Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tâm lý khách du lịch Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.75 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống con người. Đời sống
ngày càng cao, tình hình kinh tế ngày càng phát triển, con người bắt đầu có được một
khoản riêng để phục vụ cho những sở thích cá nhân của mình. Mọi người dành nhiều thời
gian hơn cho việc đi du lịch để nâng cao kiến thức, mở rộng sự trải nghiệm, tìm hiểu cuộc
đời, và để thoát ra khỏi bốn bức tường chốn công sở.
Du lịch mang đến cho đất nước một khoảng lợi nhuận rất lớn, không những vậy còn tạo
ra mối quan hệ hữu nghị giữa các nước, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề truyền
thống. Khách du lịch chính là một đối tượng vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền
du lịch nước nhà. Những năm gần đây, khách du lịch Trung Quốc đến với nước ta ngày
càng nhiều, họ mang đến cho chúng ta một nguồn lợi rất lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu về
đặc điểm tâm lý, nhu cầu, sở thích thói quen của khách Trung Quốc là một việc làm vô
cùng quan trọng nhằm phục vụ tốt hơn và tạo được một ấn tượng tốt đẹp cho khách Trung
Quốc đối với đất nước và con người Việt Nam. Đó là lí do em chọn đề tài “Tâm lý khách
du lịch Trung Quốc” để hiểu rõ hơn về con người và những đặc điểm của khách du lịch
Trung Quốc.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tâm lý khách du lịch Trung Quốc
Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian có hạn không thể nghiên cứu một cách sâu sắc được,
nên bài này chỉ tập trung vào một số đặc điểm của khách du lịch Trung Quốc, đua ra một
số điều lưu ý trong cách phục vụ những vị khách này.
3. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp tổng hợp

-

Phương pháp phân tích



-

Phương pháp khái quát hóa
4. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết thúc, phần nội dung của bài được triển khai như sau:
Chương 1: Khái quát chung về du lịch và tâm lý khách du lịch
Chương 2: Đặc điểm tâm lý của khách du lịch Trung Quốc.
Chương 3: Tình hình khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam hiện nay. Những điều cần
lưu ý khi phục vụ khách du lịch Trung Quốc
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ TAM LÝ KHÁCH DU LỊCH
TRUNG QUỐC
1.1. Khái niệm liên quan
1.1.1. Du lịch:
Vào năm 1941, ông W. Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) đưa ra định nghĩa: Du lịch là
tổng hợp những và các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và dừng
lại của con người tại nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ; hơn nữa, họ
không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến.
Theo Guer Freuler, du lịch là một hiện tượng thòi đại của chúng ta dựa trên sự
tăng trưởng của nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh,
dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên.
Theo nhà kinh tế Kalíiotis, du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể
từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cấu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các
hoạt động kinh tế.
Theo M.Coltman, du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát
sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lich, chính
quyền sở tại và cồng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du
lịch.

Theo quan điếm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent Ritcie,
du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà


cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách
du lịch.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới: Du lịch được hiểu là tổng hợp các
mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu
trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa
bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.
Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các nhà nghiên
cứu của Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía canh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài
nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc
độ người đi du lịch.
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng
cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm
tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình;
về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; cố thể coi là hình
thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc
độ một ngành kinh tế.
Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI năm
2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.2. Khách du lịch
Là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác
trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan,

nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để
đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho
cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch
trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm.
Khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (cụ thể ở một địa phương nào
đó của Việt Nam) là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của một nước


đang thường trú đến Việt Nam trong thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi
không phải để tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở Việt Nam.
Khách du lịch trong nước: Khách du lịch trong nước là những người đi ra khỏi môi
trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác ở trong nước với thời gian liên
tục ít hơn 12 tháng và mục đích chính của chuyến đi để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi
giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập
và kiếm sống ở nơi đến.
1.1.3. Tâm lý khách du lịch
Có nhiều quan niệm khác nhau về tâm lý khách du lịch, tuỳ theo cách tiếp cận cũng như
phạm vị nghiên cứu.
Với cách tiếp cận xem tâm lý khách du lịch là một ngành của tâm lý học (theo cách tiếp
cận này có thể gọi là tâm lý học khách du lịch) nhằm mục đích vận dụng những thành
tựu, những cơ sở khoa học của tâm lý hoc cho việc nghiên cứu tâm lý của khách du lịch,
nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra quan niệm cho rằng: Tâm lý khách du lịch là một ngành
của tâm lý học, chuyên nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của khách du lịch, nghiên cứu
những yếu tố ảnh hưởng tác động đến tâm lý của khách và nghiên cứu việc vận dụng các
thành tựu của khoa học tâm lý trong phục vụ khách du lịch.
1.2.

