bằng
Sông Hồng và Đông Nam Bộ là những khu vực đông dân của nước ta nhưng
vẫn kiểm soát được tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số dưới 10 (Trong đó, Đồng
bằng Sông Hồng 8,7‰, Đông Nam Bộ 8,4‰). Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên
hải Miền Trung cũng có mức gia tăng tự nhiên là 9,5 ‰. Điều này được lí giải
bởi điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và trình độ dân trí của từng vùng.
Những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, trình độ dân trí cao (ĐBSH,
ĐNB) thường có nhận thức tốt hơn trong vấn đề kiểm soát sinh đẻ, do đó tỉ lệ
gia tăng tự nhiên thấp hơn. Và ngược lại, những nơi có điều kiện chậm phát
triển, trình độ dân trí của người dân còn thấp thfi khả năng kiểm soát sinh đẻ sẽ
1 Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, Tài liệu môn Dân số học cơ bản, Hà Nội, năm 2014
1 Tổng Cục Thống kê, Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm
1/4/2016, NXB Thống kê, năm 2017

6



kém hơn và do đó tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số sẽ cao hơn như vùng Trung
du Miền núi phía Bắc hay vùng Tây Nguyên.
1.1.2.2. Tỉ suất sinh thô và tổng tỉ suất sinh
Sinh đẻ là một qui luật của tự nhiên để cho mọi sinh vật có thể tồn tại và
phát triển được. Đối với loài người, việc sinh đẻ còn phụ thuộc vào nhận thức
của mỗi người, mỗi xã hội, cũng như vào các điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể.
Để đo mức sinh, người ta sử dụng nhiều loại tỉ suất sinh. Mỗi loại có một ý
nghĩa nhất định và được tính toán theo những cách riêng.

Hình 1.2. Tỉ suất sinh thô (CBR) và tổng tỉ suất sinh (TFR)
thời kì 1979 - 2016
Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam 1979, 1989, 1999,
Niên giám Thống kê Việt Nam 2017
a. Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm còn
sống so với dân số trung bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính bằng phần nghìn
(‰). Tỉ suất sinh thô tuy chỉ phản ánh gần đúng mức sinh vì mẫu số bao gồm
toàn bộ dân số chứ không phải chỉ có phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, song nó đơn
giản, dễ tính toán, dễ so sánh nên được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh.
Tỉ suất sinh thô nhìn chung có xu hướng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm
sinh còn chậm và không ổn định. Vào cuối XX, tỉ suất sinh thô là 19,9‰, sau

7


gần 10 năm, tỉ suất sinh thô đã giảm được thêm 2,3‰ (17,6‰ năm 2009). Đến
năm 2016 tỉ suất sinh thô ở mức 16‰. Việc kiểm soát mức sinh có liên quan
đến sự gia tăng về độ tuổi kết hôn của nữ giới theo thời gian cũng như sự tăng
cường về nhận thức trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai để kiểm soát
việc sinh đẻ.

Các khu vực có mức sinh còn cao là Trung du miền núi Phía Bắc 20,1‰
và Tây Nguyên 18,6‰. Khu vực có mức sinh tương ứng với mức sinh trung
bình cả nước là ĐBSH 16,1‰, BTB và DHMT 17,1‰. Các khu vực có mức
sinh thấp dưới mức trung bình của cả nước là ĐNB 13,5‰ và ĐBSCL 13,2‰.
b. Tổng tỉ suất sinh là số con trung bình mà một phụ nữ có thể sinh ra
trong suốt cuộc đời mình, nếu như người phụ nữ đó trải qua tất cả các tỉ suất
sinh đặc trưng theo tuổi của năm đó1. Đây là một chỉ tiêu đã được lượng hóa để
đánh giá mức sinh, chỉ tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ và thuận chiều với tỉ
suất sinh thô. Tỉ suất sinh thô giảm tương ứng với số con trung bình của một
phụ nữ trong thời kì sinh đẻ giảm.
Nếu như vào năm 1979, theo khảo sát điều tra dân số và nhà ở cả nước
thì số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của Việt Nam là 5,9
con tương ứng với mức sinh (tỉ suất sinh thô) là 33,2‰ thì sau 10 năm con số
này còn 3,8 con (năm 1989) tương ứng với tỉ suất sinh thô là 30,1‰ và sau 20
năm là 2,3 con (năm 1999) tương ứng với tỉ suất sinh thô giảm còn 19,9‰.
Trong vòng 20 năm đầu của thế kỉ XXI, tổng tỉ suất sinh cả nước giao động
quanh mức 2,1 con. Điều này phù hợp với chính sách dân số của nước ta trong
giai đoạn hiện nay khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên dừng lại ở 2 con để nuôi
dạy cho tốt.
Tuy nhiên tổng tỉ suất sinh cũng có sự phân hóa rõ nét theo từng vùng.
Tương ứng với tỉ lệ sinh thô cao nhất cả nước, TDMNPB có tổng tỉ suất sinh
cao nhất cả nước 2,63 con. BTB và DHMT cũng như Tây Nguyên đều có tổng
tỉ suất sinh cao hơn mức trung bình của cả nước, đều là 2,37 con. Đông Nam Bộ
1 Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Dân số học và Địa lí dân cư, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm
1995

8


và ĐBSCL đều có tổng tỉ suất sinh dưới 2 con, lần lượt là 1,46 và 1,84 còn vào

năm 20162.
1.1.2.3. Tỉ suất chết thô và tuổi thọ trung bình
a. Tỉ suất chết thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với dân số
trung bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính bằng phần nghìn (‰). Tỉ suất tử thô được
sử dụng cùng với tỉ suất sinh thô để tính tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số.

Hình 1.3. Tỉ suất chết thô (CDR) và tuổi thọ trung bình (E0) ở Việt Nam
thời kì 1979 - 2016
Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam 1979, 1989, 1999,
Niên giám Thống kê Việt Nam 2010, 2016, 2017
Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô đều chịu ảnh hưởng của khả năng cải
thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt các điều kiện về chất lượng
cuộc sống càng cao như điều kiện chăm sóc y tế, vệ sinh môi trường và mức
sống sẽ làm cho tỉ suất chết thô giảm và ở mức thấp. Điều này đã được chứng
minh qua sự thay đổi tỉ suất chết thô trong giai đoạn vừa qua. Nếu như trước
năm 1945, tỉ suất tử thô của nước ta ở mức rất cao 24,2‰ thì 34 năm sau tỉ suất

2 Tổng cục Thống kê Việt Nam, Niên giám Thống kê năm 2017, NXB Thống kê, Năm 2018

9


này giảm xuống còn 7,2‰ (năm 1979). Đến nay, tỉ suất tử thô của nước ta là
6,8‰ (năm 2016) thấp hơn mức trung bình của tỉ suất tử thô thế giới (8,1‰).
b. Tuổi thọ trung bình (hay còn gọi là triển vọng sống trung bình)
Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh hay còn gọi là kỳ vọng sống từ lúc sinh
(E0) là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá xác suất chết của dân số. Tuổi thọ
trung bình phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
mức sống, thành tựu của y học… Vì vậy, nó là một trong những chỉ tiêu không
thể thiếu để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia.

Năm 2016, tuổi thọ trung bình chung và của cả hai giới năm 2016 đều
tăng 0,1 tuổi so với năm 2015. Đến năm 2016 tuổi thọ của nam vẫn tăng 0,1
tuổi, trong khi đó tuổi thọ trung bình của nữ lại không thay đổi so với 2015. Cụ
thể, tuổi thọ trung bình chung là 73,4 tuổi, tuổi thọ trung bình của nam giới là
70,8 tuổi, thấp hơn của nữ giới là 76,1 tuổi 1. Điều này đúng với thực tế chung là
mức tử vong của nam thường cao hơn mức tử vong của nữ ở tất cả các độ tuổi
và do đó tuổi thọ trung bình của nam thường thấp hơn tuổi thọ trung bình của
nữ.
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ trung bình tính từ
lúc sinh của Việt Nam cao hơn mức trung bình chung (70,4 năm), đứng thứ 5/11
nước sau các nước Xin-ga-po (82,4 năm), Bru-nây (78,9 năm), Thái Lan (75,4
năm) và Ma-lai-xia (74,4 năm)2. Đây là một trong những thành tựu của Việt
Nam trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
1.1.3. Di cư
Di cư là yếu tố quan trọng, là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao
động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, là một bộ phận của chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội bền vững3 của một quốc gia. Cùng với quá trình phát
triển của đất nước, công nghiệp hóa gắn với đô thị hóa và hội nhập quốc tế đã
1 Tổng cục Thống kê, Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số kế hoạch hóa gia đình thời điểm
1/4/2016, NXB Thống kê 2017
2 The 2016 World Population Datasheet/Population Reference Bureau.
3 Tổng cục Thống kê và Quĩ Dân số Liên hiệp quốc, Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số kế
hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2016, NXB Thống kê 2017

10


tạo nên các xu hướng di cư nội địa và di cư quốc tế ngày càng tăng giữa các địa
phương và các vùng miền cũng như trên phạm vi cả nước.

Trong hai thập niên cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, xu hướng gia tăng
số người di cư có thể chia làm 2 giai đoạn: Thập kỉ 1989 đến 1999, xu hướng
gia tăng di cư chủ yếu chịu tác động của chính sách khuyến khích di dân đến
vùng kinh tế mới gắn với thời kì đổi mới của đất nước, chuyển từ cơ chế bao
cấp sang nền kinh tế thị trường. Thập kỉ 1999 - 2009 là thập kỉ chứng kiến xu
hướng di dân nổi bật nhất của nước ta do sự chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu
kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, khu chế xuất, sự mở
rộng hợp tác quốc tế… Giai đoạn hiện nay là thời kì hậu khủng hoảng kinh tế
thế giới (năm 2008), xu hướng di cư có sự giảm nhẹ về số lượng giữa các vùng
miền, giữa thành thị với nông thôn. Đặc biệt với chính sách phát triển nông thôn
mới đã rút bớt khoảng cách về kinh tế giữa nông thôn với thành thị nên số
lượng di cư trong giai đoạn này giảm.
1.1.3.1. Di cư giữa các vùng
Đông Nam Bộ là vùng có lượng người nhập cư cao nhất trong cả nước
(chiếm 50,9% người di cư), do đó tỉ suất di cư luôn thuần dương. Năm 2016,
vùng này thu hút 180 nghìn người1. Do đây là nơi có khu vực trọng điểm kinh tế
phía Nam với nền kinh tế phát triển sôi động, nhiều khu công nghiệp, khu chế
xuất tạo ra lực hút kinh tế lớn thu hút người di cư từ các vùng khác trong cả
nước như vùng Đồng bằng sông Cửu Long (76,5% người xuất cư có điểm đến
là Vùng Đông Nam bộ), bắc trung bộ và Duyên hải miền trung (55,5% người
xuất cư có điểm đến là Vùng Đông Nam bộ) và tây Nguyên (50,4 người xuất cư
có điểm đến là Vùng Đông Nam bộ). Độ tuổi của những người di cư đến là trẻ
và chủ yếu từ 15 đến 34 tuổi1.
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Bắc Trung bộ - Duyên hải miền
Trung, Trung du miền núi phía Bắc là những đại diện tiêu biểu cho vùng xuất
cư nhiều trên phạm vi cả nước. Tỉ suất xuất cư của các vùng này thuần âm.
1 Tổng cục Thống kê và Quĩ Dân số Liên hiệp quốc, Điều tra dân số và nhà ở giữa kì 2014 - Di cư và
đô thị hóa ở Việt Nam, NXB Thông Tấn, Hà Nội 2016