Ý nghĩa của việc nghiên cưu tâm lý khách du lịch

Trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người nói chung và trong hoạt động du lịch nói

riêng việc vận dụng các thành tựu của tâm lý học có một ý nghĩ vô cùng quan trọng.
- Do những đặc trưng riêng của hoạt động du lịch, đứng trên góc độ của những
người phục vụ du lịch việc nghiên cứu tâm lý khách du lịch có vai trò rất quan trọng, nó
giúp cho quá trình kinh doanh phục vụ đạt kết quả cao hơn:
- Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, chất lượng phục vụ chỉ được đánh giá
thông qua quá trình tiêu dùng. Chất lượng phục vụ du lịch phần lớn phụ thuộc vào các
đặc điểm nhân cách và trạng thái tâm lý xã hội của khách du lịch và người phục vụ du
lịch khi họ giao tiếp với nhau. Muốn tạo ra những dịch vụ du lịch có chất lượng đòi hỏi
người phục vụ du lịch phải tìm cách điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những đặc
điểm tâm lý và hành vi của khách du lịch.
- Khách du lịch là đối tượng trung tâm của hoạt động du lịch. Để kinh doanh du
lịch đạt kết quả tốt cần phải nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cũng như hành vi của
khách, điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua những thành tựu của tâm lý học nói


chung và tâm lý học xã hội, tâm lý du lịch nói riêng. Thông qua việc nghiên cứu nhận
biết nhu cầu, sở thích, tâm trạng, thái độ, động cơ… của các nhóm khách du lịch, của
từng cá nhân cụ thể để định hướng điều khiển và điều chỉnh quá trình phục vụ khách du
lịch.
- Giúp cho các nhà kinh doanh du lịch, nhân viên phục vụ du lịch ...hiểu biết được
các đặc điểm tâm lý của mình, biểu hiện và diễn biến trong quá trình phục vụ … Từ đó có
những biện pháp thích hợp, khắc phục và hoàn thiện năng lực chuyên môn, năng lực giao
tiếp và rèn luyện các phẩm chất tâm lý xã hội cần thiết để tự điều chỉnh tâm lý và hành vi
xã hội của mình trong quá trình phục vụ khách.
- Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch, sẽ giúp cho những
người kinh doanh du lịch, nhân viên phục vụ trong du lịch nhận biết sâu hơn về tâm lý
của khách, vận dụng được những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
đến tâm lý của khách du lịch trong quá trình kinh doanh phục vụ.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch
1.3.1. Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên đó là điều kiện đầu tiên và cần thiết nhất cho cuộc sống và sự phát
triển của xã hội loài người. Môi trường bao gồm các yếu tố như: vị trí địa lý, thời tiết, khí
hậu, điều kiện, thuỷ văn, tài nguyên tự nhiên…. Nó ảnh hưởng đến vóc dáng con người,
màu da, màu tóc, khả năng thích nghi và chịu đựng của cơ thể… Chính những điều này
qua quá trình sống sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý con người. Có thể nhận thấy rằng
khách du lịch ở những vùng hàn đới thường trầm lặng, ít nói hơn khách ở những vùng ôn
đới, trong khi đó khách du lịch ở những vùng nhiệt đới thường cởi mở, sôi nổi, cuồng
nhiệt hơn.
Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, con người ở đó thường cởi mở, khoáng đạt
hơn trong cuộc sống, ngược lại ở những vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn con người
thường chăm chỉ, cần cù tiết kiệm hơn…hay ở những vùng thuận lợi cho việc giao lưu cư
dân thường cởi mở, giao tiếp tốt, văn hoá pha tạp, những vùng có điều kiện tự nhiên khó
khăn cho việc giao lưu cư dân thường thật thà, thuần khiết, văn hoá bó hẹp, tuy nhiên lại
giữ được nét truyền thống lâu đời…
Việc xem xét môi trường tự nhiên thực chất cũng là xem xét những ảnh hưởng gián tiếp
của môi trường tự nhiên đến con người thông qua môi trường xã hội. Do đó chúng ta sẽ
xem xét một cách chi tiết hơn thông qua những ảnh hưởng của môi trường xã hội đến tâm
lý con người.


1.3.2. Môi trường xã hội
Tâm lý mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá
nhân, lịch sử dân tộc - cộng đồng xã hội. Tâm lý mỗi người chịu sự chế ước của lịch sử
các nhân và lịch sử cộng đồng xã hội.
Tóm lại, tâm lý người có nguồn gốc xã hội - lịch sử, vì thế môi trường xã hội, nền văn
hoá xã hội, các mối quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động có ảnh hưởng
rất lớn đến tâm lý của mỗi người.
Trong môi trường xã hội các yếu tố chủ yếu tác động đến tâm lý của khách mà chúng ta
cần nghiên cứu như:
- Môi trường dân tộc

- Môi trường giai cấp
- Môi trường nghề nghiệp
- Sự tác động của mặt xã hội đối với tâm lý.
1.3.3. Đặc điểm cá nhân
Con người là chủ thể của hoạt động tâm lý, do đó những đặc điểm trong bản thân mỗi
người có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm ý của họ, những đặc điểm cá nhân cơ bản ảnh
hưởng đến tâm lý của khách du lịch có thể kể đến như:
- Đặc điểm về sinh lý (sức khoẻ, giới tính, độ tuổi, cơ thể…)
- Đặc điểm nghề nghiệp.
- Đặc điểm về gia đình…
1.3.4. Các hiện tượng tâm lý xã hội
1.3.4.1. Phong tục tập quán
Phong tục tập quán là một khía cạnh trong tính cách dân tộc, nó là một yếu tố cơ bản tạo
nên bản sắc văn hoá dân tộc và là một trong các yếu tố tạo nên tính dị biệt trong các sản


phẩm du lịch đặc biệt là trong các sản phẩm du lịch lễ hội và du lịch văn hoá (vì phong
tục tập quán cũng là nhân tố chủ yếu tạo nên các sản phẩm du lịch văn hoá, du lịch lễ hội)
Phong tục tập quán còn có tác động tích cực, tăng sự hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch,
khơi gợi, hướng dẫn nhu cầu du lịch và động cơ du lịch của con người.
Phong tục tập quán là một trong các yếu tố có nhiều ảnh hưởng đến tính cách, nhu cầu, sở
thích, hành vi tiêu dùng, khẩu vị, và cách ăn uống của khách du lịch
1.3.4.2. Truyền thống
Truyền thống ảnh hưởng đến tâm lý nói chung và ảnh hưởng đến nhu cầu, tính cách, hành
vi tiêu dùng của khách du lịch nói riêng. Ngoài ra, truyền thống còn ảnh hưởng đến khẩu
vị, và cách ăn uống của khách.
Truyền thống của cơ sở phục vụ du lịch, của cư dân nơi diễn ra hoạt động du lịch có ảnh
hưởng khá lớn đến tâm trạng, tình cảm của du khách.
Trong phục vụ du lịch người ta thường đề cập đến một số truyền thống mang tính tích
cực như: truyền thống hiếu khách, truyền thống phục vụ tốt, truyền thống “vui lòng khách

đến, vừa lòng khách đi”…
1.3.4.3. Bầu không khí tâm lý xã hội
Một bầu không khí tâm lý xã hội vui vẻ, náo nhiệt, tịch cực, chẳng hạn như bầu không
khí tại một sân vận động, một lễ hội sẽ là yếu tố tăng sức hấp dẫn cho các sản phẩm du
lịch. Thậm chí trong một số trường hợp nó chính là yếu tố thu hút khách đến với các sản
phẩm du lịch. Trong thực tế có nhiều người đến sân vận động không phải chỉ là xem bóng
đá mà họ đến đó để được hoà mình trong bầu không khí tâm lý xã hội ở đó. Cũng như có
những du khách đến với các lễ hội không chỉ thưởng thức những điều đặc biệt của lễ hội
mà họ còn mốn có cơ hội “ tắm mình” trong bầu không khí của lễ hội.
1.3.4.4. Tôn giáo - tín ngưỡng


Tác động đến tâm lý nói chung, tác động nhu cầu, hành vi tiêu dùng, khẩu vị và cách ăn
uống nói riêng của khách du lịch
Là yếu tố cơ bản tạo nên các sản phẩm du lịch tín ngưỡng. Trong giai đoạn hiện nay loại
hình hình du lịch tín ngưỡng đang phát triển nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam
Các tài nguyên du lịch nhân văn, trong đó đặc biệt là các công trình kiến trúc cổ có giá trị
đều ít nhiều liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng
1.3.4.5. Dư luận xã hội
Tác động đến tâm lý, nhu cầu, sở thích, hành vi tiêu dùng, khẩu vị và cách ăn uống. Tác
động đến nguồn khách thông qua tham khảo ý kiến đánh giá của dư luận rồi mới đưa ra
quyết định.
Chính sách phát triển du lịch, biểu hiện dưới dạng các khuyến nghị, đòi hỏi cũng như thái
độ, ý kiến. Là những ý kiến, thái độ, phản hồi, đánh giá chất lượng, chủng loại các sản
phẩm du lịch.
1.3.4.5. Thị hiếu
Tác động đến tâm lý, nhu cầu đặc biệt là đến hành vi tiêu dùng của khách. Nhiều quyết
định tiêu dùng dựa vào thị hiếu, đó là sự thể hiện bản thân của một số đối tượng khách.
Thị hiếu còn ảnh hưởng đến nguồn khách, việc đánh vào thị hiếu để thu hút khách là một
trong các chính sách marketing được áp dụng trong nền kinh tế thị trường.

1.3.4.6. Tính cách dân tộc
Là những thuộc tính tâm lí xã hội của những cộng đồng dân tộc trong những điều kiện xã
hội nhất định. Nó là những nét tính cách điển hình riêng biệt mang tính ổn định, đặc
trưng trong các mối quan hệ của dân tộc. Tính cách dân tộc được hình thành từ đời sống
tâm lí chung của các cá nhân trong một cộng đồng dân tộc qua nhiều thế hệ, chúng được
kế thừa, gìn giữ và phát triển.