11



Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỉ suất di cư thuần âm lớn nhất.
Năm 2016, vùng này xuất cư hơn 100 nghìn người.
Riêng hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên có tỉ suất di cư
thuần dương nhưng không cao. Do đây là 2 khu vực có nhiều lợi thế về thu hút
lao động, nhưng đồng thời lại chịu sức hút từ vùng kinh tế Đông Nam Bộ.
Kết quả điều tra biến động dân số 2016 cho thấy số lượng người di cư 1
năm trước thời điểm điều tra ở tất cả các vùng đã giảm đáng kể. So với năm
2015, số lượng người di cư giữa các vùng giảm 53.404 người (năm 2015 số
người di cư giữa các vùng là 341.425 người). Tỷ suất nhập cư giữa các vùng
giảm nhiều nhất là vùng Đông Nam Bộ (giảm 2 điểm phần nghìn). Tỷ suất xuất
cư của vùng giảm nhiều nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung (giảm
1,4 điểm phần nghìn)1.
Những người xuất cư khỏi Đồng bằng sông Cửu Long chọn điểm đến là
Đông Nam Bộ với tỉ lệ 97%1 còn những người từ Trung du và miền núi phía
Bắc chủ yếu chọn điểm đến là Đồng bằng sông Hồng. Điều này cho thấy
khoảng cách địa lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến di cư bên
cạnh yếu tố sức hút về việc làm.
1.1.3.2. Di cư giữa các tỉnh
Theo kết quả điều tra năm 2016, Việt Nam có 15 tỉnh có tỉ suất di cư
thuần dương. Trong đó, Bình Dương vẫn là tỉnh dẫn đầu cả nước về tỷ suất di
cư thuần dương mặc dù tỷ suất di cư thuần dương có xu hương giảm so với các
năm trước. Xếp thứ hai là tỉnh Đồng Nai với tỷ suất di cư thuần 11,17‰. Xếp vị
trí thứ ba là tỉnh Bắc Ninh với tỷ suất di cư thuần 7,45‰ 1. Đây là những tỉnh tập
trung nhiều khu công nghiệp và các trường đào tạo. Điều này cho thấy việc làm,
đào tạo, học tập đã ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề di cư. Những tỉnh có tỷ suất
di cư thuần âm cao nhất đó là Lai Châu (-15‰), đứng thứ hai là An Giang và
Kiên Giang (hơn -9‰)2.
1 Tổng cục Thống kê và Quĩ Dân số Liên hiệp quốc, Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số kế

hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2016, NXB Thống kê 2017
2 Tổng cục Thống kê và Quĩ Dân số Liên hiệp quốc, Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số kế
hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2016, NXB Thống kê 2017

12


Năm 2016, Hòa Bình đã là tỉnh duy nhất trong vùng Trung du và miền núi
phía Bắc có tỷ suất di cư thuần dương, trong khi các tỉnh còn lại trong vùng có tỷ
suất di cư thuần đều âm. Trong khi, Tây Ninh là tỉnh duy nhất của khu vực Đông
Nam Bộ có tỷ suất di cư thuần âm. Tất cả các tỉnh thuộc Tây Nguyên đều có tỉ suất
di cư thuần âm1.
Đặc biệt, có 3 tỉnh trong 5 năm trước Tổng điều tra dân số 2009 là những
tỉnh xuất cư thì từ sau 2009 đến nay trở thành những tỉnh nhập cư: Bắc Ninh (tỷ
suất di cư thuần năm 2009 là -12,6‰, năm 2014 là 23,1‰, năm 2016 là 7,5‰),
Nghệ An (tỷ suất di cư thuần năm 2009 là -46,4‰, năm 2014 là 7,5‰, năm 2016
còn 1,5‰), và Bình Phước (tỷ suất di cư thuần năm 2009 là -0,7‰, năm 2014 là
2,9‰, năm 2016 là 3‰)1,1. Sự thay đổi này là do sự phát triển các khu công nghiệp
mới tại các tỉnh này đã làm tăng mạnh số người nhập cư vào tỉnh.
1.1.3.3. Luồng di cư giữa thành thị và nông thôn
Theo kết quả Điều tra Biến động dân số năm 2016 luồng di cư thành thị thành thị đã tăng 3,9%, vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các luồng di cư đạt
41,9%. Luồng di cư thành thị - nông thôn năm 2016 giảm 2% so với năm 2015 1.
Điều này cho thấy áp lực dân số và việc làm ở các khu đô thị vẫn rất lớn. Các
luồng di cư nông thôn - thành thị, nông thôn - nông thôn gần như không có sự
thay đổi so với các năm trước.
Theo xu hướng của nhiều năm trước, hiện tượng nữ hóa di cư tiếp tục
được duy trì. Số lượng nữ di cư vẫn lớn hơn khá nhiều so với nam, lớn nhất vẫn
là ở luồng di cư nông thôn - nông thôn (225.057 nữ so với 102.999 nam) 1. Tuy
nhiên, khoảng cách về tỷ lệ di cư giữa nam và nữ đã dần được thu hẹp ở tất cả
các luồng di cư.