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC. TÌNH
HÌNH KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1. Đặc điểm của khách du lịch Trung Quốc.
2.1.1. Đặc điểm chung.
Người Trung Quốc chịu ảnh hưởng bởi Khổng Giáo, Phật Giáo và Đạo Giáo. Thái độ của
người Trung Quốc đối với cuộc sống chịu ảnh hưởng rất lớn bởi đạo đức Khổng Giáo. Nó
dạy cho người Trung Quốc biết kính trọng và yêu thương đồng bào mình.
Người Trung Quốc nói chung là người mê tín. Họ tin vào triết lý âm dương, tin vào việc
giữ gìn sự hài hòa giữa thiên nhiên và vũ trụ. Thế hệ trẻ ngày nay ít mê tín hơn nhưng
trong giáo tiếp với người Trung Quốc vẫn phải chú ý nhiều đến những điều kiêng kị của
họ.
Khi hai người Trung Quốc làm quen với nhau, họ thiết lập một quan hệ. Họ có nghĩa vụ
phải chiếu cố lẫn nhau, người này không bao giờ nói không với người kia, mà nói “để
sau” hoặc “có thể”. Họ rất chú ý tới mối quan hệ cá nhân khi quan hệ thương mại. Khi
tiếp khách, chức vụ và bằng cấp là rất quan trọng. Thường đưa card với hai thứ tiếng:
tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Trong quan hệ làm ăn, tuy vẫn có cách ứng xử theo
“tình” hay “chiếu cố lẫn nhau” nhưng người Trung Quốc rất giữ chữ tín và uy tín của
mình.
Tuy nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển, nhiều các công ty tư nhân, nước ngoài,
các tập đoàn kinh tế song còn rất đông một bộ phận dân cư làm trong các công ty nhà
nước. Các cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của họ. Các cơ quan
nhà nước trả lương và các khoản trợ cấp và những phúc lợi xã hội cơ bản. Vì thế, quan hệ

giữa các đồng nghiệp trong một cơ quan khá thân thiết. Các cơ quan vẫn có các hình thức
tổ chức đi du lịch tập thể cho các nhân viên của mình. Xu hướng ngày nay của người dân
Trung Quốc là làm cho các công ty tư nhân, nước ngoài.
Người Trung Quốc khá năng động và có rất nhiều người thành đạt trong công việc kinh
doanh. Hiện nay, ở Trung Quốc có rất nhiều thành phố lớn, các đặc khu kinh tế phát triển
hiện đại và năng động. Thủ đô Bắc Kinh là một thành phố thương mại nhộn nhịp với 10.8
triệu dân. Thượng Hải từ lâu đã là một hải cảng quan trọng của Trung Quốc, được mệnh
danh là thành phố không ngủ về đêm với dân số trên 12 triệu người và là thành phố lớn
nhất Trung Quốc. Quảng Châu là thành phố hiện đại nhất và năng động nhất ở Trung
Quốc.


Mặc dù vậy, càng phát triển, càng hiện đại thì người Trung Quốc càng có ý thức bảo vệ
những giá trị văn hoá truyền thống của mình. Nước Trung Quốc ngày nay rất quan tâm
đến bảo tồn văn hoá truyền thống để khẳng định mình là một nền văn minh lớn trên thế
giới và là một quốc gia rất phát triển. Người Trung Quốc có tinh thần dân tộc rất cao và
rất tự hào về truyền thống dân tộc mình. Ở Trung Quốc cuộc sống luôn gắn liền với gia
đình. Các thế hệ có thể cùng sống chung dưới một mái nhà. Trong gia đình, người già
luôn luôn được kính trọng. Con cái phải có trách nhiệm chăm sóc, kính trọng yêu thương
những người lớn tuổi trong gia đình. Với bất cứ gia đình nào thì trẻ con đều rất được yêu
thương và ngày nay với chính sách một con thì những đứa trẻ trong gia đình càng được
chiều chuộng. Với người Trung Quốc gia đình rất quan trọng.
Ngày nay tuy mức sống của người ta khá cao, nhưng không đồng đều, thêm vào đó là bản
tính tiết kiệm nên hình thức nghỉ ngơi du lịch mà người ta hay chọn cho cả gia đình là
những buổi picnic, dã ngoại, đi chơi cuối tuần ở các công viên khu vui thơi giải trí hay là
ngoại ô
Nhìn vào quá trình phát triển lịch sử của người Trung Quốc chúng ta có thể nhận ra rằng
dân tộc này khá hiếu chiến và khôn ngoan. Dân tộc này cũng là một dân tộc chịu khó, có
ý chí điều đó đã làm nên sự phát triển thần kì của đấn nước Trung Hoa ngày này.
Để có cách phục vụ tốt nhất đối với khách du lịch Trung Quốc thì chúng ta cần phải rõ về