1.2. Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số là cơ sở để xem xét sự tương tác giữa dân số với các vấn
đề kinh tế - xã hội, như quản lý và sử dụng lao động, nguồn tài nguyên, an sinh
xã hội, lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các số liệu về dân số theo tuổi
1 Tổng cục Thống kê và Quĩ Dân số Liên hiệp quốc, Điều tra dân số và nhà ở giữa kì 2014 - Di cư và
đô thị hóa ở Việt Nam, NXB Thông Tấn, Hà Nội 2016

13


và theo giới tính có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu về quá trình tái
sản xuất dân số nói chung và các đặc trưng khác về dân số nói riêng. Những đặc
điểm về cơ cấu dân số sẽ phản ánh chất lượng của dân số trong mối quan hệ với
qui mô và gia tăng dân số.
1.2.1. Cơ cấu sinh học
1.2.1.1. Cơ cấu dân số theo giới
Tỉ số giới tính là chỉ tiêu quan trọng khi xem xét về cấu trúc dân số theo
giới. Tỉ số giới tính theo tuổi của nước ta nhìn chung đi theo qui luật của thế
giới với xu hướng cao ở độ tuổi thấp và thấp dần ở độ tuổi ngày càng cao. Điều
này được lí giải là do qui luật sinh học. Tỉ số giới tính khi sinh (Số bé trai/ 100
bé gái - SRb) luôn lớn hơn 100, tức là số bé trai luôn nhiều hơn số bé gái. Tuy
nhiên, do mức độ chết của con trai thường cao hơn con gái nên tỉ số giới tính bị
giảm và đến một độ tuổi nhất định, tỉ số giới tính đạt được mức độ cân bằng,
sau đó tỉ số giới tính sẽ giảm.

Hình 1.5. Tỉ số giới tính Việt Nam thời kì 1939 - 201612
Tỉ số giới tính chung của nước ta có sự biến động rõ rệt theo thời gian.
Các cuộc chiến tranh trong các thời kỳ trước năm 1975 và đầu năm 1979 đã làm
cho tỷ số giới tính của Việt Nam năm liên tục giảm từ 97,2 năm 1939 xuống còn
94,2 vào năm 1979, vào loại thấp nhất thế giới. Hòa bình lập lại đã giúp cho

1 Tổng cục Thống kê và Quĩ Dân số Liên hiệp quốc, Điều tra dân số và nhà ở giữa kì 2014 - Di cư và
đô thị hóa ở Việt Nam, NXB Thông Tấn, Hà Nội 2016
2 Tổng cục Thống kê và Quĩ Dân số Liên hiệp quốc, Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số kế
hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2016, NXB Thống kê 2017

14


việc cân bằng dần tỷ số giới tính của Việt Nam và tỷ số này liên tục tăng từ năm
1989 đến nay, bằng 97,6 vào năm 2009 và hiện nay là 96,7% (năm 2016) 12. Tỉ
số giới tính khi sinh (SRb) tăng khá nhanh trong những năm gần đây cũng góp
phần làm tăng tỉ số giới tính chung của dân số nước ta.
Tỉ số giới tính cũng có sự khác biệt giữa các vùng trong cả nước. Điều này
chịu sự tác động mạnh mẽ của yếu tố di cư. Đông Nam Bộ là vùng có tỉ số giới
tính thấp nhất nước, chỉ có 93,7 nam giới trên 100 nữ giới, do đặc điểm nữ luôn
chiếm tỷ trọng cao trong nhóm di cư. Đây là vùng có Tp. Hồ Chí Minh lớn nhất
nước, chiếm tới 51% dân số của cả vùng, đồng thời cũng là địa phương luôn có
tỉ số giới tính thấp nhất nước. Vùng có tỉ số giới tính thấp thứ hai là Đồng bằng
Sông Hồng với 96,1 nam giới trên 100 nữ giới (năm 2016) 1. Đây cũng là vùng
có hai thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ hai và thứ ba của cả nước là Hà
Nội và Hải Phòng.

Hình 1.6. Tỉ số giới tính các vùng kinh tế - xã hội năm 20161
Vùng có tỉ số giới tính cao nhất nước là Tây Nguyên với 100,5 nam giới
trên 100 nữ giới. Đây là vùng từ trước tới nay có tỷ số giới tính luôn lớn hơn
100, tức là luôn có số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới. Vùng có tỉ số giới tính
cao thứ hai là trung du và miền núi phía bắc với tỷ số giới tính năm 2016 xấp xỉ
99,1 nam giới trên 100 nữ giới. Như vậy hai vùng có trình độ phát triển kinh tế
thấp nhất nước cũng là 2 vùng có tỉ số giới tính cao nhất nước và ngược lại. Hai
1 Tổng cục Thống kê và Quĩ Dân số Liên hiệp quốc, Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số kế

hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2016, NXB Thống kê 2017

15


vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu
Long có tỉ số giới tính chênh lệch không nhiều so với mức bình quân của cả
nước, tương ứng là 96,7% và 97,4% (năm 2016)1.
Tỉ số giới tính có sự khác nhau giữa 63 tỉnh, thành trong cả nước. Các
tỉnh có tỉ số giới tính chung cao phần lớn là những tỉnh có mức thu nhập bình
quân đầu người thấp và ngược lại. Tuy nhiên, tỉ số giới tính ở trẻ em lại có xu
thế cao hơn ở những tỉnh có thu nhập cao. Điều này có thể phản ánh tâm lý ưa
thích con trai và việc lựa chọn giới tính trước sinh xảy ra ở những tỉnh có thu
nhập cao hơn. Người dân ở các tỉnh này có điều kiện kinh tế cũng như dễ dàng
tiếp cận tới các cơ sở y tế để thực hiện việc lựa chọn giới tính của thai nhi. Do
mức sống được nâng cao, họ có xu hướng đẻ ít hơn nên hầu hết đều mong muốn
có con trai trong các lần sinh.
Các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên và hầu hết các tỉnh Miền núi phía Bắc
đều có tỷ số giới tính cao, trong khi phần lớn các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Hồng lại có tỉ số giới tính thấp. Riêng Quảng Ninh là tỉnh có
nền kinh tế khá phát triển nhưng lại có tỉ số giới tính khá cao do đây là tỉnh
vùng mỏ. Công nhân mỏ chủ yếu là nam giới nhập cư từ các tỉnh lân cận: Hải
Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. Các công nhân này làm việc ở vùng
mỏ nhưng phần lớn vợ con họ lại sinh sống ở quê nhà1.
Tỉ số giới tính của khu vực nông thôn luôn cao hơn khu vực thành thị.
Năm 2016, tỉ số giới tính của khu vực nông thôn là 98,2 trong khi khu vực
thành thị là 93,9%. Điều này cho thấy tâm lí thích sinh con trai vẫn đang còn
nặng nề ở khu vực nông thôn Việt Nam.
1.2.1.2. Cơ cấu dân số theo tuổi
Cơ cấu dân số theo độ tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo

những lứa tuổi nhất định. Thông qua tương quan của số dân ở các nhóm tuổi,
người ta có thể đánh giá, so sánh các nhóm trong mối quan hệ qua lại với các
đặc trưng dân số, xã hội và kinh tế của dân cư. Trong dân số học, cơ cấu theo độ
tuổi được chú ý nhiều bởi vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh, chết, khả năng
1 Tổng cục Thống kê và Quĩ Dân số Liên hiệp quốc, Điều tra dân số và nhà ở giữa kì 2014 - Di cư và
đô thị hóa ở Việt Nam, NXB Thông Tấn, Hà Nội 2016

16


phát triển dân số và nguồn lao động của một lãnh thổ. Cơ cấu dân số theo độ
tuổi thường được nghiên cứu kết hợp với cơ cấu dân số theo giới, gọi chung là
cơ cấu dân số theo tuổi và giới.
Có hai cách phân chia độ tuổi với việc sử dụng các thang bậc khác nhau.
a. Cơ cấu tuổi theo khoảng cách không đều nhau. Thông thường người ta
chia dân số thành 3 nhóm tuổi: dưới độ tuổi lao động từ 0- 14 tuổi, trong độ tuổi
lao động từ 15- 59 và trên độ tuổi lao động từ 60 tuổi trở lên. Cơ cấu tuổi này có
sự thay đổi theo thời gian và khác biệt giữa các khu vực, quốc gia bởi ảnh hưởng
của các yếu tố sinh, chết và di dân. Nếu một nước mà dân số có mức sinh cao và
duy trì trong thời gian dài thì cơ cấu tuổi thuộc mô hình trẻ. Ngược lại, nếu mức
sinh thấp liên tục trong nhiều năm thì cơ cấu tuổi thuộc mô hình già.
Bảng 1.6. Cơ cấu dân số trẻ và già (%)
Nhóm tuổi
0- 14
15- 59
+ 60

Dân số trẻ
> 35
55

<10

Dân số già
< 25
60
>15

Bảng 1.7. Cơ cấu tuổi của các nhóm nước và Việt Nam năm 2000
Nhóm tuổi

Các nước

Các nước đang

Việt Nam (1999)

phát triển
phát triển
0- 14
18,5
32,4
33,6
15- 59
62,6
59,3
58,3
+ 60
18,9
8,3
8,1

Tổng số %
100,0
100,0
100,0
Nguồn: Tính toán từ 2003 World Development Indicators CD.ROM, WB
b. Cơ cấu tuổi theo khoảng cách đều nhau. Dân số được phân chia theo
khoảng cách đều nhau: một năm, 5 năm hay 10 năm. Tháp tuổi (hay tháp dân
số) là loại biểu đồ được sử dụng rộng rãi, thể hiện sự kết hợp cơ cấu tuổi và giới
theo khoảng cách đều 5 năm. Trong quá trình phát triển dân số của một quốc gia
(khu vực hay từng vùng lãnh thổ), do các đặc trưng về mức độ sinh, chết và
chuyển cư mà tháp dân số có thể có các hình dạng khác nhau.
1.2.2. Cơ cấu xã hội

17


Cơ cấu xã hội của dân số phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở
một lãnh thổ nhất định. Đây là việc phân chia dân số theo các tiêu chuẩn khác
nhau như lao động, trình độ văn hoá. Trong dân số học, việc nghiên cứu cơ cấu
xã hội có ý nghĩa quan trọng vì sự ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của nó đến
mọi hoạt động của xã hội.
1.2.2.1. Cơ cấu dân số theo lao động
Cơ cấu dân số theo lao động có liên quan đến nguồn lao động và dân số
hoạt động theo khu vực kinh tế.
a. Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh
tế- xã hội, có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Tất
cả của cải vật chất và các giá trị tinh thần để thoả mãn nhu cầu của xã hội do
con người sản xuất ra. Song không phải bất cứ ai cũng có thể tham gia sản xuất,
mà chỉ một bộ phận dân số có đủ sức khoẻ và trí tuệ ở vào một độ tuổi nhất
định, thông thường từ 15 đến 59 tuổi.