những nét chính trong lối sống, suy nghĩ, giao tiếp cơ bản của người Trung Quốc. Sự
khiêm tốn của người Trung Quốc không cho phép họ nhận những lời tán dương; thay vì
thế họ thường hay khen người khác. Thường chúc tụng kèm vỗ tay, thậm chí đối với
những việc đơn giản nhất. Lời khen của người khác thường bị gạt đi với một nụ cười bối
rối và đáp lại bằng một lời khen đáp trả. Có lối nói khiêm nhường, khách khí. Thường
dùng từ “hảo” trong nhiều trường hợp khác ở thành phố lớn.
2.1.2. Sở thích thói quen.
2.1.2.1. Di chuyển.
Phương tiện di chuyển phụ thuộc vào tour nhưng người Trung Quốc thích đi tàu lửa bởi
vì họ nghĩ nó an toàn nhất.
Người Trung Quốc không thích ngồi ô tô lâu trừ khi đoạn đường đi có khoảng cách ngắn.
Khách Trung Quốc đi tour bằng ô tô thường dùng điều hòa kể cả những nơi có không khí
trong lành mát mẻ. Buổi sáng và buổi tối người Trung Quốc thích đi bộ vì theo họ những
lúc này vận động tập thể dục có lợi cho sức khỏe. Khi lên xuống tần trong khách sạn, họ
thường quen sử dụng thang máy.


2.1.2.2.

Lưu trú.

Hạng khách sạn mà khách Trung Quốc ở thường chỉ 2 – 3 sao. Khách Trung Quốc thường
dúng nước nóng để tắm vào bất cứ mùa nào. Thích có thảm trải sàn vì như vậy họ cảm
thấy sạch sẽ và sang trọng hơn, tuy nhiên họ thường ném tàn thuốc đang cháy lên thảm
lót. Trong phòng nên có bật lửa hoặc diêm vì đa số người Trung Quốc hút thuốc.
Người Trung Quốc rất tự hào về sự ngăn nắp sạch sẽ và họ ít khi để ngôi nhà của mình
bừa bộn, bẩn thỉu. Mọi khoảng không trong nhà đều được tận dụng. Chính vì thế trong
lưu trú đối với người Trung Quốc cần chú ý đến vấn đề vệ sinh
2.1.2.3.


Ăn.

Người Trung Quốc cho rằng sẽ chẳng sao cả khi bỏ xương ở trên bàn. Ở một số nhà hàng
thậm chí phát ra tiếng ầm ĩ. Húp nước canh có thể bị coi là thiếu văn hoá. Trong ăn uống
người Trung Quốc chấp nhận việc trò chuyện và hay gắp thức ăn cho nhau.
Ẩm thực của người Trung Quốc không những yêu cầu chất lượng đồ ăn tốt, màu sắc đẹp
mắt, mùi vị đẹp mắt và còn cần đồ ăn thích hợp, xếp đặt trật tự thức ăn hợp lý, thời gian
ăn thích hợp, địa điểm ăn yên tĩnh. Khi người Trung Quốc đi ăn nhà hàng thì việc bàn ăn
được trang hoàng như thế nào ít có ý nghĩa đối với họ. Hầu hết các nhà hàng Trung Quốc
đều trang hoàng bàn ăn rất đơn giản, chỉ gồm những thứ cần thiết mà thôi.
Người Trung Quốc rất thích đặt tên cho các món ăn, và những cái tên này thường rất kì lạ
và hay có điển tích đi kèm theo nó. Vì thế, nếu các món ăn có tên hay và giới thiệu được
xuất xứ của nó thì sẽ rất thu hút khách du lịch Trung Quốc.
Người Trung Quốc có thói quen bàn chuyện làm ăn bên bàn tiệc nên nếu đối với khách
du lịch Trung Quốc đi có cả mục đích làm ăn hoàn toàn có thể bố trí những bữa tiệc mà ở
đó có thể bàn về công việc.
Do đặc điểm về khí hậu, càng về phía bắc càng lạnh, nên người Trung Quốc thích và hay
ăn những món ăn nhiều mỡ: món rán, chiên, xào và ít ăn luộc. Khách Trung Quốc cũng
khá khó thích các món ăn luộc của Việt Nam và khách du lịch Trung Quốc rất sợ món
nước rau luộc của Việt Nam.


Do phía bắc trồng lúa mỳ nhiều nên người miền Bắc Trung Quốc ăn nhiều bánh bao hấp
(màn thầu) hơn ăn cơm, càng về phía nam thì khí hậu ấm hơn và người dân cũng ăn nhiều
cơm hơn. Người Trung Quốc quen ăn với các món ăn khá nhiều gia vị khác nhau. Món ăn
Trung Quốc được công nhận là một trong những món ăn ngon nhất thế giới nên khá khó
để làm hài lòng khách du lịch Trung Quốc.
Người Trung Quốc cũng rất thích các món ăn với các loại mì sợi vì theo quan niệm của
người Trung Quốc sợi mì thật dài tượng trưng cho sự trường thọ
Khi ăn bữa chính thường lót dạ bằng cháo hoặc canh trước khi dùng bữa, đây là món

không thể thiếu được của người Trung Quốc.
Đặc trưng dễ nhận biết nhất của người Trung Quốc là thích ăn ớt tỏi. Họ không dùng
nước mắm mà dùng xì dầu, thích ăn nóng, không thích ăn quá ngọt hay quá chua, sức ăn
lớn.
Khi ăn thì thích ngồi bàn tròn. Người Trung Quốc kiêng cầm đũa tay trái. Khi ăn mỗi
người có một chén riêng đựng gia vị, thích bữa ăn có nhiều hạt điều. Một bữa ăn của
người Trung Quốc tối thiểu có 4 món: thịt, cá, canh, rau. Buổi sáng, người Trung Quốc
thích ăn những món tự chọn, nhìn chung họ thích ăn cháo hoặc bánh mỳ.
Người Trung Quốc không có thói quen ăn tráng miệng nhưng họ thích ăn hoa quả nhiệt
đới như: chuối, xoài, chôm chôm, thanh long.... Trước khi đi ngủ, người Trung Quốc
thích ăn nhẹ: một cốc sữa, một bát cháo..... Nếu ngồi ăn đông mà toàn là người Trung
Quốc thì họ chỉ bày các món ăn lên bàn cơm còn cơm, canh thì để một chỗ, ai ăn thì
người đó đi lấy.
Người ở những vùng miền khác nhau thì cách ăn của họ cũng khác nhau:
-

Người miền Bắc Trung Quốc thì thích ăn mỳ, ít ăn cơm.
Người miền Nam ăn cơm, mùa hè thì thức ăn chính là cháo.
Người Tây Tạng không ăn mỳ mà ăn cơm.


- Người Ninh Hạ, Tân Cương không ăn thịt lợn.
- Người Ninh Lương vừa ăn vừa múa hát.
- Người Nội Mông thích ăn thịt nướng.
2.1.2.4. Uống
Người Trung Quốc thích đem đồ uống theo khi đi xa, họ rất thích uống trà nên thường
mang theo một bình trà.
Dân tộc Hồi không uống rượu. Khi tiếp khách, họ thường dùng các loại nước uống có ga,
nước cam, nước quýt.
Người Trung Quốc rất ít uống nước chè, không thích uống cà phê. Riêng dân Thượng

Hải, Bắc Kinh, Thẩm Quyến thì họ có uống cà phê nhưng khác với người Việt Nam là có
thêm một miếng pho mát. Thói quen của người Trung Quốc là hút thuốc lá nhiều nhưng
lại hay gạt tàn thuốc bừa bãi, mời nhau thuốc lá không cầm trực tiếp cả bao.
2.1.2.5.

Vui chơi, giải trí

Thú vui của người Trung Quốc là chơi bài, cờ tướng, mạt chược, hay dạo chơi trên đường
phố lúc rảnh rỗi. Khách du lịch Trung Quốc thích những hoạt động vui vẻ, sôi động. Đặc
biệt, họ khá ồn ào và vui vẻ, đi đến đâu cũng gây ồn ào, họ rất thích tham gia vào các
hoạt động giao lưu ở địa phương

Người Trung Quốc rất tinh tế trong việc thưởng thức cái đẹp, họ rất có khiếu thẩm mỹ.
Thích trang trí nội thất lòe loẹt, thích dùng màu đỏ ở công sở hoặc những nơi chật hẹp.
2.1.2.6.

Mua sắm

Người Trung Quốc thích mua đồ lưu niệm thô sơ như: vỏ ốc, cua, sừng, gỗ quý, đồ bằng
bạc .... Nhưng họ cũng rất quan tâm đến giá cả. Họ cũng thích mua những hàng hoá có
giá rẻ


Người Trung Quốc thích mua hoa quả nhiệt đới. Phụ nữ thích mua nón, áo dài Việt Nam
bằng lụa tơ tằm.
2.1.3. Động cơ và mục đích du lịch
Khách du lịch Trung Quốc nói chung không có nhiều nhu cầu tìm hiểu về văn hoá nghệ
thuật tư tưởng. Hơn nữa, họ thường có tư tưởng coi Việt Nam là trong tầm ảnh hưởng của
văn hoá Trung Quốc nên văn hoá không có nhiều điều đặc sắc. Chính vì thế, khách Trung
Quốc đến Việt Nam ít và không thích đến các di tích lịch sử văn hoá hay các bảo tàng.