Nguồn lao động là toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc
làm và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang
thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình hoặc chưa có
nhu cầu làm việc.
Nguồn lao động được qui định bởi qui mô, cơ cấu dân số theo độ tuổi và
giới tính và sự phân bố của nó theo lãnh thổ. Hiện nay ở Việt Nam tỉ lệ dân số
trong độ tuổi lao động chiếm 59,0%. Cùng với xu hướng giảm sinh và tăng tuổi
thọ thì tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với tổng số dân ngày càng tăng lên.
Trong thực tế, không phải mọi người trong độ tuổi lao động đều tham gia
hoạt động kinh tế (HĐKT) và ngược lại, không phải cứ ngoài độ tuổi lao động
thì không tham gia HĐKT. Vì vậy cần phải phân tích thêm mức độ tham gia
HĐKT của nguồn lao động. Theo khuyến nghị của Liên Hợp Quốc, nguồn lao
động được chia làm hai bộ phận: dân số HĐKT và dân số không HĐKT.
- Dân số hoạt động kinh tế (còn gọi là lực lượng lao động hay dân số
làm việc) bao gồm những người đang làm việc và cả những người không có

18


việc làm (thất nghiệp) nhưng đang tích cực tìm việc làm trong một ngành nào
đó của nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định.
Ở nước ta, Bộ Lao động thương binh và xã hội đã đưa ra định nghĩa: Dân
số HĐKT bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm
hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.
- Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ số người từ đủ tuổi
lao động trở lên nhưng không tham gia vào HĐKT vì các lí do: đang đi học,
đang làm công việc nội trợ cho bản thân và gia đình, không có khả năng lao
động (mất sức, ốm đau) và những người không có nhu cầu làm việc (được
hưởng lợi tức, hưởng thu nhập mà không phải làm việc).
Ở Việt Nam, theo điều tra lao động- việc làm năm 2002 của Bộ Lao động

thương binh và xã hội, dân số HĐKT là 40,7 triệu người, chiếm 71,4% dân số
trong độ tuổi lao động và 51% tổng dân số.
b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế
Dựa trên số liệu thống kê về sự thay đổi trong cơ cấu lao động của các
nước tư bản Tây Âu, trải qua giai đoạn đô thị hoá phát triển, Jean Fourastier đưa
ra lý thuyết “3 khu vực hoạt động kinh tế- xã hội”. Theo lý thuyết này, tất cả các
hoạt động của các cộng đồng được chia thành ba khu vực hoạt động cơ bản:
- Khu vực I
Khu vực này bao gồm các hoạt động khai thác trực tiếp các tài nguyên
thiên nhiên sẵn có như đất, rừng, biển, trong đó nông nghiệp (theo nghĩa rộng)
gồm có nông- lâm- ngư nghiệp là hoạt động chủ đạo và là hoạt động ở thời kì
đầu của tất cả các cộng đồng khi mới thành lập.
- Khu vực II
Tổ chức xã hội của cộng đồng ngày một phát triển, nhu cầu của con
người cũng đòi hỏi cao hơn. Dựa trên những thành tựu của khoa học, con người
biết chế biến những sản phẩm từ tài nguyên thiên nhiên (của khu vực I) hoặc
tạo ra những sản phẩm mới mà thiên nhiên không có. Nhờ đó, sản phẩm xã hội
làm ra tăng lên đột biến. Năng suất lao động công nghiệp cao hơn hẳn năng suất
lao động nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hoá có tốc độ phát triển nhanh tất

19


nhiên kéo theo tốc độ đô thị hoá và gia tăng thu nhập quốc dân tính theo đầu
người. Mức sống cao dân cư đô thị tạo ra một sức hút cực kì mạnh, kéo lao
động từ nông thôn vào đô thị thành những dòng di cư đông đảo. J.Fourastier gọi
lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là lao động khu vực II.
- Khu vực III
Đô thị hoá mở rộng nhanh cả về số lượng đô thị lẫn qui mô dân số. Các
đô thị trong một quốc gia dần dần trở thành một hệ thống có mối quan hệ khăng

khít với nhau và nảy sinh những mối quan hệ liên vùng, liên quốc gia. Do vậy,
sau thời kì công nghiệp đại cơ khí hoá, đến thời kì công nghiệp tự động hoá,
điện tử hoá, lao động công nghiệp giảm dần mà sản phẩm xã hội vẫn tăng. Quĩ
thời gian nhàn rỗi của người lao động tăng, đòi hỏi phải tổ chức dịch vụ thích
ứng nhằm cải thiện môi trường sống.
Dịch vụ thương mại, sinh hoạt, du lịch, vui chơi giải trí ngày càng phát
triển mạnh, các hoạt động ngân hàng, tài chính, thuế quan, ngoại thương cũng
như đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, y tế, văn hoá, giáo dục, giao thông liên
lạc, quản lí hành chính ngày càng được mở rộng... Nhu cầu về dịch vụ nói
chung đòi hỏi ngày càng lớn và không ngừng gia tăng về khối lượng cũng như
về loại hình. J.Fourastier xếp các loại hoạt động nêu trên vào lao động khu vực
III, gọi chung là lao động dịch vụ.
Lý thuyết 3 khu vực hoạt động kinh tế của J.Fourastier có một ý nghĩa
rất lớn. Muốn biết trình độ phát triển lực lượng sản xuất của một quốc gia,
người ta chỉ cần xem xét tỉ lệ lao động giữa 3 khu vực. Thực chất tương quan về
tỉ lệ lao động của 3 khu vực này tương ứng với 3 thời kì phát triển của 3 nền
văn minh:
+ Văn minh nông nghiệp;
+ Văn minh công nghiệp;
+ Văn minh hậu công nghiệp hay văn minh tin học, văn minh khoa học
kĩ thuật.
Lý thuyết này cũng hoàn toàn phù hợp với 3 thời kì của quá trình đô thị
hoá đang diễn ra trên tất cả các nước.