Nói chung, họ đến Việt Nam có xu hướng tới những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp.
Hiện nay, người Trung Quốc vào Việt Nam du lịch với mục đích nghiên cứu và khảo sát
thị trường, tìm chọn bạn hàng buôn bán và đối tác đầu tư. Tham quan du lịch là mục đích
thứ yếu. Họ thường lựa chọn Business Tour khoảng từ 5 -15 ngày đi cả 3 miền Bắc Trung - Nam. Họ muốn tìm hiểu chính sách xuất nhập khẩu và Luật đầu tư của Việt Nam,
nhất là việc buôn bán trao đổi giữa các tỉnh biên giới Việt - Trung.
Khách du lịch Trung Quốc thường không cần ở các khách sạn cao cấp, ăn uống quá cầu
kì. Họ dành nhiều thời gian để tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị - xã hội ở Việt Nam và
hay thay đổi một số chi tiết trong chương trình đã mua. Thái độ tiếp xúc với hướng dẫn
viên rất cởi mở, thân thiện. Khi có vấn đề phát sinh, họ thường chủ động phối hợp với
các bộ phận liên quan để xử lý giải quyết.
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH KHÁCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM HIỆN NAY.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC
3.1. Tình hình khách du lịch Trung Quốc đến Viện Nam hiện nay.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam. Vào năm ngoái, có hơn 1,9 triệu
lượt khách từ nước này, chiếm gần một phàn tư tổng lượng khách quốc tế sang Việt Nam.
Tuy nhiên, bắt đầu từ giữa năm ngoái, lượng khách từ thị trường này bắt đầu sụt giảm do
ảnh hưởng của sự cố căng thẳng trên biển Đông giữa hai nước. Trong 10 tháng đầu năm
nay, lượng khách Trung Quốc đạt hơn 1,4 triệu lượt, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm
ngoái.
Không có một nước nào quan tâm đến phát triển du lịch mà không quan tâm đến thị
trường khách Trung Quốc, trong khi, Việt Nam rất có lợi thế khi khoảng cách địa lý rất
gần.


Gần đây, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam bắt đầu phục hồi, sau khi có sự
suy giảm trong hơn 1 năm vừa qua, đó là tín hiệu tốt, chủ yếu họ lựa chọn các điểm nghỉ
dưỡng biển của Việt Nam và rất hài lòng, đó là tín hiệu tốt.
Tuy nhiên, mặc dù chiếm tỷ lệ cao nhưng khách du lịch Trung Quốc lại là đối tượng có
khả năng chi tiêu thấp hơn so với khách quốc tế khác tại Việt Nam.
Mỹ, Hàn Quốc và Australia mới là những quốc gia có mức đóng góp cao nhất vào ngành

du lịch Việt Nam, chi tiêu nhiều. Du khách Mỹ chi tiêu nhiều nhất, lên tới 99,9 triệu
USD, tăng 9,6% so với năm trước; theo sau là khách Hàn Quốc, tổng cộng 82,6 triệu
USD; khách Úc chi tiêu 82,1 triệu USD. Khách Nhật Bản, Pháp, Anh, Singapore, Nga,
Canada và Đức cũng nằm trong nhóm dẫn đầu. Bên cạnh đó, khách du lịch đến từ Liên
bang Nga cũng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất, chi tiêu cao khi đến VN.
Khách du lịch Trung Quốc tự tổ chức đến Việt Nam có mức chi tiêu bình quân trên
711,38 USD/lượt khách (khoảng 90 USD/ngày khách) chỉ bằng 63% so với chi tiêu trung
bình của khách quốc tế tại Việt Nam, thấp hơn nhiều nước trong khu vực, chỉ cao hơn
khách Lào, Malaysia.
Chi tiêu trung bình ngoài tour của khách du lịch Trung Quốc đối với khách đi theo tour là
41,28 USD/ngày/khách, chỉ bằng 35% mức chi tiêu trung bình của khách quốc tế tại Việt
Nam. Trong đó 50% là chi cho mua sắm hàng hóa, 10,2% chi cho hoạt động vui chơi giải
trí.
Mức chi của khách Trung Quốc không chỉ thấp hơn so với khách quốc tế khác mà còn
thấp hơn so với việc chi tiêu tại một số quốc gia trong khu vưc Đông Nam Á như Thái
Lan, Singapore, Malaysia vốn là các điểm hấp dẫn với các tour du lịch shopping.
Trong 3 nhóm khách Trung Quốc bằng đường bộ, đường biển và đường không, nhóm du
lịch bằng đường không có khả năng chi tiêu cao nhất và thường lựa chọn các khách sạn
từ 3 sao trở lên và chủ yếu đến từ các thành phố lớn như Quảng Châu, Bắc Kinh, Thượng
Hải, Thẩm Quyến.
3.2. Những điều cần lưu ý
Cần chú ý đến những đối tượng khách đến từ những vùng nhất định.
-

Người Sơn Đông: khách du lịch là người Sơn Đông khó tính, khó chiều, hay thay
đổi tour.
Người Thượng Hải, Bắc Kinh: Khả năng chi trả cao, có khả năng mua tour lớn,
tiêu dùng du lịch cũng sành điệu hơn.



-

Người Đài Loan: cần chú ý rằng Đài Loan có xu hướng muốn độc lập với Trung
Quốc nên cần tránh các chủ đề chính trị, thống nhất Trung Quốc, gian lận thương
mại và buôn lậu. Khách du lịch Đài Loan cũng là khách có khả năng chi trả cao.
Người Đài Loan rất hữu hảo với người phương Tây, hầu hết nói được tiếng Anh và
có lối sống khá “Tây”. Khách du lịch Đài Loan đánh giá rất cao sự kiên nhẫn,
khiêm nhường và biết kính trọng. Khách Đài Loan thích được tặng quà, và thích
được nhận quà đắt tiền.

Trong quá trình phục vụ khách du lịch Trung Quốc cần chú ý đến một số điều cấm kị của
khách Trung Quốc.
Kiêng kị gọi thẳng tên người bề trên.
Lúc tặng quà kiêng tặng đồ lẻ, thích được tặng quà dù là quà đơn giản.
Trong lúc ăn uống:
-

-

-

Không bao giờ được gác chéo đũa lên nhau, không bao giờ dùng đũa để chỉ vào
người khác hoặc để làm các cử chỉ khi nói chuyện.
Tránh dùng tay bốc đồ ăn, ăn cơm không được gõ bát không, không được úp bát
trê bàn.
Khi ăn cá, kiêng lật cá nhất là khi đi du lịch bằng thuyền vì quan niệm đó là điềm
không lành có thể bị lật thuyền.
Ăn lê không bổ mà ăn cả quả to do cách đọc phát âm từ Lê/lí: có nghĩa là phân li.
Từ cách phát âm mà người Trung Quốc thích con số 6 và 8 : 6: /lìu/lộc 8: (bà)
phát. Và người Trung Quốc tin rằng số 9 là con số tốt nhất vì chín là cửu, âm

giống như “Cửu” có nghĩa là lâu dài và tiếp tục thành công. Đạt đến 10 có nghĩa là
đến điểm cuối cùng rồi và không một người Trung Quốc nào muốn có điều đó.
Ngoài ra người Trung Quốc còn thích số 37 - /sàn) nghĩa là tan giận tốt lành. Cũng
như người Nhật Bản, người Trung Quốc rất sợ số 4 /sì/: giống với cách phát âm từ
“tử” - chết, tránh để người Trung Quốc ở tầng 4.
Người Trung Quốc rất thích màu đỏ và màu vàng vì theo quan niệm có họ đó là
những màu tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành.
Theo quan niệm của người Trung Quốc món ăn cũng cần phải hài hoà âm dương.
Dưới con mắt của người Trung Quốc, du lịch Việt Nam có khá nhiều điểm thu hút.

-

Giá rẻ (tour, mua sắm…)
Thủ tục nhập cảnh khá dễ dàng. Đi lại giữa hai quốc gia khá thuận lợi.
Tâm lí hiếu khách của người Việt Nam.
Có nhiều điểm tương đồng với văn hoá Trung Quốc nên khi đi du lịch cảm giác
gần gũi, thoải mái.


-

Việt Nam có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp. Chúng ta cần phát huy những thế
mạnh này để phát triển thị trường khách du lịch hơn nữa.

Tuy nhiên, dưới con mắt của khách Trung Quốc thì du lich Việt Nam cũng còn
nhiều hạn chế.
-

-


Hàng hoá tuy rẻ nhưng không phong phú, chưa có nhiều sản phẩm lưu niệm. Sản
phẩm lưu niệm không làm theo một quy trình như ở Trung Quốc.
Khách Trung Quốc cũng rất thích xem tận nơi quy trình sản xuất những sản phẩm
truyền thống Việt Nam nhất là hàng ăn uống để tăng thêm hiểu biết và cảm thấy
được an toàn thực phẩm.
Ngại mua hàng trên đường vì sợ mua phải hàng giả, nhái và mất vệ sinh.
Cơ sở hạ tầng chưa hiện đại
Các cửa hàng nhỏ chưa lịch sự nên khá ngại vào.
Khách du lịch Trung Quốc sợ khi phải đi bộ, hay các phương tiện như xe đạp, xe
máy trên đường bởi rất sợ tình trạng giao thông không có quy củ.
Nhiều khách du lịch sang Việt Nam cũng hay gặp vấn đề về sức khỏe do thời tiết
quá nóng và nhiều khi ẩm thấp gây khó chịu.

KẾT LUẬN
So với khách du lịch là người nước khác thì khách Trung Quốc trở lại Việt Nam có
tỉ lệ cao hơn nên cần có nhiều biện pháp kích cầu hợp lí với khách du lịch Trung Quốc.
Trong tương lai có thể khẳng định rằng thị trường khách du lịch Trung Quốc vẫn là thị
trường chủ yếu của du lịch Việt Nam. Vì thế, việc nắm bắt tâm lí và thị hiếu của khách
Trung Quốc ngày càng trở nên cần thiết để khai thác thị trường này một cách có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Tâm lý học du lịch, Th.S Tô Thị Quyên.
Một số nét về văn hóa Trung Quốc, Lê Giảng, NXB Sự thật, 1991
/> />


×