20


Sự phân chia lao động theo ngành phản ánh tình hình kinh tế- xã hội của
quốc gia. Theo kinh nghiệm của các nhà kinh tế học trên thế giới, giữa phát
triển kinh tế, bình quân GDP/ người và cơ cấu lao động làm việc trong các

ngành kinh tế quốc dân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự tăng trưởng kinh
tế và GDP/ người càng cao thì tỉ trọng lao động làm việc trong nông nghiệp
càng giảm, trong công nghiệp và dịch vụ càng tăng và ngược lại. Chính sự thay
đổi cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dần
tỉ trọng lao động khu vực I, tăng tỉ trọng lao động ở khu vực II và III.
Trên bình diện toàn cầu, đang có trên 40% dân số HĐKT ở khu vực I,
30% ở khu vực II và gần 30% ở khu vực III.
Bảng 1.8. Cơ cấu dân số hoạt động theo các khu vực kinh tế
ở một số nước trên thế giới (%)
Nước
Xingapo
Thuỵ Sĩ
Hoa Kì
Nhật
Hàn Quốc
Inđônêxia
Thái Lan
Trung Quốc
Ấn Độ
Việt Nam

Khu

1990
Khu

Khu

Khu vực


2000
Khu vực

Khu

vực I
vực II
vực III
I
II
vực III
3,4
37,4
59,2
0,2
20,8
79,0
4,3
32,2
63,5
5,6
33,2
61,2
8,8
26,5
34,7
2,7
24,0
73,3
7,2

34,1
58,7
5,7
33,6
60,7
17,9
35,5
46,6
15,0
23,0
62,0
55,9
13,7
30,4
45,3
13,5
42,1
64,0
14,0
22,0
48,8
14,6
36,6
65,2
18,6
16,2
46,9
12,5
40,6
65,5

15,1
19,4
63,0
15,0
22,0
72,6
13,6
13,8
63,0
12,0
25,0
Nguồn: 217 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Nguyễn Quán.
NXB Thống kê 2003

1.2.2.2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá
Nghiên cứu cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá có ý nghĩa quan trọng
trong dân số học, vì nó phản ánh trình độ dân trí, học vấn của dân cư một quốc
gia, một vùng hay toàn thế giới.
Liên Hợp Quốc đã đưa ra hai chỉ số đánh giá trình độ văn hoá của dân cư:
chỉ số người lớn biết chữ và chỉ số nhập học các cấp (hoặc số năm đến trường).

21


- Tỉ số người lớn biết chữ là số phần trăm (%) những người từ đủ 15 tuổi
trở lên biết đọc, hiểu, viết những câu ngắn, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.
- Tỉ lệ nhập học các cấp (tiểu học, THCS, THPT) là tương quan giữa số
học sinh nhập học các cấp so với tổng số trẻ em trong độ tuổi đi học tương ứng,
đơn vị tính là phần trăm.
Hai chỉ tiêu: tỉ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học tổng hợp được các

nước đang phát triển rất quan tâm, vì nó thể hiện trình độ phát triển kinh tế,
trình độ văn minh, chất lượng cuộc sống, trình độ và xu hướng phát triển của
nền giáo dục của một dân tộc, một quốc gia.
Trong sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm ở mỗi quốc gia thì chất lượng dân cư và nguồn lao động có vai trò
quan trọng. Không chỉ có trình độ dân trí, mà trình độ học vấn của dân cư cao
sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Điều đó còn làm cho
người dân dễ dàng lựa chọn và thay đổi nghề nghiệp, việc làm, môi trường công
tác khi cần thiết. Vì thế cùng với hai chỉ số tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập
học các cấp, người ta còn sử dụng chỉ tiêu số năm đến trường (số năm đi học).
- Số năm đến trường là số năm cao nhất mà trung bình mỗi người dân từ
25 tuổi trở lên được đi học (tiểu học, THCS, THPT, đại học, trên đại học...).
Nhìn chung, cơ cấu dân số theo trình độ học vấn có sự khác biệt giữa các
nước, các khu vực trên thế giới, giữa thành thị và nông thôn, giữa nam và nữ. Ở
các nước phát triển có mức thu nhập cao, gần như đại bộ phận người lớn biết
chữ, tỉ lệ nhập học lớn và số năm đến trường rất cao. Ngược lại, ở các nước
đang phát triển, có mức thu nhập trung bình và thấp, tỉ số người lớn biết chữ và
tỉ lệ nhập học thấp, số năm đi học ít, nhất là đối với nữ.
Bảng 1.9. Tỉ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học tổng hợp
của các khu vực trên thế giới, năm 2000- 2001(%)
Khu vực, châu lục,

Tỉ lệ người lớn

quốc gia

biết chữ 15
80
99
70


Thế giới
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển

22

Tỉ lệ nhập học các cấp
62
83
57


Các nước kém phát triển
Nauy
Hoa Kì
Nhật Bản
Niu Dilân
Trung Quốc
Ấn Độ
LB Nga
Braxin
Thái Lan
Việt Nam
Môdămbich
Êtiôpi
Nigiê

50
36

100
97
97
95
99
82
99
99
82
73
52
55
98
78
83
80
94
60
94
67
42
23
36
27
14
16
Nguồn: Human Development Indicators 2002

1.2.3. Cơ cấu dân tộc
Dân tộc là một phạm trù lịch sử. Việc hình thành nhà nước (quốc gia) đã

chấm dứt thời kì phân biệt người theo bộ lạc và bắt đầu phân biệt theo lãnh thổ
cư trú. Trong một nước, dân cư bao gồm nhiều tộc người và chủng tộc với
những đặc điểm khác nhau về sinh hoạt, phong tục tập quán, ngôn ngữ... Những
người cùng sống trên một lãnh thổ, cùng có ngôn ngữ chung và có quan hệ chặt
chẽ với nhau trong đời sống chính trị, kinh tế, tinh thần hợp lại thành một dân
tộc. Dân tộc là khối cộng đồng người hình thành trong quá trình lịch sử. Những
người cùng dân tộc là những người cùng chung sống với nhau lâu đời, cùng
chung một lịch sử. Cơ cấu dân tộc là tập hợp những bộ phận hợp thành dân số
của một quốc gia được phân chia theo thành phần dân tộc.
1.3. Phân bố dân cư
Ở Việt Nam, tổng dân số trước hết được chia theo các đơn vị hành chính,
như tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường... Nước ta hiện nay được chia thành
63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Theo số liệu thống kê ngày
1/4/2009, đơn vị hành chính có số dân lớn nhất nước ta là thành phố Hồ Chí
Minh với 7.123 nghìn người, tiếp đến là thành phố Hà Nội với 6.449 nghìn
người, Thanh Hoá với 3.400 nghìn người, Nghệ An với 2.913 nghìn người...

23


Các tỉnh có số dân thấp nhất là Bắc Cạn với số người là 293.826 người và Lai
Châu với 370 502 người.
Do điều kiện tự nhiên và lịch sử, dân số Việt Nam phân bố không cân đối
theo các vùng địa lý-kinh tế (xét về phương diện tiềm năng đất đai và tài
nguyên thiên nhiên với nguồn nhân lực). Do đó, việc xác định số dân theo các
vùng địa lý-kinh tế có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho việc phân bố và tái phân
bố lực lượng sản xuất, lao động và dân cư. Dưới tác động của tăng tự nhiên dân
số và di dân việc phân bố lại dân cư theo vùng địa lý-kinh tế trong thời gian qua
đã có những thay đổi đáng kể.
Bảng 1.10. Thay đổi phân bố dân cư trong các vùng chủ yếu 1979-2009

Tỷ lệ phần trăm
Dân số
Các vùng
*Cả nước

Đất đai
100

Trong đó:
1. Trung du và miền núi phía
Bắc
- Đông Bắc

19,8

- Tây Bắc

10,8

2. Đồng bằng sông Hồng

4,5

1979

Mật độ dân số
(người/ km2)
1999 2009 1979 1999 2009

100


100 100

160 234

15,3

17,1 12.9 79

126 116*

21,7

259

162

-

62

-

19,4 22.8

633 1180 930

20,0

196*


3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
- Bắc Trung bộ

15,6

13,8

13,1

-

136 196

-

- Duyên hải miền Trung

10,0

11,0

11,2

-

123 195

-


4. Tây Nguyên

16,5

2,9 4,0

5. Đông Nam bộ

10,5

11,9

6. Đồng bằng sông Cửu Long

12,1

6,0 26
16,6 16.3

23,4 21,1

20.0

67

93

265 285

594


299

408

423

Nguồn: The Population of Vietnam, TCTK. Hanoi. 1992, p 8; Kết quả tổng điều tra dân số
và nhà ở 1999 (Mẫu 3%). NXB Thống kê. Hà Nội. 2000; Niêm giám Thống kê 2004. Nhà
xuất bản thống kê 2005, trang 40; Điều tra biến động Dân số, nguồn lao động và
KHHGĐ 1/4/2006, những kết quả chủ yếu. Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội-200. tr:17. Mật
độ dân số 2009: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Hà Nội 8-2009, tr 36.

24


Từ số liệu của Bảng có thể thấy khái quát rằng tỷ lệ phân bố dân cư theo
vùng đã có sự thay đổi:
- Tăng lên ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc
- Giảm đi: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long;
- Ít thay đổi: Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.
Sự thay đổi dân cư theo vùng là do cả hai yếu tố biến động dân số: tự
nhiên và cơ học. Tuy nhiên, có vùng số người nhập cư chiếm tỷ trọng lớn, có
vùng số xuất cư và tăng tự nhiên dân số gần tương đương nhau.
Một trong những tiêu thức phân bố dân cư theo vùng lãnh thổ là tổng dân
số chia theo thành thị và nông thôn. Đó là đặc trưng biểu thị trình độ phát triển
kinh tế-xã hội quan trọng. Trên phạm vi cả nước, trong những năm gần đây sự
thay đổi tỷ trọng dân số thành thị và nông thôn chưa thực sự rõ nét.
Bảng 1.11: Tỷ trọng (%) dân số thành thị và nông thôn qua các TĐTDS
Năm

1979
1989
1994
1999
2009

Thành thị
19,2
20,3
19,9
23,6
29,6

Nông thôn
80,8
79,7
80,1
76,4
70,4

Nguồn: 1. Niên giám thống kê 1994. NXB Thống kê. 1995, tr.23; Niên giám Thống kê
2004.NXB Thống kê. 2005, tr.41;
2. Điều tra biến động Dân số, nguồn lao động và KHHGĐ 1/4/2006, những kết quả
chủ yếu. NXB Thống kê. Hà Nội-200. tr:18.
3. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009: Các kết quả chủ yếu, Hà Nội 6.2010,
tr.39.

Bảng 1.11. cho thấy từ sau ngày thống nhất đất nước đến năm 1994,
khoảng 20 năm, tỷ trọng dân số thành thị và nông thôn thay đổi không đáng kể,
mặc dù số lượng tuyệt đối dân số trong mỗi khu vực đều tăng lên. Như vậy, quá

trình di dân từ nông thôn ra thành thị vẫn diễn ra do tăng tự nhiên ở khu vực
nông thôn cao hơn thành thị. Tuy nhiên, từ 1994 đến 1999, và sau đó là 20002009, tình hình đã thay đổi đáng kể, sự tập trung dân cư vào vùng đô thị diễn ra

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×